Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐỀ VÀ HDC v6, HSG 2021h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.72 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS HỒNG XN HÃN
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 120 phút.

Câu 1: (2 điểm):
Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
a.Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, truyền thuyết nào giải thích nguồn gốc giống nịi của người
Việt cổ?
b. Xác định phương thức biểu đạt của câu văn: “Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái
rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp nọ chồng lên lớp kia ơm lấy dịng sơng, đắp từng bâc màu xanh lá mạ, màu
xanh rêu, màu xanh chai lọ…”
c. Ông là một nhà văn viết khá nhiều truyện đồng thoại cho thiếu nhi trong đó có một tác phẩm
được trích in trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2. Ông mang tên một loại hoa rất thơm mọc giữa bùn
đen. Bút danh của ơng là gì?
d. Nhân vật chính trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của Đồn Giỏi có tên gì?
Câu 2: (8 điểm):
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
ĐÁNH THỨC TRẦU
Đã ngủ rồi hả trầu?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
Bà tao vừa đến đó
Muốn xin mấy lá trầu
Tao khơng phải ai đâu
Đánh thức mày để hái!
Trầu ơi hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào


Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé
Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu…
Đã dậy chưa hả trầu?
Tao hái vài lá nhé
Cho bà và cho mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi!
(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999)
a.Xác định các phương thức biểu đạt trong bài thơ.
b. Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ chính được sử dụng trong bài thơ.
c. Theo em, việc cậu bé “đánh thức trầu” vào ban đêm để “xin mấy lá trầu” cho thấy cách đối xử
như thế nào với cây cối trong vườn và thiên nhiên nói chung?
d. Từ câu chuyện đánh thức trầu trong bài thơ, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12-15 dòng)
miêu tả về một loại cây mà em gắn bó trong vườn nhà.
Câu 3: (10 điểm):
“Mẹ ơi! Con nhìn lên bầu trời đêm, có rất nhiều vì sao đang lấp lánh. Các vì sao đang thức để
chơi đùa, để làm việc hay đang phiêu lưu hả mẹ..?”
Từ câu hỏi của người con, em hãy tưởng tượng và kể lại một câu chuyện với chủ đề: Những vì
sao chưa ngủ…

-----------Hết----------HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM


Ý
Yêu cầu kiến thức – Kĩ năng
Điểm
Câu 1(2 điểm): Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
a
Con Rồng cháu Tiên

0,5
b
Phương thức biểu đạt: Miêu tả.
0,5
c
Bút danh: Tơ Hồi
0,5
d
Nhân vật tên An
0,5
Câu 2: (8 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
a
Các phương thức biểu đạt trong bài thơ: Miêu tả, tự sự, biểu cảm
0,5
b
*Kĩ năng: Viết được đoạn văn hồn chỉnh, biết phân tích được cụ thể
1,0
giá trị biểu cảm của phép tu từ.
*Kiến thức: Học sinh chỉ ra được giá trị biểu cảm của phép tu từ chính
là nhân hóa; ý nghĩa của việc sử dụng phép tu từ trong việc thể hiện
nội dung đoạn văn. Cụ thể: Phép nhân hóa được thể hiện trong bài thơ
2,0
qua hình thức trị chuyện giữa nhân vật cậu bé với cây trầu: Cách xưng
hơ “mày – tao”; lời trị chuyện: Đã ngủ rồi hả trầu?/ Tao đã đi ngủ
đâu/ Mà trầu mày đã ngủ…; Trầu ơi hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra
nào..; Đã dậy chưa hả trầu?/Tao hái vài lá nhé…; Đừng lụi đi trầu ơi!
-> thể hiện mối quan hệ thân thiết của cậu bé với cây trầu. Lời trò
chuyện cho thấy cậu bé rất trân trọng và xem cây trầu như một người
bạn gần gũi. Phép nhân hóa giúp cho bài thơ trở nên sinh động, hấp
dẫn, đồng thời cho thấy góc nhìn rất trong sáng, hồn nhiên, sự gắn

bó… của tác giả Trần Đăng Khoa với thiên nhiên, cây cối trong vườn.
c
Việc “đánh thức trầu” vào ban đêm để “xin mấy lá trầu” cho thấy cách
1,0
đối xử trân trọng, gần gũi; biết yêu quý và gắn bó với cây cối trong
vườn và thiên nhiên nói chung của nhân vật cậu bé
d
*Kĩ năng: Biết viết đoạn văn miêu tả hồn chỉnh khoảng 12-15 dịng;
1,0
diễn đạt trong sáng, mạch lạc; lời văn giàu hình ảnh.
*Kiến thức: Đây là một yêu cầu khá mở về nội dung, nên các em có
thể lựa chọn miêu tả một lọai cây bất kì trong vườn nhà mà em gắn bó
2,5
miễn là thể hiện được yêu cầu của một đoạn văn miêu tả cây cối. Sau
đây là một gợi ý:
- Giới thiệu chung về loại cây mà em định tả.
- Tả chi tiết một số đặc điểm nổi bật của loại cây đó như: Thân, lá, hoa,
quả… (kết hợp linh hoạt các phép tu từ, các từ láy…)
- Tình cảm, sự gắn bó của em với loại cây được tả.
Câu 3: (10 điểm):
“Mẹ ơi! Con nhìn lên bầu trời đêm, có rất nhiều vì sao đang lấp lánh. Các vì sao
đang thức để chơi đùa, để làm việc hay đang phiêu lưu hả mẹ..?”
Từ câu hỏi của người con, em hãy tưởng tượng và kể lại một câu chuyện với chủ
đề: Những vì sao chưa ngủ…
a
- HS biết viết bài văn sáng tạo; vận dụng linh hoạt các yếu tố kể, tả,
2,0
biểu cảm; các kĩ năng tưởng tượng, so sánh, nhận xét..; các phép nghệ
thuật như nhân hóa, so sánh; sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh..
- Biết sử dụng ngơi kể hợp lí; biết kết hợp linh hoạt giữa lời kể, lời

thoại..
- Có thể linh hoạt các phần trong bố cục song đảm bảo được tính liên


b
c

d
e

kết; bài viết có mở đầu, diễn biến, kết thúc, thể hiện được một nội
dung ý nghĩa trọn vẹn.
Xác định đúng yêu cầu của đề ra: Hãy tưởng tượng và kể lại một câu
chuyện với chủ đề: Những vì sao chưa ngủ…
Cách triển khai nội dung: Đây là dạng bài văn sáng tạo nên học sinh có
thể có nhiều cách thể hiện nội dung, miễn là các em bám sát được vào
yêu cầu, gợi ý trong đề.
Sau đây là một hướng triển khai:
-Giới thiệu/ dẫn dắt được tình huống diễn ra câu chuyện (có thể trong
một giấc mơ/ một cuộc phiêu lưu…) -> gặp gỡ, trị chuyện với các vì
sao/ Câu chuyện của chính các vì sao…
- Kể chi tiết câu chuyện về cuộc sống của các vì sao trong thế giới của
vũ trụ, của màn đêm tùy theo sự tưởng tượng của các em với sự tham
gia của các nhân vật sao, thậm chí là của cả con người…..(câu chuyện
cần được tưởng tượng một cách hợp lí với thế giới thực).
-> Biết đan xen tình cảm, thái độ, cảm xúc của các nhân vật tham gia
câu chuyện.
- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Gửi gắm ý nghĩa gì?
Sáng tạo: Bài viết giàu chất văn, có những sáng tạo trong cách kể, cách
diễn đạt, tránh máy móc theo cấu trúc của một bài tập làm làm văn.

Đảm báo đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN HSG MÔN VĂN CẤP HUYỆN, TỈNH FILE WORD Zalo 0946095198
200 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6=100k
230 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7=120k
230 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8=120k
290 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9=150k

1,0

1,0
4,0

1,0
0,5
0,5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×