Bài tiểu luận môn Những nguyên lí cơ bản của
chủ nghĩa Mác Lê Nin phần 2 và 3.
Đề tài: Bản chất của Chủ nghĩa tư bản là gì? Bản chất đó có thay đổi
trong điều kiện hiện nay hay không? Vì sao?
Bài làm:
I.Bản chất của Chủ nghĩa tư bản là gì?
Trước khi tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa tư bản, chúng ta cần phải
biết chủ nghĩa tư bản là gì và đặc điểm của nó:
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài
người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã
hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội
tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình
thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn
toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong
kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ
nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
(với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý
thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn
nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư
bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ
nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là
một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa
xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong
nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng
không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là
một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.
Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở
hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về
mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm
của con người. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình
thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một
số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay
còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của
chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội
tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và
pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân
sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn
trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu tập thể và nhà nước
đối với phương tiện sản xuất.
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư
nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi
nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự
phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham
gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế
tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có
thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự
do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị
trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của
cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
=> Bản chất của Chủ nghĩa tư bản:
1.Bóc lột lao động của nhà tư bản- Cơ chế bóc lột tư bản
chủ nghĩa:
C. Mác đã vạch ra rằng, tư bản không hề phát minh ra lao động thặng dư,
rằng: "Nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản
xuất thì nơi đó người lao động, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm
vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống bản thân mình một số thời gian
lao động dôi ra dùng để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm
hữu tư liệu sản xuất" (1). Quy luật kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất bóc lột
người lao động không có tư liệu sản xuất, được thực hiện dưới những hình
thức và cơ chế khác nhau trong những hình thái xã hội khác nhau.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp nô lệ bị lệ thuộc hoàn toàn về thân
thể vào giai cấp chủ nô, thì ngoài việc bị bóc lột lao động thặng dư, nô lệ
còn bị chiếm một phần lớn sản phẩm cần thiết của giai cấp nô lệ. Trong chế
độ phong kiến, giai cấp nông nô đã có một phần tự do về thân thể đối với
giai cấp địa chủ và chế độ bóc lột lao động thặng dư biểu hiện dưới hình
thức bóc lột địa tô, lao động thặng dư và lao động cần thiết được phân chia
rõ ràng. Bởi vậy, theo C. Mác cơ chế bóc lột thời phong kiến có nhiều tiến
bộ hơn chiếm hữu nô lệ.
Giai cấp tư sản bước lên vũ đài lịch sử cũng là giai cấp độc chiếm tư nhân
những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Khác với cơ chế bóc lột trong hai
hình thái kinh tế – xã hội trước chủ yếu dựa trên quan hệ hiện vật, cơ chế
bóc lột tư bản chủ nghĩa dựa trên quan hệ giá trị; nói cách khác là quan hệ
trao đổi những vật ngang giá (tức là tuân theo quy luật giá trị). Quan hệ này
che dấu sự bóc lột trong một cơ chế trao đổi với vẻ bề ngoài như là tự do và
bình đẳng, chính vì vậy mà các nhà kinh tế học trước C. Mác đã không thành
công trong việc lý giải bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa.
A. Smith và D. Ri-các-đô đã quan niệm một cách hời hợt, bề ngoài rằng,
mua bán giữa tư bản và công nhân hình như là mua bán lao động nên cả hai
ông đều gặp bế tắc trong việc lý giải một cách khoa học bản chất và nguồn
gốc của lợi nhuận. Chẳng hạn, nếu lao động là hàng hóa thì nó phải được kết
tinh vào vật, như vậy là công nhân bán hàng hóa chứ không bán lao động;
lao động được xác định là thước đo của mọi giá trị thì không thể tự lấy nó để
đo lường giá trị của bản thân nó. Mặt khác, nếu mua bán lao động mà trao
đổi ngang giá thì không còn cơ sở tồn tại của lợi nhuận, nhưng thực tế lợi
nhuận tồn tại một cách khách quan. Vậy, theo các cách giải thích đó, quy
luật giá trị mâu thuẫn với quy luật sản xuất ra lợi nhuận và ngược lại.
C. Mác đã phát hiện rằng, quan hệ mua bán giữa công nhân và tư bản
không phải là mua bán hàng hóa lao động mà là mua bán một loại hàng hóa
đặc biệt – hàng hóa sức lao động. Hàng hóa này có giá trị và giá trị sử dụng
khác với các hàng hóa thông thường. Giá trị của hàng hóa sức lao động là
giá trị những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động
của công nhân và bao hàm những yếu tố tinh thần, lịch sử và dân tộc… –
Giá trị sử dụng của hàng hóa này (tức là tiêu dùng nó trong quá trình sản
xuất) có khả năng tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của chính nó là sức
lao động. Do đó dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân trên
cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được phần giá trị dôi ra, biến thành lợi
nhuận. Như vậy, quy luật giá trị và quy luật sản xuất ra lợi nhuận không phủ
định lẫn nhau mà song song tồn tại: trao đổi giữa tư bản và công nhân tuân
theo quy luật ngang giá (quy luật giá trị sức lao động) nhưng nhà tư bản vẫn
thu được phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động; phần dôi ra đó được C. Mác
gọi là giá trị thặng dư. Như vậy, bóc lột lao động thặng dư biểu hiện thành
bóc lột giá trị thặng dư là quy luậtbóc lột đặc thù của phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa và là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó.
Tỷ số giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến hay tỷ số giữa lao động
thặng dư và lao động cần thiết là tỷ suất giá trị thặng dư; tỷ suất đó nói lên
mức độ bóc lột giai cấp công nhân. Giá trị thặng dư có biểu hiện bề ngoài là
một số tiền dôi ra ngoài tư bản ứng trước; số tiền đó có tên gọi là lợi nhuận.
Phạm trù lợi nhuận che dấu quan hệ bóc lột vì nó làm cho người ta dễ lầm
tưởng là con đẻ của tư bản ứng trước (c + v) chứ không phải là con đẻ của tư
bản khả biến (v).
Tổng số giá trị thặng dư bóc lột được phân chia thành các loại thu nhập ăn
bám trong xã hội tư bản: lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp,
lợi nhuận ngân hàng; nó còn được phân chia nhỏ hơn nữa thành lợi nhuận
doanh nghiệp, lợi tức cho vay v.v.. Quá trình phân chia đó tuân thủ theo quy
luật cạnh tranh bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Giá trị thặng dư còn phải
phân chia cho chủ sở hữu ruộng đất dưới hình thức địa tô. Như vậy, tổng số
giá trị thặng dư do toàn bộ giai cấp vô sản, công nhân tạo ra trong các ngành
sản xuất bị toàn bộ giai cấp tư bản và địa chủ phân chia nhau trong cuộc đấu
tranh không khoan nhượng.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, đỉnh cao của nó là độc quyền
nhà nước là chủ nghĩa đế quốc, đã có nhiều biến đổi trong hình thức và cơ
chế bóc lột tư bản chủ nghĩa. Quy luật sản xuất giá trị thặng dư biểu hiện
thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân trong thời kỳ tự do cạnh tranh thì
nay, trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, nó biểu hiện thành quy luậttỷ suất lợi
nhuận độc quyền cao; quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản
xuất trong thời kỳ tự do cạnh tranh nay biểu hiện thành quy luật giá cả độc
quyền với hệ thống giá bán độc quyền cao, giá mua độc quyền thấp do tư
bản độc quyền can thiệp và áp đặt v.v.. Những bộ phận cấu thành lợi nhuận
độc quyền cao là: lao động thặng dư, thậm chí một phần lao động cần thiết
của công nhân trong xí nghiệp độc quyền; một phần lao động thặng dư của
các xí nghiệp nhỏ và vừa do xí nghiệp độc quyền xén bớt thông qua hệ thống
giá cả độc quyền; lao động thặng dư, thậm chí một phần lao động cần thiết
của nông dân và thợ thủ công cũng bị bóc lột thông qua hệ thống giá cả độc
quyền; phần quan trọng là siêu lợi nhuận thuộc địa dựa trên sự bóc lột nặng
nề lao động thặng dư và một phần lao động cần thiết của nhân dân lao động
ở những nước thuộc địa hay phụ thuộc.
Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học – kỹ thuật và của chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế bóc lột đã trở nên phức tạp và tinh
vi hơn (chủ nghĩa Taylo, chủ nghĩa Fayol, chủ nghĩa Ford, chủ nghĩa Ford
mới v.v., lần lượt xuất hiện để biện minh cho tính công bằng, sòng phẳng
trong quan hệ giữa tư bản với lao động). Trên thực tế trong chủ nghĩa tư bản
hiện đại, ngày càng có nhiều thủ đoạn và hình thức bòn rút lợi nhuận tinh vi
để không ít người còn lầm tưởng đến một thứ chủ nghĩa tư bản mới "nhân
văn" hơn trước đây, như "chủ nghĩa tư bản nhân dân", "xã hội tham dự"…
Điều không thể che dấu được đó là sự hình thành một tầng lớp tư sản ăn
bám, quý tộc, thực lợi, tài phiệt; sự thao túng có tính chất toàn cầu của các
tập đoàn xuyên quốc gia, tình trạng bất bình đẳng trong các quan hệ thương
mại quốc tế; sự xuất hiện của cái gọi là chủ nghĩa thực dân kinh tế; sự áp đặt
chính sách giữa Đông và Tây, giữa các nước giàu với các nước nghèo…
2. Phân hóa xã hội. Đào sâu sự phân cực xã hội – hệ
quả tất yếu của quy luật bóc lột tư bản chủ nghĩa:
Sự phân hóa xã hội thành giai cấp không lao động nhưng giàu có, đầy
quyền lực, thống trị, áp bức đa số người trong xã hội và giai cấp lao động
sản xuất ra của cải xã hội nhưng nghèo khổ, bị tước mọi quyền và bị áp bức
là sản phẩm tất yếu của mọi xã hội có chế độ người bóc lột người dựa trên
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Nhưng sự phân cực xã hội với hình thức
biểu hiện kinh tế của nó là sự phân hóa giàu – nghèo trong các xã hội nô lệ
và phong kiến, mặc dù các chế độ bóc lột siêu kinh tế này biểu hiện ra là dã
man, tàn bạo, nhưng là có hạn độ.
Trong chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, sự phân cực xã hội là vô cùng sâu
sắc, sự phân hóa giàu nghèo được đẩy tới cực độ. Ở đây của cải ngày càng
tập trung vào một số nhỏ các cá nhân là những triệu phú và tỉ phú; ở cực đối
lập là những người sống dưới mức nghèo khổ ở các nước tư bản phát triển
và đông đảo những người cùng khổ, đói rét ở các nước tư bản đang phát
triển. Chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa đã sớm chớp lấy những thành tựu mới
của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để không ngừng nâng cao năng suất lao
động xã hội, do đó năng suất lao động thặng dư cũng ngày càng tăng theo;
cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa đã chuyển hướng sang dựa chủ yếu trên sự
tăng năng suất lao động. Cũng trên cơ sở kỹ thuật đã phát triển mà cơ chế
bóc lột dựa trên tăng cường độ lao động thái quá và kéo dài ngày lao động
một cách che dấu cũng phát triển. Của cải xã hội ngày càng được tạo ra
nhiều, nhưng lại chỉ tập trung vào một cực. Mặt khác, nội dung vật chất của
chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư mang hình thức giá trị trao
đổi (tức là vàng bạc hay tiền tệ); trong quan hệ bóc lột dựa trên hình thức giá
trị trao đổi, lòng thèm khát tăng lao động thặng dư và khát vọng làm giàu
trên cơ sở đó được đẩy tới cực độ. Sở dĩ như vậy là vì giá trị trao đổi với
hình thức biểu hiện vật chất của nó là vàng, tức tiền tệ, về mặt chất lượng có
sức mạnh vô hạn (có tiền là có tất cả), về mặt số lượng bao giờ cũng có hạn.
Mâu thuẫn giữa chất lượng có sức mạnh vô hạn và số lượng có hạn đó làm
tăng lòng thèm khát vơ vét được nhiều tiền. Do tất cả những điều kiện lịch
sử và tình hình trên, quy luật bóc lột tư bản chủ nghĩa đã đẩy sâu quá trình
phân cực xã hội mà các xã hội bóc lột trước kia không thể sánh kịp.
Đặc điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa còn là tái sản xuất mở rộng nhằm
mở rộng bóc lột và ngày càng tích tụ tập trung tư bản để cải tiến kỹ thuật,
tăng năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội với
mục đích thu lợi nhuận cao hơn lợi nhuận trung bình và thắng trong cạnh
tranh. Do đó, tư bản tích lũy ngày càng giành đầu tư nhiều hơn vào việc hiện
đại hóa guồng máy sản xuất, làm cho kết cấu hữu cơ (c/v) của tư bản thay
đổi theo hướng: tư bản bất biến (c) tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tương
đối trong khi tư bản khả biến (v) tăng lên tuyệt đối, nhưng giảm tương đối
do kỹ thuật hiện đại vừa đắt tiền vừa làm giảm số lượng công nhân vận hành
máy móc. Quy luật kết cấu của tư bản thay đổi theo hướng tăng lên như vậy
dẫn đến giảm mức cầu về sức lao động trong khi số lượng của giai cấp công
nhân tăng lên cùng với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Từ đó
dẫn đến nạn nhân khẩu thừa tương đối hay nạn thất nghiệp và hình thành đội
quân công nghiệp trù bị.
Tích tụ, tập trung tư bản trong quá trình tích lũy cũng đưa đến kết quả một
số ít nhà tư bản tước đoạt của số đông nhà tư bản nhỏ và vừa qua con đường
cạnh tranh "cá lớn nuốt cá bé". Nạn nghèo khổ, áp bức, nô dịch, bóc lột càng
tăng lên. Vậy là, sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt đến
cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của
chúng nữa…
II.Bản chất của chủ nghĩa tư bản có thay đổi trong giai đoạn hiện nay có
thay đổi không? Vì sao?
Có nhiều quan điểm về sự thay đổi của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn
hiện nay nhưng nhìn chung có 2 luồng quan điểm chính: quan điểm của
những người phản đối chủ nghĩa tư bản và quan điểm của những người ủng
hộ chủ nghĩa tư bản.
1.Những người phản đối chủ nghĩa tư bản cho rằng:
Tính chất ích kỷ của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi và gây
nên những bất ổn trên thế giới. Kể từ thời Karl Marx và khởi nguồn
của chủ nghĩa cộng sản, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không hề
thay đổi: Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa tư bản trên
thế giới lại gây nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân
tộc, và giữa các giai tầng xã hội bên trong các quốc gia, dân tộc, gây ra
một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn nặng nề hơn
chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới. Việc các
công ty tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để tránh thuế, tránh các chi
phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các
nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hoá lợi nhuận chứng tỏ bản
chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi... Và các thách thức
của thế giới như sự nghèo nàn, nạn đói,nạn khủng bố, phong trào chống
toàn cầu hoá... là thể hiện của các mâu thuẫn này do chủ nghĩa đế quốc
kinh tế gây ra. Đây là tâm lý chung của dư luận các nước chậm phát triển
lên án sự bất bình đẳng kinh tế giữa các dân tộc.
Ví dụ: Ở Việt Nam, Coca Cola chuyển giá để trốn thuế.
Ở Vương quốc Anh, tập đoàn STARBUCK trốn thuế.
Ở Mĩ, có rất nhiều tập đoàn trốn thuế trốn thuế gây thiệt
hại nặng nề cho chính phủ Mĩ trong nhiều năm qua:
1.General Electric:
Citizens for Tax Justice cho rằng, khi nói về chuyện trốn thuế, thì không
doanh nghiệp nào sành sỏi hơn tập đoàn công nghiệp General Electric (GE).
Hồi năm 2011, báo New York Times cho biết, GE thuê hẳn 975 chuyên gia
về thuế, trong đó có nhiều người từng làm trong Thuế vụ Mỹ (IRS) hoặc Bộ
Tài chính nước này. Từ năm 2008-2010, GE chi 84 triệu USD để vận động
hành lang Quốc hội. Nhờ đó, cho dù đạt lợi nhuận 10,5 tỷ USD tại Mỹ trong
3 năm, GE vẫn không phải đóng một đồng thuế nào cho liên bang và được
hoàn thuế số tiền 4,7 tỷ USD.
2.Wells Fargo
Từ khi được Chính phủ Mỹ cứu vào năm 2009 tới nay, Wells Fargo làm ăn
thuận buồm xuôi gió. Trong 3 năm từ 2008-2010, ngân hàng này đạt tổng lợi
nhuận 49 tỷ USD, nhưng vẫn được hoàn thuế 680 triệu USD. Wells Fargo
vận động hành lang về thuế hết 11 triệu USD trong thời gian 2008-2010 và
chi thêm 7,8 triệu USD nữa được Wells Fargo chi ra cho hoạt động này vào
năm ngoái.
3.Verizon
Hãng viễn thông hàng đầu của Mỹ đã chi 52,2 triệu USD để vận động hành
lang về thuế tại Quốc hội Mỹ trong 3 năm từ 2008-2010, song đổi lại được
những thứ lớn hơn nhiều. Trong 3 năm đó, Verizon đạt tổng lợi nhuận 32 tỷ
USD, nhưng được hoàn thuế tới 950 triệu USD. Với thuế suất 35%, thì
khoản hoàn thuế như vậy tương đương với một khoản trợ cấp 12 tỷ USD từ
Chính phủ.
4.PG&E Corp
Công ty năng lượng PG&E thậm chí còn “chịu chi” hơn để trốn thuế. Trong
3 năm, công ty này bỏ ra 79 triệu USD để vận động Quốc hội và cũng nhận
được kết quả không tồi. Số tiền hoàn thuế mà PG&E nhận được trong 3 năm
là trên 1 tỷ USD, tương đương thuế suất âm 21% tính trên lợi nhuận 5 tỷ
USD mà công ty thu được tại thị trường Mỹ.
5.Corning Inc.
Corning Inc là một công ty sản xuất kính công nghiệp và gạch ceramic. Từ
2008-2010, hãng này đạt lợi nhuận khoảng 2 tỷ USD, nhưng thuế suất thu
nhập doanh nghiệp đánh vào khoản lợi nhuận này là âm 4%. Theo tính toánh
của Citizens for Tax Justice, việc được hoàn thuế như vậy tương đương
khoản trợ cấp 696 triệu USD. Corning đã chi 2,8 triệu USD để vận động
hành lang thuế trong 3 năm.
6. Boeing
Nhà sản xuất máy bay Boeing hưởng thuế suất âm 1,8% đối với lợi nhuận 10
tỷ USD tại Mỹ trong 3 năm từ 2008-2010, một phần nhờ vào khoản tiền 52
triệu USD mà hãng chi ra để vận động hành lang.
7. Mattel
Các hãng sản xuất đồ chơi trẻ em như Mattel cũng thành thạo các kỹ xảo
trốn thuế không kém các tập đoàn năng lượng và tài chính. Trong 3 năm,
Mattel đạt lợi nhuận trên 1 tỷ USD, nhưng hưởng thuế suất âm 9%, cho dù
chỉ mất có 800.000 USD để vận động hành lang.
8. Duke Energy
Lợi nhuận của hãng năng lượng Duke trong 3 năm từ 2008-2010 là 5,4 tỷ
USD, nhưng công ty này còn được hoàn thuế thêm 216 triệu USD. Số
tiền mà Duke dùng để vận động hành lang trong thời gian trên là 17,5
triệu USD. Ngoài ra, công ty này có tới 27 chi nhánh đặt tại các thiên
đường thuế nhằm phân tán lợi nhuận.
Xã hội công dân của xã hội tư bản không thể giải quyết các mâu
thuẫn đối kháng. Các nhà nước tư bản chủ nghĩa không thể làm tốt công
tác điều tiết xã hội mà nó luôn có xu hướng bảo vệ giai cấp tư sản, bóc
lột các tầng lớp lao động làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc
hơn. Sự giàu mạnh của một số nước tư bản chỉ là kết quả của việc khuyến
khích người ta đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không cần quan tâm đến
vấn đề đạo dức hay xã hội. Hậu quả là một bộ phận nhỏ của xã hội trở
nên giàu có dựa trên sức lao động và sự nghèo khổ của đa số mọi người.
Xã hội tư bản là xã hội đặt sự ích kỷ thành triết lý cuộc sống, đặt lợi
nhuận lên trên hết, làm xói mòn đạo đức xã hội và cuối cùng sẽ làm băng
hoại xã hội. Sự tự do quá trớn của cá nhân trong xã hội tư bản làm nảy
sinh các nhu cầu quái dị, các loại tệ nạn xã hội... Cuối cùng sẽ tước đoạt
hạnh phúc của con người. Đây là luận điểm của phái lý luận muốn kết
hợp kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa có điều tiết với định hướng xã hội
chủ nghĩa của nhà nước xã hội chủ nghĩa để hạn chế các tiêu cực của chủ
nghĩa tư bản.
VD: công nhận nghề bán dâm, sự tự do quá trớn đã dẫn đến việc
xuất hiện các tổ chức phản động, được phép sử dụng súng đã dẫn đến
khủng bố, bạo đông bừa bãi ở khắp nơi , những vụ án thảm khốc. Đặc
biệt Mỹ là nước thường xảy ra các vụ xả sung, tiêu biểu là xả súng ngày
15/12/2012 làm 20 em nhỏ từ 5 đến 10 tuổi chết và 6 người lớn chết.
Hung thủ là Adam Lanza là người không bình thường, hắn đã giết chết
cha mẹ của mình trước khi lái xe tới trường gây ra vụ xả súng đó.
Kinh tế tư bản đặt lợi nhuận làm nền tảng, do đó thường gây ra các
vấn nạn ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi sinh, bất chấp hậu quả đối với
sức khỏe cộng đồng
2.Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cho rằng:
Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản bao gồm những người theo
các học thuyết chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, dân chủ Thiên Chúa
giáo, đôi khi cả dân chủ xã hội. Những người phản đối chủ nghĩa tư bản
là những người theo đuổi chủ nghĩa xã hội (cả chủ nghĩa xã hội dân
chủ), chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và cả một số người chủ
nghĩa vô chính phủ.
Hình thức kinh tế thị trường tự do không bị nhà nước can thiệp của
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bộ điều tiết kinh tế tổng hợp vạn năng cho
kinh tế thế giới và cùng với các kinh nghiệm phòng tránh khủng hoảng mà
kinh tế tư bản chủ nghĩa thu nhận được nó sẽ mang một sức sống mới cho
tương lai kinh tế nhân loại. Đây là luận điểm của một số nhà kinh tế học
hàng đầu của châu Âu và Mỹ ngày nay đứng đầu là Alan Greenspan là đại
điện cổ vũ cho một nền kinh tế thị trường tự do toàn phần không bị nhà nước
can thiệp.
Trong quá trình tự tổ chức và cạnh tranh vì lợi nhuận của các doanh
nghiệp tư bản, xã hội sẽ được lợi hơn và xã hội sẽ tiến nhanh về phía trước
hơn là hình thái đặt mục tiêu trực tiếp thoả mãn các quyền lợi của xã hội lên
trên quyền lợi của các doanh nghiệp tư bản tư nhân. Đây là luận điểm mà đại
diện là Adam Smith ông tổ của kinh tế học tư bản chủ nghĩa và đã phần nào
được chứng thực bằng thực tế tranh đua của hai nền kinh tế cộng sản – tư
bản trong thế kỷ 20.
Chủ nghĩa tư bản là tương lai của nhân loại vì nó phát triển tính
năng động của nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung.
Chủ nghĩa tư bản sẽ mất dần tính ích kỷ và dần sẽ biến đổi
thành chủ nghĩa tư bản nhà nước với sở hữu dần tập trung vào tay nhà nước
hoặc chủ nghĩa tư bản toàn dân với hình thức các công ty cổ phần. Đây là
phái lý luận ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế tư bản chủ nghĩa
mà đại diện là John Maynard Keynes và cũng là lý luận của chủ nghĩa cộng
sản châu Âu(Eurocommunism).
Xã hội công dân của chủ nghĩa tư bản có khả năng điều tiết các bất
bình đẳng để hướng đến một xã hội ngày càng công bằng hơn mà vẫn giữ
được tính năng động tư bản chủ nghĩa (chủ nghĩa cộng sản châu Âu,v.v)
Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở cạnh tranh để tồn tại và tối đa hóa lợi
nhuận, do đó chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật, sáng tạo, tôn trọng
người tài năng, có trí thức.
Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở tư hữu, do đó hạn chế tha hóa nhà
nước.
.