Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

NGHỆ THUẬT DÙNG MƯU THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.21 KB, 10 trang )

NGHỆ THUẬT “DÙNG MƯU” TRONG TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA QUÂN ĐỘI TA TRONG CHIẾN TRANH
TƯƠNG LAI BẢO VỆ TỔ QUỐC
Nguyễn Duy Hoàng, lớp CH HCM học 2022
Hệ Sau Đại học, Học viện Chính trị
124, Ngơ Quyền, Quang Trung, Hà Đơng, Hà Nội
SĐT: 0964126588
Tóm tắt: Trong q trình chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn chú trọng “tạo
lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu”. Các yếu tố đó có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Trong đó, “dùng mưu” là yếu tố quan trọng, một nét tư duy độc đáo của Hồ Chí
Minh. Ngày nay, trước yêu cầu cao của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,
lực lượng vũ trang nhân dân, nịng cốt là Qn đội nhân dân có vai trò đặc biệt quan
trọng. Việc vận dụng sáng tạo nghệ thuật “dùng mưu” trong chiến tranh tương lai bảo
vệ Tổ quốc sẽ góp phần làm cho Quân đội phát huy hiệu quả các yếu tố “lực, thế,
thời”; tối ưu hóa được thế có lợi của ta, phá được thế đối phương, nắm chắc, hành
động đúng thời cơ, sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng trong mọi tình huống.
Từ khóa: Nghệ thuật “dùng mưu”; Quân đội nhân dân; Chiến tranh tương lai
bảo vệ Tổ quốc
Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà chiến lược quân sự thiên tài, Người đã để lại cho
dân tộc ta di sản nghệ thuật quân sự vô cùng quý báu, trong đó nghệ thuật quân sự
“dùng mưu” có những giá trị nổi bật. Đó là lời giải đúng đắn cho bài toán “lấy nhỏ
đánh lớn, lấy ít địch nhiều”, lấy trang bị có trong tay đánh thắng kẻ địch có trang bị
với số lượng và trình độ hiện đại hơn ta nhiều lần trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm
lược. Kế thừa và phát triển nghệ thuật dùng mưu kế của Lý Thường Kiệt, Trần Quốc
Tuấn, Nguyễn Trãi... trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước; tiếp thu nghệ
thuật dùng mưu lược của Tôn Tử, Khổng Minh, Na-pô-lê-ông... trong kho tàng tinh
hoa nghệ thuật quân sự của nhân loại; vận dụng sáng tạo nghệ thuật tổ chức đấu tranh
vũ trang trong lý luận quân sự Mác - Lênin. Tư tưởng “dùng mưu” trong nghệ thuật
quân sự Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tiễn đất
nước, con người Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Cần phải
khẳng định rằng, các yếu tố “lực, thế, thời” và dùng mưu kế để đánh giặc trong tư




2
tưởng qn sự Hồ Chí Minh ln kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau.
Tạo lực để lập thế. Thế tốt sẽ phát huy lực và tranh thủ được thời cơ. Dùng mưu kế tạo
thế ta, phá thế địch, hạn chế cái mạnh của địch, phát huy cái mạnh của ta để giành
thắng lợi. Tuy nhiên, ở góc độ bài viết này, tác giả chỉ đề cập và làm sâu sắc về nghệ
thuật “dùng mưu” trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “dùng mưu”
Theo Hồ Chí Minh, “mưu” trong nghệ thuật quân sự là toàn bộ ý định, quyết
tâm, kế hoạch chiến dịch, chiến lược, chiến thuật, là tài chỉ huy thao lược của các
tướng lĩnh, binh sĩ trong chiến đấu. Nói về mục đích của việc “dùng mưu”, Hồ Chí
Minh khẳng định, cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam chống lại kẻ thù xâm lược
là cuộc chiến tranh chính nghĩa, nhưng chiến tranh là thủ đoạn để đạt mục đích chính
trị, nên muốn thắng quân địch phải biết dùng mưu kế; muốn vận dụng được lực, thế,
thời tạo sức mạnh tổng hợp thì phải dùng mưu, trong điều kiện ta phải lấy nhỏ đánh
lớn, lấy ít địch nhiều thì vai trị đấu trí, dùng mưu càng trở nên quan trọng.
Đánh bằng “mưu” là cách đánh dùng mềm chống cứng, lấy cứng diệt mềm
Ngày17 tháng 5 năm 1946, trong bài “Phương pháp tác chiến” dưới bút danh
Q.Th.thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “... Người làm tướng có mưu trí bao giờ cũng
lo lắng đến lợi, đến hại. Lo đến lợi mới có đủ tin tưởng làm trọn được nhiệm vụ. Lo
đến hại mới tìm mưu kế để giải trừ gian nguy” 1. Đó là yêu cầu của người làm cán bộ
trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng cần phải có mưu trí, biết dùng mưu kế để phát huy
những lợi thế, giảm đi hạn chế của ta; tránh đi điểm mạnh, khai thác hạn chế của địch
có như vậy mới hoàn thành nhiệm vụ.
Ngày 20 tháng 02 năm 1947, Người phân tích với cán bộ khi về thăm tỉnh
Thanh Hóa: “Hai hịn đá cùng chọi nhau thì hai hịn cùng vỡ, hai cái trứng cùng chọi
nhau thì hai cái cùng vỡ. Phải một cái cứng, một cái mềm thì khi chọi nhau một cái
mới cịn. Nên hai bên cùng dùng mưu trí. Pháp có xe tăng, đại bác thì ta phá đường.
Pháp có máy bay thì ta đào hầm. Pháp muốn đánh chớp nhoáng thì ta kéo dài. Nhất

định ta thắng!”2. Người dùng hình tượng “quả trứng” và “hòn đá” để so sánh về sự đối
đầu giữa hai bên tham chiến rất gần gũi, dễ hiểu cho nhân dân. Cách “dùng mưu” ở
đây theo Hồ Chí Minh là phải biết dùng cái mềm của ta để chọi với cái cứng của địch;
1 Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.5, tr.54.
2 Hồ Chí Minh, Tồn tập, t.5, tr.55.


3
tức là dùng du kích để đánh bại đội quân nhà nghề hiện đại, dùng cách đánh thiên biến
vạn hóa của chiến tranh du kích để chống lại cách đánh với ưu thế vượt trội về vũ khí
của quân đội đế quốc, thực dân; không đem lực lượng mạnh của ta đương đầu trực tiếp
với lực lượng mạnh của địch, trong khi lực lương địch nhiều và mạnh, lực lượng ta ít
và yếu, chắc chắn sẽ nguy hại cho ta. Đồng thời, lại phải biết dùng cái cứng của ta để
chọi với cái mềm của địch; nghĩa là ta dùng sức mạnh to lớn của đông đảo nhân dân
cùng với dân qn du kích của mình để đánh vào nơi yếu và sơ hở của chúng, làm tiêu
hao, suy yếu các đơn vị lớn của địch. Để làm được việc đó, Người chỉ ra cách đánh
của ta là phá đường để xe tăng, đại bác của địch không đi được, đào hầm trú ẩn để cho
máy bay địch ném bom ít tác dụng... Như vậy phương tiện hiện đại của địch không
phát huy được uy lực, sức mạnh, ta sẽ phát huy được ưu thế.
Thực tiễn trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã sử dụng cách
đánh bằng mưu kế “lấy mềm chống cứng” và “lấy cứng diệt mềm” đó. Điển hình như
cuộc Kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 (1287 - 1288) của
quân và dân nước Đại Việt dưới tài mưu lược của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc
Tuấn. Bấy giờ, qn Ngun Mơng do Thoát Hoan chỉ huy có kỵ binh, trang bị bằng
cung tên lợi hại, tiến công trên đường Lạng Sơn, Thăng Long nhưng đã bị quân, dân
tại chỗ của ta chủ động chia rẽ, đánh vào những điểm yếu để tiêu hao lực lượng địch,
chưa tiếp xúc được với quân triều đình chủ lực đã phải rút lui. Đó là lấy mềm chống
cứng. Lúc đó quân triều đình chủ lực mới xuất hiện đánh địn quyết định ở trận Bạch
Đằng, Vạn Kiếp, tiêu diệt và bắt sống khoảng 6 vạn quân Nguyên, hàng trăm tàu
thuyền bị chìm, hơn 400 chiến thuyền khác trở thành chiến lợi phẩm của quân nhà

Trần, gần như toàn bộ thủy quân Nguyên bị tiêu diệt. Đó là lấy cứng diệt mềm.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một chính quyền non trẻ vừa mới ra
đời phải đương đầu với mn vàn khó khăn, thử thách; một quân đội mới được thành
lập với lực lượng mỏng, vũ khí, phương tiện thơ sơ phải chống lại đội quân viễn chinh
Pháp với vũ khí tối tân, hiện đại. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng và tài mưu lược của
Chủ tịch Hồ Chí minh; ta đã quán triệt phương châm “tránh rắn, nắn mềm”. Bằng cách
đánh du kích, quân và dân ta đã từng bước vơ hiệu hóa lực lượng mạnh của địch, liên
tiếp đánh bại các cố gắng chiến lược của chúng. Lực lượng dân quân tự vệ và bộ đội
địa phương đã tiêu diệt 23,1 vạn trong số 50 vạn quân địch (chiếm 46,4% tổng số lực
lượng địch bị tiêu diệt) làm tan rã trên 20 vạn tên (chiến 35%) và kiềm chế, phân tán


4
trên 90% tổng số lực lượng trên toàn chiến trường, khiến Đại tướng NaVa sau này phải
thú nhận: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Pháp đông nhưng chỉ để được 10%
lực lượng cơ động chiến lược. Vì vậy, chiến công của lực lượng dân quân tự vệ và bộ
đội địa phương đã góp phần cùng bộ đội chủ lực giành thắng lợi quyết định trong
chiến dịch Điện Biên Phủ “Lững lẫy năm Châu, chấn động địa cầu” và giải phóng
hồn tồn miền Bắc năm 1954.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ta cũng đã giành nhiều thắng lợi với
cách dùng mưu đó. Điển hình là tình thế diễn ra trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968. Cùng với địn tiến cơng của bộ đội chủ lực ở hướng phối hợp
chiến lược đặc biệt quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh nhằm thu hút, giam chân lực
lượng chiến lược của địch, “một địn tiến cơng chiến lược đánh vào thành phố, thị xã
quy mô trên toàn miền Nam, kết hợp với nổi dậy của quần chúng các đô thị và nông
thôn, mở đầu cho tổng cơng kích, tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài Gòn Gia Định, Đà Nẵng, Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế và các thành phố
lớn”3. Yếu tố bí mật, bất ngờ đã làm cho Mỹ, chính quyền Sài Gịn ln bị động, phân
tán lực lượng đối phó và khơng phát huy được sức mạnh của vũ khí, trang bị vượt trội.
Qn ta chủ động tiến cơng vào nơi địch khơng phịng bị, vào thời điểm Tết, địch
không ngờ nhất. Tiến công vào các mục tiêu này đã tác động nhanh chóng, sâu sắc cả

về chính trị và quân sự, gây nên những đột biến trong đối sách chiến lược cũng như
cục diện chung của chiến tranh ở miền Nam góp phần làm nên chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Mưu cao nhất là mưu lừa địch, kế hay nhất là kế điều địch
Trong lịch sử quân sự Việt Nam, nghi binh, lừa địch là mưu kế chính được ơng
cha ta sử dụng rất sáng tạo. Sách “Binh thư yếu lược” có mục “Dùng cách lừa dối”
cũng nhấn mạnh: “Điều cốt yếu để đánh được địch, không phải chỉ dùng sức mạnh để
chống, còn phải dùng thuật để lừa… lừa bằng vụng, lừa bằng khôn, cũng lừa bằng sự
lẫn lộn hư thực…”4. Nghi binh, lừa địch là dùng mọi biện pháp để địch không biết đâu
là ý định thật của ta, đi đến phán đoán lầm, hành động sai, bộc lộ sơ hở, tạo điều kiện

3 Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tập V
- Tổng tiến cơng và nổi dậy năm 1968, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.42.
4 Trần Hưng Đạo, Binh thư yếu lược, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011, tr.183


5
thuận lợi cho ta đánh địch ở nơi và vào lúc đã chọn. Đây cũng là biện pháp được các
nhà quân sự từ xưa đến nay hết sức quan tâm và vận dụng rộng rãi.
Kế thừa nghệ thuật quân sự của ông cha ta, vận dụng và phát triển tinh hoa
nghệ thuật quân sự của nhân loại về mưu kế lừa địch. Hồ Chí Minh khẳng định, “mưu”
trong nghệ thuật quân sự còn là nghi binh, lừa dụ địch, là hành động thực, hư; mưu
hay, kế giỏi là phải lừa được địch và điều khiển được địch. Đây cũng là một nét đặc
sắc trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Khi một bên giao chiến đứng trước một đối
thủ mạnh hơn, nhất là khi đối phương có lực lượng và phương tiện, có khả năng hủy
diệt mình thì vấn đề lừa địch trở thành một yêu cầu cấp bách. Trong điều kiện cụ thể
Việt Nam, ta lấy yếu đánh mạnh, lấy trang bị kém hiện đại để thắng kẻ địch có vũ khí,
trang bị hiện đại hơn mình nhiều lần, thì vấn đề lừa địch lại càng quan trọng. Vì vậy, tư
tưởng qn sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng biện pháp nghi binh, lừa
địch trong tác chiến. Người chỉ rõ, chiến tranh là một trận lừa nhau giữa ta và địch,

“…mình phải lừa quân thù khơng chú ý phịng bị chỗ ấy mà lại phịng bị chỗ khác,
nghĩa là náo phía đơng, đánh phía tây”5, “…làm cho chúng mắt mù, tai điếc hoặc
truyền đến cho chúng những tin tức sai lầm để lừa gạt chúng” 6, “về việc qn, khơng
thể đường đường chính chính được mà bao giờ cũng phải áp dụng chiến thuật lừa dối...
dù phải dùng đến kế giả trá đến thế nào cũng không từ, chỉ cốt sao thắng được địch
quân để bảo vệ đất nước là được”7.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo, chỉ
đạo quân và dân ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo mưu kế lừa địch trong tác chiến chiến
lược, chiến dịch, chiến thuật, giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Ở cấp chiến lược,
trong chiến dịch Biên Giới - Thu Đông 1950, ta tổ chức nghi binh rầm rộ ở Lào Cai và
tiến công Bắc Hà trên hướng Tây Bắc, thu hút sự chú ý của quân Pháp vào hướng đó,
để rồi bất ngờ mở chiến dịch trên hướng Đơng Bắc, giành thắng lợi giịn giã. Trong
cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, chúng ta đã “căng địch” ra giữ chân ở hai
mặt trận làm cho Mỹ - ngụy đã rơi vào “kế” ta sắp đặt, bất ngờ đánh Tây Nguyên, tạo
nên đột biến về chiến lược, làm cho quân địch không kịp trở tay. Hay nghệ thuật nghi
binh lừa địch tài tình như: Nhử máy bay địch đến phá đá, mở đường cho ta; vô hiệu
5 Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về qn sự, t 1, tr.138
6 Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về qn sự, t 1, tr.140
7 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t 4, tr.248.


6
hóa thiết bị điện tử hiện đại của Mỹ; bí mật mở đường cho xe tăng của ta bất ngờ tấn
công địch; gọi máy bay và pháo của địch đến đánh địch... của Bộ đội Trường Sơn
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
2. Quân đội nhân dân Việt Nam vận dụng nghệ thuật “dùng mưu” trong
chiến tranh tương lai bảo vệ Tổ quốc
Cuộc chiến tranh tương lai bảo vệ Tổ quốc dự báo sẽ là cuộc chiến tranh công
nghệ cao. Cuộc chiến tranh mà vũ khí, trang bị cơng nghệ cao được sử dụng phổ biến.
Một cuộc chiến không cịn phân biệt giữa tiền tuyến với hậu phương, phía trước với

phía sau, trên bộ, trên khơng hay trên biển. Cuộc chiến với các địn đánh tồn diện
bằng cả qn sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, tâm lý... Cuộc chiến tranh với quy mô
lớn, sức hủy diệt cao, rất khốc liệt và vơ cùng phức tạp. Trước tình hình đó, nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, rất cao và toàn diện. Nghệ thuật
quân sự, nhất là phương thức và phương pháp tác chiến cần có cần sự điều chỉnh để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược. Quân đội nhân
dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã luôn
trung thành và vận dụng sáng tạo những tư tưởng, nghệ thuật quân sự của Người trong
đấu tranh cách mạng để chiến đấu, chiến thắng, làm nên những chiến công hiển hách,
giành độc lập, tự do cho dân tộc. Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp
củng cố quốc phịng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quân đội ta cần không
ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; đồng thời tiếp tục vận dụng
và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự nhất là nghệ thuật “ dùng mưu” trong tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh để giải quyết thắng lợi các tình huống quân sự đặt ra.
Tuy nhiên, trước đặc điểm của cuộc chiến tranh tương lai, sự thay đổi của đối
tượng tác chiến, sự phát triển của đất nước nói chung và yêu cầu xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nḥ, từng bước hiện đại nói riêng. Để vận dụng
nghệ thuật “dùng mưu” trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay, Quân
đội ta cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Một là, “dùng mưu” cần được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố “tạo lực, lập thế,
tranh thời”.
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đứng trước cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ
và thách thức. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu chống


7
phá cách mạng Việt Nam, nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ
nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XIII đã xác định mục tiêu: “Xây dựng Quân đội nhân dân, Cơng an

nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nḥ, từng bước hiện đại, trong đó có một số
quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; vững mạnh về chính trị, có
chất lượng tổng hợp và có sức mạnh chiến đấu cao, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc,
với Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống” 8.
Vì vậy, để không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, Quân đội ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó
cần phải coi trọng phát huy tất cả các yếu tố lực, thế, thời, mưu trong chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc. Đó là lực và thế của đất nước giành chiến thắng vẻ vang trong chiến tranh
chống kẻ thù xâm lược; lực thế của một đất nước có độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn dân, toàn quân đoàn kết xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Đó là lực, thế của một Quân đội có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong thời bình;
được phát huy các thành tựu của công cuộc đổi mới để hiện đại hóa vũ khí, trang bị,
tăng cường chất lượng của lực lượng vũ trang, nâng cao sức mạnh chiến đấu, làm nịng
cốt cho tồn dân đánh giặc. Tranh thời là tranh thủ những ưu việt của thời đại tồn cầu
hóa, hội nhập quốc tế trong đẩy mạnh đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc phịng. Tăng
cường đồn kết quốc tế trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau là một trong
những yếu tố quan trọng để duy trì hồ bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới
đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng để thực hiện các mục tiêu quốc phòng của
Việt Nam. Với chủ trương mở rộng đối ngoại quốc phòng, tham gia ngày càng tích cực
vào các hoạt động hợp tác quốc phịng, an ninh của khu vực và cộng đồng quốc tế; mở
rộng và nâng cao hiệu quả các mối quan hệ quốc phịng song phương đồng thời tích
cực tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc phòng đa phương Quân đội ta cần tiếp
túc đẩy mạnh quan hệ đối ngoại quốc phịng dưới mọi hình thức nhằm tăng cường tình
hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin chiến lược và ngăn ngừa có hiệu
quả xung đột. Tranh thời, dùng mưu cần được kết hợp chặt chẽ với thế và lực để tạo
lên sức mạnh tổng hợp đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t1, tr.34



8
chủ nghĩa trong tình hình mới. Tập trung xây dựng và giữ vững thế trận chiến tranh
nhân dân; thực hiện “xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân kết hợp chặt chẽ với thế
trận an ninh nhân dân”; tranh thủ phát huy yếu tố thời cơ, tạo cơ hội tốt nhất cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa góp phần
“bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy”.
Hai là, vận dụng linh hoạt, sáng tạo nghệ thuật “dùng mưu” nhằm đánh bại kẻ
thù trong mọi tình huống
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai khác nhiều so với trước đây. Đặc
biệt về quân sự, địch sẽ sử dụng phương thức tiến công hoả lực bằng vũ khí cơng nghệ
cao là chủ yếu, sức hủy diệt, tầm bắn xa và độ chính xác cao. Tuy nhiên, các nghiên
cứu quân sự cho thấy rằng, vũ khí cơng nghệ cao có thời gian trinh sát, xử lí số liệu để
lập trình phương án đánh phá phức tạp, nếu mục tiêu thay đổi dễ mất thời cơ đánh phá;
một số loại tên lửa hành trình có tầm bay thấp, tốc độ bay chậm, hướng bay theo quy
luật... dễ bị bắn hạ bằng vũ khí thơng thường; tác chiến cơng nghệ cao khơng thể kéo
dài vì quá tốn kém; dễ bị tác động bởi địa hình, thời tiết, khí hậu dẫn đến hiệu quả thực
tế khác với lí thuyết. Do đó, để bảo đảm đánh thắng địch, giành thắng lợi của chiến
tranh tương lai bảo vệ Tổ quốc; Quân đội phải phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt nghệ
thuật quân sự nhằm đánh bại kẻ thù trong mọi tình huống. Trong đó, “dùng mưu” là
nhằm hạn chế ưu thế của địch, phát huy ưu thế của ta, khoét sâu hạn chế của địch
nghĩa là dùng cái mềm của ta để chọi với cái cứng của địch và không đem lực lượng
mạnh của ta đương đầu trực tiếp với vũ khí cơng nghệ cao của địch, chắc chắn ta sẽ
gặp sẽ khó khăn. Để làm tốt vấn đề đó, ngay từ thời bình, các đơn vị phải chủ động
xây dựng, củng cố và hồn thiện các cơng trình qn sự để nâng cao khả năng phòng
tránh, bảo vệ lực lượng, phương tiện, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do địch gây
ra. Ngoài việc chọn nơi trú quân có điều kiện để bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng
cơ động đi các hướng làm nhiệm vụ, nên dự kiến và chuẩn bị sẵn vị trí cho từng phân
đội, từng xe pháo, khí tài cụ thể để khi có tình huống kịp thời cơ động triển khai và có
đầy đủ các loại hầm, hố, cơng trình phịng tránh. Những khu vực này được xây dựng,
cải tạo, phát triển dưới dạng các cơng trình phục vụ nhu cầu dân sinh, được giữ bí mật

nghiêm ngặt và ngụy trang, nghi binh kín đáo.Coi trọng bảo đảm yếu tố bí mật, bất
ngờ, phát huy cao nhất sự mưu trí, sáng tạo, linh hoạt trong cách đánh, phát triển cách


9
đánh mới, chủ động kết hợp chặt chẽ hai phương thức chiến tranh nhân dân địa
phương với tác chiến của các binh đồn chủ lực. Ln nhận định đánh giá đúng tình
hình, phát hiện thời cơ chính xác và chớp thời cơ, biến thời cơ thành sức mạnh để đánh
địch giành thắng lợi. Đồng thời, tăng cường các biện pháp ngụy trang, nghi binh, lừa
địch nâng cao khả năng che giấu, bảo vệ lực lượng, phương tiện để không những che
giấu được lực lượng, phương tiện, giảm thiệt hại mà còn tạo được bất ngờ, giành thế
chủ động khi đánh trả địch. Để đạt hiệu quả trong ngụy trang, lừa địch, chúng ta cần
chú trọng nghiên cứu, bám sát các khả năng và thủ đoạn trinh sát của địch. Trước khả
năng phát hiện của các kỹ thuật trinh sát hiện đại của địch, chúng ta cần tiến hành tổng
thể các biện pháp ngụy trang, nghi binh; kết hợp truyền thống, thơ sơ với hiện đại;
trong đó, triệt để tận dụng điều kiện tự nhiên để che giấu mục tiêu. Để thực hiện tốt
ngụy trang, nghi binh trong điều kiện địch có khả năng trinh sát, phát hiện hiện đại
bằng nhiều phương tiện, thủ đoạn, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng kế hoạch tổng thể,
chỉ huy tập trung, chặt chẽ, khoa học, triển khai đồng bộ, thống nhất.
Phát huy yếu tố dùng mưu, cần đề ra đường lối, chiến lược, sách lược quân sự
đúng đắn, kiên quyết, kiên trì nhưng mềm dẻo trong xử lí các tình huống. Khi chiến
tranh xảy ra, cần mưu sâu, kế hiểm trong từng chiến cuộc, chiến dịch và trong từng
trận đánh; kết hợp các quy mô tác chiến, đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn thực hiện tác
chiến hiệp đồng quân, binh chủng để đánh địch và thắng địch.
Ba là, đẩy mạnh phát triển khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng yêu
cầu nghệ thuật “dùng mưu” trong chiến tranh tương lai bảo vệ Tổ quốc
Từ tính chất, đặc điểm của chiến tranh tương lai, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì việc phát triển khoa học nghệ thuật quân sự theo tư
tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.Trong những năm
qua Đảng, Nhà nước, Quân đội đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học quân sự

nói chung và khoa học nghệ thuật quân sự nói riêng. Nội dung nghiên cứu tập trung
vào nghiên cứu dự báo chiến lược, dự báo đối tượng tác chiến, thủ đoạn của chúng khi
tác chiến ở chiến trường Việt Nam, Dự báo các hình thái chiến tranh, môi trường tác
chiến… Tiếp tục nghiên cứu về tổ chức biên chế của quân đội ta, nghiên cứu nghệ
thuật phương pháp tác chiến chiến dịch, cách đánh của các đơn vị cấp chiến thuật, đáp


10
ứng yêu cầu tác chiến trong tương lai. Trong thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh công tác
nghiên cứu khoa học ở mọi cấp, mọi đơn vị, theo phương châm kế thừa những kinh
nghiệm, di sản truyền thống dân tộc và nhân loại, tiếp cận những thành tựu mới của
khoa học hiện đại. Chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quá trình xây dựng, chiến
đấu, chiến thắng của Quân đội ta, luận giải những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn xây
dựng quân đội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay. Cụ thể tập trung nghiên
cứu bổ sung, phát triển hệ thống lý luận về nghệ thuật quân sự Việt Nam, nghệ thuật
chiến tranh nhân dân, đi sâu nghiên cứu vào từng nội dung, như quy mô tác chiến
chiến dịch, các loại hình chiến đấu, hình thức chiến thuật vận dụng khi địch tác chiến
bằng vũ khí công nghệ cao ở các môi trường tác chiến khác nhau, đáp ứng yêu cầu
chiến tranh khi địch sử dụng vũ khí cơng nghệ cao. Mặt khác, cần quan tâm thích đáng
đến việc đầu tư nghiên cứu khai thác, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, chế tạo
các thiết bị, phương tiện ngụy trang, nghi binh hiện đại để nghi binh, lừa địch, làm sai
lệch kết quả trinh sát, vơ hiệu hóa các địn tác chiến hỏa lực của địch, nhất là đối với
các mục tiêu quan trọng.
Nghệ thuật “dùng mưu” trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh mang tính sáng
tạo, in đậm dấu ấn tư duy độc đáo của Người. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
nghệ thuật quân sự trong sự nghiệp cách mạng hiện nay chính là khai thác đầy đủ và
giải quyết tốt các yếu tố: lực, thế, thời, mưu. Đây chính là cơ sở, nền tảng để định
hướng xây dựng và phát triển nền nghệ thuật quân sự cách mạng Việt Nam hiện đại,
chủ động sẵn sàng đánh bại mọi thủ đoạn, phương pháp tác chiến của kẻ thù khi có
tình huống xảy ra./.




×