Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp giáo dục truyền thông cách mạng địa phương cho học sinh phổ thông Quận Ninh kiều Thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 167 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2018

Nguyễn Trƣơng Thanh

iii


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành đƣợc luận văn thạc sĩ, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất nhiều từ
PGS.TS. Trần Thị Hƣơng là cán bộ hƣớng dẫn khoa học. Cô đã tận tâm giúp đỡ và
nhiệt tình hƣớng dẫn tơi trong suốt thời gian học tập cũng nhƣ trong quá trình thực
hiện từ chun đề cho đến hồn thành luận văn. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
đến cô.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Hội đồng chuyên đề và Hội đồng bảo vệ
luận văn thạc sĩ vì đã cho tơi cơ hội hiểu biết và hồn thiện luận văn này. Đồng thời
tôi cũng chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Viện Sƣ phạm Kỹ thuật,
Phòng quản lý sau Đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và
thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp trong thời gian qua và Ban giám hiệu, quý thầy cơ,
cán bộ Đồn và học sinh các trƣờng Trung học phổ thông: Châu Văn Liêm, Phan
Ngọc Hiển, Nguyễn Việt Hồng, An Khánh cũng nhƣ lãnh đạo chính quyền, đồn
thể quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình khảo sát thực trạng và khảo nghiệm, thực nghiệm đề tài.
Việc thực hiện luận văn chắc hẳn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ và đóng góp ý kiến q báu của q thầy cơ
để luận văn này hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2018

Nguyễn Trƣơng Thanh

iv


TÓM TẮT
Truyền thống yêu nƣớc, truyền thống cách mạng dân tộc Việt Nam đã hình
thành và tồn tại lâu đời, tuy nhiên để giữ gìn và bảo vệ những truyền thống tốt đẹp
ấy đƣợc bền vững thì cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống cách
mạng địa phƣơng cần phải thực hiện hiệu quả cho học sinh từ trong nhà trƣờng.
Đề tài đã tập trung nghiên cứu kỹ về cơ sở lí thuyết và tiến hành khảo sát thực
trạng trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng
tại các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ. Kết quả nghiên cứu thực trạng đã thể hiện những hạn chế nhƣ:
- Các trƣờng chƣa thực hiện đƣợc nội dung giáo dục truyền thống yêu nƣớc,
truyền thống nhân đạo cao cả, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, đoàn kết, tự
chủ, đấu tranh kiên cƣờng. Đặc biệt, truyền thống lịch sử Cách Mạng Tháng Tám
tại địa phƣơng Hậu Giang - Cần Thơ chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xun;
- Hình thức tổ chức giáo dục chỉ thơng qua sinh hoạt lớp hay tiết chào cờ, ít
thƣờng xuyên thực hiện Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngoài nhà trƣờng nhƣ
tham quan, du lịch thông qua các chủ điểm cũng nhƣ chƣa tổ chức thực hiện giáo
dục thông qua hoạt động dạy học trên lớp;
- Ít thƣờng xuyên sử dụng các phƣơng pháp thảo luận nhóm, đóng vai, giải
quyết vấn đề, giao nhiệm vụ, phƣơng pháp diễn đàn;
- Các lực lƣợng nhƣ Đoàn, Hội địa phƣơng, các tổ chức chính trị - xã hội cũng
nhƣ chính quyền địa phƣơng và phối hợp các lực lƣợng giáo dục chƣa đƣợc triển
khai thực hiện;
- Công tác kiểm tra đánh giá chƣa thực hiện thƣờng xuyên, liên tục và chƣa

khảo sát lấy ý kiến các bên liên quan sau khi thực hiện hoạt động giáo dục truyền
thống cách mạng địa phƣơng để rút kinh nghiệm và nâng cấp hoạt động giáo dục;
- Các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ: Sự thống nhất của các lực lƣợng giáo dục gia
đình, nhà trƣờng và xã hội; Hệ thống cơ sở vật chất; Tác động của q trình tồn

v


cầu hóa và hội nhập quốc tế; Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ; Đặc
điểm tâm sinh lý của HS.
Từ kết quả khảo sát thực trạng ngƣời nghiên cứu đã đề xuất đƣợc 5 biện pháp,
các biện pháp đƣợc đánh giá cao tính khả thi và cần thiết, bao gồm:
(1) Bồi dƣỡng nâng cao năng lực tổ chức cho lực lƣợng giáo dục.
(2) Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng trong các
môn học.
(3) Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng ngoài
giờ lên lớp trong nhà trƣờng.
(4) Tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng thông qua các hoạt
động phối hợp giữa nhà trƣờng và Quận đoàn Ninh Kiều.
(5) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng thông
qua các phƣơng tiện truyền thông.
Kết quả thực nghiệm biện pháp phối hợp giữa Quận đoàn Ninh Kiều với nhà
trƣờng trong việc tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng đã mang lại
hiệu quả cao, giúp học sinh hiểu biết sâu sắc về quá khứ gian khổ, đau thƣơng anh
dũng và vinh quang của các anh hùng dân tộc cũng nhƣ tích cực trong việc giữ gìn,
bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống cách mạng địa phƣơng.

vi



ASTRACT
Patriotism and revolutionism have been built during Vietnam’s development.
However, preserving these Vietnamese traditional values needs the role of schools
in terms of educating their students about these values. This thesis focuses on
conducting literature review, building the conceptual framework and surveying the
reality on education of patriotism and revolutionism from high schools in Ninh Kieu
District, Can Tho City. Findings of the study are listed as below:
- Most of high schools in Ninh Kieu District have not emplemented on
education of patriotism, humanism and other Vietnamese qualities, such as: hardworking, creativity, unity, self-reliance, and resilience. Especially, education of Hau
Giang - Can Tho Cach Mang Thang Tam tradition has not been implemented
regularly.
- There is limitation in forms of traditional values education in high school in
Ninh Kieu District. Schools have used class meeting periods and saluting the flag
hour frequently to educate traditional values for their students. They rarely used
extra - actitivites or outside school activities as well as core subjects to educate
traditional values for their students.
- There is limitation in applying teaching methods in educating traditional
values in schools, such as: group discussion, role playing, problem solving,
forum,…
- There is no coordination between schools and other local goverment
organizations, units in educating traditional values for students.
- Schools have not been carried out monitoring and evaluation of traditional
values education regularly and continuously. They have not been surveyed the
feedbacks from stakeholders for improving traditional values education activities.
- There are several factors impacting on traditional values education activities
in high schools in Ninh Kieu District, such as: family - school and community

vii



unified; infrastructure system; impact of globalization and international integration;
technological revolution; students’ physiological.
Based on the findings from reality, there are five solutions which were feasible
and necessary, as follow:
(1) Providing training courses on traditional value education for teachers and
other stakeholders.
(2) Integrating traditional values in subjects.
(3) Providing extra - activities regarding traditional values for students.
(4) Integrating traditional values through activities and meetings co-organized
by high schools Ninh Kieu District Youth Union.
(5) Using social medias for educating traditional values.
Experiment of the collaboration between Ninh Kieu District Youth Union and
high schools in educating local traditional values shows high effectiveness in terms
of helping students to understand deeply about the hardships, heroism as well as
develping students’ participation in preserving, protecting and promoting local
traditional values.

viii


MỤC LỤC
TRANG TỰA
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
PHIẾU NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
LÝ LỊCH KHOA HỌC ...................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................iv
TÓM TẮT............................................................................................................................ v
ASTRACT .........................................................................................................................vii

MỤC LỤC ..........................................................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG............................................................................................xvi
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................................... 2
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................. 3
8. Đóng góp của Luận văn ..................................................................................................... 4
9. Cấu trúc Luận văn .............................................................................................................. 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH
MẠNG ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG ........................................ 5
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 5
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nƣớc ..........................................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc ..........................................................................6
1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................................... 10
1.2.1. Truyền thống ...................................................................................................10
ix


1.2.2. Truyền thống cách mạng địa phƣơng ..............................................................11
1.2.3. Hoạt động giáo dục .........................................................................................12
1.2.4. Giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng ...............................................14
1.3. Hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng cho học sinh phổ
thơng......................................................................................................................................... 14
1.3.1. Vai trị hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng cho học sinh
phổ thông ...................................................................................................................14
1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng cho học
sinh phổ thông ...........................................................................................................15

1.3.3. Nội dung giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng cho học sinh phổ
thơng ..........................................................................................................................17
1.3.4. Hình thức và phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cách
mạng địa phƣơng cho học sinh phổ thông ................................................................29
1.3.5. Lực lƣợng giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng cho học sinh phổ
thông ..........................................................................................................................35
1.3.6. Đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng cho học
sinh phổ thông ...........................................................................................................36
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa
phƣơng cho học sinh phổ thông.......................................................................................... 37
1.4.1. Yếu tố chủ quan ..............................................................................................37
1.4.2. Yếu tố khách quan ...........................................................................................39
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................................42
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
CÁCH MẠNG ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ......................................43
2.1. Khái quát chung về quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ................................... 43
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................43
2.1.2. Tình hình giáo dục ..........................................................................................44

x


2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa
phƣơng cho học sinh trung học phổ thông quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ .. 45
2.2.1. Đối tƣợng khảo sát ..........................................................................................45
2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát .....................................................................................48
2.2.3. Cách thức xử lý số liệu ....................................................................................48
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng cho học
sinh trung học phổ thông quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ................................ 48

2.3.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng
địa phƣơng cho học sinh ...........................................................................................48
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng
cho học sinh...............................................................................................................51
2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng
cho học sinh...............................................................................................................55
2.3.4. Thực trạng phƣơng pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng cho
học sinh .....................................................................................................................58
2.3.5. Thực trạng lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng
địa phƣơng cho học sinh ...........................................................................................61
2.3.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa
phƣơng cho học sinh .................................................................................................63
2.4. Đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng hoạt động giáo dục truyền thống
cách mạng địa phƣơng cho học sinh.................................................................................. 65
2.4.1. Đánh giá chung thực trạng ..............................................................................65
2.4.2. Nguyên nhân thực trạng hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa
phƣơng cho học sinh .................................................................................................66
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................................69
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA
PHƢƠNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ ..........................................................................................................................70
3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp ..................................................................... 70

xi


3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ..................................................................................70
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .........................................................................70
3.2. Một số biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng cho học sinh
trung học phổ thông .............................................................................................................. 72

3.2.1. Bồi dƣỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho các lực lƣợng
giáo dục .....................................................................................................................72
3.2.2. Tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng trong môn
Giáo dục công dân và các môn học khác ..................................................................75
3.2.3. Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng ngoài
giờ lên lớp trong nhà trƣờng .....................................................................................78
3.2.4. Tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng thông qua các hoạt
động phối hợp giữa nhà trƣờng và Quận đoàn Ninh Kiều ........................................85
3.2.5. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng thông
qua các phƣơng tiện truyền thông .............................................................................88
3.3. Đánh giá các biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phƣơng cho học
sinh trung học phổ thông ..................................................................................................... 89
3.4. Khảo nghiệm các biện pháp......................................................................................... 90
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ....................................................................................90
3.4.2. Phƣơng pháp khảo nghiệm ..............................................................................90
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm ....................................................................................91
3.4.4. Cách thức tiến hành .........................................................................................92
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ......................................................................................94
3.5. Thực nghiệm biện pháp ................................................................................................ 97
3.5.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................97
3.5.2. Nội dung thực nghiệm .....................................................................................97
3.5.3. Đối tƣợng thực nghiệm ...................................................................................98
3.5.4. Tiến hành thực nghiệm....................................................................................98
3.5.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................................................100
Kết luận chƣơng 3 ..........................................................................................................105

xii


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................106

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................110
PHỤ LỤC.........................................................................................................................116

xiii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ

TỪ VIẾT TẮT

1.

BCHTW

Ban chấp hành Trung ƣơng

2.

BGH

Ban giám hiệu

3.

CBQL

Cán bộ quản lý


4.

CBĐ

Cán bộ Đồn

5.

CCB

Cựu chiến binh

6.

CMHS

Cha mẹ học sinh

7.

CMTT

Cách Mạng Tháng Tám

8.

CNH

Cơng nghiệp hố


9.

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

10. DTLS

Di tích lịch sử

11. TNCSHCM

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

12. ĐLC

Độ lệch chuẩn

13. ĐTB

Điểm trung bình

14. GDCD

Giáo dục cơng dân

15. GV

Giáo viên


16. GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

17. LHTNVN

Liên hiệp thanh niên Việt Nam

18. SVVN

Sinh viên Việt Nam

19. HĐGDNGLL

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

20. HĐNGLL

Hoạt động ngồi giờ lên lớp

21. HĐH

Hiện đại hóa

22. HS

Học sinh

23. KNS


Kỹ năng sống

24. PTTH

Phổ thông trung học

25. SGK

Sách giáo khoa

xiv


STT

TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ

TỪ VIẾT TẮT

26. SGV

Sách giáo viên

27. SV

Sinh viên

28. THPT


Trung học phổ thông

29. THCS

Trung học cơ sở

30. TP

Thành phố

31. TTCM

Truyền thống cách mạng

32. TTCMĐP

Truyền thống cách mạng địa phƣơng

33. UBND

Ủy ban nhân dân

34. XHCN

Xã hội chủ nghĩa

xv


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Thông tin về CBQL - GV (giới tính, thâm niên, trình độ

46

chun mơn và vị trí nơi cơng tác)
Bảng 2.2: Thơng tin về HS (giới tính, lớp và trƣờng đang theo học)

47

Bảng 2.3: Nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục TTCMĐP

49

Bảng 2.4: Đánh giá về việc thực hiện nội dung giáo dục TTCMĐP

51

Bảng 2.5: Đánh giá về hình thức giáo dục TTCMĐP

55

Bảng 2.6: Đánh giá về phƣơng pháp giáo dục TTCMĐP cho HS THPT

58

Bảng 2.7: Đánh giá về lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục TTCMĐP


61

Bảng 2.8: Đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục

63

TTCMĐP
Bảng 2.9: Đánh giá về các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục

66

TTCMĐP
Bảng 3.1: Kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao năng lực tổ chức cho GV

73

Bảng 3.2: Kế hoạch bài học môn GDCD nội dung giáo dục TTCMĐP

76

Bảng 3.3: Kế hoạch tổ chức tham quan khu DTLS cho HS

86

Bảng 3.4: Đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

92

Bảng 3.5: Kế hoạch phối hợp của Quận đoàn và Trƣờng THPT An


98

Khánh về việc giáo dục TTCMĐP cho HS
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của nội dung giáo dục

101

Bảng 3.7: Kết quả thực nghiệm nhận thức về giáo dục TTCMĐP

103

Bảng 3.8: Kết quả thực nghiệm thái độ đối với nội dung giáo dục

103

TTCMĐP
Bảng 3.9: Kết quả thực nghiệm việc thực hiện hành vi giáo dục
TTCMĐP

xvi

104


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân dân Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đƣợc hình thành từ lâu đời,
nổi bật là truyền thống yêu nƣớc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Dân tộc ta có
một lịng nồng nàn u nƣớc, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xƣa

đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một
làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nƣớc và cƣớp nƣớc” [24, tr. 171]. Từ khi Đảng Cộng Sản Việt
Nam ra đời và lãnh đạo cuộc cách mạng Việt Nam, kháng chiến chống ngoại xâm,
truyền thống yêu nƣớc đó của dân tộc đƣợc kế thừa và phát triển thành TTCM.
Giáo dục TTCM đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta xác định là nhiệm vụ hết sức quan
trọng. Sinh thời, Bác Hồ đã nhắc nhở mọi ngƣời dân: “Dân ta phải biết sử ta. Cho
tƣờng gốc tích nƣớc nhà Việt Nam”. Đối với thế hệ trẻ, việc này càng có ý nghĩa
quan trọng bởi đây là lực lƣợng năng động, sáng tạo, tƣơng lai của đất nƣớc. Chúng
ta cần giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung và HS nói riêng về truyền thống dân tộc,
TTCM đặc biệt là TTCMĐP, bởi vì địa phƣơng là hình ảnh thu gọn của lịch sử dân
tộc, lòng yêu nƣớc bắt nguồn từ lòng yêu quê hƣơng, con ngƣời, xứ sở và truyền
thống tốt đẹp của địa phƣơng. Giáo dục TTCM cho HS nhằm giúp cho HS hiểu sâu
sắc quá khứ gian khổ, đau thƣơng nhƣng anh dũng và vinh quang của dân tộc, của
Đảng nói chung và của nhân dân địa phƣơng nói riêng để HS tin tƣởng, tự hào,
nhận thức rõ giá trị của cuộc sống hiện tại, nâng cao tinh thần yêu nƣớc, ý thức tự
lực tự cƣờng, có trách nhiệm của mình đối với quê hƣơng, đất nƣớc, dân tộc. Từ đó
tu dƣỡng đạo đức, lối sống, rèn luyện KNS và năng lực sẵn sàng tham gia lao động
sản xuất, kế tục sự nghiệp của các thế hệ cha anh đi trƣớc rèn luyện bản lĩnh tự đấu
tranh chống lại các thế lực thù địch, góp phần trong cơng cuộc xây dựng, bảo vệ chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Cần Thơ là thành phố giàu tiềm năng, có lịch sử hình thành khá lâu đời, giữ
vai trò rất quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, là động lực phát
1


triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhân dân Cần Thơ giàu lịng u nƣớc
và cách mạng, có truyền thống lịch sử rất đáng tự hào. Trong hai cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm, Cần Thơ có vị trí chiến lƣợc quan trọng, đóng góp to lớn vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc. Trong sự nghiệp đổi mới và xây

dựng đất nƣớc, Cần Thơ đã và đang tiếp tục phát huy TTCM, đồn kết nhất trí, khắc
phục khó khăn, quyết tâm xây dựng và phát triển thành phố, góp phần tích cực đối
với sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nƣớc. Vì vậy, giáo dục
cho HS hiểu biết về TTCM quê hƣơng Cần Thơ là điều rất cần thiết.
Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục cho thấy trong thời gian qua, mặc dù BGH các
trƣờng phổ thơng có quan tâm tổ chức giáo dục TTCM và TTCMĐP cho HS nhƣng
nội dung giáo dục chƣa phong phú, thiết thực, hình thức giáo dục chƣa đa dạng,
thiếu hấp dẫn, cuốn hút HS, đôi lúc cịn mang nặng tính hình thức, việc áp dụng các
biện pháp giáo dục còn cứng nhắc. Một bộ phận HS khơng có chí hƣớng rõ ràng,
chƣa hiểu biết đầy đủ TTCM của Đảng, của dân tộc và địa phƣơng, thiếu ý thức rèn
luyện, khơng tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, các phong trào và hoạt
động tập thể do nhà trƣờng, địa phƣơng tổ chức. Các tổ chức chính trị - xã hội,
chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự chủ động, tích cực nên hiệu quả mang lại
chƣa cao. Cơng tác phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và chính quyền địa phƣơng
trong q trình giáo dục TTCM cho HS chƣa thƣờng xuyên, hình thức kết hợp chƣa
đa dạng, thiếu chặt chẽ.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp giáo dục truyền
thống cách mạng địa phƣơng cho học sinh phổ thông quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và xác định thực trạng cơng tác giáo dục
TTCMĐP cho HS phổ thông, đề xuất biện pháp giáo dục TTCMĐP cho HS phổ
thông quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động giáo dục TTCMĐP cho HS phổ
thông.

2



3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục TTCMĐP cho HS phổ
thông quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
3.3. Đề xuất biện pháp giáo dục TTCMĐP cho HS phổ thông quận Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục TTCMĐP cho HS phổ
thông.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục TTCMĐP cho HS phổ thông
quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động giáo dục TTCMĐP cho HS phổ thông ở quận Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ đã đƣợc thực hiện nhƣng còn hạn chế và bất cập. Nếu xác định đúng thực
trạng, đề xuất biện pháp tổ chức giáo dục TTCMĐP cho HS có tính cần thiết và khả
thi, phù hợp thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục TTCMĐP cho HS
phổ thông quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp giáo dục
TTCMĐP cho HS các trƣờng THPT công lập quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
- Biện pháp giáo dục TTCMĐP thông qua các HĐGDNGLL.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích và tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các cơng trình nghiên cứu và
tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng bảng hỏi để khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục TTCMĐP cho HS
các trƣờng phổ thông công lập quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn để thu thập thông tin.
3



7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát quá trình tổ chức hoạt động giáo dục TTCMĐP cho HS phổ thông tại
địa phƣơng.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng bảng hỏi khảo sát sự hài lòng về mục tiêu trƣớc và sau khi thực
nghiệm từ các thành phần đã tham gia vào hoạt động giáo dục của biện pháp thực
nghiệm.
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu điều tra, từ đó lập bảng, so sánh,
phân tích, tổng hợp số liệu và rút ra nhận xét.
8. Đóng góp của Luận văn
- Về mặt lí luận, góp phần giúp nhà giáo dục có cơ sở khoa học giáo dục để
thực hiện và đánh giá công tác giáo dục TTCMĐP cho HS THPT.
- Về mặt thực tiễn, luận văn đóng góp tích cực vào mục tiêu giáo dục
TTCMĐP cho HS THPT, thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
9. Cấu trúc Luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung:
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về giáo dục TTCMĐP cho HS THPT.
- Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động giáo dục TTCMĐP cho HS THPT ở quận
Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- Chƣơng 3: Đề xuất biện pháp giáo dục TTCMĐP cho HS THPT quận Ninh
Kiều, TP. Cần Thơ
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

4



Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
CÁCH MẠNG ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Giáo dục TTCMĐP là một nội dung trong giáo dục đạo đức HS và đã đƣợc
các nhà nghiên cứu quan tâm. Những quan điểm, những ý tƣởng giáo dục của nhà
khoa học đã giúp ngƣời nghiên cứu tổng quan đƣợc vấn đề nghiên cứu cho đề tài,
cụ thể nhƣ:
Nhà khoa học Rabơle (1494 - 1553) là đại diện cho chủ nghĩa nhân đạo Pháp.
Ông quan niệm rằng giáo dục phải bao hàm các nội dung, đạo đức, thể chất và thẩm
mỹ. Bên cạnh đó, ơng nhấn mạnh rằng, ngồi giáo dục ở lớp, ở nhà, giáo dục cịn
thơng qua các buổi tham quan các xƣởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà
văn, các nghị sỹ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một
ngày [27].
Tác giả Cơrúpxcaia (1869 - 1939) là nhà hoạt động chính trị của Đảng và Nhà
nƣớc Xô Viết cũng là một nhà tâm lý học, giáo dục. Theo bà, để đào tạo con ngƣời
phát triển toàn diện bao gồm: Đức, trí, thể, mỹ, quân sự và giáo dục lao động, giáo
dục kỹ thuật tổng hợp, nhà giáo dục phải coi trọng “giáo dục qua các hình thức hoạt
động tập thể nhƣ tham quan du lịch, cắm trại, lao động hè ở các nông lâm trƣờng
kết hợp với sinh hoạt văn hóa nghệ thuật [31, tr. 226]. Cùng quan điểm trên,
A.S.Makarenco đã vận dụng sáng tạo lí luận Mác xít vào thực tiễn để rút ra những
kinh nghiệm làm phong phú cho lí luận giáo dục nói chung. Theo Makarenco, một
trong những logic của quá trình sƣ phạm là “quá trình tổ chức hợp lý các hoạt động
của HS tham gia vào cách mạng xã hội, lao động sản xuất, các hoạt động tập thể
nhƣ vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, văn hóa nghệ thuật” [31, tr. 246].
Thế kỷ XVII, với tác phẩm “Khoa sƣ phạm vĩ đại”, nhà giáo dục học và là nhà
triết học uyên bác của Cộng hòa Czech - Jan Amos Komensky đã có nhiều đóng
góp cho lí luận về cơng tác giáo dục truyền thống. Ơng đề xuất nhiều biện pháp giáo

5


dục và nhấn mạnh con ngƣời phải đƣợc giáo dục từ lúc trẻ thơ, bởi trẻ em nhƣ cây
non trong vƣờn để cây cỏ lớn lên nhất thiết phải đƣợc sự quan tâm, chăm sóc…
Ơng kêu gọi các bậc cha mẹ, các nhà giáo hãy mãi mãi là một tấm gƣơng trong
cuộc sống, trong mọi sinh hoạt để trẻ em noi theo. Cũng quan đểm trên, nghiên cứu
của tác giả Amber Carlson về hành vi cha mẹ có ảnh hƣởng đến hành vi con cái.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cha mẹ là tấm gƣơng, hành vi nhân cách của cha mẹ
đƣợc thể hiện qua lối sống, qua phong cách nuôi dạy con cái [55].
Nhà giáo dục lỗi lạc V.A.Xukhômlinxki cũng rất quan tâm đến công tác giáo
dục truyền thống cho HS, ơng đã đóng góp nhiều cho lí luận và tổng kết kinh
nghiệm giáo dục thế hệ trẻ. Trong q trình giáo dục ơng quan tâm đặc biệt tới sự
hài hòa giữa sự phát triển truyền thống cũng nhƣ tình cảm, các giá trị thẩm mỹ với
sự phát triển trí tuệ, thể chất, kỹ năng lao động nghề nghiệp và ý thức cơng dân.
Từ đó, các cơng trình nghiên cứu trên là cơ sở giúp ngƣời nghiên cứu định
hƣớng rằng, để giáo dục TTCMĐP cho HS THPT đƣợc hiệu quả, ngồi HS đƣợc
học các mơn học có nội dung liên quan thơng qua hoạt động trên lớp, mà cịn thông
qua các HĐGDNGLL bằng các hoạt động tham quan du lịch, cắm trại, lao động hè
theo chủ điểm của trƣờng.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Trong những năm qua, ở nƣớc ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, đề tài
khoa học, bài viết đƣợc đăng tải trên các tạp chí và lƣu hành nội bộ liên quan đến
vấn đề giáo dục TTCMĐP và đƣợc khai thác với nhiều khía cạnh, góc độ khác
nhau, cụ thể nhƣ:
Theo nghiên cứu của tác giả Thái Văn Long, “Các biện pháp giáo dục
TTCMĐP cho HS THPT tỉnh Cà Mau thông qua bộ môn khoa học xã hội”, tác giả
đã xây dựng các biện pháp giáo dục TTCMĐP cho HS phổ thông thông qua các
môn Văn học và Lịch sử với các hoạt động giáo dục nội và ngồi khóa nhƣ: (1)
Truyền thống u nƣớc của nhân dân Cà Mau, đặc biệt là trong thời kỳ Đảng lãnh

đạo cách mạng Việt Nam; (2) Truyền thống kính u Bác Hồ, u Đảng, một lịng,
một dạ thủy chung son sắc, trung thành với lý tƣởng XHCN; (3) Truyền thống quê
6


hƣơng và con ngƣời Cà Mau qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là thời kỳ lịch sử cách
mạng; (4) Truyền thống đấu tranh cánh mạng vẻ vang anh dũng, quyết chiến, quyết
thắng của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau; (5) Truyền thông đấu tranh vẻ vang anh
dũng riêng, đặc thù của các lực lƣợng vũ trang nhân dân tỉnh Cà Mau; (6) Truyền
thống đoàn kết đấu tranh cách mạng anh dũng riêng, đặc thù, đặc trƣng của thanh
niên, phụ nữ, nông dân Cà Mau; (7) Truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của
các cá nhân, gia đình, địa phƣơng, đơn vị anh hùng; (8) Tinh thần đoàn kết, lao
động, sáng tạo trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, văn học, nghệ thuật, giáo dục [20].
Tác giả Phạm Bá Khoa trong báo cáo tổng kết đề tài “Một số giải pháp giáo
dục TTCM Việt Nam của Đồn Thanh niên thơng qua hệ thống bảo tàng và DTLS
cách mạng”, tác giả đã đề cập đến giáo dục TTCM cho thế hệ trẻ Việt Nam với nội
dung rất phong phú nhƣ: (1) Gƣơng chiến đấu và công hiến, hy sinh quên mình,
kiên cƣờng, bất khuất; sẵn sàng xả thân vì độc lập, tƣ do của Tổ quốc của các thế hệ
cha, anh trong lực lƣợng vũ trang, các tổ chức Đảng, Đoàn, Hội, thanh niên xung
phong cũng nhƣ các đoàn thể quần chúng khác đƣợc giáo dục, tổ chức dƣới ngọn cờ
của Đảng; (2) Ý chí và tinh thần khơng cam chịu nơ lệ, đói nghèo của các thế hệ đi
trƣớc; ham học hỏi, luôn cầu thị, hội nhập để phát triển nhƣng không đánh mất cội
nguồn và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; (3) Kiên định mục tiêu, lý tƣởng đã lựa
chọn là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Sống phải có nghĩa có tình, thủy chung
son sắc với bạn bè trên tinh thần chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Ngoài ra, tác giả cịn
giới thiệu nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục TTCM cho thế hệ trẻ
thông qua hệ thống bảo tàng và DTLS cách mạng [17].
Theo một nghiên cứu khác của tác giả Tô Duy Xuyên, với nội dung đề tài
“Nâng cao hiệu quả giáo dục TTCM cho HS thông qua dạy môn Giáo dục công dân
tại trƣờng THPT Nam Đàn 2, tỉnh Nghệ An” tác giả đã xây dựng đƣợc một số

phƣơng pháp dạy học tích cực phù hợp với chƣơng trình giáo dục TTCM thơng qua
tích hợp mơn GDCD và chƣơng trình ngoại khóa ở trƣờng THPT [27].
Bài viết của Thu Nguyên đƣợc đăng trên Báo điện tử Quảng Ninh, tác giả đã
đƣa ra những hoạt động giáo dục TTCM hiệu quả cho HS phổ thông thông qua
7


những HĐGDNGLL, những hoạt động cụ thể, sinh động thu hút đƣợc nhiều HS
tham gia nhƣ: thông qua việc tổ chức các hoạt động các ngày lễ lớn của dân tộc, của
đất nƣớc, của tỉnh (ngày Thƣơng binh - Liệt sỹ 27-7) và của tổ chức Đồn (viết bài
tìm hiểu, triển khai các cuộc vận động, trao đổi tọa đàm, nghe nói chun đề…);
thơng qua các đợt sinh hoạt chính trị. Tác giả nhấn mạnh, để giáo dục TTCM cho
HS phổ thơng có kết quả tốt phải bắt đầu từ chính việc tìm hiểu lịch sử của làng, xã,
trƣờng học… nơi mình sinh sống, học tập, cơng tác [42].
Ngồi ra, tác giả Phan Đình Hùng cũng đã quan tâm đến giáo dục truyền thống
cho HS dân tộc thiểu số. Tác giả Phan Đình Hùng đã giới thiệu thực trạng và những
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, TTCM cho HS dân tộc
thiểu số ở trƣờng THCS huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên [16].
Tác phẩm của Lê Văn Huân với nội dung “Giáo dục lòng yêu quê hƣơng qua
lịch sử địa phƣơng” đƣợc đăng trên Tạp chí giáo dục thời đại, bài viết đã thể hiện
các nguyên tắc giáo dục lòng yêu quê hƣơng cho HS thông qua lịch sử địa phƣơng,
cụ thể nhƣ: (1) Giáo dục lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc phải gắn chặt với lịng u
đất nƣớc. Tình u q hƣơng thống nhất với tình yêu Tổ quốc. Giáo dục tình yêu
quê hƣơng cho HS phải đƣợc thực hiện trên cơ sở những sự kiện trên mảnh đất, con
ngƣời ở địa phƣơng, chứ không phải là sự hô hào một cách chung chung; (2) Giáo
dục không tách rời giáo dƣỡng; (3) Phải hƣớng tình cảm vào hoạt động cách mạng,
thể hiện bằng những hành động cụ thể [40].
Bài viết của Tác giả Thanh Hiếu, với nội dung “Giáo dục lịch sử, TTCM góp
phần bồi dƣỡng tinh thần yêu nƣớc cho thế hệ trẻ”, bài viết đã thể hiện mơ hình của
hội CCB về “Đẩy mạnh giáo dục truyền thống và lý tƣởng cách mạng cho thế hệ trẻ

tỉnh Quảng Ngãi” nhƣ: phối hợp với thanh niên tổ chức nói chuyện truyền thống
trong các trƣờng học nhân ngày lễ, kỷ niệm; ông, bà, cha, mẹ kể chuyện truyền
thống cho con cháu trong gia đình, dịng tộc; hƣớng dẫn đội viên, đồn viên chăm
sóc nghĩa trang liệt sỹ, chăm sóc các khu DTLS cách mạng, chăm sóc, giúp đỡ gia
đình thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Ngồi ra,
bài viết còn thể hiện hiệu quả khi HS tham gia các hoạt động ngoại khóa nhƣ tham
8


quan các DTLS tại địa phƣơng, HS hứng thú hơn với môn học lịch sử; biết thêm
những nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu ngay tai địa phƣơng mình sinh sống, HS tự
hào hơn, từ đó tiếp thêm ngọn lửa về tinh thần yêu nƣớc, cách mạng [39].
Theo bài viết của Nguyễn Phƣơng Liên và Trần Việt Tùng, kết quả bài viết đã
thể hiện đƣợc ý nghĩa và vai trị của nhà trƣờng phổ thơng đối với việc giáo dục di
sản văn hóa cho HS thơng qua dạy học mơn Địa lí theo một số hình thức tổ chức
giáo dục nhƣ: Câu lạc bộ yêu Địa lí, tổ chức triển lãm địa lí, tổ chức tham quan địa
lí - trải nghiệm di sản, tiến hành bài học tại nơi có di sản, tổ chức thi tìm hiểu về di
sản. Theo tác giả, để giáo dục giá trị di sản truyền thống trong nhà trƣờng hiệu quả
phải thông qua lồng ghép nội dung kiến thức giáo dục di sản vào trong mỗi bài học
của các mơn văn hóa hoặc tổ chức tham quan - ngoại khóa sẽ giúp HS đƣợc tiếp cận
một cách gần hơn với di sản [19].
Bài viết khác của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang với nội dung “Giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc Hồ Chí Minh cho thanh niên
hiện nay”, bài viết đƣợc đăng trên Tạp chí cộng sản. Theo tác giả để giáo dục truyền
thống của Đảng, Đoàn và địa phƣơng cho thế hệ trẻ đƣợc hiệu quả, giáo dục khơng
chỉ bằng những tấm gƣơng sáng chói của các vị anh hùng mà còn phải chú ý đến
những tấm gƣơng “ngƣời tốt, việc tốt” ở quanh ta, những tấm gƣơng ấy luôn gần
gũi với cuộc sống đời thƣờng mà ai cũng có thể học tập, noi theo, làm theo [43].
Nhìn chung, tại Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về giáo dục
TTCMĐP cho HS thơng qua tích hợp trong các mơn học hay thơng qua hoạt động

ngoại khóa, tham quan các DTLS tại địa phƣơng. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nghiên
cứu nào đề cập đến giáo dục TTCMĐP cho HS phổ thông quận Ninh Kiều. Do đó,
nghiên cứu về giáo dục TTCMĐP cho HS tại các trƣờng phổ thông quận Ninh Kiều
là một yêu cầu khách quan và cần thiết. Trong đề tài này ngƣời nghiên cứu chỉ tập
trung nghiên cứu biện pháp giáo dục TTCMĐP cho HS THPT thơng qua hoạt động
ngoại khóa, giúp HS hiểu rõ hơn về TTCMĐP nơi HS đang sinh sống và học tập.

9


1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Truyền thống
Truyền thống theo tiếng Ấn - Âu là “tradition”, có nguồn gốc từ tiếng Latinh
“trader”, “tradition” có nghĩa là trao truyền, truyền đạt, luân chuyển, mang lại, trao
lại [33, tr. 13].
Theo Từ điển Bách khoa Xô Viết định nghĩa: “Truyền thống là những yếu tố
của di tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời này sang đời khác và đƣợc lƣu giữ trong các
xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài. Truyền thống đƣợc thể
hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực hành vi, các giá trị, tƣ tƣởng, phong tục, tập
quán và lối sống… Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả mọi
lĩnh vực trong đời sống xã hội [33, tr. 13].
Theo nghĩa thông thƣờng, trong Từ điển Tiếng Việt phổ thơng, truyền thống
đƣợc định nghĩa “là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ,
đƣợc truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác” [29, tr. 63].
Trong Từ điển Chính trị vắn tắt, truyền thống đƣợc hiểu “là di sản về xã hội và
văn hóa đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đƣợc duy trì trong suốt thời
gian dài” [29, tr. 63].
Theo tác giả Trần Quốc Vƣợng cho rằng, “Truyền thống nhƣ là một hệ thống
tính cách, các thế ứng xử của một tập thể hay một cộng đồng, đƣợc hình thành trong
lịch sử, trong một môi trƣờng tự nhiên và nhân văn nhất định, trở nên ổn định, có

thể định chế hóa bằng luật hay bằng lệ và đƣợc trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác, để đảm bảo tính đồng nhất của một cộng đồng” [35, tr. 28 - 29].
Ngoài ra, Vũ Khiêu cho rằng “truyền thống là những thói quen lâu đời, đã
đƣợc hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ và hành động của dân tộc ta” [18, tr.
67].
Theo tác giả Trần Văn Giàu đã nhận định: “truyền thống thì có cái tốt, cái xấu
nhƣng khi chúng ta nói đến giá trị truyền thống thì ở đây chỉ có cái tốt mà thơi vì
chỉ có cái tốt mới đƣợc gọi là giá trị. Thậm chí, khơng phải mỗi cái gì tốt thì đều
đƣợc gọi là giá trị mà phải là những cái tốt phổ biến, cơ bản, tác dụng tích cực cho
10


đạo đức, luân lý, có cả tác dụng hƣớng dẫn sự nhận định và hƣớng dẫn sự hành
động thì mới đƣợc mang danh nghĩa là giá trị truyền thống” [8, tr. 50].
Nguyễn Trọng Chuẩn thì cho rằng truyền thống là những tƣ tƣởng, tình cảm,
những tập qn, thói quen, những phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí… của một
cộng đồng ngƣời đã hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn đinh và đƣợc truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác” [38].
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, BCHTW Đảng (khóa VIII) đã khẳng
định: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh
dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó là lịng u nƣớc nồng nàn, ý chí tự cƣờng dân tộc, tinh
thần đồn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc, lịng
nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao
động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống” [7, tr. 56]. Từ đó, truyền
thống dân tộc ta rất phong phú, điển hình là: Tinh thần u nƣớc, lịng thƣơng
ngƣời, đồn kết, cần cù, tiết kiệm, giản dị, sáng tạo…
Qua những khái niệm trên, có thể hiểu truyền thống là những phong tục tập
quán, thói quen và những kinh nghiệm xã hội, lối sống được hình thành và phát
triển trong lịch sử, đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt thời

gian dài. Có nhiều loại truyền thống nhƣ: truyền thống gia đình, truyền thống của
từng địa phƣơng, đơn vị, ngành, tập thể, TTCM, truyền thống dân tộc… Trong
nghiên cứu đề tài này, ngƣời nghiên cứu tập trung quan tâm đến loại TTCM.
1.2.2. Truyền thống cách mạng địa phương
Cách mạng là “cuộc biến đổi xã hội - chính trị lớn và căn bản thực hiện bằng
việc lật đổ một chế độ xã hội lỗi thời, lập nên một chế độ xã hội mới, tiến bộ” [32,
tr. 99]. Theo đó, cách mạng là sự thay đổi cái cũ bằng cái mới tiến bộ hơn và xảy ra
trong các lĩnh vực xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, công nông nghiệp.
Từ năm 1930 đến nay, nƣớc ta đã trải qua các cuộc cách mạng nhƣ: (1) Cách
mạng dân tộc dân chủ là “Cách mạng chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập
dân tộc và dân chủ, thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tƣ sản”; (2)
11


×