1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH – MARKETING
MẪU PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN
HỌC PHẦN.............
Ngày kiểm tra: 21/06/2021
Họ tên sinh viên: Phạm Thị Huyền Trang
Mã số sinh viên: 2021008367
Mã lớp học phần: 2021101113539
Bài làm gồm: 16 trang
CB chấm thi
Điểm
(ký, ghi rõ họ tên)
Bằng số Bằng chữ
BÀI LÀM:
Câu 1
1.1 Phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư
Để hiểu bản chất và nguồn gốc của giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản,
ta hãy xét một ví dụ.
Giả sử để chế tạo 1 kg sợi , nhà tư bản phải bỏ ra 28000 đơn vị tiền tệ bao
gồm 20000 đơn vị tiền tệ mua 1 kg bông 3000 đơn vị cho hao phí máy móc và
5000 đơn vị mua sức lao động của cơng nhân điều khiển máy móc trong 1 ngày
( 10 giờ ) . Giả định việc mua này là đúng giá trị . Đồng thời giả định, mỗi giờ lao
động, người công nhân tạo ra 1000 đơn vị giá trị mới kết tinh vào trong sản phẩm.
2
Vậy bằng lao động cụ thể người công nhân đã chuyển giá trị của bơng và
hao mịn máy móc vào trong sợi và bằng lao động trừu tượng của mình, mỗi giờ
công nhân lại tạo thêm một lượng giá trị mới là 1000 đơn vị.
Nếu chỉ trong vòng 5 giờ , cơng nhân đã kéo xong 1kg sợi thì giá trị 1kg sợi
là :
Giá trị của 1 kg bông = 20000 đơn vị
Hao mịn máy móc = 3000 đơn vị
Giá trị mới tạo ra ( trong 5 giờ lao động , phần này vừa đủ bù đắp giá trị
sức lao động ) = 5000 đơn vị
Vậy tổng cộng giá trị của 1 kg sợi là 28000 đơn vị
Tuy nhiên ,do nhà tư bản đã thuê người công nhân trong 10 giờ ,nên trong 5
giờ lao động tiếp theo , nhà tư bản không phải bỏ ra 5000 đơn vị mua sức lao
động nữa mà chỉ cần bỏ ra 20000 đơn vị tiền tệ để mua thêm 1kg bông , 3000
đơn vị chi hao mịn máy móc, tức là với 23000 đơn vị tiền tệ , nhà tư bản có
thêm được 1 kg sợi.
Như vậy, trong một ngày lao động , nhà tư bản bỏ ra 51000 đơn vị tiền tệ
để thu được 2kg sợi. Trong khi đó, giá trị của 2kg sợi là: 28000.2= 56000 đơn vị
tiền tệ . Do đó nhà tư bản thu được 1 phần giá trị dôi ra , tức là giá trị thặng dư ,
bằng 5000 đơn vị tiền tệ .
Từ ví dụ trên , ta thấy giá trị thặng dư chính là phần giá trị mới do lao động
của cơng nhân tạo ra ngồi sức lao động, là kết quả lao động không công của công
nhân cho nhà tư bản. Chú ý rằng, phần lao động khơng cơng đó trở thành giá trị
thặng dư vì nó thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không phải là của người lao động
. Sở dĩ nhà tư bản chi phối được số lao động không công ấy là vì nhà tư bản là
người sở hữu tư liệu sản xuất.1
Công thức chung của tư bản
Theo C.Mác , quan hệ lưu thơng hàng hố giản đơn vận động theo công
thức H-T-H
1
Nguồn: Tài liệu UFM , câu 12
3
Quan hệ lưu thơng hàng hố thị trường tư bản chủ nghĩa vận động theo
công thức T-H-T
Trên cơ sở làm rõ sự giống nhau và khác nhau về mục đích của hai trình độ
quan hệ lưu thơng đó . C.Mác phát hiện ra công thức chung của tư bản phải là TH-T’ ( trong đó T’ = T +
t)
C.Mác chứng minh rằng , việc mua , bán hàng hoá thấp hơn hoặc bằng giá
trị thì chắc chắn khơng có giá trị tăng thêm, nếu người mua hàng hoá để rồi bán
hàng hố đó cao hơn giá trị thì chỉ được lợi xét về người bán, nhưng xét về
người mua thì lại bị thiệt. Trong khi , trong nền kinh tế thị trường, mỗi người
đều đóng vai trị là người bán và đồng thời cũng là người mua . Cho nên , nếu
được lợi khi bán thì lại bị thiệt khi mua.
Như vậy , lưu thông ( mua , bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng
thêm xét trên phạm vi xã hội.
C.Mác khẳng định , vậy bí mật ở đây là nhà tư bản đã mua được loại hàng
hoá đặc biệt nào đó mà trong q trình sử dụng loại hàng hố này, giá trị của nó
khơng những được bảo tồn mà còn tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó .
Đó là hàng hố sức lao động.
C.Mác viết “ Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng
lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể trong một con người đang sống , và
được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó “
Khi sức lao động trở thành hàng hố, nó cũng có hai thuộc tính như hàng
hố thơng thường . Đó là thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hố sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định . Cấu thành sức lao
động của hàng hoá sẽ bao gồm :
▪
▪
Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết( cả vật chất, tinh thần ) để tái sản xuất
ra sức lao động
Phí tổn đào tạo người lao động
4
▪
Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết ( vật chất và tinh thần) nuôi con
của người lao động
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả
của hàng hố sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng là để thoả mãn nhu cầu của
người mua
Hàng hoá sức lao động là loại hàng hố đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần
và lịch sử . Hơn thế, giá trị sử dụng của hàng hố sức lao động có tính năng đặc
biệt mà khơng hàng hố thơng thường nào có được , đó là trong khi dử dụng nó ,
khơng những giá trị của nó được bảo tồn mà cịn tạo ra được lượng giá trị lớn
hơn. Đây chính là chìa khoá chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn nêu trên do đâu
mà có.
C.Mác khẳng định , nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao
động mà có.
Nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư trên đây cho chúng ta thấy
giá trị thặng dư , như vậy, là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống
nhất của q trình tạo ra và làm tăng giá trị.
Q trình đó được diễn ra trong quan hệ xã hội giữa người mua hàng hoá
sức lao động với người bán hàng hoá sức lao động. Do đó, nếu giả định xã hội
chỉ có hai giai cấp, là giai cấp tư sản và giai cấp cơng nhân, thì giá trị thặng dư
trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mang bản chất kinh tế - xã hội là
quan hệ giai cấp . Trong đó, giai cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sở thuê
mướn lao động của giai cấp cơng nhân.
Ở
đó , mục đích của nhà tư bản là gí trị thặng dư , người lao động làm thuê
phải bán sức lao động cho nhà tư bản ấy.
C.Mác nhận thấy sự bất công sâu sắc về mặt xã hội khi chứng kiến cảnh
người lao động bị áp bức lao động với tiền cơng rẻ mạt cịn nhà tư bản thì khơng
5
ngừng giàu có. C.Mác gọi đó là quan hệ bóc lột , mặc dù về mặt kinh tế nhà tư
bản không vi phạm quy luật kinh tế về trao đổi ngang giá.2
1.2 Giả định từ vị trí của người mua hàng hóa sức lao động, hãy cảm nhận
vai trị đồng thời lý giải về vai trò của người lao động làm thuê đối với hoạt
động của doanh nghiệp do mình sở hữu.
Giả định từ vị trí của người mua hàng hố sức lao động , em thấy vai trị
của người lao động làm thuê đối với hoạt động của doanh nghiệp do mình sở
hữu là vơ cùng quan trọng . Vì :
•
Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp
Nguồn nhân lực đảm bảo tạo nên nguồn sáng tạo trong tổ chức, doanh
nghiệp. Bởi, chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hố, dịch vụ và kiểm tra
được quá trình sản xuất kinh doanh đó… Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài
chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong
đó tài nguyên nhân lực – con người lại đặc biệt quan trọng. Khơng có nhân lực
làm việc hiệu quả thì tổ chức đó khơng thể nào đạt tới mục tiêu và phát triển bền
vững lâu dài.
•
Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược
Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì các nhân tố
cơng nghệ, vốn, ngun vật liệu đang giảm dần vai trị của nó. Bên cạnh đó, nhân
tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Bởi vì, nguồn nhân lực
có tính năng động, sáng tạo và hoạt động trí óc của con người sẽ tạo nên được
những giá trị hữu ích trong chiến lược phát triển của một doanh nghiệp.
•
Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận
Xã hội ngày một đổi mới, tiến lên không ngừng, doanh nghiệp ngày càng
phát triển và nguồn lực con người là vô tận. Nếu biết khai thác nguồn lực này
2 Nguồn:PGS.TS
Ngô Tuấn Nghĩa, giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin
của trường đại học Tài chính- Marketing khoa Lý luận chính trị ,lưu hành
nội bộ 2020, chương 3: giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường, trang
53->62, nhà xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo
6
đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, từ đó giúp thoả mãn nhu
cầu ngày càng cao của con người.
Nếu bạn nghĩ rằng, đến một ngày nào đó robot sẽ thống trị mọi thứ và các tổ
chức, doanh nghiệp không đến nguồn nhân lực nữa. Thì bạn nên xem lại suy nghĩ
của mình, bởi cơng nghệ dù có tiên tiến và phát triển vượt bậc đến đâu, thì trí óc
con người vẫn là điều tuyệt vời mà khơng một cỗ máy nào có thể thay thế được.
3
1.3 Nếu có một chủ thể chuyên lo khâu tiêu thụ hàng hóa cho đơn vị mình,
bạn làm thế nào để chia sẻ lợi ích với họ?
Em sẽ áp dụng các phương pháp chiết khấu . Ví dụ như:
Cost-based discount chủ yếu hỗ trợ cho các giao dịch giữa nhà sản xuất và
đơn vị phân phối. Theo đó, nhà sản xuất bù đắp chi phí phát sinh cho bên trung
gian nhằm mục đích:
•
Hỗ trợ các khoản phát sinh ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí chung của đơn
vị phân phối như lưu kho, bán hàng, hỗ trợ kĩ thuật,…
•
Hỗ trợ chi phí trong một số trường hợp cụ thể (case by case) như hợp tác
quảng cáo, trợ giá để cạnh tranh với hàng parellel, động viên trong giai
đoạn thiên tai, dịch bệnh (COVID-19), thị trường đi xuống,…
Nhà sản xuất cũng có thể chiết khấu khích lệ đơn vị phân phối khi họ đạt hiệu
quả chi phí cao, chẳng hạn như:
•
Discount cho những đơn hàng qua trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
•
Cash discount khi thanh tốn sớm
•
Trả thưởng (rebate) khi giảm thiểu tỉ lệ ứ hàng
Ngược lại, nhà sản xuất cũng cần xem xét charge phí phát sinh cho khách
hàng (nếu cần thiết) vì các hoạt động khơng hiệu quả, ví dụ: yêu cầu đơn hàng
cấp tốc.4
3 Nguồn: />4 Nguồn: />
7
Câu 2
2.1 Phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành
theo các quy luật thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập
một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh , dân chủ ,công bằng , văn minh ; có sự
điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo .
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến
lược nhất qn, là mơ hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam . Sự tất yếu đó xuất phát từ những lí do cơ bản sau đây:
Một là , phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù
hợp với tính quy luật phát triển khách quan.
Như đã chỉ ra , nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở
trình độ cao . Khi có đủ các điều kiện cho sự tồn tại và phát triển , nền kinh tế
hàng hố tự hình thành. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá theo các quy luật
tất yếu đạt tới trình độ nền kinh tế thị trường . Đó là tính quy luật . Ở Việt Nam ,
các điều kiện cho hình thành và phát triển kinh tế hàng hố ln tồn tại . Do đó ,
sự hình thành kinh tế thị trường ở Việt Nam là tất yếu khách quan.
Mong muốn dân giàu ,nước mạnh , xã hội công bằng dân chủ , văn minh là
mong muốn chung của các quốc gia trên thế giới. Do đó , việc định hướng tới
xác lập những giá trị đó trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là phù hợp và
tất yếu trong phát triển . Song trong sự tồn tại hiện thực sẽ khơng thể có một nền
kinh tế thị trường trừu tượng , chung chung cho mọi hình thái kinh tế - xã hội,
mọi quốc gia , dân tộc.
Trong lịch sử đã có kinh tế hàng hố giản đơn kiểu chiếm hữu nơ lệ và phong
kiến hay kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa . Nó tồn tại trong mỗi hình thái kinh tế
- xã hội cụ thể, gắn bó hữu cơ và chịu sự chi phối của các quan hệ sản xuất thống trị
trong xã hội đó. Ngay như trong cùng một chế độ tư bản chủ nghĩa ,
8
kinh tế thị trường của mỗi quốc gia , dân tộc cũng khác nhau, mang đặc tính
khác nhau.
Thực tiễn lịch sử cho thấy , mặc dù kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã
đạt tới giai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnh ở các nước tư bản phát triển ,
nhưng những mâu thuẫn vốn có của nó khơng thể nào khắc phục được trong
lịng xã hội tư bản , nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đang có xu hướng tự
phủ định , tự tiến hoá tạo ra những điều kiện cần và đủ cho một cuộc cách mạng
xã hội - cách mạng xã hội chủ nghĩa .
Do vậy, nhân loại muốn tiếp tục phát triển thì khơng chỉ dừng lại ở kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa . Với ý nghĩa đó , sự lựa chọn mơ hình kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và
đặc điểm phát triển của dân tộc, sự lựa chọn đó khơng hề mẫu thuẫn với tiến trình
phát triển của đất nước . Đây thực sự là bước đi , cách làm mới hiện nay của các
dân tộc , quốc gia đang trên con đường hướng tới xã hội xã hội chủ nghĩa.
Hai là , do tính ưu việt của thúc đẩy thị trường trong thúc đẩy phát triển
Thực tiễn trên thế giới và Việt Nam cho thấy kinh tế thị trường là phương
thức phân bổ nguồn lực hiệu quả mà loài người đã đạt được so với các mơ hình
kinh tế phi thị trường . Kinh tế thị trường luôn là động lực thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển nhanh và có hiệu quả . Dưới tác động của các quy luật thị trường
nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động , kích thích tiến bộ kĩ thuật-cơng
nghệ , nâng cao năng suất lao động , chất lượng sản phẩm và giá thành hạ . Xét trên
góc độ đó, sự phát triển của kinh tế thị trường không hề mâu thuẫn với mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội . Do vậy, trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phải phát
triển kinh tế thị trường , sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện để thúc đấy lực
lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả , thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa
xã hội là “ dân giàu , nước mạnh, dân chủ , công bằng , văn minh” . Tuy nhiên ,
trong quá trình phát triển kinh tế thị trường cần chú ý tới những thất bại và khuyết
tật của thị trường để có sự can thiệp , điều tiết kịp thời của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa . Có thể khẳng định: phát triển kinh tế
9
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn cách làm , bước đi đúng
quy luật kinh tế khách quan , là phương tiện cần thiết để đi đến mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội nhanh và có hiệu quả.
Ba là , do đó là mơ hình kinh tế thị trường phù hợp với nguyện vọng cùa
nhân dân mong muốn dân giàu , nước mạnh, dân chủ , cơng bằng , văn minh.
Trên thế giới có nhiều mơ hình kinh tế thị trường , nhưng việc phát triển mà
dẫn tới dân không giàu, nước không mạnh, không dân chủ , kém văn minh thì
khơng ai mong muốn . Trên thế giới cũng vậy và nhân dân Việt Nam cũng vậy .
Cho nên, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh , xã hội dân chủ , công bằng
,
văn minh là khát vọng của nhân dân Việt Nam . Để hiện thực hoá khát vọng
như vậy, việc thực hiện kinh tế thị trường mà trong đó hướng tới những giá trị
mới , do đó là tất yếu khách quan.
Mặt khác , cần phải khẳng định rằng : kinh tế thị trường sẽ còn tồn tại lâu dài
ở nước ta là một tất yếu khách quan , là sự cần thiết cho công cuộc xây dựng và
phát triển. Bởi lẽ sự tồn tại hay không tồn tại của kinh tế thị trường là do những
điều kiện kinh tế - xã hội khách quan sinh ra nó quy định. Trong thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam những điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của sản xuất
hàng hố như : phân cơng lao động xã hội, các hình thức khác nhau của quan hệ sở
hữu về tư liệu sản xuất không hề mất đi thì việc sản xuất và phân phối sản phẩm
vẫn phải được thực hiện thông qua thị trường với những quan hệ giá trị tiền tệ . Mặt khác ,nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa về thực chất là quá trình phát triển “ rút ngắn“ của lịch sử, chứ không phải là
sự “đốt cháy” giai đoạn . Với ý nghĩa đó , trong thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam chúng ta phải làm một cuộc cách mạng về cách thức tổ chức nền kinh
tế- xã hội , chuyển từ một nền kinh tế lạc hậu mang nặng tính tự cung tự cấp sang
nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ phá vỡ tính chất tự cấp , tự túc của nền
kinh tế; đẩy mạnh phân công lao động xã hội ; phát triển ngành nghề ; tạo việc làm
cho người lao động ; thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ,
10
khuyến khích ứng dụng kĩ thuật cơng nghệ mới bảo đảm tăng năng suất lao động
,
tăng số lượng , chất lượng và chủng loại hàng hố , dịch vụ góp phần từng
bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân ; thúc đẩy tích tụ và tập trung
sản xuất , mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong nước và với nước
ngồi ; khuyến khích tính năng động , sáng tạo trong các hoạt động kinh tế ; tạo
cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực xã hội một cách hợp lí , tiết kiệm …
Như vậy ,có thể xem phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta là bước đi quan trọng nhằm xã hội hoá nền sản xuất xã hội ,là bước đi tất
yếu của sự phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là bước quá độ để đi lên
chủ nghĩa xã hội.5
2.1Từ những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy
nêu thực trạng kinh tế tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay
Ở
Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, nền KTTT định hướng XHCN đã hình
thành, phát triển, đến nay đã có những yếu tố của một nền KTTT hiện đại, hội nhập
quốc tế và bảo đảm định hướng XHCN. Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần; có sự phát triển đầy đủ, đồng bộ các loại thị trường, thị
trường trong nước gắn kết với thị trường quốc tế. Thị trường đã phát huy vai trò
trong việc xác định giá cả, phân bổ nguồn lực, điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng
hóa; nền kinh tế đã vận hành theo các quy luật của KTTT.
Đồng thời, nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN; Nhà
nước vừa xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo khung khổ pháp luật, môi trường
ổn định, thuận lợi cho kinh tế phát triển, vừa sử dụng các nguồn lực kinh tế của
Nhà nước để điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN,
5 Nguồn:
PGS.TS Ngơ Tuấn Nghĩa giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin của
trường đại học Tài chính- Marketing khoa Lý luận chính trị, lưu hành nội bộ
2020, chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan
hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam, trang 109->112 , nhà xuất bản Bộ Giáo dục và
Đào tạo
11
phát triển bền vững cả kinh tế, xã hội, môi trường; gắn phát triển kinh tế với
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”. Những yếu tố này hoàn toàn tương đồng với các
định hướng xã hội của các nền KTTT hiện đại trên thế giới.
Như vậy, từ thực tiễn và lý luận, có thể khẳng định, KTTT định hướng
XHCN là mơ hình KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế không chỉ phù hợp với thực
tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại, mà còn là mơ hình kinh tế phù hợp với các
nước kinh tế chưa phát triển quá độ lên CNXH.
Về kinh tế: Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi
nhận. Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đã nhanh chóng đưa Việt Nam từ một
trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung
bình thấp. Giai đoạn 2002-2019, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700
USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh
từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ
phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục có khả năng chống chịu cao, nhờ nhu
cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu được duy trì ở mức cao. GDP
thực tăng ước khoảng 7%, tương tự tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2018, điều này
cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong
khu vực.
Năm 2020, với độ mở về kinh tế và sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, kinh tế Việt Nam bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tăng trưởng
GDP đạt 1,8% trong nửa đầu năm, dự kiến cả năm đạt 2,8%. Việt Nam là một trong
số ít quốc gia trên thế giới khơng dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng
trưởng dự kiến năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng (6-7%).
Tuy nhiên, tác động của dịch Covid-19 rất khó đốn định, tùy thuộc vào quy mơ và
thời gian kéo dài của dịch bệnh. Sức ép lên tài chính cơng sẽ gia tăng do thu ngân
sách giảm, trong khi chi ngân sách tăng lên để kích hoạt các gói hỗ trợ các hộ gia
đình và doanh nghiệp giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19.
12
Về xã hội: Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi nhanh về cơ cấu dân số
và xã hội. Dân số Việt Nam đã đạt 96,5 triệu dân vào năm 2019 và dự kiến sẽ
tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35,
với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương
đương trong khu vực. Tầng lớp trung lưu đang hình thành, hiện chiếm khoảng
13% dân số và dự kiến sẽ tăng lên đến 26% vào năm 2026.
Trong giai đoạn 2010-2020, Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66
lên 0,69. Một em bé Việt Nam được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ
đạt mức năng suất bằng 69% so với cũng đứa trẻ đó được học tập và chăm sóc
sức khỏe đầy đủ. Như vậy, Việt Nam là quốc gia có Chỉ số Vốn con người cao
nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình, tuy nhiên vẫn còn tồn tại
khoảng cách giữa các địa phương, nhất là ở nhóm dân tộc thiểu số.
Y tế của nước ta cũng đạt nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.
Trong giai đoạn 1993-2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống còn
16,7 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong
giai đoạn 1990-2016. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe tồn dân là 73, cao hơn
mức trung bình của khu vực và thế giới, với 87% dân số có bảo hiểm y tế. Tuy
nhiên, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cịn ở mức cao và ngày một tăng, điều
này cho thấy tình trạng phân biệt giới tính vẫn cịn tồn tại. Bên cạnh đó, Việt
Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất, dự báo
đến năm 2050 nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2,5 lần.
Trong 30 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản đã có sự thay đổi tích
cực. Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện. Tính đến năm
2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 14%
năm 1993. Tỷ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm
1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỷ lệ ở thành thị là trên 95%.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần
trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều
này tạo ra thách thức không nhỏ đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ
13
sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo (Việt Nam xếp
thứ 89 trong số 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng).6
2.3 Giải pháp để phát triển kinh tế tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay
2.3.1 Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
Cùng với việc đổi mới, củng cố kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, việc
thừa nhận và khuyến khích các thành phần kinh tế cá thể, tư nhân phát triển là
nhận thức quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Tất cả
các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, tuy vị trí, quy mơ, tỷ
trọng, trình độ có khác nhau nhưng tất cả đều là nội lực của nền kinh tế phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.3.2 Mở rộng phân công lao động xã hội, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường
Phân công lao động xã hội là cơ sở của việc trao đổi sản phẩm. Để
đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, cần phải mở rộng phân công lao động xã
hội, phân bố lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa
phương, từng vùng theo hướng chuyên mơn hóa, hợp tác hố nhằm khai thác
mọi nguồn lực, phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất
– kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho người lao động. Cùng với mở rộng phân
công lao động xã hội trong nước, phải tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước
ngoài nhằm gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế,
gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. Nhờ đó mà thị trường trong
nước từng bước được mở rộng, tiềm năng về lao động, tài nguyên, cơ sở vật chất
hiện có được khai thác có hiệu quả.
2.3.3 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và cơng nghệ, đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
6 *Nguồn: />
14
Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở và dịch vụ hiện đại, đồng bộ cũng đóng vai
trị quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống đó ở nước ta đã q lạc
hậu, khơng đồng bộ, mất cân đối nghiêm trọng nên đã cản trở nhiều đến quyết
tâm của các nhà đầu tư cả ở trong nước lẫn nước ngoài, cản trở phát triển kinh tế
hàng hóa ở mọi miền đất nước. Vì thế, cần gấp rút xây dựng và củng cố các yếu
tố của hệ thống kết cấu đó. Trước mắt, Nhà nước cần tập trung ưu tiên xây dựng,
nâng cấp một số yếu tố thiết yếu nhất như đường sá, cầu cống, bến cảng, sân
bay, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm…
2.3.4 Giữ vững ổn định chính trị, hồn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các
chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả
Giữ vững ổn định chính trị ở nước ta hiện nay là giữ vững vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng cao vai trò hiệu lực quản lý của Nhà nước,
phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân.
Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ rất quan trọng để quản lý nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần. Nó tạo nên hành lang pháp lý cho tất cả mọi hoạt
động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Với hệ thống pháp luật đồng bộ và pháp chế nghiêm ngặt, các doanh nghiệp chỉ
có thể làm giàu trên cơ sở tuân thủ luật pháp.
Đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất
phát triển; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm quản lý thống
nhất nền tài chính quốc gia, giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế và kiểm
soát lạm phát; xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng.
2.3.5 Xây dựng và hồn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ
cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi
Hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mơ phải được kiện tồn phù hợp với nhu cầu
kinh tế thị trường, bao gồm: điều tiết bằng chiến lược và kế hoạch kinh tế, pháp
luật, chính sách và các địn bẩy kinh tế, hành chính, giáo dục, khuyến khích, hỗ
15
trợ và cả bằng răn đe, trừng phạt, ngăn ngừa, điều tiết thông qua bộ máy nhà
nước…
Mỗi cơ chế quản lý kinh tế có đội ngũ cán bộ quản lý, kinh tế (ở tầm vĩ mô
và vi mô) tương ứng. Chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh sự
nghiệp đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ kinh doanh
cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. Đội ngũ đó phải
có năng lực chun mơn giỏi, thích ứng mau lẹ với cơ chế thị trường, dám chịu
trách nhiệm, chấp nhận rủi ro và trung thành với con đường xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta đã chọn. Cơ cấu của đội ngũ cán bộ cần phải được chú ý bảo đảm cả
ở phạm vi vĩ mô lẫn vi mô, cả cán bộ quản lý lẫn cán bộ kinh doanh.
2.3.6 Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
Thực hiện có hiệu quả kinh tế đối ngoại, chúng ta phải đa dạng hố hình
thức, đa phương hố đối tác; phải qn triệt ngun tắc đơi bên cùng có lợi,
khơng can thiệp vào nội bộ của nhau và không phân biệt chế độ chính trị
– xã hội; cải cách cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, thu hút mạnh vốn và đầu tư
nước ngoài, thu hút kỹ thuật, nhân tài và kinh nghiệm quản lý của các nước phát
triển.7
7 Nguồn: />
16
DANH MỤC THAM KHẢO
❖ Tài liệu tham khảo
1.
Tài liệu UFM , câu 12
2.
PGS.TS Ngơ Tuấn Nghĩa, giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin của
trường đại học Tài chính- Marketing khoa Lý luận chính trị ,lưu hành nội
bộ 2020, chương 3: giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường, trang 53
→
3.
62
, nhà xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo
PGS.TS Ngơ Tuấn Nghĩa giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin của
trường đại học Tài chính- Marketing khoa Lý luận chính trị, lưu hành nội
bộ 2020, chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam, trang 109
Giáo dục và Đào tạo
→
112 , nhà xuất bản Bộ
❖ Website tham khảo
1.
2.
3.
4.
Nguồn: />Nguồn: />Nguồn: />Nguồn: />
****************************************************************
HẾT