Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường trung cấp Kinh tế Kỹ thuật quận 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 138 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trương Văn Mỹ Hòa

Trang ii


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian tham gia học Thạc sỹ ngành Giáo dục học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ của q Thầy Cơ, gia đình và các anh, chị, bạn bè cùng lớp. Với lòng biết ơn sâu
sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô đã đem hết tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Bên canh đó, để hồn thành khóa luận này em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
GS.TS Nguyễn Lộc, Thầy đã tận tình hướng dẫn trong suốt q trình viết khóa luận.
Cũng như đã cung cấp cho em thêm tài liệu nghiên cứu để thực hiện tốt đề tài nghiên
cứu.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Viện Sư phạm Kỹ thuật – Trường
Đại học sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong thời gian năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học
khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang quý
báu để em vận dụng vào công việc và cuộc sống một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Quý lãnh đạo Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận
12, Lãnh đạo Khoa Cơ bản và tồn thể Thầy/Cơ trong Khoa Cơ bản đã tạo mọi điều


kiện cho bản thân em có thể tổ chức thực nghiệm cho luận văn.
Và cuối cùng Tôi cũng không quên cảm ơn các em học sinh đã cố gắng cùng
Thầy phấn đấu trong suốt quá trình thực nghiệm.
Cuối lời em kính chúc q Thầy, Cơ dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý, luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công
việc và chúc các em học sinh học tập tốt, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Quốc
phòng và An ninh trong tình hình mới.
Trân trọng ./.

Trang iii


TĨM TẮT
Giáo dục Quốc phịng và An ninh là nhiệm vụ hàng đầu giúp mọi công dân sẵn
sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa. Từ đó địi hỏi tất yếu việc dạy và học mơn Giáo dục Quốc phịng và An Ninh
là một trong những yếu tố cấu thành nên sức mạnh chiến đấu của nhân dân Việt Nam.
Song muốn có sức mạnh đó thì phải làm tốt cơng tác giảng dạy mơn Giáo dục Quốc
phịng và An ninh, giúp nhân nhân hình thành ý thức chống lại những âm mưu thủ
đoạn của địch và tự giác sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, đứng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những
biến đổi, phát triển của tình hình kinh tế – xã hội ở trong nước, bên cạnh những yếu
tố thuận lợi, tích cực thì cũng cịn nhiều những khó khăn, những yếu tố tiêu cực đang
hàng ngày, hàng giờ tác động, cản trở đến quá trình xây dựng, phát triển của đất nước.
Hiện nay, do tác động của mặt trái kinh tế thị trường, mạng xã hội...một số em học
sinh chưa nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân trong nhiệm
vụ Quốc phòng An ninh của nước nhà, quá trình học tập chưa được các em chú trọng
và chỉ là hình thức học đối phó. Chính vì vậy bản thân những người thầy cần tìm hiểu,
phát hiện, nghiên cứu và vận dụng những phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo và đáp ứng nhiệm vụ giáo dục đề ra. Đồng thời nâng cao chất

lượng đào tạo tại cơ sở đào tạo chính là mục đích và nội dung mà người nghiên cứu
thực hiện đề tài này.
Đề tài đã tiến hành khảo sát về cách thức tổ chức các hoạt động dạy học cũng
như việc sử dụng các phương pháp và mức độ sử dụng các phương pháp dạy học
trong quá trình dạy học của các giáo viên Khoa Cơ bản; khảo sát học sinh về các hoạt
động dạy học của giáo viên và kiến thức học sinh tiếp nhận được sau khi hồn thành
mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh tại trường cũng như việc nâng cao ý thức về
nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. Đồng thời người nghiên cứu
cũng tiến hành khảo sát các cán bộ quản lý của nhà trường về cách tổ chức hoạt động
dạy học mà các bộ quản lý nhận thấy khi dự giờ, dự giảng giáo viên.

Trang iv


Từ đó, người nghiên cứu đưa ra những nhận định chung về thực trạng việc tổ
chức các hoạt động dạy học và sử dụng phương pháp dạy học cho học tại Trường
Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 chưa thật sự hiệu quả. Chính vì vậy cải tiến
chất lượng đào tạo nhất là cải cách hoạt động dạy học cũng như phương pháp dạy
học đã và đang là nhu cầu cấp thiết cho Khoa Cơ bản nhằm đáp ứng nhiệm vụ Giáo
dục Quốc phòng của đất nước.
Với đề tài này, người nghiên cứu đã mạnh dạn đề xuất vận dụng dạy học hợp
tác vào dạy học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại Trường Trung cấp Kinh tế
- Kỹ thuật Quận 12 và đã được sự hưởng ứng, đồng tình và hỗ trợ của lãnh đạo trường,
giáo viên trong Khoa cũng như các học sinh. Qua kết quả thực nghiệm cho thấy khi
vận dụng dạy học hợp tác giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động hơn
và ghi nhớ kiến thức đó lâu hơn, kết quả đánh giá qua điểm kiểm tra và thi kết thúc
học phần cho thấy lớp thực nghiệm có kết quả khả quan hơn.
Từ kết quả thực nghiệm cho thấy cần triển khai sâu và rộng hơn nữa hoạt động
dạy học hợp tác cho các môn học tại Khoa Cơ bản cũng như các Khoa khác trong nhà
trường. Tuy nhiên, với điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn của giáo

viên tại đơn vị cần phải có thời gian và kinh phí để đầu tư thêm nữa nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy của đơn vị.

Trang v


ABSTRACT
National defense education and security is the most important thing which helps
every citizen gets ready for fighting to protect our Socialist country. It depends on
studying and teaching. National defense education in school which is one of the
elements to make the powerful fight of Vietnamese citizen. But if we want to have
this, we have to teach National defense education well. Help people tak shape in their
mind against conspiracy, tricks of the enemy, Volunteer to fight for protecting our
country.
Nowadays, with the complex situations of the world and changes, development
of economy and society inside country. Parallel with advantage elements, we also
have many difficult, disadvantage elements which are impacting every hour, every
day in developing of country. Now, some of students don’t have proper aware ness
of their reponsibilies and duties in National defence. They don’t focus on the process
of learning Nation defence education, it’s just learning for the points. Because of this,
teachers need to research, study and apply new teaching methods to upgrade the
quality education and respond to the educational mission. The project is about to
upgrade the educational foundation.
The topic has been surveyed on how to organise teaching activities as well as
the use of methods and the limit of using the methods in teaching of teachers on
faculty of Basic; student surveys on teaching activities of teachers and knowledge
students receive after competion of National Defense education course aswell as
raising aware ness of their reponsibilities, friendly to the country. At the same time,
the researcher also conducted a survey of school administrators on how to organize
the teaching activities that administrators found when they were attending teaching

training.

Trang vi


Since then, the researcher has made a general statement about the actual
situation of organizing teaching activities and using teaching methods for studing at
the school of Technical Economic College district 12 is not effective. Therefore,
imroving the quality oftraing, especially teaching and learning reform as well as
teaching methods have been an urgent need for basic department to meet the task of
national defense education.
Which this topic, the researcher has boldly proposed to use cooperative teaching
in Teaching Defense Education at Technical Economic College district 12 and
support from school leaders, faculty as well as students. The experimental results
show that when applying cooperative teaching students. Students are more active in
acquiring knowledge and remember that knowledge for longer, the results of the
cross-checking and final examinations experimental group showed better results.
From this results, it’s necessary to deepen and broaden the cooperative teaching
activities for subjects in Faculty as well as other faculties in the school.
However, with the condition of facilities professional capacity of teacher at the
unit need time and money to invest more to improve the teaching quality of the unit.

Trang vii


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC .................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii
TÓM TẮT ....................................................................................................... iv

ABSTRACT .................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... xii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... xiii
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................... xiv
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu .............................................................. 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4
8. Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6
Chương 1 .......................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG GIÁO DỤC NGHỀ
NGHIỆP ........................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan lịch sử về dạy học hợp tác ............................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới........................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản .................................................................. 11
1.2.1. Khái niệm hợp tác ......................................................................... 11

Trang viii


1.2.2. Khái niệm học tập hợp tác ............................................................ 12
1.2.3. Khái niệm dạy học hợp tác ............................................................ 12
1.3. Quá trình hình thành của dạy học hợp tác ....................................... 15
1.4. Những ưu điểm và hạn chế của dạy học hợp tác ............................. 16

1.5. Những nguyên tắc, phân loại, hiệu quả của dạy học hợp tác .......... 18
1.5.1. Những nguyên tắc của dạy học hợp tác ....................................... 18
1.5.2. Phân loại nhóm trong dạy học hợp tác ......................................... 20
1.5.3. Hiệu quả của dạy học hợp tác ...................................................... 26
1.6. Vai trị của mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh ........................ 28
1.7. Mục tiêu mơn Giáo dục Quốc phòng và An ninh ............................ 29
1.7.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 29
1.7.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 31
Chương 2 ........................................................................................................ 33
THỰC TRẠNG DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG VÀ AN
NINH Ở TRƯỜNG TC KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẬN 12 .................... 33
2.1. Giới thiệu về Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12, Thành
phố Hồ Chí Minh ............................................................................................ 33
2.2. Đánh giá thực trạng dạy học mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh
ở trường TC KTKTQ12 .................................................................................. 38
2.2.1. Tổ chức khảo sát thực tiễn về phương pháp dạy học môn Giáo dục
Quốc phòng và An ninh ................................................................................... 38
2.2.2. Kết quả khảo sát ............................................................................ 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 45
Chương 3 ........................................................................................................ 47

Trang ix


VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO MÔN GIÁO
DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH
TẾ - KỸ THUẬT QUẬN 12 ......................................................................... 47
3.1. Cơ sở dùng làm căn cứ để vận dụng phương pháp dạy học hợp tác
mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh........................................................... 47

3.1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................ 47
3.1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................. 47
3.1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 48
3.2. Thiết kế dạy học mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh theo dạy học
hợp tác ............................................................................................................. 49
3.2.1. Mục đích kiểm nghiệm .................................................................. 49
3.2.2. Nhiệm vụ kiểm nghiệm .................................................................. 49
3.2.3. Phương pháp kiểm nghiệm ........................................................... 50
3.2 4. Kiểm nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm .............. 50
3.3. Chương trình mơn Giáo dục Quốc phòng và An ninh của Trường TC
Kinh tế - Kỹ thuật Q12 .................................................................................... 51
3.3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: (tiết/giờ)..................... 51
3.3.2. Nội dung chương trình học phần cơ cấu theo dạy học hợp tác .... 54
3.4. Quy trình vận dụng dạy học hợp tác ................................................ 54
3.4.1. Quy trình chuẩn bị ........................................................................ 54
3.4.2. Quy trình thực hiện ....................................................................... 57
3.4.3. Kiểm tra, đánh giá trong DHHT ................................................... 64
3.5. Dạy thực nghiệm và đánh giá kết quả .............................................. 65
3.5.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm ...................................................... 65
3.5.1.1. Đánh giá định lượng .................................................................. 65
3.5.2. Đánh giá tính khả thi của quy trình dạy học hợp tác qua kết quả
thực nghiệm 77

Trang x


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
4.1. Tóm tắt ............................................................................................. 80
4.2. Tự đánh giá mức độ đạt được của luận văn ..................................... 81

4.2.1. Về mặt lý luận ............................................................................... 81
4.2.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................ 81
4.3. Hướng phát triển của đề tài .............................................................. 81
4.4. Kiến nghị .......................................................................................... 82
4.4.1. Với Nhà trường ............................................................................. 82
4.4.2. Với Trường sư phạm kỹ thuật ....................................................... 82
4.4.3. Với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ..................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC.................................................................................................................85

Trang xi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

GDQP&AN

Giáo dục Quốc phòng và An ninh

2

GV

Giáo viên


3

HS

Học sinh

4

DHHT

Dạy học hợp tác

5

HTHT

Học tập hợp tác

6

HĐDH

Hoạt động dạy học

7

HT

Hợp tác


8

QP&AN

Quốc phòng và An ninh

9

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

10

TCKT-KTQ12

Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12

11

TC

Trung cấp

STT

Trang xii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
Bảng 2.1. Kết quả thống kê cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có của

Trang
36

trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12.
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát học sinh về tổ chức hoạt động dạy học

35

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát sở thích của học sinh về cách tố chức hoạt

41

động dạy học của giáo viên
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát việc thiết kế và chuẩn bị hoạt động dạy học

42

của GV
Bảng 2.5. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên

43

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên

44

Bảng 3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian


53

Bảng 3.2. Bảng phân bố điểm kiểm tra nội dung 1

66

Bảng 3.3. Bảng phân bố điểm kiểm tra nội dung 2

69

Bảng 3.4. Bảng phân bố điểm thi môn GDQP&AN

72

Bảng 3.5. Bảng kết quả khảo sát sau thực nghiệm

77

Trang xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 1.1. Sơ đồ minh họa các loại hình nhóm

25


Hình 3.1. Các bước của quy trình tổ chức DHHT

63

Hình 3.2. Đồ thị tần suất điểm kiểm tra nội dung 1

68

Hình 3.3. Đồ thị tần suất điểm kiểm tra nội dung 2

71

Hình 3.4. Đồ thị tần suất điểm thi môn GDQP&AN

74

Trang xiv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự tiến bộ và đi lên của xã hội hiện nay đòi hỏi con người phải phát triển một
số năng lực như năng lực làm việc theo nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải
quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng... Những yêu
cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung và cả
phương pháp dạy học để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Ở nước ta, vấn đề dạy
học nói chung và vấn đề dạy học mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh (GDQP&AN)
nói riêng ngày càng được quan tâm sâu sắc. Bên cạnh những phương pháp dạy học
truyền thống, nền giáo dục nước ta cũng đã tiếp thu, thể nghiệm một số phương pháp

dạy học tích cực từ các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tư tưởng chiến
lược của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy tiềm năng sáng
tạo của học sinh (HS); đặt HS ở vị trí trung tâm của giờ học; HS là chủ thể sáng tạo,
chủ thể của nhận thức. Đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập
chủ động, khơi dậy khả năng tìm tịi, năng lực tư duy độc lập sáng tạo, kĩ năng hợp
tác và giao tiếp trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hố, hiện đại hố, xã hội hố,
dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát
triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ
năng thực hành, khả năng lập nghiệp” và “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình,
phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học”[20]. Đổi mới phương pháp dạy
học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung và của
cải cách bậc trung cấp nói riêng. Vài năm gần đây các trường trung cấp đã có những
cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được những tiến bộ trong
việc phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên các phương pháp dạy học truyền
thống đặc biệt là phương pháp thuyết trình vẫn chiếm một vị trí chủ đạo trong các
phương pháp dạy học ở các trường trung cấp.

Trang 1


Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang
tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng hình thành năng lực
hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Đó cũng là những xu
hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay.
Một trong những phương pháp đáp ứng được những yêu cầu trên là dạy học hợp tác
(DHHT). DHHT là mơ hình dạy học mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn, tổ
chức, điều khiển của giáo viên, các hoạt động riêng biệt của từng cá nhân được liên

kết với nhau trong hoạt động chung nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập. DHHT khơi
dậy được tiềm năng sáng tạo của học sinh, bên cạnh đó cịn huy động và hội tụ tiềm
năng trí tuệ của cả tập thể. Vì vậy, DHHT vừa giúp học sinh nắm vững tri thức, vừa
giúp hình thành các kỹ năng tham gia thực hành xã hội.
Mặt khác, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 là một trường mới
được thành lập vào tháng 11/2012. Nhà trường có sứ mệnh đào tạo và cung ứng cho
thị trường lao động một lực lượng lao động lành nghề và chuyên nghiệp. Đồng thời,
đối tượng tuyển sinh của Nhà trường có nhiều đối tượng, nhiều thành phần và nhiều
lứa tuổi, thậm chí có những học sinh đã đi làm, có kinh nghiệm thực tế cần bổ sung
bằng cấp theo quy định. Chính vì vậy, để có thể nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà
trường cần phải có những giải pháp đồng bộ từ GV và HS. Vấn đề quan trọng trước
hết đó là tìm ra cách dạy học mới phù hợp với các đối tượng này. Là GV tham gia
giảng dạy mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh (GDQP&AN), qua nghiên cứu lý
luận và thực tiễn, người nghiên cứu nhận thấy dạy học hợp tác khá phù hợp cho đối
tượng này. Chính vì vậy, người nghiên cứu chọn đề tài “Vận dụng dạy học hợp tác
trong dạy học Giáo dục Quốc phòng và An Ninh ở trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Quận 12” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường nói chung và chất
lượng giảng dạy mơn GDQP&AN nói riêng để đáp ứng u cầu, nhiệm vụ Quốc
phòng và An ninh của đất nước.
2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trang 2


Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học Giáo dục Quốc phòng và An Ninh ở
trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Giáo dục Quốc phịng
và An ninh thơng qua việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình dạy học hợp tác trong mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh ở
trường TCKT-KTQ12.
3.2. Khách thể nghiên cứu và khách thể điều tra
3.2.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh ở trường TCKTKTQ12.
3.2.2. Khách thể điều tra
Học sinh khóa 05B bậc Trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Kinh tế
- Kỹ thuật Quận 12.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu vận dụng quy trình dạy hợp tác có hiệu quả thì sẽ nâng cao chất lượng
giảng dạy mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học hợp tác.
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng phương pháp dạy học mơn Giáo dục Quốc
phịng và An ninh đang áp dụng cho học sinh.
- Nhiệm vụ 3: Xây dựng quy trình dạy học hợp tác cho mơn Giáo dục Quốc
phịng và An ninh và thực nghiệm, đánh giá tính khả thi của quy trình dạy học hợp
tác.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học hợp tác và quy trình
vận dụng trong giảng dạy mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh.

Trang 3


- Đề tài nghiên cứu học sinh TCCN khóa 05B trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật Quận 12 niên khóa 2017- 2019 ( Hệ 2 năm).
7. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái qt hóa,... các

thơng tin, các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các tài liệu có
liên quan đến đề tài (cho nhiệm vụ 1).
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu về thực trạng giảng dạy
mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh (cho nhiệm vụ 2).
- Phương pháp quan sát các hoạt động của giáo viên, học sinh trong các giờ học,
điều kiện dạy và học (cho nhiệm vụ 2).
- Phỏng vấn giáo viên và học sinh, các nhà quản lý giáo dục nhằm làm sáng tỏ
hơn những kết quả nghiên cứu (cho nhiệm vụ 3).
- Sử dụng phầm mềm ứng dụng excel để xử lý, phân tích và mô tả số liệu thu
được từ các phiếu khảo sát. Kết quả thống kê là luận cứ của đề tài nghiên cứu (cho
nhiệm vụ 3).
8. Kế hoạch nghiên cứu

Thời gian
STT

1

2

Nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập,nghiên cứu tài
liệu
Viết phần mở đầu, cơ sở
lý luận

3

Nộp đề cương


4

Bảo vệ chuyên đề

( Từ tháng 10/2017 đến tháng 09/2018)
10

11

x

x

x

12

1

x
x
x

Trang 4

2

3

4


5

6

7

8

9


Khảo sát, tổng hợp,
5

phân tích, xử lý, đánh

x

x

x

giá kết quả thực trạng
6

Triển khai dạy thực

x


nghiệm

x

Tổng hợp, phân tích, xử
7

lý, đánh giá kết quả sau

x

x

dạy thực nghiệm
8
9
10
11

Viết chương 2 và
chương 3
Trình đề tài cho GVHD

x

x

Chỉnh sửa, hoàn thiện
luận văn
Bảo vệ luận văn


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x
x

Trang 5



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC HỢP TÁC
TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1.1. Tổng quan lịch sử về dạy học hợp tác
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
John Dewey, nhà giáo dục thực dụng Mỹ, được coi là người đầu tiên khởi
xướng ra xu thế dạy học hợp tác. Vào đầu những năm 1900, ông luôn nhấn mạnh vai
trò của giáo dục như là một phương tiện dạy cho con người cách sống hợp tác trong
một chế độ xã hội dân chủ.
Trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1940, nhà tâm lí học xã hội Kurt
Lewin đã tạo nên một dấu ấn mới trong lịch sử phát triển của tư tưởng giáo dục hợp
tác khi ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cách thức cư xử trong nhóm khi nghiên
cứu hành vi của các nhà lãnh đạo và thành viên trong các nhóm dân chủ. Sau đó,
Mornton Deutsch, một HS của Lewin đã phát triển lý luận về hợp tác và cạnh tranh
trên cơ sở "những lý luận nền tảng" của Lewin.
Gần đây, David W.Johnson và Roger T.Johnson thuộc trường Đại học
Minnesota và Robert Slavin thuộc viện Johns Hopkins cùng với nhiều nhà nghiên
cứu khác đã phát triển giáo dục hợp tác thành một trong những PPDH hiện đại nhất
hiện nay.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tập thể luôn được xem là môi trường để thực hiện
mục tiêu giáo dục con người phát triển tồn diện. C. Mác khẳng định: “Chỉ có trong
cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để phát triển tồn diện những
năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng mới có tự do cá nhân” [1].

Trang 6



Bằng việc đánh giá cao vai trò của tập thể, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng, giáo dục con người trong tập thể là một nguyên lý cơ bản của nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Vưgôtsky đã đưa ra khái niệm xây dựng lý thuyết về vùng phát triển gần, theo
đó dạy học chỉ có hiệu quả về vùng phát triển khi tác động của nó nằm ở vùng phát
triển gần của HS. Phải làm sao kích thích và làm thức tỉnh q trình chuyển vào trong
và hoạt động bên trong của đứa trẻ và những quá trình như vậy chỉ diễn ra trong phạm
vi mối quan hệ với người xung quanh và sự hợp tác với bạn bè. Các quá trình hướng
nội này sẽ tạo nên những kết quả bên trong của bản thân trẻ. "Điều trẻ em cùng với
nhau hôm nay, chúng sẽ tự làm được vào ngày mai". Quan điểm của Vưgôtsky đã chỉ
ra sự cần thiết của mối quan hệ tương tác giữa người học với môi trường, giữa người
học với nhau [17].
Trong cuốn chuyên khảo “Dạy học nêu vần đề” Ơkơn, V. đã tiến hành tổng kết
các hình thức và các giai đoạn dạy học theo nhóm, mặt khác cũng chỉ rõ việc tổ chức
DHHT nhóm sẽ được diễn ra như thế nào trong hoàn cảnh cụ thể tương ứng với mục
đích mơn học, tiết học và vào tài nghệ sư phạm của GV [10].
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Nhiều tài liệu giáo dục và dạy học đề cập tới việc chuyển từ dạy học lấy GV
làm trung tâm sang dạy học lấy HS làm trung tâm. Một trong những phưong pháp
được xếp vào các PPDH theo hướng lấy HS làm trung tâm có hiệu quả đó là phương
pháp DHHT. Nhiều cơng trình nghiên cứu cũng như nhiều bài viết quan tâm tới
PPDH mang tính hợp tác. Điển hình có một số tác giả sau:
Tác giả Thái Duy Tuyên đi sâu nghiên cứu vấn đề về PPDH, trong cuốn sách
“Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới”. Trên co sở khái quát về bản chất,
đặc điểm, ý nghĩa của DHHT, Ơng đã đề xuất qui trình tổ chức dạy học theo phương
pháp DHHT [12].
Theo Nguyễn Hữu Châu, trong cuốn sách “Những vấn đề cơ bản về chương
trình và quá trình dạy học” đã đề cập đến DHHT như là một quan điểm dạy học mới.
Theo ông, DHHT là việc sử dụng các nhóm nhỏ để HS làm việc cùng nhau nhằm tối

Trang 7



đa hóa kết quả học tập của bản thân cũng như của người khác. Ơng đã nhấn mạnh
đến vai trị to lớn của DHHT “Không chỉ đơn thuần là một cách thức giảng dạy mà
là còn là sự thay đổi về cấu trúc tổ chức ảnh hưởng tới mọi khía cạnh đời sống học
đường” [2].
Tác giả Trần Bá Hoành, trong cuốn sách “Đổi mới phương pháp dạy học,
chương trình và sách giáo khoa” gồm tập hợp 26 bài viết đề cập đến những vấn đề
phục vụ công cuộc đổi mới PPDH đang diễn ra sôi nổi tại các trường học đó là dạy
học lấy HS làm trung tâm, phát triển các phương pháp tích cực, tăng cường phương
pháp học tập, tự học. Trong cuốn sách này tác giả cũng đã chỉ rỏ DHHT là một trong
những chiến lược dạy học hướng về người học, phát huy có hiệu quả tính tích cực
sáng tạo của người học [5].
Tác giả Đặng Thành Hưng, trong cuốn sách "Dạy học hiện đại" khi đề cập về
DHHT đã khẳng định “Các quan hệ của dạy học hiện đại sẽ phát triển theo xu thế
tăng cường sự tương tác, hợp tác và cạnh tranh, tham gia và chia sẻ”; “Trong quan hệ
thầy trị, tính chất hợp tác là xu thế nổi bật”; “Quan hệ giữa người học với nhau trong
q trình dạy học hiện đại nói chung mang tính hợp tác và cạnh tranh tương đối” [6].
DHHT còn được đề cập đến trong cuốn “Sách trợ giúp giảng viên cao đẳng sư
phạm”của tập thể tác giả Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành,
Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp thuộc dự án đào tạo GV THCS. Đây là cuốn sách
trợ giúp thường xuyên về mặt PPDH cho giảng viên các trường cao đẳng sư phạm,
giúp họ bồi dưỡng chuyên môn, tiếp cận các PPDH hiện đại trong đó cũng đã nhấn
mạnh đến vấn đề DHHT nhóm [3].
Ngồi ra cịn rất nhiều bài viết về những khía cạnh khác nhau của kiểu DHHT
như Tác giả Lê Văn Tạc đã đăng bài viết “Một số vấn đề về cơ sở lý luận học hợp tác
nhóm” trên tạp chí giáo dục (TCGD) số 81 (3/2004), nội dung bài viết đề cập đến
khái niệm của DHHT, cơ sở lý luận của DHHT cũng như các bước thực hiện DHHT
trong quá trình dạy học. Bài viết “Một số trao đổi về HHT ở trường phổ thông” của
tác giả Trần Thị Bích Hà trên TCGD số 146 (9/2006). Các bài viết “Một số vấn đề lý

luận về kỹ năng học theo nhóm của HS” của tác giả Ngơ Thị Thu Dung trên TCGD

Trang 8


số 46 (2002); bài “Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận
nhóm” của tác giả Nguyễn Thi Hồng Nam trên TCGD số 26 (3/2002); bài “Kỷ thuật
chia nhóm và điều khiển nhóm HTHT trong dạy học toán ở tiểu học” của tác giả Trần
Ngọc Lan trên TCGD số 157 (3/2007)...
Tất cả các cơng trình nghiên cứu khoa học như tôi đã nêu trên đều có một điểm
chung nhất đó là xác nhận sự tồn tại của mơ hình DHHT như là con đường cơ bản
nhằm tích cực hố hoạt động của người học, phát triển các kỹ năng xã hội cho người
học; vận dụng DHHT vào dạy học ở các bậc học, môn học khác nhau là phù hợp với
xu thế dạy học hiện đại, đem lại hiệu quả thiết thực trong quá trình đổi mới giáo dục
ờ nước ta hiện nay. Tuy nhiên những cơng trình đó mới đề cập chủ yếu đến những
vấn đề lý luận chung chứ chưa đi sâu nghiên cứu việc phát triển kỹ năng DHHT, cũng
như chưa có biện pháp cụ thể để phát triển kỹ năng này cho GV.
Xem xét lịch sử phát triển về những quan điểm lý luận dạy học có liên quan đến
DHHT, tơi nhận thấy: Tư tưởng DHHT xuất hiện rất sớm. Hiện nay, DHHT đang
được tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt trong
các nước có nền giáo dục phát triển, cho dù vẫn còn tồn tại nhiều cách tiếp cận khác
nhau về DHHT, song điểm chung của các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi đều
đánh giá cao vai trị to lớn của DHHT trong việc phát triển trí tuệ, thái độ và kỹ năng
xã hội cho người học. Kết quả nghiên cứu về DHHT của các tác giả nước ngồi đã
góp phần làm phong phú thêm lý luận dạy học, tạo dựng cơ sở cơ sở lý luận hết sức
quan trọng vào việc triển khai trên thực tế trước đây và hiện nay về các phương pháp
tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên, một số
nghiên cứu cũng đã đưa ra những bằng chứng về hạn chế của việc HTHT như nghiên
cứu của Renkl năm 1995 đã đề cập đến điều kiện của việc HTHT, cũng như một số
hạn chế của hình thức học tập này, theo Ông: “Sự cần thiết, sự mong muốn hiệu quả

của việc HTHT khơng đồng nghĩa với vị trí độc tôn của phương pháp này. Trái lại,
cần bổ sung một hệ thống các hình thức học tập cá nhân và hình thức học tập khác
do GV điều khiển” [16].

Trang 9


Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục “Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học
sinh học 11” năm 2009 của Nguyễn Thị Thu Trang, Trường Đại học Thái Nguyên.
Đề tài đã nghiên cứu: cơ sở lí luận về dạy học hợp tác; quy trình tổ chức một giờ học
có áp dụng dạy học hợp tác; thực nghiệm 4 trong 9 giáo án đã thiết kế, thiết kế hoạt
động nhóm dựa vào phiếu học tập và thực hành thí nghiệm. Phần cơ sở lí luận, tác
giả đã cung cấp thông tin về dạy học hợp tác trên thế giới nhưng chưa có sự phân
tính, nhận định riêng của cá nhân. Chương hai tác giả thiết kế các giáo án có vận dung
dạy học hợp tác nhưng chưa khắc phục được tình trạng “ăn theo” của các HS lười
nhác trong hoạt động nhóm - một trong những nhược điểm lớn nhất của dạy học theo
nhóm. Đề tài chưa đề xuất phương án đánh giá hoạt động nhóm của nhóm cũng như
của cá nhân.
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm
nhỏ trong dạy học Hóa học lớp 11 - Chương trình nâng cao ở trường THPT’ năm
2010 của Trần Thị Thanh Huyền, Trường Đại học sư phạm Tp.HCM. Đề tài đã tổng
quan về PPDH theo nhóm; tìm hiểu thực trạng việc sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ
trong dạy học hóa học ở trường THPT. Tác giả đã có quan tâm đến trình độ HS khi
chia nhóm và sự đóng góp của từng cá nhân HS vào kết quả chung của nhóm, việc
đánh giá mức độ thể hiện các kĩ năng, khả năng hợp tác của mỗi cá nhân HS trong
quá trình hoạt động nhóm cũng rất được chú trọng. Tuy nhiên tác giả cũng chưa xác
định nguyên tắc lựa chọn các nội dung phù hợp và quy trình tổ chức dạy học hợp tác
theo các cấu trúc hoạt động nhóm nhất định. Theo tôi, việc tổ chức hoạt động học
hợp tác cho tất cả các phần nội dung của bài học sẽ ít nhiều gây sự mệt mỏi và nhàm
chán cho HS.

Bài viết “Xây dựng nhóm hợp tác cho học sinh phổ thơng”của Nguyễn Thị
Quỳnh Hương (2008) đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 190, năm 2008, tr. 20-21 giới
thiệu một số hình thức xây dựng nhóm hợp tác có thể áp dụng được trong trường học
phổ thơng như: sắp xếp hình mẫu cụ thể; sắp xếp đội hình; hợp tác đơi; trao đổi lần
lượt theo vòng tròn; hội thảo bàn tròn; dự án nhóm; ý tưởng chung của nhóm; phỏng
vấn ba bước. Tác giả khả định “nhóm có thể tạo mơi trường làm việc tập thể - nơi mà

Trang 10


mỗi cá nhân đều được giao trách nhiệm và có quyền hạn, nơi mà sự tin tưởng được
đặt lên hàng đầu - có thể khuyến khích mọi người làm việc nhiệt tình hơn”.
Dạy học hợp tác đã được các nhà giáo dục nhìn nhận và đánh giá là hình thức
dạy học hiện đại. Hiệu quả giáo dục mà phương pháp đem lại không chỉ là những
kiến thức hàn lâm sách vở mà còn nâng cao chất lượng giá trị cuộc sống cho mỗi cá
nhân người học... Vấn đề đặt ra là làm sao vận dụng hình thức này vào dạy học ở nhà
trường phổ thông cho phù hợp với thực tiễn mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh
việc truyền thụ kiến thức, tổ chức hoạt động dạy học hợp tác có ưu điểm nổi bật, đó
là rèn luyện các kỹ năng hoạt động, giúp người học mạnh dạn, tự tin hơn khi bảo vệ
ý kiến của mình; trao đổi, chia sẻ nguồn thông tin, kinh nghiệm làm việc; biết hợp
tác và chung sống với cộng đồng...
Tuy nhiên, tôi chưa thấy đề tài nào đi sâu nghiên cứu về việc vận dụng hình
thức dạy học hợp tác trong dạy học Giáo dục Quốc phịng và An ninh. Vì vậy, tôi
quyết định nghiên cứu đề tài này nhằm giúp HS rèn khả năng tư duy, tạo cơ hội cho
HS được trao đổi, chia sẻ thông tin, giúp đỡ nhau trong học tập, nhất là trong việc
tiếp nhận kiến thức GDQP-AN, góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn GDQPAN.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm hợp tác
Sự hợp tác là linh hồn của cuộc sống xã hội. Từ điển bách khoa Việt Nam cho
rằng “Hợp tác là cùng chung sức, giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực

nào đó, nhằm một mục đích chung’’[13].
Từ việc nghiên cứu các quan niệm của những nhà khoa học trong và ngồi nước
về khái niệm hợp tác, tơi rút ra những đặc điểm: hợp tác có mục đích chung trên cơ
sở cùng có lợi; bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau và tự nguyện cùng làm việc...; cùng
chung sức, giúp đỡ hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
Biểu hiện hợp tác chính là sự tổng hợp sức mạnh của các đặc điểm nêu trên
trong một thể thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Trang 11


Trong luận văn này, khái niệm hợp tác được hiểu là sự tự nguyện của các cá
nhân cùng nhau làm việc một cách bình đẳng trong một tập thể (nhóm). Các thành
viên trong nhóm tiến hành hoạt động nhằm mục đích và lợi ích chung, đồng thời đạt
được mục đích và lợi ích riêng của mỗi thành viên trên cơ sở nỗ lực chung. Hoạt động
của từng cá nhân trong q trình tham gia cơng việc phải tn theo những ngun tắc
nhất định và có sự phân cơng trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong nhóm.
1.2.2. Khái niệm học tập hợp tác
Đây là một quan điểm học tập rất phổ biến ở các nước đang phát triển và đem
lại hiệu quả cao. Quan điểm học tập này yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực tiếp của
người học vào quá trình học tập, đồng thời yêu cầu người học phải làm việc cùng
nhau để đạt được kết quả học tập chung.
Trong quá trình hợp tác, mỗi người học sẽ tìm thấy lợi ích cho chính mình và
cho tất cả các thành viên trong tổ chức (tổ, nhóm, lớp). HS học bằng cách làm chứ
không chỉ học bằng cách nghe GV giảng. HTHT mục tiêu hoạt động là chung, nhưng
mỗi người lại có nhiệm vụ riêng, các hoạt động của từng cá nhân được tổ chức phối
hợp để đạt mục tiêu chung. Thông qua hoạt động trong tập thể nhóm, lớp, các ý kiến
phản ánh quan niệm của mỗi cá nhân được điều chỉnh và qua đó, người học nâng
mình lên một trình độ mới. Hoạt động trong tập thể sẽ làm cho từng thành viên quen
dần với sự phân công hợp tác, nhất là lúc giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất

hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hồn thành cơng việc. Trong hoạt
động tập thể, tính cách, năng lực của mỗi cá nhân được bộc lộ, uốn nắn, phát triển
tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tương trợ lẫn nhau, ý thức cộng đồng, tạo nên môi
trường thân thiện, có trách nhiệm giữa GV - HS, HS - HS với nhau.
1.2.3.

Khái niệm dạy học hợp tác

DHHT đó là chiến lược dạy học được xây dựng dựa trên những đặc điểm và
nguyên tắc của HTHT. Trong DHHT điều đặc biệt là ln ln phải có sự hợp tác
giữa người dạy và người học, giữa những người học với nhau. Theo kiểu DHHT,
người học sẽ được chia thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động học tập
như thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề, là chủ thể tích cực trong việc lĩnh hội kiến

Trang 12


×