Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chuyên đề vật lý lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.66 KB, 4 trang )

Vật lí 9 bài 1
Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
Chuyên đề Vật lý lớp 9: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn được VnDoc
sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn
Vật lý lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
I. TĨM TẮT LÍ THUYẾT
1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
3. Kết luận
III.Bài tập ví dụ minh họa
IV.Bài tập trắc nghiệm

I. TĨM TẮT LÍ THUYẾT
1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó (I ∼ U).

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dịng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng
(hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua
gốc tọa độ (gốc tọa độ được chọn là điểm ứng với các giá trị U = 0 và I = 0).

3. Kết luận
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc
tọa độ.

Chú ý: Nếu biết giá trị cường độ dòng điện bằng cách tương tự ta có thể tìm được giá trị tương ứng của hiệu điện thế.



III.Bài tập ví dụ minh họa
Bài 1: Trong một dây dẫn điện có cường độ dịng điện chạy qua có độ lớn 2A được mắc vào hiệu điện thế 10V. Muốn dòng


diện chạy qua dây dẫn giảm đi 0,5A thì hiệu điện thế của dịng điện có độ lớn bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải
Ban đầu hiệu điện thế của dây dẫn gấp 10 : 2 = 5 lần cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
Khi cường độ dòng điện giảm 0,5A nên cường độ dòng điện lúc sau là 2 - 0,5 = 1,5 (A)
Vì cường độ dịng điện giữa hai dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì hiệu điện thế giảm bấy nhiêu lần
Vậy hiệu điện thế khi giảm là: 1,5 . 5 = 7,5 (V)

Bài 2: Khi đặt vào dây dẫn hiệu điện thế 30 V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là 5A. Khi hiệu điện thế tăng 1,5 lần so
với ban đầu thì cường độ dịng điện chạy qua dây dẫn có độ lớn bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải
Hiệu điện thế trong dây dẫn gấp 30 : 5 = 6 (lần) cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
Khi hiệu điện thế tăng gấp 1,5 lần so với ban đầu thì hiệu điện thế lúc sau có độ lớn là: 30 . 1,5 = 45 (V)
Vì hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dịng điện chạy qua dây dẫn cũng tăng bấy nhiêu lần.
Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi hiệu điện thế tăng là: 45 : 6 = 7,5 (A)

Câu 3: Khi đặt một hiệu điện thế 15V giữa hai đầu một dây dẫn thì dịng điện đi qua nó có cường độ là 1,25A. Hỏi phải giảm
hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây chỉ còn là 1A?

Hướng dẫn giải
Dễ thấy hiệu điện thế gấp 15 : 1,25 = 12 lần cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
Vì cường độ dịng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên cường độ dòng điện giảm bao nhiêu lần thì hiệu điện thế cũng giảm bấy
nhiêu lần.
Khi cường độ dịng điện cịn lại 1A thì hiệu điện thế khi đó là 1 . 12 = 12 (V)

Vậy phải giảm hiệu điện thế một lượng là 15 - 12 = 3 (V)
Câu 4: Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu một vật dẫn là 30V thì cường độ dịng điện qua nó là 2,5 A. Muốn cường độ dịng
điện qua nó tăng thêm 0,5A thì phải đặt vào hai đầu vật dẫn đó một hiệu điện thế là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải
Vì cường độ dịng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên khi tăng cường độ dịng điện lên bao nhiêu lần thì hiệu điện thế tăng bây
nhiêu lần.
Hiệu điện thế gấp 30 : 2,5 = 12 lần cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện khi tăng là: 2,5 + 0,5 = 3(A)
Vậy hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn khi đó là: 3 . 12 = 36 (V)

IV.Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khi đặt vào 2 đầu dây dẫn điện một hiệu điện thế 8V thì cường độ dịng điện qua nó là 2A. Nếu đặt vào 2 đầu dây dẫn
một hiệu điện thế là 12V thì cường độ dịng điện có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 3A

B. 6A

C. 2A

D. 1,5A

Đáp án: A

Câu 2: Khẳng định nào sau đây đúng?
A.Hiệu điện thế trong dây dẫn tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
B.Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì hiệu điện thế tăng bấy nhiêu lần.
C.Cường độ dòng điện và hiệu điện thế chạy qua dây dẫn có độ lớn tỉ lệ thuận với nhau.
D.Khi cường độ dịng điện chạy trong tăng thì hiệu điện thế chạy trong dây dẫn giảm.
Đáp án: C


Câu 3: Đồ thị hàm số biểu thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế chạy qua dây dẫn là:
A.Là một đường thẳng


B.Là một đường thẳng đi qua một điểm
C.Là một đường thẳng đi qua điểm I = 1, U = 0
D.Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ U = 0, I = 0
Đáp án: D

Câu 4: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có độ lớn là 3A thì hiệu điện thế có độ lớn là 54V. Nếu giảm hiệu điện thế đi 3
lần thì cường độ dịng điện chạy qua dây dẫn có độ lớn là bao nhiêu?
A.1A

B.2A

C.3A

D.4A

Câu 5: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dịng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:
A. Chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
B. Chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.
C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
D. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
→ Đáp án C

Câu 6: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dịng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. luân phiên tăng giảm
B. không thay đổi

C. giảm bấy nhiêu lần
D. tăng bấy nhiêu lần
→ Đáp án C

Câu 7: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như
thế nào?
A. Không thay đổi
B. Tăng 1,5 lần
C.Giảm 3 lần
D.Tăng 3 lần
→ Đáp án D

Câu 8: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dịng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt
vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dịng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
A. 0,5A

B. 1,5A

C. 1A

D. 2A

→ Đáp án B

Câu 9: Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1, khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1 = 22.4V. Dòng điện đi
qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 89,6V?
A. 2 lần

B. 3 lần


C. 4 lần

D. 5 lần

→ Đáp án C

Câu 10: Dựa vào dữ liệu có trong bảng dưới đây, hãy điền các giá trị còn lại trong bảng:
U (V)

0

8

I (A)

18

42

0,24

3

0,5

1,44

18

3


0,16

Đáp án
U (V)

0

8

42

0,96


I (A)

0

0,24

3

0,5

7

0,16

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 9: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai

đầu dây dẫn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề vật lí lớp 9, Giải
bài tập Vật Lí 9, Giải bài tập SBT vật lí 9 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×