Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

RÈN LUYỆN Ý THỨC THỨC TỰ QUẢN CHO HỌC SINH ĐẦU CẤP THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.93 KB, 12 trang )

BÁO CÁO THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GỎI
NĂM HỌC 2022-2023
RÈN LUYỆN Ý THỨC THỨC TỰ QUẢN
CHO HỌC SINH ĐẦU CẤP THCS
I. LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: " Vì lợi ích 10 năm trồng cây. Vì lợi ích trăm
năm trồng người". Do đó Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu. Việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của tồn xã hội trong đó vai trị
của nhà trường, thầy cô đặc biệt là GVCN là vô cùng quan trọng.
Năm học 2018 ngành Giáo Dục và Đào tạo đã thực hiện đổi mới với phương
trâm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm. Việc đổi mới này không chỉ diễn ra
trong hoạt động dạy và học của GV mà cả trong công tác chủ nhiệm.
Rèn luyện ý thức tự quản cho HS lớp chủ nhiệm đặc biệt là học sinh đầu
cấp THCS là một việc làm rất cần thiết đối . Bởi GVCN không thể làm thay mọi
việc của học sinh và khơng phải lúc nào GVCN cũng có mặt trên lớp để chỉ đạo
những công việc thường ngày của lớp. Mặt khác, GVCN lúc nào cũng hiện diện
ở lớp sẽ khiến cho học sinh nảy sinh tâm lí ỷ lại, trông chờ ở GVCN, thiếu trách
nhiệm với bản thân và với tập thể, các em sẽ không thấy rõ được vị trí, vai trị
của mình tại lớp mà mình đang học tập.
Hiện nay GVCN đã phải giảnh thời gian cho công tác chủ nhiệm một quỹ
thời gian lớn hơn 4 tiết mà ngành giáo dục giao cho. Hơn nữa GVCN cịn phải
thực hiện cơng tác giảng dạy, thời gian dành cho soạn bài, đổi mới phương pháp
giảng dạy, tự nâng cao năng lực chuyên môn. Vậy một câu hỏi được đặt ra là
làm thế nào để không tiêu tốn nhiều thời gian mà lớp chủ nhiệm vẫn đạt được
chất lượng cao trong mọi hoạt động là điều mà chúng tơi suy nghĩ và trăn trở
tìm giải pháp.
Ở cấp Tiểu Học các em cũng được GVCN rèn kỹ năng tự quản nhưng vẫn
có sự hỗ trợ của GVCN rất nhiều vì thời gian lên lớp của GVCN chiếm đa số
tiết dạy.
Mặt khác HS THCS đang trong đội tuổi mới lớn, có tâm lý diễn biến phúc
tạp các em thích được giáo viên giao nhiệm vụ, thích được tham gia vào các


hoạt động, được thể hiện và được khẳng định bản thân nhiều hơn. Chính vì vậy


2

việc xây dựng ý thức tự quản trong môi trường lớp học không những thỏa mãn
được tâm lý của các em mà còn cho các em được cơ hội được trải nghiệm, rèn
luyện bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Từ kinh nghiệm thực tiễn của mình tơi nhận thấy, việc xây dựng ý thức tự
quản đối với học sinh đầu cấp là một việc làm tưởng chừng nhỏ nhưng lại góp
phần khơng nhỏ cho thành cơng của người GVCN để đáp ứng được yêu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay. Cho nên tôi lựa chọn giải pháp "Rèn luyện ý thức quản
cho học sinh đầu cấp THCS " làm giải pháp của mình để nâng cao chất lượng
cơng tác chủ nhiệm.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA GIẢI PHÁP
- Mục đích:
Nhằm bồi dưỡng cho HS ý thức tự quản cho đáp ứng yêu cầu và mục tiêu
của giáo dục trong thời kỳ đổi mới.
- Đối tượng: HS lớp 6 Trường THCS Lũng Hịa và cấc biện pháp để rèn
luyện ý thức tự quản cho HS đầu cấp THCS
III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP
- Năm học 2021-2022 tôi được nhà trường phân công làm GVCN của lớp
6D với sĩ số 39 HS trong đó 25 nam và 14 nữ. Trong 2 tuần đầu của năm học
bản thân tơi đã tìm hiểu, và thấy rằng lớp tơi chủ nhiệm có một số thuận lợi và
khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để
GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường khang trang hiện
đại

- HS chăm ngoan kính trọng thầy cơ
-Đa số phụ huynh quan tâm các con, tích cực phơi hợp với GV trong việc
giáo dục con cái
* Khó khăn:
- Hồn cảnh gia đình các em cũng đồng đều. Đa phần bố mẹ làm nghề
bn bán, làm ăn xa, một số em có hồn cảnh khó khăn, một số em khơng được
sống cùng bố mẹ. Một số gia đình bận lo phát triển kinh, chưa thực sự chú vào
việc học tập của các con. Nhiều em nhà khơng có góc học tập riêng, đi học về là
vứt sách vở lung tung.


3

- Lớp đa phần là học sinh nam. Tỉ lệ học sinh nữ ít nên đây là một khó
khăn trong việc rèn luyện ý thức tự quản vì các em nam thường rất nghịch,
trong khi các em nữ rất trầm và không sôi nổi trong giờ học cũng như hoạt động
của lớp.
- Sau 3 năm diễn ra dịch bệnh covid các em phải học trực tuyến với thời
gian nhiều, nên ý thức tự quản của các em trên lớp rất hạn chế. Trong giờ học
thì quen thói học ở cấp Tiểu Học, hoạt động một cách ngẫu hứng, thích thì học
khơng thích thì thơi. Qn sách, qn vở, qn bút, không bài cũ, không làm bài
tập,…là điều thường xuyên diễn ra đối với nhũng ngày đầu của cấp THCS.
Bộ phận ban cán sự lớp tạm thời được GVCN phân thiếu kỹ năng, kinh
nghiệm trong quản lý lớp. Bản thân các em cũng thường xuyên vi phạm nội quy
của trường, lớp. Công tác điều hành các hoạt động của lớp không hiệu quả.
GVCN phải thường xuyên lên và nhắc nhở các em rất nhiều lần.
Chính vì những hạn chế đó mà sau 2 tuần học sinh học tập và làm quen với
môi trường học tập mới, qua quan sát, trao đổi với giáo viện bộ môn tôi đã tiến
hành khảo sát và thu được kết quả như sau:



4

Bảng khảo sát ý thức tự quản của học sinh đầu năm 2021 -2022
Thời gian
(Đầu năm
2021-2022)

Số HS
được
khảo sát
39

Kết quả điều tra
Rất tốt
Tốt
Chưa thực
hiện được
SL
%
SL
%
SL
%
5
12,8
14
35,9
20
51,3


Qua bảng số liệu cho thấy số HS có ý thức tự quản rất tốt là rất thấp chiếm
12,8 %, đạt tốt là 35,9 %, còn lại là chưa thực hiện được là 51,3 % chiếm tỉ lệ
phần tăm cao.
Như vậy qua phân tích hiện trạng và điều tra qua bảng số liệu cho thấy vấn
đề được đặt ra là xây dựng cho HS lớp 6 – đầu cấp THCS ý thức tự quản là điều
rất cần thiết với GVCN. Bởi nó là tiền đề để các em có ý thức tự giác hơn trong
học tập, xây dựng nề nếp của lớp, tham gia các hoạt động sau này khi các em ở
dưới mái trường phổ thông.
IV. NỘI DUNG CỦA GIẢI PHÁP
Việc xây dựng cho HS đầu cấp ý thức tự quản trong học tập, rèn luyện nề
nếp, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp là một việc làm rất khó địi
hỏi GVCN phải kiên trì, nhẫn nại. Để làm tốt theo tơi GVCN làm thực hiện các
giải pháp sau:
1. Tìm hiểu đặc điểm thơng tin học sinh, phân loại học sinh theo nhóm,
đối tượng
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,
muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết
giáo viên phải hiểu phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học
sinh, biết được điểm mạnh, điểm yếu sở thích và tâm tư nguyện vọng của các
em. Điều này có lợi cho tơi trong việc giảng dạy cũng như quản lý học sinh, xây
dựng các biện pháp giáo dục.
Khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 6D tơi đã thực hiện ngay cơng tác tìm
hiểu học sinh. Tơi tìm hiểu kết quả học tập và rèn luyện của học sinh qua học
bạ, giấy khai sinh. Quan sát các em qua giờ học, giờ ra chơi, qua GVBM để
đánh giá hành vi và thái độ của các em. Đồng thời lập một phiếu điều tra học
sinh như sau


5


GIỚI THIỆU BẢN THÂN
1. Họ và tên HS: ………………………………………………………………
2
Họ

tên
Bố
……………………………Nghề
nghiệp………………………
3.Họ và tên Mẹ……………………………Nghề nghiệp……………………...
4.Hồn cảnh gia đình: …………………………………………………………
5. Bố (mẹ) có quan tâm đến việc học của em khơng…………………………
6 Sở thích: …………………………………………………………………….
7. Mơn học em thấy khó: ………………………………………………………
8. Mơn học em u thích: ……………………………………………………...
9. Góc học tập ở nhà có (khơng)………………………………………………
10.
Địa
chỉ
gia
đình:
……………………………………………………………
11.
SĐT
bố
hoặc
mẹ:
…………………………………………………………...
Dựa trên phiếu điều tra, kết hợp với sổ học bạ, giấy khai sinh tôi phận loại

đối tượng học sinh theo nhóm, theo sở thích và hồn cảnh của các em.
2. Xây dựng nội quy lớp học
Xây dựng nội quy lớp học là một việc làm quan trong đối với lớp chủ
nhiệm. Đối với cá nhân: Giúp các em nâng cao nhận thức, thực hiện tốt quy
định của lớp đề ra. Đối với tập thể lớp: Tạo nên một tập thể có kỉ luật
Nếu học sinh khơng tn thủ nội quy của lớp học sẽ xảy ra: Lớp học xáo
trộn, vô ý thức và vô kỉ luật, lượng học tập kém....Ngược lại, nếu tất cả các học
sinh đều tuân thủ các nội quy của lớp thì đó chắc chắn là một tập thể đồn kết,
ln có ý thức đưa phong trào lớp đi lên, cùng nhau giúp đỡ học tập và cùng
nhau tiến bộ.
Bên cạnh nội quy chung của nhà trường cho mỗi em tự viết nội quy về
những điều mà em cần thực hiện (chỉ có tự mình viết ra thì mới nhớ), sau đó
mỗi em tự đọc to lên cho cả lớp cùng nghe. Tiếp theo tôi cùng cả lớp thảo luận
về nội quy của các bạn đưa ra, tất cả các em đều được tham gia ý kiến, các em
cùng nhau trao đổi xem có điểm nào thấy khó thực hiện tơi sẽ giải thích và giúp
các em làm tốt hơn.
Sau đó tơi chốt lại nội quy của lớp, phổ biến đến các em một lần nữa,
dán nội quy lên bảng tin của của lớp
1.Đi học và xin nghỉ học: Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải xin
phép (phụ huynh gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho giáo viên).


6

2.Ý thức giờ học: Trong giờ học trật tự nghe giảng bài, chú ý phát biểu
xây dựng bài, không làm việc riêng, có ý thức tự học và hồn thành nhiệm vụ
học tập (ở lớp và ở nhà).
3.Đạo đức: Lễ phép, kính trọng, vâng lời thầy, cơ giáo, cha mẹ, người
lớn tuổi; đồn kết, giúp đỡ bạn bè. Khơng nói tục, chửi thề, đánh nhau, sử dụng
các câu giao tiếp thiếu văn minh lịch sự trên mạng xã hội trong trường học, lớp

học.
4.Trang phục và vệ sinh: Theo quy định chung của nhà trường và liên
đội, sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân và tham gia làm tốt vệ sinh trường lớp.
5. Hoạt động của trường, lớp: Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà
trường và lớp tổ chức.
6. Bảo vệ cơ sở vật chất: Biết bảo vệ của công. Không viết, vẽ bẩn lên
bàn, ghế, bảng, tường.
7. Tham gia giao thông: Thực hiện tốt luật giao thông đường bộ
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp
Đội ngũ cán sự lớp là cánh tay đắc lực của GVCCN giúp giáo viên theo
dõi, điều hành, bám sát các hoạt động của lớp, của trường. Giúp GV chủ nhiệm
đôn đốc việc học tập, cũng như rèn luyện của các bạn trong lớp.
Để lựa chọn ban cán sự lớp đầu tiên tơi khuyến khích các em xung phong.
Vì ở lứa tuổi này các em đang rất thích thể hiện cá tính, trách nhiệm của mình
với người khác.
Sau đó căn cứ vào tình hình thực tế tơi lựa chọn ra 9 em HS có nhận thức
nhanh, hoạt bát, mạnh dạn tự tin, gương mẫu được tập tín nhiệm để làm cán bộ
lớp và giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể cho từng chức vụ. Tôi thường xuyên bồi
dưỡn, hướng dẫn các em để các em biết được nhiệm vụ mình phải làm, làm như
thế nào cho hiệu quả.
- Lớp trưởng: Theo dõi chung tất các hoạt động của lớp và từng thành viên
trong lớp


7

- Lớp phó học tập: Giúp lớp trưởng điều hành, quản lý các hoạt động liên quan
đến học tập của lớp và của từng thành viên trong lớp
-Lớp phó văn thể: Phụ trách hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của lớp
-Lớp phó lao động: Phụ trách cơng việc lao động vệ sinh của lớp

-Sao đỏ: Theo dõi việc thực hiện nề nếp và học tập của các liên đội. Phổ
biến những quy định của liên đội đến lớp.
- Bốn tổ trưởng: Phối hợp cùng với các lớp phó điều hành và quản lý lớp
trên một số mặt nề nếp và học tập
4. Xác định một số hoạt động tạo điều kiện cho ban cán sự lớp và học
sinh thực hiện ý thức tự quản
Mười 10 phút truy bài: Bộ phận ban cán sự được phân công kiểm tra
việc chuân bị bài ở nhà của các bạn, làm đầy đủ hay khơng đầy đủ, vì sao. Cần
thực hiện quy tắc giờ truy bài không phải là giờ chơi.
Các giờ học trên lớp: Giữ trật tự và tham gia phát biểu xây dựng bài. Lớp
trưởng, tổ trưởng kịp thời nhắc nhở các bạn vi phạm, chấm điểm thi đua của các
tổ, cá nhân.
Tiết sinh hoạt lớp: Thay vì việc GVCN điều hành tiết sinh hoạt. Dưới sự
hướng dẫn của GV bộ phận ban cán sự điều hành tổ chức tiết sinh hoạt. GVCN
chỉ xuất hiện với vai trò là cố vấn, tham gia góp ý khi vấn đề khó các em gặp
lúng túng.
Trong lao động, hoạt động văn thể: Dưới sự phân cơng của ban cán sự
các em phải hồn thành nhiệm vụ được giao, có sự theo dõi của ban cán sự lớp.
5. Theo dõi hoạt động của ban cán sự lớp và học sinh
Mỗi ngày đến lớp, giáo viên hãy giành thời gian để theo dõi, kiểm tra việc
thực hiện ý thức tự quản của học sinh. Việc làm này khơng chỉ có tác dụng thúc
đẩy sự tích cực hoạt động của lớp mà còn ngăn chặn tâm lí ỷ lại hoặc đối phó
của học sinh. GVCN cần thiết phải kiểm tra thường xuyên kết hợp kiểm tra đột
xuất để nắm bắt tình hình tự quản của lớp mình.
Trước hết tơi tạo điều kiện điều kiện cho cán bộ lớp thực hiện được vai trò
và nhiệm vụ của mình, GVCN chỉ là cố vấn giúp học sinh đi vào kỷ luật tự giác,
nề nếp tự quản, tránh sự áp đặt,
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ bảy, ban cán sự lớp báo cáo
các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tơi nắm được khả
năng quản lí lớp của mỗi em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự



8

lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc
các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách
khắc phục.
Trong quá trình các em thực hiện nhiệm vụ khơng phải em nào cũng hồn
thành tốt. Có những em vẫn mắc 1 số sai lầm, khuyết điểm. Khơng vì thế mà
giáo viên thay đổi đội ngũ ban cán sự lớp ngay mà phải thực hiện mục tiêu giáo
dục vì sự tiến bộ của học sinh. Tùy từng mức độ vi phạm có thể nhắc trực tiếp
trước lớp, hoặc gặp họp trực tiếp đội ngũ cán bộ lớp để rút kinh nghiệm. Có như
vậy bộ phận ban cán sự lớp thấy được trách nhiệm, sự tin tưởng của giáo viên
đối với mình mà sửa chữa, rút kinh nghiệm.
6. Xắp xếp vị trí chỗ ngồi cho HS cũng được coi là một biện pháp quan
trọng để học sinh rèn luyện kỹ năng tự quản cho bản thân mình
Chỗ ngồi có tác động lớn đến HS trong lớp nếu khơng sắp xếp một cách
hợp lý, khoa học có thể gây ra hậu quả xấu. Sau khi quan sát lớp trong 2 tuần
đầu việc sắp xếp chỗ ngồi được tôi thục hiện như sau
Không sắp xếp chỗ ngồi cho HS hay nói chuyện ngồi bàn cuối. Bởi nếu
như ngồi bàn cuối trong giờ học GVBM không để ý nhắc nhở kịp thời các em sẽ
hình thành thói quen gây cản trở tiết học. Tôi thường cho các em ngồi lên phía
trên, ngồi cùng các em có ý thức để các em thấy được sự quan tâm của giáo viên
giành cho mình, học tập ý thức của các bạn bên cạnh để từ đó rút kinh nghiệm
cho bản thân.
Đối với các em thường xuyên không chép bài, tuyệt đối không để các em
ngồi một mình bởi các em sẽ có ý nghĩ ngồi mình thì thích làm gì làm. Tơi sắp
xếp cho các em ngồi cùng bạn có ý thức học tập. Nhắc nhở bạn bên cạnh để ý
việc chép bài của các bạn đó. Báo cáo kịp thời những tồn tại của các bạn để uốn
nắn, xử lý vi phạm kịp thời.

Học sinh học kém, lười, nghịch tôi khéo léo sắp xếp cho các em ngồi cùng
cán bộ lớp, các bạn học khá để giúp đỡ, nhắc nhở kịp thời, dễ quản lý, và tạo cơ
hội cho các em tham gia hoạt động học tập nhiều hơn, giúp các em học tập, tự
tin nhiều hơn trong các hoạt động của lớp
Cuối cùng tôi nhắc hhắc nhở các em cùng nhau giúp đỡ, quan sát, báo cáo
kịp thời việc thực hiện nề nếp cũng như học tập của các bạn ngồi cùng vị trí của
mình để GVCN uốn nắn kịp thời


9

7. Động viên, khen thưởng nêu gương những học sinh có ý thức tốt, điều
chỉnh uốn nắn cũng như có những biện pháp giáo dục dăn đe những sai
phạm của các bạn chưa thực hiện chưa tốt.
Học sinh ai cũng thích được khen, được động viên, các em càng có hứng
thú với các hoạt động của lớp hơn khi GVCN quan tâm tới bản thân mình. Bên
cạnh đó cũng cần có những biện pháp giáo dục, răn đe những vi phạm trong
việc thực hiện nề nếp, học tập và các công việc khác của trường lớp để giúp các
em tiến bộ
Hàng ngày, tơi ln khích lệ và biểu dương các em kịp thời, tuyên dương
những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tơi cố tìm ra
những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em.
Với HS hay vi phạm tôi cho các em phê và tự phê. Bởi bản thân các em khi
biết nhận thức được lỗi sai của mình, khơng cần người khác chỉ ra thì các em
mới có sự tiến bộ. Và cũng tùy theo từng lỗi vi phạm cụ thê để có biện pháp
giáo dục cụ thể. Tuy nhiên việc phê bình hay trách phạt phải thực sự khéo léo,
vừa để tránh các em bị tổn thương bở tâm lý đầu cấp THCS các em rất nhạy
cảm.
Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm khơng được nng chìêu, dành nhiều đặc
ân cho Ban cán sự lớp, làm cho các em ngộ nhận về vai trị, uy danh của mình

mà trở thành người tự cao, coi thường người khác.
8. Phối hợp với phụ huynh học sinh và giáo viên bộ môn trong việc
tạo dựng ý thức tự quản cho học sinh
Để thúc đẩy hoạt động của trường, lớp, sự tiến bộ của các em cũng cần bố
mẹ biết để động viên kịp thời nhắc nhở. Việc kết hợp thường xuyên thông báo
kịp thời từng đợt thi đua cho phụ huynh để phụ huynh n tâm, phấn khởi về
con em mình, và có sự quan tâm thiết thực. Qua việc làm này các em rất phấn
khởi, tự tin vào bản thân khi sự phấn đấu của mình được bố mẹ và thầy cơ
quan tâm.
Bên cạnh đó cũng yêu cầu phụ huynh quan tâm chặt chẽ tới tình hình học
tập của con em mình. Báo cáo kịp thời với GVCN những tồn tại của các em để
phối hợp với GVCN giải quyết
Đối với GVBM tôi thường xuyên thăm hỏi, trao đổi để nắm bắt thông tin
của lớp, của các HS thuộc diện cần phải lưu tâm để có nhưng xđiều chỉnh kịp
thời và phương pháp giáo dục phù hợp


10

9. Giáo dục học sinh kỹ năng sống cho học sinh
Khi các em có kỹ năng sống, biết quan tâm, chia sẻ, đoàn kết, yêu thương,
biết cảm ơn, xin lỗi, biết các kỹ năng trong giao tiếp, quản lý tiền, kỹ năng lao
động, phòng chống bạo lực học đường, sẽ tạo nên một tập thể lớp dồn kết có ý
thức tự giác trong học tập và rèn luyện nề nếp.
Để thực hiện được giải pháp này tôi cho học sinh của mình mỗi tuần tìm
một câu chuyện, việc làm tốt và chia sẻ với nhau trong giờ sinh hoạt. Qua đó rút
ra bài học cần thiết cho bản thân. Hay yêu cầu học sinh tích cực tham gia các
hoạt động ngoại khó của trường học tổ chức để có thêm kinh nghiệm cho bản
thân
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP

Trên đây là một số biện pháp để nâng cao ý thứ tự quản của học sinh lớp
đầu cấp mà cụ thể là lớp 6D chủ nhiệm. Sau một năm áp dụng giải pháp tôi thu
được một số kết quả như sau:
Đối với GVCN: Ngoài 4 tiết chủ nhiệm ngày nào tôi cũng phải lên lớp
quán xuyến cơng việc cùng các em. Thì sau một năm tơi thấy tự tin và yên tâm
giao công việc cho các em tự quản. Không phải ngày nào cũng qua lớp, ngày
nào cũng lo lắng ở lớp hôm nay ý thức thực hiện nề nếp cũng như học tập của
các em như thế nào.
Đối với HS: Các em được làm chủ bản thân, được thể hiện, được khẳng
định bản thân thông qua công tác tổ chức điều hành lớp học, tự tin trong các
hoạt động tập thể của trường, lớp. Nề nếp lớp học ngày một tốt hơn, có ý thức
kỷ luật hơn.
- Tập thể lớp được các thầy cô tin yêu
- Về hạnh kiểm: 100 % các em được xếp loại hạnh kiểm khá trở lên.
- Học sinh lên lớp 100 %
- Học sinh tích cực tham gia các phong trào
Các em đã nhận thức được việc xây dựng một lớp học mà ở đó các bạn có
ý thức tự quản sẽ góp phần quan trọng đưa kết quả rèn luyện nề nếp của lớp đi
lên
Bảng số liệu khảo sát ý thức tự quản của HS đầu năm học 2021 -2022
Thời gian

Số HS
được
khảo sát

Rất tốt

Kết quả điều tra
Tốt

Chưa thực
hiện được


11

(Đầu năm
2021-2022)

39

SL
5

%
12,8

SL
14

%
35,9

SL
20

%
51,3

Bảng số liệu khảo sát ý thức tự quản của HS đầu cuối năm 2021 -2022

Thời gian
(Đầu năm
2021-2022)

Số HS
được
khảo sát
39

Kết quả điều tra
Rất tốt
Tốt
Chưa thực
hiện được
SL
%
SL
%
SL
%
20
51,3
13
33,3
6
15,3
%

So sánh 2 bảng số liệu cho thấy ý c tự quản của học sinh tăng lên rõ rệt. Tỉ
lệ HS có ý thứ tự quản rất tốt tăng từ 12,8 % lên 51,3 %, Số học sinh chưa thực

hiện được giảm từ 51,3 % xuống cịn 15,3 %. Đây chính là thành cơng của tôi
khi thực hiện giải pháp.
V. KẾT LUẬN
Việc áp dụng một số biện pháp " rèn luyện ý thức tự quản cho học sinh đầu
cấp THCS " đã giúp tôi gặt hái được nhiều thành quả tích cực trong cơng tác
chủ nhiệm. Tôi tâm niệm rằng người GVCN phải là người giàu nhiệt huyết và
tình yêu thương, là tấm gương mẫu mực về đạo đức nghề nghiệp và nhân cách
nhà giáo
Rèn luyện cho HS ý thức tự quản là việc làm cần thiết của bất cứ giáo
viên nào, người giáo viên cần chủ động đóng vai trị là người cố vấn, hướng
dẫn, điều khiển từ xa trợ giúp học sinh nuôi dưỡng ý thức, tạo dựng môi trường
tự quản. Bởi vì chỉ có học sinh, chính các em chứ khơng phải ai khác mới là
người có quyền lợi và trách nhiệm gắn bó, xây dựng, điểm tơ cho lớp học - ngơi
nhà thứ hai của mình trở nên thân thiện, gần gũi và tốt đẹp hơn.


12

-



×