BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------------� � �---------------
BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI
Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nhóm: 7
Lớp học phần: 21100HCMI0121
Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1
B. NỘI DUNG
2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TẤT YẾU CỦA LIÊN MINH GIAI CẤP,
TẦNG LỚP
2
1. Một số khái niệm cơ bản
2
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tính tất yếu của liên minh trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa
2
3. Cơ sở lý luận của Hồ Chí Minh về việc thực hiện liên minh giai cấp, tầng lớp ở
Việt Nam
4
II. LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở
VIỆT NAM
4
1. Nội dung liên minh
4
1.1. Nội dung chính trị của liên minh
4
1.2. Nội dung kinh tế của liên minh
5
1.3. Nội dung văn hóa-xã hội của liên minh
5
2. Thực trạng liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH
6
2.1. Công nhân
6
2.2. Nông dân
7
2.3. Tầng lớp tri thức
9
2.4. Liên minh giai cấp, tầng lớp
10
3. Phương hướng
11
4. Vai trò và trách nhiệm của sinh viên đối với liên minh
12
C. KẾT LUẬN
13
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
14
A.
MỞ ĐẦU
Từ lý luận và thực tiễn của phong trào công nhân châu Âu giữa thế kỷ XIX, trực tiếp
nhất là cách mạng tư sản Đức năm 1848 và Công xã Pari năm 1871 C.Mác và
Ph.Ăngghen đã khẳng định: Cuộc cách mạng vô sản hay phong trào công nhân không thể
giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ tư bản nếu khơng có khối liên minh
giữa giai cấp cơng nhân và giai cấp nơng dân, trong đó giai cấp cơng nhân giữ vai trị lãnh
đạo. Trong Cách mạng Tháng Mười Nga, phát triển lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen về tổ
chức liên minh công-nông và trong điều kiện nước Nga lúc đó đang tham gia chiến tranh
thế giới lần thứ nhất, V.I. Lênin đã nói đến liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân với binh lính, vận động thành lập các xơ viết cơng nhân, nơng dân và binh
lính…
Xuất phát từ thực tiễn của xã hội Việt Nam, từ yêu cầu và khả năng tập hợp lực lượng
cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương trong mọi giai đoạn cách mạng “cơng,
nơng, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối”. Theo Người, “Tính chất cách mạng
của ta là cách mạng dân chủ mới, cho nên động lực cách mạng gồm có những giai cấp:
công nhân, nông dân, tiểu tư sản”. Trong giai đoạn mới xây dựng Nhà nước chủ nghĩa xã
hội Việt Nam, liên minh giai cấp, tầng lớp tiếp tục được Đảng và Nhà nước khẳng định là
một yếu tố tất yếu, một nhu cầu khách quan để giai cấp công nhân giữ vững vai trị lãnh
đạo, giai cấp nơng dân được giải phóng và sự phát triển của tầng lớp trí thức.
Như vậy, liên minh giai cấp, tầng lớp là một tất yếu khách quan trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa, đặc biệt ở Việt Nam, khối liên minh này được vận dụng sáng tạo và hoàn cảnh
nước ta. Nghiên cứu đề tài “Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam” chúng em muốn tìm hiểu tầm quan trọng của việc liên minh
giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam để tìm ra những thuận lợi, khó khăn đồng thời tìm hiểu thực
trạng của khối liên minh trong giai đoạn hiện nay; thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ
đó có những kiến nghị tăng cường đồn kết khối liên minh, tạo động lực phát triển đất
nước.
1
B.
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TẤT YẾU CỦA LIÊN MINH GIAI
CẤP, TẦNG LỚP
1. Một số khái niệm cơ bản
Giai cấp công nhân-con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, là giai cấp đại
biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. Đây là những
người trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành công cụ sản xuất nhưng lại khơng có tư liệu sản
xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Vì
vậy họ chính là giai cấp lãnh đạo trong cuộc đấu tranh đi lên chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất trong nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… trực tiếp sử dụng một tư liệu sản xuất cơ bản và đặc
thù, gắn với thiên nhiên là đất, rừng, biển để sản xuất ra nông sản, đặc biệt.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trí thức là những người lao động trí óc phức
tạp và sáng tạo, là những người có đủ trình độ, học vấn, có chun mơn cao trong mọi
lĩnh vực lao động của mình. Trí thức cịn là những người quan tâm và có chính kiến trước
những vấn đề chính trị xã hội thời cuộc.
Liên minh là một khối liên kết các lực lượng hoạt động vì mục đích chung. Liên minh
của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là một liên minh kết hợp
đúng đắn các lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp cho
cuộc chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, đem lại lợi ích cho tuyệt đại đa số nhân dân lao
động trong đấu tranh cách mạng cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tính tất yếu của liên minh trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa
● Góc độ chính trị:
Trong một chế độ xã hội nhất định, cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích đối lập
nhau đặt ra nhu cầu tất yếu khách quan rằng mỗi giai cấp đứng ở vị trí trung tâm đều phải
tìm cách liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác có những lợi ích phù hợp với
mình để tập hợp lực lượng thực hiện những nhu cầu và lợi ích chung.
2
Trong cách mạng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, giai cấp công nhân
phải liên minh với giai cấp nông nhân, tri thức và các tầng lớp nhân dân để tạo sức mạnh
tổng hợp đảm bảo cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa cả trong giai đoạn
giành chính quyền và giai đoạn xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa mới.
V.I. Lênin chỉ rõ: “ Chun chính vơ sản làm một hình thức đặc biệt của liên minh giai
cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiền phong của những người lao động, với sự động đảo
những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nơng dân, trí thức,..),
hoặc với phần lớn những tầng lớp đó, liên minh nhằm chống lại tư bản, lật đổ hoàn toàn
tư bản, tiêu diệt hoàn toàn sự chống cự của giai cấp tư sản và những mưu toan khôi phục
của giai cấp ấy, nhằm thiết lập và củng cố vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội.”
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và
tầng lớp lao động khác vừa là lực lượng sản xuất cơ bản, vừa là lực lượng chính trị-xã hội
to lớn. Nếu thực hiện tốt khối liên minh này, trước hết là với trí thức thì khơng những xây
dựng được cơ sở kinh tế vững mạnh mà chế độ chính trị-xã hội chủ nghĩa cũng ngày càng
được củng cố vững chắc.
● Góc độ kinh tế:
Cùng với tính tất yếu của chính trị-xã hội, tính tất yếu kinh tế của liên minh lại nổi lên
với tư cách là nhân tố quyết định cho sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội. Liên
minh này được hình thành xuất phát từ yêu cầu khách quan của q trình đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền sản xuất nhỏ, nông
nghiệp chủ yếu sang sản xuất hàng hóa lớn, phát triển cơng nghiệp dịch vụ và khoa họccông nghệ, xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội.
Việc hình thành khối liên minh cũng xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế của
họ nên các chủ thể các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, khoa học và cơng
nghệ... tất yếu phải gắn bó, liên minh chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện những nhu cầu
và lợi ích kinh tế chung của mình. Do vậy, quá trình thực hiện liên minh giai cấp, tầng lớp
đồng thời là quá trình liên tục phát hiện ra mâu thuẫn và có giải pháp kịp thời, phù hợp để
giải quyết mâu thuẫn nhằm tạo sự đồng thuận vào tạo động lực thúc đẩy q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tăng cường khối liên minh ngày càng bền
chặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân.
3
3. Cơ sở lý luận của Hồ Chí Minh về việc thực hiện liên minh giai cấp, tầng lớp ở
Việt Nam
Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quán triệt và sớm vận dụng sáng tạo
luận điểm về liên minh giai cấp công nhân với giai cấp cơng nhân và đội ngũ trí thức vào
đường lối cách mạng Việt Nam. Nhờ vậy đã lãnh đạo, đoàn kết các tầng lớp nhân dân đấu
tranh làm nên cuộc cách mạng Tháng Tám thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, thực hiện mục tiêu và xây dựng con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Quan điểm của Bác là: “Chỉ có khối liên minh cơng-nơng-trí thức do giai cấp cơng
nhân lãnh đạo mới có thể kiên quyết và triệt đẻ đánh đổ các thế lực phản cách mạng,
giành chính quyền và củng cố chính quyền của nhân dân lao động, hoàn thiện nhiệm vụ
cách mạng dân tộc dân chủ nhà nước và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tháng 2 năm 1951,
trong Chính cương Đảng Lao động Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Cơng,
Nơng, Trí phải đồn kết thành một khối”. Trong cương lĩnh Đại hội II của Đảng cũng ghi:
“Chính quyền dân chủ của nhân dân dựa vào Mặt trận Dân tộc Thống nhất, lấy liên minh
công nhận, nông dân và lao động trí thức làm nền tảng do giai cấp công nhân lãnh đạo”.
Năm 1991 Đại hội lần thứ VII của Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội một lần nữa khẳng định “Liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức do giai cấp cơng nhân lãnh đạo” và coi đó
là nền tảng xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Như vậy, liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự
liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau...giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện nhu cầu
và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo động lực thực hiện thắng lợi
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
II. LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CNXH Ở VIỆT NAM
1. Nội dung liên minh
I.1. Nội dung chính trị của liên minh
● Nội dung chính trị của liên minh thể hiện ở việc giữ vững lập trường chính trị-tư
tưởng của giai cấp cơng nhân, đồng thời giữ vững vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
4
Việt Nam đối với khối liên minh và đối với toàn xã hội để xây dựng và bảo vệ vững chắc
chế độ chính trị, giữ vững độc lập dân tộc định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
● Trên lập trường chính trị-tư tưởng của giai cấp cơng nhân, để thực hiện liên minh
giai cấp, tầng lớp, phải “Hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ
của nhân dân; không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc;
tăng cường sự đồng thuận xã hội…”; “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao
năng lực lãnh đạo, tăng cường bản chất giai cấp cơng nhân và tính tiên phong, sức chiến
đấu, phát huy truyền thống của Đảng…”.
I.2. Nội dung kinh tế của liên minh
● Nội dung được cụ thể hóa ở những đặc điểm sau:
-
Xác định đúng tiềm lực kinh tế và nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân, trí
thức và tồn xã hội, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đầu tư và tổ chức triển khai các hoạt
động kinh tế đúng trên tinh thần đảm bảo lợi ích của các bên và tránh sự đầu tư khơng
hiệu quả, lãng phí. Xác định đúng cơ cấu kinh tế, từ đó các địa phương, cơ sở vận dụng
linh hoạt và phù hợp vào địa phương mình, ngành mình để xác định cơ cấu kinh tế cho
đúng.
-
Tổ chức các hình thức giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế giữa công nghiệp-nông
nghiệp-khoa học,…; giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế; các thành phần kinh
tế, các vùng kinh tế; giữa trong nước và quốc tế…để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng
cao đời sống cho công nhân, nơng dân, trí thức và tồn xã hội. Chuyển giao và ứng dụng
khoa học-kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhằm gắn kết chặt chẽ các lĩnh vực kinh tế cơ
bản của quốc gia.
I.3. Nội dung văn hóa-xã hội của liên minh
● Tổ chức liên minh các lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng nhau xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh
hoa, giá trị của nhân loại và thời đại.
● Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo; thực hiện tốt các chính
sách xã hội với cơng nhân, nơng dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân; nâng cao dân trí,
thực hiện tốt an sinh xã hội. Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ
5
với quy hoạch nơng thơn, đơ thị hóa cơng nghiệp hóa nơng thơn với kết cấu hạ tầng ngày
càng thuận lợi và hiện đại
2. Thực trạng liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Trong liên minh giai cấp, tầng lớp gồm nhiều giai cấp, tầng lớp cùng chung lợi ích và
phát triển trong đó 3 giai cấp, tầng lớp cơ bản: nông dân, công nhân, trí thức.
2.1. Cơng nhân
● Về số lượng, cơ cấu:
Trong thời gian qua, số lượng cơng nhân Việt Nam có xu hướng tăng nhanh theo quy
mô nền kinh tế. Hiện nay, tổng số lao động làm công hưởng lương trong các loại hình
doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người, trong đó cơng nhân, lao động trong
các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỷ lệ khoảng 14% số dân và 27% lực lượng
lao động xã hội.
Công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 70,9%, ngành
dịch vụ và thương mại chiếm 24,3%, các ngành khác chiếm 4,8%. Riêng các cơ sở kinh tế
cá thể, công nhân chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại chiếm
66,7%, 33,33% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Công nhân
trong doanh nghiệp ngồi nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phát triển
nhanh, ngược lại, cơng nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số
lượng.
● Chất lượng giai cấp công nhân:
Hầu hết công nhân được tiếp cận với kinh tế thị trường nên năng động, thích ứng
nhanh với cơng nghệ hiện đại. Về trình độ học vấn và trình độ chun mơn nghề nghiệp,
có khoảng 70% tổng số cơng nhân có trình độ trung học phổ thơng, 27% có trình độ trung
học cơ sở và 3% có trình độ tiểu học. Cơng nhân có trình độ trung cấp chiếm 18%, trình
độ cao đẳng chiếm 7%, trình độ đại học chiếm 17%; cơng nhân được đào tạo, đào tạo lại
tại doanh nghiệp chiếm 48%.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới về chất lượng lao động được tính theo thang
điểm 10, thì chất lượng lao động Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước Châu Á
tham gia xếp hạng của WB. Trong số các nước ASEAN, năng suất lao động của công
nhân Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia và Lào.
6
●
Đời sống, việc làm của công nhân lao động:
Việc làm cho người lao động: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều
chủ trương, giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, do quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế
nước ta còn yếu so với khu vực và thế giới nên tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao.
Thu nhập của người lao động: Theo khảo sát của Viện Cơng nhân và Cơng đồn, Q
IV năm 2020, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (lương cơ bản) của cơng nhân
lao động là 5,22 triệu đồng/tháng. Tính cả tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng, chuyên
cần, thì tổng thu nhập thực tế của một lao động là khoảng 7,4 triệu đồng/tháng.
Điều kiện làm việc:Nhìn chung, điều kiện làm việc của công nhân chưa được bảo đảm.
Nhiều công nhân phải làm việc trong môi trường bị ô nhiễm nặng như nóng, bụi, tiếng ồn,
độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép. Điều đó đã tác động xấu đến sức khỏe người lao động,
gây ra các bệnh nghề nghiệp.
● Ý thức, tâm trạng chính trị:
Về nhận thức chính trị của cơng nhân: Có 23,1% số cơng nhân, lao động cịn thờ ơ, ít
quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; còn hạn chế về nhận thức
chính trị, nhận thức về Đảng, về giai cấp cơng nhân và tổ chức Cơng đồn, hiểu biết chưa
đầy đủ về pháp luật, chính sách; thiếu kiến thức thực tiễn, ý thức trách nhiệm chưa cao.
Nhận thức của công nhân về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam: Có 86,4% số cơng
nhân cho rằng Đảng có vai trị lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước; 84,8% số người trả lời Đảng là lực lượng đi đầu
trong công cuộc đổi mới đất nước và có 85% cho rằng Đảng có vai trị lãnh đạo đất nước
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Một bộ phận trong giai cấp chưa có trình độ chính trị, phẩm chất giai cấp giảm, kỷ luật
lao động, tác phong công nghiệp kém. Một bộ phận cơng nhân bị thối hố và tha hố
nghiêm trọng về lao động, phẩm chất giai cấp và lối sống.
2.2. Nông dân
● Số lượng và cơ cấu:
Nông dân nước ta hiện nay chiếm gần 70% dân số và khoảng 50% lực lượng lao động
xã hội. Tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước chủ yếu làm giảm tỷ lệ giai cấp
7
nông dân trong xã hội, số lượng nông dân giảm đi, số hộ và lao động thuần nông giảm, tỷ
lệ nông dân tập thể giảm đi rất nhiều.
● Chất lượng giai cấp nông nhân:
Số lao động nông nghiệp, nông thôn có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất
42%, trung học phổ thông chiếm 32,5%, tiểu học cơ sở chiếm 22,2% và không biết chữ
3,3%. Kết cấu giai cấp nông dân trở nên phức tạp, gồm nhiều bộ phận, nhiều tầng lớp,
nhiều nhóm.
● Đời sống, việc làm của nông dân:
Đời sống của nông dân không ngừng được cải thiện. Thu nhập bình qn hộ gia đình ở
nơng thôn tăng từ 75,8 triệu đồng/năm 2012 lên 130 triệu đồng/năm 2017, góp phần quan
trọng xóa đói, giảm nghèo. Bên cạnh đó vẫn cịn một số những hạn chế như:
Thứ nhất, nguồn lực đất đai quá khan hiếm, quá ít ỏi để đủ ni sống nơng dân và gia
đình, hạn chế cơ bản của nông dân Việt Nam là mức sở hữu hoặc sử dụng đất thực tế quá
thấp, so với nhiều nước trên thế giới.
Thứ hai, lao động nông nghiệp dư thừa tương đối ở các vùng nông thôn sâu, xa, gây
thất nghiệp tương đối, thiếu công ăn việc làm và thu nhập phi nông nghiệp thấp., kỹ năng
giản đơn, thiếu nền tảng học vấn để học tập nâng cao trình độ, kiến thức khoa học áp
dụng trong sản xuất. Tình trạng một bộ phận nơng dân rời khỏi đất canh tác, bỏ nghề
truyền thống trong khi có ít cơ hội để chuyển sang những nghề phi nông nghiệp, và trở
thành giai cấp khác. Nhiều nông dân giàu xổi nhờ bán đất ở khu vực đơ thị hố nhưng sau
đó lại rơi vào tình trạng nghèo đói.
● Ý thức, tâm trạng chính trị:
Tỉ lệ hội viên nơng dân được đào tạo nghề ngày càng tăng; tinh thần đoàn kết, ý thức
trách nhiệm đối với Đảng, Nhà nước và cộng đồng dân cư ngày càng được nâng cao.
Phong trào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng,
trong đó phong trào giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu, phong trào hiến đất làm
đường giao thơng và các cơng trình cơng cộng là những việc làm mang ý nghĩa chính trị,
xã hội và nhân văn sâu sắc. Tình làng nghĩa xóm, nếp sống văn hóa ở nơng thơn có nhiều
tiến bộ, đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân xuất sắc, được Đảng và Nhà nước
ghi nhận và trao nhiều phần thưởng cao quý.
8
2.3. Tầng lớp tri thức
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
địi hỏi ngày càng nhiều về tri thức khoa học, công nghệ và năng lực sáng tạo, kinh doanh.
Tri thức là tầng lớp-lực lượng có ưu thế về các nguồn năng lực trên
● Về số lượng, chất lượng tầng lớp tri thức:
Theo sự phát triển của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa và theo sự vận hành
của cơ chế thị trường thì các đơn vị sự nghiệp ngày càng tăng lên, do vậy lực lượng viên
chức ngày càng phát triển đông đảo. Càng ngày, lực lượng công chức, viên chức, quân
nhân chuyên nghiệp.
Hiện nay với khoảng 3 triệu người có trình độ đại học, cao đẳng và 30 ngàn thạc sĩ,
tiến sĩ, nước ta có nguồn nhân lực trí thức chiếm tỷ lệ khá cao so với các nước đang phát
triển. Địa vị xã hội của tầng lớp tri thức được tăng cường và tăng tiến ổn định trong suốt
thời kỳ đổi mới.
Bên cạnh đó, xuất hiện hiện tượng mua bằng cấp để “chạy chức, chạy quyền” ; các gia
đình khá giả thì chạy đua cho con em du học nước ngoài, xuất hiện nguy cơ một bộ phận
trí thức mất gốc, trọng ngoại, giảm sút ý thức dân tộc.
● Đời sống, việc làm của tầng lớp tri thức:
Đời sống ngày càng được bảo đảm ở mức trung lưu. Tuy có hoặc khơng tham gia (trực
tiếp hoặc gián tiếp) vào các hoạt động kinh doanh, song với mức sống trung lưu và chiếm
một tỷ lệ không nhỏ trong dân cư (khoảng 3 triệu người và họ hoạt động ở những khâu
quan trọng của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của đất nước) nên nhóm
xã hội này đóng một vai trị đáng kể vào các quá trình phát triển của đất nước.
Trong tầng lớp tri thức đang diễn ra quá trình biến đổi nhanh chóng, khơng chỉ biến đổi
về cơ cấu, lượng và chất mà cong phong phú về cơ cấu nghề. Phần lớn tỷ lệ tầng lớp tri
thức làm công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đoàn thể, quân nhân chuyên
nghiệp trong các lực lượng vũ trang. Công chức là những người làm trong các cơ quan
hành chính nhà nước , trong các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội; cịn viên chức là
những người có cả trong các cơ quan nhà nước và trong các cơ quan sự nghiệp, quân nhân
chuyên nghiệp trong quân đội và cơ quan.
● Ý thức, tâm trạng chính trị:
9
Nhìn chung, đội ngũ trí thức nước ta có truyền thống u nước,có tinh thần đồn kết
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Truyền thống đó sẽ được tiếp tục phát huy trong thời
kỳ mới nếu chúng ta giải quyết được những vấn đề nổi cộm phát sinh. Tuy nhiên vẫn tồn
tại một số bộ phận tri thức còn có ý thức dân tộc kém, hướng ngoại, lãng phí chất xám,
khơng có trách nhiệm.
Về chính trị, trí thức chiếm một tỷ lệ lớn trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý của hệ thống
chính trị, nhất là ở cấp tỉnh-thành và Trung ương, có nhiều đóng góp trong q trình xây
dựng CNXH và luôn là lực lượng cơ bản của cách mạng XHCN. Ngày nay, cách mạng
khoa học công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và trí thức ngày càng
có vai trị, vị trí quan trọng, nhất là trong quá trình xây dựng kinh tế tri thức và quá trình
hội nhập khu vực và quốc tế.
2.4. Liên minh giai cấp, tầng lớp
Kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW:
Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, nên sản lượng lương thực tăng ổn định,
sản lượng lúa tăng hằng năm (năm 2015 đã là 45,2 triệu tấn). Một số mặt hàng nông sản
xuất khẩu đạt thứ hạng cao trên thế giới như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, cá tra,
tôm, sản phẩm gỗ chế biến...Sản xuất nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại là kết
quả của sự lao động tích cực từ công nghiệp và khoa học và đã đạt kết quả cao, thể hiện
tập trung ở trình độ cơ giới hóa nơng nghiệp tăng nhanh. Riêng sản xuất lúa gạo, khâu
tuốt lúa đạt 95%, xay xát lúa gạo 95%, tưới nước 85%; vận chuyển 66%; thu hoạch 30%;
sấy 30%.
Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng lớn. Tính đến 31/12/2017, cả
nước có 3.069 xã (chiếm 34,4%) được cơng nhận đạt chuẩn nơng thơn mới, chỉ có 113 xã
dưới 5 tiêu chí, 43 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn giai đoạn 2016-2020.
Thành tựu lớn là đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, của nơng dân
nói riêng, được nâng cao, cải thiện rõ rệt. Kết quả này cũng chỉ có thể đạt được trong sự
liên minh chặt chẽ giữa công nhân, nơng dân, trí thức và với tồn xã hội.Tỷ lệ hộ nghèo
trong nông dân, ở nông thôn giảm nhanh chóng. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo bình qn của
cả nước giảm cịn khoảng 6,72%, bình qn hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm khoảng
5% so với cuối năm 2016; hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển
10
và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, dân tộc và miền núi
giảm khoảng 3-4% so với cuối năm 2016.
Liên minh giai cấp, tầng lớp và sự tác động mạnh mẽ của công nghiệp, khoa học và
công nghệ... đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số
26-NQ/TW đã đem đến những kết quả quan trọng, góp phần thể hiện cô đọng và ấn tượng
trong bức tranh của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng tích cực sau đây: Tỷ
trọng cơng nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng từ 79,9% trong năm 2011 lên 82,6% năm
2015; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 20,1% xuống cịn 17,4%. Tỷ trọng lao động nơng
nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm, còn 44,3%. Tập trung thực hiện cơ cấu lại về
đầu tư công, hệ thống các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu lại ngành
nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Trong thực tế, đang tiếp tục khẳng định và hình thành mới các mơ hình liên minh giai
cấp, tầng lớp trong sản xuất nơng nghiệp. Đó là kinh tế hộ tiếp tục phát triển, hình thành
nhiều trang trại sản xuất hàng hóa với quy mơ lớn hơn, hiệu quả hơn. Nhiều hợp tác xã
kiểu mới hình thành để tiếp thu nhiều hơn khoa học và công nghệ, đồng thời các xã viên
hỗ trợ nhau cùng làm ăn có hiệu quả. Cánh đồng lớn đang được nhiều địa phương nhân
rộng để gắn nông dân với doanh nghiệp, đi vào sản xuất lớn. Các nông, lâm nghiệp nhà
nước đang được sắp xếp lại, tổ chức cho phù hợp hơn.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19, sự đoàn kết trong và ngoài liên minh càng được
khẳng định với tinh thần “ chống dịch như chống giặc”, ở nhiều nơi trên khắp đất nước đã
hình thành các ATM đặc biệt như ATM gạo, ATM mì, ATM khẩu trang và nhiều của hàng
0 đồng, các cuộc vận động qun góp, tình nguyện, đặc biệt là quỹ phòng chống Vaccin
xuất hiện với sự ủng hộ của nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn-là biểu tượng
cao đẹp nhất cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống đại
dịch.
3. Phương hướng
● Một là, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, tạo môi trường và điều kiện
thúc đẩy biến cơ cấu xã hội – giai cấp theo hướng tích cực.
11
● Hai là, xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách liên quan đến cơ cấu xã hội
tổng thể nhằm tạo sự biến đổi tích cực cơ cấu xã hội, nhất là các chính sách liên quan đến
cơ cấu xã hội – giai cấp.
● Ba là, tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa các lực
lượng trong khối liên minh và toàn xã hội.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khối liên minh, của việc phát huy vai trò
của mọi thành phần trong cơ cấu xã hội-giai cấp, từ đó xây dựng chủ trương, chính sách
đúng đắn, phù hợp với từng đối tượng để tạo động lực và tạo sự đồng thuận xã hội.
● Bốn là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh phát triển khoa học và công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy
vai trò của các chủ thể trong khối liên minh.
● Năm là, đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm
tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
4. Vai trò và trách nhiệm của sinh viên đối với liên minh
Liên minh giai cấp, tầng lớp ra đời là sự phát triển một cách khách quan và tất yếu
trong sự nghiệp của cách mạng Việt Nam. Và một trong ba yếu tố khơng thể thiếu trong
liên minh đó là Đội ngũ trí thức. Trong đội ngũ trí thức ấy có một lực lượng khơng nhỏ là
đội ngũ sinh viên mang trong mình một vai trị và trách nhiệm rất lớn đối với liên minh
hay sự phát triển tương lai của đất nước. Mang trong mình một sứ mệnh cao cả, thiêng
liêng, sinh viên việt nam cần có trách nhiệm:
- Bối cảnh trong nước và quốc tế đang tác động lên tất cả các đối tượng thanh niên,
tác động một cách tồn diện lên tư tưởng, tình cảm, lối sống, nhu cầu của từng thanh niên.
Do đó, thanh niên phải rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lịng u nước,
có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đạo
đức trong sáng và lối sống lành mạnh; tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo vệ
Đảng, Nhà nước; đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù
địch và các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng…
- Sinh viên cần tích cực học tập và tự học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chun
mơn, khoa học, kỹ thuật và tay nghề. Trong thời kỳ phát triển kinh tế-xã hội trong nước
12
và hội nhập quốc tế, thanh niên nước ta cần nâng cao trình độ học vấn, tay nghề khả năng
thực tế, kỹ năng lao động để thích ứng với thị trường lao động trong nước và thị trường
lao động quốc tế.
- Bên cạnh phát triển tri thức, nâng cao trình độ thì sinh viên cần xây dựng bản lĩnh
văn hóa, tìm hiểu, tiếp thu về những phong tục, truyền thống quý báu của dân tộc, sẵn
sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa khơng lành mạnh, nhất là trong
thời đại hội nhập hiện nay.
- Sinh viên cần chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế; tăng cường tiếp thu
công nghệ, tham gia giải quyết các vấn đề tồn cầu; tham gia vào cơng tác ngoại giao
nhân dân để nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động và tham gia
có hiệu quả vào giải quyết các vấn đề toàn cầu như: Giữ gìn hịa bình, đẩy lùi nguy cơ
chiến tranh, chống khủng bố, phòng ngừa và đẩy lùi các dịch bệnh …Đối với dịch bệnh
COVID 19, sinh viên tăng cường, vượt khó để tự học, tự nghiên cứu, tuyên truyền mọi
người tuân theo chỉ thi 16, 16+ của chính phủ, …
- Sinh viên phải xung kích đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm
quốc phòng an ninh. Tích cực tham gia các chương trình, dự án của địa phương; tự
nguyện, tự giác tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ
quốc và giữ gìn an ninh trật tự an tồn xã hội. Đồng thời tích cực tham gia vào việc xây
dựng môi trường xã hội lành mạnh và môi trường sinh thái trong lành, sạch đẹp.
- Luôn sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ của mình cho đất nước, sống theo phương
châm “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Nhất là trong thời đại dịch bệnh
covid khó khăn thì tinh thần này cần được nâng cao hơn nữa. Sinh viên cần chủ động tích
cực tham gia hỗ trợ phịng trống dịch bệnh, có như vậy chúng ta mới dễ dàng vượt qua
giai đoạn khó khăn này một cách nhanh nhất.
C.
KẾT LUẬN
Cả về mặt lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng: Liên minh giữa các giai cấp, tầng
lớp luôn luôn là vấn đề có tính chiến lược của cách mạng, kể cả trong cách mạng dân tộc,
dân chủ cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là lực lượng nịng cốt của khối đại
13
đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất, nguồn sức mạnh và động lực to lớn
của sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
Nếu như trong cách mạng dân tộc, dân chủ nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp về
chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc, giải
phóng đất nước thì trong cách mạng xã hội chủ nghĩa với cơng nghiệp hố, hiện đại hố là
nhiệm vụ trung tâm thì nội dung liên minh và chính trị vẫn là đương nhiên, nhưng sự liên
minh về kinh tế ngày càng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Tăng cường củng cố và xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nơng dân và đội ngũ trí thức vững chắc làm hạt nhân cho khối đại đoàn kết dân tộc trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là trách nhiệm của Đảng và Nhà
nước, của giai cấp, tầng lớp xã hội. Trong đó giai cấp cơng nhân và tổ chức cơng đồn có
vai trị và vị trí rất quan trọng.
D.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kho tri thức số, Vấn đề liên minh giai cấp công nhân nơng dân và tầng lớp trí thức
trong thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, năm 2009.
2. Kho tri thức số, Liên minh cơng nơng trí thức trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.
3. Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức trong thực
hiện nghị quyết số 26 - nq/tw về nông nghiệp, nông dân, nơng thơn; năm 2018.
4. Lý luận chính trị, Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, năm 2016
14