Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

BÀI tập NHÓM môn kế TOÁN NGÂN HÀNG CHƯƠNG 3 kế TOÁN DỊCH vụ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.24 KB, 46 trang )

lOMoARcPSD|11346942

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TỐN

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: KẾ TỐN NGÂN HÀNG
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA
NGÂN HÀNG
GVHD: Huỳnh Thị Hương Thảo
Nhóm: 4
Lớp: 10DHKT5

Thành phố Hồ Chí Minh 23/4/2022


lOMoARcPSD|11346942

MỤC LỤC
Lời mở đầầu.............................................................................................................................................6
Tính cầấp thiếất của đếầ tài.........................................................................................................................6
Mục tếu nghiến cứu..............................................................................................................................7
Đốấi tượng nghiến cứu............................................................................................................................7
Phương pháp nghiến cứu.......................................................................................................................7
Kếất cầấu đếầ tài.........................................................................................................................................7
3.1 Nhưng vầấn đếầ chung vếầ dich vụ thanh toán qua ngần hàng..............................................................8
3.1.1. Khái niệm..................................................................................................................................8
3.1.2. Đặc điểm..................................................................................................................................8
3.1.3 Vai trò........................................................................................................................................9
3.1.4. Điếầu kiện thực hiện thanh tốn qua ngần hàng......................................................................10


3.2 Các hình thức thanh toán qua ngần hàng.......................................................................................11
3.2.1 Nội dung và quy trình thanh tốn bằầng ủy nhiệm chi...............................................................11
3.2.1.1 Uỷ nhiệm chi là gì?...........................................................................................................11
3.2.1.2 Nội dung của ủy nhiệm chi...............................................................................................11
3.2.1.3 Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm chi........................................................................11
3.2.2. Nội dung và quy trình thanh tốn bằầng Uỷ nhiệm thu............................................................12
3.2.2.1. Uỷ nhiệm thu là gì?.........................................................................................................12
3.2.2.2. Nội dung của ủy nhiệm thu.............................................................................................12
3.2.2.3. Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu.......................................................................13
3.2.3. Nội dung và quy trình thanh tốn bằầng Sec............................................................................15
3.2.3.1. Sec là gì?..........................................................................................................................15
3.2.3.2. Nội dung của Sec.............................................................................................................16
3.2.3.3. Quy trình thanh tốn bằng Sec.......................................................................................17
3.2.4 Nội dung và quy trình thanh tốn bằầng thẻ ngần hàng............................................................19
3.2.4.1 Thẻ ngân hàng là gì?........................................................................................................19
3.2.4.2 Nội dung của thẻ ngân hàng............................................................................................19
3.2.4.3 Quy trình thanh tốn bằng thẻ ngân hàng...........................................................20
3.3 Tài khoản sử dụng...........................................................................................................................21


lOMoARcPSD|11346942

3.4 Phương pháp hạch toán.................................................................................................................25
3.4.1 Kếấ toán thanh toán bằầng ủy nhiệm chi.....................................................................................25
3.4.1.1 Trường hợp hai khách hàng có tài khoản cùng 1 ngân hàng..........................................25
3.4.1.2 Trường hợp hai khách hàng có tài khoản khác ngân hàng.............................................26
3.4.2 Kếấ tốn thanh tốn bằầng ủy nhiệm thu....................................................................................28
3.4.2.1 Trường hợp hai khách hàng có tài khoản cùng 1 ngân hàng..........................................28
3.4.2.2 Trường hợp hai khách hàng có tài khoản khác ngân hàng.............................................29
3.4.3. Thanh tốn bằầng séc...............................................................................................................31

3.4.3.1. Nếu séc được thanh toán cùng NH..................................................................................31
3.4.3.2. Nếu séc được thanh tốn tại NH khác NH phát hành, có tham gia thanh toán bù trừ với
NH phát hành..............................................................................................................................32
3.4.3.3. Nếu séc thanh toán trong hai NH cùng hệ thống............................................................34
3.3.4.4 Các trường hợp séc thanh toán khác NH........................................................................35
3.4.4. Kếấ toán thanh toán bằầng thẻ thanh toán................................................................................36
3.4.4.1. Thủ tục phát hành thẻ thanh tốn..................................................................................36
3.4.4.2. Thủ tục thanh tốn tiền hàng hóa dịch vụ cho các cơ sở tiếp nhận thẻ thanh toán.......36
3.4.4.3. Thủ tục nhận tiền mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán thẻ...........................................37
Kếất luận chung......................................................................................................................................38


lOMoARcPSD|11346942

Thành viên nhóm 4
ST
T

Tên

MSSV

Phân việc
5 câu trắc nghiêm, tơng hơp word,
nôi dung 3.4.1 3.4.2, thuyết trinh
(NT)
PPT, 5 câu trắc nghiêm, nơi dung 3.1,
thút trinh

Mức độ

hồn
thành
100%

1

Hà Tiến Long (NT)

2007190731

2

Hoàng Vu Thi Quynh Như

2007190806

3

Lê Ngoc Trâm Anh

2007190018

5 câu trắc nghiêm, nôi dung 3.2.2,
thuyết trinh

100%

4

Nguyễn Thi Hồng Hanh


2007190101

5 câu trắc nghiêm, nôi dung 3.4.3
3.4.4, thuyết trinh

100%

5

Nguyễn Thi Huyền Trân

2007190922

5 câu trắc nghiêm, nôi dung 3.2.4 ,
thuyết trinh

100%

6

Vo Thi Mông Kiều

2007190699

5 câu trắc nghiêm, nôi dung 3.2.3,
thuyết trinh

100%


7

Huynh Ngoc Anh Linh

2007190170

5 câu trắc nghiêm, nôi dung 3.2.1,
thuyết trinh

100%

8

Lưu Thi Hà Như

2007190284

5 câu trắc nghiêm, nôi dung tài
khoan sư dung, mơ đầu, kết luân,
thuyết trinh

100%

100%


lOMoARcPSD|11346942

Lời mở đầu
Thực hiện chủ trương phát triển và mở rộng thanh toán qua ngân hàng để từng

bước phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà
nước, thanh tốn qua ngân hàng đã ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát
triển của hệ thơng ngân hàng. Tại Việt Nam, do lịch sử của hệ thống ngân hàng cịn non
trẻ nên thanh tốn qua ngân hàng mới được chú trọng trong những năm gần đây. Nhưng
với tiện ích của các hình thức phát triển qua ngân hàng, Chính phủ và ngân hàng Nhà
Nước đã tập trung nhiều nỗ lực cho việc phát triển lĩnh vực đặc biệt này nhằm đáp ứng
nhu cầu thanh toán của nền kinh tế trong q trình hội nhập.
Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù, trải qua nhiều thăng trầm và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác
động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu, nhưng dưới sự
chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, ngành ngân hàng đã tận dụng tốt những thời cơ,vượt
qua khơng ít những cam go trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế để gặt hái những
thành tựu to lớn, đóng góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong
những năm qua. Ngân hàng là một trung gian thanh toán quan trọng trong nền kinh tế,
bằng các nghiệp vụ thanh toán ngân hàng đã thay mặt khách hàng thực hiện thanh tốn
giá trị hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. trong đó, thanh tốn khơng dùng tiền mặt
đóng vai trị then chốt trong q trình tuần hồn và ln chuyển tiền tệ nhằm hạn chế
những tổn thất mà thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt có thể gây ra.
Trong những năm gần đây, thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam đã khơng
ngừng hồn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý, mơ hình tổ chức,
phương tiện cũng như các hình thức thanh tốn. Nhìn chung, việc sử dụng tiền mặt để
thanh tốn làm cho các hoạt động kinh tế bị kéo dài, không tiện dụng đã góp phần kìm
hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng lớn
mạnh và phát triển, thanh toán qua ngân hàng đã ra đời và phát triển gắn liền với sự hình
thành và phát triển của hệ thống ngân hàng.


lOMoARcPSD|11346942


Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lí thuyết về các ngun tắc, các cơng cụ thanh tốn và các phương thức
thanh tốn vốn qua ngân hàng.
- Tìm hiểu và vận dụng quy trình hạch tốn bằng UNC.
- Tìm hiểu và vận dụng quy trình hạch tốn bằng UNT.
- Tìm hiểu và vận dụng quy trình hạch tốn đối với dịch vụ thanh tốn bằng séc.
- Tìm hiểu và vận dụng quy trình hạch tốn đối với dịch vụ thanh tốn bằng thẻ.
Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan về thanh toán qua ngân hàng
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thơng tin và
phương pháp phân tích.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, đề tài có kết cấu như sau:
3.1. Những vấn đề chung về dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng
3.2. Các hình thức thanh toán qua ngân hàng
3.3. Các tài khoản sử dụng
3.4. Phương pháp hạch toán


lOMoARcPSD|11346942

3.1 Những vấn đề chung về dịch vụ thanh toán qua ngân hàng
3.1.1. Khái niệm
Thanh toán qua ngân hàng là quan hệ thanh toán được thực hiện và tiến hành bằng
cách trích chuyển một số tiền trên tài khoản của cá nhân, tổ chức này sang tài khoản của
cá nhân, tổ chức khác hoặc bù trừ lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia thanh tốn thơng qua
hệ thống ngân hàng. Ngân hàng là người cung ứng dịch vụ thanh toán. Nếu việc thanh
toán diễn ra trong phạm vi một quốc gia thì gọi là thanh tốn trong nước, nếu việc thanh
toán diễn ra vượt khỏi biên giới của một quốc gia thì được gọi là thanh tốn quốc tế.

3.1.2. Đặc điểm
Thanh tốn qua ngân hàng có các đặc điểm cơ bản sau:
Thanh toán qua ngân hàng là thanh toán chuyển khoản, khơng có sự xuất hiện của
tiền mặt, diễn ra thông qua việc ghi tăng hay giảm tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán
của các tổ chức, cá nhân liên quan tại ngân hàng. Vì vậy, thanh tốn qua ngân hàng khơng
có sự xuất hiện của tiề mặt và tiền chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền ghi sổ, được ghi chép
trên các chứng từ, sổ sách kế toán và được gọi là tiền chuyển khoản.
Ngân hàng là trung gian thanh toán. Trong thanh toán băng tiền mặt trực tiếp
thường chỉ có 02 chủ thể tham gia là người phải thanh toán (người mắc nợ, người mua)
và người thụ hưởng (người chủ nợ, người bán). Nhưng để thanh tốn được qua ngân
hàng, ngồi 02 chủ thể trên cịn có thêm chủ thể thứ 3 là ngân hàng.
Khi thực hiện thanh tốn, ngân hàng đóng vai trị là trung gian giữa người có nghĩa
vụ thanh tốn và người thụ hưởng. Khi nhận được yêu cầu thanh toán, ngân hàng tiến
hành kiểm tra các điều kiện thanh toán. Nếu yêu cầu thanh toán thỏa mãn các điều kiện,
ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán cho khách hàng. Ngược lại, khi u cầu thanh tốn
khơng thỏa mãn các điều kiện thì ngân hàng có thể từ chối thực hiện.
Thanh tốn qua ngân hàng thường có sự tách rời về thời gian và không gian giữa
chu chuyển tiền tệ và chu chuyển hàng hóa, dịch vụ. Như trên đã đề cập, ngân hàng là


lOMoARcPSD|11346942

trung gian thanh tóa giữa hai bên có nghĩa vụ thanh toán và bên thụ hưởng. Ngân hàng
tiến hành ghi tăng hoặc giảm trên tài khoản tiền gửi thanh toán của các bên. Như vậy,
thanh toán qua ngân hàng là thanh toản chuyển khoản nên việc thanh tốn thường khơng
xảy ra cùng thời điểm và cùng địa điểm với việc giao nhận hàng hóa, dịch vụ giữa các
bên tham gia.
3.1.3 Vai trị
Đối với khách hàng:
Khi thanh tốn qua ngân hàng, khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý, đồng

thời giảm thiểu được các rủi ro trong quá trình vận chuyển, cất giữ, kiểm đếm tiền mặt.
Thanh toán qua ngân hàng là thanh toán chuyển khoản. Ngân hàng thực hiện thanh toán
bằng cách ghi tăng hoặc giảm tài khoản tiền gửi thanh tốn liên quan nên q trình thanh
tốn này diễn ra nhanh chóng, chính xác, an tồn và hiệu quả hơn so với phương thức
thanh toán bằng tiền mặt.
Khách hàng có khả năng sinh lợi từ vốn nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi thanh toán
mở tại ngân hàng. Vì để thực hiện thanh tốn qua ngân hàng thì khách hàng phải có tài
khoản tiền gửi thanh tốn và số dư trên tài khoản này được ngân hàng tính và trả lãi định
kỳ hàng tháng cho khách hàng. Khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng, khách hàng cịn
có thể tiếp cận được nhiều dịch vụ hiện đại của ngân hàng như: dịch vụ thể thanh toán,
séc, ủy nhiệm chi... để thanh tốn các khoản chi phí định kì như tiền điện, tiền nước, điện
thoại, internet…
Đối với ngân hàng:
Ngân hàng có thể gia tăng nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn này với chi
phí thấp. Để thực hiện thanh tốn qua ngân hàng thì khách hàng phải có tiền gửi thanh
tốn mở tại ngân hàng. Đây là một kênh huy động vốn của ngân hàng. Mặc dù số dư trên
các tài khoản này biến động thường xun nhưng nó vẫn duy trì một tỉ lệ ổn định và đặc
biệt là ngân hàng có thể trả lãi rất thấp hoặc không trả lãi cho nguồn vốn huy động này.


lOMoARcPSD|11346942

Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng cho khách hàng với một tỷ
trọng nhất định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thanh toán qua ngân hàng còn mang lại thu nhập cho ngân hàng từ việc thu phí
dịch vụ. Ngân hàng có thể thu được phí khi thực hiện thanh tốn cho khách hàng. Dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng càng hiện đại, càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì thu
nhập của ngân hàng từ phí dịch vụ sẽ càng nhiều.
Khi cung ứng có chất lượng dịch vụ thanh tốn thì ngân hàng có thể tạo và giữ được
mối quan hệ tốt với khách hàng. Nếu khách hàng hài lòng với dịch vụ thanh tốn thì sẽ

tiếp tục sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng. Khi hài lịng với dịch vụ
thanh tốn ngân hàng cung cấp, khách hàng sẽ mở rộng phạm vi thanh toán của mình đối
với các đối tác qua tài khoản tiền gửi thanh toán mợ tại ngân hàng.
Đối với nền kinh tế:
Thanh toán qua ngân hàng giúp tiết kiệm được các chi phí lưu thơng tiền mặt trong
nền kinh tế như: chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm, bảo hiểm rủi ro, chi phí in ấn
tiền… Thanh tốn qua ngân hàng được thực hiện bằng cách ghi sổ nên hạn chế được rủi
ro lưu thông tiền mặt. Làm giảm được lượng tiền mặt trong lưu thơng, góp phần kiểm
sốt lạm phát.
Dễ dàng kiểm soát hoạt động của các đơn vị thuộc nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Góp phần thúc đẩy quá trình vận động của vật tư, hàng hóa trong nền kinh tế. Thanh toán
qua ngân hàng được thực hiện nhanh, chính xác và an tồn nên giúp các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân tăng vòng quay sử dụng vốn. Điều này góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển vốn trong nền kinh tế.
Thanh tốn qua ngân hàng góp phần kiểm soát một số hoạt động tiêu cực trong nền
kinh tế. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt góp phần chống thất thu thuế. Giúp kiểm soát
một số hoạt động kinh tế bất hợp pháp.


lOMoARcPSD|11346942

3.1.4. Điều kiện thực hiện thanh toán qua ngân hàng
- Chủ tài khoản phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
- Tài khoản (TK) phải có số dư để đảm bảo thanh toán.
- Phải làm đúng và đủ các thủ tục tại ngân hàng: Giấy tờ thanh toán, phương thức
nộp, lĩnh tiền, dấu, chữ ký.
- Chủ tài khoản phải tự theo dõi số dư tiền gửi tại ngân hàng.
- Ngân hàng kiểm tra, kiểm soát các thủ tục và hoạt động của khách hàng.
3.2 Các hình thức thanh tốn qua ngân hàng
3.2.1 Nội dung và quy trình thanh tốn bằng ủy nhiệm chi

3.2.1.1 Uỷ nhiệm chi là gì?
Ủy nhiệm chi là việc giao cho trung gian thanh toán thực hiện việc trích tiền từ tài
khoản của chủ tài khoản để trả cho người thụ hưởng. Ủy nhiệm chi (lệnh chi) là phương
thức thanh toán mà người trả tiền sẽ lập lệnh thanh toán theo mẫu mà ngân hàng cung
cấp. Sau đó, người trả tiền sẽ gửi lại ngân hàng tại nơi mở tài khoản để yêu cầu trích một
số tiền trong tài khoản thanh tốn của mình bằng với số tiền ghi trên ủy nhiệm chi để trả
cho người thụ hưởng.
3.2.1.2 Nội dung của ủy nhiệm chi
Ủy nhiệm chi bao gồm các yếu tố sau:
-Ủy nhiệm chi, số sê ri;
- Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người trả tiền;
- Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền;
- Họ tên, địa chỉ số hiệu tài khoản người thụ hưởng;
- Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng;
- Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số;
- Nơi, ngày tháng năm lập ủy nhiệm chi;


lOMoARcPSD|11346942

- Chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền;
- Các yếu tố khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định khơng trái pháp luật.
3.2.1.3 Quy trình thanh tốn bằng ủy nhiệm chi
Quy trình thanh tốn ủy nhiệm chi sẽ bao gồm 3 bước:
Bước 1: Người trả tiền sẽ làm thủ tục ủy nhiệm chi qua ngân hàng khi có nhu cầu
chi trả. Theo đó mà ủy nhiệm chi sẽ phải ghi đầy đủ các thông tin theo đúng mãu mà
pháp luật quy định mới được xem là hợp lệ.
Bước 2: Ngân hàng phụ vụ sẽ trả tiền và làm thủ tục trích tiền trên tài khoản người
trả khi đã nhận được lệnh chi và tiến hành thủ tục chuyển tiền với ngân hàng hàng phụ vụ
người hưởng thụ

Bước 3: Ngân hàng phục vụ người hưởng thụ sẽ tiến hành làm thủ tục thanh toán
Lưu ý :
 Khi đã nhận được ủy quyền nhiệm chi cho khách hàng được chuyển đến dưới dàn
chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử thì ngân hàng cần phải kiểm tra tính hợp lệ,
hợp pháp của ủy nhiệm chi. Đồng thời còn cần kiểm tra việc đảm bảo khả năng
thanh toán của khách hàng.
 Nếu ủy nhiệm chi không hợp lệ hoặc không hợp pháp, hoặc số tiền ghi trên ủy
nhiệm chi vượt quá số dư trên tài khoản thanh tốn của khách hàng thì cần phải
nhanh chóng thơng báo cho người lập ủy nhiệm chi, trả lại giấy tờ ủy nhiệm chi và
từ chối thực hiện lệnh chi đó nếu các bên trước đó khơng có thỏa thuận nào khác.
 Nếu ủy nhiệm chi hợp lệ, hợp pháp và số tiền ghi trên ủy nhiệm chi được đảm bảo
về khả năng thanh tốn thì ngân hàng cần phải nhanh chóng tiến hành chi trả cho
người thụ hưởng, trích tiền từ tài khoản của người thụ hưởng.
3.2.2. Nội dung và quy trình thanh tốn bằng Uỷ nhiệm thu.
3.2.2.1. Uỷ nhiệm thu là gì?
Ủy nhiệm thu là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ
một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ
hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên
thụ hưởng.


lOMoARcPSD|11346942

3.2.2.2. Nội dung của ủy nhiệm thu.
Một giấy ủy nhiệm thu hợp lệ thường sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
 Chữ nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu), số chứng từ.
 Ngày, tháng, năm lập chứng từ ủy nhiệm thu.
 Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng.
 Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng.
 Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền.

 Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
 Số hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng, thỏa thuận) làm căn cứ để nhờ thu, số lượng
chứng từ kèm theo.
 Nội dung thanh toán.
 Số tiền nhờ thu bằng chữ và bằng số.
 Ngày, tháng, năm ngân hàng phục vụ bên trả tiền thanh toán.
 Ngày, tháng, năm ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng nhận được khoản thanh
toán.
 Chữ ký (chữ ký tay đối với chứng từ giấy và chữ ký điện tử đối với chứng từ
điện tử) của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền và chữ ký
những người có liên quan đến chứng từ theo qui định của pháp luật, dấu đơn vị
(nếu có).
3.2.2.3. Quy trình thanh tốn bằng ủy nhiệm thu.
Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ xây dựng và ban hành được quy trình nội bộ thực hiện
việc thanh toán ủy nhiệm thu và đảm bảo được việc xử lý nhanh chóng, an tồn, đầy đủ
được các bước sau đây:
Bước 1: Lập, giao nhận ủy nhiệm thu
Bên thụ hưởng sẽ lập ủy nhiệm thu kèm theo đó là văn bản thỏa thuận giữa bên trả
tiền và bên được thụ hưởng về việc ủy nhiệm thu cũng như các chứng từ khác (nếu có)
gửi tới ngân hàng phục vụ mình hoặc ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Theo đó, ngân hàng

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

sẽ hướng dẫn cụ thể khách hàng lập phương thức giao nhận chứng từ đảm bảo phù hợp
với quy định.
Bước 2: Kiểm soát ủy nhiệm thu
Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng: Khi nhận được ủy nhiệm thu và các chứng từ

kèm theo của khách hàng, ngân hàng phải tiến hành kiểm sốt chặt chẽ nhằm đảm bảo
được tính hợp pháp, hợp lệ của ủy nhiệm thu theo đúng quy định về chế độ chứng từ kế
toán ngân hàng. Trường hợp ủy nhiệm thu không hợp pháp hoặc không hợp lệ thì ngân
hàng báo cho khách hàng để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại.
Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền: Khi nhận được hồ sơ thanh toán ủy nhiệm thu,
ngân hàng thực hiện việc kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ và kiểm tra số dư trên
tài khoản thanh toán và khả năng thanh toán của bên trả tiền.
Bước 3: Xử lý chứng từ và hạch tốn
Trường hợp bên trả tiền có tài khoản thanh tốn tại ngân hàng phục vụ bên thụ
hưởng thì sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu, ngân hàng sẽ kiểm tra thỏa thuận thnah toán
bằng ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng và xử lý, cụ thể như sau:
Trường hợp bên trả tiền đã ủy quyền cho ngân hàng được quyền tự động trích nợ tài
khoản thanh toán của bên trả tiền để thanh toán ủy nhiệm thu:
- Bên trả tiền đảm bảo khả năng thanh tốn thì chậm nhất trong một ngày làm việc
kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng sẽ phải hạch toán vào tài khoản thanh
toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ
hưởng
- Bên trả tiền khơng đảm bảo khả năng thanh tốn thì chậm nhất trong vòng một
ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu thì ngân hàng sẽ phải đảm bảo
cho bên trả tiền, bên thụ hưởng biết và trả lại ủy nhiệm thu cho bên thụ hưởng.

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

Trường hợp bên trả tiền chưa thực hiện việc ủy quyền cho ngân hàng được quyền tự
động trích nợ tài khoản thanh toán của bên trả tiền để thanh toán ủy nhiệm thu, ngân hàng
phải thông báo ủy nhiệm thu cho bên trả tiền.
- Bên trả tiền chấp nhận ủy quyền trích nợ tài khoản thanh tốn thì chậm nhất trong

một ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy quyền trích nợ của bên trả tiền, ngân hàng
tiến hành xử lý hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo
Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.
- Bên trả tiền khơng chấp thuận ủy quyền trích nợ thì ngân hàng thông báo và tiến
hành gửi trả ủy nhiệm thu cho bên thụ hưởng. Hình thức ủy quyền trích nợ tài khoản
thanh toán sẽ do ngân hàng quy định.
Trường hợp bên trả tiền khơng có tài khoản thanh tốn tại ngân hàng phục vụ bên
thụ hưởng thì sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ, ngân hàng phục vụ bên
thụ hưởng sẽ có hình thức theo dõi phù hợp với các chứng từ đã được xử lý và chậm nhất
trong một ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng gửi đi cho
ngân hàng phục vụ bên trả tiền:
- Sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ, ngân hàng phục vụ bên trả tiền
kiểm tra thỏa thuận ủy quyền trích nợ tài khoản thanh tốn và tiến hành xử lý, hạch toán
vào tài khoản thanh toán bên trả tiền như trường hợp bên trả tiền có tài khoản thanh toán
tại ngân hàng phục vụ bên thu hưởng; đồng thời lập lệnh chuyển tiền gửi ngân hàng phục
vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh tốn thích hợp.
- Nhận được lệnh chuyển tiền thì chậm nhất trong vịng một ngày làm việc, ngân
hàng phục vụ bên thụ hưởng căn cứ lệnh chuyển tiền để hạch tốn vào tài khoản thích
hợp và báo có cho bên thụ hưởng.

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

3.2.3. Nội dung và quy trình thanh tốn bằng Sec
3.2.3.1. Sec là gì?
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được phát hành lập trên mẫu in sẵn do Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam qui định, yêu cầu đơn vị thanh tốn trích một số tiền từ tài
khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên Sec hoặc trả cho

người cầm Sec.
Đây là cơng cụ lưu thơng tín dụng rộng rãi ở trên tất cả các quốc gia trên trái đất.
Từ năm 1996, Việt Nam đã được phép lưu hành séc, dưới dạng séc vô danh và séc
ký danh. Séc vô danh được chuyển nhượng tự do còn séc ký danh chỉ được phép chuyển
nhượng khi thông qua thủ tục ký hậu trong thời gian cịn hiệu lực.
Séc chỉ có giá trị hiệu lực trong thời gian quy định của pháp luật nhà nước đưa ra.
Thể hiện đầy đủ thông tin chi tiết như: Địa điểm, ngày lập, địa chỉ người ký, số tài khoản
trích trả,đơn vị thanh tốn, tên người hưởng, chữ ký người phát hành Séc.
Séc là phương tiện thanh toán quốc tế, nên chỉ có giá trị khi cịn thời hạn hiệu lực.
3.2.3.2. Nội dung của Sec
Đây là một trong các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, hiện được sử dụng
ở rất nhiều ngân hàng.
Là một phiếu chi, thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản và có xác
nhận của ngân hàng. Séc được để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ,… và rút tiền mặt ở ngân
hàng.
Ngân hàng có các mẫu Séc khác nhau. Mỗi loại Séc sẽ được sử dụng vào một mục
đích cụ thể.
Sau đây là các loại Séc như :
Thứ nhất: Xác định người thụ hưởng

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

Séc lệnh: Loại séc mệnh lệnh yêu cầu ngân hàng thanh toán tiền mặt hoặc tiền tài
khoản cho người thụ hưởng được ghi tên trong séc.
Séc vô danh: Cá nhân giữ tờ séc này cũng chính là người được thụ hưởng số tiền
trong séc đã ghi.
Séc đích danh: Séc mà người được ghi tên trên tờ Séc cũng chính là người được

hưởng thụ số tiền trên Séc.
Thứ hai: Theo đặc điểm của Séc
Séc trơn: Mặt sau của séc trơn hoàn tồn để trắng, khơng có bất cứ thơng tin nào.
Ngân hàng sẽ thanh toán bằng tiền mặt cho những người sử dụng séc trơn.
Séc gạch chéo: Là loại séc mặt sau có 2 đường gạch chéo. Người sử dụng séc này sẽ
được ngân hàng thanh tốn bằng hình thức ghi có vào tài khoản ngân hàng.
Séc gạch chéo đặc biệt: Là loại séc có mặt trước hoặc mặt sau có 2 đường gạch
chéo. Giữa 2 đường gạch chéo ghi tên ngân hàng thanh toán cho chủ séc.
Thứ ba: Theo mức độ đảm bảo người thụ hưởng sẽ nhận được tiền
Séc tiền mặt (hay còn gọi là séc ngân hàng): Là loại séc do ngân hàng phát hành,
thường dùng để thanh toán tiền mặt ngay lập tức.
Séc bảo chi: Séc bảo chi thường khơng được thanh tốn ngay. Ngân hàng ghi hoặc
đóng dấu bảo chi lên séc khi tài khoản chủ séc có đủ để thực hiện giao dịch.
3.2.3.3. Quy trình thanh toán bằng Sec
* Trường hợp người phát hành và người hưởng thụ có tài khoản tại cùng một đơn vị.
Quy trình thanh tốn

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

Hình 1: Quy trình thanh tốn bằng sec trường hợp người phát hành và người thụ hưởng
cùng đơn vị.
1. Người bán giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua
2. Người mua ký phát hành séc chuyển khoản và giao trực tiếp cho người bán, khi này
người bán sẽ là người thụ hưởng.
3. Người thụ hưởng lập bảng kê nộp séc cùng với các tờ séc cùng với các tờ séc chuyển
khoản đến ngân hàng đề nghị thanh toán
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện kiểm soát chứng từ, hạch toán ghi Nợ

cho người ký phát.
5. Ghi Có cho người thụ hưởng.
* Trường hợp người phát hành và người hưởng thụ có tài khoản tại 2 đơn vị khác
nhau.
Quy trình thanh tốn

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

Hình 2: Trường hợp người phát hành và người hưởng thụ có tài khoản tại 2 đơn vị khác
nhau.
1. Người bán giao hàng hóa và dịch vụ cho người mua
2. Người mua ký phát hành séc chuyển khoản và giao trực tiếp cho người bán, khi này đã
là người thụ hưởng
3. Người thụ hưởng lập bảng kê nộp séc cùng với các tờ séc chuyển khoản gửi đến ngân
hàng đề nghị thanh toán
4. Đơn vị thu hộ chuyển bảng kê nộp Sec kèm các tờ séc chuyển khoản sang đơn vị thanh
toán
5. Đơn vị thanh toán thực hiện kiểm soát, hạch toán và ghi Nợ cho người phát hành séc.
6. Truyền lệnh chuyển Có tới địa điểm đơn vị thu hộ
7. Căn cứ vào lệnh chuyển Có nhận được và đơn vị thu hộ ghi Có cho người thụ hưởng.

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

3.2.4 Nội dung và quy trình thanh tốn bằng thẻ ngân hàng

3.2.4.1 Thẻ ngân hàng là gì?
-Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ra đời từ phương
thức mua bán hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
-Thẻ ngân hàng là cơng cụ thanh tốn do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng
sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư
tiền của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp tại ATM.
3.2.4.2 Nội dung của thẻ ngân hàng
 Cấu tạo thẻ ngân hàng
 Mặt trước: Bao gồm tên chủ thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, ngày hết hạn
của thẻ, tên gọi loại thẻ, tên và logo của ngân hàng hoặc cơng ty tài chính phát
hành thẻ và chip thẻ (nếu có)/
 Mặt sau: Bao gồm dải băng từ, chữ ký hợp lệ của chủ sở hữu và logo của tổ
chức chuyển mạch thẻ nội địa.
 Kích thước: 85,6 x 53,98 mm
 Phân loại
Dựa theo phạm vi sử dụng: có 2 loại
-Thẻ nơi địa : Chỉ sử dụng được trong phạm vi quốc gia phát hành thẻ. Khách
hàng có thể sử dụng để thanh tốn online hoặc thanh toán trực tiếp.
-Thẻ ngoại địa: Đây là loại thẻ được sử dụng để thanh toán, giao dịch ở tất cả mọi
đất nước thuộc Tổ chức phát hành thẻ. Đặc biệt hữu ích khi khách hàng đi cơng tác hoặc
du lịch nước ngoài hoặc thực hiện chức năng chuyển - nhận tiền quốc tế và nhiều loại
giao dịch khác.
Dựa theo nguồn tài chính: có 3 loại

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942


-Thẻ ghi nợ: Đây là loại thể phổ biến và thông dụng nhất trên thị trường hiện nay.
Khách hàng chỉ cần nạp tiền vào tài khoản là có thể thực hiện giao dịch chuyển khoản,
nhận tiền, thanh toán hay thậm chí là rút tiền mặt. Khách hàng chỉ được phép thanh tốn
các hóa đơn nằm trong hạn mức chi trả của thẻ.
-Thẻ trả trước: Sử dụng loại thẻ này khách hàng không cần phải trực tiếp mở thẻ.
Nhưng nếu thẻ có số dư dương thì khách hàng có thể sử dụng nó để thanh tốn, chuyển
tiền hoặc rút tiền mặt tại máy ATM.
-Thẻ tín dụng: Đây là loại thẻ ngân hàng có thể sử dụng ngay cả khi khơng có sẵn
tiền trong tài khoản. Hình thức thanh tốn này giống như việc khách hàng tạm ứng trước
một khoản tiền của ngân hàng để chi tiêu sau đó hồn lại vào thời điểm kết thúc kỳ hạn.
Để mở thẻ tín dụng khách hàng cần phải chứng minh tài chính. Thơng thường bằng sao
kê 3 tháng lương gần nhất và phải đạt trung bình từ 4,5 triệu/tháng trở lên. Dựa vào đó
ngân hàng sẽ xem xét phê duyệt và đưa ra hạn mức tín dụng phù hợp cho thẻ
3.2.4.3 Quy trình thanh toán bằng thẻ ngân hàng

Sơ đồ thanh toán bằng thẻ
Gồm 5 bước
(1a): Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ
thanh toán ( Nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng phải nộp thêm UNC trích tài

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

khoản của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản thẻ thanh toán tại ngân
hàng phát hành thẻ).
(1b): Căn cứ với đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra thủ tục lập
chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu thấy đủ điều kiện, ngân hàng
sẽ phát hành thẻ để cấp cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ khi thanh

toán. Ngân hàng phát hành thẻ phải quản lý và giữ bí mật tuyệt đối mật mã sử dụng thẻ
của khách hàng.
(2): Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở tiếp nhận thẻ để kiểm tra, đưa thẻ vào máy
thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán .
(3): Cơ sở tiếp nhận thẻ giao thẻ và một biên lai thanh toán cho chủ sở hữu thẻ.
(4): Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho ngân
hàng đại lý thanh toán để thanh toán.
(5): Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ với ngân hàng phát hành thẻ qua thủ tục thanh
toán giữa các ngân hàng.
3.3 Tài khoản sử dụng
* Nhóm tài khoản tiền gửi thanh tốn
TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND
TK 4221: Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ
* Nhóm tài khoản chuyển tiền phải trả
TK 454: Chuyển tiền phải trả bằng VND
TK 455: Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ
Kết cấu tài khoản này như sau:

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

- Bên Nợ: Số tiền trả cho người được hưởng; Số tiền chuyển trả lại cho đơn vị
chuyển tiền do người thụ hưởng không đến nhận hoặc theo yêu cầu của đơn vị
chuyển tiền, của người thụ hưởng.
- Bên Có: Số tiền các TCTD khác chuyển đến trả cho người được hưởng.
- Số dư Có: Phản ánh số tiền chuyển đến chưa thanh tốn.
* Nhóm tài khoản ký quỹ đảm bảo thanh toán
TK 427: Tiền ký quỹ bằng VND

TK 4271: Tiền gửi để đảm bảo thanh toán séc
TK 4272: Tiền gửi để mở thư tín dụng ( letter of credit - L/C)
TK 4273: Tiền gửi để đảm bảo thanh toán thẻ
TK 4274: Ký quỹ bảo hành
TK 4277: Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính
TK 4279: Đảm bảo các khoản thanh toán khác
TK 428: Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ
TK 4821: Tiền gửi để đảm bảo thanh toán séc
TK 4282: Tiền gửi để mở thư tín dụng ( letter of credit - L/C)
TK 4283: Tiền gửi để đảm bảo thanh toán thẻ
TK 4284: Ký quỹ bảo hành
TK 4287: Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính
TK 4289: Bảo đảm các khoản thanh toán khác
Kết cấu chung loại tài khoản này:

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

- Bên Nợ: Số tiền sử dụng để thanh toán theo từng nghiệp vụ; Số tiền thừa trả lại
cho KH theo từng nghiệp vụ.
- Bên Có: Số tiền KH ký quỹ để đảm bảo thanh tốn
- Số dư Có: Số tiền đang ký quỹ chưa thanh tốn
* Nhóm tài khoản thanh toán vốn giữa các ngân hàng
TK 5012: Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên
TK này mở tại các NH thành viên tham gia thanh toán bù trừ dùng để hạch tốn
tồn bộ các khoản phải thanh tốn bù trừ với các NH khác.
- Bên Có: Các khoản phải trả cho NH khác; Số tiền chênh lệch phải thu trong
thanh toán bù trừ.

- Bên Nợ: Các khoản phải thu cho NH khác; Số tiền chênh lệch phải thu trong
thanh tốn bù trừ.
- Số dư Có: Thể hiện số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ chưa
thanh toán.
- Số dư Nợ: Thể hiện số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ chưa
thanh toán.
TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
TK này mở ở các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán lệnh chuyển tiền đi năm
nay chuyển đến trung tâm thanh toán.
- Bên Nợ: Số tiền chuyển đi theo lệnh chuyển Nợ
- Bên Có: Số tiền chuyển đi theo lệnh chuyển Có; Số tiền chuyển theo lệnh hủy
lệnh chuyển Nợ đã chuyển.

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

- Số dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các lệnh chuyển Nợ lớn
hơn lệnh chuyển Có và lệnh hủy lệnh chuyển Nợ.
- Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các lệnh chuyển Có và
lệnh hủy lệnh chuyển Nợ lớn hơn lệnh chuyển Nợ.
TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
TK này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các lệnh chuyển tiền đến
năm nay do trung tâm thanh toán chuyển.
- Bên Nợ: Số tiền chuyển đến theo lệnh chuyển Có; Số tiền chuyển đến theo lệnh
hủy lệnh chuyển Nợ.
- Bên Có: Số tiền chuyển đến theo lệnh chuyển Nợ.
- Số dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các lệnh chuyển Có
và lệnh hủy lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các lệnh chuyển Nợ.

- Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các lệnh chuyển Nợ
lớn hơn lệnh chuyển Có và lệnh hủy lệnh chuyển Nợ.
TK 5211: Liên hàng đi năm nay
TK này dùng để hạch toán các khoản phát sinh về giao dịch liên hàng đi năm nay
với các đơn vị khác trong cùng hệ thống NH.
- Bên Nợ: Các khoản chi hộ đơn vị khác trong cùng hệ thống NH theo giấy báo
Nợ liên hàng gửi đi.
- Bên Có: Các khoản thu hộ đơn vị khác trong cùng hệ thống NH theo giấy báo Có
liên hàng gửi đi.
- Số dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch chi hộ nhiều hơn thu hộ
- Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch thu hộ nhiều hơn chi hộ

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

TK 5212: Liên hàng đến năm nay
TK này dùng để hạch toán các khoản tiếp nhận về giao dịch liên hàng đến năm
nay với các đơn vị khác trong cùng hệ thống NH.
- Bên Nợ: Số tiền đơn vị khách trong cùng hệ thống NH thu hộ theo giấy báo Có
liên hàng nhận được; Số tiền các giấy báo Nợ liên hàng đã được đối chiếu.
- Bên Có: Số tiền đơn vị khách trong cùng hệ thống NH chi hộ theo giấy báo Nợ
liên hàng nhận được; Số tiền các giấy báo Có liên hàng đã được đối chiếu.
- Số dư Nợ: Phản ánh số tiền các giấy báo Có liên hàng chưa được đối chiếu.
- Số dư Có: Phản ánh số tiền các giấy báo Nợ liên hàng chưa được đối chiếu.
TK 1113: Tiền gửi thanh toán tại NHNN bằng VND
TK này dùng để hạch toán số tiền VND của các TCTD gửi không kỳ hạn tại
NHNN.
- Bên Nợ: Số tiền gửi vào NHNN

- Bên Có: Số tiền TCTD lấy ra
- Số dư Nợ: Phản ánh số tiền đang gửi khơng kỳ hạn tại NHNN
3.4 Phương pháp hạch tốn
3.4.1 Kế toán thanh toán bằng ủy nhiệm chi
3.4.1.1 Trường hợp hai khách hàng có tài khoản cùng 1 ngân hàng
*Quy trình:
B1: Bên chi trả lập UNC gửi đến ngân hàng phục vụ mình
B2a: Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của UNC và số dư tài khoản tiền
gửi thanh toán của bên chi trả. Nếu UNC hợp lệ, hợp pháp và số dư trên tài khoản tiền
gửi thanh toán đủ thanh toán, ngân hàng tiến hành ghi nợ và báo lại cho bên chi trả

Downloaded by Quang Tr?n ()


×