Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.74 KB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------------

BÙI ĐĂNG KHƯƠNG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hoá học
Mã số : 60.14.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ VĂN NĂM


VINH – 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo PGS.TS. Lê Văn , đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Nghĩa và PGS.TS. Cao Cự Giác đã
dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn.
- Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các
thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá
học trường ĐH Vinh và ĐHSP Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất


cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệu
Trường THPT Đô Lương 2, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tp Vinh, tháng 10 năm 2013
Tác giả
Bùi Đăng Khương


MỤC LỤC
3.4. Phương pháp thực nghiệm............................................................................112

3.4.4. Phương pháp kiểm tra và xử lý kết quả thực nghiệm...............113


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hóa chất ngày càng được sử dụng nhiều hơn, cứ mỗi năm lại hơn một nghìn hóa
chất mới được sản xuất ra và hiện có hơn tám mươi nghìn chất đang lưu hành trên
thị trường. Ở Việt Nam, lượng hóa chất sử dụng hàng năm lên tới hơn chín triệu
tấn trong đó hơn ba triệu tấn phân bón và bốn triệu tấn sản phẩm dầu lửa.
Hóa chất đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống con người, bảo
vệ và nâng cao năng suất cây trồng, chữa bệnh tạo ra vật liệu mới có nhiều tính chất
mà vật liệu tự nhiên không có. Nhưng hóa chất cũng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm
ẩn gây cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu như không biết cách sử
dụng. Trong đó, có nhiều tai nạn lao động lớn và nhiều bệnh nghề nghiệp hiểm
nghèo như bệnh ung thư gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây đột biến
gen,… Hóa chất còn có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
con người và phả hủy môi trường sinh thái…
Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ

môi trường, tránh ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất ngày càng được
sự quan tâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. Đã có nhiều văn bản về an
toàn sức khỏe có liên quan đến an toàn hóa chất được ban hành như: Công ước của
Tổ chức Lao động quốc tế ILO số 170 về an toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm
việc (năm 1990); Quy phạm An toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận
chuyển hóa chất nguy hiểm TCVN-5507 (năm 1991).
Giáo dục an toàn vệ sinh lao động là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất
kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu phát
triển bền vững. Thông qua giáo dục từng người và cộng đồng được trang bị kiến
thức về giáo dục an toàn vệ sinh lao động góp phần hình thành nhân cách và thái độ
của người lao động mới, coi trọng sức khỏe của bản thân và cộng đồng, có trách
nhiệm đến việc giữ gìn môi trường, có thái độ thân thiện với môi trường.
Việc trang bị các kiến thức về giáo dục an toàn vệ sinh lao động cho học sinh là
cách nhanh nhất và hiệu quả nhất giúp xã hiện nay và tương lai không xa hiểu biết
về giáo dục an toàn và vệ sinh lao động. Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc
đưa nội dung an toàn vệ sinh lao động vào chương trình môn học còn sơ sài, vì vậy


việc hiểu biết của các em về an toàn vệ sinh lao động còn nhiều hạn chế và thực sự
chưa mang lại hiệu quả.
Với đặc thù hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có liên quan đến thực
tiễn cuộc sống nên hóa học cũng thuận lợi cho việc giáo dục an toàn vệ sinh lao
động cho học sinh. Qua giảng dạy hóa học chúng ta có thể lồng ghép những nội
dung vệ sinh an toàn lao động để qua đó khai thác kiến thức, lồng ghép với thực tế
làm cho giờ học trở nên sinh động và có ý nghĩa thực tiễn cao. Qua đó giúp cho mỗi
chúng ta có ý thức hơn về việc bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như cộng đồng.
Trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông nếu chúng ta khai thác được kiến thức
lồng ghép những hiện tượng trong thực tế, bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn lao
động trong chính bài học sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động, học sinh trở nên yêu
và hứng thú với môn học, từ đó có được kiến thức, thái độ tình cảm, ý thức về an

toàn lao động sẽ sâu sắc hơn.
Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh
lao động trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
a. Nghiên cứu các khái niệm về an toàn lao động và nội dung hóa học liên quan
đến an toàn lao động trong chương trình hóa học THPT.
b. Nghiên cứu lý luận về dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào bộ môn hóa
học
c. Nghiên cứu các biện pháp tích hợp về giáo dục an toàn vệ sinh lao động trong
dạy học hóa học ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:
+ Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động, giáo dục an toàn vệ sinh lao động
trong dạy học hóa học, lý luận về dạy học tích hợp, lí thuyết hoá học có nội dung
giáo dục an toàn vệ sinh lao động.
+ Điều tra thực trạng giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong dạy học hoá học ở
trường phổ thông.
b. Đề xuất các biện pháp tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh an toàn lao động
trong dạy học hóa học ở trường THPT


+ Tìm hiểu nội dung các bài dạy trong chương trình hóa học ở THPT để nêu
ra những kiến thức liên quan đến giáo dục an toàn vệ sinh lao động.
+ Xây dựng hệ thống bài tập về vệ sinh an toàn lao động.
+ Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong các
tiết học nội khóa
+ Thảo luận nhóm và sắm vai để tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục vệ
sinh an toàn lao động trong các hoạt động ngoại khóa
c. Thực nghiệm sư phạm : Nhằm khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đã đề
ra và việc tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động cho học sinh thông qua các bài

tập thực tiễn về an toàn vệ sinh lao động.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể: Quá trình dạy học hóa học, hệ thống các phương pháp dạy học hóa
học.
Đối tượng: Các biện pháp tích hợp về giáo dục an toàn vệ sinh lao động trong
dạy học hóa học ở trường THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Phân tích và tổng hợp lý thuyết qua các sách giáo khoa, tài liệu, các văn bản có
liên quan đến đề tài.
b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra, phỏng vấn, dự giờ.
+ Thực nghiệm sư phạm.
c. Phương pháp sử dụng thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm sư
phạm
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống các biện pháp tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao
động tích hợp trong giảng dạy hoá học thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc
dạy và học theo hướng hình thành và phát triển những hiểu biết, thái độ, kỹ năng an
toàn vệ sinh lao động cho học sinh.
7. Đóng góp của đề tài


Về mặt lí luận: Góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nội dung hóa học với
việc tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động cho học sinh.
Về mặt thực tiễn: Xây dựng một hệ thống các biện pháp tích hợp giáo vệ sinh
an toàn lao động trong dạy học hóa học, qua đó góp phần nâng cao nhận thức hành
động và đạo đức về an toàn vệ sinh lao động cho học sinh THPT. Đào tạo được con
người mới có ý thức, trách nhiệm với việc làm của mình để bảo vệ môi trường, sức
khỏe cộng đồng.



PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động[26],[27],[32]
1.1.1. Một số khái niệm chung về an toàn hóa chất
• Hóa chất
Là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ
nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.
• Chất
Là đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ
gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà
khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi.
• Hỗn hợp chất
Là tập hợp của hai hay nhiều chất mà giữa chúng không xảy ra phản ứng hóa học
trong điều kiện bình thường.
• Hóa chất nguy hiểm
Là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân
loại của hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất:
a. Dễ nổ
b. Ô xi hóa mạnh
c. Ăn mòn mạnh
d. Dễ cháy
e. Độc cấp tính
f. Độc mãn tính
g. Gây kích ứng với con người
h. Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư
i. Gây biến đổi gen
j. Độc đối với sinh sản
k. Tích lũy sinh học

l. Ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
m. Độc hại đến môi trường
• Hóa chất độc


Là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong các đặc tính nguy hiểm được quy định
từ mục e đến mục m ở trên.
• Hóa chất mới
Là hóa chất chưa có trong danh mục hóa chất quốc gia, danh mục hóa chất nước
ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận.
• Hoạt động hóa chất
Là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập
khẩu,vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử
lí hóa chất thải bỏ, xử lí chât thải hóa chất.
• Sự cố hóa chất
Là tình trạng chất, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho
người, tài sản và môi trường.
• Sự cố hóa chất nghiêm trọng
Là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại lớn, trên diện rộng cho người, tài
sản và môi trường.
• Đặc tính nguy hiểm mới
Là đặc tính nguy hiểm được phát hện nhưng chưa được ghi trong phiếu an toàn
hóa chất.
• Chất nguy hại
Là những chất có tính độc hại tức thời đáng kể hoặc tiềm ẩn đối với con người
sinh vật khác do: không phân hủy sinh học, hay tồn tại lâu bền trong tự nhiên; gia
tăng số lượng đáng kể không thể kiểm soát; liều lượng tích lũy đến một mức độ nào
đó sẽ gây tử vong hay gây ra những tác động tiêu cực.
Các chất có một trong các đặc tính nguy hại sau khi được xác định được gọi là
chất nguy hại:

Chất dễ cháy: chất có nhiệt độ bắt cháy nhỏ hơn 60oC, chất có thể cháy do ma sát,
tự thay đổi về hóa học. Những chất dễ cháy thường gặp nhất là các loại nhiên liệu
(xăng, dầu, ga, …), ngoài ra còn có các hợp chất hữu cơ như benzen, etylbenzen,
toluen, hợp chất hữu cơ có clo,…Các kim loại kiềm như: Li, Na, K, Rb hay các kim
loại kiềm thổ: Mg, Ca,… đều dễ cháy.
Chất có tính ăn mòn là những chất trong nước tạo môi trường pH < 3 hay


pH > 12,5. Chất có thể bị ăn mòn như thép. Dạng thường gặp là những chất có
tính axit, bazơ.
Chất có hoạt tính hóa học cao: Các chất dễ dàng chuyển hóa học, phản ứng mãnh
liệt khi tiếp xúc với nước, tạo hỗn hợp nổ hay có tiềm năng gây nổ với nước, sinh ra
các khí độc khi trộn với nước, các hợp chất xianua hay sunfit sinh ra khí độc khi
tiếp xúc với mỗi trường axit, dễ nổ hay tạo phản ứng nổ khi có áp suất và gia nhiệt,
dễ nổ hay tiêu hủy hay phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn, các chất nổ bị cấm.
Chất có tính độc hại: Những chất mà bản thân nó có tính độc đặc thù được xác
định qua các bước kiểm tra. Chất thải được phân tích thành phần trong các pha rắn,
lỏng và hơi. Khi có thành phần hóa học nào lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì chất
thải đó được xếp vào loại chất độc hại. Chất độc hại gồm:
+Các kim loại nặng: Hg, Cd, As, Pb, …
+ Các dung dịch muối của chúng: Hg2+, Pb2+, As2+…
+ Các dung môi hữu cơ: benzen, toluen, axeton, cloroform,…
+ Chất có hoạt tính siinh học: thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu, hóa chất nông
dược….
+ Các chất hữu cơ rất bền trong điều kiện tự nhiên nếu tích lũy trong mô mỡ đến
một nồng độ nhất định thì sẽ gây bệnh: poly chlorinated biphenyls
Chất có khả năng gây ung thư và đột biến gen: đioxin (PCDD), asen, cadium,
benzen, các hợp chất hữu cơ chứa clo…
Chất thải: là chất ở dạng khí, lỏng hay rắn được loại ra trong sinh hoạt, trong quá
trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Vậy chất thải là phần dư ra không còn

được sử dụng trong quá trính sản xuất sản phẩm hay không còn cung cấp một giá trị
sản phẩm thương mại hay dịch vụ tại chỗ và đúng thời điểm xác định. Nghĩa là chất
thải là những chất bị hỏng hay không đạt chất lượng, xuất hiện không đúng lúc,
không đúng nơi. Chất thải chỉ là khái niệm tương đối, mỗi khi chất thải được đưa
đến đúng nơi sử dụng, có mặt đúng lúc, đúng yêu cầu chất lượng thì nó lại là
nguyên liệu hay nhiên liệu và được con người sủ dụng để sản xuất hàng hóa. Tương
tự như vậy thì chất thải nguy hại cũng chỉ là khái niệm tương đối so với hàng hóa
nguy hại.
1.1.2. Một số thuật ngữ và kiến thức về an toàn và vệ sinh lao động


• An toàn lao động (ATLĐ)
Tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động làm việc trong điều kiện
không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khỏe. Tình trạng
điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất.
• Vệ sinh lao động (VSLĐ)
Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, vệ sinh và kỹ thuật vệ sinh
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong lao động, sản xuất đối với
người lao động.
Trong sản xuất, lao động, thí nghiệm: con người có thể phải tiếp xúc với những
yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, các yếu tố này gọi là tác hại nghề
nghiệp.
Ví dụ: Nghề hàn, yếu tố tác hại là nhiệt độ cao. Khai thác đá, sản xuất xi măng thì
yếu tố tác hại chính là tiếng ồn và bụi…
Tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động ở nhiều mức độ
khác nhau như gây ra mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, làm tăng bệnh
thông thường, thậm chí còn có thể gây ra bệnh nghề nghiệp.
• An toàn hóa chất (ATHC)
Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng anh viết tắt là MSDS: Material Safety
Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu có liên quan đến các thuộc tính

của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp
xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dại hạn hay ngắn hạn các trình tự để
làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.
1.1.3. Một số thuật ngữ và kiến thức về an toàn và vệ sinh thực phẩm[7], [10],
[23]
• Vệ sinh thực phẩm
Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa chất
vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố.
Ngoài ra khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bào gồm cà những nội dung khác như
tổ chức vệ sinh trong vận chuyển, chế biến và bảo quản thực phẩm.
• An toàn thực phẩm


An toàn thực phẩm là một khái niệm khoa học có nội dung rộng hơn khái niệm
vệ sinh thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu nhiều khả năng không gây ngộ
độc của thực phẩm đối với con người.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ ở vi sinh vật mà còn được mở
rộng ra do các hóa chất hóa học, các yếu tố vật lý. Khả năng gây ngộ độc không chỉ
ở thực phẩm mà còn xem xét cả một quá trình sản xuất trước khi thu hoạch.
Theo nghĩa rộng hơn an toàn thực phẩm còn được hiểu là khả năng cung cấp
đầy đủ và kịp thời về số lượng và chất lượng thực phẩm một khi quốc gia gặp thiên
tai hoặc một lí do nào đó. Vì thế, mục đích chính của sản xuất, vận chuyển, chế biến
và bảo quản thực phẩm là phải làm sao để thực phẩm không bị nhiễm vi sinh vật
gây bệnh, không chứa độc tố sinh học, độc tố hóa học và các yếu tố khác có hại cho
sức khỏe người tiêu dùng.
• Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm dùng để chỉ tất cả các bệnh gây ra bởi các mầm bệnh có
trong thực phẩm.
Bệnh do thực phẩm gây ra có thể chia làm hai nhóm:
Bệnh gây ra do chất độc (poisonings)

Bệnh do nhiễm trùng (infections)
- Bệnh gây ra do chất độc, chất độc này có thể do vi sinh vật tạo ra, do nguyên liệu
(chất độc có nguồn gốc sinh học), do hóa chất từ quá trình chăn nuôi, trồng trọt, bảo
quản, chế biến. Các chất độc này có trong thực phẩm trước khi người tiêu dùng ăn
phải.
- Bệnh nhiễm trùng do thực phẩm là trong thực phẩm có vi khuẩn gây bệnh, vi
khuẩn này vào cơ thể bằng đường tiêu hóa và tác động tới cơ thể do sự hiện diện
của nó cùng các chất độc của chúng tạo ra.
• Những độc hại hóa học thường gây ô nhiễm trong thực phẩm
- Các chất ô nhiễm trong công nghiệp và môi trường như: CO 2, các chất phóng xạ,
các kim loại nặng
- Các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp: thuốc bảo vệ thực phẩm, động vật,
thuốc thú y, chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ giun sán, chất hun khói…


- Các chất phụ gia sử dụng không đúng quy định, liều lượng như: chất tạo màu, tạo
mùi, tạo ngọt, tăng độ kết dính, ổn định, bảo quản, chất chống oxi hóa, chất tẩy
rửa… và các hợp chất không mong muốn trong vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm.
- Các chất độc hại tạo ra trong quá trình chế biến thịt hun khói, dầu mỡ bị cháy khét,
các hợp chất tạo ra do phản ứng hóa học trong thực phẩm, sự sản sinh độc tố trong
quá trình bảo quản, dự trữ bị nhiễm nấm mốc (độc tố vi nấm) hay biến chất ôi hỏng.
- Các độc tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như mầm khoai tây, sắn, đậu, măng,
nấm độc, cá nóc…
- Các chất gây dị ứng trong một số hải sản, nhộng tôm,… các độc hại nguồn gốc vật
lý như mảnh thủy tinh, gỗ, kim loại, đá sạn, xương, móng, lông, tóc và các vật lạ
khác lẫn vào thực phẩm cũng gây nguy hại đáng kể như gãy răng, hóc xương, tổn
thương niêm mạc dạ dày, miệng…
1.1.4. Ảnh hưởng của hóa chất đối với con người và môi trường[8], [15], [26],
[27]

• Khái niệm về chất độc và sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể
Trong quá trình sản xuất nếu các nguyên liệu hay sản phẩm của nó ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người thì được gọi là chất độc.
Khi chất độc có tính yếu, nồng độ thấp, thời gian tiếp xúc với hóa chất còn ngắn,
sức khỏe của người lao động tốt thì chất độc không gây ảnh hưởng rõ rệt và khó
phát hiện. Ngược lại độc thì rất nguy hiểm có thể gây ra nhiễm độc nghề nghiệp,
nhiễm độc cấp tính thậm chí dẫn đến tử vong.
Trong sản xuất công nghiệp chúng ta thường gặp các loại chất độc như Pb, Hg,
sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ… thoát ra ngoài môi trường chúng có thể
tồn tại bột, bụi, lỏng, khí, …
• Phân loại chất độc
Dựa vào tác hại người ta chia chất độc thường gặp thành 5 nhóm sau:
- Nhóm 1: Chất gây bỏng, kích thích da, niêm mạc, ví dụ như axit đặc, kiềm đặc và
loãng (vôi tôi, amoniac).
- Nhóm 2: Kích thích đường hô hấp: Cl2, NH3, SO2, NO, HCl, hơi F2...
+ Chất kích thích đường hô hấp trên và phế quản như hơi ôzon, hơi brom...


+ Kích thích tế bào như NO2...
+ Các chất này hòa tan trong niêm dịch tạo ra axit gây phù phổi cấp.
- Nhóm 3: Chất gây ngạt làm mất khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu gây rối
loạn hô hấp như khí CO, mêtan. Khi hít phải khí này nhiều con người sẽ bị nhiễm
độc cấp tính gây đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mệt mỏi, co giật rồi hôn mê.
Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Nhóm 4: Chất tác dụng hệ thần kinh trung ương, gây mê, gây tê như các loại
rượu, các hợp chất hiđrocacbua, H 2S, CS 2, xăng, các loại thuốc trừ sâu...
- Nhóm 5: Chất gây hại cho đồng thời một số bộ phận của cơ thể như Pb,Hg, Mn…
+ Chất gây tổn thương cơ thể ví dụ như các loại hiđrocacbon, halogen, metyl clorua,
metyl bromua...
+ Chất gây tổn thương cho hệ thống tạo máu như: benzen, phenol, chì, asen...

+ Các kim loại và á kim độc như: chì, thủy ngân, mangan, cadimi, hợp chất asen...
* Các loại hoá chất dùng bảo quản thực phẩm có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người:
+ U rê
+ Phoc mon
* Các loại hoá chất có thể phòng chống ngộ độc thực phẩm:
+ Than hoạt tính
+ dd KMnO4
• Sự độc hại của hóa chất
Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất bao gồm độc tính, đặc tính
vật lý của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm
của cá nhân và tác hại tổng hợp của các yếu tố này.
Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người
- Qua đường hô hấp: Vào cơ thể qua đường hô hấp là các hóa chất dạng bùi, hơi,
khí. Bụi được hình thành trong quá trình xay, nghiền, cắt, mài,…Hơi được tạo ra
bởi sự đốt nóng chất lỏng, rắn. Mù được tạo ra từ các hoạt động sơn, mạ điện, đun
sôi…
-Qua da: Sự hấp thụ qua da thường là các hóa chất lỏng, sau khi hóa chất này tiếp
xúc trực tiếp với cơ thể người. Thường xảy ra trong quá trình lao động sản xuất và
học tập có sự tiếp xúc với chất lỏng.


-Qua đường tiêu hóa: Độc tính dính trên môi, tay, đồ vật hay dụng, thức ăn… sẽ có
cơ hội vào cơ thể theo đường tiêu hóa.
•Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con người
Kích thích (da, mắt, hô hấp…)
Dị ứng (da, đường hô hấp)
Gây ngạt (ngạt đơn thuần, ngạt hóa học)
Gây mê, gây tê
Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể
Ung thư, hư thai ảnh hưởng đến các thế hệ

1.1.5. Các biện pháp phòng ngừa chống tác hại của chất độc[26],[32],[33]
• Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát
Thay thế: loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế
chúng bằng thứ khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa. Khi tiến
hành các thí nghiệm trong quá trình dạy học nên chọn các chất ít độc hại, ít gây
nguy hiểm. Ví dụ như thí nghiệm phản ứng của Al với Br 2 nên thay thế bằng Al với
I2
Quy định khoảng cách hoặc che chắn giữa người lao động với hóa chất nhằm
ngăn chặn mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất. Trong dạy học các thí nghiệm độc
hại hoặc dễ nổ gây nguy hiểm phải được tiến hành trong tủ hốt hoặc có kính mica
để che, khoảng cách tiến hành các thí nghiệm không quá gần với học sinh…
Thông gió: sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm
nồng độ độc hại trong không khí ví dụ như: khói, bụi, mù. Phòng thí nghiệm, kho
hóa chất phải thông thoáng có hệ thống thông gió, nhiều cửa ra vào.
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động (học sinh) nhằm ngăn
ngừa việc hóa chất dây vào người như: cần phải mặc áo blu, kính bảo vệ mắt, treo
khẩu trang, tất tay…
• Kiểm soát hệ thống
Nhận diện hóa chất nguy hiểm: Để biết những hóa chất gì đang sử dụng hoặc
sản xuất, chúng xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào, gây tổn thương và bệnh tật gì
cho con người, chúng gây hại như thế nào đối với môi trường. Thông tin này có thể
thu nhập qua nhãn và các tài liệu về sản phẩm.


Nhãn dán: Mục đích của nhãn dán là để truyền đạt các thông tin về các nguy cơ
của hóa chất những chỉ dẫn an toàn và biện pháp khẩn cấp.
*Những thận trọng cần thiết phải sử dụng khi làm việc với hóa chất.
- Đọc và hiểu những chỉ dẫn trên nhãn, trên bản dữ liệu an toàn hóa chất và các tài
liệu được cấp kèm theo hóa chất, các thiết bị liên quan và phương tiện bảo vệ cá
nhân.

• Các qui định khi sử dụng hoá chất:
Ngoài qui định chung, khi sử dụng hoá chất, tuyệt đối tuân thủ theo các thủ tục
sau:
- Chỉ được phép sử dụng các hoá chất đã được dán nhãn, hoặc theo kí hiệu
riêng;
- Khi làm việc với hoá chất phải mang dụng cụ bảo hộ lao động, tuyệt đối
không được đùa nhất là khi làm việc với các hoá chất độc hại.
- Phải biết được các kí hiệu trên chai chứa hoá chất do nhà sản xuất qui định;
như là:

Chất độc sức khỏe Chất dễ cháy Chất ăn mòn

Không phải
Nơi nguy hiểm về điện
nước uống

Chất độc môi trường

Nơi có bình chữa
vòiNơi giữ hóa chất
cháy
độc


Nơi có chất phóng
xạ

Lối thoát hiểm

Nơi có tác nhân nguy

Nơi cấm lửa
hiểm sinh học
- Người sử dụng hóa chất phải tuân thủ quy định và nguyên tắc làm việc
- Những biện pháp phòng ngừa phải thực hiện tốt
- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện những mỗi nguy hiểm có thể dẫn đến rủi ro
- Có đủ các thiết bị cấp cứu cần thiết và hoạt động tốt
• Tùy theo việc sử dụng từng loại hóa chất để có các quy định cụ thể hơn
Hóa chất dễ cháy nổ:
Trong phòng thí nghiệm với các hóa chất dễ cháy nổ phải quy định chặt chẽ chế độ
dùng lửa, khu vực dùng lửa, có bảng chỉ dẫn bằng chữ và ký hiệu cấm lửa để ở nơi
dễ nhận thấy.
Tất cả các dụng cụ điện và thiết bị điện đều phải là phòng chống cháy nổ. Việc
dùng điện ở những nơi có hóa chất dễ cháy nổ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Không được đặt dây cáp điện trong cùng một đường rãnh có ống dẫn khí hoặc hơi
chất lỏng dễ cháy nổ, không được lợi dụng đường ống này làm vật nối đất.
+ Khi sửa chữa thay thế các thiết bị điện thuộc nhánh nào thì cắt điện nhánh đó
+ Thiết bị nếu không được bọc kín , an toàn về cháy nổ thì không được đặt ở nơi có
hóa chất dễ cháy nổ.
+ Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ngoài khu vực dễ cháy nổ.
Không dùng thiết bị, thùng chứa, chai lọ hoặc đường ống bằng nhựa không chịu
được nhiệt chứa hóa chất dễ cháy nổ.
Không để các hóa chất dễ cháy nổ cùng chỗ với các hóa chất duy trì sự cháy. Khi
đun nóng các chất lỏng dễ cháy không dùng ngọn lửa trực tiếp, mức chất lỏng trong
nồi phải cao hơn mức hơi đốt bên ngoài.
Trong quá trình sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải bảo đảm yêu cầu an
toàn vệ sinh lao động. Phải có ống dẫn nước, hệ thống thoát nước, tránh sự ứ đọng
các loại hóa chất dễ cháy nổ…
-Hóa chất ăn mòn



Các thiết bị đường ống chứa hóa chất dễ ăn mòn phải được làm bằng vật liệu thích
hợp, phải đảm bảo kín.
Tại nơi làm việc có hóa chất ăn mòn phải có vòi nước, bể chứa dung dịch NaHCO 3
0,3%, dung dịch CH3COOH 0,3% hoặc các chất khác có tác dụng cấp cứu kịp thời
tại chỗ sau khi tại nạn
Tất cả các thiết bị đều được xử lý không còn tác dụng ăn mòn trước khi đưa ra
ngoài…
- Hóa chất độc
Khi tiếp xúc với hóa chất độc, phải có mặt nạ phòng độc tuân theo những quy định
sau:
+ Phải chứa chất khử độc tương xứng
+ Chỉ được dùng loại mặt nạ lọc khí độc khi nồng độ hơi khí không vượt quá 2% và
nồng độ oxi không dưới 15%
+ Đối với cacbon oxit (CO) và những hỗn hợp có nồng độ CO cao phải dùng loại
mặt nạ lọc khí đặc biệt.
Tiếp xúc bụi độc phải mặc quần áo kín may bằng vải bông dày có khẩu trang
chống bụi, quần áo bảo vệ chống hơi, bụi chất lỏng độc cần phải che kín cổ tay
chân, ngực. Khi làm việc với dung môi hữu cơ hòa tan thì phải mang quần áo bảo
vệ chống thấm và mặt nạ cách ly.
Cấm hút dung dịch hóa chất độc bằng miệng. Không được cầm nắm trực tiếp hóa
chất độc.
Các thiết bị chứa hóa chất độc dễ bay hơi, phải thật kín va nếu không co quy trình
sản xuất bắt buộc thì không được đặt cùng chỗ với bộ phận khác không có hóa chất
độc…
1.1.6. Ô nhiễm môi trường. Các biện pháp bảo vệ môi trường[8], [15], [20],
[26], [36]
1.1.6.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường hóa học
• Ô nhiễm môi trường
Là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính
vật lý, hóa học, sinh thái của bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi

trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Sự gia tăng của chất lạ vào môi


trường làm thay đổi các yếu tố môi trường sẽ gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn
hại đến sức khỏe, sự an toàn hay phát triển của người và sinh vật trong môi trường
đó.
• Ô nhiễm môi trường hóa học
Tác nhân gây ô nhiễm là những chất, những hỗn hợp chất hoặc những nguyên tố
hóa học đã tác dụng vào môi trường làm cho môi trường từ trong sạch trở nên độc
hại. Những tác nhân này thường được gọi là “chất ô nhiễm”. Chất ô nhiễm có thể là
chất rắn (rác, phế thải rắn…), chất lỏng (các dung dịch hóa chất, chất thải…), chất
khí: SO2 từ núi lửa, CO2, NO2 trong khói xe, CO trong khói bếp, lò gạch…, các kim
loại nặng như: Pb, Cu, Hg…Có thể, có lúc, có nơi có ít chất ô nhiễm, nhưng có lúc,
có nơi nhiều chất ô nhiễm.
Ví dụ: Môi trường đất phèn có thể do các cation Al 3+, Fe2+, và cả anion SO42-, Clcùng với các chất khí như H2S. Các chất này đồng thời tác động vào cây trồng, vào
cá, tôm làm cho chúng bị chết. Không khí đô thị thường vừa bụi đất, bùi xi măng,
khí SO2, CO2, NO2,…trong khói xe, mùi hôi thối cống rãnh bốc lên cộng với tiếng
ồn, từ trường quá mức cho phép, gây tổn hại sức khỏe con người.
• Ô nhiễm môi trường không khí
a. Khái niệm.
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của một số chất lạ hay mọi sự biến
đổi quan trọng thành phần không khí, làm cho không khí trở nên không sạch có
nguy cơ gây tác hại đến thực vật, sức khoẻ con người và môi trường xung quanh
như: có mùi, làm giảm tầm nhìn…
Không khí sạch thường gồm 78% khí nitơ, 21% khí oxi và một lượng nhỏ khí
cacbonic và hơi nước…
Không khí bị ô nhiễm thường có chứa quá mức cho phép nồng độ khí cacbonic, khí
mêtan và một số khí độc khác như cacbon monoxit, amoniac, lưu huỳnh đioxit,
hiđro clorua và một số vi khuẩn gây bệnh.
b. Các nguồn gây ô nhiễm không khí

Về nguyên nhân gây ô nhiễm: có 2 nguồn cơ bản gây ô nhiễm môi trường không
khí:
- Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên.


Nguồn ô nhiễm thiên nhiên là nguồn do các hiện tượng thiên nhiên gây ra như
đất sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn và gió thổi thành bụi. Các núi lửa phun ra
bụi nham thạch cùng với nhiều hơi khí từ lòng đất thoát ra là nguồn ô nhiễm không
khí đáng kể, cháy rừng cũng gây ra những đám khói lớn và bụi rộng. Nước biển bốc
hơi cùng với sóng biển tung bot mang theo bụi muối biển lan truyền vào không khí.
Các quá trình thối rữa của xác động vật ở tự nhiên cũng đưa vào không khí các chất
khí ô nhiễm.
- Nguồn do hoạt động của con người.
Nguồn gây ô nhiễm do con người chủ yếu tạo ra từ:
+ Khí thải công nghiệp: Do quá trình đốt nhiên liệu và sự rò rỉ, thất thoát khí độc
trong quá trình sản xuất, các chất thải công nghiệp thường có nồng độ cao.
+ Khí thải do hoạt động giao thông vận tải, các chất khí độc hại phát sinh trong quá
trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ, kèm thao bụi và tiếng ồn làm ô nhiễm không
khí trên các tuyến giao thông.
+ Khí thải do sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ đun nấu lò sưởi do sử dụng nhiên liệu
kém chất lượng, nguồn thải các khí độc nhỏ nhưng phân bố dày đặc cục bộ trong
từng không gian hẹp nên gây độc hại trực tiếp đến con người
*. Tác hại của ô nhiễm không khí là rất lớn
- Trước hết là “hiệu ứng nhà kính’’ gây ra do sự tăng nồng độ CO 2, NO2, CH4, O3,
CFC… làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên. Mặt trái của hiệu ứng nhà kính là gây
ra sự khác thường về khí hậu, gây hạn hán lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái và cuộc sống của con người.
- Ngoài ra ô nhiễm không khí ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người: gây ra
bệnh tật đặc biệt là các bệnh về tim, phổi. Không khí bị ô nhiễm nặng có thể gây tử
vong cho con người.

- Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực
vật: Khí lưu huỳnh đioxit đặc biệt có hại đối với cây lúa mạch, cây bông, cây thông,
các loại hoa, cây ăn quả.
- Khí CFC phá huỷ tầng ozôn là lá chắn tia cực tím cho trái đất gây ra nhiều tác hại
cho sinh vật và sức khoẻ con người.


- Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit gây tác hại rất lớn đối với cây trồng,
sinh vật sống trong hồ ao, sông ngòi, phá huỷ các công trình xây dựng, các tượng
đài, các di tích lịch sử văn hóa…
• Ô nhiễm môi trường nước:
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước
gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự
thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô
nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người.
*. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước: Có thể do nguồn gốc tự nhiên hoặc
nhân tạo:
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt…Nước
mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, đồng ruộng, khu công nghiệp… kéo
theo các chất bẩn xuống sông, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước.
- Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư,
khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong sản
xuất nông nghiệp vào môi trường nước.
Các dạng gây ô nhiễm môi trường nước có thể diễn ra thường xuyên hoặc tức thời
do các sự cố rủi ro, hay đột biến của thiên nhiên.
Tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước có thể bao gồm các ion kim
loại nặng, các anion NO3-. PO43-. SO42-…một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón hóa học sẽ bị ngấm vào nước ruộng, ao hồ sông ngòi lan truyền và tích
luỹ làm ô nhiễm môi trường nước.
*. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước:

Tuỳ theo mức độ ô nhiễm khác nhau, các chất gây ô nhiễm có tác hại khác nhau
đến sự sinh trưởng, phát triển của động, thực vật, ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người. Chẳng hạn, kim loại nặng và các chất nguy hại khác chậm phân huỷ sẽ tích
luỹ theo thức ăn vào cơ thể động vật và người gây nên những tác hại cho sức khoẻ
các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sinh vật gây bệnh theo nguồn nước bị ô nhiễm lan
truyền bệnh cho người và động vật. Hoạt động thăm dò và khai thác dầu, hiện tượng
rò rĩ dầu từ các dàn khoan, hiện tượng tràn dầu trên biển cả là những sự cố gây ô
nhiễm môi trường nước nghiêm trọng đe doạ sự sống trong một phạm vi rộng.


• Một số bệnh ở người do nước bị ô nhiễm gây nên
Bệnh

Tác nhân truyền Loại

Bệnh dịch tả

bệnh
Vibrio cholerae

sinh Triệu chứng

vật
Vi khuẩn

Ỉa chảy nặng, nôn mửa, cơ thể
mất nước nhiều, bị chuột rút và

Bệnh kiết lỵ


Shigella

dysenteriac
viêm Clostridium

Bệnh

Vi khuẩn

suy nhược cơ thể
Lây nhiễm ruột gây bệnh ỉa

Vi khuẩn

chảy với nước nhầy
Làm cháy ruột non, gây khó

ruột

perfringers và các

Thương hàn
Viêm gan

vi khuẩn khác
chuột rút và ỉa chảy
Salmonella typhi
Vi khuẩn
Đau đầu, mất năng lượng
Siêu vi trùng viêm Siêu vi trùng Đốt cháy gan, vàng da, ăn


Bại liệt

gan A
không ngon, đau đầu
Siêu vi trùng bại Siêu vi trùng Đau cuống họng, ỉa chảy, đau
liệt

chịu, ăn không ngon hay bị

cột sống và chân tay

• Một số chất hữu cơ tổng hợp trong nước bị ô nhiễm
Hợp chất
Thuốc trừ sâu
Benzen (dung môi)
Cacbon tetraclorua (dung môi)

Một số tác động đến sức khỏe
Tác động đến hệ thần kinh
Rối loạn máu, bệnh bạch cầu
Ung thư, làm hại gan và có thể tác động

Cloroform (dung môi)
Đioxin (TCDD)
Etylen đibromti (EDB)

đến thận và thị giác
Ung thư
Quái thai, ung thư

Ung thư, tác động đến gan và thận, có

Tricloetylen (TCE) dung môi
Vinyl clorua ( chất dẻo công nghiệp)

thể gây ung thư
Gây ung thư gan
Ung thư

• Ô nhiễm môi trường nước mặt
Môi trường nước mặt bao gồm nước ở ao hồ, sông suối, đồng ruộng… Nguồn
nước các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, khu công nghiệp và
đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao. Nguồn gây ra ô
nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung như thành phố, thị trấn, các hoạt động


công nghiệp khai thác mỏ, thủy sản, sản xuất nông nghiệp. Các dạng nhiễm nước
mặt thường gặp là các chất hữu cơ, vô cơ, các chất phú dưỡng, nhiễm kim loại
nặng, hóa chất độc hại, ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
Ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác, thường gặp ở các lưu vực
nước gần khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản, các thành phố lớn. Ô nhiễm
kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác có tác động rất trầm trọng tới các hoạt động
sống của con người và sinh vật. Kim loại nặng và các chất nguy hại khác chậm phân
hủy sẽ tích lũy theo chuỗi thức ăn của con người và động vật, gây nên những bệnh
nguy hiểm… Để hạn chế ô nhiễm kim loại nặng và tác hại của nó cần xử lí thật tốt
nguồn nước thải.
• Ô nhiễm môi trường nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích,
trong các khe nứt, hang cactơ dưới bề mặt trái đất và có thể khai thác phục vụ cho
hoạt động của con người.

Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và vùng
dân cư trên thế giới. Do vậy ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng
cuộc sống con người.
Tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm có thể là:
-Tác nhân tự nhiên: Nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng ion kim loại trong nước
cao.
- Tác nhân nhân tạo: các anion, cation các vi sinh vật…
• Ô nhiễm biển
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông,
suối, các chất thải từ hoạt động của con người trên biển: khai thác khoáng sản, giao
thông vận tải trên biển. Trong thời gian dài biển còn là nơi đổ các chất độc hại như
chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới.
• Ô nhiễm đất
Bình thường hệ sinh thái đất luôn luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên
khi có mặt của một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của
đất thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị suy thoái và ô nhiễm
Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường đất:


- Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do xâm nhập thủy triều, đất bị
vùi lấp do cát bay.
- Nguồn gốc nhân sinh: Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp,
giao thông và hoạt động nông nghiệp.
Đặc thù của ô nhiễm đất là sự tồn tại các chất thải rắn trong các chất thải công
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, trong đó chất thải công nghiệp đóng vai trò quan
trọng nhất. Các chất thải công nghiệp có thể có các nguồn gốc khác nhau. Trước hết
đó là các chất thải của nghành khai thác dầu mỏ. Các quặng mỏ thường nằm sâu
trong lòng đất, do đó để khai thác chúng, trước hết phải bóc đất đá. Đôi khi lượng
đất đá còn lớn hơn lượng quặng cần khai thác. Tiếp theo quá trình làm giàu quặng
sẽ thải ra đất đá và các khoáng vật phụ, đông hành với khoáng vật chính trong quá

trình hình thành địa chất.
Ví dụ: Khi khai thác kim loại màu thông thường chỉ lấy 1- 2% khoáng vật chính cần
khai thác, phần còn lại được xem là chất thải.
1.1.6.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường [15],[26],[32],[36]
• Khái niệm bảo vệ môi trường
-Là sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ cân bằng sinh thái
Sử dụng hợp lý có nghĩa là sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, không lãng
phí và có hiệu quả cao. Do đó việc khai thác phải có kế hoạch, đảm bảo được nhu
cầu trước mắt và cả trong tương lai. Việc khai thác phải được giới hạn ở một mức
độ nào đó để đảm bảo sao cho các tài nguyên không bị cạn kiệt, sự cân bằng sinh
thái không bị phá hủy và nguồn tài nguyên vẫn giữ được khả năng phục hồi bình
thường.
Sử dụng hợp lý còn là phương án sử dụng tối ưu, dựa trện cơ sở các quy luật
phát triển của môi trường để có thể khai thác sử dụng các tài nguyên có lợi nhất và
môi trường cũng tốt hơn.
- Là cải tạo phục hồi các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt
Đối với các lãnh thổ đã khai thác đến mức cạn kiệt, nếu không kịp thời phục hồi
sẽ bị phá hủ hoàn toàn. Muốn phục hồi phải có biện pháp cải tạo. Mục đích của cải
tạo là để phục hồi nâng cao chất lượng môi trường. Ngày nay nhiệm vụ cải tạo để


×