Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài “ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.78 KB, 24 trang )

Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác
động của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh
làm cho môi trường bị biến đổi chưa từng thấy. Môi trường lâm vào khủng
hoảng , trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của
xã hội trong tương lai : các nguồn tài nguyên trên Trái Đất có nguy cơ bị cạn
kiệt, môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
Để bảo vê cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt
các vấn đề, trong đó có vấn đề giáo dục môi trường. Cũng vì thế, ngày mùng 5
tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới”.
Ở nước ta ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/ TƯ về bảo
vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết đã xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống
còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân
dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị,
an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Một trong
những giải pháp hàng đầu, đó là: Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây
dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trường.
Việc GDMT ở nhà trường phổ thông là một quá trình nhận thức giúp các em
hiểu biết về thiên nhiên và môi trường, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan
tâm thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành ở các em lòng yêu thích
tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn
hoá lịch sử của đất nước. Hình thành niềm đam mê môn học, hăng say tìm tòi
khám phá định hướng tìm ra lời giải cho bài toán môi trường trong tương lai.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng
Ở bậc THPT, mỗi môn học có vị trí khác nhau trong vấn đề thực hiện


GDMT. Có nhiều môn học thuận lợi do đối tượng bộ môn nghiên cứu liên quan
nhiều đến vấn đề môi trường sinh thái như: Sinh học, Địa lí, Hoá học, Giáo dục
công dân. Đối với môn Vật lí, vấn đề GDMT ít được đề cập đến do không có
các chủ đề nghiên cứu riêng về môi trường sinh thái, song có thể tìm được cơ
hội đưa vấn đề GDMT vào nội dung bài học do nhiều kiến thức Vật lí, khái
niệm Vật lí, ứng dụng Vật lí có liên hệ với môi trường. Nhiều quá trình hóa học,
sinh học,... chịu tác động của yếu tố Vật lý.
Có thể nêu lên một số vấn đề môi trường dang được quan tâm hiện nay có
liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như sau:
+ Các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người:
khói bụi, chất phóng xạ, ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn… Các thiết bị vật
dụng có chứa đựng chất ảnh hưởng đến môi trường: Pin thuỷ ngân, chất frêon…
Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

1


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

+ Các quá trình Vật lí liên quan đến sự suy giảm tài nguyên: Hiện tượng
mao dẫn, sự bào mòn của các dòng chảy
+ Các nguyên nhân Vật lí của hiệu ứng nhà kính, sự biến đổi khí hậu, hiện
tượng băng tan, nước biển dâng cao…
+ Tiết kiệm năng lượng là biện pháp hữu hiệu nhất góp phần bảo vệ môi
trường, là nội dung chính mà GV vật lí có thể khai thác ở mọi cấp học.
+ Tiết kiệm vật lực và các vật dụng phục vụ sinh họat hàng ngày, chống
lãng phí sẽ góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Vì vậy tích hợp GDMT vào môn Vật Lý là việc làm hợp lý và đúng đắn. Từ
đó giúp các em có thái độ, hành vi cư xử thân thiện với môi trường ở biểu hiện

gìn giữ và BVMT thông qua các hành động hàng ngày như : sử dụng tiết kiệm
điện và nước, biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp và ở gia đình,địa phương và xã
hội.
Con người hiện đang phải đối mặt với những ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trường mà một trong những nguyên nhân gây ra chúng là do khí thải độc hại của
các động cơ nhiêt và do tác nhân lạnh của các máy lạnh gây ra. Không chỉ ảnh hưởng đến
tầng ozone, tác nhân lạnh còn góp phần gây ra sự ấm dần lên toàn cầu – là nguyên nhân chính
dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ của khí hậu trong thời gian gần đây. Cùng với sự tăng trưởng
kinh tế và gia tăng dân số nên ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Mặt khác
thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp cũng là thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi
trường.
Bài “ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” nằm cuối chương trình Vật lí 10
Nâng cao, chính vì nằm trong giai đoạn ôn thi học kì II lại cũng sắp kết thúc chương trình nên
tâm lí HS uể oải không muốn tiếp thu kiến thức. Mặt khác GV cũng không có sự đầu tư thoả
đáng cho bài cho nên HS không nhận thấy được tác hại của các loại máy trên đối với môi
trường, do đó chưa hình thành cho mình một thói quen BVMT

2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Hiện nay trên thế giới và ngay ở nước ta tình hình môi trường đang đặt ra
nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số
nên ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Mặt khác thời tiết, khí
hậu diễn biến ngày càng phức tạp cũng là thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi
trường.
Từ những thực tế trên đồng thời trước yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo, là
một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật Lí tôi rất băn khoăn làm thế
nào để tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo
dục cao, phù hợp với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh, gây được sự hứng
thú học tập của học sinh, nhưng lại không làm mất đi đặc trưng riêng của môn
học. Từ suy nghĩ trên nên tôi đã quyết định chọn và viết chuyên đề: “Rèn luyện
Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc


2


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài “ Nguyên tắc
hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao ”

Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

3


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Liên hệ kiến thức vật lí của bài học và các vấn đề nóng bỏng của môi
trường
- Liên hệ các khái niệm vật lí liên quan đến môi trường như: tiết
kiệm, hiệu suất của động cơ nhiệt, hiệu năng của máy lạnh, năng lượng toả ra,
năng lượng thu vào, quá trình chuyển hóa năng lượng, …
- Liên hệ kiến thức vật lí liên quan các yếu tố tác động đến sự suy thoái
và ô nhiễm môi trường.
VD: Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt : “ Tác nhân nhận nhiệt
lượng Q1 từ nguồn nóng biến một phần thành công A và toả phần nhiệt còn lại
Q2 cho nguồn lạnh” . Như vậy khi đốt nhiên liệu, ngoài việc sinh công, động cơ

nhiệt còn có ảnh hưởng đến môi trường: tạo ra khí thải, bụi và tiếng nổ lớn. Gây
ra tác hại đến môi trường xung quanh như:
+ Khí thải: Tác động đến đường hô hấp.
+ Bụi : bám trên lá cây gây nhiễm khuẩn thực phẩm, làm giảm khả năng
quang hợp.
+ Tiếng nổ lớn : Gây ô nhiễm tiếng ồn.
- Liên hệ kiến thức vật lí đến sự biến đổi khí hậu tòan cầu : hiệu ứng nhà
kính, hiện tượng băng tan, sự gia tăng nhiệt độ của Trái Đất….

VD: Khi nghiên cứu
1. Động cơ nhiệt:
+ Khí thải,bụi của động cơ nhiệt : Đây là yếu tố góp phần gia tăng nhiệt
độ của Trái đất, gây hiệu ứng nhà kính.
2. Máy lạnh:
Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

4


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

+ Chất frêôn thoát ra từ các máy làm lạnh phá huỷ tầng ôzôn, gây hiệu
ứng nhà kính

- Liên hệ các kiến thức vật lí đến các hành động bảo vệ môi trường như :
+ Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ( Tránh dùng xe có tiếng ồn lớn,
ở nơi công cộng hạn chế bấm còi. Tại đèn đỏ hay khi dừng xe lâu nên tắt máy
của động cơ).
+ Các biện pháp tiết kiệm năng lượng, các biện pháp chống thát thóat

nhiệt lượng, năng lượng. (làm thế nào để tiết kiệm xăng? Làm thế nào để tiết
kiệm điện cho tủ lạnh)
+ Các biện pháp khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới…( sử
dụng nguồn năng lượng xanh : thay thế các động cơ chạy xăng bằng động cơ
điện, động cơ sử dụng năng lượng mặt trời…)
+ Các biện pháp giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu :
Trồng cây xanh, không xả rác thải bừa bãi . Sử dụng các phương tiện công cộng
để giảm đi lượng khí thải độc hại của số lượng lớn động cơ nhiệt gây ra, đi bộ
hoặc đi xe đạp với những quãng đường ngắn…

2. Phương pháp, phương tiện dạy học khi tích hợp nội dung GDMT vào bài
dạy.
2.1 Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
- Dạy học nêu vấn đề.
Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

5


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

Phát huy tích cưc nhận thức của HS, khai thác kinh nghiệm thực tế của HS, tận
dụng cơ hội để HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
VD: a) Khi dạy phần động cơ nhiệt.
GV: Muốn xe máy chạy đỡ tốn xăng cần chú ý những điểm gì?
HS : Muốn xe chạy đỡ tốn xăng:
+ Cần phải bảo dưỡng xe thật tốt ( Thay nhớt theo đúng định kỳ, bôi mỡ và
bơm mỡ đầy đủ vào các vị trí cần thiết trong xe máy, bánh xe luôn phải căng
đầy hơi) .

+ Không nên tăng, giảm ga một cách đột ngột. Tránh sử dụng phanh liên
tục.
+ Nên tắt máy khi gặp đèn đỏ, tắc đường hoặc dừng đỗ xe lâu.
+ Chuyên chở hàng hoá đúng tải trọng, không nên chở quá nặng vừa tốn
xăng vừa hại máy.
b) Khi dạy phần máy lạnh .
GV: Hàng tháng gia đình em phải trả rất nhiều tiền điện. Tủ lạnh là một
trong những thiết bị tiêu tốn điện rất nhiều. Vậy, làm thế nào để giảm bớt tiền
điện khi sử dụng tủ lạnh? ( GV gợi ý HS chú ý các khâu như: chọn mua tủ lạnh,
lắp đặt tủ, sử dụng tủ, bảo dưỡng tủ)
HS: để giảm bớt tiền điện khi sử dụng tủ lạnh cần chú ý một số điểm sau.
* Chọn mua tủ lạnh
+ Khi mua, chọn tủ có màu sáng vì màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn.
+ Chọn loại có nhiều cửa tủ. Cửa tủ càng kín càng ít tốn điện.
* Lắp đặt tủ
+ Tủ lạnh cần phải để vào chỗ thông gió, thoáng mát, cách tường ít nhất 10
cm, kê tủ cách mặt đất hơn 5cm.
+ Tránh ánh nắng hoặc gần các nguồn nhiệt
* Sử dụng
+ Nhiệt độ trong tủ nên cài ở 70C – 80C; tủ lạnh có 2 cửa
nhiệt độ buồng đông lạnh ở mức -180C là đủ để nước đóng băng.
+ Không được chất quá đầy vào tủ.Không cho thức ăn
nóng vào tủ
+ Khi nấu ăn nên lấy đồ cùng lúc, tránh mở cửa tủ nhiều lần.
+ Thực phẩm cho vào túi nilon kín trước khi cho vào tủ, đồ ăn nên để vào
khay, hộp inox hoặc nhôm thì thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện
được tiết kiệm hơn.
* Bảo dưỡng
+ Thường xuyên vệ sinh máy, các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn
nóng, dàn lạnh, lưới lọc... làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm

lạnh.
+ Hàng năm, nên tiến hành kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy .
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

6


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

Đây là phương pháp dạy học đang được sử dụng rộng rãi hiện nay và là phương
pháp có hiệu quả tốt khi tích hợp các nội dung GDMT vào bài giảng.
Chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1 và 2 : Đóng vai trò là các kĩ sư tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt
động của động cơ nhiệt và máy lạnh.
Nhóm 3 và 4 : Đóng vai trò là các tình nguyện viên tìm hiểu ảnh hưởng của
động cơ nhiệt và máy lạnh đến môi trường.
2.2 Đổi mới phương pháp, nội dung kiểm tra, đánh giá .
Việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình dạy học
nói chung. Trong dạy học tích hợp GDMT việc kiến thức, kĩ năng đã đạt được
của HS, giúp cho GV đánh giá kết quả dạy học của mình, đặc biệt dánh giá hiệu
quả của việc tích hợp các nội dung GDMT vào bài học.
* Về phương pháp: sử dụng linh hoạt hai hình thức kiểm tra, đánh giá trắc
nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm tự luận.
* Về hình thức :tích hợp GDMT trong các bài kiểm tra có hai dạng:
+ Những câu hỏi, bài tập Vật lí có thể liên hệ với các nội dung tích hợp
GDMT.
VD1 : Để tủ lạnh đang chạy trong phòng, mở cửa tủ lạnh có làm mát phòng
được không? Vì sao ?

A. Không. Vì tổng nhiệt mà phòng thu được là dương.
B. Không. Vì nhiệt mà phòng nhận được bằng nhiệt mà tủ lạnh nhận của
phòng.
C. Có. Vì tủ lạnh là máy làm lạnh.
D. Có. Vì nhiệt lượng dàn lạnh hấp thụ lớn hơn nhiệt lượng dàn nóng toả ra.
HD:
Dàn lạnh của tủ lạnh (đặt trong tủ ) nhận được nhiệt lượng
Q1=Q2+ A > Q2.
Khi mở cửa tủ lạnh, nhiệt lượng Q1 lại được toả ra trong phòng. A là công thực
hiện bởi động cơ tủ lạnh.
Khi đó phòng nhận được nhiệt lượng Q1 – Q2 = A > 0 và phòng nóng lên.
Chọn đáp án A.
Như vậy GV có thể tích hợp GDMT với HS : không nên mở của tủ lạnh qua lâu
vì như thế sẽ là phòng nóng lên và gây tiêu tốn nhiều điện năng.
VD 2: Hãy so sánh hiệu năng cực đại của một máy lạnh để giữ cho nhiệt độ bên
trong ở 170C, khi nhiệt độ của không khí mà máy lạnh tiếp xúc là 300C và 400C.
A. εmax 2 =1,7 7.εmax 1
B. εmax 2 = 0,75.εmax 1
C. εmax 2 =0,57.εmax 1
D. εmax 2 =1,33.εmax 1
HD: Chọn đáp án C.
Như vậy GV có thể tích hợp GDMT với HS : Không nên đặt tủ lạnh ở nơi có
nhiệt độ cao ( gần bếp ga, gần lò vi sóng, nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt
trời, nơi cắm nồi cơm điện hay ấm nước điện ) sẽ làm giảm hiệu năng hoạt động
Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

7


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài

“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

của tủ lạnh, giảm tuổi thọ của tủ và gây tiêu hao điện lớn. Tủ hoạt động nhiều
thì các môi chất làm lạnh toả ra càng nhiều gây biến đổi khí hậu, làm thủng tầng
Ôzôn.
+ Những câu hỏi, bài tập Vật lí có tích hợp các nội dung GDMT.
VD 1 : Khi đốt nhiên liệu, ngoài việc sinh công động cơ nhiệt còn có ảnh hưởng
gì tới môi trường ? Theo em, con người cần phải làm gì để trách được tác hại
của động cơ nhiệt đối với môi trường ?
VD 2: Tại sao máy lạnh thường phải để ở nơi thoáng mát ? Có nhận xét gì về sự
tiêu thụ điện năng của một máy lạnh khi đặt ở vị trí không thoáng mát so với khi
dặt ở vị trí thoáng mát?
VD 3: Hàng tháng gia đình em phải trả rất nhiều tiền điện. Tủ lạnh là một trong
những thiết bị tiêu tốn điện rất nhiều. Vậy, làm thế nào để giảm bớt tiền điện khi
sử dụng tủ lạnh?
* Về nội dung: GV biến đổi các vấn đề đơn giản của các bài tập vật lí thành
các vấn đề của môi trường.
VD : Biến đổi bài tập có nội dung không gắn liền với bảo vệ môi
trường “Để giữ nhiệt độ trong phòng ở 200C người ta sử dụng một máy điều hoà
không khí mỗi giờ tiêu thụ một công bằng 5.106 J. Mỗi ngày máy điều hoà trên
hoạt động trong 5 giờ thì trong một tháng (30 ngày) tiêu thụ hết bao nhiêu kWh
” thành bài tập có nội dung tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường :
Để giữ nhiệt độ trong phòng ở 200C người ta sử dụng một máy điều hoà
không khí mỗi giờ tiêu thụ một công bằng 5.106 J. Mỗi ngày người ta tắt không
dùng máy trong 20 giờ.
a) Hỏi một tháng ( 30 ngày) tiết kiệm bao nhiêu kWh ?
b) Biết tiết kiệm 1kWh tương đương việc giảm đi 0,75kg khí CO2 thải vào
môi trường. Hỏi một tháng ( 30 ngày) giảm đi bao nhiêu khối lượng CO2 thải
vào môi trường ?
2.3 Sử dụng các phương tiện dạy học.

Phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng nâng cao chất lượng dạy học
nói chung, chất lượng GDMT nói riêng . Trong bài dạy này tôi đã kết hợp một
số các phương tiện dạy học sau (để nâng cao tính chính xác, tính trực quan của
các nội dung được tích hợp).:
- Máy chiếu, máy tính kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên powerpoint.
- Một số tranh ảnh về động cơ nhiệt và máy lạnh có tác hại đến môi trưòng.
Phân tích nội dung tranh ảnh, khai thác các khía cạnh khác nhau của tranh ảnh
sẽ có tác động mạnh mẽ tới tâm tư, tình cảm và hình thành thái độ đúng cho HS
trước những hành vi gây tổn hại môi trường.
- Sử dụng video clip (từ 3 - 5 phút) để giới thiệu về sự biến đổi khí hậu, hiệu
ứng nhà kính...
- Sử dụng các phiếu học tập sau giờ học và phiếu học tập về nhà cho HS.
Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

8


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

- Sử dụng trò chơi ô chữ vừa để kiểm tra kiến thức cũ vừa tích hợp nội
dung bảo vệ môi trường cho HS.
3. Thiết kế bài soạn tích hợp giáo dục môi trường đối với bài “ Nguyên tắc
hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh.” – Vật lí 10 Nâng cao
Tiết 84 – 85 : Bài 60 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ NHIỆT
VÀ MÁY LẠNH. NGUYÊN LÍ II NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
( Vật lí 10 Nâng cao)
Ngày soạn: / 05/ 2013
Ngày dạy : / 05 / 2013
Lớp dạy : Lớp 10 A10

I/ Mục tiêu dạy học:
1. Kiến thức:
+ Nắm được nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh. Biết
đươc nguồn nóng, nguồn lạnh, tác nhân cùng bộ phận phát động.
+ Nắm được công thức xác định hiệu suất của động cơ nhiệt và hiệu năng
của máy lạnh.
+ Có khái niệm về nguyên lý II nhiệt động lực học, nó liên quan đến
chiều diễn biến các quá trình trong tự nhiên, bổ sung cho nguyên I nhiệt động
lực học. HS cần phát biểu được nguyên lý II NĐLH.
2. Kỹ năng :
- Nhận biết và phân biệt được nguồn nóng, nguồn lạnh, tác nhân cùng bộ
phận phát động, sinh công hay nhận công ở một số máy lạnh thường gặp
trong thực tế.
- Vận dụng công thức xác định được hiệu suất của động cơ nhiệt và hiệu
năng của máy lạnh. Xác định được năng lượng toả ra hay thu vào của
nguồn nóng, nguồn lạnh, công của động cơ nhiệt và máy lạnh
3. Thái độ :
- GDMT : Biết tác nhân gây ô nhiễm môi trường ( khí thải độc hại và bụi,
tiếng ồn của động cơ nhiệt. Các tác nhân làm lạnh trong máy lạnh )
- Giáo dục sử dụng NLTK & HQ :
+ Quan tâm đến vấn đề tiết kiệm xăng dầu khi lựa chọn, sử dụng
các động cơ nhiệt…
+ Tiết kiệm điện khi sử dụng máy lạnh nói chung , tủ lạnh và máy
điều hoà không khí nói riêng.
II/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên
- Máy chiếu, máy tính kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên powerpoint.
- Một số hình vẽ trong SGK. Một số máy nhiệt trong thực tế.
- Một số tranh ảnh về động cơ nhiệt và máy lạnh có tác hại đến môi trưòng.
Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc


9


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

- Các phiếu học tập sau giờ học và phiếu học tập về nhà cho Học sinh.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức về động cơ nhiệt ở lớp 8.
Sơ đồ lô gic xây dựng kiến thức

Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

10


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

1. Động cơ nhiệt.

Động cơ nhiệt

Nguyên tắc hoạt
động

Hiệu suất

GDMT

Động cơ nhiệt tạo ra khí thải, bụi và tiếng nổ lớn ảnh
hưởng đến môi trường, gây biến đổi khí hậu. Hạn chế
sử dụng động cơ nhiệt, sử dụng các nguồn năng
lượng xanh, trồng cây giảm lượng khí thải….bảo
dưỡng, thay thế xe quá cũ, sử dụng tiết kiệm xăng…
2. Máy lạnh.
Máy lạnh
Nguyên tắc hoạt
động

Hiệu năng

GDMT
Môi chất lạnh ảnh hưởng đến môi trường, gây hiệu
ứng nhà kính. sử dụng, bảo dưỡng máy lạnh một
cách hợp ý để tiết kiệm được điện năng. Sử dụng
các môi chất lạnh ít độc hại hơn.
Tại sao máy lạnh thường phải để ở nơi thoáng mát ?

Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

11


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1:
(Dùng cho hoạt động nhóm của học sinh trong giờ học)

Phiều học tập 1
Họ và tên: ...............................Nhóm 1 ; Lớp 10A10
Đóng vai trò là các kĩ sư tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động
cơ nhiệt
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
Phiều học tập 1
Họ và tên: ...............................Nhóm 2 ; Lớp 10A10
Đóng vai trò là các tình nguyện viên tìm hiểu ảnh hưởng của động cơ nhiệt
đến môi trường.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Phiều học tập 1
Họ và tên: ...............................Nhóm 3 ; Lớp 10A10
Đóng vai trò là các kĩ sư tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy
lạnh
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Phiều học tập 1
Họ và tên: ...............................Nhóm 4; Lớp 10A10
Đóng vai trò là các tình nguyện viên tìm hiểu ảnh hưởng của máy lạnh đến
môi trường.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

12



Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

Phiếu học tập số 2:
(Dùng cho hoạt động kiểm tra 10 phút của học sinh cuối tiết 2)
Phiều học tập 2
Họ và tên: ............................... ; Lớp 10A10
Câu1 : Để tủ lạnh đang chạy trong phòng, mở cửa tủ lạnh có làm mát phòng
được không? Vì sao ?
A. Không. Vì tổng nhiệt mà phòng thu được là dương.
B. Không. Vì nhiệt mà phòng nhận được bằng nhiệt mà tủ lạnh nhận của
phòng.
C. Có. Vì tủ lạnh là máy làm lạnh.
D. Có. Vì nhiệt lượng dàn lạnh hấp thụ lớn hơn nhiệt lượng dàn nóng toả ra.
Câu 2: Hãy so sánh hiệu năng cực đại của một máy lạnh để giữ cho nhiệt độ bên
trong ở 170C, khi nhiệt độ của không khí mà máy lạnh tiếp xúc là 300C và 400C.
A. εmax 2 =1,7 7.εmax 1
B. εmax 2 = 0,75.εmax 1
C. εmax 2 =0,57.εmax 1
D. εmax 2 =1,33.εmax 1
Câu 3: Để giữ nhiệt độ trong phòng ở 200C người ta sử dụng một máy điều hoà
không khí mỗi giờ tiêu thụ một công bằng 5.106 J. Mỗi ngày người ta tắt không
dùng máy trong 20 giờ.
a) Hỏi một tháng ( 30 ngày) tiết kiệm bao nhiêu kWh ?
b) Biết tiết kiệm 1kWh tương đương việc giảm đi 0,75kg khí CO2 thải vào
môi trường. Hỏi một tháng ( 30 ngày) giảm đi bao nhiêu khối lượng CO2 thải
vào môi trường ?
Phiếu học tập số 3:
(Dùng cho hoạt động của học sinh về nhà tìm hiểu thêm kiến thức)

Phiều học tập 3
Họ và tên: ............................... ; Lớp 10A10
Câu 1 : Động cơ hiệt là gì ? Vẽ và giải thích sơ đồ nguyên tắc hoạt động của
động cơ nhiệt . Khi đốt nhiên liệu, ngoài việc sinh công động cơ nhiệt còn có
ảnh hưởng gì tới môi trường ? Theo em, con người cần phải làm gì để trách
được tác hại của động cơ nhiệt đối với môi trường ?
Câu 2: Máy lạnh là gì ? Vẽ sơ đồ nguyên tắc hoạt động và giải thích ?
Tại sao máy lạnh thường phải để ở nơi thoáng mát ? Có nhận xét gì về sự tiêu
thụ điện năng của một máy lạnh khi đặt ở vị trí không thoáng mát so với khi dặt
ở vị trí thoáng mát?
Câu 3: Hàng tháng gia đình em phải trả rất nhiều tiền điện. Tủ lạnh là một trong
những thiết bị tiêu tốn điện rất nhiều. Vậy, làm thế nào để giảm bớt tiền điện khi
sử dụng tủ lạnh?
Câu 4: Muốn xe chạy đỡ tốn xăng, khi sử dụng xe máy, cần chú ý những điểm
gì?
Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

13


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

: Tiêt 84

Hoạt động 1 (6 phút) : Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề nhận thức.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- Kiểm tra bài cũ: Hãy phát biểu và - Cá nhân suy nghĩ và trả lời.
viết biểu thức của nguyên lí I NĐLH ?
Áp dụng nguyên lí I NĐLH cho các
quá trình ?
- Đặt vấn đề nhận thức.Quan sát và - HS quan sát, thảo
giải thích hiện tượng xảy ra trong thí luận đưa ra câu trả lời.
nghiệm sau đây ?
( GV chiếu Slide 1)
Khi đun nóng ống
nghiệm, không khí và
- Qua phân tích TN trên ta thấy nhiệt hơi nước trong ống
năng của không khí và hơi nước đã nghiệm nóng lên, dãn
chuyển hóa thành cơ năng. Đó chính nở, làm áp suất trong
là cơ sở quan trọng để con người chế ống nghiệm tăng đẩy nút bật lên và
tạo ra chiếc máy hơi nước đầu tiên lạnh đi.
vào những năm đầu thế kỉ XVII, nó là Ở đây nhiệt năng của không khí và
bàn đạp để con người có những bước hơi nước đã chuyển hoá thành cơ
tiến khổng lồ trong lĩnh vực chế tạo năng của nút.
động cơ nhiệt.
Động cơ nhiệt được ứng dụng - HS ghi nhận vấn đề
rộng rãi trong thực tế: Giao thông vận
tải; sản xuất; công cuộc khám phá và
chinh phục vũ trụ . . .
Vậy Động cơ nhiệt có cấu tạo và
hoạt động theo nguyên tắc như thế
nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài
hôm nay.
Hoạt động 2 (12 phút) : Tìm hiểu động cơ nhiệt ( Tích hợp GDMT)
Hoạt động của GV
- GV chia lớp thành 2

nhóm:

Hoạt động của HS
HS làm việc theo nhóm
đã được phân công
Nhóm 1: Đóng vai trò là
các kĩ sư tìm hiểu cấu
tạo và nguyên tắc hoạt
động của động cơ nhiệt

Nội dung chính của bài
1. Động cơ nhiệt
a) Nguyên tắc hoạt động
Động cơ nhiệt là thiết bị
biến đổi nhiệt lượng sang
công.

Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

14


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

? Thế nào là động cơ - Đọc SGK và đưa ra
nhiệt ?
định nghĩa.
- GV giới thiệu qua với - HS ghi nhận các loại
HS các loại động cơ động cơ nhiệt.

nhiêt. ( Slide 4,5,6.7)
- Không, vì hoạt động
của máy cơ đơn giản
? Các máy cơ đơn giản không có sự chuyển hóa
mà em học ở lớp 6 có
năng lượng của nhiên
phải là động cơ nhiệt
liệu bị đốt cháy thành cơ
không ? Tại sao ?
năng.

Mỗi động cơ nhiệt đều
có 3 bộ phận cơ bản
- Nguồn nóng : cung cấp
nhiệt lượng (Q1).
- Tác nhân và các thiết bị
phát động nhận nhiệt, sinh
công và tỏa nhiệt.
- Nguồn lạnh : thu nhiệt
do tác nhân tỏa ra (Q2).

- Đọc SGK và
- Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu cấu
SGK tìm hiểu cấu tạo tạo của động
của động cơ nhiệt qua cơ nhiệt và so
thí nghiệm minh hoạ.
sánh lại với
(Slide 8. 9)
các ví dụ.
? Qua việc tìm hiểu

cấu tạo của động cơ
nhiệt em hãy rút ra
nguyên tắc hoạt động -. HS tìm hiểu SGK nêu
của động cơ nhiệt
nguyên tắc hoạt động
của động cơ nhiệt
? Ở động nhiệt có phải
toàn bộ nhiệt lượng của
nhiên liệu bị đốt cháy - HS thảo luận nhóm và
toả ra được biến thành trả lời
công có ích không ? Tại
sao ?
( Slide 10)
? Hãy phát biểu định - Nêu công thức tính
nghĩa hiệu suất của hiệu suất của động cơ
động cơ nhiệt, đơn vị nhiệt.
của các đại lượng có
mặt trong biểu thức.?
( Tích hợp GDMT)

Nhóm 2: Đóng vai trò là
các tình nguyện viên tìm
hiểu ảnh hưởng của
động cơ nhiệt đến môi
trường.

* Nguyên tắc hoạt động
Tác nhân nhận nhiệt
lượng Q1 từ nguồn nóng
biến một phần thành

công A và tỏa phần nhiệt
lượng còn lại Q2 cho
nguồn lạnh.
b) Hiệu suất của động cơ
nhiệt
H=

A Q1 − Q 2
=
Q1
Q1

H: Hiệu suất của động cơ
nhiệt (%)
- A: Công mà động cơ
thực hiện được (J)
A= Q1 – Q2
- Q1: Nhiệt lượng do
nhiên liệu bị đốt cháy toả
ra (J)
- Q2 : Nhiệt lượng truyền
cho nguồn lạnh

Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

15


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao


? Khi đốt nhiên liệu,
ngoài việc sinh công - HS thảo luận và trả lời
động cơ nhiệt còn có câu hỏi.
ảnh hưởng gì tới môi
trường?

( Slide 11, 12, 13)
? Theo em, con người
cần phải làm gì để trách
được tác hại của động
cơ nhiệt đối với môi
trường?

Hoạt động 3 ( 12 phút) : Máy lạnh ( Tích hợp GDMT )
Hoạt động của GV
Đặt vấn đề: Ngày nay
trong công nghiệp thực
phẩm, y tế, sinh hoạt của
mỗi gia đình đều cần đến
một loại máy gọi là máy
lạnh.
- GV chia lớp thành 2
nhóm:
 Thế nào là máy lạnh?
Lấy ví dụ về máy lạnh mà
em biết. Máy lạnh có cấu
tạo như thế nào?
Nêu nguyên tắc hoạt
động của máy lạnh ?


Hoạt động của HS
HS làm việc theo
nhóm đã được phân
công
Nhóm 3: Đóng vai trò
là các kĩ sư tìm hiểu
cấu tạo và nguyên tắc
hoạt động của máy
lạnh.

Nội dung chính của bài
2. Máy lạnh
a) Nguyên tắc hoạt động
Máy lạnh là thiết bị
dùng để lấy nhiệt từ một
vật và truyền sang vật
khác nóng hơn nhờ công
từ các vật ngoài.
Cấu tạo: 3 bộ phận
Nguồn lạnh: vật cung cấp
- Đọc SGK và đưa ra nhiệt lượng Q2.
định nghĩa.
Nguồn nóng: vật nhận
nhiệt lượng Q1.
- Đọc SGK và tìm hiểu Tác nhân: nhận công A từ
cấu tạo của máy lạnh
ngoài.
và so sánh lại với các
ví dụ.


( Slide 15)

Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

16


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao
Buồng
bay
hơi
Van
dãn

Q2

Dàn
ngưng

-. HS tìm hiểu SGK
nêu nguyên tắc hoạt
động của máy lạnh

Q1

b) Hiệu năng của máy
lạnh
Động cơ

- Là tỉ số giữa nhiệt lượng
điện và máy
Q2 nhận từ nguồn lạnh với
bơm
- HS thảo luận, theo công tiêu thụ A
Q
Q
dõi hình ảnh GV đua
H=
=
- GV hướng dẫn HS ra để hiểu được
A Q −Q
phân tích nguyên tắc hoạt nguyên tắc hoạt động
- Hiệu năng của máy lạnh
động của tủ lạnh
của tủ lạnh và máy thường có giá trị lớn hơn
( Slide 16 )
điều hoà không khí.
1.
A

2

2

1

2

- GV đưa ra hiệu năng - HS ghi nhận giá trị

của máy lạnh
hiệu năng của máy
( Tích hợp GDMT)
lạnh
Nhóm 4: Đóng vai trò
? Tại sao máy lạnh
là các tình nguyện viên
thường phải để ở nơi
tìm hiểu ảnh hưởng
thoáng mát ? Có nhận xét của máy lạnh đến môi
gì về sự tiêu thụ điện
trường.
năng của một máy lạnh
khi đặt ở vị trí không
- HS thảo luận và trả
thoáng mát so với khi dặt lời câu hỏi.
ở vị trí thoáng mát?
? Theo em máy lạnh
có ảnh hưởng gì tới môi
trường? Con người cần
phải làm gì để giảm tải
ảnh hường của các máy
lạnh tới môi trường?
Họat động 4: ( 10 phút)

Vận dụng, củng cố

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu các câu hỏi và nhận xét câu trả - Tóm tắt nội dung của bài học.

lời của HS.
Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

17


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

Bài toán: Một ô tô chạy được quãng
đường 100km với lực kéo trung bình là
736N, tiêu thụ hết 5 lít xăng (khoảng
4kg) Tính hiệu suất của động cơ ô tô ?
(biết NSTN của xăng=46.106J/kg).
- Cho HS chơi trò chơi ô chữ

Giải:
Công mà động cơ của xe sinh ra:
A=F.s =736.100 000 = 73600000
J
Nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt
cháy toả ra:
Q = q.m = 46.106.4 = 184000000 J
Hiệu suất của động cơ ô tô:
H = 40%

Cho HS xem đoạn vi deo biến đổi khí
hậu
Hoạt động 5: Hướng dẫn làm việc ở nhà
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
Phat phiếu học tập số 3 cho HS
Ghi câu hỏi và các công việc cần
chuẩn bị.
RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
TỔ TRƯỞNG DUYỆT

NGƯỜI SOẠN GIÁO ÁN

NGUYỄN THỊ HỒNG

Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

18


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

19


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao


III. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Kết quả nghiên cứu.
Qua việc giảng dạy chương trình Vật Lí 10, tôi đã áp dung việc giáo
dục bảo vệ môi trường thông qua bài giảng “ Nguyên tắc hoạt động của động cơ
nhiệt và máy lạnh ” trên lớp khá thành công. Vấn đề môi trường là vấn đề khá
nhạy cảm đối với học sinh do vậy các em học và nghiên cứu một cách thích thú.
Do có sự tranh luận về vấn đề môi trường hay các em được xem trực tiếp các
hình ảnh về ô nhiễm môi trường do khói bụi của động cơ nhiệt và các thiết bị
công nghiệp hoặc sự biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính do các tác nhân của
máy lạnh mà lớp học dường như trở nên sôi nổi hơn. Các em có nhiều kiến thức
về môi trường khá rộng và nhiều em tỏ ra am hiểu rất sâu sắc về các vấn đề môi
trường trên thế giới hiện nay.
Số liệu thống kê ở 2 lớp 10A10 -10A7 năm học 2012 – 2013 sau khi
hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức bài “Nguyên tắc hoạt động của động cơ
nhiêt và máy lạnh. Nguyên lí II nhiệt động lực học ” thông qua phiếu học tập số
2 và số 3 .
Lớp 10 A10 - Dạy học có tích hợp GDMT và sử dụng CNTT.
Lớp 10 A7 - Dạy học không có tích hợp GDMT và không sử dụng
CNTT.
Lớp

Sĩ số

10A10

48

10A7


45

KQ Phiếu học tập số
2
≤ 5điểm > 5điểm
10 HS
38 HS
chiếm
chiếm
20,83 %
79,17 %
15 HS
30 HS
chiếm
chiếm
33,33 %
66,67 %

KQ Phiếu học tập số 3
Hoàn thành
46 HS
chiếm
95,83 %
25 HS
chiếm
55,56 %

Không hoàn thành
2 HS
chiếm

4,17 %
20 HS
chiếm
44,46 %

Qua kết quả trên ta có thể khẳng định việc giáo dục bảo vệ môi trường
được giáo viên chú ý đúng mức và chuẩn bị chu đáo tranh ảnh, video thì kết quả
giáo viên thu được tốt hơn rất nhiều .
2. Kiến nghị, đề xuất
Trên thế giới trẻ em chiếm tới gần một nửa dân số do đó các em có vai trò tích
cực trong việc bảo vệ môi trường cũng vì lẽ đó mà việc giáo dục môi trường
Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

20


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

trong trường học nói chung và môn Vật Lí nói riêng đã trở nên cấp bách hơn
bao giờ hết.
Qua đề tài này tôi xin có một số đề xuất sau:
- Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
+ Vấn đề thiết thực nhất là vấn đề “xanh hoá nhà trường” và hiểu đầy đủ đó là
xanh - sạch - đẹp trong nhà trường phổ thông. Vận động các em tham gia xây
dựng bảo vệ trường lớp, vườn trường, vườn hoa, công viên, cảnh quan nơi các
em ở. Có ý thức bảo vệ và vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường. Đồng
thời hình thành ở các em lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thích thiên nhiên,
có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường xung quanh mình
+ Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo

viên được thuận lợi.
- Đối với Đoàn thanh niên:
+ Hàng tháng có một buổi cố định cho học sinh ra quân đề dọn sạch học đường

và các khu vực lân cận.
+ Có các buổi ngoại khóa hay thành lập các câu lạc bộ về giáo dục bảo vệ môi
trường ngay trong các trường học.
- Đối với tổ chuyên môn.
Việc tích hợp giáo dục môi trường vào các bài học trên lớp cũng có thể
gây nhiều khó khăn cho giáo viên: Sợ ảnh hưởng đến trọng tâm bài học, đến
thời lượng và khó khăn trong việc thu thập các tài liệu, tranh ảnh, vi deo...Do
vậy nhiêu giáo viên có tâm lý ngại áp dụng. Muốn đạt được hiệu quả cao, người
giáo viên cần phải có ý thức mình không chỉ là một giáo viên mà còn là một nhà
giáo dục bảo vệ môi trường để từ đó có ý thức tìm hiểu các kiến thức về môi
trường, nắm vững các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường và đặc biệt là có
tâm huyết, lòng say mê và tình yêu đối với nó.
- Đối với các địa phương: Tích cực sử dụng các phương tiện thông tin đại
chúng để tuyên truyền tất cả người dân đều có ý thức để bảo vệ môi trường.

Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

21


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

C. KẾT LUẬN
Giáo dục BVMT thông qua môn Vật lí là một việc làm thiết thực và có ý
nghĩa. Nó không chỉ giúp học sinh xác lập được mối quan hệ giữa tự nhiên với

phát triển kinh tế, giữa tự nhiên với con người và giữa tự nhiên, kinh tế với con
người mà còn giáo dục được cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường và tài
nguyên ở xung quanh.
Qua chuyên đề này, tôi cũng mong muốn việc giáo dục bảo vệ môi trường
thông qua môn học đặc biệt là bộ môn Vật Lí được tiến hành phổ biến hơn và nó
được xem là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người giáo viên trước sự biến đổi
về khí hậu toàn cầu và môi trường ô nhiễm như hiện nay . Tôi rất mong được sự
góp ý, chia sẻ của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đi vào
giảng dạy đạt kết quả cao hơn .

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hoá, ngày 25 tháng5 năm 2013
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác

NGUYỄN THỊ HỒNG

Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

22


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo dục môi trường.
Bộ giáo dục và đào tạo - Vụ giáo dục.
2.Tình hình giáo dục môi trường ở Việt Nam

Trung tâm thông tin môi trường -1993.
3. Sách giáo khoa Vật Lí 10 Nâng cao, sách giáo khoa Vật lí 10.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. Sách giáo viên Vật Lí 10 Nâng cao, sách giáo viênVật lí 10.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
5. Để học tốt Vật Lí 10.
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
6. Tài liệu GD BVMT thông qua một số môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp
ở trường THPT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo
7. Trang Web Giáo án điện tử, Thư viện Vật lí, YouTube, tailieu.vn….
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU
Giáo dục môi trường
: GDMT
Bảo vệ môi trường

: BVMT

Trung học phổ thông

: THPT

Sách giáo khoa

: SGK

Giáo viên

: GV


Học sinh

: HS

Nhiệt động lực học

: NĐLH

Công nghệ thông tin
: CNTT
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả : Sử dụng NLTK & HQ

Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

23


Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh lớp 10 thông qua bài
“ Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh” – Vật lí 10 Nâng cao

MỤC LỤC
Nội dung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang
1

I. LỜI NÓI ĐẦU
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng

2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các biện pháp rèn luyện ý thức và thói quen bảo vệ môi trường

4

cho học sinh

4

1.1. Liên hệ kiến thức vật lí của bài học và các vấn đề nóng
bỏng của môi trường
1.2. Rèn luyện các thói quen bảo vệ môi trường thông qua học
tập vật lí
2. Phương pháp, phương tiện dạy học khi tích hợp nội dung GDMT
vào bài dạy.
2.1 Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
2.2 Đổi mới phương pháp, nội dung kiểm tra, đánh giá .
2.3 Sử dụng các phương tiện dạy học.

6
20

3. Thiết kế bài soạn tích hợp giáo dục môi trường đối với bài “
Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh. Nguyên lí II
nhiệt động lực học ” – Vật lí 10 Nâng cao
II. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Kết quả nghiên cứu.
2. Kiến nghị, đề xuất.

C. KẾT LUẬN

Vật lí THPT - Nguyễn Thị Hồng – THPT Hậu Lộc 4 – Hậu Lộc

24



×