Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU UEd tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động trong dạy học vật lí 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐÀO THỊ NGỌC ANH

TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 11

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN VẬT LÝ)

Mã số : 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÝ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ DIỆU NGA

HÀ NỘI - 2013

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
của Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo cơ hội cho tôi
đƣợc học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tơi xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Diệu Nga, ngƣời
thầy đã tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và


hồn thiện luận văn.
Tơi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các giáo viên và học sinh
trƣờng THPT Cơng Nghiệp- thành phố Hịa Bình- tỉnh Hịa Bình đã giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian thực nghiệm sƣ phạm.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả

Đào Thị Ngọc Anh

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ

: An toàn-vệ sinh lao động

ĐC

: Đối chứng

GV

: Giáo viên

HS


: Học sinh

SGK

: Sách giáo khoa

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THPT

: Trung học phổ thông

TN

: Thực nghiệm

TNSP

: Thực nghiệm sƣ phạm

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn ...............................................................................................................

i

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt.....................................................................

ii

Mục lục .....................................................................................................................

iii

Danh mục các bảng, biểu đồ ....................................................................................

v

MỞ ĐẦU .................................................................................................................

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP
GIÁO DỤC AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DẠY HỌC
VẬT LÍ ............................................................................................................

5

1.1. Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động .............................................................

5


1.1.1. An toàn lao động ............................................................................................

5

1.1.2. Vệ sinh lao động.............................................................................................

6

1.1.3. Tai nạn lao động .............................................................................................

6

1.1.4. Bệnh nghề nghiệp ...........................................................................................

7

1.2. Giáo dục an toàn vệ sinh lao động ....................................................................

9

1.2.1. Quan niệm về giáo dục an toàn vệ sinh lao động...........................................

9

1.2.2. Phƣơng pháp giáo dục an tồn vệ sinh lao động ............................................

9

1.3. Dạy học tích hợp ...............................................................................................


10

1.3.1. Khái niệm tích hợp .........................................................................................

10

1.3.2. Quan niệm về dạy học tích hợp ......................................................................

10

1.3.3. Các đặc trƣng của dạy học tích hợp ...............................................................

11

1.3.4. Các kiểu tích hợp............................................................................................

11

1.3.5. Tác dụng của dạy học tích hợp ......................................................................

11

1.4. Tích hợp giáo dục an tồn vệ sinh lao động trong dạy học vật lí .....................

11

1.4.1. Giáo dục an toàn vệ sinh lao động trong dạy học vật lí .................................

11


1.4.2. Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp giáo dục an tồn vệ sinh lao động
trong dạy học vật lý ..................................................................................................

28

1.5. Thực trạng giáo dục an toàn vệ sinh lao động ở trƣờng THPT ........................

28

1.5.1. Thực trạng giáo dục an toàn vệ sinh lao động trong giảng dạy của giáo viên. .......

28

1.5.2. Thực trạng hiểu biết và tình hình hứng thú và tích cực của học sinh đối
với giáo dục an toàn vệ sinh lao động ......................................................................

30

Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................................

33

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 2:THIẾT KẾ CÁC PHƢƠNG ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO
DỤC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN
THỨC VẬT LÍ 11 ..................................................................................................


34

2.1. Mục tiêu tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động trong dạy học vật lí 11...............

34

2.2. Nội dung tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động trong dạy học vật lí 11 ..............

35

2.3. Thiết kế các phƣơng án dạy học tích hợp giáo dục an tồn vệ sinh lao động
ở một số nội dung kiến thức Vật lý 11. ....................................................................

37

Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................................

61

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................

62

3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm .................................................................

62

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm.................................................................


62

3.3. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................

62

3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm ................................................................................

62

3.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm ..................................................................................

62

3.4.2. Kiểm tra mẫu trƣớc thực nghiệm ...................................................................

63

3.4.3. Phƣơng pháp thực nghiệm .............................................................................

63

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm ............................................................

64

3.5.1. Cơ sở để đánh giá thực nghiệm sƣ phạm .......................................................

64


3.5.2. Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sƣ phạm .........................................

65

3.5.3. Đánh giá định lƣợng kết quả thực nghiệm sƣ phạm ......................................

66

Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................................

70

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................

72

PHỤ LỤC ................................................................................................................

74

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tác động của dòng điện lên cơ thể ngƣời .................................................... 23
Bảng 1.2. Bảng tác động của dòng điện phụ thuộc điện áp tiếp xúc ............................ 24
Bảng 1.3. Kết quả điều tra giáo viên ............................................................................. 28
Bảng 1.4. Bảng kết quả điều tra học sinh ...................................................................... 31
Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra trƣớc thực nghiệm ............................................................. 63
Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra 10 phút. ....................................................................... 66
Bảng 3.3: Kết quả bài kiểm tra 1 tiết ............................................................................ 67
Bảng 3.4: Xử lí kết quả để tính các tham số ................................................................. 67
Bảng 3.5: Tổng hợp các tham số x , S2, S, V ............................................................... 67
Bảng 3.6:Tính tần suất và tần suất luỹ tích hội tụ lùi.................................................... 68

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Đồ thị 3.1. Đồ thị đƣờng phân bố tần suất .................................................................... 68
Đồ thị 3.2. Đồ thị đƣờng phân bố tần suất tích luỹ ....................................................... 69

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bên cạnh những thành tựu trong việc phát triển nền kinh tế nƣớc nhà, ta
thấy những hiện tƣợng đau lòng nhƣ tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp hay
các bệnh mãn tính do điều kiện lao động vẫn còn xảy ra rất nhiều ở các địa phƣơng
trong cả nƣớc. Những hiện tƣợng này có thể xảy ra khơng chỉ trong các nhà máy, xí
nghiệp, khu cơng nghiệp... mà cịn xảy ra ở ngay cả những nơi gần chúng ta nhất
nhƣ trƣờng học, gia đình; kể cả là ở thành thị hay nơng thơn. Việc học tập, lao
động, tiến hành các hoạt động sống khơng chỉ giúp con ngƣời phát triển, duy trì sự
sống mà cịn ẩn chứa trong đó những mối nguy hiểm cho con ngƣời nếu không tuân

thủ các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh hữu hiệu.
Giáo dục an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là việc làm rất cần thiết để
xây dựng cơ sở cho nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân nhằm mục đích đảm bảo
an toàn cho bản thân cũng nhƣ cộng đồng. Giáo dục ATVSLĐ là một trong những
biện pháp hữu hiệu giúp con ngƣời nhận thức đúng để tiến hành các hoạt động của
cuộc sống đạt hiệu quả tốt, an toàn, chất lƣợng.
Ở nƣớc ta, trong các cuộc hội thảo khoa học về vấn đề an toàn vệ sinh lao
động, các nhà lãnh đạo cũng nhƣ các nhà khoa học đều thống nhất ý kiến: Bên cạnh
những biện pháp xử lí về mặt hành chính cần làm ngay trƣớc mắt thì vấn đề tuyên
truyền giáo dục ATVSLĐ cho mọi tầng lớp nhân dân là điều có ý nghĩa quan
trọng. Trong đó, việc giáo dục cho các thế hệ học sinh ở trƣờng phổ thơng là một
chiến lƣợc lâu dài, vì các em đang ngồi trên ghế nhà trƣờng hôm nay sẽ là những
chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, là lực lƣợng lao động chính của cả nƣớc. Nếu các
em đƣợc trang bị thật tốt những kiến thức về ATVSLĐ thì chúng ta sẽ có đƣợc
những thế hệ đƣợc sống và làm việc trong mơi trƣờng an tồn, có chất lƣợng cuộc
sống ngày càng cao.
Thực tế ở trƣờng phổ thông hiện nay, việc đƣa nội dung ATVSLĐ vào
chƣơng trình mơn học cịn sơ sài. Vì vậy, việc hiểu biết của các em về ATVSLĐ
cịn nhiều hạn chế, mang tính lý thuyết và chƣa thực sự mang lại hiệu quả. Trong
thực tiễn, để giúp học sinh có thái độ và hành vi đúng đắn để đảm bảo ATVSLĐ và
các vấn đề liên quan thì có rất nhiều biện pháp. Trong đó, biện pháp tích hợp giáo

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dục ATVSLĐ trong giảng dạy là biện pháp vừa đảm bảo cung cấp đủ kiến thức cơ
bản, vừa thực hiện đƣợc mục đích giáo dục an tồn vệ sinh lao động. Vậy sử dụng
phƣơng pháp tích hợp giáo dục ATVSLĐ nhƣ thế nào cho hiệu quả?

Với đặc thù vật lí là một mơn khoa học thực nghiệm có liên quan rất nhiều
đến thực tế cuộc sống, nên vật lí cũng là một môn học thuận lợi cho việc áp dụng
phƣơng pháp tích hợp giáo dục ATVSLĐ cho học sinh. Qua giảng dạy vật lí, chúng
ta có thể lồng ghép những nội dung về ATVSLĐ để qua đó khai thác kiến thức, tích
hợp giáo dục, liên hệ với thực tế làm cho giờ học trở nên sinh động, tạo thêm hứng
thú học tập cho học sinh và có ý nghĩa thực tiễn cao. Việc làm này giúp cho chính
chúng ta và các em học sinh có đƣợc thêm kiến thức, thái độ tình cảm, ý thức về
ATVSLĐ một cách sâu sắc.
Phạm vi kiến thức vật lí trong trƣờng THPT là rất rộng lớn. Hơn nữa, bộ
sách giáo khoa hiện hành mới lần lƣợt đƣợc áp dụng trên toàn quốc kể từ năm học
2006-2007, và chƣa có cơng trình nghiên cứu nào hồn thiện đƣợc đƣa ra để phục
vụ cho việc tích hợp ATVSLĐ. Đặc biệt là phần kiến thức thuộc chƣơng trình vật lí
lớp 11, là phần có nội dung tƣơng đối khó nhƣng phần kiến thức lại có ý nghĩa rất
quan trọng. Kiến thức thuộc các phần này không chỉ dừng lại ở những hiểu biết cơ
bản mà còn là cơ sở giải thích các hiện tƣợng liên quan chặt chẽ đến cuộc sống.
Với những lí do trên, tơi chọn đề tài “Tích hợp giáo dục an tồn vệ sinh
lao động trong dạy học vật lý 11” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống quan điểm lý luận về giáo dục ATVSLĐ và việc tích
hợp giáo dục ATVSLĐ trong dạy học Vật lí để thiết kế đƣợc một số phƣơng án dạy
học vật lí 11 tích hợp giáo dục ATVSLĐ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận của của đề tài:
+ Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động.
+ Giáo dục an tồn vệ sinh lao động.
+ Dạy học tích hợp.
+ Tích hợp giáo dục an tồn vệ sinh lao động trong dạy học vật lí .

8


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng giáo dục ATVSLĐ trong dạy học vật lí
ở trƣờng phổ thơng.
- Tìm hiểu nội dung các bài dạy trong chƣơng trình vật lý lớp 11 để nêu ra những
kiến thức liên quan đến ATVSLĐ.
- Thiết kế một số phƣơng án dạy học vật lí 11 theo hƣớng tích hợp giáo dục
ATVSLĐ.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá tính khả thi của các các
phƣơng án dạy học đã thiết kế.
- Rút ra những nhận xét, sơ bộ đánh giá hiệu quả của các phƣơng án dạy học đối
với việc nâng cao hiểu biết và ý thức giữ gìn ATVSLĐ của học sinh sau khi học.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Việc tích hợp giáo dục ATVSLĐ trong dạy học Vật lí ở trƣờng trung học phổ
thông (THPT).
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Thiết kế các phƣơng án dạy học tích hợp giáo dục ATVSLĐ trong dạy học
Vật lí 11.
- Mẫu khảo sát: Học sinh lớp 11 trƣờng THPT Cơng Nghiệp tỉnh Hịa Bình.
5. Vấn đề nghiên cứu
Tổ chức dạy học Vật lí 11 nhƣ thế nào để tích hợp đƣợc nội dung giáo dục
ATVSLĐ hiệu quả?
6. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu, lựa chọn đƣợc nội dung các bài học vật lí và khai thác các
phƣơng tiện dạy học để thiết kế các phƣơng án dạy học có tích hợp giáo dục
ATVSLĐ thì khơng những giúp cho học sinh chiếm lĩnh đƣợc kiến thức vật lí mà
cịn có ý thức vận dụng kiến thức vào việc giữ gìn ATVSLĐ.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu thiết kế các phƣơng án dạy học tích hợp giáo dục ATVSLĐ trong
dạy học Vật lí 11.
- Các nghiên cứu khảo sát đƣợc tiến hành ở lớp 11TN1 và 11TN2 trƣờng THPT
Cơng Nghiệp – Thành phố Hịa Bình – Tỉnh Hịa Bình.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1.Ý nghĩa lý luận
Đề tài nêu đƣợc sự cần thiết của việc tích hợp giáo dục ATVSLĐ trong dạy
học vật lí phổ thơng. Đồng thời hệ thống hóa đƣợc cơ sở lí luận về cách thiết kế các
phƣơng án dạy học tích hợp giáo dục ATVSLĐ trong dạy học vật lí phổ thơng.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho việc tích hợp giáo dục
ATVSLĐ trong dạy học vật lí phổ thơng.
Cách dạy học tích hợp giáo dục ATVSLĐ trong dạy học vật lí phổ thơng
đem lại hứng thú học vật lí và ý thức vận dụng kiến thức vào việc giữ gìn ATVSLĐ
cho học sinh (HS).
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sƣu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu
các văn bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo sát bằng
phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia.
- Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học thực nghiệm.
Từ đó phân tích, so sánh hoạt động nhận thức của học sinh lớp học đối chứng và lớp
học thực nghiệm.

- Nhóm phương pháp xử lý thơng tin: Định lƣợng, định tính, thống kê và phân
tích thống kê.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn đƣợc trình bày theo 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục an tồn vệ
sinh lao động trong dạy học vật lí.
Chƣơng 2: Thiết kế các phƣơng án dạy học tích hợp giáo dục an tồn vệ sinh
lao động ở một số nội dung kiến thức Vật lý 11.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN
TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1.1. Tổng quan về an tồn vệ sinh lao động
1.1.1. An toàn lao động
An toàn lao động là hệ thống các biện pháp bảo đảm cho ngƣời lao động làm
việc an tồn, khơng nguy hiểm đến tính mạng, khơng bị tác động xấu đến sức khỏe.
An tồn lao động là yêu cầu đồng thời cũng là hƣớng chủ yếu nhằm hoàn thiện
việc tổ chức lao động khoa học, làm cho ngƣời lao động yên tâm, nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả cơng tác. An tồn lao động đƣợc pháp luật bảo đảm. Ở Việt Nam,
Nhà nƣớc có trách nhiệm và quyền thanh tra an toàn lao động; có quyền u cầu các
cơ quan, xí nghiệp phải thi hành những biện pháp bảo đảm an toàn lao động; đình
chỉ những máy móc, cơng nghệ, kỹ thuật khơng đảm bảo quy tắc an toàn lao động.
Trong các ngành khác nhau, có những hệ thống bảo đảm an tồn lao động riêng

biệt, ví dụ: trong cơng nghiệp, cần phải kiểm tra nghiêm ngặt thiết bị trƣớc khi đƣa
vào vận hành. Trong chăn ni, phải có những biện pháp phịng hộ thích hợp. Trong
xây dựng, chú ý ngay từ khâu thiết kế thi công, điều kiện kĩ thuật, thiết bị; đào tạo,
giáo dục ngƣời thi công về các điều lệ bảo hộ lao động để bảo đảm an toàn lao
động. Trong giao thông, chú ý các quy định giao thông và các biện pháp kỹ thuật
bảo vệ đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng hàng không. Trong nông nghiệp, chú ý bảo
đảm an tồn trong sử dụng máy móc nơng nghiệp ngồi đồng ruộng, nhất là trong
phun thuốc hóa học phịng trừ sâu bệnh, cỏ dại và khử trùng...
Nói đến an tồn lao động là đề cập đến các mặt:
- An toàn của q trình sản xuất: Tính chất của q trình sản xuất đảm bảo
đƣợc tình trạng an tồn trong suốt thời gian qui định khi thực hiện các thông số đã
cho (tiêu chuẩn Việt Nam-TCVN).
- An toàn của thiết bị sản xuất: Tính chất của thiết bị đảm bảo đƣợc tình trạng
an toàn khi thực hiện các chức năng đã qui định trong những điều kiện xác định và
trong suốt thời gian qui định (TCVN).
- An toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Là mục đích của cơng tác bảo hộ lao động
đảm bảo an toàn và sức khỏe ngƣời lao động trong lao động.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- An tồn bức xạ: Trạng thái bức xạ có tính chất, thơng số đảm bảo đƣợc an tồn
cho con ngƣời và môi trƣờng (TCVN).[1],[9]
1.1.2. Vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phƣơng tiện về tổ chức và kỹ
thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với
ngƣời lao động.
Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trƣớc hết phải nghiên cứu sự

phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con ngƣời, trên cơ sở đó
xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trƣờng lao động,
xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động.
Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:
- Xác định khoảng cách về vệ sinh.
- Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe.
- Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.
- Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trƣờng.
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: kỹ thuật thơng gió, thốt nhiệt, kỹ thuật
chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ,
phóng xạ, điện từ trƣờng...
Trong q trình sản xuất phải thƣờng xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có
hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh cho phép.[1],[9]
1.1.3. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn bất ngờ xảy ra do lao động hay trong q trình lao
động, có thể gây tử vong hoặc gây cho cơ thể một tổn thƣơng hoặc một rối loạn
chức năng vĩnh viễn hay tạm thời. Có rất nhiều loại tai nạn lao động: ngã, đụng đập,
điện giật, cháy, bỏng, dây curoa cuốn tóc làm lột da đầu, máy nghiền nát tay, các
trƣờng hợp nhiễm độc hóa chất cấp tính do sự cố, tai biến giảm áp cấp xảy ra đối
với thợ lặn...
Tại điểm 2.1 của Thông tƣ liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYTTLĐLĐVN của Liên Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam, tai nạn lao động đƣợc giải nghĩa nhƣ sau:

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


* Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào

của cơ thể ngƣời lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động, gắn
liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các
nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật lao động quy định nhƣ: nghỉ
giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dƣỡng hiện vật, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian
chuẩn bị và kết thúc công việc).
* Tai nạn đƣợc coi là tai nạn lao động trong các trƣờng hợp sau:
- Tai nạn xảy ra trên tuyến đƣờng đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc và:
+ Nơi thƣờng trú hoặc nơi tạm trú của ngƣời lao động.
+ Nơi ngƣời lao động đến nhận tiền lƣơng, tiền công.
- Tai nạn xảy ra do những nguyên nhân khách quan nhƣ: thiên tai, hỏa hoạn và
các trƣờng hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao
động hoặc không xác định đƣợc ngƣời gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc.
Tất cả những trƣờng hợp trên phải đƣợc thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.
* Tai nạn lao động đƣợc chia làm 3 loại:
- Tai nạn lao động chết ngƣời: là tai nạn lao động dẫn đến chết ngƣời (chết
ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đƣờng đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu;
chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thƣơng do tai nạn
lao động gây ra...)
- Tai nạn lao động nặng: ngƣời bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn
thƣơng đƣợc qui định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tƣ này.
- Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc 2 loại tai nạn lao
động nói trên.[1],[9]
1.1.4. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là hiện trạng bệnh lí mang tính chất đặc trƣng nghề nghiệp
hoặc liên quan đến nghề nghiệp, do tác hại thƣờng xuyên và kéo dài của điều kiện
lao động xấu.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp
tác động đối với ngƣời lao động (Thông tƣ số 12/2006/TT-BYT, ngày 10/11/2006
về hƣớng dẫn khám bệnh nghề nghiệp).


13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ngƣời lao động có thể bị bệnh nghề nghiệp phải đƣợc hƣởng chế độ bảo hiểm
nên mỗi quốc gia đã qui định những bệnh nghề nghiệp có ở nƣớc mình và ban hành
chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp. Vào thế kỉ XIX, thế kỉ XX, các nƣớc Đức, Anh,
Pháp, Italia... đã lần lƣợt quy định những bệnh nghề nghiệp của nƣớc mình.
Hiện nay, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) xếp bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm
gồm hàng trăm bệnh nghề nghiệp khác nhau.[1],[9]
Ở Việt Nam, cho đến nay đã có 28 bệnh nghề nghiệp đƣợc cơng nhận bảo hiểm.
Tên bệnh

TT
1
2

Bệnh bụi phổi Silic
Bệnh bụi phổi atbet hay bụi phổi

TT

Tên bệnh

15

Bệnh do leptospira nghề nghiệp

16


amiăng

3

Bệnh bụi phổi bông

17

4

Bệnh điếc nghề nghiệp

18

5

Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

19

6

Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp (bức
xạ ion hóa)

Bệnh viêm gan virus nghề
nghiệp
Bệnh nhiễm độc asen và các
hợp chất asen vô cơ

Bệnh nhiễm độc nicôtin
Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ
sâu

20

Bệnh giảm áp

21

Bệnh viêm phế quản mãn tính

22

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp

Bệnh loét da, loét vành ngăn mũi,
7

viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh da
nghề nghiệp do croom)

8

9
10

Bệnh sạm da
Bệnh nhiễm độc TNT


23

(Trinitrotoluen)
Bệnh nhiễm độc benzen

24

Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit
nghề nghiệp
Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
Bệnh viêm loét da, viêm móng

11

Bệnh nhiễm độc mangan

25

và xung quanh móng nghề
nghiệp

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

13
14


Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề

Bệnh nhiễm độc thủy ngân

26

a. Bệnh nhiễm độc chì vơ cơ

27

b. Bệnh nhiễm độc chì hữu cơ
Bệnh lao nghề nghiệp

28

nghiệp
Bệnh rung chuyển toàn thân
nghề nghiệp
Bệnh HIV/AIDS nghề nghiệp

1.2. Giáo dục an toàn vệ sinh lao động
1.2.1. Quan niệm về giáo dục an toàn vệ sinh lao động
Giáo dục ATVSLĐ làm cho các cá nhân và cộng đồng hiểu đƣợc kiến thức về
ATVSLĐ, cũng nhƣ ảnh hƣởng của tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đến sức
khỏe và đời sống con ngƣời. Từ đó hình thành những kỹ năng tham gia tích cực,
hiệu quả trong phịng ngừa cũng nhƣ giải quyết các vấn đề về ATVSLĐ.
Giáo dục ATVSLĐ là một quá trình thƣờng xuyên và lâu dài thơng qua đó con
ngƣời nhận thức đƣợc ý nghĩa của ATVSLĐ với sức khỏe con ngƣời.[9]
Giáo dục ATVSLĐ trong nhà trƣờng trung học phổ thông với các mục tiêu

Hiểu biết về an toàn
vệ sinh lao động
- Vấn đề
- Nguyên nhân
- Hậu quả

Thái độ đúng đắn về
an toàn vệ sinh lao
động
- Nhận thức
- Thái độ
- ứng xử

Khả năng hành động có
hiệu quả về an tồn vệ
sinh lao động
- Kiến thức, kỹ năng
- Dự báo các tác động
- Tổ chức hành động

1.2.2. Phương pháp giáo dục an toàn vệ sinh lao động
* Phƣơng pháp tiếp cận
- Tích hợp các kiến thức về an tồn vệ sinh lao động vào mơn học theo mức
độ: toàn phần, bộ phận và mức độ liên hệ.
- Thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp và các chủ đề tự chọn
- Thông qua hoạt động ngoại khóa
* Phƣơng pháp thực nghiệm
- Phƣơng pháp liên quan, điều tra khảo sát
- Phƣơng pháp thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề
- Phƣơng pháp dạy học thực nghiệm


15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phƣơng pháp hợp tác và liên kết giữa nhà trƣờng và cộng đồng địa phƣơng
trong hoạt động về giáo dục an tồn vệ sinh lao động.[9]
1.3. Dạy học tích hợp
1.3.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp là một khái niệm rộng, khơng chỉ dùng trong lĩnh vực lí luận dạy học.
Tích hợp (Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh:
Integration với nghĩa: xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở
những bộ phận riêng lẻ
Theo từ điển Tiếng Anh -Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ
Intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng
thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhƣng tích hợp với nhau.
Trong dạy học các bộ mơn, tích hợp đƣợc hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội
dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ
trƣớc tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào
những nội dung vốn có của mơn học , ví dụ : lồng ghép nội dung giáo dục dân số ,
giáo dục mơi trƣờng , giáo dục an tồn giao thông trong các môn học Đạo đức , Vâ ̣t
lí, Hóa học, Sinh ho ̣c… xây dựng mơn học tích hợp từ các mơn học truyền thống.
1.3.2. Quan niệm về dạy học tích hợp
Đó là việc giáo viên (GV) sử dụng phƣơng pháp dạy học để thực hiện nội dung
dạy học đƣợc tích hợp trong chƣơng trình theo mức độ liên hệ, lồng ghép (tích hợp
bộ phận), hoặc tích hợp tồn phần. Trong q trình xây dựng sách giáo khoa các
mơn học, các tác giả có thể đã thực hiện tích hợp kiến thức để thực hiện mục tiêu
giáo dục, nhƣng không thể đầy đủ và phù hợp với mọi đối tƣợng học sinh. Vì vậy,
trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung cho

phù hợp và phong phú hơn.
Nguyên tắc tích hợp mơn học: Để dạt mục đích mơn học, phải thiết kế mục tiêu
môn học theo quan điểm hƣớng vào việc tạo năng lực cho ngƣời học, và đƣợc cấu
trúc lại theo yêu cầu gắn với cuộc sống; hình thành cho ngƣời học năng lực giải
quyết vấn đề. Các kiến thức phải đảm bảo có ý nghĩa với cuộc sống, đảm bảo tính
khoa học, cập nhật và phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3.3. Các đặc trưng của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp có các đặc trƣng chủ yếu sau đây:
- Làm cho q trình dạy học có ý nghĩa bằng cách gắn quá trình học tập với
cuộc sống hàng ngày, không làm tách biệt “thế giới nhà trƣờng” với cuộc sống. Dạy
học tích hợp dạy học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống một cách tự lực và
sáng tạo. Dạy học tích hợp khơng chỉ quan tâm đánh giá những kiến thức đã học mà
đánh giá khả năng vận dụng kiến thức trong tình huống có ý nghĩa hay khơng.
- Làm cho q trình học tập mang tính mục đích rõ rệt. Phân biệt cái cốt yếu
với cái ít quan trọng vì dạy học tích hợp phải lựa chọn kiến thức, kỹ năng quan
trọng và dành thời gian, các phƣơng pháp hợp lý đối với quá trình học tập của HS.
- Sử dụng kiến thức của nhiều môn học
1.3.4. Các kiểu tích hợp
- Tích hợp kiến thức: Các tác giả xây dựng chƣơng trình, viết sách giáo khoa
xác định những nội dung có liên quan, hoặc đan xen, hoặc thống nhất trong các lĩnh
vực nội dung học tập và tổ hợp chúng lại với nhau. Kết quả của kiểu tích hợp kiến
thức tạo ra các sản phẩm nhƣ: Mơn học tích hợp, chƣơng trình tích hợp.
- Tích hợp dạy học: Là việc giáo viên sử dụng các phƣơng pháp dạy học để thực
hiện các nội dung dạy học đƣợc tích hợp trong chƣơng trình theo mức độ liên hệ,

lồng ghép, hoặc tích hợp tồn phần.
1.3.5. Tác dụng của dạy học tích hợp
- Giúp học sinh phát triển năng lực tƣ duy, năng lực hành động, vận dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn hiệu quả nhất.
- Làm cho bài học sinh động, hấp dẫn, HS dễ nhớ bài, khắc sâu kiến thức hơn.
- HS học tập có hứng thú, sáng tạo, phát triển khả năng hợp tác, thảo luận nhóm.
- Góp phần hình thành kĩ năng, giáo dục thái độ hành vi cụ thể để giải quyết
những vấn đề trong cuộc sống.
- Tích hợp sẽ góp phần giải quyết vẫn đề quá tải trong dạy học.
- Giúp học sinh nhận thức thế giới một cách tổng thể và toàn diện.
1.4. Tích hợp giáo dục an tồn - vệ sinh lao động trong dạy học vật lí
1.4.1. Giáo dục an tồn vệ sinh lao động trong dạy học vật lí
1.4.1.1. Sự cần thiết của việc giáo dục ATVSLĐ trong dạy học Vật lí.

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay trên thế
giới đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Sự phát triển khoa học kỹ
thuật ln có hai mặt: nâng cao năng suất lao động; nhƣng đồng thời, trong phạm vi
nhất định, cũng gây nguy hiểm và có hại đến đời sống, sức khỏe con ngƣời và hủy
hoại mơi trƣờng. Tình hình tai nạn lao động và bện nghề nghiệp tăng nhanh trên
phạm vi thế giới, nhất là ở các nƣớc đang phát triển. Không những trong lĩnh vực
lao động mà trong cả lĩnh vực học tập ở các bậc học, đặc biệt là ở bậc phổ thông,
cũng tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm và có hại đến đời sống, sức khỏe học sinh và
hủy hoại môi trƣờng. Nhƣ trong quá trình dạy học Vật lí, giáo viên và học sinh ln
phải tiến hành các thiết bị thí nghiệm về cơ, nhiệt, điện, quang v.v... Các nguy hiểm
trong quá trình truyền động của động cơ có thể gây quấn, kẹp tóc; cƣờng độ dịng

điện lớn có thể gây bị điện giật; phóng điện gây bỏng; nổ khi áp suất của mơi chất
trong bình chứa vƣợt quá giới hạn bền cho phép làm tổn thƣơng ngƣời v.v... Ở khía
cạnh khác, việc học tập của các học sinh trong suốt 4 đến 5 tiết học/ ngày, trong tƣ
thế ngồi ở bàn học, trong điều kiện khơng khí, ánh sáng của lớp học, nếu không
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh đều ảnh hƣởng đến sức khỏe, gây nên bệnh tật. Có rất
nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Trong đó, nguyên
nhân liên quan đến ngƣời lao động, chủ yếu là các nguyên nhân liên quan đến kiến
thức, kỹ năng và thái độ về ATVSLĐ đóng vai trị đáng kể.
Các chính sách về ATVSLĐ là chính sách kinh tế- xã hội lớn, có ý nghĩa quan
trọng trong việc phát triển bền vững và bảo vệ con ngƣời luôn đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc ta quan tâm. Nhƣng bên cạnh việc ban hành, hoàn hiện các văn bản pháp quy,
chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo về và giữ gìn sức ATVSLĐ là một yêu cầu
cấp thiết và có ý nghĩa hết sức to lớn.
ATVSLĐ không chỉ là vấn đề đặt ra trong lĩnh vực sản xuất mà cũng là vấn đề
hết sức quan trọng và cấp thiết đang đặt ra trong các trƣờng học, khi mà ở đây, hàng
năm, các tai nạn đáng tiếc cũng nhƣ các bệnh học đƣờng xảy ra càng ngày càng
nhiều hơn.
Việc giáo dục ATVSLĐ trong nhà trƣờng cần và hợp lý nhất là thông qua việc
dạy học các mơn học ở trƣờng phổ thơng, trong đó có mơn Vật lí. Các hiện tƣợng,

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


q trình vật lí đƣợc nghiên cứu trong dạy học Vật lí ln gắn với các yếu tố nguy
hiểm cho con ngƣời, có hại cho sức khỏe. Khi dạy học các hiện tƣợng, quá trình
nhƣ vậy, bên cạnh các kiến thức, kỹ năng về khoa học Vật lí, học sinh cần học đƣợc
các kiến thức cũng nhƣ kỹ năng về an toàn thân thể, giữ vệ sinh cho bản thân, cho

mơi trƣờng sống. Qua đó cũng hình thành ở học sinh quan điểm, thái độ và cách
ứng xử đúng đắn về ATVSLĐ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng.[11]
1.4.1.2. Các mục tiêu giáo dục an toàn vệ sinh lao động cần được thực hiện trong
dạy học Vật lí phổ thơng.
* Hình thành hệ thống kiến thức về ATVSLĐ
-Hình thành hệ thống kiến thức cụ thể về ATVSLĐ qui định trong hệ thống
văn bản qui phạm pháp luật, bao gồm:
+ Các quy định về quyền, nghĩa vụ của ngƣời sử dụng lao động và của
ngƣời lao động đối với an toàn và vệ sinh lao động
+ Các quy định về điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm, có hại
trong lao động
+ Quy định về các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai
nạn và bảo vệ sức khỏe cho ngƣời lao động
+ Các quy định xử phạt về hành vi vi phạm pháp luật ATVSLĐ
- Hình thành hệ thống kiến thức cụ thể về ATVSLĐ có liên quan đến nội dung
chƣơng trình vật lí phổ thơng
+ Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong mơi trƣờng vật lí
+ Các biện pháp phịng chống tai nạn, xử lí tai nạn và bảo vệ sức khỏe
trong mơi trƣờng vật lí
* Hình thành và phát triển kĩ năng liên quan đến ATVSLĐ trong dạy học vật lí
- Có kĩ năng phát hiện vấn đề về an tồn và vệ sinh lao động trong đời sống và
trong học tập
- Có hành động cụ thể để đảm bảo an tồn và vệ sinh lao động cho con ngƣời
và mơi trƣờng trong đời sống và trong học tập
- Có kĩ năng ứng xử và giải quyết kịp thời và hợp lí đối với các trƣờng hợp
mất an tồn và vệ sinh lao động xảy ra trong đời sống và trong học tập

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



-Tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn và vệ sinh lao động trong gia đình,
nhà trƣờng, xã hội.
* Xây dựng thái độ đúng về ATVSLĐ
- Có nhận thức đúng về sự cần thiết đảm bảo ATVSLĐ trong đời sống và
trong dạy học (học tập) vật lí
- Có các suy nghĩ để hành động đúng đắn về ATVSLĐ trong đời sống và trong
dạy học (học tập) vật lí
- Tuyên truyền, vận động mọi ngƣời hiểu và hành động đúng về ATVSLĐ
trong đời sống xã hội và trong học tập
- Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động an toàn và vệ sinh lao động, phê
phán hành vi gây hại cho sức khoẻ của con ngƣời trong cộng đồng.[11]
1.4.1.3. Các nội dung giáo dục ATVSLĐ cần thực hiện trong dạy học vật lí THPT
Nội dung chƣơng trình Vật lí phổ thông đề cập đến các kiến thức về các lĩnh
vực nhƣ: Cơ học, Nhiệt học, Điện học, Vật lí nguyên tử, hạt nhân. Các kiến thức
trong các lĩnh vực này đóng vai trị làm ngun lý cơ bản cho các q trình kỹ thuật,
cơng nghệ sản xuất hiện nay. Vì vậy, nội dung giáo dục ATVSLĐ cần đƣợc thực
hiện trong khi dạy học Vật lí phổ thơng là những vấn đề:
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong các quá trình cơ học, cụ thể là hoạt động
của các thiết bị cơ khí, q trình truyền động v.v.... cũng nhƣ các biện pháp ngăn
ngừa, phịng tránh hay xử lí khi gặp tai nạn.
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong các quá trình nhiệt học, cụ thể là hoạt động
của các máy móc, thiết bị về nhiệt, các quá trình truyền nhiệt cũng nhƣ các biện
pháp ngăn ngừa, phịng tránh hay xử lí khi gặp tai nạn.
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong các hiện tƣợng, quá trình sản xuất, biến
đổi, truyền tải năng lƣợng điện, cũng nhƣ các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh hay
xử lí khi gặp tai nạn.
- Các yếu tố nguy hiểm , có hại trong các q trình truyền ánh sáng , truyền các
bức xạ và các biện pháp ngăn ngừa, phịng tránh hay xử lí khi gặp tai nạn.

- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong các q trình phóng xạ hạt nhân cũng nhƣ
các biện pháp ngăn ngừa, phịng tránh hay xử lí khi gặp tai nạn.[11]

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.4.1.4. Các yếu tố nguy hiểm và có hại thường gây tai nạn trong dạy học Vật lí
* Ảnh hưởng của vi khí hậu đến sức khỏe của giáo viên và học sinh
Điều kiện khí hậu nói chung là điều kiện về nhiệt độ khơng khí, độ ẩm, bức
xạ, vận tốc chuyển động của khơng khí...
Điều kiện vi khí hậu là điều kiện khí hậu xét trong khoảng khơng gian hẹp.
Các yếu tố đặc trƣng của điều kiện vi khí hậu và sự ảnh hƣởng của nó đến sức khỏe
con ngƣời:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tại chỗ làm việc cao hay thấp, thích hợp với cơ thể con
ngƣời hay khơng tùy thuộc vào nhiệt độ khơng khí ngồi trời và phụ thuộc vào các
hiện tƣợng phát nhiệt của quá trình làm việc. Cơ thể con ngƣời ln tự duy trì ở
nhiệt độ không đổi trong khoảng 370C  0,5. Để duy trì thân nhiệt ở điều kiện vi khí
hậu nóng, cơ thể thải nhiệt bằng cách truyền nhiệt, đối lƣu, bức xạ, bay hơi mồ hôi.
Truyền nhiệt xảy ra khi nhiệt độ khơng khí xung quanh thấp hơn nhiệt độ cơ
thể, lúc này cơ thể mất nhiệt. Thải nhiệt bằng đối lƣu là hình thức trao đổi nhiệt từ
da ngƣời ra ngồi khơng khí.
Khi nhiệt độ trung bình của các bề mặt xung quanh thấp hơn nhiệt độ da
ngƣời thì cơ thể phát ra các tia bức xạ. Ngƣợc lại, khi nhiệt độ trung bình của các bề
mặt xung quanh cao hơn nhiệt độ da ngƣời thì cơ thể ngƣời nhận thêm nhiệt bức xạ.
Khi nhiệt độ khơng khí xung quanh cao hơn 340C thì cơ thể cịn cách thải
nhiệt bằng bay mồ hơi.
Ở điều kiện khí hậu lạnh, cơ thể tăng cƣờng quá trình sinh nhiệt và hạn chế
quá trình thải nhiệt để duy trì sự cân bằng nhiệt. Tuy nhiên sự tự cân bằng nhiệt của

cơ thể ngƣời chỉ thực hiện đƣợc trong một phạm vi xác định.
Khi làm việc trong điều kiện nhiệt độ khơng khí trên 340C, để cân bằng thân
nhiệt, cơ thể phải tiết nhiều mồ hôi và kèm theo mồ hôi là một lƣợng muối ăn ,các
chất khống khác trong cơ thể, do đó ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe nhƣ gây chóng
mặt, đau đầu, đau thắt ngực, buồn nôn. Khi làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá
thấp có thể dẫn tới bệnh hen phế quản, viêm đƣờng hô hấp, bệnh thấp khớp. Tiêu
chuẩn Việt Nam cho phép nhiệt độ tại chỗ làm việc không đƣợc vƣợt quá 300C.
- Độ ẩm: Độ ẩm là lƣợng hơi nƣớc có trong khơng khí biểu thị bằng số gam
hơi nƣớc có trong 1m3 khơng khí. Để biểu hiện mức ẩm cao hay thấp, ngƣời ta đƣa
ra khái niệm độ ẩm tƣơng đối.

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Độ ẩm tƣơng đối là tỉ lên phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
Tiêu chuẩn độ ẩm tƣơng đối cho phép từ 75% đến 85%.
- Vận tốc chuyển động của khơng khí trong lớp học. Vận tốc này quá cao
hoặc quá thấp đều ảnh hƣởng không tốt tới sức khỏe. Tiêu chuẩn cho phép vận tốc
chuyển động của khơng khí ở nơi làm việc khơng quá 3m/s. Vận tốc thích hợp là
0,1 đến 0,3 m/s.
- Bức xạ nhiệt: Bức xạ nhiệt là những hạt năng lƣợng truyền trong khơng
gian dƣới dạng sóng điện từ gồm các tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia sáng nhìn thấy.
Trong kỹ thuật, bức xạ nhiệt đƣợc biểu thị bằng đơn vị cal/cm2. phút và đƣợc đo
bằng nhiệt kế cầu. Tiêu chuẩn cho phép 0,5cal/cm2. phút
Các yếu tố vi khí hậu đã nêu trên ảnh hƣởng đến việc tự điều hịa thân nhiệt
cơ thể ngƣời. Vì vậy cần nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
để chủ động kiểm soát và thay đổi các yếu tố vi khí hậu nhằm tạo điều kiện cho cơ
thể duy trì sự thăng bằng nhiệt trong điều kiện thuận lợi, dễ chịu và thoải mái nhất

cho cơ thể, góp phần nâng cao năng suất lao động và tránh gây ra bệnh nghề nghiệp.
Các biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu xấu:
- Chống nóng:
+ Các biện pháp kỹ thuật:
 Bố trí các nguồn sinh nhiệt lớn ở nơi dễ thốt nhiệt ra ngồi và ở thật
xa lớp học, đặt ở cuối hƣớng gió
 Cách li nguồn nhiệt đối lƣu, bức xạ tại lớp học, khu vực trƣờng học
 Dùng màn chắn hơi nƣớc để hấp thụ các tia bức xạ
 Lắp đặt hệ thống quạt thơng gió tự nhiên và thơng gió cơ khí để thổi
khơng khí mát sạch chung cho cả ngôi nhà.
 Cách nhiệt, ngăn bức xạ mặt trời qua mái nhà bằng cách lắp trần nhà
nhiều lớp hoặc lót lớp giấy, vải cách nhiệt dƣới mái nhà và lợp tôn màu sáng để
tránh hấp thụ nhiệt. Các dãy tƣờng, cửa sổ hƣớng tây phải có mái rộng nhô ra để
che nắng
 Sự dụng hệ thống điều hòa nhiệt độ
+ Các biện pháp y tế:

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Phân bố thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lí. Phịng nghỉ giữa giờ
cho giáo viên có tốc độ chuyển động của khơng khí thích hợp, tạo điều kiện cho cơ
thể điều hòa thân nhiệt tốt nhất bằng đối lƣu và bức xạ.
 Chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt là đảm bảo đủ nƣớc uống cho giáo
viên và học sinh, bố trí đủ các bình nƣớc nóng và nƣớc mát.
- Chống lạnh: Bố trí các tấm che chắn để tránh gió lùa gây cảm lạnh. Có thể
thiết kế hệ thống gió nóng để sƣởi ấm. Mặc quần áo ấm, giữ ấm đầu và chân.
* Ảnh hưởng của bụi và cách phòng tránh

- Khái niệm bụi:
+ Bụi là tập hợp các hạt có kích thƣớc nhỏ (từ 0,001 tới vài chục  m) tồn tại
trong khơng khí dƣới dạng bụi lắng hay bụi bay
+ Bụi lắng có kích thƣớc từ 10  m trở lên do chất rắn bị nghiền nhỏ tạo thành
+ Bụi bay có kích thƣớc từ 0,001 đến 10  m bao gồm tro, bụi khói, muội.
- Tác hại của bụi:
+ Bụi gây sơ hóa phổi: Bụi thạch anh, amiăng... khi xâm nhập vào phổi loại
bụi này gây sơ hóa phổi làm giảm chức năng hơ hấp
+ Bụi gây nhiễm độc chung: bụi chì, thủy ngân, benzen
+ Bụi gây dị ứng, viêm mũi, hen, nổi ban nhƣ bụi bông, gai, bụi một số loại gỗ
+ Bụi gây nhiễm trùng nhƣ bụi lông, xƣơng...
+ Bụi gây ung thu nhƣ bụi quặng, hợp chất crôm, bụi các chất phóng xạ...
+ Bụi gây chấn thƣơng mắt khi bắn vào mắt
- Các biện pháp phòng chống bụi trong môi trƣờng lớp học
+ Luôn giữ vệ sinh trong và ngồi lớp học. Ngăn chặn khơng cho bụi từ các
nguồn phát sinh khác tràn vào lớp học
+ Sử dụng hệ thống thơng gió cơ khí để hút bụi tự nhiên, tránh mắc các quạt
điện thổi bụi phấn vào mặt giáo viên hoặc các học sinh ngồi ở những bàn phía gần
bục giảng
+ Sử dụng loại phấn thực sự không bụi hoặc sử dụng bài giảng trình chiếu
bằng máy tính, máy chiếu...
+ Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kì cho giáo viên và học sinh để kịp thời phát
hiện ra các bệnh về phổi

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


* Ảnh hưởng của ánh sáng đến sức khỏe của giáo viên và học sinh

- Một số khái niệm về ánh sáng
+ Ánh sáng nhìn thấy là những bức xạ điện từ cớ bƣớc sóng nằm trong khoảng
từ 380nm đến 760nm tƣơng ứng với các dải màu biến thiên liên tục đỏ, da cam,
vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu đơn sắc tƣơng ứng với một bƣớc sóng nhất
định, một dải màu tƣơng ứng với một dải bƣớc sóng. Độ nhạy của mắt ngƣời không
giống nhau đối với từng bức xạ đơn sắc. Mắt ngƣời nhạy nhất đối với bức xạ có
bƣớc sóng 555nm.
+ Quang thơng là đại lƣợng đánh giá khả năng phát sáng của vật. Nó là phần
cơng suất bức xạ của nguồn sáng có khả năng gây ra cảm giác sáng cho thị giác của
mắt ngƣời.
+ Cƣờng độ sáng là đại lƣợng đặc trƣng cho khả năng phát sáng theo các
phƣơng khác nhau của nguồn sáng. Cƣờng độ sáng theo phƣơng n là mật độ quang
thông bức xạ phân bố theo phƣơng n đó và đƣợc kí hiệu la In, nó đƣợc đo bằng tỉ số
giữa vi phân lƣợng quang thông bức xạ d  và vi phân góc khối d  theo phƣơng n
In 

d
d

Đơn vị đo cƣờng độ sáng là Candela (Cd).
Candela là cƣờng độ sáng đo theo phƣơng vng góc với tia sáng của mặt
phẳng bức xạ tồn phần có diện tích 1/60000m2.
+ Độ rọi là đại lƣợng để đánh giá độ sáng của một bề mặt đƣợc chiếu sáng.
Độ rọi EM tại điểm M là tỉ số giữa lƣợng quang thông chiếu đến và vi phân diệc tích
dS đƣợc chiếu sáng tại điểm đó
EM 

d
dS


Đơn vị đo độ rọi là Lux (lx). Lux là độ rọi gây ra luồng sáng có quang thơng
1 lumen chiếu đều trên diện tích 1m2.
+ Độ chói là đại lƣợng để đánh giá độ sáng của một nguồ n sáng hay một mặt
sáng. Nó là đặc trƣng quang học của vật đƣợc mắt ngƣời trực tiếp thu nhận. Đơn vị
đo độ chói là nit (nt). Nit là độ chói của một nguồn sáng diện tích 1m2 có cƣờng độ
1cd khi ta nhìn thẳng góc với nó
- Quan hệ giữa ánh sáng và sự nhìn của mắt

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sự nhìn rõ của mắt liên hệ trực tiếp với những yếu tố sinh lí của mắt. Chúng
ta cần biết rõ mối liên hệ giữa yếu tố ánh sáng và khả năng nhìn rõ của mắt. Ta phân
biệt thị giác ban ngày và thị giác ban đêm
+ Thị giác ban ngày liên hệ tới sự kích thích của tế bào hữu sắc. Khi độ rọi
EM  10lux thì tế bào hữu sắc cho cảm giác màu sắc và phân biệt chi tiết của vật
quan sát. Do đó khi EM  10lux thì thị giác ban ngày làm việc.
+ Thị giác ban đêm liên hệ với sự kích thích tế bào vơ sắc, khi độ rọi E M 
0,01lux thì chỉ có tế bào vơ sắc làm việc.
Khi EM = 0,01  10 lux thì cả hai tế bào cùng làm việc
+ Q trình thích nghi của mắt là thời gian cần thiết để mắt có thể nhìn rõ vật
khi chuyển từ trƣờng nhìn có độ sáng này sang trƣờng nhìn có độ sáng khác. Thực
nghiệm cho thấy, khi mắt chuyển từ trƣờng nhìn sáng sang trƣờng nhìn tối cần từ 15
20 phút và từ trƣờng nhìn tối sang trƣờng nhìn sáng cần khoảng 8 10 phút mắt mới
nhìn thấy rõ ràng
+ Tốc độ phân giải của mắt: Ngƣời ta đánh giá khả năng phân giải của mắt
bằng góc nhìn tối thiểu mà mắt có thể nhìn thấy đƣợc vật. Mắt có khả năng phân
giải trung bình, nghĩa là có khả năng nhận biết đƣợc 2 điểm khác nhau trên vật dƣới

góc nhìn  min  1' trong điều kiện chiếu sáng tốt. Trong trƣờng hợp cần phân biệt
vật quá nhỏ (  <  min ) thì cho dù chiếu sáng tốt cũng khó phân biệt đƣợc rõ vật, khi
đó phải nhờ sự hỗ trợ của các dụng cụ quang.
+ Độ tƣơng phản giữa vật quan sát và nền. Tỉ lệ độ chói giữa vật quan sát và
nền chỉ mức độ khác nhau về cƣờng độ sáng giữa vật quan sát và nền của nó. Trong
một phạm vi nhất định thì sự khác nhau càng lớn, nhìn vật quan sát càng rõ. Tỉ lệ
này đƣợc biểu thị bằng hệ số tƣơng phản
K

Bv  Bn
Bn

Một vật sáng đặt trên nền tối thì K>0 và biến thiên từ 0 đến +  . Giá trị K
nhỏ nhất mà mắt có thể phân biệt đƣợc gọi là ngƣỡng tƣơng phản và Kmin=0,01
Độ nhạy tƣơng phản là nghịch đảo của ngƣỡng tƣơng phản. Nó đặc trƣng
cho độ nhạy của mắt khi quan sát. Độ nhạy tƣơng phản phụ thuộc vào mắt và độ
chói của nền. Trong phạm vi giá trị độ chói của nền nhỏ (khoảng 10 -3 đến 10+3 nit)

25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×