BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài:
PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN
XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ? Ý NGHĨA LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN.
Giảng viên: Nguyễn Minh Tuấn
Mã lớp học phần: 22D1POL51002415
Nhóm: 12
Thành viên:
1. Phan Thị Hồng Hạnh
2. Lê Thị Ngọc Duyên
3. Lê Thị Huỳnh Như
4. Trần Đinh Ý Nhi
5. Trần Văn Tâm
6. Võ Thị Huyền Linh
THÁNG 3/2022
0
MỤC LỤC
I. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ....................... 2
1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư......................................................................2
2. Bản chất của giá trị thặng dư........................................................................ 4
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư.............................................5
II.
CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.......................5
1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối........................................ 5
2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.......................................6
3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch.....................................6
III. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................8
1. Về lý luận.........................................................................................................8
2. Về thực tiễn......................................................................................................8
3. Liên hệ thực tiễn............................................................................................. 8
1
NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
I.
1.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư
Trong lưu thơng hàng hóa giản đơn, tiền vận động theo công thức H – T – H.
Trong lưu thông của tư bản, tiền vận động theo cơng thức T – H – T’.
Mục đích của lưu thơng hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng thỏa mãn nhu cầu;
cịn mục đích của lưu thông tư bản là giá trị tăng thêm. Số tiền thu về phải lớn hơn
số tiền ứng ra:
T’ = T + ∆t
∆t được C.Mác gọi là giá trị thặng dư.
Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra
giá trị mới, không tạo ra giá trị thặng dư. Nhưng nếu người có tiền khơng tiếp xúc
gì với lưu thơng, thì cũng khơng thể làm cho tiền của mình lớn lên được.
Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản là nhà tư
bản đã mua được một loại hàng hóa đặc biệt nào đó mà trong q trình sử dụng, giá
trị của nó khơng những được bảo tồn mà cịn tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị
bản thân nó. Đó là hàng hóa sức lao động.
“Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và
tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó
đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”1.
Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá
trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động. Cơ cấu lượng giá trị
của hàng hóa sức lao động gồm: 1. Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và
tinh thần để tái sản xuất sức lao động; 2. Chi phí đào tạo người lao động; 3. Giá trị
1 C.Mác – Ph.Ănghen, Tồn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1993, tr.251
2
những tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái của
những người lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thơng
thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là khả năng thực hiện một cơng việc
cụ thể nào đó để thỏa mãn nhu cầu của người mua, chỉ thể hiện ra trong quá trình
tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Giá trị sử
dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị,
tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động.
Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư.
Để hiểu rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư cần xét ví dụ: giả sử để sản xuất
được 50 kg sợi, nhà tư bản ứng ra 68 USD trong đó:
-
Mua 50 kg bơng: 50 đơla
-
Chi phí về hao mịn máy móc kéo bơng thành sợi: 3 đôla
-
Mua sức lao động trong một ngày (8 giờ): 15 đôla.
Giả định trong 4 giờ đầu, người công nhân sản xuất được 50 kg sợi. Bằng lao
động cụ thể của mình người cơng nhân biến bơng thành sợi, theo đó giá trị của
bơng và hao mịn máy móc được chuyển vào giá trị của sợi (53 USD) và bằng lao
động trừu tượng tạo thêm lượng giá trị mới là 15 USD. Nếu ngày lao động chỉ
dừng lại ở 4 giờ đầu, nhà tư bản đem bán 59 kg sợi theo đúng giá trị và thu được 68
USD thì khơng có lợi gì. Nhưng vì nhà tư bản thuê công nhân cả ngày (8 giờ), nên
họ sẽ tiếp tục sử dụng sức lao động 4 giờ còn lại. Trong 4 giờ lao động sau, để sản
xuất 50 kg sợi, nhà tư bản chỉ phải ứng thêm 53 USD (50 USD mua 50 kg bơng và
3 USD hao mịn máy móc)
Kết quả là, sau một ngày lao động 8 giờ, nhà tư bản chi phí: 100 USD bơng +
6 USD hao mịn máy móc + 15 USD trả cơng cho cơng nhân = 121 USD (T), có
3
được 100 kg sợi thành phẩm, đem bán trên thị trường 136 USD (T’) và thu được
khoản chênh lệch: (T’) – (T) = 136 USD – 121 USD = 15 USD, đó là giá trị thặng
dư.
Như vậy, giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dơi ra ngồi giá trị sức lao
động do người bán sức lao động tạo ra và thuộc về nhà tư bản (người mua hàng
hóa sức lao động). Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư mang bản
chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp, trong đó giai cấp các nhà tư bản làm giàu
dựa trên cơ sở thuê mượn lao động của giai cấp công nhân. Ngày lao động của
công nhân được chia làm hai phần là thời gian lao động cần thiết và thời gian lao
động thặng dư. Thời gian lao động cần thiết là phần ngày lao động mà người công
nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình. Thời gian lao
động thặng dư là thời gian người công nhân tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư còn thể hiện ở vai trò của từng bộ phận tư bản
mà nhà tư bản ứng ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động đối với quá trình làm
tăng giá trị.
-
Tư bản bất biến (ký hiệu là C): là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư
liệu sản xuất, thông qua lao động cụ thể của công nhân làm thuê mà giá trị được
bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm mới không thay đổi về lượng.
-
Tư bản khả biến (ký hiệu là V): là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái
sức lao động, thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên về
lượng.
Nghiên cứu việc thực hiện giá trị thặng dư thơng qua hàng hóa sản xuất ra và
bán trên thị trường (tuần hoàn và chu chuyển tư bản) cho thấy nguồn gốc của giá
trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất (giai đoạn hai) và do sức lao động tạo ra
chứ không phải do mua rẻ bán đắt mà có.
2.
Bản chất của giá trị thặng dư
4
-
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư được diễn ra trong mối quan hệ giữa người
mua và người bán hàng hóa sức lao động. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa, giá trị thặng dư mang bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp, trong đó
giai cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sở thuê mướn lao động của giai cấp
công nhân.
-
Về mặt kinh tế, nhà tư bản không vi phạm quy luật kinh tế về trao đổi ngang
giá. Tuy nhiên trong trao đổi ngang giá đó, giá trị thặng dư vẫn được tạo ra cho nhà
tư bản bằng lao động sống chứ khơng phải do máy móc sinh ra.
3.
-
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư
Năng suất lao động: là số lượng sản phẩm được người lao động sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian;
-
Thời gian lao động: là khoảng thời gian lao động cần phải tiêu tốn để sản xuất ra
một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội;
-
Cường độ lao động: là sự hao phí trí óc (thần kinh), sức bắp thịt của người lao
động trong sản xuất trong một đơn vị thời gian hoặc kéo dài thời gian sản xuất;
-
Cơng nghệ sản xuất;
-
Thiết bị, máy móc;
-
Vốn;
-
Trình độ quản lí.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
5
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp nâng cao tỷ
suất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài ngày lao động trong khi thời gian lao
động cần thiết là khơng đổi, do đó tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư.
Do ngày lao động chịu giới hạn về mặt sinh lý (công nhân phải có thời gian ăn,
ngủ, nghỉ ngơi, giải trí) nên khơng thể kéo dài bằng ngày tự nhiên, cịn cường độ
lao động cũng không thể tăng vô hạn quá sức chịu đựng của con người. Hơn nữa,
công nhân kiên quyết đấu tranh địi rút ngắn ngày lao động. Vì vậy phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối gặp phải những giới hạn này đã làm hạn chế
việc gia tặng tỷ suất giá trị thặng dư của nhà tư bản.
2.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp nâng cao tỷ
suất giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết, do đó kéo
dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động khơng thay đổi
hoặc thậm chí rút ngắn.
Để hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ
cần thiết để tái sản xuất sức lao động, muốn vậy phải tăng năng suất lao động, trong
các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để
chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó.
Như vậy, giá trị thặng dư tương đối thu được nhờ tăng năng suất lao động xã hội.
Việc cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động diễn ra trước hết ở một hoặc vài
doanh nghiệp riêng biệt, làm cho hàng hóa sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp hơn giá
trị xã hội, thu được một số giá trị thặng dư lớn hơn so với mặt bằng chung của xã
hội, được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái
biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
3.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch
6
- C.Mác gọi đây là một biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng
dư siêu ngạch được tạo ra nhờ, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại làm giá trị cá
biệt của hàng hóa thấp hơn so với giá trị hàng hóa đó trên thị trường.
-
Từ đó, chi phí các nhà tư bản phải chi ra ít hơn. Mà vẫn bán được với giá trị
bằng với các nhà tư bản khác, từ đó thu được giá trị thặng dư cao hơn.
-
Cho đến khi tất cả các xí nghiệp khác đều đổi mới cơng nghệ, kỹ thuật một các
phổ biến. Thì giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ khơng cịn nữa.
-
Giá trị thặng dư siêu ngạch là tạm thời, nhưng nó vẫn thường xuyên tồn tại
trong xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh mẽ, để các doanh nghiệp
không ngừng nỗ lực đổi mới, cải tiến công nghệ. Tăng năng suất, tạo được giá trị
thặng dư cao hơn, để đánh bật đối thủ ra khỏi thị trường.
•
So sánh giữa giá trị thặng dư tương đối và siêu ngạch
Điểm giống: Đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
Điểm khác:
-
Giá trị thặng dư tương đối dựa trên năng suất lao động xã hội; còn giá trị thặng
dư siêu ngạch dựa trên năng suất lao động cá biệt;
-
Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay thế bằng giá trị thặng dư tương đối
khi trình độ kỹ thuật mới được áp dụng cá biệt trở thành được áp dụng phổ biến. Vì
vậy giá trị thặng dư siêu ngạch mang tính chất tạm thời;
-
Giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được. Nó
biểu hiện ở sự tiến bộ kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản được áp dụng rộng rãi. Xét về
mặt đó thì nó thể hiện quan hệ của giai cấp cơng nhân và tồn bộ giai cấp các nhà
tư bản;
7
-
Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích trực tiếp cạnh tranh mà mỗi nhà tư bản
cố gắng đạt được trong cạnh tranh với các nhà tư bản khác. Xét về mặt này, giá trị
thặng dư siêu ngạch không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân làm thuê và
nhà tư bản mà còn thể hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau. Như vậy giá
trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải
tiến kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất lao
động, làm giảm giá trị của hàng hoá.
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
BI.
1.
Về lý luận
Nghiên cứu nguồn gốc và bản chất giá trị thặng dư, cho thấy cơ sở và nguồn gốc
mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân. Học thuyết giá trị thặng
dư là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản.
2.
Về thực tiễn
Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác đã chỉ rõ mối quan hệ giữa năng suất lao
động, lao động thặng dư và giá trị thặng dư. Sự giàu có của xã hội là do năng suất
của lao động thặng dư quyết định, muốn xã hội giàu có thì phải phát triển mạnh mẽ
lực lượng sản xuất, phải tăng năng suất lao động xã hội. Trong nền KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, phạm trù giá trị thặng dư vẫn tồn tại. Do vậy,
cần phải khai thác động lực của kinh tế tư nhân, có chính sách đúng đắn và bảo
đảm mức lợi nhuận thỏa đáng cho tư nhân; đồng thời cũng phải quan tâm tới người
lao động, có chính sách đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động…
3.
-
Liên hệ thực tiễn
Ở nước ta hiện nay, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được sử
dụng khá phổ biến. Người công nhân phải làm tăng ca, thêm giờ, cường độ lao
động cao,… trong khi tiền lương thấp là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều cuộc
8
đình cơng. Thực tế này địi hỏi Nhà nước phải tăng cười công tác thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành pháp luật lao động, nâng cao vai trị của cơng đồn để bảo vệ
quyền lợi chính đáng của người lao động.
-
Trong điều kiện điểm xuất phát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn lực. Về cơ bản và lâu dài, cần phải coi
trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, coi đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế quốc dân là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
9