Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU UEd phát triển nhân cách cho học sinh lớp 7 thông qua dạy học ca dao dân ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HỒ BẠCH PHƢỢNG

PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH LỚP 7
THÔNG QUA DẠY HỌC CA DAO DÂN CA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HỒ BẠCH PHƢỢNG

PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH LỚP 7
THÔNG QUA DẠY HỌC CA DAO DÂN CA
Chuyên ngành : Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Bộ môn Ngữ Văn
Mã số

: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Ban


Hà Nội – 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu
cùng các thầy cơ giáo và cán bộ các Phịng – Ban Trƣờng Đại học Giáo Dục –
Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho
tơi trong q trình học tập và nghiên cứu và hồn thiện luận văn của mình.
Đặc biệt, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Ban ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ để tơi hồn thành luận
văn này.
Tơi xin cảm ơn lãnh đạo Trƣờng THCS Thăng Long – Ba Đình – Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, các bạn đồng
nghiệp, những ngƣời ln động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để
tơi có thể hồn thành luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2017
Tác giả

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
BGH

Ban giám hiệu

Bộ GD&ĐT


Bộ Giáo dục và Đào tạo

BT

Bài tập

C.b.

Chủ biên

GV

Giáo viên

Hà Nội.

Hà Nội

HS

Học sinh

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Nxb

Nhà xuất bản


Phịng GD&ĐT

Phịng Giáo dục và Đào tạo

PGS.TS.

Phó giáo sƣ Tiến sĩ

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách GV

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

T. 1

Tập 1

T. 2


Tập 2

LV

Luận văn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.

Các tiết học có nội dung bài giảng liên quan đến ca dao, dân
ca lớp 7

Bảng 3.1.

Giáo án dạy bài 1 và bài 4 trong chùm ca dao, dân ca “Những
câu hát về tình cảm gia đình”

Bảng 3.2.

Giáo án dạy bài 1 và bài 4 trong chùm ca dao, dân ca “Những
câu hát về tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời”

Bảng 3.3.

Giáo án dạy bài 1 và bài 4 trong chùm ca dao, dân ca “Những
câu hát than thân”


Bảng 3.4.

Giáo án dạy bài 1 và bài 4 trong chùm ca dao, dân ca “Những
câu hát châm biếm”

Bảng 3.5

Thống kê kết quả kiểm tra chất lƣợng tiếp nhận của HS sau
khi học ca dao, dân ca lớp 7

Biểu đồ 1

Bài “Những câu hát về tình cảm gia đình”.

Biều đồ 2

Bài “Những câu hát về tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, con
ngƣời”.

Biều đồ 3

Bài “Những câu hát hát than thân”

Biều đồ 4

Bài “Những câu hát châm biếm”

Hình 1


Hình ảnh minh họa chủ đề lao động trong ca dao, dân ca

Hình 2

Hình ảnh minh họa chủ đề gia đình, tình u, hơn nhân trong
ca dao, dân ca

Hình 3

Hình ảnh minh họa chủ đề quê hƣơng đất nƣớc trong ca dao,
dân ca

Hình 4

Hình ảnh minh họa chủ đề giáo dục trong ca dao, dân ca

Hình 5

Hình ảnh minh họa chủ đề xã hội trong ca dao, dân ca

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 9

6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 13
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.............................................. 14
1.1. Khái quát về văn học dân gian, ca dao, dân ca Việt Nam ........................... 14
1.2. Giáo dục và phát triển nhân cách cho HS THCS ........................................ 27
1.3. Thực trạng dạy học ca dao, dân ca cho HS THCS ...................................... 35
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 40
CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY
HỌC CA DAO, DÂN CA LỚP 7 ....................................................................... 41
2.1. Một số điều kiện cần thiết cho việc đề xuất nội dung và cách thức tổ chức
dạy học ca dao, dân ca nhằm phát triển nhân cách cho học sinh lớp 7 .............. 41
2.2. Định hƣớng chung của biện pháp dạy học ca dao, dân ca nhằm phát triển
nhân cách cho học sinh lớp 7 .............................................................................. 42
2.3. Một số biện pháp tổ chức dạy học ca dao, dân ca lớp 7 nhằm phát triển
nhân cách HS ...................................................................................................... 48
2.4. Đề xuất về cách thức dạy học ca dao, dân ca lớp 7 nhằm phát triển nhân
cách HS ............................................................................................................... 53
2.5. Một số lƣu ý khi triển khai dạy học ............................................................. 60
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 62
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 63
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................ 63
3.2. Đối tƣợng, địa bàn, thời gian thực nghiệm .................................................. 63
3.3. Nội dung thực nghiệm ................................................................................. 64
3.4. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................... 65
3.5. Những hoạt động dạy thực nghiệm ............................................................. 66
3.6. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 82
3.7. Kết quả hoạt động ngoại khóa ..................................................................... 86
3.8. Kết quả thu nhận đƣợc từ phiếu tham khảo ý kiến GV và HS .................... 88
3.9. Kiến nghị ..................................................................................................... 91
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................... 92
KẾT LUẬN......................................................................................................... 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 97
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 103

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, nhân cách thể hiện thế giới cá nhân và yếu tố tâm sinh
lý đặc thù. Nhân cách mang tính bẩm sinh và di truyền, yếu tố sinh lý thần kinh,
chịu tác động của môi trƣờng sống và nhân tố giáo dục. Hoạt động cá nhân và
vai trò của giáo dục là hai nhân tố cần thiết để hình thành và phát triển nhân
cách. Trong số các nhân tố giáo dục, bao gồm gia đình, nhà trƣờng và xã hội,
giáo dục đóng vai trị quan trọng nhất, cịn hoạt động cá nhân là nhân tố trực
tiếp.
Học sinh bậc THCS có chuyển biến phức tạp về tâm sinh lý, đang dần
dần khẳng định bản thân, thích hoạt động, nhất là các hoạt động tập thể. Đó là
cơ sở thuận lợi để các em hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với lứa
tuổi. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ các em dễ gặp khủng hoảng tinh thần, từ đó
dẫn đến phát triển nhân cách lệch lạc. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ thông tin
và xu thế hội nhập quốc tế khiến nhiều HS ở lứa tuổi này có xu hƣớng lãng
quên và xa rời những câu ca điệu hò quê mẹ, chỉ hứng thú với các thể loại văn
hóa ngoại lai, nhất là những bản nhạc sôi động hay các thể loại văn học kinh dị,
phim hành động.v.v...
Để HS bậc THCS nói chung, HS lớp 7 nói riêng có thể hồn thành q
trình tự giác giáo dục, qua đó hình thành và phát triển nhân cách, từng HS phải
tự giác hoạt động học tập kết hợp với giáo dục trong nhà trƣờng. Môn Ngữ văn
giúp HS cảm nhận về một thế giới và cuộc sống bình yên, tràn đầy tình yêu
thƣơng và hạnh phúc. Trong các thể loại văn học đƣợc dạy trong nhà trƣờng
phổ thông, văn học dân gian gần gũi với tâm hồn HS nhất bởi đó là tiếng nói,

tiếng lịng dân tộc từ nghìn xƣa của cha ơng xƣa để lại. Văn học dân gian cịn là
kho tàng tri thức vô tận, những bài học nhân sinh vô giá. Văn học dân gian gồm
nhiều thể loại, trong đó có thể loại ca dao, dân ca. Mỗi câu ca dao, dân ca giống
nhƣ điệu hát, lời ru, có thể khiến các em sống với những cảm xúc thực và yêu
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


mến bản thân, gia đình, xã hội và thế giới. Ở lớp 7, các em học 3 kiểu văn bản
chính: biểu cảm, lập luận và điều hành, trong đó tập trung hơn cả vào văn biểu
cảm, gồm những tác phẩm trữ tình dân gian, cụ thể là ca dao, dân ca. Những bài
ca dao, dân ca trong chƣơng trình lớp 7 là suối nguồn vơ tận ni dƣỡng lịng
u nƣớc, yêu lao động, tinh thần đoàn kết, ham học hỏi và lịng nhân ái, khiến
các em ngày càng hồn thiện nhân cách để tích cực và tự tin tiếp bƣớc về tƣơng
lai.
Thực tế dạy học Ngữ văn lớp 7 cho thấy, HS chƣa thực sự yêu thích ca
dao, dân ca, thậm chí cịn nhầm ca dao, dân ca với tục ngữ, lẫn lộn giữa ca dao
và dân ca. Ngoài ra, nhiều HS lớp 7 còn chƣa đủ kỹ năng phân tích đặc trƣng
riêng về thi pháp của ca dao, dân ca. Thêm nữa, khả năng nhận thức giá trị nội
dung và nghệ thuật của ca dao, dân ca qua các giờ trên lớp của các em chƣa sâu.
Chính vì vậy, tác dụng giáo dục nhân cách HS lớp 7 qua các bài ca dao, dân ca
trong các giờ học còn nhiều hạn chế. Nhƣ vậy, vấn đề cần đặt ra ở đây là, làm
thế nào để HS có hứng thú hơn trong các giờ học ca dao, dân ca, để các em hiểu
hết đƣợc giá trị tinh thần trong các làn điệu ca dao, dân ca, từ đó giữ gìn và phát
huy nhân cách tốt đẹp mang bản sắc văn hóa của con ngƣời Việt Nam trong quá
khứ và hiện tại.
Thực hiện chƣơng trình đổi mới giáo dục trong dạy học nói chung và
mơn Ngữ văn nói riêng, cấp độ vĩ mô, mục tiêu dạy học Ngữ văn hiện nay là sự
cụ thể hóa mục tiêu giáo dục nói chung, chú trọng dạy chữ, dạy ngƣời và hƣớng

nghiệp. Một trong những mục tiêu trọng tâm của môn Ngữ văn là bồi dƣỡng
cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình u gia đình, thiên
nhiên, đất nƣớc, lịng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cƣờng, lý tƣởng xã hội chủ
nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân,
tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn
hóa của dân tộc và nhân loại”[5]. Nhƣ vậy, dạy học Ngữ văn nói chung và dạy
ca dao, dân ca nói riêng có tác dụng lớn trong việc hình thành và phát triển nhân
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cách HS, để sau này các em trở thành những cơng dân tốt, có ý thức, trách
nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Từ những lý do trên, cùng với mong
muốn đề xuất nội dung, cách thức tổ chức dạy học ca dao, dân ca cho HS lớp 7
nhằm giáo dục nhân cách cho các em, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Phát triển nhân cách cho HS lớp 7 thông qua dạy học ca dao, dân ca” làm
Luận văn Thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu
Qua khảo sát và tìm hiểu, chúng tơi chia tƣ liệu nghiên cứu thành 3 nhóm
dƣới đây:
- Các vấn đề về phƣơng pháp nghiên cứu giáo dục, phƣơng pháp giáo dục
và giáo dục nhân cách.
- Dạy học Ngữ văn và văn học dân gian trong nhà trƣờng.
- Dạy học ca dao, dân ca trong nhà trƣờng.
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu giáo dục,
phương pháp giáo dục và giáo dục nhân cách
Tài liệu bải giảng của tác giả Nguyễn Văn Tuấn Phương pháp nghiên
cứu khoa học giáo dục [68] nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của phƣơng
pháp thực nghiệm sƣ phạm. Đây cũng là phƣơng pháp tác giả áp dụng trong

nghiên cứu thực tiễn của đề tài Luận văn.
Nguyễn Dục Quang Cb (2002), Giáo trình hoạt động giáo dục ngồi giờ
lên lớp [58] tìm hiểu về chƣơng trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở
trƣờng THCS; các loại hình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp; phối hợp các
lực lƣợng giáo dục trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
đánh giá HS qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng THCS.
Một số nhà nghiên cứu tìm hiểu về khái niệm nhân cách, trong đó có Hà
Thế Ngữ, Đặng Vũ Hốt có cơng trình Giáo dục học [25]; Phạm Minh Hạc với
Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới (Đề tài KX 07-09-1994); Phạm Viết
Vượng với Giáo dục học đại cương [77].v.v… Ngồi ra, cịn có những bài viết
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


của các tác giả khác và từ điển Tâm lý học cũng nêu sơ lƣợc khái niệm nhân
cách.
Nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu vai trị và q trình phát triển nhân cách,
tiêu biểu có Nguyễn Văn Phúc, Trần Sỹ Phán, Trần Thị Tuyết Oanh, Nguyễn
Dục Quang.v.v… Trong đó, Nguyễn Văn Phúc (1996), “Vai trò của giáo dục
đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị trƣờng” [57] phân tích
tác động của cơ chế thị trƣờng lên nhân cách và khẳng định rằng, giáo dục đạo
đức sẽ góp phần lấy lại sự thống nhất, đảm bảo sự phát triển hài hòa cho nhân
cách; Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách sinh viên Việt Nam giai đoạn hiện nay (LA TS, Hà Nội) tìm
hiểu thực chất, vai trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh kinh
tế thị trƣờng, giao lƣu hội nhập.
Các tài liệu nghiên cứu nói trên góp phần tạo nền tảng lý luận cho việc
nghiên cứu đề tài của học viên về những nội dung nhƣ: khái niệm nhân cách; sự

hình thành và phát triển nhân cách; vai trò và ý nghĩa của giáo dục trong hình
thành và phát triển nhân cách. Tuy vậy, chƣa có cơng trình nghiên cứu nào bàn
về mối quan hệ giữa dạy Ngữ văn với sự phát triển nhân cách HS lớp 7.
2.2. Các nghiên cứu về dạy học Ngữ văn và văn học dân gian trong nhà
trường
Các nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm, Phan Trọng Luận… tập trung
nghiên cứu về các vấn để dạy văn học nói chung, trong đó, Trần Thanh Đạm
nhấn mạnh yếu tố đặc trƣng thể loại; Phan Trọng Luận chú trọng nâng cao hiệu
quả dạy học Ngữ văn và khai thác sâu mối quan hệ giữa văn học và xã hội. Cụ
thể, Trần Thanh Đạm (1969), Mấy vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại
thể [13] định hƣớng cho ngƣời làm công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học
khi phân tích từng tác phẩm cụ thể, không chỉ quan tâm đến nội dung mà còn
chú ý đến những nét riêng đƣợc qui định bởi thể văn đó; Phan Trọng Luận
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


(1978), Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn [40] đề cập những phƣơng thức
có thể ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả học Ngữ văn, trong đó tác giả cũng đề
xuất phƣơng pháp dạy học Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực cảm
thụ của HS, tạo một tiền đề khoa học cho nghệ thuật giảng văn; liên hệ giữa dạy
học Ngữ văn với đời sống thực tiễn và phát triển năng lực tƣ duy cho HS; Phan
Trọng Luận (2002), Xã hội - văn học - nhà trường [41] còn chỉ rõ mối quan hệ
của văn học trong nhà trƣờng và ngoài xã hội.
Một số nhà nghiên cứu tiếp cận phƣơng pháp giảng dạy Ngữ văn từ khía
cạnh văn học dân gian: Phan Trọng Luận tìm hiểu về phƣơng pháp dạy văn học
dân gian; nhóm Đỗ Bình Trị, Bùi Văn Nguyên đề xuất hƣớng tiếp cận một số
văn bản văn học dân gian cụ thể; Lê Trí Viễn chú trọng phân tích ca dao, v.v…
Trong đó, Phan Trọng Luận (2014), Phương pháp dạy học văn [43] nêu những

vấn đề chung về bộ môn, gồm khoa học về phƣơng pháp dạy văn, môn văn
trong nhà trƣờng phổ thông. Đặc biêt, phần Phụ lục tìm hiểu một số khía cạnh
giảng dạy văn học dân gian theo thể loại, trong đó có một số vấn đề về thi pháp
văn học dân gian, phƣơng pháp dạy học cụ thể một số thể loại văn học dân gian
bậc THPT; Đỗ Bình Trị, Bùi Văn Nguyên (1966), Giảng dạy văn học Việt Nam,
phần Văn học dân gian ở trường phổ thông cấp 3 [63] định hƣớng cụ thể cách
tiếp cận một số văn bản văn học dân gian nhƣ Thần Trụ Trời, Cây khế, Trạng
Quỳnh và một số câu tục ngữ, bài ca dao… theo hƣớng rèn luyện kỹ năng và
giáo dục tƣ tƣởng, bồi dƣỡng tình cảm cho HS; Lê Trí Viễn (1986), Dạy và học
thơ ca dân gian [74] nêu hai đặc điểm của văn học dân gian: tính đa chức năng
và tính biến dịch trong văn chƣơng dân gian; Trần Hồng (2009), Đặc thù bộ
môn và vấn đề nâng cao hiệu quả của việc dạy học Văn học dân gian [24], chỉ
ra những khó khăn trong q trình giảng dạy văn học dân gian hiện nay. Học
sinh chỉ đọc văn bản trong SGK, không đƣợc tiếp cận tác phẩm giống nhƣ một
thực thể đang tồn tại trong sinh hoạt văn hóa gia đình và xã hội nên bị giảm
hứng thụ học văn học dân gian. HS cần tiếp xúc với các nghệ nhân dân gian
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhƣ xem tuồng, nghe hát chèo, hát dân ca hoặc đi điền dã ở những vùng văn
hóa truyền thống.v.v…, để khơi gợi và bồi đắp tình cảm của HS đối với văn học
dân gian.
Ngồi ra, cơng trình Đổi mới cách dạy và học văn học dân gian ở trường
phổ thông [37] của tác giả Nguyễn Xuân Lạc (1990) nhấn mạnh tinh thần
“folklore” trong giảng dạy văn học dân gian ở khía cạnh ngơn từ; Nguyễn Thị
Ngọc Điệp (2010), Dạy và học văn học dân gian trong chương trình ngữ văn 10
theo hướng chủ động, tích cực [15] tìm hiểu thực trạng giảng dạy các văn bản
các thể loại văn học dân gian trong chƣơng trình Ngữ văn 10 và đề xuất phƣơng

pháp thực nghiệm dạy học tích hợp, phát huy tính tích cực, chủ động của HS;
Mai Văn Năm (2009), Đa dạng hóa nội dung và hình thức dạy học Ngữ văn địa
phương [46] nhấn mạnh ý nghĩa của việc sƣu tầm văn học dân gian để HS hiểu
rõ hơn văn hóa dân gian ở từng địa phƣơng; Phạm Ngọc Hiền (2011), “Mục
tiêu của việc dạy học Ngữ văn trong thời kỳ mới” [22] điểm lại các mục tiêu
dạy học Ngữ văn trong lịch sử giáo dục và nhà trƣờng hiện nay.
Các tài liệu nghiên cứu nói trên là những tài liệu tham khảo hữu ích đối
với học viên để giải quyết những nội dung liên quan đến vai trò, ý nghĩa, mục
đích và phƣơng pháp dạy ngữ văn nói chung và dạy văn học dân gian nói riêng
trong nhà trƣờng phổ thơng. Đó cũng là những cơ sở lý thuyết để chúng tôi áp
dụng trong dạy học ca dao, dân ca nhằm phát triển nhân cách cho HS lớp 7.
2.3. Các nghiên cứu về dạy học ca dao, dân ca trong nhà trường
Về dạy học văn học dân gian, ca dao, dân ca trong nhà trƣờng hiện chƣa
có nhiều cơng trình nghiên cứu. Chỉ có cơng trình tƣơng đối tiêu biểu của tác
giả Nguyễn Xuân Đức và một số Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục tìm hiểu
về mảng này, trong số đó có các tác giả Nguyễn Bích Ngân Tuyền, Nguyễn Thị
Phƣơng Chi, Huỳnh Bửu Hiệp…
Nguyễn Xuân Đức (2012), Văn học dân gian trong nhà trường [17] tìm
hiểu về chƣơng trình văn học dân gian trong nhà trƣờng các cấp giai đoạn đổi
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


mới đất nƣớc và nêu các ý kiến cụ thể về chƣơng trình giảng dạy văn học dân
gian trong nhà trƣờng. Ngoài ra, tác giả nêu thực trạng dạy học ca dao ở Trung
học phổ thông, quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp dạy học ca dao cũng nhƣ
thể nghiệm một số bài dạy ca dao bậc THPT ở Hà Nội.
Tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Chi (2007), Học ca dao Ngữ văn 10 theo
hướng tích cực và tích hợp [7] đã nghiên cứu lý luận dạy học văn chƣơng từ các

giờ dạy học ca dao trong chƣơng trình Ngữ văn 10. Tác giả đã vận dụng nội
dung tích hợp và tổ chức dạy học ca dao lớp 10 theo hƣớng tích cực.
Nguyễn Bích Ngân Tuyền (2009), Dạy văn học dân gian lớp 7 theo
phương pháp tích cực [69] có phần nghiên cứu về dạy học ca dao, dân ca theo
phƣơng pháp tích cực, tìm hiểu về khái niệm, giá trị nội dung và nghệ thuật của
ca dao, dân ca nhƣng đặc biệt nhấn mạnh việc áp dụng phƣơng pháp tích cực
trong phân tích ca dao, dân ca cho HS lớp 7.
Huỳnh Bửu Hiệp (2011), Dạy văn học dân gian trong nhà trường phổ
thông (LV Thạc sĩ, Đại học Cần Thơ) đƣa ra các phƣơng pháp về dạy văn học
dân gian, trong đó có ca dao, dân ca. Theo tác giả, dạy văn học dân gian trong
nhà trƣờng phổ thông cần có sự kết hợp với các phƣơng pháp phân tích theo đặc
trƣng thể loại, phƣơng pháp so sánh loại hình, phƣơng pháp ứng dụng khoa học
liên ngành.
Ngoài ra, một số bài viết và đề tài nghiên cứu cũng quan tâm đến việc
dạy học dân ca nhƣ Phạm Xuân Hải (2016), Đề xuất chương trình, tài liệu dạy
học dân ca Nghệ Tĩnh ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, Kỷ
yếu hội thảo Khoa học Đưa dân ca Ví, Giặm vào trường học Từ lý luận đến
thực tiễn, Trƣờng Cao đẳng Nghệ thuật Nghệ An; Lê Văn Tý (2016), Nghiên
cứu thực trạng truyền dạy, học tập dân ca Nghệ Tĩnh trong các trường học ở
Nghệ An, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật
Nghệ An.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Các tài liệu nghiên cứu nói trên có giá trị tham khảo đối với học viên để
giải quyết những nội dung liên quan đến nội dung và phƣơng pháp dạy văn học
dân gian nói chung và dạy ca dao, dân ca nói riêng trong nhà trƣờng phổ thơng.

2.4. Đề xuất hướng tiếp cận mới
Có thể thấy, các tài liệu về phƣơng pháp nghiên cứu giáo dục, phƣơng
pháp giáo dục và dạy Ngữ văn trong nhà trƣờng đã tìm hiểu sâu về cơ sở lý luận
và thực tiễn giáo dục. Trong một số cơng trình nghiên cứu về nhân cách con
ngƣời, các học giả đã có tiếng nói chung khi thống nhất quan điểm coi giáo dục
là yếu tố quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời.
Về giáo dục phát triển nhân cách HS phổ thông, mỗi mơn học trong nhà trƣờng
giữ vai trị nhất định, nhƣng môn Giáo dục công dân và môn Ngữ văn giữ vị trí
quan trọng nhất.
Ngồi ra, nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn học đã
kế thừa và phát triển lý luận giáo dục hiện đại để nghiên cứu về phƣơng pháp
dạy học Ngữ văn, văn học dân gian. Tuy nhiên, các cơng trình đó chƣa nghiên
cứu sâu về mối quan hệ giữa dạy học Ngữ văn nói chung, văn học dân gian nói
riêng với q trình phát triển tính cách HS.
Qua các vấn đề mà nhiều học giả đã nghiên cứu ở trên cho thấy, chƣa có
cơng trình nghiên cứu chun sâu về phát triển nhân cách HS lớp 7 qua dạy học
ca dao, dân ca. Những khoảng trống cịn bỏ ngỏ đó sẽ gợi mở cho chúng tôi tiếp
cận và triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển nhân cách cho HS
lớp 7 thơng qua dạy học ca dao, dân ca”, từ đó đƣa ra một số đề xuất về nội
dung và cách thức dạy học ca dao, dân ca nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
nhân cách cho HS lớp 7 tại trƣờng THCS Thăng Long nói riêng và HS khối 7
bậc THCS nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Xác định nội dung và đề xuất cách thức tổ chức dạy học ca dao, dân ca
nhằm phát triển nhân cách cho HS lớp 7, trong đó chú trọng một số phẩm chất
tốt đẹp mà ngƣời Việt Nam cần gìn giữ và phát huy nhƣ yêu quý lao động, yêu
nƣớc, tinh thần đồn kết, lịng nhân ái, ham học hỏi, hiếu thuận với cha
mẹ.v.v….
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ vai trò của việc dạy học ca dao, dân ca với sự phát triển nhân
cách của HS lớp 7.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học ca dao, dân ca bậc THCS và khối
lớp 7 hiện nay.
- Xác định nội dung dạy học và đề xuất cách thức tổ chức dạy học, dạy
học ca dao, dân ca chú trọng giáo dục HS một số phẩm chất tốt đẹp của ngƣời
Việt Nam
- Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính khả thi của những đề xuất.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cách thức tổ chức dạy học các bài ca dao, dân ca trong Chƣơng trình
Ngữ văn lớp 7 nhằm phát triển nhân cách cho HS lớp 7.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình dạy học những bài học về ca dao, dân ca trong chƣơng trình
Ngữ văn lớp 7 hiện hành.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận nhằm thu thập và xử lý những
thông tin:
+ Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề phát triển nhân cách cho HS lớp 7
thông qua dạy học ca dao, dân ca;

9


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Thành tựu lý thuyết đã đạt đƣợc liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên
cứu nêu trên;
+ Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên các ấn phẩm; Số liệu
thống kê;
+ Chủ trƣơng, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu;
+ Nguồn tài liệu
Một số phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết đƣợc sử dụng trong luận văn
này gồm: phƣơng pháp phân tích và tổng hợp; phƣơng pháp phân loại và hệ
thống hóa lý thuyết; phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: là phƣơng pháp phân tích lý thuyết
thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để
nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết, từ đó
chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, đồng thời liên
kết những mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã
thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ
và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Khi sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, học viên chú trọng
những nội dung sau:
+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa
học, tài liệu lƣu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt;
+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngồi ngành, tác giả trong cuộc hay
ngoài cuộc, tác giả trong nƣớc hay ngoài nƣớc, tác giả đƣơng thời hay quá cố).
Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trƣớc đối tƣợng.
+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).
+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch.
+ Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ;


10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận
dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tƣơng
tác.
+ Làm tái hiện quy luật. Đây là bƣớc quan trọng nhất trong nghiên cứu
tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.
+ Giải thích quy luật. Cơng việc này địi hỏi phải sử dụng các thao tác
logic để đƣa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện
tƣợng.
Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống
nhất khơng thể tách rời: phân tích đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng tổng hợp,
còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.
Phương pháp phân loại lý thuyết: là phƣơng pháp sắp xếp các tài liệu
khoa học thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức,
từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hƣớng phát triển để
dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu, giúp phát hiện các quy luật
phát triển của đối tƣợng, sự phát triển của kiến thức khoa học để từ đó dự đốn
đƣợc các xu hƣớng phát triển mới của khoa học và thực tiễn.
Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: là phƣơng pháp sắp xếp những
thông tin đa dạng thu thập đƣợc từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một
hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống – cấu trúc của việc
xây dựng một mơ hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học) để từ đó mà xây
dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tƣợng đƣợc đầy đủ và sâu
sắc hơn.
Phân loại và hệ thống hóa là hai phƣơng pháp đi liền với nhau. Trong
phân loại đã có yếu tố hệ thống hóa. Hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại

và hệ thống hóa làm cho phân loại đƣợc hợp lý và chính xác hơn.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp nghiên cứu lịch sử là phƣơng pháp nghiên cứu bằng cách
tìm nguồn gốc phát sinh (nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh nảy sinh), q trình
phát triển và biến hóa (điều kiện, hồn cảnh, khơng gian, thời gian.v.v..., có ảnh
hƣởng) để phát hiện bản chất và quy luật vận động của đối tƣợng.
Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử yêu cầu ngƣời nghiên cứu làm rõ quá
trình phát sinh, phát triển cụ thể của đối tƣợng, phải nắm đƣợc sự vận động cụ
thể trong tồn bộ tính phong phú của nó, phải bám sát đối tƣợng, theo dõi
những bƣớc quanh co, những cái ngẫu nhiên, tất yếu của lịch sử, những tính
phức tạp mn màu mn vẻ trong các hồn cảnh khác nhau và theo một trật tự
thời gian nhất định, từ đó phát hiện sợi dây lịch sử, đó chính là mục đích của
mọi hoạt động nghiên cứu khoa học.
Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử đƣợc học viên sử dụng để phân tích các
tài liệu lý thuyết đã có nhằm phát hiện xu hƣớng, các trƣờng phái nghiên
cứu.v.v..., từ đó xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu (lịch sử nghiên cứu
vấn đề).
5.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn gồm phƣơng pháp quan sát, phƣơng
pháp điều tra, phỏng vấn, phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
- Phƣơng pháp quan sát: áp dụng phƣơng pháp quan sát trong việc dự giờ
các tiết dạy Ngữ văn lớp 7 nhằm thu thập dữ liệu, nắm đƣợc thái độ (hành động,
ngôn ngữ) của HS, GV trong giờ dạy học ca dao, dân ca.
- Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn: điều tra, khảo sát thực trạng dạy ca

dao, dân ca ở lớp 7. Các bƣớc tiến hành điều tra, khảo sát nhƣ sau:
- Điều tra chất lƣợng dạy học nhóm bài ca dao, dân ca ở lớp 7.
- Năng lực tổ chức hoạt động dạy học phần ca dao, dân ca của GV.
Dựa trên kết quả phân loại các số liệu khảo sát, chúng tôi đề xuất phƣơng
pháp tổ chức dạy ca dao, dân ca ở lớp 7 giúp phát triển nhân cách HS.
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phƣơng pháp thực nghiệm: tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng giải
pháp mà đề tài đƣa ra.
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong giai đoạn thực nghiệm sƣ
phạm phục vụ cho đề tài. Công cụ chủ yếu để trắc nghiệm là các phiếu điều
tra với nội dung và hình thức khác nhau, hƣớng tới đích điều tra về trình độ
tƣ duy, kết quả học tập của HS. Phƣơng pháp này giúp chúng tơi có cơ sở để
đánh giá sự thành cơng và tính khả thi của đề tài.
- Thực nghiệm đối chứng: thực nghiệm đƣợc sử dụng để kiểm tra các giả
thuyết của đề tài.
- Qui trình thực nghiệm đƣợc tiến hành theo ba bƣớc: Thực nghiệm đối
chứng; Thực nghiệm triển khai; Kiểm tra đánh giá.
Tổ chức dạy thực nghiệm nhằm xác định tính hiệu quả, tính khả thi của việc
tổ chức dạy học nhóm bài ca dao, dân ca ở lớp 7 giúp phát triển nhân cách HS.
Việc thực nghiệm đƣợc tiến hành tại một số lớp khối 7 của trƣờng Trung học cơ sở
Thăng Long. Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở 4 lớp và lựa chọn 4 lớp
không dạy thực nghiệm để đối chứng. Đối chiếu kết quả của các lớp thực nghiệm
với các lớp đối chứng để xác định mơ hình thiết kế hiệu quả nhất cho việc dạy ca
dao, dân ca lớp 7 nhằm phát huy tác dụng phát triển nhân cách HS.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn

gồm 3 chƣơng và các tiết nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chƣơng 2: Đề xuất nội dung và cách thức tổ chức dạy học ca dao, dân ca
lớp 7
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về văn học dân gian, ca dao, dân ca Việt Nam
1.1.1. Khái niệm văn học dân gian
Thuật ngữ “văn học dân gian” xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ
XX và hiện nay đƣợc dùng rộng rãi trong giới nghiên cứu văn học Việt Nam.
Có một số quan điểm khác nhau về văn học dân gian của nhiều nhóm nghiên
cứu, trong đó có nhóm Đỗ Đức Hiểu, Đinh Gia Khánh,v.v…Theo nhóm Đỗ
Đức Hiểu, văn học dân gian “cịn gọi là văn chƣơng bình dân hoặc văn chƣơng
truyền miệng”, “chỉ những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động,
phát sinh từ thời kỳ công xã nguyên thủy và phát triển mạnh mẽ trong xã hội có
giai cấp cho đến cả thời hiện đại, v.v…”[23,tr.1974].
Nhóm Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên khai thác sâu hơn về nội hàm
khái niệm văn học dân gian nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng,
cho rằng, “Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao
động, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thủy… Văn học dân gian ở Việt Nam
còn đƣợc gọi là văn chƣơng bình dân, văn chƣơng truyền khẩu, văn nghệ dân
gian, sáng tác dân gian.v.v…” [33, tr.9].
Một nhóm tác giả khác tìm hiểu về khái niệm văn học dân gian theo

nghĩa rộng và nghĩa hẹp, cho rằng văn học dân gian “Văn học dân gian “còn gọi
là văn chƣơng (văn học) bình dân, văn chƣơng truyền miệng hay truyền khẩu, là
tồn bộ những sáng tác nghệ thuật ngơn từ của nhân dân. Văn học dân gian
đƣợc dùng theo nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau.v.v…” [52, tr.333]. Theo nhóm
này, văn học dân gian đƣợc hiểu là tất cả các hình thức, các thể loại khác nhau
của sáng tác dân gian mà thuật ngữ quốc tế gọi là “Folklore”, bao gồm tất cả
các hình thức và thể loại sáng tác dân gian có thành phần với nghệ thuật ngơn từ
kết hợp với các thành phần nghệ thuật khác với thành phần ngôn từ mang tính
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chất tổng hợp, đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp nhất theo u cầu chun mơn hóa của
cơng việc nghiên cứu văn học.
Từ việc nghiên cứu các khái niệm văn học dân gian của các nhà nghiên
cứu nêu trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi khái quát các điểm cốt lõicủa
văn học dân gian nhƣ sau: văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật ngôn từ
truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, miêu tả và biểu hiện cuộc sống, phát
sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày
nay thể hiện sức sống lâu bền và mãnh liệt. Văn học dân gian Việt Nam gồm
những thể loại chính nhƣ: thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ
tích, truyện cƣời, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện
thơ, các thể loại sân khấu (chèo, tuồng, múa rối, các trị diễn mang tích truyện).
1.1.2. Khái niệm ca dao, dân ca
Có một số nhà nghiên cứu đƣa ra khái niệm ca dao, theo nhóm Đỗ Đức
Hiểu, ca dao “còn gọi là phong dao. Phong dao, ca dao khơng phải là những
thuật ngữ dân gian. Đó là thuật ngữ Hán Việt.v.v…” [23, tr.180]. Trong dân
gian, ngƣời ta thƣờng gọi là câu ca. So với thuật ngữ phong dao, “thuật ngữ ca
dao có nội dung rộng hơn. Thuật ngữ này đã đƣợc dùng rộng hơn trong giới trí

thức Hán học ở Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trƣớc.v.v…” [23, tr.1947]. Thêm
nữa, “ca dao dân gian từ Cách mạng tháng 8 (1945) trở về trƣớc thƣờng đƣợc
gọi rõ hơn là ca dao cổ truyền…”[23, tr.180].
Lại Nguyên Ân cho rằng, ca dao là “thể loại sáng tác thơ ca dân
gian.v.v…, Ca dao ra đời, tồn tại và đƣợc diễn xƣớng dƣới hình thức những lời
hát trong các sinh hoạt dân ca mà đối đáp là sinh hoạt trọng yếu và phổ biến
nhất; mặt khác, ca dao cũng phần nào đƣợc hình thành từ xu hƣớng cấu tạo
những lời nói có vần, có nhịp trong sinh hoạt dân gian, do đó vẫn thƣờng đƣợc
dùng trong lời nói hàng ngày.v.v…” [2, tr.37]. Theo Nguyễn Lân, “dao: bài hát
không chƣơng khúc. Câu hát truyền miệng của dân gian không theo một điệu
nhất định”[38, tr.75], còn “Ca: hát. Bài hát phổ biến trong nhân dân”[38, tr.169].
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một nhóm nghiên cứu khác cho rằng, “Ca dao cịn gọi là phong dao. Theo
nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát khơng có khúc điệu. Ca
dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lƣu hành phổ biến trong
dân gian có hoặc khơng có khúc điệu. Trong trƣờng hợp này, ca dao đồng nghĩa
với dân ca” [52, tr.27]. Ca dao mới khác với ca dao cổ về các phƣơng diện (thời
gian, hoàn cảnh, lực lƣợng sáng tác, hệ thống đề tài, chủ đề, phƣơng thức và
phƣơng tiện truyền thông phổ biến). Ngồi ra, có ý kiến cho rằng, “Ca dao là
thể loại văn học dân gian thể hiện bằng các câu văn vần lục bát” [14, tr.96].
Về khái niệm dân ca, nhóm Đỗ Đức Hiểu cho rằng, dân ca là “loại hình
sáng tác dân gian trong đó yếu tố văn học đƣợc hình thành đồng thời với yếu tố
âm nhạc, khi diễn xƣớng có thể kèm theo cả những động tác.v.v…”[23, tr.345].
Dân ca Việt Nam gồm ba nhóm lớn: nhóm dân ca lao động, nhóm dân ca nghi
lễ, nhóm dân ca. Theo Lại Nguyên Ân, dân ca là “một loại hình sáng tác dân
gian, trong đó yếu tố sáng tác lời đƣợc hình thành đồng thời với yếu tố nhạc, và

lúc diễn xƣớng cịn có thể kèm thêm yếu tố nhảy múa.v.v…”[2, tr.74]. Ngồi ra,
có ý kiến cho rằng, “Dân ca là một loại hình sáng tác dân gian mang tính tổng
hợp, bao gồm lời nhạc, động tác, điệu bộ kết hợp với nhau trong điệu xƣớng”
[52, tr.89] hay dân ca là “làn điệu và bài hát truyền thống lƣu truyền trong dân
gian, từng vùng, từng dân tộc”[14, tr. 212].
Về phân biệt ca dao, dân ca, nhóm Đỗ Đức Hiểu cho rằng, “thuật ngữ ca
dao và thuật ngữ dân ca hầu nhƣ khơng có ranh giới rõ rệt.v.v… Ca dao khơng
phải là tồn bộ lời thơ của các câu hát và bài hát dân gian, mà chỉ là một bộ
phận quan trọng của thơ ca dân gian, chủ yếu thuộc thể loại trữ tình và mang
phong cách riêng. Chính phong cách riêng này của ca dao đã phân biệt ca dao
với thơ thành văn và cả một số thể loại thơ ca dân gian khác nhƣ thơ sử thi,
vè.v.v… [23, tr.80]. Ngoài ra, tác giả Phan Trọng Luận cho rằng, “ca dao là
phần tinh túy của dân ca. Ca dao có nguồn gốc từ dân ca” [42, tr.364].

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tổng hợp các ý kiến trên, chúng tôi cho rằng, ca dao chỉ thể loại văn học
trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm con ngƣời. Khi đƣợc văn bản hóa, ca
dao chỉ cịn lại phần lời mà khơng lƣu giữ đƣợc những yếu tố khác, trong đó có
âm nhạc.
Dân ca là loại hình sáng tác dân gian tổng hợp, gồm thơ ca và nhạc điệu
mang bản sắc văn hóa riêng của từng vùng miền, dân tộc. Dân ca là những bài
hát chuẩn mực đã trải qua sự lựa chọn, thử thách trong dân gian nên có làn điệu
bền vững, có giá trị cao về âm nhạc dân gian.
Ca dao, dân ca tuy là hai thể loại khác nhau nhƣng khơng phân ranh giới
rõ ràng, trong đó, ca dao là thơ ca dân gian; còn dân ca là những sáng tác kết
hợp lời và nhạc, đƣợc gọi là âm nhạc dân gian. Giữa ca dao và dân ca cơ bản

khơng có sự khác biệt. Nếu lƣợc đi phần nhạc của những bài dân ca, phần lời
chính là những bài ca dao quen thuộc.
1.1.3. Các chủ đề chủ yếu trong ca dao, dân ca Việt Nam
Ca dao, dân ca lƣu truyền trong dân gian và đƣợc ghi chép lại trong các
bộ tuyển tập văn học thực sự là một vốn văn hóa dân gian đồ sộ. Việc phân chia
các đề tài trong ca dao, dân ca trong số mấy chục vạn bài cũng chỉ là tƣơng đối,
bởi mỗi bài ca dao, dân ca có thể mang nhiều chủ đề khác nhau. Ở đây, chúng
tôi tạm phân chia ca dao, dân ca theo các chủ đề sau:
1.1.3.1. Chủ đề lao động
Ca dao, dân ca là tiếng hát trái tim của ngƣời lao động, gắn bó trực tiếp
với đời sống lao động của xã hội. Có thể thấy rằng, “mối quan hệ của văn học
dân gian với lao động thực tiễn, gắn với hình thái lao động cụ thể, biểu hiện của
mối quan hệ thẩm mỹ của nhân dân đối với lao động, những hoạt động lao động
cụ thể” [33, tr. 19]. Nhạc và lời trong ca dao, dân ca chính là lời thơ và âm nhạc
dân gian, cũng là nhạc điệu của đời sống lao động. Có thể nói, chủ đề lao động
xuyên suốt trong hầu hết các bài ca dao, dân ca.

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ca dao, dân ca có chủ đề lao động phản ánh sinh hoạt lao động của ông
cha xƣa nhƣng cũng mang ý nghĩa giáo dục cao độ. Rất nhiều câu ca dao tác
động đến ngƣời đọc, nhất là lứa tuổi HS, khiến các em thêm yêu lao động, quý
trọng ngƣời lao động cũng nhƣ giá trị lao động.
Hầu hết ca dao, dân ca có chủ đề lao động đều thể hiện mối quan hệ giữa
chủ thể lao động với các ngành nghề, đặc biệt là nghề nơng. Hình tƣợng đồng
lúa, thóc vàng, giọt mồ hơi, con trâu, mùa vụ, ngƣời nông dân.v.v…, luôn hiện
diện trong rất nhiều câu ca dao có chủ đề lao động sản xuất.

Một số câu ca dao viết về nỗi cực nhọc của nhà nông và ngƣời lao động
xƣa nhƣ: “Than vì cây lúa lá vàng/Nƣớc đâu mà tƣới cho hồn nhƣ xƣa/Trơng
trời chẳng thấy trời mƣa/Lan khô huệ héo thảm chƣa hỡi trời”; hay “Sớm mai
lên núi đốt than/Chiều về xuống biển đào hang bắt cịng”.v.v…
Hình 1: Hình ảnh minh họa chủ đề lao động trong ca dao, dân ca

Cày đồng đang buổi ban trƣa
Mồ hơi thánh thót nhƣ mƣa ruộng cày

1.1.3.2. Chủ đề gia đình, tình u, hơn nhân
Gia đình, tình u, hơn nhân là chủ đề muôn đời của sáng tác văn học và
ca dao, dân ca cũng không phải là ngoại lệ. Ca dao, dân ca với chủ đề gia đình
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


gồm những tác phẩm viết về gia đình, cha mẹ, anh em ruột thịt. Rất nhiều bài ca
dao, dân ca là những lời ru của mẹ, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, của cháu
chắt với ông bà. Hầu nhƣ các bài ca dao, dân ca có chủ đề gia đình đều thể hiện
tình yêu thƣơng của ngƣời mẹ, lòng hiếu thảo của con cái, ƣớc mơ báo hiếu ông
bà của con cháu, sự gắn kết giữa anh em ruột thịt.v.v…
Ca dao, dân ca với chủ đề gia đình, tình u, hơn nhân phản ánh phong
tục tập qn, lễ nghi, bản sắc văn hóa, thói quen.v.v…của ngƣời xƣa. Nhƣng
lắng đọng trong những câu ca điệu hát đó chính là tâm tƣ, tình cảm của con
ngƣời Việt Nam xƣa và nay. Ý nghĩa giáo dục của ca dao, dân ca mang chủ đề
này rất tích cực, tác động vào những góc khuất nẻo của tâm hồn con ngƣời,
khiến họ cảm nhận đƣợc sự bình yên của cõi đời và cõi ngƣời.
Ca dao, dân ca về chủ đề gia đình, tình u, hơn nhân tƣơng đối phong
phú, đa dạng, trong đó có một số câu ca về tình cảm gia đình nhƣ: “Đắng cay

cũng thể ruột rà/Ngọt ngào cho lắm cũng là ngƣời dƣng”; “Đi đâu mà bỏ mẹ
già/Gối nghiêng ai sửa chén trà ai dâng” hoặc “Đố ai đếm đƣợc lá rừng/Đố ai
đếm đƣợc mấy tầng trời cao” hoặc “Đố ai đếm đƣợc vì sao/Đố ai đếm đƣợc
cơng lao mẹ già”. Một số câu ca dao thấm đƣợm chất dân gian viết về chủ đề
tình yêu nhƣ: “Bƣớm vàng đậu đọt mù u/Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng
buồn”; hay “Anh đi đƣờng ấy xa xa/Để em ơm bóng trăng tà năm canh/Nƣớc
non một gánh chung tình/Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng” hoặc “Có cha, có
mẹ có hơn /Không cha, không mẹ nhƣ đàn không dây/Mẹ cha nhƣ nƣớc, nhƣ
mây/Làm con phải ở cho tầy lịng con".v.v…
Hình 2: Hình ảnh minh họa chủ đề gia đình, tình yêu, hôn nhân trong ca dao, dân ca

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×