Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đồng tiền thanh toán và TGHĐ - Những vấn đềđặt ra đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam và các giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.21 KB, 15 trang )

Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà
Nội
LỜI NÓI ĐẦU
Xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra một cách sâu sắc,
toàn diện trên phạm vi toàn thế giới. Nó là quy luật khách quan mà Việt Nam
cần sớm nắm bắt vận dụng. Việc tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới
sẽ mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức
không nhỏ đòi hỏi phải có chính sách phù hợp. Một hoạt động có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế là ngoại thương. Quyết định sự
thành công hay thất bại của chính sách kinh tế phải kể đến vai trò quan trọng
của đồng tiền thanh toán và chế độ tỷ giá hối đoái (TGHĐ) trong mỗi quốc
gia.
Là một nước đang đi những bước đi đầu tiên cả về phương tiện lý luận
và thực tiễn, hơn bao giờ hết việc nghiên cứu TGHĐ đang trở thành vấn đề
cấp bách đặt ra cho chúng ta, đặc biệt là các doanh nghiệp XNK của Việt
Nam. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này tôi đã quyết định đi vào phân tích đề tài:
"Đồng tiền thanh toán và TGHĐ - Những vấn đề đặt ra đối với các doanh
nghiệp XNK Việt Nam và các giải pháp".
Để tiện cho việc theo dõi tôi xin chia bố cục bài viết gồm các phần sau:
I. Tổng quan về đồng tiền thanh toán và TGHĐ
II. Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng
đồng tiền thanh toán và TGHĐ.
III. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về đồng tiền thanh toán và
TGHĐ trong kinh doanh xnk của các doanh nghiệp Việt Nam.
Do đây là một đề tài khá rộng và phức tạp nên trong quá trình nghiên
cứu, những khiếm khuyết hạn chế là khó tránh khỏi, vì vậy em rất mong được
sự phê bình góp ý của các thầy cô để những bài viết sau được chất lượng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2003
1
Lê Thị Bích Liên - 6A07


Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà
Nội
PHẦN NỘI DUNG
I. Tổng quan về đồng tiền thanh toán và TGHĐ
1. Khái niệm về đồng tiền thanh toán và TGHĐ
*) Đồng tiền thanh toán là các phương tiện lưu thông tín dụng được
dùng làm phương tiện thanh toán trong quan hệ thương mại quốc tế. Nó
thường không phải là tiền mặt mà tồn tại dưới hình thức thanh toán như:
chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kì phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ.
- Đồng tiền thanh toán được sử dụng trong việc thoả thuận, kí kết hợp
đồng mua bán ngoại tệ. Do đó, có sự liên quan đến việc trao đổi tiền tệ giữa
tiền của nước này lấy tiền của nước khác (ngoại tệ). Và khi các pháp nhân, tổ
chức, công ty tham gia mua bán ngoại tệ đã tạo nên thị trường hối đoái và tỉ
giá hối đoái. Do giới hạn của bài viết, chúng ta hãy đi sâu vào phân tích chế
độ TGHĐ.
*) Khái niệm về TGHĐ:
- TGHĐ là giá trị tiền tệ nước này biểu hiện bằng giá trị tiền tệ nước kia
dùng trong quan hệ kinh tế quốc tế. VD: 1 USD = 106 JPY.
- TGHĐ còn được định nghĩa ở khía cạnh khác đó là quan hệ so sánh
giữa 2 tiền tệ của 2 nước với nhau.
Tuy nhiên, không phải đồng tiền nào cũng được nhận để thanh toán bên
ngoài quê hương của nó. Để chuyển đổi ra nội tệ của nước nào đó, nó phải
được ngân hàng nước đó thu mua. Những đồng tiền có thể chuyển đổi thành
nội tệ của nước khác được gọi là ngoại tệ - phương tiện thanh toán và đầu tư
quốc tế. Trên thế giới hiện nay có một số ngoại tệ mạnh được sử dụng rộng
rãi, phổ biến như USD (Mỹ), JPY (Nhật), Bảng (Anh)…
2. Vai trò của TGHĐ
TGHĐ có vai trò quan trọng đối với mọi nền kinh tế. Sự vận động của
nó có tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô của
một quốc gia:

2
Lê Thị Bích Liên - 6A07
Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà
Nội
Thứ nhất, nó là phương tiện để thực hiện trao đổi thương mại quốc tế.
Một quốc gia muốn mua hàng hoá ở nước khác phải đổi đồng tiền nước mình
ra tiền nước đó để thực hiện các giao dịch. TGHĐ sẽ qui định tỷ lệ quy đổi
giữa 2 loại đồng tiền đó.
Thứ hai, nó có tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu. Khi
đồng tiền của một nước tăng giá (tăng trị giá so với các đồng tiền khác) thì
hàng hoá của nước đó ở nước ngoài trở nên áăt hơn và hàng hoá của nước
ngoài tại nước đó trở thành rẻ hơn và ngược lại.
Tỷ giá tác động tới hoạt động XNK, vì vậy nó tác động tới cán cân
thanh toán quốc tế, gây ra thâm hụt hoặc thặng dư cán cân.
Thứ ba, tỷ giá là công cụ điều tiết vĩ mô. Tác động vào tỷ giá sẽ làm ảnh
hưởng tới XNK từ đó ảnh hưởng tới tổng cầu, sản phẩm quốc dân, thất
nghiệp… việc điều hành tỷ giá không tốt có thể dẫn tới lạm phát, khủng
hoảng.
Tỷ giá còn góp phần vào việc cải thiện cung cầu về ngoại tệ, giải quyết
các vấn đề nợ nước ngoài…
3. Các loại TGHĐ
- Tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng là tỷ giá điện hối, tức là tỷ
giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định ra
các loại tỷ giá khác.
- Tỷ giá thư hối, tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
- Tỷ giá của séc và hối phiếu trả tiền ngay: được xác định bằng tỷ giá
điện hối trừ đi số tiền lãi của một đơn vị ngoại tệ trong trị giá toàn bộ của séc
và hối phiếu.
- Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: bằng tỷ giá điện hối (-) tiền lãi phát sinh
tính từ lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu đó được trả tiền.

- Tỷ giá giao nhận ngay: tức là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối thì
được nhận tiền ngay vào hôm đó hay sau đó 2 ngày.
3
Lê Thị Bích Liên - 6A07
Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà
Nội
- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối nhưng
sau một thời hạn nhất định (1-3 tháng)… mới được nhận tiền.
II. Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam khi áp
dụng các loại đồng tiền thanh toán và TGHĐ
1. Những nhân tố tác động tới đồng tiền thanh toán và TGHĐ
Về dài hạn, có 4 nhân tố tác động tới tỷ giá như sau:
* Mức giá cả tương đối:
Theo thuyết ngang giá sức mua (PPP), khi giá hàng nội tăng (giá hàng
ngoại giữ nguyên) thì cầu về hàng nội giảm và đồng nội tệ có xu hướng giảm
để hàng nội vẫn có thể bán tốt. Mặt khác, nếu giá của hàng ngoại tăng lên sao
cho giá cả tương đối của hàng nội giảm, cung hàng nội tăng lên và đồng nội tệ
có xu hướng tăng giá…
*Ưu thế hàng nội so với hàng ngoại: cầu đối với hàng xuất của một
nước phát triển lên về lâu dài làm cho đồng tiền nước đó tăng giá trong khi
cầu về hàng nhập khẩu đi lên làm cho đồng tiền nước đó giảm giá.
* NS lao động: NS lao động của một nước cao hơn tương đối so với
nước khác sẽ làm cho đồng tiền nước đó tăng giá.
2. Tác động của TGHĐ tới hoạt động
Trên thị trường thế giới, TGHĐ của các đồng tiền của các đồng tiền
luôn luôn biến động. Khi một đồng tiền lên giá (nhất là những đồng tiền
mạnh) sẽ làm cho 1 hay nhiều đồng tiền khác bị hạ giá. Sự biến động của
TGHĐ tới các đồng tiền đã gây ra nhiều biến động đến hoạt động kinh tế và
tình hình lưu thông tiền tệ giữa các nước cũng như tác động tới hoạt động
XNK nói riêng.

Một nước có tỷ giá nội tệ hạ xuống so với ngoại tệ khác, nghĩa là giá
xuất khẩu hàng hoá của nước đó rẻ hơn trước, khả năng cạnh tranh của hàng
xuất khẩu của nước đó tăng lên, khối lượng hàng hoá xuất khẩu của nước đó
tăng lên. Mặt khác, khối lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó sẽ giảm đi,
bởi vì giá cả hàng hoá nhập khẩu bị tăng lên do tỷ giá ngoại tệ tăng lên.
4
Lê Thị Bích Liên - 6A07
Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà
Nội
Cũng theo cơ chế này, tỷ giá nội tệ tăng lên so với ngoại tệ khác thì sẽ
tác động ngược lại: khối lượng hàng xuất khẩu giảm đi mặt khác do tỷ giá
ngoại tệ giảm xuống làm cho hàng xuất khẩu của nước ngoài vào nước này
tăng lên, khối lượng hàng nhập khẩu của nước này tăng lên.
Bên cạnh đó, TGHĐ cũng tác động trực tiếp đến tình hình tiền tệ và giá
cả trong nước cũng như giá cả hàng XNK.
Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (do nhà nước chủ trương
phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu hay do lạm phát tăng lên) thì tỷ giá nội
tệ hạ xuống, tỷ giá ngoại tệ tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả hàng hoá trong
nước tăng lên do giá hàng tính bằng nội tệ tăng lên. Giá nhập khẩu các
nguyên liệu, bán thành phẩm, thiết bị máy móc tăng lên…
Ngược lại, khi tỷ giá nội tệ tăng, một đơn vị nội tệ đổi được một số
lượng ngoại tệ nhiều hơn trước thì giá cả hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ rẻ
hơn, làm cho chỉ số giá cả trong nước giảm xuống.
Như vậy, TGHĐ đã trở thành một công cụ trong tay các nhà nước để
điều tiết quan hệ thương mại với nước ngoài trong từng thời kỳ nhất định.
3. Thực trạng áp dụng TGHĐ trên thị trường Việt Nam và các cơ chế
quản lý, điều hành tỷ giá.
3.1. Bối cảnh áp dụng TGHĐ tại Việt Nam
Trước kia, đồng nội tệ của ta chỉ gắn chặt với đồng nhân dân tệ (Trung
Quốc) và đồng Rúp (Liên Xô) (do đặc thù của Việt Nam trong thời gian đó

quan hệ chủ yếu với các nước XHCN, đặc biệt là khối SEV). Do vậy, chế độ
tỷ giá trong giai đoạn này có một số đặc trưng sau:
• Tỷ giá được xác lập nhằm phục vụ cho kế hoạch do nhà nước quyết
định, không xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong và ngoài
nước. TGHĐ giữ vai trò thụ động, chưa phải là công cụ điều chỉnh vĩ mô thực
thụ.
• Do việc xác lập TGHĐ duy ý chí, không tuân thủ qui luật kinh tế. Vì
vậy, nó không chỉ cản trở các quan hệ kinh tế của nước ta với khối SEV mà
5
Lê Thị Bích Liên - 6A07
Tiểu luận môn học ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà
Nội
còn gây nhiều khó khăn trong trao đổi, thanh toán nội bộ, trong công tác quản
lý điều hành của nhà nước, thủ tiêu động lực đối với hoạt động xuất khẩu.
• Do sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ trong quản lý ngân sách nhà nước
nên việc tính toán và phản ánh thu chi NSNN bị sai lệch nghiêm trọng, làm
giảm hiệu quả hoạt động của NSNN, đặc biệt là khâu quản lý và sử dụng vốn.
Vào cuối năm 1992 tỷ giá VNĐ/USD dần ổn định, giải toả được tâm lý
đầu cơ ngoại tệ, hướng mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu.
Cho đến nay, chế độ TGHĐ đã có những thay đổi căn bản từ khi chuyển
từ nền kinh tế hạch toán tập trung sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ
chế thị trường. VNĐ đã mở rộng quan hệ trao đổi với các ngoại tệ mạnh khác.
Nó đã được hình thành trên cơ sở diễn biến cung - cầu ngoại tệ trên thị
trường, được điều tiết bởi chính phủ và tỏ ra có hiệu quả hơn, đã phát huy
được tác dụng.
Tuy nhiên, việc hoàn thiện chế độ tỷ giá và cơ chế điều hành không vì
thế mà dừng lại, nó cần phải được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng linh hoạt, có
sự điều chỉnh cần thiết đúng lúc cho phù hợp với hoàn cảnh.
Trong điều kiện hiện nay, có 2 quan điểm xung quanh vấn đề lựa chọn
và áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam:

* Quan điểm về chế độ tỷ giá cố định
Mục đích của quan điểm này là: cần phải giữ TGHĐ cố định để kiềm
chế lạm phát ở mức thấp và củng cố lòng tin của dân chúng vào đồng tiền nội
tệ.
Do Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế kém phát triển,
công nghiệp lạc hậu. Do đó, việc nhập dây chuyền máy móc là điều không
tránh khỏi. Từ đầu năm 1992 chính phủ đã can thiệp để nâng giá đồng Việt
Nam trên thị trường ngoại tệ nhằm chống lạm phát bằng cách giữ cho giá
hàng nhập khẩu ổn định, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của nông nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được vẫn còn những mặt hạn chế của
quan điểm này: TGHĐ quá mạnh đã gây sức ép đối với sản xuất nông nghiệp
6
Lê Thị Bích Liên - 6A07

×