TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTTKT & TMĐT
BÀI THẢO LUẬN
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
TÍNH TẤT YẾU VÀ NỘI DUNG LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG
LỚP TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Tơn
Nhóm thực hiện
: 06
Lớp HP
: 2079HCMI0121
Hà Nội, 11/2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------o0o-------BIÊN BẢN HỌP NHÓM 6 - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Lần 1
Thời gian: 9am, ngày 15 tháng 10 năm 2020
Địa điểm: Phòng học G102 Trường Đại học Thương Mại
Cơng việc triển khai: Họp nhóm, triển khai đề tài và phân công công việc
Thành viên tham gia: 10/10
Họ và tên
Vũ Hồng Thắm
Chu Thị Bích Thảo
Ngơ Thị Phương Thảo
Nguyễn Phương Thảo
Phạm Thị Phương Thảo
Trần Thị Phương Thảo
Vương Thu Thảo
Nguyễn Xn Thiện
Trịnh Thị Thơm
Nguyễn Thị Hồi Thu
Mã Sinh Viên
19D140044
19D140042
19D140113
19D140183
19D140253
19D140043
19D140184
19D140115
19D140185
19D140255
Lớp HC
K55I1
K55I1
K55I2
K55I3
K55I3
K55I1
K55I3
K55I2
K55I3
K55I4
Cơng việc:
- Đưa ra hướng thảo luận cụ thể
- Các thành viên nộp tài liệu đã tìm hiểu cho nhóm trưởng.
- Nhóm trưởng tổng hợp lại tài liệu
- Xem xét, khắc phục và sửa chữa những sai sót, bổ sung những phần cịn thiếu
- Nhóm đi đến thống nhất bài thảo luận
- Nhóm trưởng phân cơng cơng việc cụ thể cho các thành viên:
Thư Kí
Nhóm Trưởng
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------o0o--------
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 6 – CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Lần 2
Thời gian: 9am, ngày 18 tháng 10 năm 2020
Địa điểm: Phịng học G102 Trường Đại học Thương Mại
Cơng việc triển khai: Họp nhóm, triển khai đề tài và phân cơng công việc
Thành viên tham gia: 10/10
Họ và tên
Vũ Hồng Thắm
Chu Thị Bích Thảo
Ngơ Thị Phương Thảo
Nguyễn Phương Thảo
Phạm Thị Phương Thảo
Trần Thị Phương Thảo
Vương Thu Thảo
Nguyễn Xuân Thiện
Trịnh Thị Thơm
Nguyễn Thị Hồi Thu
Mã Sinh Viên
19D140044
19D140042
19D140113
19D140183
19D140253
19D140043
19D140184
19D140115
19D140185
19D140255
Lớp HC
K55I1
K55I1
K55I2
K55I3
K55I3
K55I1
K55I3
K55I2
K55I3
K55I4
Cơng việc:
- Các thành viên nộp tài liệu đã chuẩn bị cho nhóm trưởng
- Nhóm trưởng tổng hợp lại tài liệu vào một bản word
- Nhóm trưởng phân cơng cơng việc cụ thể cho các thành viên
- Xem xét, khắc phục và sửa chữa những sai sót, bổ sung những phần cịn thiếu
- Nhóm đi đến thống nhất bài thảo luận.
Thư Kí Nhóm Trưởng
Phiếu Đánh Giá Điểm Thành Viên Nhóm 6 – CNXHKH – 2079HCMI0121
Họ Và Tên
Mã
Sinh Viên
Lớp HC
Vũ Hồng Thắm
Chu Thị Bích Thảo
Ngô Thị Phương Thảo
Nguyễn Phương Thảo
Phạm Thị Phương Thảo
Trần Thị Phương Thảo
Vương Thu Thảo
Nguyễn Xuân Thiện
Trịnh Thị Thơm
Nguyễn Thị Hoài Thu
19D140044
19D140042
19D140113
19D140183
19D140253
19D140043
19D140184
19D140115
19D140185
19D140255
K55I1
K55I1
K55I2
K55I3
K55I3
K55I1
K55I3
K55I2
K55I3
K55I4
Số
Buổi
Tham
Gia
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
Điểm
Đánh Giá
9
8.5
8.5
9
9
8.5
8.5
8.5
9
8.5
Chữ Kí
LỜI MỞ ĐẦU
Liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay là một phần không thể thiếu trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin về liên minh giai cấp, tầng
lớp, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã được hình thành từ rất
sớm ở nước ta và được khẳng định qua các kì của Đại hội Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “ Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến
lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức do Đảng lãnh đạo”.
Trước thực trạng trên, với sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Kim Tơn , chúng em xin
được trình bày phần đề tài thảo luận “Tính tất yếu và nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
Phần thảo luận của nhóm 6 xin được tóm tắt trong ba chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
Chương II: Thực trạng về tính tất yếu, nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chương III: Kết luận về tính tất yếu, nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................................2
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỘI DUNG LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP
TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI...................................................3
1.1. Quan niệm và tính tất yếu của liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.................................................................................................................................3
1.1.1. Quan niệm về tính liên minh giai cấp tầng lớp.................................................................3
1.1.2. Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội..........3
1.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội............................4
1.2.1. Xét từ góc độ chính trị.......................................................................................................4
1.2.2. Xét từ góc độ kinh tế..........................................................................................................5
1.3. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam......5
1.3.1. Nội dung kinh tế của liên minh..........................................................................................5
1.3.2. Nội dung chính trị của liên minh.......................................................................................6
1.3.3. Nội dung văn hóa xã hội của liên minh.............................................................................6
1.4. Phương hướng cơ bản để tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.................................................................................................7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÍNH TẤT YẾU, NỘI DUNG LIÊN MINH GIAI CẤP,
TẦNG LỚP TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM..........8
2.1. Giai cấp, tầng lớp ở VN hiện nay.....................................................................................8
2.2. Quan điểm chính trị..........................................................................................................9
2.2.1. Lập trường chính trị - tư tưởng của GCCN......................................................................9
2.2.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN........................................................................10
2.2.3. Nhà nước pháp quyền XHCN..........................................................................................11
2.3. Văn hóa xã hội.................................................................................................................13
2.3.1. Nền văn hóa và con người Việt Nam...............................................................................13
2.3.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước..............................................................................14
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VỀ TÍNH TẤT YẾU, NỘI DUNG LIÊN MINH GIAI CẤP,
TẦNG LỚP TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. .17
2
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỘI DUNG LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP
TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
1.1. Quan niệm và tính tất yếu của liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
1.1.1. Quan niệm về tính liên minh giai cấp tầng lớp
Từ thực tiễn của các cuộc cách mạng trước, nhất là từ thực tiễn của Công xã Pari,
C.Mác đã bổ sung cho lý luận của mình về liên minh giai cấp cơng nhân và giai cấp nơng dân
- đó là vai trị hết sức quan trọng của giai cấp nông dân không chỉ trong việc giành chính
quyền mà cả trong việc giữ chính quyền. Kế thừa, bổ sung và phát triển quan điểm của C.Mác
và Ph.Ăngghen về vị trí, vai trị, nội dung thì V.I.Lênin cho rằng, liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức là ngun tắc tối cao của chun chính vơ sản.
Theo Lênin, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức là
một tất yếu khách quan:
Một là, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức là
điều kiện bảo đảm vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân; là điều kiện quyết định thắng lợi
trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hai là, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức là
mối liên hệ tự nhiên gắn bó và sự thống nhất lợi ích cơ bản của các giai cấp, tầng lớp.
Ba là, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức xuất
phát từ sự gắn bó tất yếu giữa cơng nghiệp với nơng nghiệp và khoa học kỹ thuật. Nếu khơng
có sự liên minh chặt chẽ giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức thì
các ngành kinh tế sẽ khó phát triển.
1.1.2. Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1.2.1. Tất yếu về kinh tế - kỹ thuật
Trước hết, xét từ góc độ kinh tế, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tính tất yếu
kinh tế của liên minh lại nổi lên với tư cách là nhân tố quyết định nhất cho sự thắng lợi hoàn
toàn của chủ nghĩa xã hội. Liên minh này được hình thành xuất phát từ u cầu khách quan
của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một
nền sản xuất nhỏ nông nghiệp là chính sang sản xuất hàng hóa lớn, phát triển cơng nghiệp,
dịch vụ và khoa học - công nghệ…, xây dựng nền tảng vật chất - kỹ thuật cần thiết cho chủ
nghĩa xã hội. Chỉ khi có sự gắn bó chặt chẽ của từng lĩnh vực trong nền kinh tế, nền cơ cấu
kinh tế quốc dân mới được thống nhất, phát triển đồng đều và toàn diện nhất. Từ những biến
đổi trong cơ cấu kinh tế, khối liên minh giữa giai cấp cơng nhân với giai cấp nơng dân, tầng
lớp trí thức và các tầng lớp xã hội khác cũng từng bước được tăng cường và khăng khít hơn.
3
Nguồn gốc hình thành của khối liên minh này cũng xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích
kinh tế của họ nên các chủ thể của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, khoa học
và công nghệ,… tất yếu phải gắn bó, liên minh chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện một mục
đích, nhu cầu lợi ích kinh tế chung của mình. Cùng chung mục đích là vậy nhưng giữa các
giai cấp có sự xuất hiện một số mâu thuẫn. Do vậy cần có những giải pháp kịp thời, phù hợp
để giải quyết mâu thuẫn nhằm tạo sự đồng thuận và tạo động lực thúc đẩy mọi mặt để đất
nước ngày càng phát triển và phồn vinh hơn nữa.
1.1.2.2. Tất yếu về chính trị - xã hội
Xét dưới góc độ chính trị, trong một chế độ xã hội nhất định, chính cuộc đấu tranh giai
cấp của các giai cấp có lợi ích đối lập nhau đặt ra nhu cầu tất yếu khách quan: mỗi giai cấp
đứng ở vị trí trung tâm đều phải tìm cách liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác có
những lợi ích phù hợp với mình để tập hợp lực lượng thực hiện những nhu cầu và lợi ích
chung - đó là quy luật mang tính phổ biến và là động lực lớn cho sự phát triển của các xã hội
có giai cấp.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công
nhân phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động để tạo sức mạnh
tổng hợp đảm bảo cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa cả trong giai đoạn
giành chính quyền và giai đoạn xây dựng chế độ xã hội mới.
Vì khối liên minh này là chỗ dựa của nhà nước, là cơ sở vững chắc của khối đại đoàn
kết toàn dân. Trên nền tảng của khối liên minh, Đảng của giai cấp cơng nhân có thể lơi cuốn
các tầng lớp lao động khác tham gia quản lý nhà nước, kiểm soát việc thừa hành quyền lực
của nhân dân.
1.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.2.1. Xét từ góc độ chính trị
Liên minh giai cấp, tầng lớp là nhu cầu tất yếu khách quan, là quy luật mang tính phổ
biến và là động lực lớn cho sự phát triển của các xã hội có giai cấp. Trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, giai cấp công nhân phải liên minh với giai
cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động để tạo ra sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho
thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa cả trong giai đoạn giành chính quyền và giai
đoạn xây dựng chế độ xã hội mới . Trên thực tế, trong bước đầu của thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, VI Lenin đã chủ trương mở rộng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và với các tầng lớp khác trong xã hội khác. Ông xem đây là một hình thức liên
minh đặc biệt khơng chỉ trong giai đoạn dành chính quyền, mà phải được đảm bảo trong suốt
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
4
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân , giai cấp nông dân và
tầng lớp lao động khác vừa là lực lượng sản xuất cơ bản, vừa là lực lượng chính trị - xã hội to
lớn. Nếu thực hiện tốt khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các
tầng lớp nhân dân lao động khác, trong đó trước hết là với trí thức thì khơng những xây dựng
được cơ sở kinh tế vững mạnh mà chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa cũng ngày càng được
củng cố vững chắc. Khẳng định vai trị của trí thức trong khối liên minh, VI Lenin viết: “
Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật , không một thế
lực đen tối nào đứng vững được”.
1.2.2. Xét từ góc độ kinh tế
Liên minh giai cấp đảm bảo thỏa mãn lợi ích kinh tế cả trước mắt và lâu dài của mọi
thành viên, tầng lớp trong xã hội. Theo Lê-nin, liên minh muốn được phát huy và củng cố hơn
phải lấy kinh tế làm cơ sở. sTrong cách mạng xã hội chủ nghĩa, liên minh giai cấp thể hiện ở
liên minh giữa giai cấp nông dân với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức do sự gắn bó giữa
sản xuất nơng nghiệp, nông nghiệp với khoa học kĩ thuật. Thực hiện liên minh về kinh tế giữa
các giai cấp trên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải kết hợp đúng đắn lợi ích
giữa các giai cấp. Hoạt động kinh tế phải vừa bảo đảm lợi ích của nhà nước, của xã hội, đồng
thời phải thường xuyên quan tâm tới lợi ích của giai cấp nơng dân. Nếu kết hợp đúng đắn các
lợi ích kinh tế của các giai cấp trong xã hội, thì liên minh trở thành một động lực to lớn thúc
đẩy xã hội phát triển.
Muốn thực hiện được sự liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân, đảng của giai cấp công nhân và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên quan tâm
tới xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp đối với nơng dân, nơng nghiệp và nông thôn.
V.I.Lênin cũng cho rằng, thông qua sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và tầng lớp tri thức về kinh tế, từng bước đưa nông dân đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa bằng cách từng bước đưa họ vào con đường xã hội với những bước đi phù hợp.
1.3. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
1.3.1. Nội dung kinh tế của liên minh
Là nội dung cơ bản quyết định, là cơ sở vật chất - kỹ thuật của liên minh. Trong thời kì
này, Lenin đã chỉ rõ nội dung cơ bản nhất là: chính trị đã chuyển trọng tâm sang chính trị
trong lĩnh vực kinh tế, đấu tranh giai cấp mang những nội dung và hình thức mới.
Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí
thức ở nước ta thực chất là sự hợp tác giữa họ, đồng thời mở rộng liên kết hợp tác với các lực
lượng khác, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân. Nội dung và nhiệm vụ xuyên suốt quá trình này
là sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đẩy mạnh các hoạt động cơng nghiệp hóa hiện đại
5
hóa, chú trọng nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ cũng như khả năng cạnh tranh trên các
lĩnh vực. Tiếp tục phát triển kinh tế theo thể chế đã định, phát triển kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.3.2. Nội dung chính trị của liên minh
Khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức cần
được thực hiện nhằm tạo cơ sở chính trị xã hội vững chắc cho khối đại đoàn kết toàn dân, tạo
thành sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn thử thách và đập tan mọi âm mưu chống phá
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời bảo vệ vũng chắc xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta
liên minh công- nông- trí thức trên lĩnh vực chính trị cần thể hiện ở những điểm sau đây:
Một là mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản nhất của giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân,
đội ngũ trí thức và của cả dân tộc ta là: độc lập dân tộc và CNXH. Chỉ có phấn đấu thực hiện
mục tiêu lý tưởng của giai cấp cơng nhân thì mới thực hiện được đồng thời cả nhu cầu lợi ích
chính trị cơ bản của cơng nhân, nơng dân, trí thức và của dân tộc là lập dân tộc và CNXH.
Hai là khối liên minh chiến lược này phải đo Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì
mới có đường lối chủ trương đúng đắn để thực hiện liên minh, thực hiện quá trình giữ vững
độc lập dân tộc và xây dựng CNXH thành cơng. Do đó, Đảng Cộng sản từ trung ương đến cơ
sở phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để lãnh đạo khối liên minh và lãnh đạo xã
hội là vấn đề có ý nghĩa như một nguyên tắc về chính trị của liên minh. Trong thời kỳ q độ
lên CNXH, liên minh cơng- nơng- trí thức ở nước ta còn làm nòng cốt cho liên minh chính trị
rộng lớn nhất là Mặt trận Tổ quốc, là cơ sở để xây dựng nền dân chủ XHCN, đồng thời là nền
tảng cho nhà nước XHCN ngày càng được củng cố lớn mạnh để bảo vệ tổ chức và xây dựng
CNXH.
Ba là nội dung chính trị của liên minh không tách rời nội dung, phương thức đổi mới hệ
thống chính trị trên phạm vi cả nước. Dưới góc độ của liên minh, cần cụ thể hóa việc đổi mới
về nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị trong giai cấp cơng
nhân , nơng dân và trí thức. Nội dung chính trị cấp thiết nhất hiện nay là triển khai thực hiện
“Quy chế dân chủ ở cơ sở”, nhất là ở nông thôn.
1.3.3. Nội dung văn hóa xã hội của liên minh
Tổ chức liên minh để các lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng nhau xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh
hoa giá trị vanwn hóa của nhân loại và thời đại. Xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam phát triển tồn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn dân chủ và khoa học. Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực; xóa đói giảm nghèo; thực hiện tốt các chính sách xã hội đối
với công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân, chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng
sống cho nhân dân; thực hiện tốt an sinh xã hội.
6
1.4. Phương hướng cơ bản để tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Một là thực thi dân chủ ở cơ sở có vai trị hết sức quan trọng trong việc tổ chức vận
động nhân dân quán triệt Nghị quyết, tăng cường đoàn kết, phát huy quyền làm chủ…Chú
trọng đến xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng
thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hơp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Phát huy dân chủ đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật. Xây dựng
đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quyền dân chủ của nhân dân được biểu hiện cụ thể thông qua
các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Hai là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh
phát triển khoa học và công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò
của các chủ thể trong khối liên minh. Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chu nghĩa nhằm đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội; tiếp
tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng nông thôn mới; phát triển
kinh tế tri thức…
Đẩy mạnh nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện
đại, những thành tựu mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong tất cả các ngành
nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,…
Ba là đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tăng
cường khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nâng cao vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp và
mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển bền vững đất nước. Bên cạnh đó nâng cao chất
lượng hoạt động của Nhà nước theo hướng tinh giản hiệu quả , xây dựng nhà nước phục vụ,
kiến tạo phát triển nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành viên trong
xã hội phát triển công bằng trước pháp luật. Cuối cùng là tiếp tục đổi mới và nâng cao chất
lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc với việc tăng cường khối liên minh giai cấp tầng lớp
và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÍNH TẤT YẾU, NỘI DUNG LIÊN MINH GIAI CẤP,
TẦNG LỚP TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1. Giai cấp, tầng lớp ở VN hiện nay
Giai cấp công nhân Việt Nam:
GCCN có vai trị quan trọng đặc biệt, là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, giữ vị trí tiên
phong trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng văn minh và là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giai cấp
cơng nhân- lực lượng đi đầu của q trình này sẽ có những biến đổi nhanh cả về số lượng,
chất lượng và có sự thay đổi đa dạng về cơ cấu. Bên cạnh đó, sự phân hóa giàu nghèo trong
nội bộ công nhân cũng ngày càng rõ nét. Một bộ phận công nhân thu nhập thấp, giác ngộ
được ý thức chính trị giai cấp chưa cao và cịn nhiều khó khăn về mọi mặt vẫn tồn tại.
Giai cấp nông dân:
Cùng với nơng nghiệp, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa
hiện đại, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững. Trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa, giai cấp nơng dân cũng có sự biến đổi, đa dạng về cơ cấu giai cấp, có xu
hướng giảm dần về số lượng và tỉ lệ trong cơ cấu xã hội- giai cấp. Một bộ phận nông dân
chuyển sang lao động trong các khu công nghiệp, hoặc dịch vụ có tính chất cơng nghiệp và
trở thành cơng nhân. Trong giai cấp nông dân xuất hiện những chủ trang trại lớn, đồng thời
vẫn cịn những nơng dân mất ruộng đất, nơng dân đi làm th.. và sự phân hóa giàu nghèo
trong nội nộ nông dân cũng ngày càng rõ.
Đội ngũ tri thức:
Là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đây mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức phát triển nên
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là lực lượng trong khổi liên minh. Xây
dựng đội ngũ tri thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất
nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị
Đội ngũ doanh nhân:
Đây là tầng lớp xã hội đặc biệt được Đảng ta xây dựng thành một đội ngũ vững mạnh.
Trong đội ngũ doanh nhân có các doanh nhân với tiềm lực kinh tế lớn, có những doanh nhân
vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đội ngũ này đang đóng góp tích cực vào
việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động và
8
tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Vì vậy xây dựng đội ngũ
doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao sẽ góp phần tích cực
nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc
lập, tự chủ của nền kinh tế.
Phụ nữ:
Là một lực lượng đông đảo trong đội ngũ những người lao động tạo dựng nên xã hội và
đóng góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phụ nữ thể hiện vai trị quan
trọng của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình. Ở bất cứ thời đại
nào, quốc gia, dân tộc nào phụ nữ cũng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức vươn lên
đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Đội ngũ thanh niên:
Là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích
trong xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu vừa là
động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Tăng cường giáo dục
lý tưởng, đạo đức cách mạng, lỗi sống văn hóa , ý thức cơng dân cho thanh niên, nhất là học
sinh, sinh viên để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết
tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa có trách nhiệm
với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2.2. Quan điểm chính trị
2.2.1. Lập trường chính trị - tư tưởng của GCCN
Lập trường chính trị của GCCN
Căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại. Đó cũng là thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, nên nhiều nước đã đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như Trung
Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên, Lào…Bên cạnh đó căn cứ vào điều kiện lịch sử của cách
mạng nước ta, trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản trước hết là sự lựa chọn của chính Đảng ta: Ngay từ
“Cương lĩnh chính trị năm 1930” đến “ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội” được trình bày ở Đại hội VII năm 1991, Đảng ta đều thể hiện bản lĩnh
chính trị về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Căn cứ vào các quan niệm ấy, chúng ta nắm được tầm quan trọng của việc đi lên xã hội
chủ nghĩa. Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện được mục tiêu chúng ta nên liên minh với các
bên liên quan để dễ dàng giành thắng lợi. Liên minh là một trong những vấn đề quyết định
9
thành bại của công cuộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sự cần thiết của liên minh công nơng khơng chỉ từ phía giai cấp cơng nhân, mà cịn từ phía giai cấp nơng dân. Giai cấp nơng
dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác cũng khơng thể thốt khỏi ách áp bức bóc lột của
giai cấp tư sản, khơng thể được giải phóng một cách thực sự và triệt để nếu không liên minh
với giai cấp công nhân, không trở thành người bạn đồng minh của giai cấp công nhân.
Lập trường tư tưởng của GCCN
Cùng với mong muốn của giai cấp công nhân cũng như mong muốn của Đảng muốn
đem lại cho người dân cuộc sống ấm no, tự do. Để đạt đươc điều đó thì khơng có con đường
nào khác ngồi việc tiến tới chủ nghĩa xã hội. Lúc bấy giờ, giai cấp tư sản đang rất phát triển
nhất là về mảng kinh tế. Đi cùng với nó là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu, nhưng nhà nước ta vẫn một lòng khẳng định vai trò của đường lối tiến lên chủ nghĩa xã
hội mới là con đường duy nhất để giúp nhân dân ta vượt qua nghèo đói, khó khăn, lạc hậu. Đi
lên xã hội chủ nghĩa rất cần sự liên minh giữa các tổ chức. Để đạt được mục tiêu chung của
mình, giai cấp cơng nhân cần liên kết với giai cấp nông dân để tạo thành sức mạnh tổng hợp
to lớn đảm bảo mục tiêu thắng lợi đã định. Liên minh giúp khai khác được các khía cạnh sức
mạnh của từng tổ chức, tận dụng nó vào trong các hoạt động để làm động lực phát triể về mọi
mặt.
2.2.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN
Đảng Cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Ngay từ đầu, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã sớm đứng ra nhận sứ mệnh lịch sử to lớn mà giai cấp và dân tộc giao phó: Lãnh
đạo các tầng lớp nhân dân Việt Nam đấu tranh chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân
tộc, dân chủ cho nhân dân. Đảng ta ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã tỏ rõ là một đảng cách mạng chân chính nhất, có sức hội tụ lớn nhất
mọi sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai cấp và của dân
tộc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Có thể nói, sứ mệnh lịch sử của Đảng
Cộng sản Việt Nam là do thời đại, do giai cấp và dân tộc quy định.
Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trị lãnh đạo nhân dân Việt Nam cùng một lúc vừa làm
tư sản cách mạng, vừa làm dân tộc cách mạng và làm giai cấp cách mạng. Đây là đặc điểm
lớn nhất của cách mạng vô sản ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và cũng là
một đặc điểm của sứ mệnh lịch sử của Đảng đối với giai cấp và dân tộc Việt Nam. Vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Chính cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Lời kêu gọi của Đảng khi Đảng mới thành lập,
đó là: "Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
10
cộng sản";..." Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến";... Làm cho nước Việt
Nam được độc lập;... Giải phóng cơng nhân và nơng dân thốt khỏi ách tư bản; Mở mang
công nghiệp và nông nghiệp;... Đem lại mọi quyền lợi tự do cho nhân dân".
Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của V.I.Lênin về
liên minh giai cấp, tầng lớp, thể hiện ở những điểm nổi bật sau:
Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức xây dựng liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về thành lập đảng cộng sản
vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đảng Cộng sản Việt
Nam không chỉ là đội tiên phong của giai cấp cơng nhân, mà cịn là đội tiên phong của nhân
dân lao động, trong đó nịng cốt là giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức.
Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn lấy liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nơng dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng của Nhà nước.
Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định liên minh giai cấp với giai cấp nơng dân và
đội ngũ trí thức làm nền tảng để thực hiện đại đồn kết dân tộc.
Như vậy có thể thấy được Việt Nam đã nhanh chóng khơi phục và phát triển kinh tế - xã
hội; đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động không ngừng được cải thiện; chính trị ổn
định; lịng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng được củng cố; vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế được nâng cao. Với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước,
Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên tiến hành đổi mới thắng lợi theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.3. Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách
thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ. Điều này có nghĩa là nhà nước pháp
quyền gắn liền với một nền dân chủ. Phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về
chuyên chính vơ sản trong thời kỳ q độ lên chủ CNXH, Đảng ta xác định “quyền làm chủ
tập thể của nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công nông, thực hiện bằng nhà nước
dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp cơng nhân, đó là chun chính vơ sản. Nhà
nước ta, vì vậy, là nhà nước chun chính vơ sản”
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan này được quy định bởi
đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Phù hợp với chế độ tư bản chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền tư sản - bảo vệ lợi ích của giai
cấp tư sản bằng pháp luật tư sản. Phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa nhất định phải là Nhà
11
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động bằng
pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tính tất yếu khách quan của việc xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn xuất phát từ đặc điểm, điều kiện
lịch sử của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội không phải từ một nước tư
bản phát triển mà từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, bỏ qua chế độ tư bản, xây dựng nhà
nước dân chủ nhân dân rồi nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quá trình ấy địi hỏi phải “Phát triển
dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình
thức ấy trong thực tiễn”. Do vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếu
khách quan của q trình hồn thiện Nhà nước dân chủ nhân dân lên Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam còn thể hiện ở chỗ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là hình thức tối ưu
để thực hiện quyền lực nhà nước thuộc nhân dân. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội, từ quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đến thực tiễn thế giới
hiện nay, đã, đang và sẽ tiếp tục là vấn đề thu hút sự quan tâm của các chính đảng, các nhà
nghiên cứu thuộc những xu hướng chính trị khác nhau. Với Việt Nam, khẳng định tính tất yếu
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội hiện thực ở nước ta hiện nay.
Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Một là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước
là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Hai là, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam các cơ quan cơng quyền
và cơng dân bình đẳng về quyền về quyền và nghĩa vụ, quan hệ đồng trách nhiệm; các quyền
tự do, dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng
pháp luật.
Ba là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề cao vai trị thượng tơn của
pháp luật trong quản lý xã hội, trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước.
Bốn là, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt
Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, các tổ chức đảng và đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng và
quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện tập trung ở Nhà nước, được thực hiện chủ yếu
thông qua hoạt động của Nhà nước.
12
2.3. Văn hóa xã hội
2.3.1. Nền văn hóa và con người Việt Nam
Lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, văn
hố ln gắn liền với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội; con người tồn tại,
trưởng thành và phát triển nhờ văn hố của mình. Nền văn hoá truyền thống của dân tộc ta
được kết tinh và khẳng định trong cuộc đấu tranh và lao động sản xuất để tồn tại, phát triển
của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Có thể nói, văn hố và con nguời Việt
Nam là những nhân tố quan trọng, góp phần hình thành nên truyền thống lịch sử trải dài hàng
ngàn năm của dân tộc. Dựa trên sự đánh giá của Đảng ta tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương lần thứ năm (khóa VIII) và sự bổ sung, đóng góp ý kiến từ nhân dân thông qua các
phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta có thể rút ra một số điểm mạnh của nền văn hóa
và con người Việt Nam như sau:
Thứ nhất, trong công cuộc đổi mới đất nước, trong điều kiện mới của khu vực và thế
giới, con người Việt Nam vẫn ln gắn bó mật thiết với những giá trị văn hoá truyền thống,
với những phẩm giá của dân tộc mà điểm nổi bật là tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân
tộc, tự lực, tự cường, đồn kết vì đại nghĩa dân tộc. Biểu hiện của điểm mạnh này là thái độ
tích cực của mỗi cơng dân trước vận mệnh của Tổ quốc, trước các chuyển đổi về kinh tế, xã
hội hiện nay.
Thứ hai, con người Việt Nam vẫn ln thể hiện đức tính cần cù, sáng tạo trong mọi hoạt
động. Đức tính này là một giá trị đặc trưng, chiếm vị trí xứng đáng trong bảng giá trị về nhân
cách của con người Việt Nam. Thái độ tích cực của con người Việt Nam trong định hướng và
lựa chọn giá trị này là điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác giáo dục, từ giáo dục truyền
thống, lối sống đến giáo dục đạo đức, nhân cách con người hiện đại,… nhằm phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
Thứ ba, nét đặc trưng của đời sống tinh thần, của phẩm giá của con người Việt Nam là
truyền thống cộng đồng, lòng nhân ái, những tình cảm vị tha và khoan dung… vẫn được giữ
vững, phát huy trong điều kiện mới của đất nước. Những giá trị mang tính nền tảng, cốt lõi ấy
là cơ sở để phát triển tính nhân văn và xây dựng văn hoá Việt Nam hiện đại, tiên tiến, mang
bản sắc dân tộc. Có thể khẳng định rằng, đây là một thuận lợi căn bản để chúng ta thực hiện
chương trình văn hố trong tồn xã hội đối với các thế hệ con người Việt Nam hiện nay và
mai sau.
Thứ tư, con người Việt Nam vẫn giữ được truyền thống hiếu học, tơn sư trọng đạo và sự
hình thành, phát triển các giá trị mới của văn hoá và con người đã chứng minh sự kết hợp giữa
truyền thống với hiện đại trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
13
Thứ năm, trong cơng cuộc đổi mới, mơ hình gia đình truyền thống đang có những biến
đổi lớn, phức tạp do sự tác động của kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường, do những biến đổi
của xã hội đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội… Tuy vậy, những giá trị tinh thần, đạo lý của gia
đình truyền thống vẫn được giữ vững, có ảnh hưởng tích cực trong đời sống gia đình Việt
Nam, vẫn là nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.
Tuy nhiên ngoài những điểm mạnh được nêu ra ở trên, chúng ta cũng không thể phủ
nhận một số yếu kém trong văn hóa và con người Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ phong cách sản
xuất nhỏ biểu hiện trong thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử, nếp suy nghĩ, lề thói
làm ăn... của người Việt Nam vẫn đang là những cản trở không nhỏ đối với sự nghiệp cơng
nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước. Những mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động tiêu
cực tới sự phát triển văn hoá và con người Việt Nam. Một trong những biểu hiện rõ nét của xu
hướng này là sự suy giảm về mặt đạo đức của khơng ít người, nhất là lớp trẻ, thậm chí của cả
một số cán bộ, đảng viên thối hố, biến chất. Cùng với đó là sự xuất hiện các yếu tố tiêu cực
khác, như chủ nghĩa cục bộ, địa phương, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, đề cao quá
mức tiện nghi vật chất, xa hoa, lãng phí; sự phát triển chủ nghĩa cá nhân vị kỷ biểu hiện trong
lối sống, trong cách ứng xử giữa người với người. Những tiêu cực này đang ảnh hưởng đến ý
thức tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta. Có thể nói, một trong những thành tựu đổi
mới tư duy lý luận ở nước ta là quan điểm coi văn hoá dân tộc là nền tảng của nội lực, coi
nguồn lực con người (đặc biệt về mặt chất lượng) là tiềm năng quý giá nhất, là nhân tố quyết
định của nội lực. Bởi vậy, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhiệm vụ quan trọng hiện nay
của chúng ta là xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; trong đó, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa là vấn đề
trung tâm.
2.3.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Một là từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các bộ phận trong liên
minh
Việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển nơng nghiệp, khuyến khích và trợ
giúp nơng dân trong tiến trình thực hiện nghị quyết các đại hội đảng đã phát huy tác dụng, bộ
mặt nơng thơn có nhiều thay đổi. Trong tiến trình đổi mới “Đảng đã ban hành nhiều nghị
quyết, chỉ thị... để tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức. Nhà nước
đã thực hiện các chính sách... sử dụng và tạo mơi trường phát huy vai trị của trí thức;... đãi
ngộ, tơn vinh trí thức... tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức và các hội của trí thức hoạt
động, phát triển”.
Đối với giai cấp nơng dân, khẩn trương hồn thiện cơ chế liên kết kinh tế trong việc sản
xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ hàng nông sản. Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt
14
Nam đồng thời với việc bảo vệ thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Đại hội XII của Đảng đã
nhấn mạnh: “Hỗ trợ, khuyến khích nơng dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp
nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển
sang làm công nghiệp và dịch vụ. Nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, mở rộng
và nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ cơ bản về điện, nước sạch, y tế, giáo dục, thông
tin,... cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư nơng thơn; thực hiện có hiệu quả, bền vững
cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp”.
Với tầng lớp trí thức, thực hiện chính sách tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ phù
hợp, nhất là đội ngũ nghiên cứu, chuyên gia, kỹ thuật viên cao cấp, hình thành đội ngũ chuyên
gia chiến lược của đất nước đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần
thứ tư.
Hai là, phát huy vai trò của mỗi giai cấp, tầng lớp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
Đối với giai cấp công nhân, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao ý thức chính trị, giác ngộ
giai cấp, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần dân tộc. Trước mắt cần nâng cao sự hiểu biết về chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên
quan đến lao động, việc làm, chính sách xã hội, những vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường, thị
trường lao động, quan hệ lao động, hợp tác và cạnh tranh, hội nhập quốc tế theo cam kết của
các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những vấn đề về sở hữu trí tuệ, phá sản, bảo hiểm.
Bồi dưỡng tinh thần và ý chí lao động, thái độ đối với sức ép cạnh tranh trong thị trường lao
động, các kỹ năng giải quyết quan hệ lao động, đặc biệt là lao động gắn với yếu tố nước
ngoài, trong khu vực FDI.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nghề nghiệp
trong các loại hình doanh nghiệp. Đổi mới hoạt động của tổ chức cơng đồn, hướng về cơ sở,
nắm bắt kịp thời, thường xuyên nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cơng
nhân và đấu tranh, bảo vệ lợi ích của họ. Đội ngũ cán bộ trong các tổ chức chính trị - xã hội
của cơng nhân phải thường xun nâng cao về trình độ, khoa học, công nghệ, pháp luật, ngoại
ngữ, tin học… đủ sức tham gia có hiệu quả vào q trình tập hợp, thu hút quần chúng công
nhân, tổ chức hoạt động cũng như bảo vệ lợi ích người lao động, cả trong phạm vi quốc gia,
khu vực và quốc tế; phương pháp, kỹ năng tổ chức hoạt động phải đa dạng, linh hoạt, theo kịp
với những thay đổi về lao động, việc làm của giai cấp cơng nhân trong tình hình mới.
Đối với giai cấp nơng dân, phải đặt vấn đề giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho nông
dân lên hàng đầu. Nội dung giáo dục không chỉ giới hạn ở vấn đề chuyển giao khoa học, kỹ
thuật, công nghệ mới, mà sâu xa hơn là nền tảng tri thức, văn hóa, tư duy, nếp nghĩ, thói quen
của nơng dân. Khắc phục tính manh mún, nhỏ lẻ trong tư duy của nông dân, thúc đẩy nông
15
dân tiếp cận với cái mới, khoa học, giúp họ thay đổi theo hướng chuyên nghiệp, văn minh
trong sản xuất, kinh doanh và tổ chức đời sống.
Ổn định và từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của nơng dân và cư dân
nơng thơn, khắc phục tình trạng “ly hương”, giảm sức ép về lao động mùa vụ ở các khu đô thị
lớn cũng như các vấn đề xã hội khác ở nông thôn và thành thị, xây dựng nhà nơng chun
nghiệp với các mơ hình hợp tác, liên kết phong phú, đa dạng. Điều này vừa góp phần phát
triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; vừa góp phần hạn chế những vấn đề
xã hội có thể nảy sinh do sức ép về dân cư và các sinh hoạt khác.
Đối với đội ngũ trí thức, cần tạo điều kiện, môi trường dân chủ hơn nữa cho lao động
sáng tạo của trí thức. Tạo điều kiện tối đa cho sự khai mở sáng tạo về tri thức, học thuật, văn
hóa lắng nghe; cũng như tơn trọng sự khác biệt trong đối thoại, phản biện của trí thức. Đầu tư
cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với nhu cầu nghiên cứu, khảo nghiệm, thực nghiệm, trao đổi
học thuật và phát triển tri thức, để thực sự “Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã
hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Ba là, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể ảnh hưởng tới khối liên minh.
Liên minh giai cấp bền vững phải dựa trên việc tơn trọng nhu cầu, lợi ích của chính bản
thân các chủ thể tham gia liên minh. Vì vậy, vấn đề cơ bản và xuyên suốt, vừa là nội dung,
vừa là nguyên tắc mang tính quy luật trong việc xây dựng khối liên minh công - nông - trí
thức là phải xác định đúng các nhu cầu, phát hiện kịp thời các nhu cầu mới nảy sinh của cơng
nhân, nơng dân, trí thức trong từng giai đoạn cụ thể; trên cơ sở những tiềm năng và thực trạng
kinh tế - xã hội từ đó có giải pháp để thỏa mãn các nhu cầu; xử lý đúng đắn, kịp thời những
mâu thuẫn nảy sinh giữa các giai cấp.
16
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VỀ TÍNH TẤT YẾU, NỘI DUNG LIÊN MINH GIAI CẤP,
TẦNG LỚP TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Tính tất yếu, nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam là một phần khơng thể thiếu trong q trình đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Tính tất yếu được thể hiện ở nhiều khía cạnh từ tất yếu về kinh tế - kỹ thuật đến tất yếu
về chính trị- xã hội. Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc tổ chức khối liên minh
vững mạnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực hiện những nội dung cơ bản của liên minh
từ nội dung kinh tế đến chính trị và cuối cùng là văn hóa xã hội. Ở từng khía cạnh, từng lĩnh
vực cả hai đều nói rõ lên vai trị của mình.Trong khi liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau… giữa các giai cấp, tầng lớp
xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo
động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Nhận thức về tầm quan trọng của
liên minh giai cấp để thấy rằng cần thiết phải góp sức tăng cường xây dựng khối liên minh
giai cấp tầng lớp vững mạnh trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Cùng với đó là tin tưởng và tham gia tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng về xây
dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Xác
định được trách nhiệm cá nhân trong việc tổ chức, thực hiện củng cố khối đại đoàn kết tồn
dân tộc trên cương vị cơng tác của mình.
Liên minh giai cấp cơng nhân- nơng dân- trí thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam trong mọi thời kỳ cách mạng. Đại hội
X của Đảng (tháng 4 năm 2006) khẳng định “Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là
đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam”. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã vận
dụng thành công được lý luận về liên minh giai cấp, tầng lớp vào xây dựng
và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Từ đó nhận diện được sự biến đổi của các giai cấp, tầng lớp và những vấn đề đặt ra
trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, đi đơi với đó là q trình phát triển cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước hướng tới cuộc cách mạng 4.0 với những thách thức to lớn.
17