Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.94 KB, 6 trang )

Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
Chuyên đề mơn Vật lý 9 - Có đáp án
Chun đề Vật lý lớp 9: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ được VnDoc sưu tầm đăng tải. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp
các em trả lời các câu hỏi Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ có những đặc điểm gì?. Với phần lý thuyết kèm bài tập kèm
đáp án sẽ giúp các em học tốt hơn.

>> Mời bạn đọc cùng tham khảo một số tài liệu liên quan:
Thấu kính phân kì là loại thấu kính
Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có

Chun đề: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
A. Lý thuyết
2. Xác định độ cao của vật hay của ảnh
B. Trắc nghiệm & Tự luận

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook:Tài liệu học tập lớp 9.
Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

A. Lý thuyết
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- Vật đặt ngồi khoảng tiêu cự cho ảnh thật ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính
một khoảng bằng tiêu cự.
- Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với vật.

Chú ý:
+ Ảnh ảo không hiện được trên màn nhưng có thể nhìn thấy bằng mắt khi mắt đặt sau thấu kính để nhận chùm tia ló.

+ Ảnh thật có thể hiện rõ trên màn hoặc được nhìn thấy bằng mắt khi mắt đặt sau điểm hội tụ của chùm tia ló.



2. Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
a) Cách dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ
- Từ S ta dựng hai tia (trong ba tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính.
- Nếu hai tia ló cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật S’ của S, nếu hai tia ló khơng cắt nhau thực sự mà có
đường kéo dài của chúng cắt nhau, thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S qua thấu kính.

b) Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ
Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vng góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng
hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vng góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.


Chú ý: Khi dựng ảnh, ảnh ảo và đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng nét đứt
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách xác định vị trí của ảnh khi biết vị trí của vật và tiêu cự hay xác định vị trí của vật khi biết vị trí của ảnh và tiêu
cự hay xác định tiêu cự khi biết vị trí của ảnh và vị trí của vật.
Cách 1: Vẽ ảnh của một vật theo phương pháp nêu trên. Sử dụng tính chất của tam giác đồng dạng để suy ra đại lượng cần
xác định.

Cách 2: Áp dụng công thức

để xác định.
Trong đó: vật là vật thật.
f là tiêu cự của thấu kính (là khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm).
d là khoảng cách từ vị trí của vật đến thấu kính.
d’ là khoảng cách từ vị trí của ảnh đến thấu kính (khi ảnh thật thì d’ > 0, khi ảnh ảo thì d’ < 0).

2. Xác định độ cao của vật hay của ảnh
Cách 1: Áp dụng tính chất của tam giác đồng dạng.
Cách 2: Áp dụng cơng thức


Trong đó: h và h’ là độ cao của vật và của ảnh (khi ảnh thật thì h’ > 0, khi ảnh ảo thì h’ < 0).

B. Trắc nghiệm & Tự luận
Câu 1: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
A. là ảnh thật, lớn hơn vật.

B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

C. ngược chiều với vật.

D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Hướng dẫn trả lời


Ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính ⇒ ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều với vật
→ Đáp án D

Câu 2: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vng góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:
A. ảnh ảo ngược chiều vật.

B. ảnh ảo cùng chiều vật.

C. ảnh thật cùng chiều vật.

D. ảnh thật ngược chiều vật.

Hướng dẫn trả lời
Khi đặt vật trong khoảng tiêu cự ⇒ ảnh là ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật
→ Đáp án B


Câu 3: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:
A. thật, ngược chiều với vật.

B. thật, luôn lớn hơn vật.

C. ảo, cùng chiều với vật.

D. thật, luôn cao bằng vật.

Hướng dẫn trả lời
Ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính ⇒ ảnh là ảnh thật, ngược chiều với vật, có thể nhỏ hơn hoặc bằng hoặc lớn hơn vật
tùy vị trí của vật
→ Đáp án A

Câu 4: Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.
A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.
C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.
Hướng dẫn trả lời
Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
→ Đáp án C

Câu 5: Đặt một vật AB hình mũi tên vng góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì
ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất:
A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.


C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

D. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.

Hướng dẫn trả lời
Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.
→ Đáp án D

Câu 6: Một vật AB cao 3 cm đặt trước một thấu kính hội tụ. Ta thu được một ảnh cao 4,5cm. Ảnh đó là:
A. Ảnh thật

B. Ảnh ảo

C. Có thể thật hoặc ảo

D. Cùng chiều vật

Hướng dẫn trả lời
Trong thấu kính hội tụ nếu kích thước ảnh lớn hơn kích thước vật thì ảnh đó có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo
→ Đáp án C

Câu 7: Một vật AB cao 2cm đặt trước một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh
A’B’ cao 4cm như hình vẽ.


Màn cách thấu kính một khoảng:
A. 20cm

B. 10cm


C. 5cm

D. 15 cm

Hướng dẫn trả lời
Tia tới qua quang tâm O cho tia ló truyền thẳng ⇒ A và A’ nằm trên cùng đường thẳng qua O ⇒
ΔABO ∼ ΔA'B'O ⇒ OB/OB' = AB/A'B' = 2/4 = 1/2
⇒ OB’ = 2BO = 2.10 = 20 cm

Vậy màn cách thấu kính một khoảng OB’ = 20 cm
→ Đáp án A

Câu 8: Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật
qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:
A. 10cm

B. 15cm

C. 5 cm

D. 20 cm

Hướng dẫn trả lời
Ảnh đối xứng với vật qua quang tâm O thì kích thước của vật bằng kích thước của ảnh:
⇒ AB = A’B’ = 5 cm

→ Đáp án C

Câu 9: Cho thấu kính có tiêu cự 20 cm, vật AB đặt cách thấu kính 60 cm và có chiều cao h = 2 cm.
a) Vẽ ảnh của vật qua thấu kính.

b) Vận dụng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
Hướng dẫn trả lời
a) Ảnh A’B’ được biểu diễn như hình vẽ:

b. Gọi OA = d, OA' = d', OF = OF' = f
Ta có: ΔABO ∼ ΔA'OB nên

(1)

Ta có: ΔIOF' ∼ ΔB'OB' nên
Từ (1) và (2) ⇒
hay
Chia hai vế cho d.d'.f ta suy ra được:

(2)
⇒ f.d' = d.d' - f.d

Từ (1) ta có:
Với f = 20cm, d = 60cm thì

(cm)

Vậy

Câu 10: Một vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng vng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tại A và cách thấu kính 20
cm. Tiêu cự của thấu kính bằng 15 cm.


a) Dùng các tia sáng đặc biệt qua thấu kính vẽ ảnh A’B’ của AB theo đúng tỉ lệ.
b) Dựa vào phép đo và kiến thức hình học tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật.

Hướng dẫn trả lời
a. Hình vẽ:

b. Ta có: ΔA'B'O ∼ ΔAOB nên suy ra tỉ lệ:

(1)

Ta có: ΔA'B'F' ∼ ΔOIF' nên suy ra tỉ lệ:
Mặt khác AB = OI (3)

(2)

Từ (1), (2), (3) suy ra
Thay A'O = 60cm vào biểu thức (1) ta được:

Vậy ảnh A’B’ cao gấp 3 lần vật AB.

Câu 11: Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?
Hướng dẫn trả lời
- Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn
được tạo ra ở màng lưới. Việc này được thực hiện nhờ các cơ vịng của mắt.
+ Khi bóp lại, các cơ này làm thể thủy tinh phồng lên, giảm bán kính cong, do đó tiêu cự của mắt giảm.
+ Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của mắt lớn nhất.
Khi các cơ mắt bóp tối đa, mắt ở trạng thái điều tiết tối đa và tiêu cự của mắt nhỏ nhất.

Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm
chắc kiến thức cũng như học tập tốt môn Vật lý 9. Chúc các em học tốt, nếu các em có thắc mắc hay muốn trao đổi kiến thức
Vật lý 9, truy cập đường link hỏi - đáp bên dưới này nhé
----------------------------------------------------Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 9: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Chắc hẳn qua bài viết bạn
đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta

thấy được đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, phương pháp
giải bài tập ở dạng bài này... Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng tham khảo
thêm một số tài liệu học tập tại các mục Chuyên đề Vật lý 9, Giải bài tập Vật lý lớp 9, Giải bài tập Vật Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9
mà VnDoc đã tổng hợp, biên soạn và giới thiệu tới các bạn đọc cùng tham khảo.
Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - Đáp

Truy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập



×