Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU UEd phát triển năng lực tư duy và rèn trí thông minh cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ DIẾN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY VÀ RÈN TRÍ THƠNG MINH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
THƠNG QUA BÀI TẬP HĨA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HĨA HỌC
Chun ngành: Lí Luận và Phƣơng Pháp dạy học
Mã số: 15 14 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS – TS Nguyễn Xuân Trƣờng

HÀ NỘI - 2008

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu

2


3. Mục tiêu nghiên cứu

2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

2

6. Phương pháp nghiên cứu

2

7. Giả thuyết nghiên cứu

3

8. Điểm mới của luận văn

3

9. Cấu trúc của luận văn

3

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÀI TẬP HĨA HỌC TƢ DUY VÀ TRÍ


4

THƠNG MINH
1.1 Bài tập hóa học (BTHH)

4

1.1.1. Khái niệm bài tập hố học

4

1.1.2. Tác dụng của bài tập hoá học

4

1.1.3. Phân loại bài tập hoá học

5

1.2. Vấn đề phát triển năng lực tư duy và rèn trí thơng minh

5

1.2.1. Tư duy là gì ?

5

1.2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy

6


1.2.3. Những đặc điểm của tư duy

6

1.2.4. Những phẩm chất của tư duy

7

1.2.5. Các thao tác tư duy và phương pháp lôgic

7

1.2.6. Tư duy khoa học tự nhiên

10

1.2.7. Tư duy hóa học

10

1.2.8. Vấn đề phát triển năng lực tư duy

11

1.2.9. Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển

12

1.3. Quan hệ giữa bài tập hóa học và việc phát triển tư duy cho học sinh.


12

1.4. Trí thơng minh

14

1.4.1. Trí thơng minh là gì?

14

1.4.2. Vấn đề rèn trí thơng minh thơng qua bài tập hoá học

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.5. Tình hình sử dụng bài tập hố học để phát triển năng lực tư duy và rèn trí

15

thơng minh cho học sinh hiện nay
Tiểu kết chương 1

16

Chƣơng 2:CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY VÀ

17


RÈN TRÍ THƠNG MINH CHO HỌC SINH
2.1. Người học cần phải làm gì để phát triển tư duy và rèn trí thơng minh khi

17

học mơn hóa học
2.2. Những biện pháp phát triển năng lực tư duy và rèn trí thơng minh cho học

18

sinh thơng qua bài tập hóa học.
2.2.1. Rèn năng lực quan sát

18

2.2.2. Rèn các thao tác tư duy

23

2.2.3. Rèn năng lực tư duy độc lập

28

2.2.4. Rèn năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo

37

Tiểu kết chương 2


89

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

90

3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP)

90

3.2. Nhiệm vụ TNSP

90

3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

90

3.4. Tiến trình và nội dung TNSP

90

3.4.1. Chuẩn bị TNSP

90

3.4.2. Nội dung TNSP

93


3.4.3. Tiến hành TNSP

93

3.5. Kết quả TNSP

93

3.6. Xử lý kết quả TNSP

94

3.7. Phân tích kết quả TNSP

10
2
10
4
10
5
10
5
10
6

Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

10
7

PHỤ LỤC

NHỮNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
BTHH

Bài tập hóa học

BTCB

Bài tập cơ bản

BT

Bài tập

CNTN

Chướng ngại nhận thức

CTCT

Công thức cấu tạo


CTPT

Công thức phân tử

dd

Dung dịch

ĐC

Đối chứng

đktc

Điều kiện tiêu chuẩn

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

QS

Quan sát

THPT


Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

Xt

Xúc tác

SGK

Sách giáo khoa

SBT

Sách bài tập

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ tri thức, kỹ năng của con
người được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Trong xã hội
tương lai, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ, thơng minh
và sáng tạo. Muốn có được điều này, ngay từ bây giờ nhà trường phổ thông
phải trang bị đầy đủ cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại, phù hợp

với thực tiễn Việt Nam và rèn luyện cho họ năng lực tư duy sáng tạo. Thế
nhưng, các cơng trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục hiện nay cho thấy chất
lượng nắm vững kiến thức của học sinh không cao, đặc biệt việc phát huy tính
tích cực của học sinh, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng
tự học không được chú ý rèn luyện đúng mức. Từ thực tế đó, nhiệm vụ cấp thiết
đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề.
Trong dạy học hóa học, có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển
năng lực nhận thức của học sinh bằng nhiều biện pháp và phương pháp khác
nhau. Giải bài tập hóa học với tư cách là một phương pháp dạy học có tác dụng
rất lớn trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển học sinh. Mặt khác, cũng là
thước đo trình độ nắm vững kiến thức và kỹ năng hóa học của học sinh.
Vì vậy, cần phải nghiên cứu bài tập hóa học trên cơ sở hoạt động tư duy của
học sinh, từ đó đề ra cách hướng dẫn học sinh tự lực giải bài tập, thông qua đó để tư
duy của họ phát triển. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: "Phát triển năng lực tư duy và
rèn trí thơng minh cho học sinh trung học phổ thơng qua bài tập hóa học" là rất cần
thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu
Việc nghiên cứu các vấn đề về bài tập hóa học từ trước đến nay đã có
nhiều cơng trình của các tác giả ngồi nước như Apkin G.L, Xereda. I.P. nghiên
cứu về phương pháp giải toán. Ở trong nước có GS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nghiên cứu lý luận về bài toán; PGS. TS. Nguyễn Xuân Trường nghiên cứu về
bài tập thực nghiệm định lượng; PGS.TS. Lê Xuân Trọng, PGS.TS. Đào Hữu
Vinh, TS. Cao Cự Giác và nhiều tác giả khác quan tâm đến nội dung và phương
pháp giải toán ... Tuy nhiên xu hướng hiện nay của lý luận dạy học là đặc biệt

chú trong đến hoạt động tư duy và vai trò của học sinh trong q trình dạy học,
địi hỏi học sinh phải làm việc tích cực, tự lực. Trong các cơng trình nghiên cứu
trước đây, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống phương
pháp luận làm cơ sở cho việc phát triển năng lực tư duy và rèn trí thơng minh
hóa học cho học sinh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định những biện pháp có tính phương pháp luận và xây dựng hệ
thống bài tập có nội dung có thể khai thác để phát triển năng lực tư duy và rèn
trí thơng minh cho học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt động tư duy của học sinh (HS) trong q trình giải bài
tập hóa học (BTHH), từ đó hướng dẫn HS xây dựng tiến trình luận giải, làm cơ
sở cho việc tìm kiếm lời giải một cách có hiệu quả.
- Điều tra cơ bản tình hình sử dụng BTHH ở phổ thông, nêu lên ưu điểm
và nhược điểm của việc sử dụng BTHH trong dạy học hoá học ở THPT hiện
nay.
- Xây dựng những biện pháp có tính phương pháp luận nhằm phát triển
năng lực tư duy và rèn trí thơng minh hóa học cho HS thông qua việc giải
BTHH.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của những biện pháp có
tính phương pháp luận và hệ thống bài tập đã xây dựng để phát triển năng lực
tư duy và rèn trí thơng minh cho học sinh thơng qua q trình tìm kiếm lời giải.
Đối chiếu kết quả thực nghiệm với kết quả điều tra ban đầu, rút ra kết luận về
khả năng áp dụng những biện pháp và hệ thống bài tập đã đề xuất.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu : Q trình dạy học hố học ở trường phổ thông
- Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động tư duy của HS trong quá trình tìm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



kiếm lời giải và hoạt động của giáo viên trong việc hướng dẫn HS giải bài tập.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lí luận :
- Nghiên cứu lí luận về việc phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư
duy và trí thơng minh cho học sinh.
- Nghiên cứu về tác dụng và cách sử dụng bài tập trong dạy học hoá học.
+ Nghiên cứu thực tiễn :
- Điều tra thực trạng năng lực nhận thức và khả năng tư duy của HS
trong q trình giải bài tập hố học.
- Tình hình sử dụng bài tập của giáo viên trong dạy học hoá học ở THPT
hiện nay.
-Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các biện pháp và hệ
thống bài tập đã đề xuất.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu có hệ thống BTHH với nội dung kiến thức phong phú, sâu sắc và
GV biết khai thác triệt để các bài tập đó để rèn luyện tư duy cho HS ( tư duy
độc lập, tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy biện chứng, tư duy phê phán,
tư duy sáng tạo ... ) thì năng lực tư duy và trí thơng minh của HS sẽ phát triển.
8. Điểm mới của luận văn
+ Lần đầu tiên nghiên cứu sự phát triển năng lực tư duy và rèn trí thơng
minh cho học sinh thơng qua q trình đào tạo theo quan điểm tiếp cận hệ
thống.
+ Đề xuất một số biện pháp mang tính phương pháp luận nhằm phát
triển năng lực tư duy, rèn trí thơng minh cho HS thơng qua BTHH dưới 3 góc
độ :
- Phẩm chất tư duy.
- ''Người sử dụng '' bài tập.
- Nội dung kiến thức hoá học.
9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phần phụ lục luận văn trình bày trong 3 chương

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 1 : Cơ sở lí luận về phát triển năng lực tƣ duy, trí thơng
minh và bài tập hóa học
Chƣơng 2 : Các biện pháp phát triển năng lực tƣ duy và rèn trí
thơng minh cho học sinh
Chƣơng 3 : Thực nghiệm sƣ phạm
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÀI TẬP HĨA HỌC
TƢ DUY VÀ TRÍ THƠNG MINH
1.1 Bài tập hóa học (BTHH)
1.1.1. Khái niệm bài tập hố học
BTHH là một vấn đề không lớn mà trong trường hợp tổng quát được
giải quyết nhờ những suy luận lôgic, những phép tốn và những thí nghiệm trên
cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học.
1.1.2. Tác dụng của bài tập hoá học
- BTHH là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để
dạy học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất
và tập nghiên cứu khoa học, biến những kiến thức đã tiếp thu được qua bài
giảng thành kiến thức của chính mình.
- Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú.
- Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách tốt
nhất.
- Phát triển tư duy, rèn trí thơng minh cho HS: Một số vấn đề lý thuyết
cần phải đào sâu mới hiểu được trọn vẹn, một số bài tốn có tính chất đặc biệt,
ngồi cách giải thơng thường cịn có cách giải độc đáo nếu HS có tầm nhìn sắc

sảo. Thơng thường nên yêu cầu HS giải bằng nhiều cách có thể có - tìm ra cách
giải ngắn nhất, hay nhất - đó là một phương pháp rèn luyện trí thơng minh cho
HS
- BTHH còn được sử dụng như một phương tiện để nghiên cứu tài liệu
mới (hình thành khái niệm, định luật). Khi trang bị kiến thức mới, giúp HS tích
cực, tự lực, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững.
- BTHH cịn làm chính xác hóa các khái niệm, định luật đã học.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- BTHH phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành phương
pháp học tập hợp lý.
- BTHH còn là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của
HS một cách chính xác.
- Giáo dục đạo đức, tác phong như rèn tính kiên nhẫn, trung thực, chính
xác, khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, kế hoạch,
…) nâng cao hứng thú học tập bộ môn, điều này thể hiện rõ khi giải bài tập
thực nghiệm.
Trên đây là một số tác dụng của BTHH, nhưng cần phải khẳng định
rằng: Bản thân BTHH chưa có tác dụng gì cả; Khơng phải một BTHH "hay" thì
ln ln có tác dụng tích cực ! Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là "người sử dụng"
nó, phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt để mọi khía
cạnh có thể có của bài tốn, để học sinh tự tìm ra lời giải. Lúc đó BTHH mới
thực sự có ý nghĩa, khơng phải chỉ dạy học để giải bài toán, mà là dạy học
bằng giải bài toán.
1.1.3. Phân loại bài tập hoá học
Với mục đích nghiên cứu q trình tư duy hóa học nhằm phát triển năng
lực trí tuệ cho HS chúng tơi phân BTHH ra làm hai loại sau:
a) Bài tập cơ bản (BTCB): Là loại bài tập để tìm được lời giải chỉ cần thiết lập

mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm dựa vào một vài đơn vị kiến thức
đơn giản.
b) Bài tập gồm nhiều đơn vị cơ bản: (Bài tập phức tạp).
Là loại BT mà quá trình giải phải thực hiện một chuỗi các lập luận lơgic,
giữa cái đã cho và cái cần tìm thơng qua một loạt các bài toán trung gian. Rõ
ràng, một bài toán trung gian là một bài toán cơ bản. Nên để giải quyết một bài
tốn khơng cơ bản thì học sinh phải giải thành thạo các bài toán cơ bản và phải
nhận ra quan hệ lôgic, mật thiết của bài tốn thơng qua quan hệ lơgic sơ đẳng.
Trong thực tế dạy học, GV không làm cho HS hiểu trọn vẹn một vấn đề, một
bài tốn, một q trình suy luận (vì những lí do khách quan và chủ quan khác
nhau) thông qua những câu hỏi "tại sao ?".
1.2. Vấn đề phát triển năng lực tƣ duy và rèn trí thơng minh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2.1. Tư duy là gì ?
L.N. Tơnxtơi đã viết: "Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nào nó là
thành quả những cố gắng của tư duy chứ không phải của trí nhớ". Như vậy, HS
chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức chỉ khi họ thực sự tư duy.[48]
Theo M.N. Sacđacôp: "Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự
vật và hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung
và bản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật,
hiện tượng mới, riêng rẽ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hóa
đã thu nhận được[49].
Cịn theo tác giả Nguyễn Xn Trường (Đại học Sư Phạm Hà Nội) thì
"tư duy là hành động trí tuệ nhằm thu thập và xử lí thơng tin về thế giới quanh
ta và thế giới trong ta. Chúng ta tư duy để hiểu, làm chủ tự nhiên, xã hội và
chính mình"[38].
1.2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy

Lý luận dạy học hiện đại đặc biệt chú trọng đến việc phát triển tư duy cho
HS thông qua việc điều khiển tối ưu quá trình dạy học, cịn các thao tác tư duy cơ
bản là cơng cụ của nhận thức, đáng tiếc rằng điều này cho đến nay vẫn chưa được
thực hiện rộng rãi và có hiệu quả. Vẫn biết sự tích lũy kiến thức trong quá trình dạy
học đóng vai trị khơng nhỏ, song khơng phải quyết định hồn tồn. Con người có
thể qn đi nhiều sự việc cụ thể mà dựa vào đó những nét tính cách của anh ta được
hồn thiện. Nhưng nếu những nét tính cách này đạt đến mức cao thì con người có
thể giải quyết được mọi vấn đề phức tạp nhất, điều đó nghĩa là anh ta đã đạt đến một
trình độ tư duy cao. Quá trình hoạt động nhận thức của HS chia làm hai mức độ:
- Trình độ nhận thức cảm tính: Là q trình phản ánh thực tiễn dưới
dạng cảm giác, tri giác và biểu tượng.
- Trình độ nhận thức lý tính: Cịn gọi là trình độ lôgic hay đơn giản là tư duy.
1.2.3. Những đặc điểm của tư duy
- Quá trình tư duy nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ là phương tiện: Giữa
tư duy và ngơn ngữ có mối quan hệ khơng thể chia cắt, tư duy và ngôn ngữ phát
triển trong sự thống nhất với nhau. Tư duy dựa vào ngơn ngữ nói chung và khái
niệm nói riêng. Mỗi khái niệm lại được biểu thị bằng một hay một tập hợp từ.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Vì vậy, tư duy là sự phản ánh nhờ vào ngôn ngữ. Các khái niệm là những yếu
tố của tư duy. Sự kết hợp các khái niệm theo những phương thức khác nhau,
cho phép con người đi từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác.
+ Tư duy phản ánh khái quát:
Tư duy phản ánh hiện thực khách quan, những nguyên tắc hay nguyên lý
chung, những khái niệm hay vật tiêu biểu. Phản ánh khái quát là phản ánh tính
phổ biến của đối tượng. Vì thế những đối tượng riêng lẻ đều được xem như một
sự thể hiện cụ thể của quy luật chung nào đó. Nhờ đặc điểm này, quá trình tư
duy bổ sung cho nhận thức và giúp con người nhận thức hiện thực một cách

toàn diện hơn.
+ Tư duy phản ánh gián tiếp:
Tư duy giúp ta hiểu biết những gì khơng tác động trực tiếp, khơng cảm
giác và quan sát được, mang lại những nhận thức thông qua các dấu hiệu gián
tiếp. Tư duy cho ta khả năng hiểu biết những đặc điểm bên trong, những đặc
điểm bản chất mà các giác quan không phản ánh được.
+ Tư duy khơng tách rời q trình nhận thức cảm tính:
Q trình tư duy bắt đầu từ nhận thức cảm tính, liên hệ chặt chẽ với nó
trong q trình đó nhất thiết phải sử dụng những tư liệu của nhận thức cảm tính.
1.2.4. Những phẩm chất của tư duy
a) Khả năng định hướng: Ý thức nhanh chóng và chính xác đối tượng
cần lĩnh hội, mục đích phải đạt được và những con đường tối ưu đạt được mục
đích đó.
b) Bề rộng: Có khả năng vận dụng nghiên cứu các đối tượng khác.
c) Độ sâu: Nắm vững ngày càng sâu sắc hơn bản chất của sự vật, hiện tượng.
d) Tính linh hoạt: Nhạy bén trong việc vận dụng những tri thức và cách
thức hành động vào những tình huống khác nhau một cách sáng tạo.
e) Tính mềm dẻo: Thể hiện ở hoạt động tư duy được tiến hành theo các
hướng xuôi ngược chiều.
f) Tính độc lập: Thể hiện ở chỗ tự mình phát hiện ra vấn đề, đề xuất cách
giải quyết và tự giải quyết được vấn đề.
g) Tính khái quát: Khi giải quyết một loại vấn đề nào đó sẽ đưa ra được

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


mơ hình khái qt, trên cơ sở đó để có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề
tương tự, cùng loại.
1.2.5. Các thao tác tư duy và phương pháp lơgic
Sự phát triển tư duy nói chung được đặc trưng bởi sự tích lũy các thao

tác tư duy thành thạo và vững chắc của con người. Một trong những hình thức
quan trọng của tư duy hóa học là những khái niệm khoa học. Việc hình thành
và vận dụng các khái niệm, cũng như việc thiết lập các mối quan hệ giữa chúng
được thực hiện trong quá trình sử dụng các thao tác tư duy như: phân tích, tổng
hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa kết hợp với các phương
pháp hình thành phán đốn mới là quy nạp, diễn dịch, suy diễn và loại suy.
- Phân tích: Là hoạt động tư duy tách các yếu tố bộ phận của sự vật,
hiện tượng nhằm mục đích nghiên cứu chúng một cách đầy đủ, trọn vẹn theo
hướng nhất định.
Chẳng hạn, HS khơng thể nắm vững tính chất hóa học của một chất hữu
cơ một cách sâu sắc và bền vững nếu như khơng phân tích kỹ cơng thức cấu tạo
của chất đó. Hoặc phân tích mọi khía cạnh có thể có của đề bài là cơ sở để giải
đúng và đầy đủ mọi BTHH.
- Tổng hợp: Là hoạt động tư duy kết hợp các bộ phận, yếu tố đã được
phân tích để nhận thức, để nắm được cái toàn bộ của sự vật, hiện tượng. Để
hiểu đầy đủ các nhóm nguyên tố phải dựa trên kết quả tổng hợp của việc phân
tích nghiên cứu đặc điểm cấu tạo cũng như tính chất của từng nguyên tố cụ thể.
Kết quả của quá trình nhận thức là hoạt động cân đối và mật thiết giữa
phân tích và tổng hợp. Sự phân tích sâu sắc, phong phú là điều kiện quan trọng
để tổng hợp được chính xác, trọn vẹn, ngược lại tổng hợp sơ bộ tạo tiền đề quan
trọng cho sự phân tích.
- So sánh: Là thiết lập sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện
tượng và giữa những khái niệm phản ánh chúng.
+ So sánh liên tiếp (tuần tự): Trong giảng dạy hóa học thường dùng
phương pháp này khi HS tiếp thu kiến thức mới. So sánh với kiến thức đã học
để HS hiểu sâu sắc hơn.
+ So sánh đối chiếu: Nghiên cứu hai đối tượng (hai chất, hai phản ứng, hai

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



phương pháp ….) cùng một lúc trên cơ sở phân tích từng bộ phận để đối chiếu với
nhau.
Tóm lại, trong giảng dạy hóa học so sánh là phương pháp tư duy rất hiệu
nghiệm nhất là khi hình thành khái niệm.
- Cụ thể hóa: Là hoạt động tư duy tái sản sinh ra hiện tượng và đối
tượng với các thuộc tính bản chất của nó.
- Trừu tượng hóa: là sự phản ánh bản chất cơ lập các dấu hiệu, thuộc
tính bản chất.
- Khái quát hóa: Là bước cần thiết của trừu tượng hóa. Mỗi vật thể
(chất, phản ứng …) với đầy đủ các dấu hiệu bản chất và không bản chất, dấu
hiệu chung, riêng. Xác định thuộc tính bản chất và chung của mọi loại đối
tượng, từ đó hình thành lên một khí niệm.
*Những hình thức cơ bản của tư duy.
-Khái niệm: Là một tư tưởng phản ánh những dấu hiệu bản chất riêng
biệt của sự vật hiện tượng.
- Phán đoán: Là sự tìm hiểu tri thức về mối quan hệ giữa các khái niệm,
sự phối hợp giữa các khái niệm, thực hiện theo một nguyên tắc, quy luật bên
trong.
- Suy lý: Hình thức suy nghĩ liên hệ các phán đốn với nhau để tạo thành
phán đoán mới gọi là suy lý. Suy lý được cấu tạo bởi hai bộ phận:
+ Các phán đốn có trước gọi là tiên đề.
+ Các phán đốn có sau gọi là kết luận (dựa vào tính chất của tiên đề để kết
luận).
Suy lý chia làm ba loại: Loại suy, suy lý quy nạp và suy lý diễn dịch.
+ Loại suy: Là hình thức tư duy đi từ cái riêng biệt này đến cái riêng bịêt
khác. Loại suy cho ta những dự đốn chính xác sự phụ thuộc và sự hiểu biết về
hai đối tượng. Khi đã nắm vững các thuộc tính cơ bản của đối tượng thì loại suy
sẽ chính xác. Chẳng hạn, khi nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ chỉ cần xét
kỹ các hợp chất tiêu biểu nhất, còn các chất khác trong dãy đồng đẳng dễ dàng

biết được bằng phương pháp loại suy.
+ Suy lý quy nạp: Suy lý từ quy nạp đến phổ biến, từ những hoạt động

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tới quy luật. Do đó, q trình tư duy, sự suy nghĩ theo quy nạp chuyển từ việc
nhận thức các hiện tượng riêng lẻ đến nhận thức cái chung. Vì thế các suy lý
quy nạp là yếu tố cấu trúc của tri thức khái quát của việc hình thành khái niệm
và của việc nhận thức định luật.
+ Suy lý diễn dịch: Là cách suy nghĩ đi từ cái chung, định luật, quy tắc,
khái niệm chung đến các sự vật hiện tượng riêng lẻ.
Trong quá trình tư duy quy nạp và suy diễn bao giờ cũng liên hệ mật
thiết với nhau giống như phân tích và tổng hợp. Q trình này được thực hiện
trong phương pháp xác định mối liên hệ nhân quả trong các hiện tượng. Với tư
cách là hình thức tư duy gián tiếp, suy lý trong tư duy lơgic đóng vai trị quan
trọng trong tất cả các hoạt động của tư duy. Việc hướng dẫn quy tắc lôgic trong
suy lý tạo được hiệu quả lớn trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Rèn luyện tư duy lôgic trong dạy học hóa học là tạo cho HS có phương
pháp tư duy từ khái niệm đến phán đốn, suy lý thơng thường qua mọi câu hỏi,
mọi vấn đề và phải được tiến hành thường xuyên liên tục.
1.2.6. Tư duy khoa học tự nhiên
Tư duy khoa học tự nhiên được đặc trưng bằng các phương pháp nhận
thức khoa học tự nhiên, bao gồm:
- Hiểu vấn đề.
- Xác định vấn đề một cách chính xác.
- Xác định giới hạn giữa nó và các vấn đề khác.
- Nghiên cứu tất cả các yếu tố liên quan đến vấn đề đã nêu.
- Vạch kế hoạch tìm tịi cách giải quyết.
- Chọn lựa những suy đốn chính xác nhất.

- Tiến hành thực nghiệm kiểm tra giả thuyết.
- Thực nghiệm đánh giá kết quả.
- Rút ra kết luận và cơ sở khoa học của chúng.
- Chọn lựa phương án giải quyết tối ưu.
- Mở rộng kết quả sang trường hợp tương tự.
1.2.7. Tư duy hóa học
Với tư duy tốn thì 1 + 2 = 3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


A + B = A B
Nhưng với tư duy hóa học thì A + B khơng phải là phép cộng thuần túy của
toán học, mà là xảy ra sự biến đổi nội tại của các chất để tạo thành chất mới, theo
những nguyên lý, quy luật, những mối quan hệ định tính và định lượng của hóa
học.
- Cơ sở của tư duy hóa học là sự liên hệ q trình phản ứng sự tương tác
giữa các tiểu phân vô cùng nhỏ bé của thế giới vi mô (nguyên tử, phân tử, ion,
electron,....).
- Đặc điểm của q trình tư duy hóa học là sự phối hợp chặt chẽ, thống
nhất giữa những hiện tượng cụ thể quan sát được với những hiện tượng cụ thể
không quan sát được, ngay cả khi dùng kính hiển vi điện tử, mà chỉ dùng kí
hiệu, cơng thức để biểu diễn mối liên hệ bản chất của các hiện tượng nghiên
cứu.
Vậy bồi dưỡng phương pháp và năng lực tư duy hóa học là bồi dưỡng
cho học sinh biết vận dụng thành thạo các thao tác tư duy và phương pháp
lôgic, dựa vào những dấu hiệu quan sát được mà phán đốn về tính chất và sự
biến đổi nội tại của chất, của quá trình.
Như vậy cũng giống như tư duy khoa học tự nhiên, toán học và vật lý, tư
duy hóa học cũng sử dụng các thao tác tư duy vào quá trình nhận thức thực tiễn

và tuân theo quy luật chung của quá trình nhận thức.
Trực quan
sinh động

Tư duy
trừu tượng

Thực tiễn

Hóa học - bộ mơn khoa học lý thuyết và thực nghiệm có lập luận, trên
cơ sở những kỹ năng quan sát các hiện tượng hóa học, phân tích các yếu tố
cấu thành và ảnh hưởng, thiết lập những sự phụ thuộc xác định để tìm ra
những mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng, quan hệ nhân quả
của các hiện tượng và q trình hóa học, xây dựng nên các ngun lý, quy
luật, định luật, rồi trở lại vận dụng để nghiên cứu những vấn đề của thực tiễn.
1.2.8. Vấn đề phát triển năng lực tư duy
- Việc phát triển tư duy cho học sinh trước hết là giúp HS thông hiểu

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


kiến thức một cách sâu sắc, khơng máy móc, biết cách vận dụng kiến thức vào
bài tập và thực hành, từ đó mà kiến thức HS thu nhận được trở nên vững chắc
và sinh động. Chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức khi tư duy tích cực của bản
thân học sinh được phát triển và nhờ sự hướng dẫn của giáo viên các em biết
phân tích, khái quát tài liệu có nội dung sự kiện cụ thể và rút ra những kết luận
cần thiết.
- Sự phát triển tư duy diễn ra trong quá trình tiếp thu kiến thức và vận dụng
tri thức, khi tư duy phát triển sẽ tạo ra một kĩ năng và thói quen làm việc có suy
nghĩ, có phương pháp, chuẩn bị tiềm lực lâu dài cho HS trong hoạt động sáng tạo

sau này.
- Muốn phát triển năng lực tư duy, phải xây dựng nội dung dạy học sao
cho nó khơng phải "thích nghi" với trình độ phát triển có sẵn của HS mà địi hỏi
phải có trình độ phát triển cao hơn, có phương thức hoạt động trí tuệ phức tạp
hơn. Nếu HS thực sự nắm được nội dung đó, thì đây là chỉ tiêu rõ nhất về trình
độ phát triển năng lực tư duy của HS.
1.2.9. Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển.
a) Có khả năng tự lực chuyển tải tri thức và kĩ năng sang một tình huống
mới.Trong quá trình học tập, học sinh đều phải giải quyết những vấn đề đòi hỏi
phải liên tưởng đến những kiến thức đã học trước đó. Nếu học sinh độc lập
chuyển tải tri thức vào tình huống mới thì chứng tỏ đã có biểu hiện tư duy phát
triển.
b) Tái hiện kiến thức và thiết lập những mối quan hệ bản chất một cách nhanh
chóng.
c) Có khả năng phát hiện cái chung và cái đặc biệt giữa các hiện tượng, bài
tốn.
d) Có năng lực áp dụng kiến thức để giải quyết tốt bài toán thực tế: Định hướng
nhanh, biết phân tích suy đốn và vận dụng các thao tác tư duy để tìm cách tối
ưu và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
1.3. Quan hệ giữa bài tập hóa học và việc phát triển tƣ duy cho học sinh.
Theo thuyết hoạt động có đối tượng thì năng lực chỉ có thể hình thành và
phát triển trong hoạt động. Để giúp HS phát triển năng lực tư duy, mà đỉnh cao

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


là tư duy sáng tạo, thì cần phải tập luyện cho HS hoạt động tư duy sáng tạo, mà
đặc trưng cơ bản nhất là tạo ra những phẩm chất tư duy mang tính mới mẻ.
Trong học tập hóa học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tư duy
cho HS là hoạt động giải bài tập. Vì vậy, giáo viên cần phải tạo điều kiện để

thông qua hoạt động này các năng lực trí tuệ được phát triển, học sinh sẽ có
những sản phẩm tư duy mới, thể hiện ở:
- Năng lực phát hiện vấn đề mới.
- Tìm ra hướng đi mới.
- Tạo ra kết quả mới.
Để làm được điều đó, trước hết người giáo viên cần chú ý hoạt động giải
BTHH để tìm ra đáp số khơng phải chỉ là mục đích mà chính là phương tiện
hiệu nghiệm để phát triển tư duy cho HS. BTHH phải đa dạng phong phú về thể
loại và được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học như nghiên
cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra … Thơng qua hoạt động giải bài tập
hóa học, mà các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái qt
hóa, trừu tượng hóa, … thường xuyên được rèn luyện và phát triển, các năng
lực: quan sát, trí nhớ, óc tưởng tượng, suy nghĩ độc lập, … không ngừng được
nâng cao, biết phê phán nhận xét đúng, tạo hứng thú và lòng say mê học tập, …
để rồi cuối cùng tư duy của HS được rèn luyện và phát triển thường xuyên,
đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới của
HS lên một tầm cao mới, góp phần cho quá trình hình thành nhân cách của HS.
Sơ đồ 1: Quan hệ giữa hoạt động giải BT và phát triển tư duy
BTHH

Hoạt động giải BTHH

Nghiên cứu
đề bài

Xây dựng tiến
trình luận giải

Giải


Kiểm tra

Tổng
So
Khái
Trí
Tưởng
Trừu : Quan
Phê
LUAN VANPhân
CHAT
LUONG
download
add

hợp
sánh
quát
nhớ
tượng
tích
sát
tượn
phán


Tư duy phát triển
Trong sơ đồ trên người học - chủ thể của hoạt động, còn giáo viên người tổ chức - điều khiển, làm sao để phát huy tối đa năng lực độc lập suy
nghĩ của học sinh, có độc lập mới biết phê phán, có phê phán mới có khả năng
nhìn thấy vấn đề và có khả năng sáng tạo được. Thông qua hoạt động giải, tùy

theo từng loại bài tập, nội dung cụ thể, với đối tượng cụ thể mà các năng lực
này được trao dồi và rèn luyện nhiều hơn các năng lực khác.
1.4. Trí thơng minh
1.4.1. Trí thơng minh là gì ?

Là tổng hợp các năng lực của trí tuệ của con

người (quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy) mà đặc trưng cơ bản nhất là tư
duy độc lập và sáng tạo nhằm ứng phó với tình huống mới.
Theo tác giả Nguyễn Xn Trường (Đại học Sư Phạm Hà Nội) thì
"thơng minh là nhanh nhạy nhận ra mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng và
biết vận dụng mối quan hệ đó theo hướng có lợi nhất để đạt mục tiêu".[38]
Trí thơng minh có liên quan đến các chức năng tâm lý sau:
- Nhận thức được đặc điểm bản chất của tình huống mới do người khác
nêu ra hoặc tự mình đưa ra vấn đề cần giải quyết.
- Sáng tạo ra công cụ mới, phương pháp mới, cách thức phù hợp với
hoàn cảnh mới (trên cơ sở những tri thức và kinh nghiệm tiếp thu được trước
đó).
Vì vậy, trí thơng minh khơng chỉ bộc lộ qua nhận thức mà cả qua hành
động (lí thuyết và thực tiễn).
1.4.2. Vấn đề rèn trí thơng minh thơng qua bài tập hố học
Thực chất của việc rèn trí thơng minh là rèn các thao tác tư duy nhanh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhạy và sáng tạo, trên cở sở kiến thức cơ bản HS vận dụng một cách linh hoạt
và sáng tạo để tìm ra đáp số của bài tốn bằng con đường ngắn nhất. Theo tác
giả Nguyễn Xuân Trường (Đại học Sư Phạm Hà Nội) thì "kiến thức lâu ngày có
thể quên cái còn lại là năng lực tư duy, là trí thơng minh".

Theo tơi để rèn trí thơng minh cho HS thì trong quá trình giảng dạy phải
làm cho HS thơng hiểu sâu sắc kiến thức cơ bản, từ đó rèn các thao tác tư duy
nhanh nhạy, linh hoạt, sáng tạo. Muốn vậy, phải đa dạng hóa các dạng bài tập,
ưu tiên sử dụng bài tập thực hành, bài tập có nhiều cách giải hay, bài tập có sự
phát triển thêm kiến thức mới, … Với mỗi bài tập, không chỉ dừng lại ở mức
độ tìm ra đáp số của bài tốn mà phải tập cho HS suy nghĩ tìm ra cách giải
khác, rút ra những kiến thức mới cần lĩnh hội và nếu thay đổi các dữ kiện hoặc
yêu cầu thì bài tốn sẽ phải giải theo hướng nào.
1.5. Tình hình sử dụng bài tập hố học để phát triển năng lực tƣ duy và
rèn trí thơng minh cho học sinh hiện nay
Thực tiễn cho thấy BTHH không chỉ có tác dụng ơn tập, củng cố kiến
thức đã học mà cịn có tác dụng để phát triển kiến thức, phát triển năng lực tư
duy và rèn trí thơng minh cho HS. Tuy nhiên, việc sử dụng BTHH như là một
phương pháp dạy học hiệu nghiệm thì chưa được chú ý đúng mức.
- Thầy giáo và học sinh đều quan tâm đến kết quả của bài tốn nhiều hơn
q trình giải tốn. Tất nhiên, trong q trình giải các thao tác tư duy được vận
dụng, các kĩ năng suy luận, kĩ năng tính tốn, kĩ năng viết và cân bằng phương
trình phản ứng được rèn luyện. Thế nhưng, nếu chú ý rèn tư duy cho học sinh
trong quá trình giải thì việc giải để đi đến đáp số của các bài toán sẽ đơn giản
hơn rất nhiều.
- Thời gian dành cho luyện tập ít, khơng có điều kiện phân tích bài toán
thật chi tiết, để hiểu cặn kẽ từng chữ, từng câu, từng điều kiện, từng khái niệm,
những kiến thức nào được vận dụng, những cách giải nào có liên quan. Trong
mọi trường hợp luôn luôn đặt câu hỏi "Tại sao ?", phải lý giải và lý giải được,
không được bỏ qua một chi tiết nào dù là nhỏ đến đâu đi nữa. Nếu làm được thì
kĩ năng suy luận lôgic, các thao tác tư duy, tổng hợp, khái quát hóa mới thường
xuyên được rèn luyện và phát triển.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Đối với cách dạy thơng thường thì chỉ cần tổ chức cho học sinh hoạt
động tìm ra đáp số của bài toán. Để phát triển tư duy và rèn trí thơng minh cho
học sinh thì làm như thế là chưa đủ, mà phải cho học sinh trả lời các câu hỏi
sau: Thông qua bài này lĩnh hội được nhưng kiến thức gì cho mình? Các "bẫy"
đặt ra trong bài tốn nhằm phát triển các thao tác tư duy gì ? Nếu thay đổi hoặc
bớt một số dữ kiện thì bài tốn có giải được khơng ? Ngồi cách giải trên cịn
có những cách nào khác ngắn gọn và hay hơn nữa không ? … Chỉ khi nào làm
được những điều trên thì học sinh mới hiểu hết tác dụng của từng bài toán.
- Khi giải bài toán, cần tổ chức cho mọi đối tượng học sinh cùng tham
gia tranh luận. Khi nói lên được một ý hay, giải bài toán đúng, với phương pháp
hay sẽ tạo ra cho học sinh niềm vui, một sự hưng phấn cao độ, kích thích tư
duy, nỗ lực suy nghĩ tìm ra cách giải hay hơn thế nữa.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này chúng tơi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của
đề tài bao gồm:
1. Vấn đề phát triển năng lực tư duy: Định nghĩa, tầm quan trọng, đặc
điểm, phẩm chất của tư duy, tư duy khoa học tự nhiên, tư duy hóa học và dấu
hiệu của sự phát triển tư duy, mối quan hệ giữa BTHH và việc phát triển năng
lực tư duy.
2. Vấn đề rèn trí thơng minh: Định nghĩa, vấn đề rèn trí thơng minh cho
HS thơng qua sử dụng BTHH.
3. Tình hình sử dụng BTHH để phát triển tư duy và rèn trí thơng minh
cho HS hiện nay thơng qua lăng kính thực tiễn.
Tất cả các vấn đề trên là cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên một số vấn đề,
cần được hiểu và làm theo quan điểm tiếp cận hệ thống, góp phần phát triển
năng lực tư duy và rèn trí thơng minh HS lên một mức cao hơn.
CHƢƠNG 2
CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY
VÀ RÈN TRÍ THƠNG MINH CHO HỌC SINH

2.1. Ngƣời học cần phải làm gì để phát triển tƣ duy và rèn trí thơng minh
khi học mơn hóa học

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Trong xã hội hiện nay, sự bùng nổ thông tin, khoa học và cơng nghệ
phát triển mạnh mẽ, thì dạy học không chỉ dạy kiến thức mà phải dạy phương
pháp học tập, bản thân học sinh phải có phương pháp học tập hợp lý, mà cốt lõi
của phương pháp học tập là phương pháp tự học.
- Phải thoát khỏi tình trạng bị động, khắc phục chướng ngại nhận thức đây là yếu tố cơ bản làm cho năng lực tự học kém, thiếu độc lập trong suy
nghĩ.
- Phải có hứng thú học tập bộ môn, phá vỡ chướng ngại nhận thức và
thông hiểu là cơ sở đầu tiên cho hứng thú học tập.
- Phải học bằng chính sức của mình, nghĩ bằng cái đầu của mình, nói
bằng lời nói của mình, viết theo ý của mình khơng dập khn theo câu chữ của
thầy.
- Rèn luyện năng lực lập luận đúng đắn.
- Để có thể lao động sáng tạo sau này, ngay từ bây giờ phải rèn luyện tư
duy, tập "sáng tạo" thông qua các vấn đề trong các câu hỏi, các bài tốn, chứ
khơng phải đơn thuần là bổ sung kiến thức vào trí nhớ của mình một cách thụ
động.
- Điều kiện cơ bản để phát triển năng lực tư duy với hiệu quả cao nhất,
trước hết học sinh phải ý thức được lợi ích lao động học tập và động cơ học tập
của mình vì thực nghiệm đã chứng minh: Chỉ có hứng thú với một hoạt động
nào đó mới đảm bảo cho hoạt động ấy tích cực.
- Khơng dừng lại ở việc tìm ra đáp số bài tốn, mà phải biết rút ra những
điều bổ ích cho mình thơng qua việc xây dựng tiến trình luận giải, và ln ln
suy nghĩ tìm ra cách giải hay hơn nữa và phải biết nghiền ngẫm để hiểu sâu sắc
từng vấn đề bài toán đưa ra, trong nhiều trường hợp hãy thay đổi một số dữ

kiện của bài toán để xem bài tốn sẽ đi theo hướng nào và tìm cách giải quyết
nó một cách khoa học, ….
- Phải thường xun dành thời gian để ơn tập, hệ thống hóa lại những
kiến thức đã học để thấy được sự lôgic, đồng thời tạo điều kiện để hiểu sâu các
kiến thức đã học hơn nữa. Chỉ khi học sinh hiểu được kiến thức sâu sắc thì mới
vận dụng nó một cách linh hoạt, sáng tạo vào giải quyết các vấn đề mà các bài

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tốn đặt ra. Khi đó các thao tác tư duy được rèn luyện và phát triển. Bài tập
càng khó thì càng có tác dụng mạnh đến sự phát triển tư duy của học sinh. Khi
tư duy đã trở nên mền dẻo, linh hoạt thì người học sẽ có cách giải quyết bài
tốn một các thơng minh nhất, hay nhất.
Tóm lại, để phát triển tư duy và rèn trí thơng minh thì trong học tập
người học phải tích cực, độc lập suy nghĩ để thông hiểu sâu sắc kiến thức, biến
kiến thức lĩnh hội được từ nhiều nguồn khác nhau thành kiến thức của mình và
vận dụng nó một cách linh hoạt, sáng tạo. Tuyệt đối khơng dập khn máy móc
theo con đường mà người khác đã đi. Trí thơng minh là đỉnh cao của sự phát
triển trí tuệ - sự tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng nhất là
các thao tác tư duy nó phải được rèn luyện và phát triển. Rèn các thao tác tư
duy nhanh nhạy, linh hoạt, sáng tạo chính là rèn trí thơng minh.
2.2. Những biện pháp phát triển năng lực tƣ duy và rèn trí thơng minh cho
học sinh thơng qua bài tập hóa học.
2.2.1. Rèn năng lực quan sát
2.2.1.1. Quan hệ biện chứng giữa óc quan sát và tư duy
Năng lực quan sát ở đây chính là óc quan sát - năng lực xem xét để có
tầm nhìn, là cơ sở để có tư duy. Nhà trường có trách nhiệm phải vừa trang bị
cho học sinh kiến thức vừa đặc biệt chú ý đến việc phát triển năng lực tư duy và
rèn trí thơng minh. Sự phát triển tư duy của học sinh là những biến đổi có tính

chất hoàn chỉnh và tiến bộ trong ý thức của học sinh, rèn luyện óc phê phán và
tự phê phán, tính hệ thống và tính bật nhanh của các thao tác tư duy, …. tạo
điều kiện để tư duy một cách biện chứng, chuẩn bị cho học sinh bước vào một
cuộc sống tự lập. Sự phát triển tư duy diễn ra trong quá trình dạy học, trong quá
trình lĩnh hội kiến thức, sự lĩnh hội diễn ra trong những điều kiện khác nhau tùy
theo phương tiện dạy học, các yêu cầu đề ra cho học sinh, hứng thú, năng lực
làm việc và tư chất, ….của học sinh. Thực nghiệm cho thấy, để phát triển tư
duy có hiệu quả cao nhất thì khi học bản thân học sinh phải ý thức được lợi ích
lao động học tập và hứng thú thì mới hăng say, tích cực suy nghĩ được. Hoạt
động tư duy là hoạt động căng thẳng, phải có ý chí và buộc mình phải tập trung
suy nghĩ cao độ thì mới có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp. Ngồi óc

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quan sát sâu sắc và tính tích cực hoạt động của hoạt động trí tuệ, để giải quyết
được những vấn đề nhất định nào đó, cần phải biết phân tích, so sánh, đối chiếu
để nhìn thấy những dấu hiệu và mối quan hệ bản chất bên trong của sự vật hiện
tượng. Hóa học là một mơn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, phương pháp
nghiên cứu, giảng dạy, học tập cũng trên cơ sở quan sát, thí nghiệm để phân
tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa thành các khái niệm, định luật, học
thuyết, … rồi từ lý thuyết đã có vận dụng nghiên cứu các sự vật và hiện tượng
khác ở phạm vị rộng hơn thông qua con đường diễn dịch. Thực tế ở trường phổ
thơng ít làm thí nghiệm, mà nếu có cũng khơng chú ý rèn óc quan sát cho học
sinh, thông thường học sinh quan sát, rồi giáo viên giải thích giúp học sinh, mà
khơng tạo cơ hội để học sinh động não suy nghĩ. Như vậy, óc quan sát và tư
duy có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tư duy phải dựa trên cơ sở quan sát
và quan sát là điểm xuất phát của tư duy.
2.2.1.2. Năng lực quan sát sắc sảo, mô tả, giải thích hiện tượng các q trình hóa
học

Kết quả quan sát là những dữ kiện có ý nghĩa để nghiên cứu các chất,
phản ứng, hiện tượng hóa học, dữ kiện quan sát càng đầy đủ, rõ ràng sẽ là cơ sở
tốt cho hoạt động tư duy chính xác. Đối tượng quan sát trong hóa học có thể là
các chất, cơng thức, thí nghiệm, hiện tượng tự nhiên, phương trình phản ứng,
bài tập thực nghiệm hay một bài toán bất kì.
● Quan sát một chất.
Với mục đích là mơ tả chất đó, nội dung là những đặc điểm của chất
theo trình tự mơ tả trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, nhiệt độ sơi, nhiệt dộ
nóng chảy …Chẳng hạn khi quan sát thấy rằng vẻ sáng đặc biệt và một số kim
loại có màu đặc trưng như Cu màu đỏ, Au màu vàng, ….Tại sao ? Cơ sở để giải
thích điều này là gì ? Hoặc khi nhìn một sợi dây đồng bên ngồi có vẻ nó là vật
vơ tri vơ giác nhưng thực ra bên trong nó như nào ? Tại sao nó lại có độ dẫn
điện cao đến thế cao hơn cả các kim loại kiềm ? Trong khi đó các kim loại kiềm
có hoạt tính hóa học rất mạnh. Vậy cái gì quyết định hoạt tính hóa học và cái gì
quyết định độ dẫn điện ? Nếu xem xét lý giải được học sinh mới nắm được
"chiếc chìa khóa" và học sinh cịn dễ dàng chấp nhận học thuộc một cách máy

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


móc mỗi khi chưa lý giải được.
● Quan sát một cơng thức.
Chẳng hạn, khi nhìn vào hai cơng thức C3H6 và C4H8 đều có cơng thức
chung là CnH2n nhưng có phải là đồng đẳng của nhau hay khơng thì khơng thể
khẳng định ngay được, mà phải dựa vào cấu tạo cụ thể của nó: Chúng chỉ là
đồng đẳng của nhau nếu chúng có cùng dạng mạch hở hay dạng mạch vịng ?
Từ đó càng chính xác hóa khái niệm đồng đẳng. Hoặc khi nhìn vào cơng thức
cấu tạo của phenol phải tách ra được hai phần: phần giống ancol và giống
benzen. Giống ancol, vì sao ? Do đó có phản ứng nào ? Giống benzen, vì sao ?
Do đó có tính chất gì ? Vậy phản ứng của nhóm OH gồm những phản ứng nào

? Phản ứng của gốc phenyl gồm những phản ứng nào ? Có sự ảnh hưởng qua lại
giữa nhóm OH và gốc phenyl khơng ? Nếu có thì được minh họa bằng phản
ứng nào ? …. Như vậy chỉ cần nhìn và xem xét kỹ trên công thức cấu tạo của
các chất, học sinh đã thấu suốt được gần như tồn bộ tính chất của một chất,
không phải ghi nhớ rập khuôn theo từng phản ứng của bài giảng.
● Quan sát một thí nghiệm.
Mục đích là xác định dấu hiệu phản ứng, biểu hiện ở sự thay đổi màu
sắc, mùi vị của chất phản ứng, sự tạo thành kết tủa, bay hơi, tỏa nhiệt, hay thu
nhiệt, …trình tự quan sát là đặc điểm của phản ứng, điều kiện phản ứng và đặc
điểm của sản phẩm tạo thành. Phải liên hệ chặt chẽ giữa hiện tượng bên ngoài
và bản chất bên trong của hiện tượng - sự biến đổi nội tại của các chất.
Ví dụ : Để cho học sinh hiểu được tính chất của ion NO 3 , giáo viên có thể cho
học sinh quan sát hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Thả một mẩu Cu vào dung dịch NaNO3 thì khơng thấy có
hiện tượng gì xảy ra. Nhưng nếu ta thêm tiếp vào vài giọt dung dịch H2SO4
lỗng thì Cu tan dần tạo thành dung dịch màu xanh lam và đồng thời có sủi bọt
khí thốt ra hóa nâu trong khơng khí. Vì sao lại như vậy ? Phải chăng Cu tan
được trong dung dịch H2SO4 lỗng ? Rõ ràng là khơng vì Cu đứng sau H2. Vậy
giải thích hiện tượng trên như nào ? Bản chất của phản ứng xảy ra là gì ? Vai
trị của ion NO 3 trong mơi trường axit như thế nào ?
Thí nghiệm 2: Cho một mẩu Al vào dung dịch NaNO3 thì cũng khơng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thấy có hiện tượng gì xảy ra. Nhưng nếu thêm tiếp vào hỗn hợp này một ít dung
dịch NaOH thì thấy nhơm tan và dung dịch có sủi bọt khí mùi khai thốt ra. Tại
sao khí thốt ra lại có mùi khai ? Có phải NH3 khơng ? Điều này mâu thuẫn với
những điều đã học trước đó nhơm tan trong dung dịch NaOH tạo ra khí H 2
khơng mùi ? Vai trò của ion NO 3 trong phản ứng trên là gì ? ….

Từ những hiện tượng quan sát được, giáo viên lần lượt dẫn dắt học sinh
đi tìm lời giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa để thấy được vai
trò của ion NO 3 trong các phản ứng đó là gì ? Sau đó u cầu học sinh khái
qt hóa thành sơ đồ sau:

mơi trường axit(H+)

Có tính oxi hố mạnh

như HNO3.
NO3-

mơi trường trung tính(H2O) Khơng có tính oxi hố.
mơi trường bazơ(OH- dư)

Bị Al, Zn khử đến NH3

● Quan sát hiện tượng tự nhiên.
- Một tấm sắt tráng kẽm (tôn) khi đã bị một vết xước thì tấm tơn sẽ bị
phá hủy nhanh. Tại sao như vậy ? Ở đây diễn ra những q trình hóa học nào ?
Cơ sở của nó là gì ? Ứng dụng điều này trong thực tiễn để bảo vệ vỏ tàu biển
người ta đã làm như thế nào ?
● Quan sát một phản ứng hóa học.
Ví dụ: Phản ứng giữa HCHO và dung dịch AgNO3/ NH3
HCHO + 2[Ag(NH3)2]NO3 + H2O  HCOONH4 + 2NH4NO3 + NH3 + 2Ag 
HCOONH4 + 2[Ag(NH3)2]NO3 + H2O  (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + NH3 +
2Ag 
Dung dịch AgNO3 / NH3 thực chất là gì ? Vai trò của dung dịch NH3
trong phản ứng trên là gì ? Tại sao lại viết [Ag(NH3)2]NO3 ?
HCHO bị oxi hóa thành HCOOH, tại sao lại viết HCOONH4 ? Tại sao

HCOONH4 lại bị oxi hóa tiếp thành (NH4)2CO3 ? Thay HCHO bằng CH3CHO
thì phản ứng có xảy ra tương tự như trên khơng ? Phương trình tổng qt là gì ?

Nếu không lý giải được những câu hỏi nêu trên thì học sinh rất khó hiểu
được bản chất của phản ứng ? Khơng những khó thuộc, độ bền kiến thức thấp
mà tư duy cũng không phát triển được bao nhiêu.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×