Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

(TIỂU LUẬN) PHÉP BIỆN CHỨNG về mối LIÊN hệ PHỔ BIẾN và vận DỤNG PHÂN TÍCH mối LIÊN hệ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH tế với bảo vệ môi TRƯỜNG SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.21 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
~~~~*~~~~

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN
DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Sinh viên thực hiện

: Bùi Phương Thảo

Mã sinh viên

: 2114330027

Số thứ tự

: 70

Lớp tín chỉ

: TRI114.6

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, tháng 11 năm 2021

MỤC LỤC



MỤC LỤC………………………………………………………………………………5
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………..6
NỘI DUNG……………………………………………………………………………...7
I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến............................................................................... 7
1.Khái quát về phép biện chứng.................................................................................................. 7
1.1. Khái niệm……………………………………………………………………..7
1.2. Phép biện chứng duy vật………………………………………………………7
2. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến.......................................................................................... 7
2.1. Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến................................................................ 8
2.2.Ý nghĩa phương pháp luận ………………………..........................................8
II.Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam………9
1.
Tăng
trưởng
kinh
tế…………………………………………………………….9 1.1. Khái niệm
tăng trưởng kinh tế……………………………………………..9 1.2. Các hoạt
động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế……………………………….9
2.
Môi trường sinh
thái…………………………………………………………..10
2.1. Khái niệm…………………………………………………………………...10
2.2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái…………………….10
3.
Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái thông qua
phép biện chứng………………………………………………………………………10
3.1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái….. 10
3.2. Thực trạng hiện nay…………………………………………………………12
3.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường…………………………………………...12

4.Giải pháp giải quyết vấn
đề……………………………………………………..13
III. KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 14
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………16

LỜI MỞ ĐẦU


5


Như chúng ta đã biết, mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều có những mối
liên hệ qua lại lẫn nhau, khơng có một sự vật hiện tượng nào lại tồn tại một cách
độc lập riêng rẽ. Ngay trong bản chất của mỗi sự vật hiện tượng cũng có sự liên kết
giữa các bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng ấy. Và con người chúng ta
không phải là một ngoại lệ. Chúng ta đang sống trong một mạng lưới sự sống rộng
lớn, càng có nhiều mối liên hệ thì mạng lưới càng bền vững. Chúng ta cũng biết
rằng tất cả những mối liên kết trong sự sống sẽ không tồn tại và phát triển được
nếu không được hỗ trợ bởi môi trường. Với tốc độ phá hoại môi trường như hiện
nay của con người, môi trường của chúng ta đang dần bị suy thoái, mạng lưới sự
sống đó đang dần bị phá vỡ.
Sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, một mặt nó nâng cao đời sống của
người dân mặt khác nó đang gây một sức ép mạnh mẽ lên môi trường tự nhiên.
Cũng như các nước đang phát triển khác, để có những kết quả về kinh tế trong giai
đoạn trước mắt, chúng ta phải trả giá là mất đi nguồn tài nguyên lâu dài. Một thập
kỉ phát triển nhanh chóng ở Việt Nam đã dẫn đến tình trạng ơ nhiễm đất, nước và
quan trọng hơn là gia tăng mức tiêu thụ và phân hóa giàu nghèo... Điều này chứng
tỏ mối liên hệ giữa con người và mơi trường ngày càng lỏng lẻo. Chính vì vậy, tôi
quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu về phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi

trường ở Việt Nam” để nghiên cứu. Qua đó, tơi muốn góp một phần cơng sức nhỏ
bé của mình lên tiếng bảo vệ mơi trường - một vấn đề gây nhức nhối tồn cầu hiện
nay. Đồng thời, tơi cũng muốn tuyên truyền đến những công dân khác để họ biết
được tác hại của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống sức khỏe của con người và có
ý thức bảo vệ mơi trường. Bảo vệ mơi trường chính là bảo vệ bản thân và giúp đất
nước phát triển kinh tế một cách toàn diện, bền vững. Hoàn thành tiểu luận này, tôi
đã gia tăng được rất nhiều tri thức về các mối quan hệ phổ biến trong cuộc sống
đặc biệt là vai trị của mơi trường đối với cuộc sống của con người.

NỘI DUNG
6


I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1.Khái quát về phép biện
chứng 1.1. Khái niệm
Phép biện chứng là học thuyết khái quát về biện chứng của thế giới thành hệ thống
các nguyên lí, các quy luật, các phạm trù để từ đó hình thành nên hệ thống
ngun tắc phương pháp luận nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn của con người.
Phép biện chứng thuộc biện chứng chủ quan, tức là sự phản ánh biện chứng của
thế giới vật chất vào trong đời sống ý thức của con người. Khi xem xét sự vật, hiện
tượng phép biện chứng đặt nó vào trạng thái vận động, biến đổi, phát triển và trong
mối quan hệ với sự vật, hiện tượng khác.
1.2. Phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng đã phát triển qua ba giai đoạn, ba hình thức cơ bản, trong đó
giai đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử triết học là sang tạo nên phép biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Phép biện chứng duy vật được xem là khoa học
nhất, là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hồn bị , sâu sắc nhất và không
phiến diện.

Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật
phổ biến của các quá trình vận động phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật cung cấp những nguyên tắc, phương
pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới. Ph.Ăngghen đã định
nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”
để nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
2. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
Nguyên lí là những điều căn bản nhất của một học thuyết Phép biện chứng duy vật
có hai ngun lí cơ bản là ngun lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát
triển. Trong đó ở bất kì giai đoạn nào của phép biện chứng, nguyên lí về mối liên hệ phổ
biến được xem là ngun lí có ý nghĩa khái quát nhất.
7


2.1. Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
Nguyên lí về mỗi liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt
yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng vừa tách biệt nhau, lại vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập
và chuyển hoá lẫn nhau, làm điều kiện tiền để cho nhau. Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ
tính phổ biến của các mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng của thế giới đồng thời để chỉ các
mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng. Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa
tồn tại những mối liên hệ đặc thủ, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến

ở những phạm vi nhất định. Tồn bộ mối liên hệ đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa
dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Mỗi liên hệ có ba tính chất cơ bản là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa
dạng. Tính khách quan được thể hiện ở điểm sự quy định lẫn nhau, tác động và làm
chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có, tồn tại độc lập khơng phụ
thuộc vào ý chí của con người. Theo quan điểm biện chứng thì khơng có bất kì sự vật,
hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá

trình khác mà bất cứ chúng đều là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu
thành với những mối liên hệ bên trong của nó đó là hệ thống mở tồn tại tương tác và
làm biến đổi lẫn nhau với các hệ thống khác.
2.2. Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến xét dưới góc độ thế giới quan thì nó phản ánh tính
thống nhất của vật chất và thế giới. Các sinh vật, hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có
khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng khác nhau của một thế
giới duy nhất của một thế giới vật chất. Xét dưới góc độ nhận thức lí luận, nó là cơ sở của
quan điểm tồn diện. Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức
các sự vật, hiện tượng, quan điểm tồn diện địi hỏi để có nhân thức đúng về sự vật chúng ta
cần xem xét nó: một là: trong mối liên hệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính
khác nhau của chính sự vật đó, hai là: trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự
vật khác, kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Hơn thế nữa quân điểm toàn diện đòi hỏi để nhận thức
đúng sự vật chúng ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với nhu cầu
8


thực tiễn của con người. Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều
mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát rút ra bản chất chi phối sự tồn tại và
phát triển của sự vật hiện tượng đó.
Tuy nhiên, quan điểm tồn diện khơng đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê
những quy định khác nhau của sự vật hiện tượng đó,nó địi hỏi phải làm nổi bật cái cơ
bản nhất, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó. Với tư cách là nguyên tắc
phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi
để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những
mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa các sự vật khác. Muốn
như vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác
động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng. Để tránh những phương pháp luận sai lầm
trong việc xem xét sự vật, hoạt động cần tránh chủ nghĩa chiết trung, thuật ngụy biện.
Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong không gian thời gian nhất định và mang dấu ấn

của khơng gian thời gian đó. Do đó chúng ta cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét
và giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt đặt ra.
II.Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
1. Tăng trưởng kinh tế
1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu
nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế còn được định
nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian. Nó thể hiện sự
thay đổi về số lượng, chất lượng, quy mô của một nền kinh tế theo chiều hướng đi lên.
Tăng trưởng kinh tế dài hạn 1à điều kiện tiên quyết tạo nên những tiến bộ về kinh tế - xã
hội, nhất là ở các nước đang phát triển. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế đang được xem
là nhiệm vụ cấp thiết quan trọng ở hầu hết các quốc gia.
1.2. Các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, kể từ năm 1986 Việt Nam bước
vào cơng cuộc đổi mới tồn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kinh
9


tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Để
đất nước có thể hội nhập với thế giới, chính phủ đã và đang đẩy mạnh các chính sách
như khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, đầu tư phát triển khoa học cơng
nghệ, chính sách thương mại thự do,... Từ đó thu được những thành quả không nhỏ cho
công cuộc phát triển kinh tế.
2. Môi trường sinh
thái 2.1. Khái niệm
Sinh thái được hiểu là nhà ở, nơi cư trú, sinh sống. Trong khi môi trường là một tổ
hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Qua đó
có thể hiếu mơi trường sinh thái là “bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh có liên
quan đến sự sống”. Đối với con người, mơi trường sinh thái là tồn bộ các điều kiện tự

nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ, có mối liên hệ tới sự sống của con người, sự tồn tại
và phát triển của xã hội.
2.2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái
Môi trường cung cấp cho con người không gian để sống, nguồn tài nguyên để sản xuất và
cũng chính là nơi chứa đứng rác thải. Vì vậy, bảo vệ mơi trường cũng chính là bảo vệ sự
sống của chúng ta. Bảo vệ môi rường sinh thái là giữa cho môi trường luôn trong lành,
sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, đồng thời ngăn chặn, khắc
phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên tạo ra, khai thác và sử dụng hợp lí nguồn
tài nguyên. Đây chính là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của mỗi quốc gia, là sự nghiệp
của toàn dân, là trách nhiệm của bất kì tổ chức cá nhân nào. Có bảo vệ tốt mơi trường
sinh thái thì cuộc sống của chúng ta mới phát triển tốt đẹp, bền vững và lâu dài.
3. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái thông qua
phép biện chứng
3.1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái Giữa
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường ln có mối quan hệ tác động qua
lại lẫn nhau, đó chính là mối liên hệ biện chứng bao gồm hai mặt thống nhất và mâu thuẫn.
Tăng trưởng kinh tế được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con
10


người nên nó là cái tồn tại chủ quan. Trong khi đó, mơi trường sống sinh ra và tồn tại
trong tự nhiên, tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức của con người. Tuy nhiên,
bảo vệ môi trường sinh thái lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con người
trực tiếp tác động làm môi trường tốt lên hay xấu đi. Môi trường chịu tác động của con
người, tăng trưởng kinh tế cũng phụ thuộc vào con người, do đó có thể nói mơi trường
chịu tác động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Hai yếu tố này thống nhất với nhau
về mục đích trong q trình phát triển một chỉnh thể là tự nhiên — xã hội. Điều đó được
thể hiện qua một số khía cạnh như sau:
• Về tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên: nước giàu và nghèo có một số sự
chênh lệch về việc nhìn nhận mức độ tiêu dùng nguồn tài nguyên. Cụ thể, đối với nước

giàu thì sự phát triển kinh tế bền vững phải gắn với cắt giảm đáng kể mức độ tiêu dùng
lãng phí về năng lượng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khi nước nghèo chỉ
chú tâm vào việc khai thác để xuất thô một cách cạn kiệt. Phát triển kinh tế giúp nâng
cao đời sống con người, đồng thời nâng cao nhận thức con người, ý thức về bảo vệ mội
trường cũng tăng lên.
• Về bầu khí quyển: Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho con người tạo nên những máy
móc, cơng cụ sản xuấ ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Các khu công nghiệp đang dần
cố gắng giảm thiểu lượng khí thải bay vào bầu khí quyển. Nhiều nhà máy, khu xử lí rác
thải được xây dựng cũng góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc bảo vệ mơi trường.
• Về mơi trường nước: Kinh tế càng phát triển, hệ thống xử lí nước sạch càng hiện
đại, máy móc xử lí rác thải giúp giảm lượng rác đổ ra biển, hồ, sông,.., Kinh tế phát
triển nguồn nước cũng được bảo vệ an toàn hơn. Như vậy, xét về một khía cạnh nào
đó thì phát triển kinh tế đã tác động tích cực đến bảo vệ mơi trường.
Ngược lại, môi trường sinh thái trong lành, ổn định cũng là điều kiện, cơ sở và động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế vì mơi trường sinh thái trong lành giúp con người cảm thấy thoải mái,
hưng phấn trong cuộc sống, đảm bảo sức khỏe tốt cũng là cách để tăng hiệu quả làm việc.
Bảo vệ môi trường sinh thái tạo nên môi trường sống ổn định, phát triển bền vững nguồn tài
nguyên thiên nhiên cũng là phát triển nền kinh tế lâu dài. Từ đó, có thể thấy sự phát triển
kinh tế xã hội một cách tiến bộ là khi có sự kết hợp hài hịa giữa hai
11


mục tiêu: phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Mặc dù vậy, thực trạng đang
dần chứng tỏ mặt mâu thuẫn trong mối liên hệ của hai vấn đề trên. Trên thế giới, nền
kinh tế đang phát triển chóng mặt, chính điều đó kéo theo nhiều hệ lụy xấu và mối hiểm
họa đến môi trường. Tài nguyên không phải là vô hạn, nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà
khơng cải tạo mơi trường thì sẽ đến lúc tăng trưởng kinh tế phải dùng lại do sự suy thối
của mơi trường. Đó cũng là lúc con người phải gánh chịu hậu quả do chính họ gây ra.
Ngược lại nếu tăng trưởng kinh tế đồng hành với bảo vệ mơi trường thì khơng những đời
sống con người ngày càng được cải thiện mà chính mơi trường cũng được cải thiện do

khi nền kinh tế phát triển, ngân sách cho những dự án bảo vệ sinh thái tăng lên, nguồn tài
nguyên thiên nhiên sẽ dần được thay thế bằng những nguồn tài nguyên mới do con người
tự tạo nên.
3.2. Thực trạng hiện nay
Sau thời kì đổi mới cùng các chính sách kinh tế đúng đắn, nước ta đang từng bước đi
lên đặc biệt là mức thu nhập của người dân. Con người ngày càng địi hỏi nhiều hơn
các hàng hóa, dịch vụ phục vụ bản thân. Hậu quả là sẽ có nhiều rác thải sinh hoạt được
thải ra nếu khơng có biện pháp xử lí, thu gom sẽ tạo ra nhiều bãi rác nhanh chóng.
Hơn nữa, nước ta đang trong tình trạng đơng dân số do ý thức người dân cịn thấp.
Dân số đơng, kinh tế phát triển, nhu cầu đi lại cũng tăng, hằng ngày lượng khí thải từ
các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy... đang góp phần vào ơ nhiễm khơng khí.
Dân số đơng, người ta lấp ao hồ để lấy đất ở. Rừng ngày càng bị thu hẹp do nhu cầu
khai thác gỗ mạnh để sản xuất ra đồ dùng phục vụ cho con người. Các lồi động vật
q hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trước tình trạng săn bắt tràn lan để làm vật chưng
bày hoặc làm thịt cho các thực khách...Hệ sinh thái đang mất dần đi sự cân bằng trước
sự phá hoại như vũ bão của con người.
3.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường
Có người đã nói “Nếu chúng ta bắn vào thiên nhiên một phát đạn, thì thiên nhiên sẽ
bắn trả lại ta bằng đại bác”. Thật vậy, trong vòng 7 năm trở lại đây, các thảm họa tự nhiên
như bão xoáy, lụt lội, hạn hán,... ngày càng tăng nhanh cả về tần suất lẫn cường độ
12


như hạn hán ở miền Trung, bão lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, cháy rừng ở U Minh....
đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, thâm hụt ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồngmột con số không nhỏ đối với một quốc gia nghèo như Việt Nam. Ngoài ra, đi đôi với sự
suy giảm của môi trường, các bệnh về thời tiết cũng gia tăng, thiệt hại người do các bệnh
về đường nước tăng như sốt rét, tiêu chảy... Các bệnh liên quan đến đường ruột bệnh
giun, bệnh sán máng,giun trong máu... các bệnh về hô hấp như ung thư phổi, viêm
phổi.... Do đó, uộc sống của con người đang bị đe dọa nghiêm trọng.
4. Giải pháp giải quyết vấn đề

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang tăng cường quan hệ thương
mại song phương với các nước trên thế giới và tiến hành thủ tục đàm phán để gia nhập Tổ
chức thương mại Thế giới (WTO) tham gia tích cực vào các định chế kinh tế khu vực như
ASEAN, APEC, ASEM,...đặc biệt là hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Để hàng Việt Nam
có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh với các nước khác chúng ta cần:
Tăng cường kiểm tra, giám sát sự tuân thủ về pháp luật của các cơ sở công nghiệp
Khuyến khích sử dụng cơng nghệ và dây chuyền sản xuất tiết kiệm năng lượng,

nguyên liệu, phát triển nguồn năng lượng sạch, ít khí thải.
Bắt buộc các nhà máy mối đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng và
vận hành hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Lập quy hoạch môi trường song song với việc quy hoạch và phát triển công nghiệp.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống tiêu thốt nước, xử lí nước thải công nghiệp trước

khi thải ra môi trường.
Tổ chức và quản lý kịp thời đúng quy cách các loại chất thải rắn công nghiệp,
chất thải y tế và các loại chất thải khác.
Thực hiện chủ chương xanh hố đơ thị và khu công nghiệp, xây dựng hành lang
xanh và vùng chuyển tiếp giữa khu công nghiệp và khu dân cư.
Các sản phẩm về nông nghiệp cần hạn chế các loại thuốc gây hại cho người sử
dụng cũng như cho đất trồng.
13


Có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm có nhãn sinh thái
Ngồi ra để đảm bảo sự phát triển bền vững nhà nước của chúng ta, cần:
Khai thác gỗ hợp lí.
Cán bộ kiểm lâm có chức vụ và quyền hạn cao hơn nữa để công tác kiểm lâm
được chặt chẽ hơn, ngoài ra cán bộ kiểm lâm cần có những chính sách ưu đãi hơn.
Khai thác dầu hợp lí.

Bảo vệ nguồn sinh vật biển, đặc biệt là những loại quý hiếm.
Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

IV. Kết luận
Việt Nam đang trên con đường trở thành một nước cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của ta là không
ngừng phát triển, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đồng thời vẫn
gìn giữ được tài nguyên trù phú của dân tộc, vì sự sống trường tồn bền vững. Bài toán đặt
ra ở đây là vận dụng được mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ mơi trường
sinh thái mà từ đó đưa ra những biện pháp dài hạn đưa nước ta trở thành nước có nền
kinh tế phát triển một cách bền vững lâu dài. Tất cả các bài học kinh nghiệm đã rút ra
trong các quá trình quy hoạch phát triển, các dự án, cơng trình sai phạm trước đây cần
phải được vận dụng triệt để cho quá trình phát triển của tương lai sao cho tránh được
những hậu quả có thể xảy ra và đảm bảo hiệu quả cao nhất cho q trình phát triển kinh
tế. Chúng ta bảo vệ mơi trường khơng phải nhằm mục đích hạn chế q trình phát triển
kinh tế mà nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả kinh tế cao hơn cho quá trình phát triển tất
yếu này, đồng thời nhằm bảo vệ, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Có thể
khẳng định rằng, bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế có sự thống nhất. Có phát
triển mới có kinh phí đầy đủ dành cho việc bảo vệ môi trường và có bảo vệ mơi trường
mới đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định.

14


Do thời gian cũng như vốn hiểu biết còn hạn chế, tiểu luận khơng tránh khỏi nhiều sai
sót, em rất mong nhận được sự góp ý đồng thời cũng hy vọng có thêm nhiều đề tài
chuyên sâu về vấn đề này trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn.

15



Tài liệu tham khảo

1.

G.S Lê Quý An, Du lịch và mơi trường, Tạp chí Du lịch, số 12, 1999

2.

Nguyễn Anh, Hội thảo khoa học môi trường chuyên ngành mỏ luyện kim,

hóa chất, Tạp chí Cơng nghiệp, số 19, 1999
3.

Craig Leisher, Mơi trường Việt Nam những điều cần làm, Tạp chí

Bỏa vệ môi trường, số 7, 2001
4.

Lê Minh Đức, Bảo vệ môi trường và vấn đề phát triển bền vững ở Việt

Nam, Con số và sự kiện, số 12, 1999.
5.

Th.s Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Đặng Thị Thu Hoài, Hội nhập kinh tế thế giới

với bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Tạp chí Chun đề mơi trường kinh tế, 2001.
6.

T.s Nguyễn Đắc Huy, Đinh Đức Tường, Nguyễn Mỹ Hoàng, Một vài suy


nghĩ về quản lý môi trường trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam, Tạp chí
Chun đề Mơi trường kinh tế, 2001.
7.

T.s Trần Thanh Lâm, Một tiếp cận mới trong quản lý thương mại và

bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Tạp chí Xây dưng, số 3, 2002.
8.

Nhiều tác giả, Bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững, Tạp

chí Bảo vệ mơi trường, số 6, 2002.
9.

T.s Danh Sơn, Các lợi ích về bảo vệ mơi trường ở nước ta, Tạp chi

Bảo vệ môi trường, số 2 năm 2001.
10.

Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin – NXB

Chính trị quốc gia (tr100 -101) năm 2016
11.

/>
12.

/>
16




×