Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

SKKN Ứng dụng công nghệ số vào thiết kế kế hoạch bài dạychủ đề trong dạy học trực tuyến và trực tiếp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và năng lực số cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 65 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
………………………………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
Ứng dụng công nghệ số vào thiết kế kế hoạch bài dạy/chủ đề trong dạy
học trực tuyến và trực tiếp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và
năng lực số cho học sinh trung học phổ thông

Lĩnh vực: Tin học

NĂM HỌC: 2021 – 2022


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1
………………………………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
Ứng dụng công nghệ số vào thiết kế kế hoạch bài dạy/chủ đề trong dạy
học trực tuyến và trực tiếp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và năng
lực số cho học sinh trung học phổ thơng

Lĩnh vực:

Tin học

Người thực hiện:

Hồng Thị Hương (Giáo viên 1)


Nguyễn Thị Hà (Giáo viên 2)

Tổ bộ mơn:

Tốn - Tin

Đơn vị:

Trường THPT Đô Lương 1

Số điện thoại:

0855974950 hoặc 0983666458

Email:



NĂM HỌC: 2021 – 2022


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

HS

Học sinh


GV

Giáo viên

THPT

Trung học phổ thơng

CS

Khoa học máy tính

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

SGK

Sách giáo khoa

NL

Năng lực

NLS

Năng lực số

CB


Cơ bản

GDPT

Giáo dục phổ thông

KHKT

Khoa học kỷ thuật


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết trong xã hội ngày nay,
đối với các cơ sở giáo dục. Nó tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn
lực cho sự phát triển xã hội. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô
cùng quan trọng, là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông mới. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học của chúng ta gặp khơng ít
khó khăn khi tình hình dịch bệnh Covid diễn biến rất phức tạp. Thực tế tại trường
THPT Đô Lương 1 cũng như nhiều trường học trên cả nước cho thấy các trường
ln phải tính đến nhiều phương án dạy học để phù hợp với tình hình thực tiễn. Tại
các trường có những lớp hơm nay đang học trực tiếp nhưng ngày mai lại phải học
trực tuyến do có học sinh bị F1; vất vả cho cả học sinh và giáo viên khi phải chuẩn
bị kế hoạch bài dạy để phù hợp với từng tiết dạy, từng bài học tương ứng với từng
hình thức dạy học. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa đổi mới phương pháp dạy
học vừa đáp ứng được các hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả nhất, thiết
thực nhất.
Theo công văn Số 3699/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày

27 tháng 8 năm 2021 chỉ rõ: “Năm học 2021-2022, ngành Giáo dục tiếp tục tăng
cường quán triệt thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về đổi mới giáo dục trung học và tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: vừa
bảo đảm an tồn về phịng, chống dịch Covid-19, vừa hồn thành nhiệm vụ năm
học.”
Hiện nay mạng máy tính; các thiết bị như máy tính, máy tính bảng, thiết bị
smart phone rất phổ biến trong giáo viên và mỗi gia đình học sinh đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc dạy và học.
Qua khảo sát tại trường trung học phổ thông Đô Lương 1 cho thấy nhiều
giáo viên ở tất cả các môn học chưa biết đến một số phần mềm hỗ trợ việc thiết kế
kế hoạch bài dạy cũng như tổ chức dạy học như: Nearpod; padlet; quizizz;
kahoot... Trong lúc đó khoa học ln phát triển, cơng nghệ được cải tiến hàng ngày
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, đòi hỏi Giáo dục cũng phải thay đổi nhằm đáp
ứng được yêu cầu cấp thiết đó. Nói cách khác giáo dục phải trang bị cho người học
những phẩm chất và năng lực cần thiết để trở thành người Việt Nam phát triển toàn
diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Với mong
muốn đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và
học Chúng tôi đã chọn đề tài "Ứng dụng công nghệ số vào thiết kế kế hoạch bài
dạy/chủ đề trong dạy học trực tuyến và trực tiếp nhằm phát triển phẩm chất,
năng lực và năng lực số cho học sinh trung học phổ thông", giúp giáo viên ở tất
cả các môn học ứng dụng công nghệ số vào dạy học một cách hiệu quả nhất; góp
phần tạo ra ng̀n lao động đáp ứng u cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp


lần thứ 4 đưa Việt Nam trở thành quốc gia Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế sâu rộng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài giúp giáo viên có thêm một số cơng cụ để thiết kế kế hoạch bài dạy/chủ
đề dạy học, nhằm phát triển năng lực tồn diện cho học sinh.
Ứng dụng cơng nghệ số một cách linh hoạt trong dạy học trực tiếp và trực

tuyến.
Từ những tiết học với các yêu cầu cần đạt trong từng hoạt động, giúp học sinh
có được kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng thuyết trình; kỹ năng đánh giá; kỹ
năng hợp tác; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào học tập.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tơi đề ra các nhiệm vụ và kế
hoạch nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
- Khảo sát thực trạng việc thiết kế kế hoạch bài dạy dạy học trực tuyến và
trực tiếp ở trường THPT nơi công tác.
- Nghiên cứu và hướng dẫn sử dụng một số phần mềm ứng dụng; một số
website để thiết kế các hoạt động trong kế hoạch dạy học.
- Phân tích mục tiêu, nội dung chủ đề “Chương trình con” - Tin học 11.
- Phân tích mục tiêu, nội dung bài dạy “Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu
chỉnh chương trình” - Tin học 11.
- Áp dụng một số phần mềm, website đã nghiên cứu để thiết kế một kế hoạch
bài dạy và một chủ đề dạy học áp dụng được cho cả dạy học trực tiếp và dạy học
trực tuyến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và năng lực số cho học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm.
Bảng phân công nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả như sau
Nội dung nghiên cứu

Người thực hiện

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở GV1 + GV2
thực tiễn
- Khảo sát thực nghiệm tình hình ứng
dụng CNTT trong các hoạt động dạy
học và khảo sát kết quả dạy thực

nghiệm về mức độ hiểu bài và hứng
thú của học sinh

GV1: Khảo sát nhóm tốn, lý, hóa,
sinh và lớp 11T1, 11A1
GV2: Khảo sát nhóm văn, sử, địa,
GDCD, anh và dạy lớp 11T3, 11T5


- Nghiên cứu và phân loại các phần GV1 + GV2
mềm ứng dụng trong dạy học
- Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề GV1 + GV2
“chương trình con” và kế hoạch dạy
học bài “Soạn thảo, dịch, thực hiện và
hiệu chỉnh chương trình”
- Dạy học thực nghiệm

GV1: Dạy lớp 11T1, 11A1
GV2: Dạy lớp 11T3, 11T5

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong quá trình dạy học tại trường THPT nơi cơng tác.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo, Sở
giáo dục và đào tạo của tỉnh liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Các tài liệu về lý luận dạy học Tin học, tài liệu hướng dẫn chuyên môn.
- Các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh.
- Tham khảo từ các tài liệu về dạy học trực tuyến.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát, thăm lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh.
- Khảo sát thực nghiệm.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phân tích tổng hợp và rút kinh nghiệm từ thực tiễn.
4.3. Phương pháp thực nghiệm
- Thực nghiệm tại một số lớp khối 11 trường THPT nơi chúng tơi cơng tác
giảng dạy.
4.4. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin
- Sử dụng tốn học thống kê, phần mềm EXCEL, và một số phần mềm liên
quan.
5. Tính mới và đóng góp của đề tài
- Giúp học sinh tiếp cận với công nghệ số, ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong học và tự học đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn
Tin học trong chương trình GDPT 2018.
- Góp phần đổi mới phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, vận dụng kĩ


năng, vận dụng kiến thức,... đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập
cho học sinh.
- Giúp giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức mình dạy mà cịn khơng
ngừng nâng cao năng lực CNTT, đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học
góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Phù hợp với tình hình thực tế
hiện nay.
- Giúp Giáo viên có cách nhìn nhận mới, hướng tiếp cận mới trong quá trình
thiết kế bài dạy, tạo cơ hội dạy học, học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc dạy
và học.
- Giúp giải quyết vấn đề thay đổi nhanh hình thức dạy học; hỗ trợ dạy và học
ở trường THPT.
- Nâng cao kiến thức bộ mơn, đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới

PPDH tại nhà trường, nâng cao được chất lượng dạy học.
- Giúp học sinh đam mê học môn Tin học.
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lý luận về giảng dạy phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ
nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng
việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người
học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực
và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người
học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ
học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản,
toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản
chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người
học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.


1.2. Cơ sở lý luận của việc dạy học phát triển năng lực số
1.2.1. Năng lực số là gì
Theo UNICEF – 2019, năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ
năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới
công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa

được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù
hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực số cho học sinh
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến
năng lực số của học sinh.
Môi trường xã hội của học sinh, cơ sở hạ tầng hạn chế (như điều kiện kết
nối Internet khó khăn và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính thấp), chi phí cao cho việc
sử dụng hạ tầng CNTT-TT, chất lượng công nghệ thấp, hoặc khơng có nội dung
trực tún bằng ngơn ngữ địa phương (Tan et al. 2017). Hơn nữa, trong khi bối
cảnh cơng nghệ đang thay đổi nhanh chóng, nếu q trình cải cách chương trình
giáo dục diễn ra chậm sẽ dẫn đến sự lạc hậu về cơng nghệ (ITU 2018a).
Hồn cảnh gia đình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực số của
học sinh. “Hiểu biết của cha mẹ về vai trò của CNTT-TT đối với tương lai của trẻ,
các cuộc thảo luận về các cơ hội và rủi ro của Internet và các hoạt động truyền
thông hàng ngày đối với trẻ, tất cả đã hình thành nên phương thức giáo dục trong
đó trẻ hịa nhập xã hội bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông số tại nhà”
Các nhà trường đóng một vai trị quan trọng trong việc phát triển các năng
lực số bao gồm khả năng sáng tạo khi tích hợp cơng nghệ kỹ thuật số như một
cơng cụ học tập tích cực (Chaudron et al. 2018). Các trường học cũng như các
trung tâm học tập cộng đờng là chìa khóa để nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng
tư duy phản biện và khả năng thích nghi cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược
cơng nghệ hỗ trợ trung gian của các gia đình.
Vai trò của tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ phát triển năng lực số cho trẻ
em ngày càng được thừa nhận, cả về nỗ lực trong thiết kế các thiết bị và dịch vụ
giúp trao quyền và bảo vệ trẻ em thơng qua việc áp dụng xóa mù cơng nghệ số
hiệu quả và các cơ chế an toàn (Kidron và Rudkin 2018) cũng như về khả năng hỗ
trợ các sáng kiến nhằm đẩy mạnh xóa mù cơng nghệ số, như Sáng kiến an tồn của
Google. Ngồi ra, các cơng ty đa quốc gia có vai trị nổi bật trong việc tạo ảnh
hưởng đến quyết định của chính phủ các nước về năng lực xóa mù cơng nghệ số năng lực cần được giảng dạy và đánh giá, nhất là ở các nước đang phát triển
(UNESCO 2017).

Vai trị của mơn Tin học trong việc hình thành năng lực số. Khác với môn
học khác, các mạch kiến thức về kĩ năng số, CNTT-TT và Khoa học máy tính (CS)
khơng những góp phần phát triển NLS nói riêng mà cịn phát triển NL tin học nói


chung. Một cách cụ thể hơn, các chủ đề Tin học vừa cung cấp nội dung vừa cung
cấp phương tiện để phát triển NLS. Phương tiện ở đây bao gồm các thiết bị số và
phần mềm tin học (online và offline, độc lập, rời rạc hoặc tạo thành hệ thống) để
hỗ trợ học tập, làm việc và các hoạt động tương tác trong xã hội số. Ở các môn học
khác, phương tiện ICT là yếu tố nằm ngoài, độc lập với môn học, bản thân GV
phải khai thác và hướng dẫn HS cùng khai thác sao cho hiệu quả, qua đó phát triển
NLS.
Gần đây, nghiên cứu của UNESCO cũng chỉ ra phát triển năng lực số có liên
quan đến các yếu tố sau: Thứ nhất, năng lực số bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc sử
dụng hơn là tiếp cận. Nghĩa là việc có được thiết bị CNTT-TT khơng đảm bảo rằng
nó sẽ được sử dụng trong thực tế. Thứ hai, điều quan trọng không phải là thời gian
ngồi trước máy tính mà là việc khai thác hết các chức năng của máy tính, cả ở nhà
và ở trường. Thứ ba, kỹ năng số bị ảnh hưởng bởi số năm trẻ sử dụng máy tính:
càng sớm có kỹ năng số thì tác động càng lớn. Thứ tư, cần tăng cường kỹ năng về
ngôn ngữ viết của học sinh như đọc, hiểu và xử lý văn bản để phát triển các kỹ
năng số cho các em. Thứ năm, việc giáo viên ứng dụng CNTT-TT có mối tương
quan tích cực với trình độ kỹ năng số của học sinh: nếu nhà trường muốn phát triển
tốt nhất kỹ năng số của học sinh thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho
giáo viên, đờng thời hỗ trợ tích hợp CNTT-TT vào chương trình giảng dạy
(UNESCO 2017).
1.2.3. Khung năng lực số
Khung năng lực số là một tập hợp các năng lực thành phần để nâng cao năng
lực của một nhóm đối tượng cụ thể. Các khung năng lực số chủ yếu được sử dụng
rộng rãi hiện nay bao gồm:
a)

Khung năng lực số của Châu Âu (2018) với 05 miền lĩnh vực 21 năng
lực thành phần:
1. Kĩ năng thông tin và dữ liệu/ Information and Data Literacy
2. Kĩ năng giao tiếp và hợp tác/ Communication and Collaboration
3. Kĩ năng tạo nội dung số/ Digital Content Creation
4. Kĩ năng an toàn/Safety
5. Kĩ năng giải quyết vấn đề/ Problem Solving
b)
Khung Năng lực số của UNESCO gồm 07 miền lĩnh vực năng lực, 26
năng lực thành phần
1. Sử dụng các thiết bị số/Device and Software Operation
2. Kĩ năng thông tin và dữ liệu/Information and Data Literacy
3. Giao tiếp và Hợp tác/Communication and Collaboration
4. Tạo nội dung số/Digital Content Creation


5. An toàn kĩ thuật số/Safety
6. Giải quyết vấn đề/Problem-Solving
7. Năng lực định hướng nghề nghiệp/Career-related Competency
c)

Khung năng lực số cho trẻ em Châu Á - Thái Bình Dương (DKAP)

MIỀN LĨNH VỰC
1. Kiến thức kỹ thuật số

NĂNG LỰC
1.1 Kiến thức CNTT-TT
1.2 Kiến thức thông tin
2.1 Hiểu về quyền trẻ em


2. An tồn và khả năng
phục hời số

2.2 Dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư và uy tín
2.3 Bảo vệ và tăng cường sức khỏe và phúc lợi
2.4 Khả năng phục hồi kỹ thuật số

3. Sự tham gia và khả
năng số

3.1 Tương tác, chia sẻ và hợp tác
3.2 Sự tham gia của công dân
3.3 Quy ước sử dụng mạng
4.1 Tự nhận thức
4.2 Tự chủ

4. Trí tuệ cảm xúc số

5. Khả năng sáng tạo và
đổi mới sáng tạo

4.3 Tự tạo động lực
4.4 Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan
hệ 4.5 Cảm thông
5.1 Khả năng sáng tạo
5.2 Khả năng diễn đạt, thể hiện

d)
Năng lực số trong chương trình môn Tin học của Việt Nam (2018)

ban hành theo Quyết định số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2020.
Năng lực Tin học bao gồm 05 năng lực thành phần sau.
– NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện cơng nghệ thơng tin và truyền

thông;
– NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
– NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền

thông;
– NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;
– NLe: Hợp tác trong môi trường số.


1.2.4. Mục đích của khung năng lực số
Định hướng phát triển NLS cho học sinh phổ thơng. Thơng qua đó góp phần
thực hiện thành cơng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Làm cơ sở để giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, các cơ sở giáo dục phổ thơng
xây dựng kế hoạch phát triển năng lực số cho học sinh, giáo viên.
Làm cơ sở xây dựng các khuyến nghị đối với gia đình, các tổ chức xã hội
cùng với nhà trường phát triển năng lực số cho trẻ em trong độ tuổi đang đi học
phổ thơng.
1.3. Vai trị của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
Công nghệ thơng tin có vai trị thúc đẩy một nền giáo dục mở, điều đó có
nghĩa con người hồn tồn có thể tiếp cận thơng tin đa chiều, rút ngắn khoảng
cách và thu hẹp mọi không gian và rút ngắn thời gian. Từ đó con người dễ dàng
phát triển nhanh hơn về kiến thức, tư duy và nhận thức của mình. Sự ra đời của
cơng nghệ thơng tin là sự tích hợp đờng thời những tiến bộ về cơng nghệ và tổ
chức thơng tin, điều đó mang đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của
nền giáo dục.
+ Giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn

Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt sự bùng nổ của Internet đã mở ra
một kho tàng kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho cả người học và người
dạy. Điều đó giúp việc tìm hiểu kiến thức trở nên đơn giản hơn rất nhiều đồng thời
cải thiện chất lượng dạy và học.
+ Công nghệ thông tin thúc đẩy giáo dục mở
Cơng nghệ thơng tin có vai trò thúc đẩy một nền giáo dục mở, điều đó có
nghĩa con người hồn tồn có thể tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách
và thu hẹp mọi khơng gian và rút ngắn thời gian. Từ đó con người dễ dàng phát
triển nhanh hơn về kiến thức, tư duy và nhận thức của mình.
+ Kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên
Nếu như trước đây, thông qua giáo viên và sách vở để tiếp thu kiến thức thì
ngày nay với nguồn kiến thức đa dạng từ Internet đã giúp chúng ta chủ động hơn.
Điều này đóng góp vai trị to lớn trong q trình đổi mới giáo dục.
+ Công nghệ thông tin tạo không gian và thời gian học linh động
Như đã đề cập ở trên, sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp người
học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi, có thể tham gia thảo luận một vấn đề nào đó
mặc dù mỗi người đang ở một nơi rất xa nhau. Chính vì vậy khi nói đến vai trị của
cơng nghệ thông tin trong giáo dục, chúng ta phải nhắc đến việc tạo nên không
gian và thời gian học linh động. Bên cạnh đó, với sự thuận tiện cho việc học ở mọi
lúc mọi nơi thì công nghệ thông tin cũng sẽ tạo ra cơ hội cho người học tiếp cận,
lựa chọn vấn đề phù hợp với bản thân để từ đó phát triển theo thế mạnh của mình.


1.4. Các yếu tố đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
+ Không làm thay đổi kế hoạch bài dạy so với hướng dẫn số 5512/BGDĐTGDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Công
văn số 2613/BGDĐT-GDTrH, ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Bộ GDĐT mà là cụ
thể hóa hơn việc khai thác CNTT một cách hiệu quả tránh lạm dụng CNTT
+ Tồn bộ cơng việc khai thác và sử dụng CNTT, phần mềm, phương tiện
kĩ thuật số sử dụng trong việc tổ chức dạy học được mô tả trong mục thiết bị dạy
học

2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.1.1. Thực trạng ứng dụng công cụ hỗ trợ việc thiết kế bài dạy và tổ chức dạy
học của cán bộ giáo viên
Trong thực tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của nhiều
giáo viên đã quá lỗi thời và lạc hậu so với sự phát triển không ngừng của công
nghệ số. Nhiều giáo viên chưa coi trọng công tác truyền thông trong dạy học, việc
ứng dụng công nghệ thông tin chỉ quẩn quanh với hoạt động soạn giáo án điện tử
hay trình chiếu Powerpoint. Thậm chí, nhiều giáo viên và phụ huynh cịn có cái
nhìn khơng mấy thiện cảm về mạng xã hội, cấm đoán hoặc quản chế quá chặt chẽ
khiến nhiều học sinh hiểu sai về bản chất tốt đẹp của công nghệ thông tin và sức
mạnh truyền thông trong thời đại 4.0.
Nhiều giáo viên đã bắt đầu tìm hiểu và đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn, nhưng tận dụng khả năng tiếp cận CNTT nhanh của học sinh để có phương
pháp dạy học hiệu quả gần như chưa áp dụng.
Chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả của những tiết học được minh họa
bởi những hình ảnh trực quan, video sinh động được trình chiếu trên tivi hay máy
chiếu. Bởi con người ln có xúc cảm, ấn tượng ghi nhớ tốt hơn đối với hình ảnh
thay vì các câu chữ liên tục dài dòng. Thực tế cho thấy nếu một tiết học được đầu
tư chiếu cho học sinh xem những đoạn video tư liệu, trích dẫn…, học sinh cũng
như giáo viên sẽ chăm chú theo dõi đoạn giới thiệu minh họa trực quan một phần
bài học bằng hình ảnh, câu từ ngắn gọn hơn là việc một người diễn thuyết đơn
điệu. Nhưng giáo viên chưa từng đặt ra vấn đề, cho học sinh của mình tự xây dựng
nên các clip minh họa ấy để ứng dụng vào tiết dạy.
Định hướng giáo dục của chương trình phổ thông mới chắc chắn đòi hỏi
người giáo viên phải chủ động tiếp cận các hướng dạy học hiện đại. Trong hồn
cảnh đó yêu cầu phải tìm cách nâng cao kĩ năng công nghệ thông tin cho bản thân,
cũng như suy nghĩ cách vận dụng hiệu quả CNTT phục vụ việc dạy học môn học
của mình là rất cần thiết.



2.1.2. Thực trạng dạy và học trong tình hình đại dịch covid-19 tại một số
trường
Hơn 2 năm qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến các mặt đời
sống, kinh tế-xã hội, nhất là ngành giáo dục khi kế hoạch năm học bị đứt đoạn,
chương trình và nội dung giáo dục phải điều chỉnh; nhiều học sinh, sinh viên, giáo
viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang dạy và học trực tuyến.
Bên cạnh đó, giáo viên, phụ huynh, học sinh cũng gặp nhiều khó khăn cả về
đời sống và trong hoạt động học tập, trẻ em mất đi môi trường lành mạnh để phát
triển; phụ huynh rất lo lắng cho con em, đưa đến trường học cũng lo lắng nhưng ở
nhà học trực tuyến cũng lo lắng. Theo tìm hiểu gần đây, ngoài sự chậm trễ trong
học hành, nhiều trẻ em chịu cô lập xã hội và mức độ lo lắng tăng cao, thậm chí
phải chịu lạm dụng và bạo lực. Trước tình hình đó Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, các bộ, ngành đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch
COVID-19 và đã thực hiện mở cửa trường học an tồn, thích ứng với thực tiễn.
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp
với các bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch năm học
linh hoạt, tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa
hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và đảm bảo chất lượng giáo dục
của từng cấp học, chương trình đào tạo...
Yêu cầu vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh đi học
trở lại trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh: "Chỉ
cịn khơng đầy 3 tháng nữa kết thúc năm học 2021-2022, còn nhiều vấn đề học
sinh, phụ huynh quan tâm như việc thi, kiểm tra đánh giá phù hợp với thực tế hiện
nay, yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, hoàn thiện và thực hiện ổn
định các phương thức đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo, vấn đề
công bằng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền, các nhóm học sinh; vấn đề
chất lượng đội ngũ, chất lượng sách giáo khoa, tiến độ chuyển đổi số, nâng cao
chất lượng dạy học, an tồn cho học sinh trên mơi trường mạng…"
* Triển khai dạy và học linh hoạt

Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ
cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ban hành Công văn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương và công điện gửi Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo xây
dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến trong
điều kiện tình hình mới.
Các cơ sở giáo dục đã xây dựng kế hoạch và phương án dạy học trong điều
kiện phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo an toàn. Đa số giáo viên đờng thuận,
tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào quá trình dạy học; chủ động, tự giác


học tập, bồi dưỡng kỹ năng, xây dựng và lựa chọn học liệu; bước đầu biết sử dụng
các ứng dụng, phần mềm dạy học khi được tập huấn.
Các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học
theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ,
sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục
phổ thông, tập trung dạy học những nội dung cốt lõi theo hướng dẫn của Bộ Giáo
dục và Đào tạo; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy
học hiệu quả, phù hợp thực tiễn...
Tuy nhiên, việc triển khai học tập trực tuyến đã tác động lớn đến chất lượng
học tập của học sinh. Điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức dạy học trực tuyến khác
nhau giữa các địa phương, các gia đình học sinh, việc thiếu thiết bị… gây ra nhiều
khó khăn trong quá trình triển khai dạy và học. Nền nếp học tập của một bộ phận
học sinh bị ảnh hưởng, chưa chủ động tự giác học tập.
2.2. Kết quả khảo sát
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã khảo sát việc ứng dụng một số phần
mềm trong dạy học đối với giáo viên các nhóm mơn tại trường nơi chúng tôi công
tác. Kết quả quả như sau:
Môn


Số lượng (%) giáo viên sử dụng ứng dụng
Số
Zalo/
Microsoft
lượng Quizizz Padlet Azota Nearpod Google
Drive Facebook PowerPoint

Tốn

15

0(0%)



12

Hóa

0(0%) 4(26,7%)

0(0%)

4(26,7%) 15(100%)

15(100%)

1(8.3%)

0(0%)


0(0%)

1(8.3%)

12(100%)

12(100%)

8

0(0%)

0(0%)

2(25%)

0(0%)

2(25%)

8(100%)

8(100%)

Sinh

8

0(0%)


0(0%)

0(0%)

0(0%)

0(0%)

8(100%)

8(100%)

Tin

6

3(50%) 3(50%) 2(33,3%) 2(33,3%)

3(50%)

6(100%)

6(100%)

T.Anh

10

0(0%)


0(0%)

4(40%)

0(0%)

4(40%)

10(100%)

10(100%)

Văn

12

0(0%)

0(0%)

0(0%)

0(0%)

0(0%)

12(100%)

12(100%)


Sử

4

0(0%)

0(0%)

0(0%)

0(0%)

0(0%)

4(100%)

4(100%)

Địa

4

0(0%)

0(0%)

0(0%)

0(0%)


0(0%)

4(100%)

4(100%)

GDCD

3

0(0%)

0(0%)

0(0%)

0(0%)

0(0%)

3(100%)

3(100%)


3. Giải pháp thực hiện
Để tổ chức dạy học hiệu quả cả trực tiếp và trực tuyến nhằm phát huy được
phẩm chất, năng lực và năng lực số cho học sinh, mỗi giáo viên cần thiết kế bài
giảng của mình một cách hợp lý nhất theo từng hoạt động. Qua nghiên cứu và dạy

học thực tế một số tiết trên lớp chúng tơi nhận thấy có khá nhiều phần mềm có thể
hỗ trợ giáo viên thiết kế các hoạt động dạy học cũng như tổ chức dạy học rất hiệu
quả, gây hứng thú học tập cho học sinh. Cụ thể:
3.1. Một số công cụ hỗ trợ thiết kế dạy học theo các hoạt động
3.1.1. Ứng dụng Kahoot.com
Kahoot là một ứng dụng trên nền tảng web, dùng để thiết kế những câu hỏi
trắc nghiệm trực tuyến và cho phép nhiều người tham gia trả lời câu hỏi trong cùng
một thời điểm. Trong quá trình tham gia chơi, Kahoot sẽ thông báo kết quả trực
tuyến để tăng độ hấp dẫn cho phần thi trắc nghiệm.
Về bản chất Kahoot là một website, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết
bị: máy tính để bàn, laptop, tablet, smartphone… miễn là thiết bị đó kết nối mạng
Internet được.
3.1.2. Ứng dụng Quizizz.com
Quizizz là một trong những công cụ hỗ trợ thiết kế hoạt động học tập, kiểm
tra, đánh giá trong dạy học rất hiệu quả. Giáo viên sử dụng Quizizz để:
- Tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra kiến thức ở các môn học
cũng như kiến thức hiểu biết xã hội của học sinh
- Dùng Quizizz cho phép thầy cô tiếp cận ngân hàng câu hỏi đa dạng hoặc tự
tạo lập bộ câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra đánh giá.
- Cho phép học sinh trong cùng một lớp có thể tham gia trả lời câu hỏi trên
Quizizz vào cùng một thời điểm do thầy cô quy định; hoặc hoàn tất bài kiểm tra
vào một thời gian thuận lợi, trước thời hạn thầy cô quy định.
- Dễ dàng thông báo ngay kết quả và thứ hạng của những người tham gia trả lời
câu hỏi nhằm gia tăng hứng thú học tập cho học sinh.
3.1.3. Ứng dụng Nearpod.com
Nearpod là một cơng cụ dạy học hồn tồn miễn phí. Việc sử dụng Nearpod
trong các giờ học cho phép gia tăng tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa
học sinh với học sinh. Sử dụng ứng dụng này, học sinh có thể viết – vẽ – thảo luận
– trả lời trắc nghiệm hay gửi bài cho giáo viên và nhận lại phản hời ngay lập tức.
Thú vị hơn, nó cho phép giáo viên sử dụng tồn bộ những ng̀n tài nguyên có sẵn

của mình từ các website, Powerpoint, video… Thầy cơ hồn tồn có thể nhúng
trực tiếp các dữ liệu đã có vào website này mà khơng cần phải định dạng lại.


3.1.4. Ứng dụng Padlet.com
Padlet là trang web/ứng dụng, để dễ hiểu thì nó có thể được ví như là một
tấm bảng trong lớp học. Nhưng điều khiến nó đặc biệt hơn khi so với các tấm bảng
trên trường lớp đó chính là cho phép người dùng thêm văn bản, hình ảnh, video,
đường dẫn, ý tưởng… lên tấm bảng này và chia sẻ đến lớp học, hội nhóm vơ cùng
dễ dàng. Padlet là ứng dụng phù hợp với giáo viên để xây dựng nội dung bài học
và nhất là các bạn học sinh dùng để họp nhóm, lên ý tưởng sáng tạo. Giúp giáo
viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh.
3.1.5. Các ứng dụng thuộc Google
a) Google Docs
Google Docs là một một trong những công cụ xử lý văn bản online của
Google. Công cụ này cho phép người dùng soạn thảo, chỉnh sửa văn bản, cũng như
trình chiếu văn bản một cách dễ dàng trên Internet.
Cách thức hoạt động của Google Docs
Để sử dụng được Google Docs, người dùng phải có điện thoại hoặc máy tính
đăng nhập tài khoản Google cũng như kết nối với mạng Internet.
Google Docs hoạt động dựa trên tài khoản đăng nhập Google của người
dùng liên kết với máy chủ. Tất cả nội dung khi bạn soạn thảo trên Google Docs sẽ
được công cụ tự động lưu lại.
Mỗi tài khoản sẽ được cung cấp dung lượng lưu trữ và các định dạng dữ liệu
sử dụng miễn phí. Khi người dùng đã sử dụng hết dung lượng này, thì bắt buộc bạn
phải mua thêm dung lượng. Mỗi tài khoản Google có 15GB dung lượng miễn phí
bao gờm các dữ liệu lưu trong Google Drive và Mail.
Ưu điểm
Cơng cụ sử dụng hồn tồn miễn phí.
Bên cạnh việc soạn thảo văn bản, Google Docs còn cho phép người dùng sử

dụng nhiều chức năng trực tuyến khác như: Nhập dữ liệu bằng giọng nói, trình
chiếu slide, nhận xét và trò truyền trực tiếp trên tài liệu,...
Công cụ cho phép người dùng tạo tài liệu online và chia sẻ cho nhiều người.
Những người dùng này có quyền được xem và chỉnh sửa tài liệu trong cùng một
lúc.
Đặc biệt, cơng cụ cịn hỗ trợ cho người dùng chỉnh sửa khi khơng có mạng.
Nhược điểm
Văn bản được soạn thảo trên Google Docs, khi tải về máy có thể gặp một vài
lỗi về định dạng.


Có một vài trường hợp khi chèn hình vào trong văn bản, người dùng không
thể chỉnh sửa được tài liệu hoặc thậm chí khơng dùng được các tính năng khác.
b) Google Drive
Google Drive là dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hóa tệp do Google phát triển.
Hiện nay, đây là một trong những giải pháp lưu trữ tốt nhất, được mọi người sử
dụng phổ biến, đặc biệt trong làm việc nhóm.
Người dùng Google Drive sẽ lưu trữ tệp (hình ảnh, tài liệu, video, file
nhạc,…) trực tuyến và có thể truy cập chúng bất kỳ lúc nào, bằng các thiết bị di
động được kết nối internet như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop,…
Chỉ cần tải tệp lên Google Drive và truy cập hay tải những tệp đó về máy
khi cần sử dụng.
Người dùng có thể chia sẻ dữ liệu chỉ bằng một đường link liên kết, điều này
giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, dung lượng khi làm việc nhóm.
c) Google Jamboard
Google Jamboard là cơng cụ có thể được coi như tấm bảng xanh trên bất kỳ lớp
học nào. Giao diện Jamboard như một tấm bảng kỹ thuận số, người dùng hay thầy
cơ có thể ghi bất cứ thơng tin cần thiết, nội dung quan trọng. Ngoài ra phần mềm
cịn hỗ trợ xóa, chỉnh sửa, chèn ảnh, ghi chú...
Điểm nổi bật

- Dễ dàng ghi ghi chép nhanh các nội dung quan trọng.
- Chỉnh sửa, chèn hình ảnh nhanh chóng.
- Lưu lại và chia sẻ cho bất kỳ ai.
3.1.6. Phần mềm iMindmap
Mindmap là một phương pháp ghi chép giúp tận dụng được khả năng ghi
nhớ của trí não, giúp người tư duy nắm bắt được vấn đề, nội dung và liên kết được
những đối tượng đơn lẻ lại với nhau. Đây có thể coi là một trong những cách trình
bày ý tưởng, nhưng được người tư duy vận dụng sáng tạo và làm độc đáo lên
những thông tin giúp bộ não ghi nhớ tốt hơn.
Có thể coi đây là trợ lý trong việc thảo luận, quyết định và lên kế hoạch,
giúp bạn trình bày thông tin một cách đơn giản, trực quan bằng cách xây dựng theo
dạng thư mục, hình ảnh cho các ý tưởng.
Bằng cách dùng giản đồ hay những keywords (từ khóa chính), và những
đường nối, mũi tên… theo các quy tắc riêng đơn giản, dễ hiểu của riêng người viết,
mindmap sẽ giúp người dùng xây dựng một bức tranh tổng quát, giúp thu nhỏ lại
những thông tin dồn về chung và cô đọng nhất, khiến cho việc tư duy, giải quyết
vấn đề hay ghi nhớ lại những chi tiết của “bức tranh” dễ dàng hơn.


Đặc biệt, sơ đờ tư duy mindmap có thể được sử dụng cho bất kỳ công việc tư
duy hoặc học tập nào, từ nghiên cứu một chủ đề (như một ngơn ngữ mới) hay lên
kế hoạch hoặc thậm chí xây dựng thói quen tốt hơn.
3.1.8. Ứng dụng Azota
Azota là ứng dụng giao và chấm bài tập online mới, được sáng tạo ra để làm
nhiệm vụ hỗ trợ các thầy cô giáo khi muốn kiểm tra hiệu quả học tập của học sinh.
Azota có phiên bản app trên cả App Store và CH Play, cách sử dụng tương tự như
khi làm trên trình duyệt web. Tuy nhiên, hiện người dùng vẫn ưu tiên sử dụng
phiên bản web hơn vì sự nhanh chóng, tiện lợi, đặc biệt là với giáo viên, trong khi
ứng dụng cài đặt trên điện thoại sẽ tốn dung lượng máy và vẫn cịn cần nâng cấp,
hồn thiện để mang đến trải nghiệm tối ưu nhất.

Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian giao và chấm bài
Khi học trực tiếp, thay vì thu phiếu để chấm, thầy cơ có thể nhắc học sinh,
phụ huynh nộp bài bằng cách chụp ảnh bài tập rời gửi qua ứng dụng, giáo viên có
thể chấm và báo điểm trực tiếp trên đó. Việc này cũng có thể áp dụng rất hiệu quả
trong giai đoạn học trực tuyến.
- Thao tác đơn giản
Nền tảng cũng như ứng dụng Azota đều được thiết kế đơn giản, giao diện dễ
nhìn, dễ dùng, ít thao tác để phù hợp với tất cả mọi người.
- Cho phép thống kê và theo dõi kết quả học tập của học sinh
Cha mẹ học sinh có thể theo dõi kết quả của học sinh thông qua lịch sử học
tập. Hệ thống sẽ lưu lại điểm số, quá trình làm bài, nộp bài của từng học sinh. Giáo
viên cũng có thể tra cứu, tải báo cáo thống kê để về máy để đánh giá hoặc lưu trữ
trên hệ thống
Với Azota, bạn hồn tồn có thể tổ chức thi tự động trên đó và việc giám sát
học sinh, sinh viên cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vậy ứng dụng Azota
giám sát như thế nào?
Khi bật chức năng giám sát trên ứng dụng Azota thì ngây lập tức hệ thống sẽ
đưa ra cảnh báo nếu có học sinh, sinh viên tự thốt ra khỏi màn hình hoặc chuyển
tab mới. Sau khi thi xong, hệ thống cũng sẽ hiển thị số lần mà thí sinh thoát hoặc
chuyển màn hình giúp giáo viên nắm được.
3.1.9. Microsoft PowerPoint
Sử dụng PowerPoint soạn giáo án điện tử đã trở thành quen thuộc đối với
giáo viên ở các cấp học, đây là loại giáo án được biên soạn trực tiếp trên máy tính
bằng một phần mềm chuyên dụng, giúp giáo viên đơn giản hóa việc lập giáo trình,
chỉnh sửa... Phần mềm Microsoft PowerPoint cho phép giáo viên tạo dựng những


Slide thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng. MS
PowerPoint thường được dùng để xây dựng bài giảng điện tử, thuyết trình, thậm

chí là để quảng cáo, làm phim hoạt hình và trình diễn ảnh.
PowerPoint là một công cụ trợ giúp để tạo và trình diễn các bài giảng, các bài
thút trình. Nó các tính năng hiện đại cho phép tạo và thay đổi nội dung một cách
nhanh chóng và thuận tiện; cho phép tạo các bài giảng đa phương tiện bằng cách
hỗ trợ văn bản, hình vẽ (động và tĩnh), âm thanh…
3.1.10. YouTube
Youtube là nền tảng mạng xã hội cho người dùng chia sẻ các video được
đăng tải từ máy tính hoặc điện thoại. Thông thường, những nội dung này sẽ là các
chương trình truyền hình, clip ngắn, clip âm nhạc, phim ngắn, những bản ghi âm,
trailer phim, các video mang tính sáng tạo, video giáo dục.
Dạy học trên Youtube khá đơn giản, giáo viên chỉ cần chuẩn bị video và
đăng tải lên kênh của mình. Đặc điểm của Youtube là một mạng xã hội mở, nơi
mọi người có thể thoải mái chia sẻ video với cộng đờng. Giáo viên cũng có thể hạn
chế đối tượng xem video bằng cách thay đổi quyền riêng tư hay công khai của mỗi
video.
3.1.11. Zalo; Facebook
Để trao đổi dễ dàng, giáo viên thường tạo nhóm chat Zalo hoặc nhóm trên
Facebook cho từng lớp.
Giáo viên và học sinh có thể tải các tài liệu, trao đổi các nội dung học tập lên
nhóm này rất nhanh chóng, thuận tiện.
3.2. Một số phần mềm hỗ trợ dạy học online
3.2.1. Zoom
Zoom là một ứng dụng hữu ích cho các cuộc họp trực tuyến, học online,
thảo luận nhóm... trên nền tảng đơn giản và dễ sử dụng. Lợi ích phần mềm Zoom
Cloud Meeting mang lại rất lớn cho chúng ta như cho chất lượng video HD, thu
âm, hỗ trợ số lượng lớn người tham gia đảm bảo đầy đủ yêu cầu cho một buổi học,
họp qua mạng.
Ưu điểm:
- Sử dụng được trên cả điện thoại và máy tính
- Giao diện đơn giản và dễ sử dụng

- Không giới hạn số lần Meeting
Nhược điểm:
- Bản miễn phí giới hạn thời gian meeting dưới 40 phút. Sau 40 phút, bạn phải
tham gia lại cuộc họp.


3.2.2. Trans
Trans là phần mềm học trực tuyến cũng tương tự như với Zoom hay các
phần mềm khác. Ứng dụng này mang tới giao diện dạy học, tạo phòng học online
trên TranS rất đơn giản để các thầy cô giáo giảng bài và liên lạc với lớp học. Ngoài
ra, Trans là là ứng dụng miễn phí và có phí phổ biến nhất hiện nay với giao diện
tiếng Việt dễ sử dụng cùng với tính năng bảo mật dữ liệu khá tốt.
Ưu điểm:
- Không giới hạn số lượng người tham gia
- Giao diện dễ sử dụng, dễ cài đặt
- Sử dụng mà khơng cần tài khoản
- Hỗ trợ nhiều tính năng cho học hay cuộc họp online (giơ tay, chat)
Nhược điểm:
- Đối với bản miễn phí, thời lượng gọi chỉ có 60 phút. Nếu muốn thời lượng
gọi hơn 60 phút, bạn cần phải trả phí theo tháng.
3.2.3. Skype
Skype một dịch vụ gọi điện, nhắn tin, chia sẻ thông tin trực tuyến miễn phí,
chỉ cần có Internet là có thể liên lạc với bạn bè, giáo viên hay đờng nghiệp của
mình. Skype cho phép truy cập trên máy tính thuộc hệ điều hành Windows, Linux,
MacOS. Có thể tải trực tiếp về điện thoại hoặc máy tính bảng.
Ưu điểm: - Sử dụng hồn tồn miễn phí
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
- Hỗ trợ cho nhiều nền tảng khác nhau
- Quản lý lịch sử chat và nhóm tốt
Nhược điểm: - Số lượng người tham gia bị giới hạn, tối đa 5 người cho một

cuộc gọi
- Khi bạn offline thì Skype không hỗ trợ gửi tin nhắn
3.2.4. Các phần mềm thuộc Google
a) Google Meet là một trong những sản phẩm đến từ nhà phát hành Google. Hiện
tại, Google Meet là nền tảng được sử dụng khá phổ biến trong các buổi học online
hoặc làm việc nhóm trực tuyến, được nhiều người ưa chuộng sử dụng vì giao diện
thân thiện, dễ hiểu.
Ưu điểm: - Giao diện dễ hiểu, thân thiện với người dùng, có cho phép dùng
miễn phí
- Dễ dàng truy cập trực tiếp qua Google Chrome và các trình duyệt khác mà
không cần tải ứng dụng trên máy tính


Nhược điểm: Những người sử dụng đều phải đăng ký tài khoản Google
c) Google Classroom
Google Classroom là một công cụ kết hợp giữa Google Docs, Google
Drive và Gmail như một lớp học trực tuyến giúp giảng viên giảng dạy, giao bài
tập, cực kì hữu ích trong tình hình học tập và giảng dạy trực tuyến. Ngoài ra,
Google Classroom được phân phối thông qua bộ công cụ Google Apps for
Education nên hồn tồn miễn phí với người sử dụng.
Ưu điểm: - Có thể sử dụng miễn phí
- Tính năng bình luận nổi bật
- Giúp tập trung tài liệu vào một vị trí dựa trên Cloud
- Giao diện dễ sử dụng
Nhược điểm: - Cần có tài khoản Google Education. Việc chỉnh sửa và chia sẻ
gặp khó khăn
d) Phần mềm Google Hangouts
Google Hangouts là một tiện ích hàng đầu giúp người dùng thực hiện hội
họp trực tuyến cũng như trao đổi công việc, nó là tính năng đi kèm của Google
Plus và là một trong những đứa con của Google giống như Google Meet, Google

Classroom.
Ưu điểm: - Có thể gọi video với nhiều người
- Giao diện dễ sử dụng
- Có thể sử dụng miễn phí
Nhược điểm: - Chỉ sử dụng được trong trình duyệt Chrome
- Ứng dụng không hỗ trợ cho cuộc gọi âm thanh.
3.3. Ứng dụng công nghệ số vào thiết kế các hoạt động dạy học trực tiếp và
trực tuyến.
3.3.1. Hoạt động khởi động với ứng dụng Quizizz; Microsoft PowerPoint
Hoạt động khởi động là bước “thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực
hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn
cho học sinh. Khi các em trả lời được câu hỏi sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo
tâm lý tốt khi vào bài học, có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, kích thích được trí
tị mị và nhu cầu học tập một cách chủ động và tích cực của các em.
Ứng dụng quizizz là dạng trò chơi với các câu đố, câu trắc nghiệm được
thiết kế với hình thức thi trực tuyến. Quá trình tổ chức và tham gia chơi nhanh
chóng, dễ dàng bằng trình duyệt web hay ứng dụng điện thoại, không cần tài
khoản, đăng nhập hay cài đặt phức tạp. Học sinh hứng thú học tập.


Ngồi ra lý do khiến chúng tơi ứng dụng Quizizz vào một số hoạt động dạy
học nữa là vì muốn phát triển năng lực số cho học sinh đồng thời qua hoạt động
học tập chúng tơi có thể nắm bắt được khả năng hiểu bài của từng học sinh cũng
như những vẫn đề mà nhiều học sinh chưa nắm được để có hướng khắc phục.
Cách tạo một trị chơi trên Quizizz như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào trang />Bước 2: Đăng ký tài khoản Quizizz thông qua Google/Microsoft bằng cách
nhấn vào Continue with Google hoặc Continue with Microsoft.
Bước 3: Chọn 1 trong 3 mục đích sử dụng Quizizz là học tập (at a school),
công việc (at a business) và cá nhân (personal use). Ở đây ta chọn at a school để
phục soạn và ứng dụng các câu hỏi trắc nghiệm phục vụ dạy và học

Bước 4: Nháy vào nút Create New để tạo câu hỏi mới trên Quizizz.
Bước 5: Trong cửa sổ bật lên, nhập tên và chọn chủ đề của bài kiểm tra.
Nhấp vào Next để tiếp tục.
Bước 6: Chọn hình thức câu hỏi hoặc chọn câu hỏi có sẵn trên quizizz. (Có 6
loại câu hỏi có thể thiết kế trên quizizz như sau: Multiple Choice: chọn đáp án
đúng từ nhiều câu trả lời; Checkbox: Tích vào ơ trước đáp án đúng; Fill in the
blank: điền câu trả lời chính xác vào ơ trống; Poll: Người trả lời sẽ bỏ phiếu cho
loại thăm dò ý kiến; Open-ended: Người trả lời tùy ý nhập câu trả lời cho câu hỏi
mở; Slide: Tạo powerpoint cho bài học).
Bước 7: Nhập câu hỏi, các đáp án và chọn đáp án đúng vào các ô tương ứng.
Người tạo có thể thêm hình ảnh, âm thanh và video cho từng câu hỏi và đáp án
bằng các hình biểu tượng bên phải mỗi câu. Thay đổi thời gian trả lời từ 5 giây đến
15 phút ở góc dưới cùng bên trái của bảng tạo câu hỏi.
Bước 8: Bấm vào Save để lưu lại câu hỏi vừa tạo. (Giáo viên có thể lặp lại
các bước trên để tạo nhiều câu hỏi khác nhau)
Bước 9: Nhấn vào nút Publish để chính thức hồn thành và xuất bản.
(Có thể tham khảo các bước tạo trò chơi trên quizizz một cách chi tiết hơn
thông qua đường dẫn sau: />Trong hoạt động khởi động của tiết dạy chủ đề “Chương trình con” chúng
tơi đã thiết kế một trị chơi trên Quizizz với mục đích kiểm tra nội dung bài cũ để
dẫn dắt vào bài mới thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm. Với hoạt động này nếu
tổ chức dạy trực tiếp trên lớp chúng tơi chia HS theo từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm
gờm các HS ngời cùng 1 bàn), mỗi nhóm sử dụng 1 điện thoại thơng minh có kết
nối mạng để nhập mã tham gia trả lời câu hỏi trên quizizz. Nếu dạy trực tuyến
chúng tôi sẽ cho từng cá nhân tham gia vào trò chơi. Dưới đây là một số hình ảnh
chúng tơi thiết kế trị chơi trên quizizz cho hoạt động này.



Phần mềm Microsoft PowerPoint cho phép giáo viên tạo dựng những Slide
thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng, đờng thời cũng

có thể tạo ra các trị chơi khơng kém phần hấp dẫn đối với học sinh. Chẳng hạn
trong hoạt động khởi động ở tiết dạy “Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh
chương trình” chúng tơi đã tạo ra một trị chơi ơ chơi. Với hoạt động này khi tổ
chức dạy trực tiếp hay trực tuyến chúng tôi sẽ cho từng cá nhân tham gia vào chơi
bằng cách chọn hàng ngang và dựa vào hưỡng dẫn để trả lời. Ai trả lời được nhiều
điểm nhất sẽ là người thắng và được điểm trong trò chơi.


3.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới với ứng dụng padlet; Nearpod
Việc dạy và học online cũng có nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng tương
tác và trao đổi thông tin giữa người dạy và người học. Để khắc phục yếu điểm này,
các giáo viên nên kết hợp và sử dụng mọi cơng cụ hỗ trợ để có thể có được một bài
giảng sinh động hơn.
Nearpod là ứng dụng cho phép gia tăng tương tác giữa giáo viên với học
sinh và giữa học sinh với học sinh. Sử dụng ứng dụng này, học sinh có thể viết –
vẽ – thảo luận – trả lời trắc nghiệm hay gửi bài cho giáo viên và nhận lại phản hồi
ngay lập tức. Để tạo một bài học trên Nearpod ta có thể thực hiện theo các bước
sau:
Bước 1: Truy cập vào
Bước 2: Đăng ký tài khoản Nearpod (có thể sử dụng tài khoản Gmail hoặc
Office 365 để đăng kí)
Sau khi đăng ký xong ta có thể vào sử dụng một số chức năng của nearpod
như (Tạo không gian thảo luận, cộng tác. Tạo các bài kiểm tra, đánh giá. Tạo bài
giảng mới từ Nearpod, Googleslide hoặc tạo Thư mục. Khám phá các mẫu bài
giảng có sẵn trên hệ thống Nearpod và có thể sử dụng lại. Tạo bài giảng mới...)
Bước 3: Nháy vào Tạo một bài học
Bước 4: Nháy vào thêm nội dung và hoạt động
Bước 5: Chọn các nội dung hoặc các hoạt động muốn đưa vào bài giảng
Bước 6: Đăng tải hoặc nhập nội dung và lưu lại
Bước 7: Nhấn tiếp vào ơ lưu lại và thốt

Như vậy là ta đã tạo được một bài giảng mới, tiếp theo ta có thể nhấn vào
chơi trực tiếp để thực hiện bài dạy của mình.
(Có thể tham khảo các bước tạo một bài giảng trên Nearpod một cách chi
tiết hơn thông qua đường dẫn sau: />Trong tiết dạy học chủ đề chương trình con, để tổ chức hoạt động cặp đôi
chúng tôi đã vào mục hoạt động “các cặp đôi phù hợp” để thiết kế nội dung này
trên Nearpod. Với cách thiết kế này toàn bộ các mảnh ghép sẽ được hiển thị trên
màn hình. Khi tiến hành dạy học cả trực tiếp và trực tuyến chúng tôi đều cho từng
cặp đôi một lên lựa chọn nội dung để tìm ra cặp đôi ăn ý. Kết quả sẽ hiện ngay trên
màn hình dạy của giáo viên. Lý do chúng tôi thiết kế trên ứng dụng này thứ nhất là
dễ thiết kế, thứ hai là muốn tạo ra giao diện học tập mới cho học sinh và thứ ba là
kết quả chọn cho các cặp đơi như thế nào nó sẽ hiện lên ngay lập tức trong màn
hình kèm với hình ảnh hấp dẫn gây được hứng thú cho học sinh.


×