Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Khảo sát kết quảcan thiệp động mạch vành qua da và sự thay đổi chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại bệnh viện đa khoa kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.08 KB, 56 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử y học, dịch tễ học đã thay đổi, từ các bệnh nhiễm trùng
chuyển sang các bệnh khơng nhiễm trùng và đứng vị trí hàng đầu về số lượng
mặc bệnh và tử vong đó là bệnh tim mạch. Ước tính đến 2030 có 23,6 triệu
người chết vì ngun nhân về tim mạch, trong đó có bệnh động mạch vành là
nguyên nhân hàng đầu. Đi đôi với sự phát triển của các bệnh tăng huyết áp,
đái tháo đường, rối loạn lipid máu thì bệnh động mạch vành có xu hướng gia
tăng. Theo tổ chức Y tế Thế giới đến năm 2015, đã có hơn 7,4 triệu người chết
vì bệnh động mạch vành. Năm 2016, theo Hội tim mạch Hoa Kỳ (American
Heart Association) báo cáo cập nhật về bệnh tim và đột quỵ, có khoảng 15,5
triệu người trên 20 tuổi có bệnh động mạch vành và cứ 42 giây có một người
Mỹ bị nhồi máu cơ tim, tỷ lệ tử vong lên đến 102,6/100.000 dân (khoảng
43,2% nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch). Chi phí chăm sóc y tế cho
căn bệnh này lên đến hơn 200 tỷ USD mỗi năm [40]. Tại Việt Nam, nghiên
cứu mơ hình bệnh tật tại Viện tim mạch, bệnh mạch vành gia tăng vào năm
2003 là 11,2 % và tăng đến 24% vào năm 2007 [16]. Các bệnh lý mạch vành
đang dần được trẻ hóa và điều này làm ảnh hưởng đến lao động cũng như làm
tăng gánh nặng bệnh tật cho xã hội hiện nay. Điều quan trọng đặt ra cấp thiết
là làm sao giảm tỷ lệ tử vong và gánh nặng trên bệnh nhân bệnh động mạch
vành? Và đây là vấn đề thu hút nhiều mối quan tâm lớn của các chuyên gia
sức khỏe trên toàn thế giới.
Ngày nay, dưới sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp can thiệp động
mạch vành qua da đã mở ra một phương diện điều trị mới nhằm tăng tỷ lệ
sống còn bệnh nhân, hiệu quả điều trị tái tưới máu của nó đã được chứng
minh trên thực tế lâm sàng cải thiện triệu chứng đau ngực và khả năng gắng
sức. Đánh giá chức năng của tim qua siêu âm tim trên bệnh nhân bệnh mạch


2



vành đôi khi phát hiện được sớm như rối loạn vận động vùng hay biểu hiện
rối loạn chức năng tâm thu cũng như tâm trương thất trái, vậy đánh giá chức
năng thất trái trước và sau can thiệp là một việc cần thiết đối với một bác sĩ
lâm sàng. Siêu âm tim là một phương pháp không xâm nhập, khảo sát được
nhiều thơng số về hình thái và chức năng tim. Trong nghiên cứu Sezer (2009)
[67], cũng cho thấy những bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua da thì
chức năng thất cải thiện đáng kể như là kích thước vùng nhồi máu, thể tích
cuối tâm thu và tâm trương giảm đáng kể và phân suất tống máu thất trái.
Theo nghiên cứu của Zhao CM (2012) [71], đánh giá chức năng thất trái trên
bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trước và sau can thiệp động mạch vành qua da
đã cho thấy phần suất tống máu đã tăng đáng kể và hơn thế vận động các
thành tim cũng được cải thiện trên siêu âm tim sau khi can thiệp mạch vành
qua da. Và tại Việt Nam, chúng tôi đã cố gắng nhưng chưa tìm được nghiên
cứu về vấn đề này vì thế chúng tơi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát kết quả
can thiệp động mạch vành qua da và sự thay đổi chức năng tâm thu thất
trái trên siêu âm tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại
Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả can thiệp động mạch vành qua da và các yếu tố liên quan
ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Đa khoa Kiên
Giang năm 2020.
2. Khảo sát sự thay đổi chức năng tâm thu thất trái qua siêu âm tim trước và
sau can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST
chênh lên tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2020.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về bệnh động mạch vành
1.1.1. Định nghĩa
Bệnh động mạch vành (BMV) là quá trình sinh lý bệnh đặc trưng bởi
mảng xơ vữa gây hẹp các động mạch vành ở thượng tâm mạc, có hoặc khơng
có tắc nghẽn mất cân bằng giữa cung và nhu cầu oxy cơ tim. Bệnh mạch vành
hay suy động mạch vành là bệnh mạn tính, có thể diễn tiến cấp tính (hội
chứng mạch vành cấp) [ 51].
1.1.1.1. Nguyên nhân bệnh mạch vành
Nguyên nhân phổ biến làm giảm tưới máu mạch vành là mảng xơ vữa
gây tắc nghẽn hoặc hẹp khẩu kính của một hay nhiều mạch vành ở lớp
thượng tâm mạc. Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố khác phối hợp như: rối loạn
chức năng nội mô mạch máu, viêm mạch, bệnh mạch máu nhỏ, co thắt mạch
vành và rối loạn chức năng tiểu cầu, đông máu [17], [60].
1.1.1.2. Các yếu tố nguy cơ mạch vành
- Đái tháo đường: là yếu tố nguy cơ chính và độc lập của BMV, nó làm
tăng nguy cơ mắc bệnh lên 3-7 lần đối với nữ và 2-3 lần đối với nam. Nguy
cơ tương đối cho tử vong BMV có đái tháo đường cao hơn so với bệnh nhân
khơng có đái tháo đường. Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có đái
tháo đường tổn thương lan tỏa và ở các phần xa của động mạch [17].
- Tăng huyết áp: có mối tương quan rất rõ giữa tăng huyết áp và bệnh
động mạch vành. Bệnh nhân từ 40 - 70 tuổi, cứ tăng 20mmHg huyết áp tâm
thu thì tăng nguy cơ mạch vành tăng gấp đôi. Tăng huyết áp dẫn đến tổn


4

thương mạch máu, tăng tiến triển xơ vữa động mạch, tăng nhu cầu oxy cơ
tim và nặng thêm thiếu máu cục bộ cơ tim ở bệnh nhân có BMV.
- Hút thuốc lá: hút thuốc lá là một trong yếu tố nguy cơ chính và tác
động hiệp đồng với các yếu tố nguy cơ khác và làm tăng nguy cơ BMV. Làm

tăng co thắt mạch máu, tăng huyết khối trong lòng mạch, và nguy cơ mạch
vành tỷ lệ thuận với số điếu thuốc lá gấp 2,14 lần so với người không hút
thuốc lá.
- Rối loạn lipid máu: tăng Cholesterol toàn phần, tăng LDL-C và giảm
HDL-C là các yếu tố nguy cơ chính của BMV.
- Béo phì: ở bệnh nhân béo phì liên quan tới hội chứng chuyển hóa và
yếu tố nguy cơ đề kháng cao với insulin.
- Tuổi cao: Ở người dưới 55 tuổi tần suất bệnh mạch vành cao gấp 3-4
lần sao với nữ giới, tuy nhiên sau 55 tuổi tần suất BMV tăng chậm ở nam
nhưng tăng nhanh hơn ở nữ giới, do đó đến 75 tuổi thì tần suất hai giới ngang
nhau.
- Giới: nam bị BMV sớm hơn nữ giới 10-15 năm, nam giới dưới 45
tuổi bị nhồi máu cơ tim cao gấp 10 lần so với nữ giới. Nam giới ở độ tuổi 3565 tuổi có nguy cơ mạch vành tăng dần theo tuổi. Đối tượng nam giới thì yếu
tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành cao như rối loạn lipd máu, tăng huyết
áp và hút thuốc lá.
1.1.2. Giải phẫu hệ động mạch vành
Tim được nuôi dưỡng bởi hai động mạch chính: động mạch vành trái
và động mạch vành phải. Động mạch vành phải tách từ cung động mạch chủ
ngay phía trên van động mạch chủ, đi ra mặt trước tim qua khe giữa thân


5

động mạch phổi và tiểu nhĩ phải rồi vòng sang phải đi trong rãnh vành xuống
mặt hoành của tim vào rãnh gian thất sau và tận cùng của đỉnh tim. Trên
đường đi động mạch cho các nhánh nuôi tim trong đó nhánh lớn nhất là
nhánh gian thất sau. Động mạch vành trái cũng tách từ cung động mạch chủ,
ngay trên van động mạch chủ đi ra mặt trước tim qua khe giữa thân động
mạch phổi và tiểu nhĩ trái chia hai nhánh chính; nhánh gian thất trước đi
trong rãnh gian thất trước tới đỉnh tim và vịng ra phía sau để nối với động

mạch vành phải, còn nhánh mũ đi vịng ra trái trong rãnh vành đi xuống mặt
hồnh và nối hoặc không nối với động mạch vành phải [14].
1.1.2.1. Thân chung động mạch vành trái
Thân chung động mạch vành trái xuất phát từ phần trước của xoang
vành trái. Thân chung có đường kính khoảng 3-6mm và có thể dài 10-15mm.
Thân chung chạy đằng sau đường ra thất phải và thường chia thành động
mạch liên thất trước và nhánh mũ. Hiếm khi thân chung động mạch vành trái
khơng có và lỗ động mạch liên thất trước và mũ gồm 2 lỗ riêng lẻ.
1.1.2.2. Động mạch liên thất trước
Các nhánh chính của động mạch liên thất trước là nhánh xuyên vách và
nhánh chéo. Các nhánh xuyên vách xuất phát từ động mạch liên thất trước với
một góc khoảng 90% và đi xun vào vách liên thất. Có nhiều thay đổi về
kích thước, số lượng và sự phân bố của các nhánh xuyên vách. Các nhánh
xuyên vách liên kết với những nhánh vách từ động mạch liên thất sau của
động mạch vành phải từ dưới hướng lên tạo thành một hệ thống tuần hồn
bàng hệ. Vách liên thất là vùng có nhiều mạch máu phân bố nhất của tim. Các
nhánh chéo của động mạch liên thất trước đi về phía trước bên của tim. Mặc
dù tất cả bệnh nhân thường có một động mạch liên thất trước chạy trong rãnh


6

liên thất trước và cho ra các nhánh chéo có kích thước và số lượng thay đổi.
Khoảng 90% bệnh nhân có 1-3 nhánh chéo. Phải nghi ngờ là tắc nghẽn nhánh
chéo khi thấy có vận động bất thường thành tim ở vùng trước bên mà không
thấy nhánh chéo. Trong 80% trường hợp, động mạch liên thất trước chạy đến
mỏm tim và vịng xuống dưới vùng hồnh của thất trái. Trong những trường
hợp cịn lại, động mạch liên thất trước khơng chạy đến vùng hoành mà kết
thúc tại mỏm hoặc trước mỏm, trong trường hợp này nhánh liên thất sau của
động mạch vành phải hoặc động mạch mũ có kích thước lớn và dài hơn bình

thường và cung cấp máu cho vùng mỏm.
1.1.2.3. Động mạch mũ
Động mạch mũ xuất phát từ thân chung động mạch vành và chạy trong
rãnh nhĩ thất sau hướng về rãnh nhĩ thất dưới. Trong khoảng 15 % trường
hợp, động mạch mũ là động mạch ưu thế sẽ cho nhánh động mạch liên thất
sau trái. Những trường hợp còn lại, phần xa của động mạch mũ thay đổi kích
thước và chiều dài phụ thuộc vào các nhánh sau bên được cung cấp bởi đoạn
xa của động mạch vành phải. Có 1-3 nhánh bờ xuất phát từ động mạch mũ đi
xuống theo rãnh nhĩ thất để nuôi thành bên thất trái.
1.1.2.4. Động mạch vành phải
Động mạch vành phải xuất phát từ xoang vành trước phải thấp hơn
một chút so với lỗ động mạch vành trái. Động mạch vành phải chạy dọc rãnh
nhĩ thất phải hưởng đến chỗ tiếp nối (là điểm trên vùng hoành nơi giao của
rãnh nhĩ thất trước, rãnh nhĩ thất sau và rãnh liên thất dưới). Động mạch nón
là nhánh đầu tiên của động mạch vành phải. Trong 50% trường hợp, động
mạch nón xuất phát ngay tại lỗ hoặc cách đó vài milimét của động mạch vành
phải. Những trường hợp cịn lại, động mạch nón xuất phát từ lỗ riêng biệt


7

không thuộc động mạch vành phải và lỗ xuất phát ở xoang vành phải ở trên
một ít so với lỗ vành phải. Nhánh thứ hai của động mạch vành phải là nhánh
nút xoang - nhĩ. Nhánh nút xoang - nhĩ xuất phát từ động mạch vành phải
trong <60 % trường hợp, từ động mạch mũ <40 % và phần còn lại ở cả hai
động mạch trên. Phần giữa của động mạch vành phải cho ra một hoặc nhiều
nhánh bờ với kích thước trung bình, cung cấp máu cho thành trước thất phải
và có thể cung cấp tuần hồn bàng hệ ở bệnh nhân bị tắc động mạch liên thất
trước. Động mạch vành phải kết thúc bởi động mạch liên thất sau và các
nhánh sau - bên phải [14], [24].

1.1.3. Động mạch vành ưu thế
1.1.3.1. Động mạch vành phải ưu thế
Trong 85% bệnh nhân có bệnh động mạch vành phải ưu thế, có nhánh
liên thất sau và ít nhất một nhánh sau bên. Động mạch liên thất sau chạy theo
rãnh liên thất sau và cho ra nhiều nhánh vách dưới, cung cấp máu cho phần
thấp của vách liên thất và đan xen với các nhánh vách trên của động mạch
liên thất trước. Sau khi cho ra động mạch liên thất sau, động mạch vành phải
ưu thế tiếp tục đi đến chỗ tiếp nối (rãnh nhĩ thất và rãnh liên thất) cho ra
nhanh nhĩ thất sau phải chạy dọc theo phần xa của rãnh nhĩ thất sau bên trái
và kết thúc với một hoặc nhiều nhánh sau bên cung cấp máu cho vùng hoành
thất trái [18].
1.1.3.2. Động mạch vành trái ưu thế
Trong 8% trường hợp tuần hoàn động mạch vành là ưu thế trái, khi đó
động mạch liên thất sau trái và nhánh sau bên của thất trái được cung cấp bởi
đoạn xa của động mạch mũ. Trong trường hợp ưu thế trái thì động mạch vành
phải rất nhỏ, kết thúc trước chỉ tiếp nối và không cung cấp máu cho cơ tim


8

thất trái.
1.1.3.3. Ưu thế cân bằng
Khoảng 7% là ưu thế cân bằng, động mạch vành phải cho nhánh liên
thất sau và động mạch vành trái cho nhanh sau bên của thất trái [13], [23].
1.1.4. Đặc điểm tổn thương động mạch vành qua chụp mạch
1.1.4.1. Đánh giá mức độ hẹp của tổn thương động mạch vành
Chụp động mạch vành qua là tiêu chuẩn vàng để xác định mức độ hẹp
của động mạch vành. Đánh giá mức độ hẹp của tổn thương một cách chính
xác thì phải có hình ảnh chụp mạch vành không bị sai nhiều như bị ngắn đi
hoặc bị chồng ảnh từ những mạch máu khác. Vì tổn thương có thể lệch tâm

nên cần thiết phải chụp động mạch vành nhiều tư thế khác nhau mới có thể
đánh giá chính xác được. Thường cần phải đánh giá trên hai góc chụp vng
góc nhau để tránh trường hợp hẹp lệch tâm. Các nghiên cứu thấy rằng một
đoạn tổn thương hẹp 50% đường kính động mạch thì tiết diện ngang đã giảm
75% và được xem là có ý nghĩa huyết động. Với mức độ hẹp này thì trữ lượng
dịng máu mạch vành đã giảm đi từ 3-4 lần bình thường. Hẹp 75% đường
kính (90% tiết diện ngang) thì khơng làm tăng lòng mạch vành trên mức độ
lúc nghỉ. Một tổn thương hẹp 90 % đường kính thì hiếm khi dịng máu động
mạch vành vẫn bình thường (TIMI-1 hoặc 2, hiếm khi TIMI-3). Trong thực
hành lâm sàng, mức độ hẹp của tổn thương động mạch vành được đánh giá
bằng mắt qua chụp động mạch vành. Khi so sánh giữa đánh giá bằng mắt
thường và bằng hệ thống đánh giá mạch máu điện tốn có sẵn ở mỗi hệ thống
máy Chụp mạch máu kỹ thuật số (DSA: Digital Subtraction Angiography) thì
thấy rằng đánh giá bằng mắt thường ước lượng nhiều hơn khoảng 20% độ
hẹp. Trong đánh giá tổn thương động mạch vành cũng cần xét đến tình trạng


9

lệch tâm, loét, huyết khối và canxi hóa.
Mức độ hẹp thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%) độ hẹp so
với động mạch vành bình thường ngay trước gần chỗ hẹp [17], [60].
Độ hẹp (%) = (1 – (Đoạn khẩu hẹp nhất /Đoạn khấu kính bình thường
trước đó)) x 100%
Gọi là hẹp đáng kể khi mức hẹp >70% ở động mạch vành phải, động
mạch liên thất trước và nhánh mũ, và hẹp >50% ở thân chung động mạch
vành trái. Có thể đánh giá mức độ hẹp như:
0: Động mạch vành bình thường.
1: Thành động mạch vành khơng đều, nhưng khơng hẹp khẩu kính.
2: Hẹp khơng có ý nghĩa khi hẹp khẩu kính <50%.

3: Hẹp có ý nghĩa khỉ hẹp khẩu kính từ 50-75%.
4: Hẹp khít khi hẹp khẩu kinh từ 75-95%.
5: Hẹp rất khít gần như tồn bộ khẩu kinh từ 95-100%, kèm ứ đọng
thuốc cản quang trước chổ hẹp.
6: Tắc hoàn toàn.
1.1.4.2. Tổn thương động mạch vành theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ
Bên cạnh đánh giá mức hẹp đường kính thì việc đánh giá về mặt hình
thái của tổn thương hẹp là cần thiết nên Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ
ACC/AHA (1998) phân chia tổn thương hẹp thành 3 kiểu A, B, C. Có tác
dụng tiên lượng khả năng thành cơng của q trình can thiệp tái thông vành
về mặt lâm sàng cũng như về mặt kỹ thuật và nguy cơ biến chứng [41].


10

Kiểu A: Hẹp đồng tâm, ngắn <10mm, không nằm trên đoạn phân
nhánh, lịng mạch trơn nhẵn, khơng bị canxi hố, ít gặp tắc hồn tồn, khơng
hẹp lỗ, khơng có huyết khối (Thành công cao >85%, nguy cơ thấp).
Kiểu B: Hẹp lệch tâm, dài 10 - 20mm, lịng mạch khơng đồng đều, gồ
ghề, đoạn gần ngoằn ngoèo, hẹp nằm ở đoạn góc phân nhánh từ 45° đến 90°,
dấu hiệu canxi hóa vừa, hẹp lỗ vành, huyết khối lịng mạch (Thành cơng cao
>85%, nguy cơ thấp).
Kiểu C: Hẹp lan tỏa >20mm, đoạn gần rất ngoằn ngo, canxi hố, gập
góc >90°, tuần hồn bàng hệ, tổn thương nhiều nhánh (Thành công thấp
<60%, nguy cơ cao).
1.1.4.3. Tổn thương động mạch vành theo dòng chảy thuốc cản quang
Tổn thương mạch vành qua chụp động mạch vành cho thấy sự tồn tại
những hạn chế trong đánh giá mức tổn thương thực sự của mạch vành vì chỉ
giới hạn trên một mặt cắt nhìn ngang với sự tương phản lịng mạch đồ mà
thơi. Phân độ dịng chảy của tổn thương vành TIMI (Thrombolysis in

Myocardial Infarction) phần nào cho ta hình dung được độ ảnh hưởng huyết
động của tổn thương vành [38].


11

Bảng 1.1: Phân độ TIMI dòng chảy mạch vành

Phân độ
TIMI 0
TIMI I

Tính chất
Khơng hề có dịng máu ngang qua chỗ bị tắc
Có chất cản quang qua chỗ hẹp nhưng khơng ngấm hoàn toàn

TIMI II

vùng hạ lưu
Chất cản quang đi qua được chỗ hẹp, ngấm thuốc hoàn toàn ở hạ

TIMI III

lưu tốc độ tháo lưu thuốc chậm
Chất cản quang qua chỗ hẹp tốt, ngấm thuốc hoàn toàn ở hạ lưu,

tốc độ tháo lưu thuốc không bị chậm
1.1.4.4. Phân độ nặng của tổn thương động mạch vành theo điểm số
Gensini
Cho điềm theo mức độ giảm khẩu kính[63]:

- Giảm:

+25% 1 điểm

+90% 8 điểm

+50% 2 điểm

+99% 16 điểm

+75% 4 điềm

+ 100% 32 điểm

Các phương pháp điều trị trong bệnh động mạch vành
1.2.1. Điều trị nội khoa
Aspirin: thuốc chống kết tập tiểu cầu, làm giảm tỷ lệ tử vong ngắn hạn
và lâu dài ở bệnh nhân NMCT cấp. Nghiên cứu ISIS-2 cho thấy aspirin giảm
tỷ lệ tử vong 23% và giảm tái nhồi máu 49% trong 1 tuần điều trị. Trong
trường hợp khơng có chống chỉ định, tất cả bệnh nhân nghi ngờ bị HCVC nên
được nhai hoặc nuốt ngay 162 – 325 mg và sau đó 75-162 mg/ngày lâu dài.
Clopidogrel: Thuốc chống tập kết tiểu cầu tác động trên một cơ chế


12

khác. Thử nghiệm CURE (Clopidogrel in Unstable Angina to Prevent
Recurrent Even) cho thấy dùng clopidogrel cho bệnh nhân hội chứng vành
cấp không ST chênh lên giảm tử vong tim mạch. So sánh dùng aspirin đơn
thuần và phối hợp clopidogrel cho thấy phối hợp giảm biến cố tim mạch, đặc

biệt NMCT là 20% [76].
Thời gian sử dụng kháng kết tập tiểu cầu kép trong BMV mạn có PCI
đối với stent DES (Drug-eluting stent) tối thiểu 6 tháng và lý tưởng là 12
tháng, stent BMS (Bare matal stent) ít nhất 1 tháng và lý tưởng là 12 tháng.
Trong HCVC có can thiệp mạch vành qua da, thời gian kháng kết tập tiểu cầu
kép là ít nhất 12 tháng (đối với stent DES và BMS) [56].
Thuốc kháng đơng: Trong trường hợp khơng có chống chỉ định, theo
khuyến cáo ESC đề nghị dùng heparin hoặc là không phân đoạn trọng lượng
phân tử thấp và điều chỉnh theo độ lọc cầu thận [17], [60].
Chẹn beta: Thuốc chẹn thụ thể beta đường uống làm giảm sự tiến triển
của nhồi máu và cải thiện dự hậu ngắn hạn và lâu dài, là thuốc được khuyến
cáo sử dụng mức IA. Thuốc làm giảm nhu cầu oxy cơ tim, giảm đau, giảm
thiếu máu cục bộ và giảm kích thước vùng nhồi máu. Một số nghiên cứu
dùng chẹn beta sớm trong nhồi máu cơ tim cấp làm giảm tỷ lệ tử vong, suy
tim, rối loạn nhịp thấp hơn những bệnh nhân khơng dùng. Tuy nhiên ngồi tác
dụng làm giảm nhịp tim, chẹn beta cịn có tác dụng giảm huyết áp, giảm sức
co bóp cơ tim, sức cản mạch vành và có nhiều tác dụng phụ thường gặp người
lớn tuổi và đái tháo đường. Bên cạnh đó, thuốc có nhiều chống chỉ định, đặc
biệt bệnh nhân có co thắt phế quản [15], [60].
Ức chế men chuyển và chẹn thụ thể: Điều trị lâu dài ức chế men
chuyển sau NMCT có liên quan tới cải thiện dự hậu, đặc biệt bệnh nhân có


13

phân suất tống máu thất trái <40 % hay có suy tim. Sử dụng UCMC sớm là
an toàn, cải thiện tiên lượng tử vong trong 30 ngày. Đặc biệt trong một tuần
đầu tiên và được khuyến cáo cho bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái
hay suy tim, tăng huyết áp hay đái tháo đường. Nếu bệnh nhân không dung
nạp ức chế men chuyển thì có thể dùng chẹn thụ thể. Valsartan được cho thấy

không thua kém Captopril trong nhồi máu cơ tim [17], [49], [60].
Statin: Lợi ích của statin đã được chứng minh, một số nghiên cứu cho
thấy rằng lợi ích dùng statin sớm và liều cao trong hội chứng vành cấp: giảm
nguy cơ tử vong tim mạch, giảm tử vong sau nhồi máu cơ tim, đột quỵ thiếu
máu và tái tưới máu mạch vành. Mục tiêu LDL-C <1.8mmol/l (70mg/dl) hay
giảm 50% nếu LDL-C từ 1,8 – 3,5 mmol/l [17], [49].
Nitrat: Việc sử dụng thường quy nitrat trong NMCT ST chênh lên thì
khơng có lợi ích trong các thử nghiệm vì thế nó khơng được khuyến cáo.
Nitrat đường tĩnh mạch được dùng trong trường hợp tăng huyết áp hay suy
tim, chống chỉ định trong trường hợp tụt huyết áp, nhồi máu thất phải [49].
Morphin: thuốc giảm đau mạnh, chống lo âu và dãn mạch. Điều này
có thể giúp làm giảm nhịp tim và nhu cầu oxy cơ tim trong trường hợp
HCVC. Mặc dù khơng có chứng cứ trên thử nghiệm lâm sàng, nhưng
morphin từ lâu được xem như là khuyến cáo nhóm I trong điều trị NMCT
[49].
1.2.2. Can thiệp động mạch vành qua da
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tập trung vào khả năng
điều trị của ống thông trong tim mạch. Năm 1986, Jacques và cộng sự tại
trung tâm Viện trường Toulouse, Cộng Hòa Pháp đã đặt stent động mạch vành
bằng Wall stent tự nở và mở ra kỷ nguyên cho bệnh mạch vành cho nhân loại.


14

Được sự hỗ trợ chuyên gia Mỹ, vào năm 1997, Viện tim Việt Nam tiến hành
đặt stent cho bệnh nhân đầu tiên. Kể từ đây kỹ thuật này lan rộng ra các trung
tâm y tế khắp cả nước. Phương pháp điều trị tái tưới máu là chiến lược điều trị
tốt nhất hiện nay ở bệnh nhân NMCT ST chênh lên. Can thiệp động mạch
vành qua da tiên phát được thực hiện nhanh chóng bởi đội ngũ kinh nghiệm
và hiệu quả tốt hơn so với điều trị bằng tiêu sợi huyết ở bệnh nhân NMCT ST

chênh lên. Can thiệp động mạch vành qua da thì đầu phục hồi dịng chảy bình
thường của những động mạch vành bị tắc trong hơn 90% trường hợp. Can
thiệp động mạch vành qua da trong bệnh mạch vành đóng một vai trị vơ cùng
quan trọng, nhằm giải quyết tình trạng tắc nghẽn của động mạch vành, giúp
tưới máu cơ tim và cải thiện triệu chứng tốt hơn, hạn chế vùng cơ tim tổn
thương nhất là trong nhồi máu cơ tim. Can thiệp động mạch vành qua da đã
được chứng minh hiệu quả hơn tiêu sợi huyết trong việc mở thơng mạch máu
và phục hồi dịng chảy mạch vành. Theo dữ liệu nghiên cứu GUSTO IIb [29]
cho thấy rằng can thiệp mạch vành qua da tiên phát vượt trội hơn hẳn tiêu sợi
huyết tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ xuất huyết nội sọ thấp hơn. Tác giả
Hachovich nghiên cứu trên 10627 bệnh nhân xạ hình tim định lượng vùng
nhồi thiếu máu cục bộ chia làm hai nhóm điều trị nội và can thiệp mạch vành
qua da trong 60 ngày, kết quả cho thấy tương quan giữa thiếu máu cơ tim và
tử vong do tim mạch. Nhóm bệnh nhân điều trị can thiệp mạch vành qua da
thì là vùng thiếu máu cục bộ thất trái <10%, ngược lại điều trị nội khoa có tỷ
lệ vùng thiếu máu cục bộ thất trái >10% sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong tim mạch
hằng năm >2% và tử vong do tất cả nguyên nhân >3%. Một nghiên cứu khác
cùng tác giả, trên 5183 bệnh nhân có thiếu máu cục bộ cơ tim nặng, điều trị
nội khoa có tỷ lệ tử vong do tim mạch cao hơn so với CAN THIỆP MẠCH
VÀNH QUA DA lần lượt là 4,6% và 1,3% (p<0,001) [44], [45]. Nghiên cứu
của Zellweger Michael (2004), đánh giá hiệu quả tái tưới máu trên bệnh nhân


15

được can thiệp mạch vành qua da trên SPECT (xạ hình tim) và siêu âm tim,
ghi nhận kết quả đáng chú ý, có cải thiện và triệu chứng và mức độ thiếu máu
cục bộ trên xạ hình tim sau 6 tháng, ngồi ra cịn ghi nhận LVEF cải thiện
khơng đáng kể 55+10% tăng lên 57+13% nhưng mặc khác có cải thiện thể
tích thất trái cuối tâm thu và tâm trương (p<0,05) [7].

Đối với bệnh mạch vành mạn, một thử nghiệm FAME 2 khi so sánh hai
phương pháp can thiệp động mạch vành qua da có điều trị nội khoa và chỉ có
điều trị nội khoa trên bệnh nhân có FFR <0,8 hay hẹp một hay nhiều nhánh
động mạch vành (hẹp>50%) và theo dõi 2 năm, thấy rằng khơng có sự khác
biệt giữa biển cổ tử vong hay nhồi máu cơ tim nhưng mặt khác trong nhóm có
can thiệp mạch vành qua da thì tỷ lệ tái thơng mạch vành cấp cứu thấp hơn so
với nhóm điều trị nội khoa đơn thuần.
Can thiệp động mạch vành qua da được chỉ định rộng rãi trong đau thắt
ngực ổn định hay bệnh mạch vành mạn, được chứng minh cải thiện tỷ lệ sống
còn và chất lượng cuộc sống đặc biệt là triệu chứng đau ngực kéo dài.
Vì thế đối với các thể lâm sàng khác nhau có chỉ định can thiệp mạch
vành qua da phù hợp theo khuyến cáo (Phụ lục 3).
1.2.2.1. Nhồi máu cơ tim ST chênh lên
Can thiệp động mạch vành qua da làm giảm tỷ lệ thiếu máu cục bộ tái
phát hay tái tắc nghẽn mạch vành đo huyết khối hơn TSH. Nhìn chung can
thiệp mạch vành qua da an tồn và có tỷ lệ xuất huyết nội sọ thấp hơn. Hơn
nữa can thiệp mạch vành qua da cải thiện tỷ lệ sống còn ngắn hạn hay dài hạn
cho bệnh nhân NMCT ST chênh lên. Chỉ định tái tưới máu càng sớm càng tốt
bằng phương pháp can thiệp mạch vành qua da trong vòng 12 giờ sau khi phát
hiện triệu chứng, hình ảnh điện tâm đồ có ST chênh lên hoặc block nhánh trái


16

mới xuất hiện. Nên chụp động mạch vành cấp cứu xem xét can thiệp cho bệnh
nhân có triệu chứng thiếu máu cơ tim điển hình nhưng điện tim đồ khơng có
ST chênh lên, do bolck nhánh hoặc tạo nhịp thất [49], [60].
1.2.2.2. Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh và cơn đau thắt ngực không
ổn định
Mục tiêu chụp ĐMV và tái tạo động mạch vành làm giảm nguy cơ tử

vong, nhồi máu cơ tim và giảm triệu chứng. Cần phân tầng nguy cơ để lựa
chọn chiến lược điều trị nội khoa hoặc xâm lấn nhằm cải thiện tiên lượng.
1.2.2.3. Đau thắt ngực ổn định
Các chỉ định bao gồm: [64]
- Nhóm nguy cơ lâm sàng rất cao (có cấp cứu ngưng tuần hoàn và EF
giảm).
- Tổn thương ĐMV nặng, nguy hiểm (thân chung ĐMV trái, đoạn gần
nhánh liên thất trước, nhiều nhánh, SYNTAX cao ...)
1.2.2.4. Đánh giá thành công can thiệp
- Thành công về mặt chụp mạch: thủ thuật làm rộng lịng mạch tại vị trí
can thiệp đường kính hẹp tồn lưu <20% và dòng chảy đạt mức độ TIMI-3.
- Thành công về mặt thủ thuật: là khi bệnh nhân thành công về mặt
chụp mạch vành và không bị các biến chứng nặng trong thời gian nằm viện
(tử vong, nhồi máu cơ tim, bắc cầu nối chủ vành cấp cứu).
- Thành công về mặt lâm sàng sớm: bao gồm thành công về mặt chụp
mạch vành và thành công về mặt thủ thuật cùng với giảm triệu chứng và/hoặc
dấu hiệu thiếu máu cơ tim khi bệnh nhân hồi phục sau thủ thuật. Thành công


17

về mặt lâm sàng dài hạn khi kết quả thành cơng về mặt lâm sàng sớm tiếp tục
duy trì và kéo dài, bệnh nhân khơng có thiếu máu cơ tim trên 6 tháng sau thủ
thuật. Tái hẹp là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến thành công về mặt
lâm sàng dài hạn [12], [54], [60].
1.2.2.5. Biến chứng can thiệp động thạch vành qua da
Biến chứng của thủ thuật được chia thành 6 loại cơ bản [24], [60].
- Tử vong: bệnh nhân tử vong trong quá trình nằm viện .
- Nhồi máu cơ tim: nhồi máu cơ tim mới khi có tăng chất chỉ điểm sinh
học (Troponin) + ít nhất 1 tiêu chuẩn sau:

+ Lâm sàng: cơm đau thắt ngực điển hình, kéo dài trên 30 phút,
khơng giảm với nghỉ ngơi hay dùng nitroglycerin. Xanh tái, tốt mồ
hơi, tim nhanh có thể có ran ẩm.
+ Thay đổi mới trên điện tim: ST chênh lên, sóng T đảo ngược,
sóng Q hoặc block nhánh trái mới xuất hiện.
+ Chứng cử về hình ảnh học có mất vùng cơ tim cịn sống hoặc
bất thường vận động vùng mới xuất hiện.
- Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành cấp cứu: Chỉ định phẫu thuật bắc
cầu nối chủ - vành theo các loại sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành có chuẩn
bị, phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành sớm, phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành
cấp cứu, phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành cứu vãn.
- Đột quy: Bệnh nhân bị mất chức năng thần kinh do thiếu máu não với
các triệu chứng tồn tại ít nhất sau 24 giờ.
- Các biến chứng tại vị trí làm đường vào động mạch: Chảy máu, tắc


18

mạch, bóc tách thành mạch, giả phình mạch, thơng động - tĩnh mạch.
- Bệnh thận do thuốc cản quang (trong vòng 72 giờ): Bệnh nhân bị suy
thận cấp làm tăng creatinin máu thêm hơn 2,0 mg/dl (hoặc tăng >50% chỉ số
bất bình thưởng trước đó) so với trước khi làm thủ thuật, hay đòi hỏi phải
chạy thận nhân tạo.
1.2.2.6. Các yếu tố liên quan tới can thiệp động mạch vành qua da
Nhiều thử nghiệm quan trọng đã cho thấy các yếu tố liên quan nguy cơ
biến chứng khi tiến hành can thiệp động mạch vành qua da.
Bệnh nhân có nhiều tổn thương phức tạp: như tổn thương nhiều nhánh
hay tắc hồn tồn mạn tính với những đặc tính dễ gây biến chứng thì khi can
thiệp cần nhiều sự khéo léo và kinh nghiệm.
Người cao tuổi: do thành công của việc can thiệp mạch vành qua da, rất

nhiều bệnh nhân cao tuổi khơng có khả năng lựa chọn để mổ cầu nối, đã yêu
cầu làm can thiệp động mạch vành qua da. Tuy nhiên bệnh nhân cao tuổi thì
tỷ lệ tử vong cũng cao.
Đái tháo đường: thường là những bệnh nhân cao tuổi, tổn thương nhiều
mạch hay kèm theo rối loạn các yếu tố đơng máu và chuyển hóa, trong can
thiệp thường dễ có nhiều biến chứng, tỷ lệ tái hợp cao khi theo dõi lâu dài.
Bệnh nhân đái tháo đường thường triệu chứng đau ngực khơng điển hình.
Tăng huyết áp: một yếu tố quan trọng của xơ vữa mạch máu nói chung
và của BMV nói riêng. Tăng huyết áp khơng chỉ làm tăng tình trạng canxi hóa
động mạch vành, mà cịn có liên quan trực tiếp với sự xuất hiện của biến cố
mạch vành [17], [60].
1.2.3. Phẫu thuật bắt cầu động mạch vành


19

Chỉ định chung [55]:
- Hẹp thân chung động mạch vành (BMV) trái (hẹp >50%).
- Hẹp tương đương thân chung động mạch vành trái (hẹp >70% cá hai
ĐMV mũ và ĐMV xuống trái trước.
- Hẹp cả ba nhánh chính ĐMV (lợi ích cao hơn khi phân suất <50%).
- Hẹp hai thân chung ĐMV trong đó hẹp nặng phần gần ĐMV xuống
trước trái và đi kèm phần suất tống máu <50% hoặc có biểu hiện thiếu máu
cục bộ rõ rệt khi khảo sát không xâm nhập.
- Hẹp một hay hai thân ĐMV trong đó tổn thương phẩn gần ĐMV
xuống trái trước, có kèm vùng cơ tim cịn sống và có nguy cơ cao khi khảo sát
không xâm nhập.
- Điều trị nội khoa khơng hiệu quả và có nguy cơ phẫu thuật thấp.
- Thất bại với can thiệp động mạch vành thi đấu trên bệnh nhân có tắc
nghẽn đe dọa hoặc tình trạng huyết động không ổn định.

1.3. Thay đổi chức năng thất trái trên bệnh động mạch vành
1.3.1. Ảnh hưởng bệnh mạch vành lên chức năng thất trái
Bệnh động mạch vành là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn chức năng
thất trái và suy tim với tỷ lệ tử vong trong 10 năm lên tới 60%. Trong đó, nhồi
máu cơ tim làm tổn thương cơ tim dẫn đến giảm cung lượng tim, hậu quả là 3
hệ thống bù trừ sẽ bị kích hoạt: hệ giao cảm, hệ Renin - Angiotensin và hệ
Argin Vasopressin. Sự hoạt hóa ba hệ thống này làm co mạch, tăng giữ muối
nước, làm tăng hậu tải và tiền tải. Hậu quả là giảm chức năng cơ tim và sung
huyết mạch máu. Ngoài ra tổn thương cơ tim làm giảm tống máu thì tâm thu.


20

Tăng hoạt hóa hormon và tăng lượng máu cuối tâm trương (do đó tăng áp lực
thất trái cuối tâm trương). Các yếu tố này sẽ làm gia tăng sức căng thành tim
cuối tâm thu: vùng nhồi máu sẽ bị dãn ra và mỏng dần hơn, diễn tiến túi
phình, vỡ tim hay suy tim. Vùng khơng thiếu máu bị kích hoạt bởi sức căng
thành tâm gia tăng sẽ phì đại. Phì đại cơ tim sẽ giảm bớt sức căng thành tim.
Hiện tượng tái cấu trúc như trên sẽ cải thiện chức năng tim trong giai đoạn
đầu, nhưng thể tích thất trái gia tăng. Về lâu về dài buồng thất dãn ngày càng
nhiều hơn, dẫn đến suy tim. Việc đánh giá tổn thương, tưới máu và chức năng
của tim trên lâm sàng hiện nay có rất nhiều phương pháp như chụp buồng thất
trái bằng phóng xạ, chụp xạ hình tưới máu cơ tim, chụp cộng hưởng từ tim,
chụp cắt lớp vi tính... nhưng phương pháp dễ dàng sử dụng, phổ biến và tiện
lợi trong thực hành trên lâm sàng là siêu âm tim [17], [60].
1.3.2. Thay đổi chức năng thất trái trên siêu âm tim sau can thiệp động
mạch vành qua da
Siêu âm là cơng cụ mạnh để chẩn đốn và theo dõi kiểm tra chức năng
tim trong bệnh mạch vành, diện tích cơ tim bị ảnh hưởng và góp phần tiên
lượng trong BMV. Khi lâm sàng và điện tâm đồ không cho phép chẩn đốn thì

siêu âm là cơng cụ giúp ích cho chẩn đoán. Siêu âm tim cho thấy mặt cắt giải
phẫu bên trong buồng tim, cho phép mô tả cấu trúc, hoạt động của thành tim
và van tim, đo đạc được kích thước buồng tim, biên độ hoạt động của chu
chuyển tim.
Siêu âm trong nhồi máu cơ tim cấp: Chẩn đoán và loại trừ nhồi máu cơ
tim cấp ở bệnh nhân đau ngực kéo dài nhưng ECG không cho phép quyết
định, đánh giá khối lượng cơ tim có nguy cơ và kích thước ổ nhồi máu, phát
hiện biến chứng nhồi máu, đánh giá cơ tim cịn sống hay khơng và phân tầng
nguy cơ. Ngoài ra siêu âm tim giúp phát hiện các biến chứng của nhồi máu cơ


21

tim như thủng vách liên thất, phình vách thất, giả phình, huyết khối buồng
tim.
Đánh giá chức năng của thất trái cần thiết nhất là phân suất tống máu
thất trái (LVEF). Đây là thông số quan trọng đánh giá chức năng tâm thu thất
trái. Được tính tốn chủ yếu dựa vào hai thơng số chính: thể tích thất trái cuối
tâm trường và cuối tâm thu. Hai phương pháp dùng phổ biến hiện nay có
Teichholz và Simpson. Phương pháp Teichholz trong trường hợp có bệnh
mạch vành cho kết quả sai lệch nếu mặt cắt là vùng cơ tim không rối loạn vận
động vùng. Có nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy LVEF được tính bằng
phương pháp Simpson khơng có sự khác biệt so với các phương pháp xạ hình
tim hay thơng tin [31], [48]. Vì vậy phương pháp Simpson được sử dụng rộng
rãi trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim [18], [51]. Theo
nhiều nghiên cứu, chức năng tâm thu thất trái liên quan chặt chẽ với diện tích
vùng nhồi máu. Những bệnh nhân nhồi máu cơ tim vùng thành dưới hay trước
vách đơn thuần thì LVEF giảm ít hơn so với nhồi máu cơ tim vùng trước rộng
hay phối hợp [47]. Ngoài ra phần suất tống máu thất trái còn phụ thuộc bởi
các yếu tố khác như sự tưới máu của nhánh động mạch vành không phụ thuộc

vùng nhồi máu, tuần hoàn bằng hệ và khả năng phục hồi co bóp cơ tim bị
chống sau khi tưới máu trở lại, nếu kịp thời như tiêu sợi huyết, can thiệp
động mạch vành qua da hay phẫu thuật bắc cầu. Trong nghiên cứu tác giả Ye
Ziling và cộng sự (2018) [75] liên quan giữa giảm phân suất tống máu thất
trái của bệnh nhân hội chứng vành cấp sau can thiệp mạch vành qua da và tỷ
lệ tử vong, kết quả cho thấy bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm
có tỷ lệ tử vong cao hơn 15% so với nhóm phân suất tống máu bình thường,
ngồi ra một số nghiên cứu khác cho thấy bệnh nhân có LVEF giảm thì tăng
biến cố tim mạch và huyết khối trong stent [68], [71]. Vì thế siêu âm tim đánh
giá, theo dõi chức năng tim trước và sau can thiệp nhằm đưa ra dữ liệu quan


22

trọng trên lâm sàng để đánh giá và tiên lượng bệnh nhân.
Siêu âm tim gắng sức (bằng thuốc, gắng sức xe đạp kế): có độ nhạy và
độ đặc hiệu cao ở bệnh nhân có nghi ngờ BMV. Hình ảnh so sánh trước khi
gắng sức để xem bất thường vận động thành tim là chỉ điểm BMV. Siêu âm
tim gắng sức có độ nhạy và độ đặc hiệu cao ở bệnh nhân có tổn thương nhiều
nhánh mạch vành, bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cũ. Siêu âm gắng sức bằng
thuốc thường chỉ định cho những bệnh nhân không thể gắng sức để chẩn đốn
BMV [18].
1.4. Nghiên cứu trong và ngồi nước
1.4.1. Nghiên cứu trong nước
Trương Quang Bình (2007) [1], đánh giá kết quả của can thiệp động
mạch vành qua da tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
trong 2 năm (2004-2006). Vị trí can thiệp thường nhất là động mạch liên thất
trước (43,8%), rồi nhánh phải (37,5%) và ít nhất nhánh mũ (18,3%). Theo
phân loại AHA/ACC thì kiểu sang thương thường gặp nhất là B2 (66,8%).
Can thiệp theo kiểu kinh điển được sử dụng nhiều nhất (69,9%). Tỉ lệ thành

công về mặt giải phẫu, thành công thủ thuật và thành công lâm sàng lần lượt
95,6 – 93,9 và 92,6%. Có sự khác biệt về tỉ lệ thất bại khi can thiệp sang
thường type C so với các sang thương khác (15,4 % ở type C so với 2% ở
type B2 và 2,8% ở type B1) và khi can thiệp cấp cứu so với can thiệp chương
trình (9,1% so với 3,2%). Tỉ lệ biến chứng chung 1,75% và tỷ lệ tử vong
0,9%, tập trung chủ yếu ở các trường hợp can thiệp động mạch vành cấp cứu.
Nghiên cứu của tác giả Trần Hòa (2007) [8], khảo sát kết quả can thiệp
động mạch vành tiên phát (thì đầu) trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp ST
chênh lên. Trong số 239 bệnh nhân, nam chiếm 72%, tuổi trung bình 61,8 ±


23

12,9; theo dõi trung bình 28,2 ± 9 tháng. Thành công về mặt kỹ thuật đạt được
91,2% và 16,7% bệnh nhân có ít nhất một biến chứng. Thời gian cửa - bóng
trung bình là 78,2 ± 15,4 phút. Theo dõi ngắn hạn: tử vong 5.9% và theo dõi
trung hạn tử vong 9,6%.
1.6.2. Nghiên cứu ngoài nước
Trong nghiên cứu của tác giả Guo Q. (2013) [42] được đăng trong tạp
chí “Ultrasound in Medicine and Biology”, khảo sát sự cải thiện chức năng
thất trái sớm và muộn sau nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch qua
da, kết quả cho thấy sự cải thiện đáng kể phân suất tống máu thất trái trên siêu
âm tim sau 3 và 6 tháng.
Rahuman M.B, Faslur (2015) [65] nghiên cứu kết quả can thiệp mạch
vành qua da trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên. Nghiên cứu
trên 159 bệnh nhân, chia làm hai nhóm bệnh nhân can thiệp giai đoạn và can
thiệp cấp cứu, nhánh động mạch liên thất trước là thủ phạm chiếm 76,9% và
58,8%; tỷ lệ thành công lần lượt 97,4% và 97,5% và tỷ lệ tử vong chỉ có 5,1%
và 3,8%.
Nghiên cứu khác của tác giả Wang P. (2014) [73], cũng khảo sát thay

đổi chức năng thất trái trên bệnh nhân tắc mạn tính động mạch vành được can
thiệp động mạch qua da trên siêu âm tim, kết quả cho thấy LVEF (%) trung
bình của bệnh nhân trước can thiệp 59,35 ± 10,16%; sau 3 tháng 61,95 ±
10,2% (p <0,001) và sau 6 tháng 65,86 ± 9,83 (p <0,001).


24

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng chọn mẫu
Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim ST chênh lên và có chỉ
định can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu.
- Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim ST chênh lên và kết quả
chụp động mạch hẹp có ý nghĩa >70%.
- Bệnh nhân có chỉ định can thiệp động mạch vành qua da theo khuyến
cáo của ACC/AHA.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có các bệnh lý nội khoa kèm theo có thể gây ảnh hưởng
đến hệ tim mạch (ngoại trừ tăng huyết áp và đái tháo đường type 2).
- Bệnh nhân có hở/ hẹp van động mạch chủ nặng, hở van hai lá 3/4 4/4.
- Bệnh nhân rung nhĩ hoặc có các rối loạn nhịp khác.
- Bệnh nhân khơng đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đơn vị Tim mạch Can thiệp - khoa Nội Tim mạch,BVĐK Kiên Giang.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 04/2020 tháng 12/2020.



25

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cỡ mẫu
Sử dụng công thức:

Trong đó :
- Z : trị sơ phụ thuộc vào mức ý nghĩa thống kê do người nghiên cứu
chọn và được tra từ phân phối chuẩn. Z = 1,96 khi khoảng tin cậy là 95%.
- d: sai số cho phép d = 0,07.
- α: mức ý nghĩa thống kê.
- n: cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.
- p: tỷ lệ ước đốn, theo nghiên cứu tác giả Trần Hịa tỷ lệ thành công
về mặt kỹ thuật là 91,2% nên chọn p = 0,912 được n = 62,9 = cỡ mẫu n = 63
mẫu.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi 3 tháng.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm dân số học


×