Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

TIỂU LUẬN môn học đầu tư quốc tế CHIẾN lược đầu tư QUỐC tế của HONDA tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.74 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN
Môn học: Đầu tư quốc tế
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA HONDA
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS. Cao Thị Hồng Vinh
Thành viên nhóm thực hiện:
1. Lưu Quý Nhân
2. Đặng Xuân Phương
3. Đỗ Ngọc Sơn
4. Nguyễn Bá Thành
5. Bùi Thị Thắm
6. Bùi Thị Anh Thư

Hà Nội, 2020


DANH MỤC BẢNG

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................2
1.1 Đầu tư quốc tế.............................................................................................2
1.1.1 Khái niệm..............................................................................................2
1.1.2 Phân loại đầu tư quốc tế.......................................................................2


1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư quốc tế...........................2
1.2 Công ty xuyên quốc gia (TNC)..................................................................2
1.2.1 Khái niệm về TNC.................................................................................2
1.2.2 Chiến lược hoạt động của các TNC.....................................................4
2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA HONDA TẠI
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM...............................................................................6
2.1 Giới thiệu chung về Honda.........................................................................6
2.1.1 Lịch sử hình thành................................................................................8
2.1.2 Viễn cảnh – sứ mệnh............................................................................9
2.1.3 Sản phẩm chính..................................................................................10
2.1.4 Triết lý kinh doanh..............................................................................10
2.2 Môi trường kinh doanh nội địa tại Việt Nam........................................11
2.2.1 Mơi trường văn hóa – xã hội..............................................................11
2.2.2 Mơi trường công nghệ........................................................................12
2.2.3 Môi trường pháp luật..........................................................................12
2.2.4 Môi trường cạnh tranh.......................................................................13
2.3 Thị trường Honda tại Việt Nam..............................................................15
2.3.1 Thị phần và kết quả kinh doanh.........................................................15
2.3.2 Thành tự của Honda Việt Nam..........................................................17
2.3.3 Các sức ép từ thị trường.....................................................................17
2.3.4 Phương thức thâm nhập thị trường...................................................18
2.4 Chiến lược đầu tư quốc tế của Honda tại Việt Nam.............................19


2.5 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại Việt Nam.....................20
2.5.1 Chiến lược chi phí thấp......................................................................20
2.5.2 Chiến lược sản phẩm khác biệt hóa...................................................21
2.5.3 Chiến lược trọng tâm..........................................................................21
2.5.4 Chiến lược phân phối.........................................................................22
2.5.5 Chiến lược yểm trợ, đẩy mạnh kích thích tiêu thụ............................23

2.5.6 Chiến lược chuyển đổi mơ hình từ sản xuất sang nhập khẩu..........24
2.6 Đánh giá tác động của chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda......25
2.6.1 Chiến lược chi phí thấp......................................................................25
2.6.2 Chiến lược khác biệt hóa....................................................................26
2.6.3 Chiến lược trọng tâm..........................................................................26
2.6.4 Chiến lược phân phối.........................................................................27
2.6.5 Chiến lược yểm trợ, đẩy mạnh kích thích tiêu thụ............................27
2.6.6 Chiến lược chuyển đổi mơ hình từ sản xuất sang nhập khẩu..........27
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC...........................28
KẾT LUẬN........................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................30


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Doanh số các thương hiệu ôtô tại Nhật Bản năm 2019......................6
Bảng 2: Doanh số bán xe máy và ơ tơ của Honda Việt Nam.........................20
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Số tiền 19 tập đồn ơ tơ lớn nhất thế giới kiếm được mỗi giây trong
năm 2019..............................................................................................................7
Hình 2: Số lượng xe máy bán ra của Honda Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019
.............................................................................................................................16


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

1


HEAD

2

TNC

3

WSS

4

UNCTAD

5

CVCC

6

VMEP

7

VAMM

Giải thích
Honda Exclusive Authorised Dealer – Cửa hàng Bán
xe và Dịch vụ do Honda Ủy nhiệm
Transnational corporation – Công ty xuyên quốc gia

Wing Service Station – Trung tâm bảo dưỡng và dịch
vụ
United Nations Conference on Trade and
Development – Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương
mại và Phát triển
Compound Vortex Controlled Combustion – Động cơ
đốt trong
Vietnam Manufacturing and Export Processing
Company Limited – Công ty TNHH Chế tạo công
nghiệp và gia công chế biến hàng xuất khẩu Việt Nam
Vietnam Association of Motorcycle Manufacturers –
Hiệp hội các nhà sản xuất xe 2 bánh Việt Nam


LỜI MỞ ĐẦU
Chiến lược đầu tư quốc tế là điều quan trọng trong bước tiến xa hơn nữa
trên thương trường của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào
cũng thành cơng trong việc vươn mình ra thế giới. Nguyên nhân không nhỏ bởi
doanh nghiệp đã không nắm rõ, biết được điều kiện áp dụng các chiến lược đầu
tư quốc tế là gì?
Là một cơng ty của Nhật Bản đã rất thành công tại thị trường Mỹ, Châu
Âu trước khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Honda đã từng bước chiếm
lĩnh được thị phần tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thị phần ô tô và
xe gắn máy. Những kinh nghiệm, bài học về chiến lược kinh doanh của Honda
trên các thị trường quốc tế mà đặc biệt là tại thị trường Việt Nam rất đáng để
chúng ta xem xét, đánh giá và học tập.
Xuất phát từ những lý do trên Nhóm 3 quyết định chọn: “Chiến lược đầu
tư quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót, Nhóm 3
rất mong nhận được sự góp ý từ cô và các bạn học viên của Lớp QLKT K2A để

bài tiểu luận của nhóm được hồn thiện hơn.

1


NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Đầu tư quốc tế
1.1.1 Khái niệm
Theo Giáo trình Đầu tư quốc tế (Đại học Ngoại thương), “Đầu tư quốc tế
là việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc
bất kỳ hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận hoặc
đạt các hiệu quả xã hội.”
1.1.2 Phân loại đầu tư quốc tế
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại đầu tư quốc tế: theo chủ đầu tư,
theo thời hạn đầu tư, theo quan hệ giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư,
… Trong đó, cách phân loại được phổ biến nhất là phân loại theo chủ đầu tư thì
đầu tư quốc tế với hai hình thức là đầu tư tư nhân quốc tế và đầu tư phi tư nhân
quốc tế:
- Đầu tư tư nhân quốc tế bao gồm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Đầu tư
chứng khốn nước ngồi và Tín dụng tư nhân.
- Đầu tư phi tư nhân quốc tế bao gồm: Hỗ trợ phát triển chính thức và Hỗ
trợ chính thức.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư quốc tế
Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra thị trường quốc tế của
doanh nghiệp bao gồm:
- Yếu tố chính phủ: Mở cửa thị trường, các hiệp định thương mại song
phương và đa phương, cắt giảm thuế.
- Yếu tố thị trường: Sự phát triển của các phương tiện vận tải và phương

tiện thông tin, qui mô cầu lớn hơn thị trường nội địa.
- Yếu tố chi phí: Khai thác lợi thế kinh tế theo qui mô, tiếp cận đến các
nguồn yếu tố đầu vào rẻ.
- Yếu tố cạnh tranh: Cạnh tranh nội địa, quốc tế.
1.2 Công ty xuyên quốc gia (TNC)
1.2.1 Khái niệm về TNC
Sự phát triển liên tục về quy mô, cơ cấu tổ chức và phương thức sở hữu của
các TNC trong thời gian qua đã làm nảy sinh nhiều quan niệm và định nghĩa
2


khác nhau về công ty xuyên quốc gia. Về cơ bản có hai nhóm quan điểm về yếu
tố đặc trưng xác định một TNC.
Nhóm quan điểm thứ nhất nhấn mạnh vai trị hợp tác. Tại đây quan niệm
TNC là cơng ty quốc tế (International Corporation), trong đó bao gồm cả cơng
ty tồn cầu (Global Corporation), cơng ty đa quốc gia (Multinational
Corporation – MNC) và công ty siêu quốc gia (Supra-national Corporation).
Những người theo quan điểm này chỉ quan tâm đến mặt hoạt động sản xuất, kinh
doanh, thương mại – đầu tư quốc tế của TNC mà không quan tâm đến nguồn
gốc tư bản sở hữu và quốc tịch của công ty, không chú ý đến bản chất quan hệ
sản xuất của quốc gia có cơng ty đó hay các chi nhánh của nó. Các khái niệm về
TNC theo quan điểm này khá mở, có thể kể đến như định nghĩa về TNC của
Cowlìng và Sugden (1987): “Một cơng ty xun quốc gia là công cụ hợp tác sản
xuất từ một trung tâm ra quyết định chiến lược khi việc hợp tác này đem một
công ty bượt khỏi các đường biên giới quốc gia” (Peter, 1994) hay khái niệm
của Peter Dicken: “Một TNC là một cơng ty có quyền lực để phối hợp và quản
lý hoạt động tại nhiều hơn một quốc gia, ngay cả khi công ty này không sở hữu
các hoạt động đó” (Peter, 1998).
Nhóm quan điểm thứ hai coi quyền sở hữu đối với vốn góp trong các hoạt
động ở nước ngoài là đặc trưng xác định quan trọng của một TNC. Quan điểm

này coi TNC là công ty có vốn (tư bản) thuộc về chủ sở hữu ở một nước nhất
định nào đó. Những người theo quản điểm này chú ý đến tính chất sở hữu và
quốc tịch của tư bản: vốn đầu tư – kinh doanh là của ai, ở đâu. Chủ tư bản ở một
nước cụ thể nào đó có cơng ty mẹ đóng tại nước đó và thực hiện việc sản xuất
kinh doanh trong và ngồi nước bằng cách lập các cơng ty con ở nước ngồi là
hình thức điển hình của loại hình này.
Với quan điểm này, đã có khá nhiều định nghĩa kỹ thuật về các TNC:
+ Trong thập kỷ 70, Ủy ban TNC (UNCTC) đã định nghĩa: “Công ty xuyên
quốc gia là một tổ chức kinh doanh gồm nhiều thực thể nằm ở hai hay nhiều
nước, khơng xét đến hình thức pháp lý và lĩnh vực hoạt động, miễn là các thực
thể này vận hành theo một hệ thống ra quyết định, một chế độ chính sách và một
chế độ chung. Qua đó, các thực thể này là những mắt xích của một chế độ sở
hữu, chúng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau. Đặc biệt chúng có chia sẻ một
nguồn trí thức, nguồn lực và trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu cuối
cùng” (UNCTAD, 1999.)
+ Trong thập kỷ 80, Liên hiệp quốc (UN) đã đưa ra định nghĩa: “Một TNC
là một cơng ty kiểm sốt những tài sản như nhà máy, hầm mỏ, các văn phòng
tiêu thụ… tại hai hay nhiều quốc gia (UNCTAD, 1988).
3


+ Sang thập kỷ 90, trong các báo cáo đầu tư thể giới của UNCTAD đã định
nghĩa về TNC như sau: “Các TNC là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
hoặc khơng có tư cách pháp nhân bao gồm các công ty mẹ và các công ty con ở
nước ngồi của chúng. Cơng ty mẹ được định nghĩa như các cơng ty kiểm sốt
tài sản của những thực thể kinh tế khác ở nước ngồi, thường được thực hiện
thơng qua việc sở hữu một tỷ lệ góp vốn nhất định. Tỷ lệ góp vốn với 10% hoặc
cao hơn các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trong một doanh nghiệp có
tư cách pháp nhân hoặc mức tương đương trong một doanh nghiệp khơng có tư
cách pháp nhân, thường được coi là ngưỡng để có thể kiểm sốt tài sản. Từ đây,

một công ty con được định nghĩa là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
hoặc khơng có tư cách pháp nhân trong đó một nhà đầu tư, cư trú tại nước khác,
sở hữu một tỷ lệ góp vốn cho phép có được lợi ích lâu dài trong việc quản lý
cơng ty đó (tỷ lệ góp vốn 10% đối với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc
mức tương đương trong một doanh nghiệp khơng có tư cách pháp nhân)
(UNCTAD, 1999). Ta có thể thấy, theo quan điểm của UNCTAD, các cơng ty
con nước ngồi ra đởi do việc các công ty mẹ tiến hành đầu tư trực tiếp, mối
quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con nước ngồi của nó chính là quan hệ
FDI, hay nói cách khác, một doanh nghiệp trở thành TNC khi tiến hành FDI
(UNCTAD, 2000).
Trong tiểu luận này, để thống nhất trong cách tiếp cận, nhóm tác giả lựa
chọn định nghĩa của UNCTAD trong các báo cáo đầu tư thể giới (WIR): “TNC
là một công ty tiến hành FDI, bao gồm một công ty mẹ mang một quốc tịch nhất
định với các công ty con thuộc sở hữu một phần hay toàn bộ hoạt động trong các
dự án FDI tại nhiều quốc gia, trong đó cơng ty này có quyền quản lý hoặc quyền
kiểm soát đáng kể.”
1.2.2 Chiến lược hoạt động của các TNC
Phân loại theo mức độ hội nhập các chức năng của sản xuất quốc tế:
- Chiến lược thành lập các công ty con tự chủ: TNC thành lập các công ty
con tự chủ yếu hoạt động tự chủ trong nền kinh tế chủ nhà. Mối liên kết chủ yếu
giữa công ty mẹ và các công ty con nước ngồi của mình là kiểm sốt thơng qua
quyền sở hữu; các mối liên kết khác bao gồm chuyển giao công nghệ và việc
cung cấp vốn dài hạn. Công ty con tự chủ chịu trách nhiệm về phần lớn chuỗi
giá trị của sản phẩm mà công ty này phụ trách mặc dù cơng ty có thể phát triển
các mối liên kết với các nhà cung cấp và nhà thầu phụ địa phương.
- Chiến lược hội nhập đơn giản: Một số TNC tham gia vào sản xuất quốc
tế thông qua chiến lược tìm kiếm nguồn lực bên ngồi (outsourcing) - một số
hoạt động tạo giá trị gia tăng được thực hiện ở nước chủ nhà và liên kết với các
4



hoạt động được thực hiện ở những nơi khác, chủ yếu là tại nước chủ đầu tư.
Động cơ cơ bản của outsourcing là tận dụng các lợi thế địa điểm của một nước
chủ nhà đối với một phần của chuỗi giá trị gia tăng. Cơng ty mẹ kiểm sốt hoạt
động outsourcing thông qua quyền sở hữu tại công ty con hoặc thơng qua các
thỏa thuận khơng góp vốn với các cơng ty nội địa, ví dụ như các hợp đồng thầu
phụ, cho phép TNC tập trung vào những phần nhất định của chuỗi giá trị gia
tăng trong khi các nhà thầu phụ chun mơn hóa vào sản xuất những phần khác.
Mức độ và bản chất của các mối liên kết phụ thuộc vào vị trí và mức độ phù hợp
của phần sản xuất bên ngoài trong chuỗi giá trị của công ty mẹ. Các nhà thầu
phụ thường không thể tự chủ mà phải hội nhập vào chuỗi giá trị của công ty mẹ
thông qua việc tạo lập ra các mối liên kết chức năng.
- Chiến lược hội nhập phức hợp: Chiến lược hội nhập phức hợp dựa trên
cơ sở khả năng của công ty trong việc chuyển dịch sản xuất và cung cấp tới
những địa điểm sinh lời nhất. Với hội nhập phức hợp, bất cứ công ty con nào
cũng có thể thực hiện, tự mình hoặc với các cơng ty con khác của cùng công ty
mẹ, các chức năng của tồn bộ cơng ty. Hội nhập phức hợp địi hỏi sẵn sàng để
đặt các hoạt động chức năng không chỉ sản xuất mà cả R&D, mua sắm, tài
chính, kế tốn, đào tạo tại bất cứ nơi nào có thể thực hiện chúng tốt nhất nhằm
hoàn thành chiến lược chung của cơng ty. Trong hội nhập phức hợp, có sự hội
nhập chức năng đáng kể giữa các quá trình khác nhau và các địa điểm khác
nhau, mặc dù không phải tất cả các nhân tố của chuỗi giá trị đều được hội nhập
ở mức độ như nhau.
Phân loại theo phạm vi địa lý của chiến lược sản xuất quốc tế:
- Chiến lược đa thị trường nội địa: Trong chiến lược này, công ty con chủ
yếu phục vụ thị trường của nước chủ nhà trong khi cơng ty mẹ kiểm sốt nhiều
công ty con tại các thị trường khác nhau.
- Chiến lược khu vực: Các công ty con đặt tại nhiều nước chủ nhà trong
một khu vực duy nhất cùng với nhiều công ty khác hoạt động như các nhà cung
cấp và các nhà thầu phụ. Việc lắp ráp cuối cùng có thể được thực hiện tại bất cứ

quốc gia nào trong khu vực và thị trường chủ yếu cho sản phẩm chính là trong
khu vực.
- Chiến lược tồn cầu: Các hoạt động trong chuỗi giá trị của các công ty
con có thể phối hợp, liên kết với nhau trên phạm vi toàn cầu.

5


2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA HONDA
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu chung về Honda
Honda là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới của Nhật Bản với số lượng
hơn 14 triệu chiếc mỗi năm. Trong năm 2019, Honda là nhà sản xuất xe hơi
đứng thứ 2 tại thị trường Nhật Bản và đứng thứ 4 trên thị trường thế giới.
Bảng 1: Doanh số các thương hiệu ôtô tại Nhật Bản năm 2019

Nguồn: dantri.com.vn

6


Hình 1: Số tiền 19 tập đồn ơ tơ lớn nhất thế giới kiếm được mỗi giây trong
năm 2019

Nguồn: vietnambiz.vn
7


Nền tảng ban đầu của Honda là sản xuất xe máy. Đến nay, hãng đã sản xuất
được đa dạng các sản phẩm cơ khí như:

-

Sản phẩm chính: xe máy, ơ tô.
Sản phẩm mới: thuyền máy, máy bay, robots, máy cắt cỏ, máy bơm nước,
pin mặt trời…
2.1.1 Lịch sử hình thành

Thời kỳ hậu chiến tranh thế giới thứ hai, cơ sở hạ tầng của Nhật Bản bị tàn
phá nặng nề, nước Nhật bị kiềm chế và kiểm soát bởi những thỏa thuận của phe
đồng minh. Soichiro Honda đã nhận thấy rằng, một trong những nhu cầu cấp
thiết nhất đối với người Nhật lúc này là khả năng di chuyển và phương tiện vận
tải đơn giản. Năm 1946, Soichiro Honda thành lập Honda Technical Research
Institute (Viện Nghiên cứu kỹ thuật Honda), với cơ sở đầu tiên là một căn nhà
ngỗ nhỏ. Sau khi mua lại được 500 động cơ dư thừa sau chiến tranh thế giới thứ
hai, Honda đã có một ý tưởng kinh doanh đơn giản mà độc đáo, đó là gắn động
cơ vào xe đạp, biến những chiếc xe đạp trở thành xe đạp máy, việc này đã tạo ra
một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền. Từ xe đạp máy, Honda đã nghiên cứu
và chế tạo ra xe máy động cơ hai kỳ, rồi xe máy động cơ bốn kỳ.
Ngày 24 tháng 9 năm 1948, Soichiro Honda cùng với Takeo Fujisawa thành
lập Honda Motor Co. Ltd với tổng số vốn ban đầu là 1 triệu Yên, liên kết cả với
Viện Nghiên cứu kỹ thuật Honda. Từ đây một kỷ nguyên xe gắn máy của Honda
bắt đầu. Chỉ vài năm sau, động cơ của Honda đã chiếm được 60% thị phần tại
Nhật Bản. Năm 1949, Honda cho ra đời chiếc xe máy đầu tiên của hãng mang
tên “Dream”, đây đồng thời cũng là chiếc xe máy được chế tạo và lắp ráp hoàn
toàn tại Nhật Bản. Đến năm 1955, Honda trở thành hãng dẫn đầu về sản xuất xe
máy tại thị trường Nhật Bản. Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường
xe máy thế giới. Đến thập niên 1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn
nhất thế giới và từ đó đến nay chưa bao giờ để mất danh hiệu này.
Năm 1963, Honda mở ra một thời ký mời khi chế tạo thành công chiếc ô tô
đầu tiên và là chiếc ô tô đua thể thao S500. Từ đó Honda đã vượt qua ranh giới

nước Nhật để vươn ra thế giới, có thể sản xuất cả những sản phẩm cần một trình
độ cao về khoa học và công nghệ như máy bay và người máy công nghiệp.
Năm 1958, Công ty Honda Hoa Kỳ được thành lập. Mặc dù, thương hiệu
Honda đã có một chỗ đứng vững chắc tại thị trường Nhật Bản và có danh tiếng
khi đạt được nhiều thành tích tại các triển lãm và các cuộc đua, nhưng tại thời
điểm đó, thị hiếu của người Mỹ ưa chuộng những chiếc xe hơi to, bề thế trong
khi những chiếc xe hơi đầu tiên của Honda lại thiên về thiết kế gọn nhẹ và tiện
lợi. Do đó, trong những năm đầu xe hơi của Honda không được chú ý tại thị
8


trường Mỹ, mãi đến năm 1972 hoạt động của Honda Hoa Kỳ mới bắt đầu có sự
khởi sắc. Cuộc khủng hoảng nhiên liệu trên toàn thế giới đã làm thị hiếu của
người Mỹ về mặt hàng xe hơi thay đổi, họ bắt đầu quan tâm tới những chiếc xe
hơi nhỏ gọn với khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Nhận thấy được thời cơ, Honda
đã tung ra thị trường Mỹ mẫu xe mới mang tên Civic, mẫu xe này đã đáp ứng
được u cầu của khách hàng Mỹ khó tính. Thời điểm này, tại Mỹ ban hành
Luật mới yêu cầu các nhà sản xuất xe hơi phải gắn thêm bộ phận chuyển đổi
chất xúc tác vào hệ thống xả. Bộ phận chuyển đổi này có giá tương đối cao do
đó làm giá xe hơi tăng. Tuy nhiên khi Honda giới thiệu chiếc Civic đới 1975 với
động cơ CVCC (Compound Vortex Controlled Combustion), động cơ này đáp
ứng được yêu cầu về khí thải nên không cần phải lắp đặt bộ phận xúc tác khí
thải nữa, đây chính là lợi thế cạnh tranh của Honda Civic. Kể từ đó, Honda đã có
được chỗ đứng tại một trong những thị trường xe hơi hấp dẫn nhất thế giới, mở
đường cho những thành công tiếp theo. Honda đã xây dựng nhà máy sản xuất xe
hơi ngay tại Mỹ, giúp cho thương hiệu này đứng vững và ngày càng khẳng đinh
vị thế của mình.
Sau thị trường Mỹ, Honda tiếp tục thâm nhập những thị trường tiềm năng
khác như: Canada, Úc, Anh, Ấn Độ... Với những chiến lược cụ thể, rõ ràng và
việc đầu tư bài bản, Honda đã trở thành hãng sản xuất có dây chuyển chế tạo ô

tô nhanh nhất thế giới và tiết kiệm công nhân nhất với chỉ 2,05 người sản xuất 1
ô tơ. Hiện nay, Honda đã có 65 nhà máy tại 34 quốc gia trên thế giới (Lê Thị Hà
Phương, Nguyễn Dương Tùng, Võ Thị Bích Ngọc & Triệu Quốc Huy, 2015).
Ngày 06/03/1996, Honda chính thức nhận được giấy phép kinh doanh tại thị
trường Việt Nam, với sản phẩm đầu tiên là xe máy Super Dream (xuất xưởng
ngày 06/12/1997). Sau hơn 20 năm hoạt động, Honda Việt Nam đã từng bước
phát triển, với 3 nhà máy sản xuất xe máy và 1 nhà máy sản xuất xe hơi, Honda
luôn là doanh nghiệp dẫn đầu tại thị trường Việt Nam.
2.1.2 Viễn cảnh – sứ mệnh
Viễn cảnh: Honda trở thành tập đoàn sản xuất ô tô, xe máy và các sản
phẩm công nghệ hàng đầu thế giới.
Sứ mệnh: Honda duy trì một quan điểm toàn cầu là cung cấp sản phẩm chất
lượng tốt nhất, với giá cả nhằm thỏa mãn khách hàng trên tồn thế giới. 
Chính sách quản lý của Honda:
- Ln vươn tới bằng tham vọng và sự tươi trẻ.
- Tôn trọng lý thuyết vững chắc, phát triển những ý tưởng mới, và sử dụng
thời gian hiệu quả nhất.
9


- Hứng thú trong cơng việc và khuyến khích giao tiếp cởi mở.
- Không ngừng phấn đấu cho một qui trình làm việc hài hịa.
- Ln quan tâm đến giá trị của nghiên cứu và nỗ lực.
2.1.3 Sản phẩm chính
Các sản phẩm xe máy của Honda hiện nay khá đa dạng bao gồm: Wave
110, Air Blade, Wave RS, Wave S, SH, Lead, Click, PCX... sử dụng công nghệ
phun xăng điện tử, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Cùng với
việc phát triển sản phẩm, Honda còn liên tục mở rộng mạng lưới các cửa hàng
phân phối và dịch vụ ở hầu hết các thị trường. Tại Việt Nam, mạng lưới của
Honda gồm 437 cửa hàng phân phối và dịch vụ do Honda ủy nhiệm trên toàn

quốc (Head). Hệ thống Head là sự kết hợp của 4 dịch vụ: bán hàng - phụ tùng dịch vụ - hướng dẫn lái xe an toàn với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ thuật
viên lành nghề.
Các sản phẩm ôtô của Honda cũng vô cùng đa dạng và đã khẳng định được
tên tuổi trên thị trường thế giới, có thể kể đến như Civic, CR-V… Tại Việt Nam,
nhà máy sản xuất ôtô với công suất 10.000 ô tô/năm cho ra đời mẫu xe đầu tiên
vào năm 2006. Chỉ sau hơn 3 năm Honda Việt Nam là hãng sản xuất ô tô đứng
thứ nhất về mức độ thỏa mãn khách hàng đối với dịch vụ bán hàng và dịch vụ
sau bán hàng tại thị trường Việt Nam (kết quả khảo sát đánh giá do J.D Power
châu Á - Thái Bình Dương tiến hành năm 2009).
Ngồi ra, Honda cịn cho ra mắt rất nhiều các sản phẩm công nghệ cao, tiêu
biểu như Robot Asimo, máy bay Honda Jet…
2.1.4 Triết lý kinh doanh
 Tôn trọng con người - Ba niềm vui
Tôn trọng con người là triết lý nền tảng của Honda nói riêng và của các
cơng ty Nhật nói chung. Với quan niệm “con người là nguồn gốc của thành
công”, Honda luôn khuyến khích và phát triển sự tự do, độc đáo, với khả năng
tư duy, lập luận và sáng tạo và khả năng mơ ước, có những chính sách, phúc lợi
tốt nhất dành cho nhân viên. Áp dụng mơ hình quản lý tam giác ngược để nhân
viên ln tồn tâm tồn ý với cơng việc, làm việc vì lợi ích chung của cơng ty
chứ khơng riêng lợi ích cá nhân.
Triết lý “3 niềm vui” bao gồm: “niềm vui mua hàng”, “niềm vui bán hàng”
và “niềm vui sáng tạo” luôn là kim chỉ nam để Honda xây dựng và triển khai
thực hiện các kế hoạch, mục tiêu.
 Slogan: “The Power of Dream”
10


“Ước mơ tạo cho chúng tôi động lực sáng tạo ra những sản phẩm mang
tính đột phá, thúc đẩy sự chuyển động cũng như mang lại lợi ích cho xã hội.
Honda luôn phấn đấu trở thành công ty được xã hội mong đợi.”

Một sologan thành cơng thường mang trong mình thơng điệp ấn tượng và
khơi dậy được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm. Với Honda thay vì
phải nói dài dịng về mục tiêu mà cơng ty muốn hướng đến, công ty đã dùng
sologan “The Power of Dream” để nói lên thơng điệp này. Đó là: “Tiên phong
sáng tạo chính là triết lý đi sâu vào tâm trí của mọi nhân viên Honda.”
2.2 Môi trường kinh doanh nội địa tại Việt Nam
2.2.1 Mơi trường văn hóa – xã hội
 Yếu tố dân số
- Tổng dân số: ~ 96 triệu người (2019).
- Tỷ số giới tính: 99,2 nam trên 100 nữ.
- Tỷ lệ tăng dân số: 1,14% (giai đoạn 2009 - 2019).
- Số dân sống ở khu vực thành thị: 33.122.548 người (chiếm 34,4% dân
số). Đáng chú ý là gần 88% dân số trong độ tuổi từ 25-59 tham gia lực lượng lao
động.
 Yếu tố kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019: 7,02%. Đây là năm thứ hai liên tiếp
tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ 2011.
- Thu nhập bình quân đầu người: trên 2.800 USD/năm (2019).
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,8%.
- Lạm phát đang được kiềm chế và được kiểm soát ở mức 2,7-2,8%
(2019).
- Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao: đại lộ Thăng Long, hầm Kim
Liên, đường vành đai 3…
 Yếu tố văn hóa
- Ln ln gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
- Phương tiện truyền thơng được phủ sóng khắp vùng miền, kể cả vùng
sâu vùng xa, giúp người dân tiếp cận được những kiến thức văn hóa mới nhất.
- Trình độ văn hóa của người dân đang ngày càng nâng cao.
- Nâng cao trình độ giáo dục, nâng cao tay nghề lao động.
11



2.2.2 Môi trường công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố
công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật
liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...
Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu
của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát
triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tình hình ở Việt Nam:
- Hệ thống nghiên cứu Công nghệ - Kĩ thuật đang được chú ý và ngày
càng được cải tiến cho phù hợp với trình độ cơng nghệ kĩ thuật nước ngoài.
- Nhà nước đang ngày càng chú trọng vào việc đầu tư Khoa học - Kĩ thuật
cao như công nghệ biển, công nghệ vũ trụ...
- Công nghệ thông tin ngày càng chứng tỏ bước phát triển phi thường.
- Số người dùng mạng Internet đã vượt ngưỡng 22 triệu.
- Hơn 50% dân số đang dùng điện thoại di động.
2.2.3 Môi trường pháp luật
Mơi trường chính trị và luật pháp tạo nên một khung khác biệt trong môi
trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia.
Mơi trường chính trị - luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của
chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật và
các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia. Các doanh nghiệp khi tham
gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ thường tập trung nghiên cứu
kĩ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế
hoạch kinh doanh thích hợp.
Tình hình ở Việt Nam:
- Cơ chế điều hành của nước ta hiện nay là chủ trương đường lối theo
Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Tình hình chính trị - an ninh ổn định.

- Hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp với nền kinh tế hiện
nay.
- Nền kinh tế mở sau khi nước ta gia nhập WTO, các chính sách kinh tế
phù hợp hơn không những với các doanh nghiệp Việt Nam mà cịn với cả doanh
nghiệp nước ngồi muốn đầu tư vào nước ta.

12


2.2.4 Môi trường cạnh tranh
 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp – Yamaha:
Yamaha gia nhập thị trường xe máy sau Honda Việt Nam một năm, với lợi
thế quy mô và vốn đầu tư lớn. Yamaha luôn cạnh tranh quyết liệt và giành giật
thị phần của Honda Việt Nam. Tuy là kẻ đến sau nhưng Yamaha đã chiếm được
vị trí tương đối vững chắc trong thị trường xe máy Việt Nam. Sản phẩm của
hãng được nhiều người ưa thích đặc biệt là giới trẻ. Yamaha tung ra thị trường
với nhiều loại xe từ xe số, xe phanh đĩa, xe ga với kiểu dáng màu sắc rất trẻ
trung và đa dạng. Các kiểu xe ga của Yamaha như Mio Amore, Mio Maximo,
Mio Classical …đều có thiết kể nhỏ gọn, sang trọng, giá cả vừa phải, dao động
từ 16 – 18 triệu đồng, nó rất phù hợp với phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là đối với
các bạn nữ. Bên cạnh xe ga dành cho nữ giới, Yamaha cũng khá thành công cho
việc thiết kế xe ga dành cho nam giới – đó chính là Nouvo. Xe được thiết kế với
phần đầu và thân xe thể hiện sự mạnh mẽ của nam giới, nhẹ nhàng lướt ga
nhưng vẫn thể hiện sự dũng mãnh của mình. Ngồi ra thì Yamaha cũng cung
cấp trên thị trường các xe thuộc dòng xe số như Jupiter, Sirius…. Các loại xe
này hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường đặc biệt là giới trẻ.
Mặc dù không thể cạnh tranh với Honda (Honda Việt Nam) về chất lượng:
độ bền, tiết kiệm nhiên liệu… nhưng yamaha lại có lợi thế hơn Honda Việt Nam
về chủng loại. Chủng loại của hãng này rất phong phú và đa dạng, rất hợp thời
trang.

Những sản phẩm của các hãng này thường được giới trẻ ưa chuộng bởi
Nhật Bản đã thành lập một trung tâm tại Băng Cốc (Thái Lan) với chức năng
nghiên cứu phát triển các loại xe máy để bán trên thị trường Châu Á và Việt
Nam (động thái này xuất phát từ thực tế, trên thị trường Châu Á đang diễn ra sự
cạnh tranh gay gắt không chỉ về chất lượng giá cả mà cả về kiểu dáng của xe).
Như vậy, sau một thời gian hoạt động Yamaha Motor Việt Nam đã tìm
thấy thế mạnh của mình và đang từng bước khẳng định sức mạnh đó trên thị
trường xe máy Việt Nam.
 Các đối thủ cạnh tranh theo sau – SYM, Suzuki, Piaggo
 SYM
Năm 1992, San Yang đầu tư sản xuất kinh doanh xe gắn máy tại Việt Nam
với tên đầy đủ là: “Công ty hữu hạn chế tạo hàng công nghiệp và gia công chế
biến hàng xuất khẩu Việt Nam” viết tắt là VMEP. VMEP có hai nhà máy được
xây dựng tại hai tỉnh Hà Tây (miền Bắc) và Đồng Nai (miền Nam) với tổng số
vốn đầu tư 1.160.000.000 đô la Mỹ, có cơng suất đạt 540.000 xe/năm. Đây là dự
13


án sản xuất xe máy đầu tiên ở Việt Nam và cũng là dự án lớn nhất ở Việt Nam
thuộc loại này.
Từ năm 1996, công ty San Yang Motor Taiwan thuộc Tập đoàn Chinfon đã
quyết định đột phá bằng chiến dịch toàn cầu với thương hiệu SYM. Hiện nay
sản phẩm của SYM đã có mặt tại rất nhiều nước trên thế giới.
Năm 2002 công ty mẹ San Yang đã tăng cường đầu tư để triển khai dự án
sảnxuất và lắp ráp động cơ 15.000.000 USD. VMEP là công ty đầu tiên đưa
thiết bị sản xuất động cơ vào Việt Nam, các phân xưởng đầu tiên đã đi vào hoạt
động: sản xuất xy lanh, cốt cam, phụ tùng ô tô và khn mẫu chính xác. Đến nay
VMEP là doanh nghiệp có tỷ lệ nội địa hoá cao nhất trong các doanh nghiệp sản
xuất xe máy tại Việt Nam với mức độ nội địa hoá đạt hơn 90% cho một số loại
xe. Sản phẩm mang thương hiệu SYM có hai dịng chính: xe Cub (xe số bình

thường) và xe Scooter (xe tay ga). Dịng xe Cub có các nhãn hiệu xe sau: Angel,
Magic, Star, Amigo, Bonus, Husky… Dòng xe Scooter bao gồm: Attila, Excel,
HD, GTS
Năm 2009, SYM chiếm 9% thị phần thị trường xe máy Việt Nam.
SYM sử dụng kênh phân phối qua các đại lý trên toàn quốc, khuyến mại
tặngmũ bảo hiểm cho khách hàng và tổ chức sự kiện “10 năm thành lập SYM”.
Với chấtlượng và uy tín cũng như sự tìm tịi, cải tiến khơng ngừng với những
sản phẩm mẫumã đẹp, chất lượng cao, SYM ở Việt Nam đã và đang trở thành
một trong nhữngnhãn hiệu được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng và tin
tưởng.

 Suzuki
Suzuki là một hãng xe lớn của Nhật Bản. Năm 1996 công ty Việt
NamSuzuki đi vào hoạt động. Tháng 9/1996: Việt Nam Suzuki đã sản xuất xe
GN 125, loại xe Suzuki đầu tiên tại Việt Nam. Tháng 10/1996: công ty đã cho ra
đời Viva CD, mẫu xe Viva đầu tiên ra mắt tại Việt Nam, xây dựng nên một hình
ảnh thời trang cho xe máy.
Ngồi việc cải tiến những sản phẩm hiện có, Việt Nam Suzuki còn đưa ra
thị trường các kiểu xe mới như Shogun R125 (giá 23,5 triệu đồng/xe), Viva 110
thường và phanh đĩa, Smash 110 (giá: 15,7 triệu đồng/xe), Revo 110cc, xBike…
Với khẩu hiệu xe máy Suzuki “Ride the winds of change”, Suzuki chấp
nhận thách thức trong việc cải tiến công nghệ nhằm đem lại những sản phẩm xe
máy tinh tế đem lại cảm xúc hoàn toàn mới cho người sử dụng, họ đã “thổi
luồng gió mới cho cuộc sống” và đã được người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận.
14


Suzuki với hệ thống đại lý có mặt rộng khắp cả nước (trong đó có hơn 16 đại lý
và trung tâm bảo hành tại Hà Nội) nhằm phục vụ khách hàng một cách chu đáo
và thuận tiện. Hệ thống này là sự kết hợp hiệu quả của các cửa hàng Suzuki 3S

đảm nhiệm tất cả các dịch vụ liên quan, đó là bán hàng (Sales), dịch vụ hậu mãi
(After sales services) và cung cấp phụ tùng Suzuki chính hiệu (Spare parts). Tất
cả, từ cấu trúc tổng thể cho đến từng chi tiết, vật dụng nhỏ, kết hợp tạo nên một
hình ảnh nhất quán, hài hoà, đầy sáng tạo cho tất cả các cửa hàng Suzuki trên
toàn quốc. Các chiến dịch hậu mãi với tên gọi “Suzuki chăm sóc khách hàng”
được tổ chức hàng năm hỗ trợ những dịch vụ hậu mãi cộng thêm thể hiện sự
quan tâm khách hàng ngay cả sau khi đã bán. Dịch vụ cũng như các điều lệ bảo
hành của Suzuki được hướng dẫn cho khách hàng ngay sau khi bán. Suzuki còn
khuyến tặng balo đựng laptop, tặng áo gió cao cấp khi khách hàng mua các dòng
xe Revo 110c, Hayate… và là nhà tài trợ chính cho giải bóng đá vơ địch Đơng
Nam Á 2008.
Chính nhờ sự nỗ lực không ngừng nên thị trường tiêu thụ của Việt Nam
Suzuki ngày càng được mở rộng trên thị trường xe máy Việt Nam. Người tiêu
dùng Việt Nam đã dần chấp nhận và ủng hộ các sản phẩm của công ty.

 Piaggio
Vào khá muộn so với các hãng trên nhưng hãng xe này tập trung vào
phânkhúc thị trường xe tay ga cao cấp với các dòng xe kiểu dáng đẹp, sang
trọng mangvẻ đẹp Italia đã nhanh chóng chính lĩnh thị phần thị trường xe tay ga
nói riêng, thịphần xe máy nói chung, là đối thủ thách thức của Honda trên phân
khúc này. Piaggo hiện nay có các sản phẩm: Vespa, Beverly, Liberty, Zip, Fly.
Bên cạnh các hãng xe trên cịn các dịng xe sunfat của Trung Quốc tuy
khơng có thương hiệu trên thị trường cũng như chất lượng cần phải xem xét
nhưnggiá cả lại rẻ có thể cạnh tranh trên phân khúc xe số theo thu nhập vì nhiều
khách hàng mục tiêu khó khăn về tài chính… Cả hãng xe Kymco Việt Nam
cũng là đối thủ cần để ý.
2.3 Thị trường Honda tại Việt Nam
2.3.1 Thị phần và kết quả kinh doanh
Theo thống kế của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM)
tổng lượng bán hàng năm 2019 của các thành viên VAMM đạt 3.254.964 xe,

giảm 3,87% so với năm trước đó. Như vậy tính ra trung bình mỗi ngày gần
9.000 xe máy được bán ra trên thị trường. Đây là tổng lượng bán hàng của năm
thương hiệu đang chi phối thị trường xe máy trong nước gồm: Honda, Piaggio,
Suzuki, SYM và Yamaha. Mặc dù VAMM không công bố kết quả cụ thể lượng
bán hàng của từng thương hiệu, nhưng qua kết quả báo cáo kinh doanh của
15


Honda cho thấy thương hiệu xe máy đến từ xứ mặt trời mọc này đang chi phối
thị trường xe máy Việt Nam, bỏ xa các đối thủ còn lại. Cụ thể theo báo cáo của
Honda Việt Nam, trong năm qua hãng đã tiêu thụ được hơn 2,573 triệu xe máy
các loại, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngối. Tính ra thị phần xe máy của
Honda trong năm qua chiếm đến 79%. Bốn thương hiệu còn lại chỉ nắm giữ
21% thị phần.
Hình 2: Số lượng xe máy bán ra của Honda Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019
3500000
3400000
3300000
3200000
3100000
3000000
2900000
2800000
2700000
2600000
2500000

2015

2016


2017

2018

2019

Chiếc

Nguồn: ndh.vn
Cũng theo VAMM, doanh thu năm 2020 của Honda Việt Nam được tổng
kết như sau:
 Đối với lĩnh vực kinh doanh xe máy
Tổng dung lượng thị trường Việt Nam năm tài chính 2020 đạt khoảng hơn
3,2 triệu xe, giảm khoảng 3,1% so với kỳ trước. Trong đó, doanh số bán hàng
của Honda Việt Nam đạt mức là gần 2,6 triệu xe, tăng 0,5% so với năm tài chính
2019. Thị phần đạt 79,7%. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tổng giá trị đạt được là
hơn 386,7 triệu USD. Kết quả này minh chứng cho những nỗ lực khơng ngừng
của tồn thể nhân viên cũng như sự tin tưởng lựa chọn của khách hàng dành cho
thương hiệu. Trong năm tài chính 2021, Honda Việt Nam dự đoán dung lượng
thị trường xe máy sẽ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Honda Việt Nam sẽ
cố gắng tối ưu doanh số bán hàng và giữ vững thị phần của mình trên thị trường.
 Đối với lĩnh vực ô tô
Tổng dung lượng thị trường đạt gần 392.000 xe, trong đó mảng xe du lịch
đạt hơn 303.000 xe, tăng 14% so với kỳ trước. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này
16


chưa thực sự ấn tượng so với các kỳ trước do tác động của một số yếu tố khách
quan, đặc biệt là Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tương đối lớn đến tình hình

kinh doanh của ngành ơ tơ trong những tháng cuối cùng của kỳ tài chính. Kết
quả kinh doanh ô tô của Honda Việt Nam cũng không nằm ngồi tình hình
chung của tồn thị trường. Kết thúc năm tài chính 2020, doanh số bán hàng ơ tơ
của Honda Việt Nam đạt hơn 29.700 xe, giảm gần 8% so với kỳ trước, tuy
nhiên, vẫn nằm trong TOP 3 thương hiệu chiếm thị phần cao nhất trong mảng xe
du lịch.
Năm 2019, Trong số hơn 3,25 triệu xe máy bán ra toàn thị trường trên cả
nước, Honda nắm đến 79% thị phần, bỏ xa các thương hiệu xe máy khác gồm
Piaggio, Suzuki, SYM và Yamaha.
2.3.2 Thành tự của Honda Việt Nam
 Mảng xe máy:
- Mở mới 11 HEAD (Cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda ủy nhiệm).
- Mở thêm 26 WSS (Trung tâm Bảo dưỡng và Dịch vụ).
- 02 Cửa hàng xe Phân khối lớn Honda tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh chính thức phân phối các dịng xe Mơ tơ Honda nhập khẩu có dung tích
động cơ lớn.
 Mảng ô tô:
- Vào tháng 6 năm 2019, HVN chính thức giới thiệu đến khách hàng mẫu
xe Brio mới lần đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam. Với những giá trị vượt
trên sự mong đợi của khách hàng dành cho một mẫu xe cỡ nhỏ “Ngoại thất thể
thao, cao cấp – Nội thất tiện nghi, hài hòa – Vận hành vượt trội, êm ái”, sau gần
1 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Brio cũng phần nào chứng tỏ được vị thế
của mình, lọt vào TOP 5 mẫu xe bán chạy nhất phân khúc A với doanh số tích
lũy đạt hơn 3.400 xe tính từ tháng 6/2019 đến tháng 3/2020.
- Mở thêm 6 đại lý mới, nâng tổng số Đại lý Ơtơ Honda trên tồn quốc lên
38 Đại lý
2.3.3 Các sức ép từ thị trường
 Đối thủ cạnh tranh
 Đối với ô tô:
Nhà máy ô tô Honda Việt Nam được khởi công vào tháng 6/2005, đi vào

sản xuất từ tháng 8/2006, với vốn đầu tư 60 triệu USD, công suất 10.000
xe/năm. Các mẫu xe được sản xuất, lắp ráp tại đây trong 14 năm qua gồm Civic,
CR-V và City. Tuy nhiên, vừa qua các mẫu Civic và CR-V đã chuyển sang nhập
17


khẩu nguyên chiếc, hiện chỉ còn duy nhất mẫu City thuộc phân khúc sedan hạng
B là lắp ráp trong nước. Ngoài nguồn cung linh kiện thiếu hụt do dịch Covid-19
gây ra, cịn bởi doanh số bán thấp. Tính ra, sản xuất lắp ráp khơng có lợi, khó
cạnh tranh với xe nhập khẩu nguyên chiếc được hưởng ưu đãi thuế 0%. So với
các đối thủ cùng phân khúc, Honda City xếp vị trí thứ 3 nhưng có doanh số bán
thấp hơn hẳn. Toyota Vios luôn dẫn đầu với doanh số ổn định hàng năm trên
27.000 xe. Hyundai Accent có doanh số tăng mạnh từ hơn 12.000 xe năm 2018
lên hơn 18.000 xe năm 2019. Ngược lại, Honda City đang thụt lùi. Doanh số bán
thấp thì sản lượng thấp, dẫn đến chi phí sản xuất cao và khó cạnh tranh. Hiện xe
sản xuất lắp ráp trong nước có chi phí cao hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc từ
Thái Lan và Indonesia khoảng 10-20%. Vì vậy, Cơng ty Honda Việt Nam cho
biết, có khả năng sẽ chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ sản xuất sang nhập khẩu.

 Đối với xe máy:
Trong những năm gần đây, trên thị trường xe máy Việt Nam có rất nhiều
nhà cung cấp. Họ có những điểm mạnh của riêng mình và đang từng bước khắc
họa, khẳng định uy tín của mình trên thị trường xe máy Việt Nam. Tiêu biểu đó
là sự ra đời của các cơng ty liên doanh xe máy. Sản phẩm của các công ty liên
doanh này rất đa dạng và phong phú. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Honda
Việt Nam trên thị trường xe máy là Yamaha, Suzuki, SYM, Piaggo.
 Sản phẩm thay thế
Theo thống kê từ Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, sau nhiều
năm tăng trưởng liên tiếp ở mức khá cao, thị trường xe máy truyền thống năm
2019 lần đầu chứng kiến sự giảm doanh số sau khi đạt đỉnh vào năm 2018 với

gần 3,4 triệu chiếc; và thậm chí doanh số năm vừa qua cịn thấp hơn của năm
2017. Có thể nói, thời đại phát triển hồng kim của các dịng xe máy sử dụng
động cơ đã qua đi và thị trường đang chuyển sang giai đoạn bão hòa, điều này
được lý giải do nhu cầu người dùng ngày một đa dạng hơn trong việc lựa chọn
phương tiện di chuyển. Thậm chí, doanh số bán xe ở Việt Nam tiếp tục giảm
trong năm 2020 do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Trong khi đó, 2019 lại là một năm khá bùng nổ dành cho các loại xe máy
điện tại Việt Nam. Lần lượt, nhiều hãng đã trình làng những sản phẩm mới dành
cho người tiêu dùng như Pega, Mbigo, Yadea bên cạnh VinFast với dòng xe
Klara vốn được giới thiệu từ năm 2018. Thị trường xe điện đa dạng phong phú
được coi là một mảnh đất màu mỡ, có tiềm năng khai thác đối với các nhà sản
xuất. Tuy nhiên, để có thể đấu với xe máy truyền thống, việc có nhiều mẫu mới
là chưa đủ. Các hãng trên cần cải thiện mức giá đang khá cao, đặc biệt ở phiên
bản sử dụng pin Lithium. Ngoài ra, cũng cần phải thay đổi tâm lý mua hàng của
18


người tiêu dùng khi hiện tại họ vẫn đang chú trọng đến nhu cầu tiện và nhanh.
Trong khi đó, xe điện từ trước đến nay vẫn cần thời gian sạc từ 8 đến 12 tiếng.
2.3.4 Phương thức thâm nhập thị trường
Tháng 3/1996, Honda đánh dấu sự ra mắt chính thức của mình tại thị
trường Việt Nam. Trước đó, khơng ít người Việt đã biết tới Honda thông qua
chiếc xe huyền thoại Cub, biểu tượng một thời của vẻ đẹp, thời trang kết hợp với
sự bền bỉ, tiện dụng. Việc Honda để mắt tới thị trường Việt Nam khơng có gì lạ.
Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, gần 74 triệu dân Việt Nam
đã lựa chọn xe máy làm phương tiện đi lại chính. Một thị trường với dân cư
đông đúc như vậy thực sự rất tiềm năng.
Thực tế đã chứng minh Việt Nam sau đó đã nhanh chóng trở thành nơi tiêu
thụ xe máy hàng đầu thế giới. Thêm vào đó, chi phí vận tải thấp cũng như kinh
nghiệm của hãng xe Nhật tại các thị trường tương tự (như Thái Lan) càng giúp

cho họ nhanh chóng tiếp cận thị trường.
Trước năm 1996: Công ty Honda thâm nhập thị trường Việt Nam bằng
hình thức xuất khẩu xe Super Cub và Dream. Honda sử dụng hình thức thâm
nhập này vì khi đó hành lang pháp lý của Việt Nam đối với cơng ty nước ngồi
cịn cao, rườm rà. Trong khi đó nhu cầu xe máy ở thị trường Việt Nam bắt đầu
phát triển. Đây chính là Chiến lược quốc tế - International Strategy của Honda.
Sau năm 1996: Với những yếu tố chính trị đặc thù tại Việt Nam, việc liên
doanh là bắt buộc, không chỉ riêng Honda mà với nhiều doanh nghiệp nước
ngoài khác. Việc thành lập liên doanh là bắt buộc khi chính phủ Việt Nam
khơng cho phép các doanh nghiệp FDI sở hữu 100% vốn. Vì vậy, Honda đã mở
một công ty liên doanh gọi là Honda Việt Nam. Công ty này được thành lập
giữa Asian Honda Motor (công ty con của Honda) và Tổng công ty máy động
lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM). Thêm vào đó, Thuế suất lên tới
60% đánh vào xe máy nguyên chiếc buộc Honda phải đầu tư xây dựng nhà máy
lắp ráp tại Việt Nam. Bắt tay với chính phủ, Honda nhận được rất nhiều cái lợi.
Cụ thể, Honda Việt Nam đã được miễn thuế trong 4 năm, giảm một nửa thuế
suất trong 4 năm tiếp theo, và 25% thuế suất trong 15 năm sau đó. Với những
yếu tố trên, Honda chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm tháng
3/1996 với vốn đầu tư cho liên doanh là 31,2 triệu USD. Trong đó 70% cổ phần
do Honda nắm giữ, còn 30% thuộc về VEAM.
2.4 Chiến lược đầu tư quốc tế của Honda tại Việt Nam

19


Bảng 2: Doanh số bán xe máy và ô tô của Honda Việt Nam
từ tháng 6/2019 đến tháng 8/2019
Mảng kinh doanh xe máy
Tổng sản
Doanh số

lượng xuất
theo tháng
khẩu
182.932
207.764
14.394
212.916
15.446

6/2019
7/2019
8/2019

Mảng kinh doanh ô tô
Tổng sản
Doanh số
lượng xuất
theo tháng
khẩu
3.001
2.840
1.867
-

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo công bố kết quả kinh doanh
của Honda Việt Nam từ tháng 6/2019 đến tháng 8/2019
Về mảnh kinh doanh xe máy, tổng sản lượng xuất khẩu của Honda Việt
Nam đã tăng rõ rệt (từ 0 xe CBU vào tháng 6/2019 lên thành 15.446 xe CBU
vào tháng 8/2019) nhưng nếu so sánh với doanh số kinh doanh thì tổng sản
lượng xuất khẩu đang chỉ bằng một phần rất nhỏ (cao nhất là 7,25% vào tháng

8/2019). Còn về mảng kinh doanh ơ tơ, Honda Việt Nam khơng có hoạt động
xuất khẩu, doanh số bán ơ tơ hồn tồn đến từ thị trường nội địa.
Như vậy, mục tiêu chủ yếu mà Honda Việt Nam hướng đến là cung cấp
các sản phẩm xe máy, ô tô cho thị trường nội địa Việt Nam. Do đó, có thể thấy
rằng Honda đang áp dụng chiến lược đa thị trường nội địa đối với Việt Nam.
2.5 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại Việt Nam
2.5.1 Chiến lược chi phí thấp
 Nội dung chiến lược:
Mục tiêu của Honda là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với
chi phí thấp nhất. Như vậy, xuất phát từ việc sử dụng chiến lược đa quốc gia cho
sản phẩm là xe máy. Honda đã tập trung phát triển nhà máy sản xuất tại Việt
Nam để tận dụng được ưu thế về tính kinh tế theo địa điểm của Việt Nam. Bên
cạnh đó, Honda cũng chú trọng đến chiến lược phát triển đa dạng nhiều dòng
sản phẩm nhắm tới các khách hàng mục tiêu khác nhau, từ dòng xe phân khúc
giá rẻ đến dòng xe phân khúc cao cấp.
 Thành công:
Honda Việt Nam đã thành công với các dòng xe giá thấp nhưng chất lượng
khá tốt như Super Dream, Wave Alpha. Các dòng xe này đã mang lại sự thỏa
mãn cao cho người tiêu dùng.
 Hạn chế:
20


×