Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số giải pháp giúp trẻ 24 36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường lớp Mầm Non tại trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.44 MB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
(Trích thơ của Hồ Chí Minh)
Trẻ em là mầm sống, là vận mệnh tươi sáng của dân tộc. Giáo dục trẻ em luôn
là một trọng trách cao cả đối với Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt là đối với
những người GVMN, những người có nhiệm vụ gieo hạt, uốn nắn những mầm
xanh ngay từ những ngày đầu đến trường đến lớp. Để thực hiện được nhiệm vụ
cao cả ấy, người giáo viên ln phải tìm tịi, học hỏi, tự học tập nâng cao trình
độ chun mơn nghiệp vụ, tận tâm tận lực cho cơng tác chăm sóc - giáo dục (CS
- GD) thế hệ trẻ.
Đối với trẻ Mầm non, nhất là trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng tuổi khi trẻ mới bắt
đầu đi học, thì việc CS - GD trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường phải thật
nhẹ nhàng. Mang đến cho trẻ một tâm thế thoải mái, “Học mà chơi - chơi mà
học”, giúp trẻ yêu thích trường lớp. Từ đó, tạo tiền đề cho trẻ phát triển ở những
bậc học tiếp theo. Khi đã mang lại kết quả như mong đợi thì việc CS - GD trẻ sẽ
đạt được những thành cơng nhất định.
Do đó, việc giúp trẻ sớm thích nghi nhanh với trường lớp, với các cô, các bạn
trong lớp là vấn đề vô cùng quan trọng. Khi mới vào lớp trẻ cảm thấy thật bỡ
ngỡ, có bao người xa lạ,… Trẻ cảm thấy khơng an tồn và sợ hãi. Nhiều trẻ
khơng chịu vào lớp học, khóc và ơm bố mẹ khơng rời. Ngày hơm sau khơng
dám đến trường vì lạ bạn, sợ cơ, vì bị ốm,… Có những phụ huynh thì khơng nỡ
bỏ con lại một mình ở lớp, đắn đo băn khoăn khơng biết con mình có đi học
được hay khơng, lo sợ con sẽ khóc nhiều, sợ con sẽ khơng quen với chế độ sinh
hoạt ở trường,...
Vậy làm sao để phụ huynh yên tâm, vui vẻ khi trao con cho cô? Làm thế nào
để trẻ thích học, thích đến trường? Làm sao để trẻ thích nghi với trường lớp
Mầm non, hịa nhập với môi trường mới một cách nhanh nhất? Và làm thế nào
để với trẻ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”?
Dựa vào thực tế lớp tôi chủ nhiệm trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường Mầm non


Bé Ngoan, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp giúp phụ huynh yên lòng
cũng như để trẻ đến trường lớp mà khơng sợ sệt, dễ dàng thích nghi với trường
lớp Mầm non qua đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi sớm
thích nghi với trường lớp Mầm Non tại trường”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài tơi nghiên cứu nhằm tìm hiểu khả năng thích nghi với trường lớp Mầm non
của trẻ 24 - 36 tháng tuổi như:
- Trẻ sợ đi học.
- Ngủ hay giật mình.
- Thay đổi thói quen.
- Khóc nhè khi tới lớp.
- Yêu thích hoạt động.
1


Từ đó, tơi đưa ra một số giải pháp nhằm giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi thích nghi
với trường lớp Mầm non một cách nhanh nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số giải pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi (25 trẻ) lớp Chồi biếc 1 Trường Mầm non Bé Ngoan - Bỉm Sơn thích nghi nhanh với trường lớp Mầm non.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Với đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại, giải thích
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp tác động bằng tình cảm
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Theo từ điển Tiếng Việt, thích nghi nghĩa là trở nên quen dần hoặc có những biến
đổi cho phù hợp với mơi trường hoặc hoàn cảnh mới. Đối với trẻ Mầm non mới bắt
đầu đi học thì sự thích nghi với mơi trường mới lại càng trở nên quan trọng.

Đây có thể nói là thời kì khủng hoảng nhất đối với trẻ. Khóc, sợ hãi, nhớ mẹ,
không chịu đi học, ho, sốt, nhiều bé sụt cân, cứ nghe đến hai chữ “đi học” là lại
lo lắng, bứt rứt, nhiều trẻ sợ đến mức cứ đến cổng trường Mầm non là lăn ra
khóc thét lên,... Một số cha mẹ xót con, thấy con như vậy thì cho nghỉ học. Có
bé cứ đi học được vài hơm lại nghỉ mấy hơm vì sốt, thậm chí phải nằm viện. Có
bé chưa quen với chế độ dinh dưỡng của trường nên bị tiêu chảy cũng nghỉ học.
Do đó, sĩ số của lớp khơng đảm bảo, lúc tăng lúc giảm ảnh hưởng rất lớn đến nề
nếp sinh hoạt của lớp. Nhiều khi phụ huynh cũng không yên tâm khi gửi con ở
trường, cứ “Thập thò” ở cửa lớp để xem con có khóc khơng? Có ăn được
khơng? Có ngủ không?,... Đây là tâm lý chung của các trẻ và của phụ huynh lần
đầu cho con đến trường. Đều là lần đầu tiên trẻ đi học, lần đầu tiên trẻ phải xa
rời vịng tay u thương của gia đình để đến với một môi trường mới không
quen thuộc với biết bao điều xa lạ. Do đó, sẽ khơng tránh khỏi những bỡ ngỡ
cho trẻ, khiến đa số trẻ đều sợ sệt, quấy khóc khi phụ huynh đưa đến lớp. Và
cũng là lần đầu tiên đến trường, thay đổi môi trường sống đột ngột nên trẻ rất sợ
hãi và khóc nhiều, điều đó làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lý và sức khoẻ của trẻ.
Theo sách Tâm lý của trẻ, một số khó khăn khi bắt đầu đến trường của trẻ
phải kể đến như:
- Rối loạn ăn uống: Nôn trớ, biếng ăn, từ chối một số món ăn quen thuộc.
- Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, sợ ngủ, ngủ hay giật mình, khóc đêm.
- Rối loạn hành vi: Lăng xăng, thu mình, khơng thích tham gia hoạt động.
- Rối loạn ngơn ngữ: Ít nói, chậm nói.
Do đó, việc phải làm sao để cho trẻ thích nghi nhanh với trường lớp Mầm
non, tạo sự ham thích cho trẻ tới trường tới lớp là vấn đề vô cùng quan trọng.
Trẻ hứng thú đi học sẽ tạo cho phụ huynh tâm lý thoải mái, n tâm gửi con cho
cơ. Trẻ hịa đồng nhanh với mơi trường tập thể, tích cực tham gia các hoạt động
2


ở lớp. Cô giáo cũng dễ dàng tiếp cận với trẻ để hiểu được tâm lý trẻ và có những

biện pháp giáo dục phù hợp.
2.2. Thực trạng:
Trong năm học 2017 - 2018, được sự tín nhiệm của BGH Trường mầm non
Bé Ngoan, tôi tiếp tục được phân công dạy lớp Chồi Biếc 1, lứa tuổi 24 - 36
tháng tuổi. Lớp tơi có 25 cháu trong độ tuổi này.
* Thuận lợi:
- Là loại hình Mầm non tư thục, trường mầm non Bé Ngoan được sự chỉ đạo,
quan tâm sát sao của BGH nhà trường về cơ sở vật chất cũng như sự chỉ đạo về
chun mơn. Trong đó, nhà trường đã đầu tư nhiều tài liệu, sách tham khảo cho
giáo viên, nhân viên nhằm nâng cao chất lượng CS – GD trẻ.
- Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần yêu nghề, mến trẻ, ln nhiệt huyết, có ý
thức trách nhiệm với cơng việc.
- Lớp có diện tích khá rộng rãi, thoáng mát.
- Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi.
- Đa số phụ huynh tin tưởng và kết hợp cùng với giáo viên thống nhất cách CS – GD trẻ.
* Khó khăn:
- Vì mới bắt đầu đi học nên nhiều trẻ chưa thích nghi được với điều kiện sinh
hoạt của lớp. Mỗi trẻ lại có những sở thích và cá tính khác nhau.
- Điều kiện các trẻ khơng giống nhau, có nhiều trẻ có bố mẹ bn bán hay làm
ăn xa, trẻ ở nhà với ông bà hoặc người giúp việc. Do đó, được cưng chiều nhiều
gây khó khăn khi trẻ hịa nhập với mơi trường tập thể trong lớp học.
- Một số phụ huynh vì quá yêu thương con nên cịn xót con, khi thấy con quấy
khóc đã cho con nghỉ học gây khó khăn cho việc ổn định sĩ số và nề nếp của lớp.
- Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt nên sẽ có tính cách, trí thơng minh, phong
cách học khác nhau. Do đó, giáo viên cần có thời gian để nắm bắt được đặc
điểm, tính cách… của từng trẻ để có cách tác động phù hợp.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Là giáo viên đứng lớp, ngay từ đầu năm học, tôi luôn quan tâm đến đặc điểm
tâm sinh lý cũng như khả năng thích nghi của từng trẻ để kịp thời có những biện
pháp thích hợp giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp Mầm non. Do đó, tơi đã

tiến hành khảo sát khả năng thích nghi với trường lớp của từng trẻ.
Kết quả điều tra đầu năm học như sau:
Kết quả
Tổng số trẻ
Nội dung
Số lượng trẻ
Tỉ lệ %
Trẻ sợ đi học
15 trẻ
60 %
Ngủ hay giật mình
6 trẻ
24 %
25
Thay đổi thói quen
10 trẻ
40 %
Khóc nhè khi tới lớp
13 trẻ
52 %
u thích hoạt động
5 trẻ
20 %
=> Nhìn vào kết quả khảo sát đầu năm cho thấy:
- Có tới 15 trẻ sợ đi học (chiếm 60%).
- Một số trẻ khi ngủ hay giật mình, ngủ chưa ngon giấc: 6 trẻ (chiếm 24%).
3


- Một số trẻ có những thay đổi thói quen như ngủ muộn hơn, khơng uống

sữa, ít hoặc khơng nói,...: 10 trẻ (chiếm 40%).
- Có nhiều trẻ khóc nhè khi tới lớp: 13 trẻ (chiếm 52%).
- Chỉ có 5 trẻ yêu thích hoạt động (chiếm 20%).
Với kết quả như vậy, tơi nhận thấy việc giúp trẻ thích nghi nhanh với trường
lớp Mầm non là một trong những vấn đề rất cấp thiết mà người giáo viên phải
chú trọng. Do đó, tôi đã nghiên cứu một số giải pháp nhằm giúp trẻ 24 - 36
tháng tuổi của lớp tơi nhanh chóng thích nghi với trường lớp tại trường Mầm
non Bé Ngoan.
2.3. Giải pháp thực hiện:
Việc giúp trẻ thích nghi nhanh với trường lớp Mầm non là rất cần và thiết
thực. Tuy nhiên, kết quả trẻ thích nghi nhanh hay chậm cịn tùy thuộc vào nhiều
yếu tố. Do đó, tơi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm giúp trẻ mới
đến trường sớm thích nghi với trường lớp Mầm non mà tôi đã thực hiện trong thời
gian vừa qua:
- Tạo sự gần gũi, thân thiện, hết lòng yêu thương trẻ.
- Tập cho trẻ quen với nề nếp sinh hoạt của lớp bắt đầu từ những thói quen cũ của trẻ.
- Nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có sự tác động phù hợp.
- Chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi, sử dụng nhiều vật thật trong tiết dạy để trẻ
phát triển đa giác quan kích thích hứng thú của trẻ.
- Cho trẻ có nhiều cơ hội được vui chơi, trải nghiệm thực tế cuộc sống.
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trẻ trong việc CS – GD trẻ.
2.3.1: Tạo sự gần gũi, thân thiện, hết lòng yêu thương trẻ.
“Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non”
Nghề “Nuôi dạy trẻ” của giáo viên Mầm non là một nghề đặc biệt, nghề vì tình
yêu trẻ con “Vì yêu các con, em là cơ giáo mầm non” (Trích trong bài hát “Tâm
tình cơ giáo Mầm non”). Giáo viên khơng chỉ dạy mà cịn phải dỗ, khơng chỉ giáo
dục mà cịn chăm sóc trẻ bằng tình u thương vơ bờ. Trẻ đến trường lớp chiếm
2/3 thời gian sinh hoạt, cô cho ăn, cho ngủ, cô dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết
về kĩ năng sống, kiến thức về mọi lĩnh vực từ: Phát triển thể chất; Phát triển nhận

thức; Phát triển ngơn ngữ đến Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ. Do
đó, khi trẻ mới bắt đầu đi học, thì người giáo viên nên tạo cho trẻ cảm giác gần
gũi, an toàn, thân thiện và luôn là người bạn đáng tin cậy của trẻ.
Khi được bố mẹ đưa đến lớp trước một môi trường mới hồn tồn xa lạ, nhiều
trẻ khóc rất nhiều, rồi khóc rồi hờn, chạy ra cổng địi bố mẹ, rồi đánh cơ,… Điều
này gây khó khăn rất lớn trong việc dạy trẻ và giáo dục đối với các trẻ khác.
Những trẻ khơng khóc cũng sẽ dễ bắt chước khóc theo khi thấy bạn khóc. Khi
trẻ ơm chặt lấy bố mẹ khơng muốn rời xa. Nếu lúc đó cơ giáo đến ôm chầm và
tách rời trẻ ra khỏi tay mẹ thì tôi nghĩ trẻ sẽ rất ghét và rất sợ cô, sợ đi học.
Chính vì thế, khi tiếp xúc lần đầu tiên với trẻ tôi chỉ chào hỏi, cười và làm quen
bằng những câu hỏi đơn giản thân mật như: “Con tên gì?”, “Con mấy tuổi?”,
“Con có muốn vào lớp chơi cùng cơ và các bạn khơng?”… Sau đó, trị chuyện
4


với phụ huynh và từ từ gần gũi trẻ để trẻ cảm thấy an toàn, tránh cho trẻ bị hụt
hẫng và có cảm giác bị bỏ rơi khi bố mẹ ra về. Khi bố mẹ trẻ về rồi, bạn nào cịn
khóc thì cơ vỗ về, bế ẵm tạo cảm giác an tồn cho trẻ.

Trẻ mới đi học cịn khóc khơng chịu vào lớp
Tôi luôn cố gắng trở thành người bạn tin cậy của trẻ khi đến lớp. Luôn thu hút
trẻ vào những trò chơi, hay vào những bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao
nhằm tạo sự quen thuộc như trẻ đang ở nhà với mẹ, giúp trẻ quên đi nỗi nhớ
người thân, đồng thời mở rộng vốn từ cho trẻ.
Giờ ngủ nếu trẻ chưa chịu ngủ, tôi cũng không ép trẻ vào nằm chung với các
bạn, mà có thể vỗ về cho đến khi trẻ ngủ. Một số trẻ ngủ mà hay giật mình, quấy
khóc, tơi cho những bạn đấy nằm cạnh cô để tiện vỗ về khi trẻ ngủ.
Khi đón trẻ, tơi cũng dặn một số phụ huynh có con cịn hay khóc có thể đón
sớm hơn các bạn khác để trẻ tập quen dần với môi trường mới và sẽ khơng có
cảm giác bị bố mẹ bỏ lại trường.

Mặc dù trong cuộc sống cịn nhiều khó khăn, có lúc buồn phiền, song khi đến
lớp, tơi ln gạt những chuyện đó sang một bên và chỉ có trẻ mà thôi. Để giúp
trẻ làm quen nhanh với môi trường mới địi hỏi giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại.
Nhất là trái tim phải rộng mở, luôn niềm nở, tươi cười, u thương trẻ như chính
con đẻ mình, như tình yêu “nguyên thủy” vốn có của người mẹ. Giáo viên phải
hồ mình vào thế giới của trẻ, ln đáp ứng kịp thời những nhu cầu của trẻ
nhưng không vượt qua giới hạn. Chăm sóc, u thương trị chuyện để mỗi ngày
trẻ đến lớp càng có thêm nhiều niềm vui, ngoan ngoãn lễ phép, hiểu biết hơn.
Sau khi các bé đã quen trường, quen lớp, quen bạn, tôi bắt đầu dạy trẻ cách
chào hỏi cô khi đến lớp, chào mẹ con đi học và thưa bố mẹ khi đi học về, biết
nói cảm ơn khi cơ và mẹ khi cho q, sữa, bánh,….
Ví dụ: Bé Minh Anh khi đến lớp là khóc thét lên. Mỗi lần đón bé, các cơ rất
chật vật. Tơi phải bế bé vào lịng một lúc, khi thấy thật sự an tồn bạn ấy mới
nín dần. Và dần dần với nhiều đồ chơi hấp dẫn, cô yêu, bạn mến, bạn ấy đã chơi
cùng các bạn chứ không cịn ngồi một chỗ, ít nói như lúc đầu. Phải mất 3 tuần
bạn ấy mới quen nề nếp của lớp, khơng cịn ra cửa ngóng bố mẹ giờ trả trẻ. Giờ
đây khi bố mẹ đón bé về, Minh Anh cịn lưỡng lự muốn chơi nữa. Khi mẹ bạn
5


ấy hỏi con có mẹ gì? Bạn ấy trả lời con có 3 người mẹ, bao gồm cả 2 cơ giáo của
con nữa. Đây là một sự khởi đầu rất tốt không chỉ cho cô mà cho cả bản thân trẻ
cũng như gia đình trẻ.
Việc tạo sự gần gũi, thân thiện, hết lịng u thương trẻ của cơ là rất cần thiết khi
trẻ mới bắt đầu đi học. Do đó, tơi nhận thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa, yêu
thương các bé nhiều hơn nữa giúp trẻ nhanh hòa mình với mơi trường lớp học.
2.3.2: Tập cho trẻ quen với nề nếp sinh hoạt của lớp bắt đầu từ những thói
quen cũ của trẻ.
“Ngày hơm nay bắt đầu từ ngày hôm qua”
Cô giáo sẽ là người tập cho trẻ quen dần với nề nếp sinh hoạt của lớp bắt đầu

từ những thói quen đã có của trẻ.
Vài ngày đầu khi trẻ chưa quen, tôi vẫn để trẻ giữ một số thói quen như ơm
cặp bên mình, khơng cất mũ, không cho cất khẩu trang, không đi dép của lớp,
không chịu bỏ cặp lên giá, ôm gối ôm, không ăn thịt, rau, hay ăn rất ít cơm,...
Sau đó, khi trẻ đã quen cô, quen bạn tôi tập dần dần để trẻ quen với nề nếp sinh
hoạt của lớp.
Ăn, ngủ, vệ sinh là cả một vấn đề nan giải đối với trẻ. Khơng phải ăn nhiều là
tốt, ăn ít là khơng đủ mà cần tránh việc trẻ nơn ói khi mới đến lớp khiến trẻ sợ
thức ăn của trường Mầm non. Nếu trẻ chưa ăn được cơm, tôi cho trẻ ăn cháo
hoặc cơm xay. Khơng nên nóng vội mà ép trẻ ăn, vơ tình điều đó lại là một cực
hình đối với trẻ. Hoặc vừa cho trẻ ăn, cô vừa nựng trẻ, tạo cảm giác an tồn và
ln là người bạn đáng tin cậy của trẻ. Với những trẻ còn hay tè dầm, ị đùn, bỏ
rác bừa bãi,… tôi nhắc nhở và hỏi trẻ xem trẻ có muốn đi tè khơng, có ị khơng,
chỉ cho trẻ nơi bỏ rác vào thùng rác,… Nếu trẻ chưa nói được, một vài hơm đầu
tơi sẽ cho trẻ đi vệ sinh, sau đó sẽ khuyến khích trẻ tự giác đi theo nhu cầu của
mình. Từ từ sau đó, khi bé đã quen rồi tơi sẽ tập dần thói quen nề nếp của trường
lớp cho trẻ, dần đưa trẻ vào nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi, học tập của lớp
qua các hoạt động như: Thể dục sáng, Hoạt động chơi - tập buổi sáng, Hoạt
động ngoài trời, Hoạt động với đồ vật - chơi theo ý thích, Hoạt động chơi - tập
buổi chiều, Hoạt động nghe “Vườn tâm hồn” (Trao hạt giống – Gửi yêu thương)
của tác giả Trần Quốc Phúc,…
Tôi hướng dẫn, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ mọi lúc mọi nơi và
tập cho trẻ thực hiện đúng chế độ sinh hoạt của lớp như:
- Thói quen lễ phép: Biết chào hỏi người lớn, đưa và nhận đồ bằng hai tay,
biết nói lời cảm ơn - xin lỗi phù hợp.
- Nề nếp học tập - sinh hoạt: Biết xếp hàng, biết chờ đến lượt, giơ tay phát
biểu ý kiến, khơng nói leo,…
- Ăn - ngủ - vệ sinh: Khi ăn không nói chuyện, khơng dùng tay lấy thức ăn, nhặt
cơm rơi cho vào đĩa, biết rửa tay khi bị bẩn, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định,…
- Nếp chơi: Biết cất đồ chơi đúng chỗ, không giành đồ chơi của bạn, khơng

đánh bạn, đồn kết khi chơi,…

6


Bé chào mẹ để vào lớp
Trẻ nghe: “Vườn tâm hồn”
Ví dụ: Bé Đức Phát những ngày đầu tới trường vẫn cịn hay tè dầm và ị đùn mà
khơng gọi cơ, bởi ở nhà bạn ấy ở với ông bà, bố mẹ đều đi làm nên bạn ấy cứ đi vệ
sinh tự do. Biết được điều đó, sau mỗi hoạt động cô dắt tay Phát ra đi vệ sinh,
những lần tiếp theo thì nhắc nhở bạn ấy ra đi vệ sinh trước những bạn khác. Đi học
được một thời gian, bạn ấy đã đã biết đi vệ sinh đúng nơi quy định mà không cần
cô nhắc nhở. Đến lớp bạn ấy chào cô thật to, hứng thú trong các hoạt động,…
Như vậy, việc tôi tập cho trẻ quen với nề nếp sinh hoạt của lớp bắt đầu từ
những thói quen cũ sẽ tạo cho trẻ khỏi bỡ ngỡ, giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với
trường lớp Mầm non.
2.3.3: Nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có sự tác động phù hợp.
Mỗi một trẻ sẽ có đặc điểm, sở thích, tính cách khác nhau. Do đó, sự tác động
của cô tới trẻ cũng sẽ khác nhau.
Khi tiếp nhận trẻ vào lớp, cô sẽ phải lưu ý đến những thông tin mà cha mẹ các
bé cung cấp trong Đơn xin nhập học như: Bé thích gì nhất? Đặc điểm nổi bật của
bé là gì? Tính tình bé ra sao? Bé ăn uống có dễ khơng?... Đồng thời, cơ sẽ trao đổi
trực tiếp với phụ huynh để hiểu được trẻ. Từ đó, có sự tác động phù hợp.
Ví dụ: Bé Gia Bảo trong Đơn xin nhập học, bố mẹ cho biết con ăn hay bị trớ. Do
đó, khi cho bé ăn, tơi thường xúc miếng nhỏ cho bé, trị chuyện với bé tạo cảm giác
ngon miệng để đánh lạc hướng giúp trẻ không trớ nữa. Sau một thời gian đi học, bé
Bảo đã ăn ngon miệng, tăng cân và không còn bị trớ. Bố mẹ bạn ấy rất vui, cho con
đi học đều.
Ở trường cũng đã triển khai chương trình: “Sinh trắc vân tay” cho trẻ để cô
giáo cũng như gia đình nắm bắt tốt hơn tính cách cũng như phong cách học của

trẻ. Có những trẻ mạnh về thính giác, có những trẻ mạnh về thị giác hay vận
động,… Nắm được điều đó, bản thân giáo viên và gia đình sẽ có tác động phù
hợp tới trẻ.
Ví dụ: Bé Quỳnh Chi rất thích xem sách, xem tranh ảnh, thị giác của bạn ấy
phát triển mạnh. Biết được điều đó khi đón bé vào lớp mà đang khóc, tơi thường
cho bạn ấy ngồi xem tranh cùng cô, hỏi bạn ấy trong tranh có gì để bé nín khóc.
7


Đồng thời, cũng cung cấp thêm hiểu biết và ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ thích thú
tham gia vào các hoạt động.
Một số trẻ khi mới tới lớp, tôi khuyến khích phụ huynh cùng tham gia vui
chơi với trẻ, chứ không thả con đột ngột rồi dần dần sẽ rút dần. Từ đó, tơi quan
sát cách chơi của trẻ, cách trẻ nói chuyện với bố mẹ. Sau đó, tơi trị chuyện với
phụ huynh để biết thêm tính cách, sở thích, sức khỏe của trẻ,… để từng bước
làm quen và có hình thức chăm sóc trẻ phù hợp.
Ví dụ: Bé Kiều Anh, Tuấn Dũng khi mới vào lớp không chịu chơi với các bạn,
cứ giữ chặt lấy tay mẹ, bắt mẹ phải ngồi bên cạnh chơi với bé. Tôi quan sát cách
chơi, cách bé nói chuyện với mẹ. Từ đó, phát hiện ra các bạn ấy rất thích chơi nấu
ăn, chơi búp bê và rất thích nghe lời dịu dàng, nhẹ nhàng. Vì vậy, tơi thường
xun trị chuyện và hướng dẫn trẻ chơi những đồ chơi bé thích, khuyến khích trẻ
lấy đồ chơi chơi cùng bạn. Khi làm được việc gì đó như tập xúc ăn, hay cất đồ
chơi,… tơi đều tuyên dương khiến các bạn ấy rất thích. Kết quả là chỉ vài ngày
sau khi tới lớp, bạn ấy đã quen dần với cô, với bạn, ngày chủ nhật cũng địi bố mẹ
cho đi học. Đây là niềm vui khơng nhỏ đối với bản thân giáo viên như tôi.

Trẻ chơi với búp bê
Trẻ chơi với ống bóp hút
Với trẻ Mầm non nói chung và trẻ 24 - 36 tháng tuổi nói riêng, khi mới đi
học, trẻ rất thích được nghe người lớn khen, biểu dương. Do đó, khi trẻ làm

được một việc gì đó dù là nhỏ như: Biết đỡ bạn khi bạn ngã, biết xúc cơm, biết
lấy đồ cho cô, biết tô màu, biết cầm kéo, biết tách hạt ngô,… Tôi luôn khen trẻ,
tuyên dương trẻ, để trẻ vui vẻ, yêu trường, yêu lớp, yêu cô, yêu bạn hơn.
Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý cũng như sự hiểu biết của từng trẻ giúp
cho tôi hiểu trẻ hơn. Qua đó, có sự tác động phù hợp giúp trẻ nhanh chóng thích
nghi với trường lớp mình cũng như giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
2.3.4: Chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi, sử dụng nhiều vật thật trong tiết
dạy để trẻ phát triển đa giác quan kích thích hứng thú của trẻ.
Hứng thú có vai trị rất quan trọng trong học tập và làm việc, khơng có việc gì
người ta khơng làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. Tuy nhiên, hứng thú
khơng có tính tự thân, càng không phải thiên bẩm. Hứng thú không tự nhiên nảy
sinh và khi đã nảy sinh nếu khơng duy trì, ni dưỡng cũng sẽ dễ bị mất đi.
Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ mơi trường giáo dục với vai
8


trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giáo viên là người có vai trị
quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho trẻ.
Tuy nhiên, hứng thú của trẻ có duy trì được hay không phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: Tiết dạy của cơ có hấp dẫn, chu đáo khơng? Đổ dùng đồ chơi cho trẻ
có phong phú, sinh động khơng?... Bởi khác với lứa tuổi mẫu giáo, trẻ nhà trẻ
hoạt động với đồ vật là chủ yếu.
Trẻ nhỏ cần nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua chơi hàng ngày. Chơi
là cách học phù hợp nhất để trẻ tìm tịi khám phá. Đồ chơi giúp trẻ được thao
tác, hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân,... Hoạt động
với đồ chơi vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho hoạt động của trẻ thêm
khéo léo, mểm mại, phát triển hài hòa. Còn những đồ vật thật như: Bắp cải, cà
rốt, cà chua, hoa hồng - hoa cúc (Chủ đề: Rau - hoa - quả); Con cua, cá, ốc, chó,
gà,… (Chủ đề: Những con vật đáng yêu); Trứng gà, trứng chim cút (Nhận biết:
To hơn - nhỏ hơn),… sẽ giúp trẻ đa giác quan tồn diện cả về thính giác, thị

giác, xúc giác, vị giác, khứu giác. Bởi trẻ nghe thì quên, nhìn thì nhớ, làm thì
hiểu. Trẻ khó có thể hiểu các khái niệm, kiến thức của thế giới xung quanh nếu
chỉ được nghe giảng lí thuyết. Mà cần được trực quan sinh động thông qua tiếp
xúc đa giác quan cũng như việc thao tác trực tiếp lên các sự vật. Thông qua đó
sẽ giúp đơi tay trẻ trở nên khéo léo, linh hoạt và sự phối hợp giữa tay và mắt
cũng sẽ tốt hơn.
Đối với các tiết học, tôi chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú, có màu
sắc phù hợp, sinh động với tiết dạy kích thích sự chú ý của trẻ. Đặc biệt tôi chú
trọng việc sử dụng vật thật, kích thích sự phát triển đa giác quan ở trẻ giúp trẻ
ham hiểu biết cũng như mở rộng thêm vốn từ, u thích đi học.

Tiết kể chuyện: Đơi bạn nhỏ có sử dụng rối tay
Ví dụ 1: Khi kể câu chuyện: “Đơi bạn nhỏ”, tơi đã sử dụng hình ảnh minh họa
trên máy tính kết hợp với sử dụng rối tay các nhân vật trong câu chuyện, làm
tăng sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hết khóc nhè mà mạnh dạn, tự tin lên sân khấu
kịch để biểu diễn rối tay cùng cô.

9


Tiết nhận biết màu xanh – màu đỏ
Tiết đa qiác quan con ốc sên
Ví dụ 2: Ở tiết nhận biết màu xanh - đỏ, cơ cũng có thể sử dụng những đồ
dùng tự làm như bìa cactơng có phân chia màu sắc, kht ơ trịn to ở phía trên để
trẻ chơi quả màu gì vào ơ màu đó, kích thích hứng thú của trẻ, tạo cho trẻ niềm
vui thích khi đi học. Ở tiết nhận biết rau bắp cải, hay đa giác quan con ốc sên,
ngồi việc cơ cho trẻ tri giác trực tiếp cây bắp cải thật, ốc sên thật để trẻ thấy rõ
được đặc điểm, màu sắc,… của rau, của ốc, tơi cịn cho trẻ hoạt động theo nhóm
như: Cắt hình, tơ màu, tách lá bắp cải, cho ốc sên bị lên tay của trẻ,… giúp trẻ
có kĩ năng tô màu, cầm kéo, phát triển xúc giác.


Tiết NB rau bắp cải với các hoạt động như tô màu nước và tách bắp cải
Ví dụ 3: Ở tiết thí nghiệm khoa học như thổi bóng bay bằng giấm và bột
soda, hay thí nghiệm Trứng chìm - trứng nổi, cơ làm trước cho trẻ quan sát, sau
đó hướng dẫn cho trẻ tự làm. Có thể thấy niềm vui sướng của trẻ khi thấy được
thành quả là những quả bóng bay được thổi lên như những bóng đèn mà khơng
cần dùng tới sức thổi, hay là cùng những quả trứng mà lại có Trứng chìm - trứng
nổi (Là do khuấy muối hay đường vào nước). Sau đó cho trẻ trải nghiệm bóc
trứng và ăn trứng.
10


TN: Thổi bóng bay bằng giấm và bột soda
TN: Trứng chìm - trứng nổi
Với việc chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi, sử dụng nhiều vật thật như vậy trong
các tiết dạy của mình, tơi đã giúp trẻ phát triển đa giác quan cả về thính giác, thị
giác, xúc giác, khứu giác, vị giác gây được sự tập trung chú ý của trẻ trong các
hoạt động.
2.3.5: Cho trẻ có nhiều cơ hội được vui chơi, trải nghiệm thực tế cuộc sống
Giáo dục trẻ Mầm non theo phương pháp trải nghiệm, gắn liền với hoạt động
thực tế là một phương pháp giáo dục tiên tiến đang được trường mầm non Bé
Ngoan áp dụng, và đã đem lại những thành công nhất định, cho trẻ sự hiểu biết,
tiếng cười, niềm vui trẻ thơ.
Trẻ mầm non nói chung và trẻ 24 – 36 tháng tuổi nói riêng đều có nhu cầu
thích được khám phá thế giới xung quanh. Trẻ thích được vui chơi, được tham
gia vào các hoạt động, nhất là các hoạt động trải nghiệm thực tế cuộc sống. Ở
đó, trẻ được hịa mình vào thiên nhiên, được làm những cơng việc của người lớn
dưới cái nhìn của trẻ thơ, được là chính mình. Do đó, giúp trẻ trực tiếp tri giác
và ghi nhớ đối tượng tốt hơn, hiểu biết nhiều hơn. Trẻ được gần gũi, hiểu biết về
thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh,…

Một số hình ảnh của trẻ được vui chơi, trải nghiệm cuộc sống:

Trẻ tham quan nhà sách Blue books.
11


Khi trẻ được đi tham quan nhà sách, trẻ sẽ biết trong nhà sách có những gì, có
nhiều sách khơng,… đặc biệt biết giữ gìn sách cẩn thận khi giở và xem sách.

Trẻ quan sát công việc của các cô chú đang xây dựng trường Tiểu học
Khi trẻ được trực tiếp quan sát công việc của các cô chú công nhân đang xây
dựng trường Tiểu học Bắc Sơn. Trẻ sẽ biết được để xây được trường, được nhà
cũng như các cơng trình khác, các cơ chú cơng nhân rất vất vả. Phải có đủ các
dụng cụ và vật liệu khác nhau như: Bay, thước, gạch, cát, xi măng,... thì các cơ
chú mới xây lên được các cơng trình to đẹp như vậy.Từ đó, trẻ sẽ thêm u cơ
chú cơng nhân, và chơi ở góc xây dựng trong lớp học sẽ thực tế hơn nhiều.

Trẻ làm bánh Trung thu
Trẻ thăm quan cánh đồng lúa
Vào dịp Trung thu, các cô tổ chức cho trẻ làm bánh Trung thu với nguyên liệu
là khoai lang, đậu xanh. Hay khi vào mùa lúa chín, nhà trường kết hợp với phụ
huynh, giáo viên để đưa trẻ đi thăm quan cánh đồng lúa chín. Giúp trẻ hiểu được
có cơm gạo là do đâu, hiểu được cơng việc vất vả bác nơng dân. Từ đó, thêm
u q bác nơng dân và ăn hết xuất cơm của mình.

12


Trẻ bán hàng ủng hộ đồng bào lũ lụt
Trước cảnh đồng bào ta ở nơi khác bị lũ lụt, các cô cho trẻ xem video, tranh

ảnh về cuộc sống đầy khó khăn của con người nơi đây, nhất là những em bé. Sau
đó, cho trẻ trải nghiệm bán hàng gây quỹ “Ủng hộ đồng bào lũ lụt” bồi đắp thêm
cho trẻ tình u thương, chia sẻ, đồn kết, tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn.
Tổ chức được những hoạt động trải nghiệm này đã lôi cuốn được trẻ, làm cho
trẻ vui vẻ quên đi nỗi nhớ bố mẹ, ông bà,… giúp trẻ hịa nhập vào mơi trường
tập thể một cách nhanh chóng. Và trên hết, trẻ thích đi học.

Các bé đã vui thích đi học
2.3.6: Phối kết hợp chặt chẽ với Phụ huynh trẻ trong việc chăm sóc, ni
dưỡng và giáo dục trẻ.
Mặc dù con đi học, phần lớn thời gian ở với cơ, song việc phát triển tồn diện
cho trẻ không phải là việc của riêng cô mà là sự chung tay của cả gia đình và xã
hội. Do đó, giữa giáo viên, nhà trường và gia đình trẻ phải có sự thống nhất, kết
hợp trong tồn bộ q trình CS – GD trẻ.
13


Khi trẻ đến tuổi đi học Mầm non khơng ít phụ huynh lo ngại khơng biết con
mình đã sẵn sàng tới lớp chưa? Liệu khi tới lớp con có thích nghi được với môi
trường mới?... Bởi lẽ trẻ đi học không phải chuyện đơn giản chỉ đi từ nhà đến
trường mà là cả một sự thay đổi lớn đối với bản thân trẻ và đối với cả gia đình trẻ.
Lần đầu tiên trẻ đi học, có một thứ rất quan trọng mà bố mẹ trẻ thường xem
nhẹ. Đó chính là sự chuẩn bị thể chất và tâm lý cho trẻ và cho cả nhà trước khi
con tới lớp. Tạo bước đệm cho bé yêu, giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với trường lớp
và các bạn. Do đó, ở góc trao đổi với phụ huynh, tôi thường treo thời gian biểu,
lịch học, thơng tin sức khỏe, bài học bé thích,… và không quên trao đổi với phụ
huynh những thông tin cần thiết trước khi cho con đi học như:
- Tập cho bé đi nhà trẻ: Bố mẹ chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đi học bằng
những trò chơi như: “Bé đi nhà trẻ”. Bố mẹ hãy cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đi học
như: Chuẩn bị ba lô, quần áo,… Hãy để bé chủ động còn bố mẹ ở bên hỗ trợ trẻ.

- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Việc thay đổi thói quen sinh hoạt là một
trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ khi con mới bắt đầu đi
học. Do đó, bố mẹ hãy tìm hiểu trước thời gian biểu của trường và rèn cho con
nề nếp sinh hoạt đó. Điều này sẽ giúp con trẻ đỡ bỡ ngỡ và thích nghi dễ dàng
hơn với môi trường mới.
- Chuẩn bị tâm lý cho con: Sự thay đổi giữa mơi trường gia đình và trường học
có tác động khơng nhỏ tới tâm lý trẻ, nhất là về cảm xúc. Các bé ở lứa tuổi Mầm
non khi tới trường phải xa người thân, phải làm quen với nề nếp sinh hoạt mới,
người chăm sóc mới, bạn mới,… sẽ để lại trong trẻ những dấu ấn không dễ dàng gì.
Vậy nên bố mẹ cần cho con làm quen với trường lớp, với cô giáo, bạn bè, cho
trẻ tham quan trường. Kể cho con nghe những câu chuyện ngắn về lớp học, về cơ
giáo, về đồ chơi có ở trường lớp như bộ sách: “Bí kíp đi trẻ vui vẻ” (Bao gồm 6
bước: Đi trẻ an toàn và khỏe mạnh, Nhà trẻ là gì vậy? Ứng xử thế nào ở nhà trẻ?
Ở nhà trẻ mình học gì? Ở nhà trẻ mình làm gì? Đi nhà trẻ có vui khơng?). Ở đó
con có nhiều bạn chơi, có nhiều đồ chơi, được cô yêu thương, dạy con múa hát,…
Những điều bố mẹ kể cho con sẽ tạo cho con thú vui tìm hiểu mơi trường mới.
Cần tránh những câu hỏi khơng tích cực như: “Cơ có đánh con khơng?”, “Bạn có
giành đồ chơi của con khơng?” vì nó sẽ tạo ấn tượng không tốt đối với trẻ.
- Không dọa con: Một số phụ huynh không lường trước được sự ảnh hưởng
ghê gớm tới con trẻ khi thường xuyên đem trường, cô giáo ra dọa con như: “Con
không ăn là mai mẹ cho con đi học đấy”, “Con hư quá, mẹ gọi điện cho cô giáo
nhé”,… Những lời dọa dẫm tưởng chừng như vô hại ấy lại tạo ra cho con ác cảm
với chuyện đi học, xem việc đi học giống như là hình phạt.
- Quan tâm chăm sóc con: Bố mẹ nên quan tâm, trò chuyện với con về việc đi
học để con khơng có cảm giác bị bỏ rơi, giải thích cho bé hiểu rằng: Bé đi học, bố
mẹ cũng đi làm để kiếm tiền nuôi con, hết giờ làm bố mẹ sẽ đón bé về,…
Một số phụ huynh buồn phiền trao đổi với cô là bé đi học về hay uốn, hay
quấy, không ăn cơm, không cho mẹ làm gì chỉ bế bé thơi, rồi giật mình, khóc
đêm, rồi bị ốm, sốt,… Tôi động viên phụ huynh để họ yên tâm cho con đi học,
cùng đồng hành với cơ “chịu khó ít hơm đầu”, bạn nào ốm thì gọi điện hoặc đến

14


thăm trẻ chúc trẻ nhanh khỏe đồng thời động viên phụ huynh khi nào con khỏe
lại cho con đến lớp, tạo niềm tin cho trẻ cũng như gia đình bé.
=> Bé yêu đi học là bước đầu tiên để bé hòa nhập với xã hội. Bố mẹ nên
chuẩn bị tâm lý cho con thật tốt để con vui vẻ đến trường.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với những giải pháp trên khi thực hiện tại lớp, tôi đã đạt được một số kết quả:
* Đối với trẻ:
Từ những trẻ có thể xem là rất khó hịa nhập với mơi trường mới tôi cũng đã
dần dần tạo được sự thân thiện, gần gũi, hướng trẻ hòa nhập vào trường lớp một
cách nhanh chóng. Tơi đã tạo được mơi trường học thân thiện, cô giáo như
người mẹ, người bạn của trẻ và đã gặt hái được những thành công nhất định.
Kết quả là sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, khả năng thích nghi
của trẻ với trường lớp Mầm non đã được nâng lên rõ rêt, cụ thể như sau:
Kết quả
Tổng số trẻ
Nội dung
Số lượng trẻ
Tỉ lệ %
Trẻ sợ đi học
0 trẻ
0%
Ngủ hay giật mình
0 trẻ
0%
Thay đổi thói quen
0 trẻ
0%

25
Khóc nhè khi tới lớp
1 trẻ
4%
u thích hoạt động
25 trẻ
100 %
Đây là sự tiến bộ rất lớn cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong việc thích nghi với
trường lớp Mầm non:
- 100% trẻ khơng cịn sợ đi học, một số trẻ ngày chủ nhật cũng địi cầm ba
lơ để đi học với cô, với các bạn,...
- 100% trẻ ổn định về tâm lý và sức khỏe, khơng cịn quấy đêm, giật mình khi ngủ.
- Chỉ cịn 1 trẻ khóc nhè khi tới lớp, song chỉ mấy phút lúc đầu sau đó
tham gia vào hoạt động của lớp.
- 100% trẻ tham gia và yêu thích các hoạt động trên lớp.
Sĩ số trẻ tương đối ổn định. Các bé đi học tương đối đều. Phụ huynh tin tưởng
giao con cho cơ, các bé thích nghi với mơi trường rất nhanh, khơng cịn khóc nhè.
Các bé thường vui chơi và học tập với tôi rất thân mật, vui vẻ. Trẻ tỏ ra mạnh dạn,
tự tin, có khả năng tự phục vụ tốt. Biết cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống,
có thái độ đúng mực với mọi người. Biết yêu thương ông bà, cha mẹ, yêu trường,
quý lớp, mến cô, thích đi học. Lúc đến thì trẻ chào cơ, lúc về thì quyến luyến. Đây
là niềm vui rất lớn khơng chỉ cho cơ mà cả đối với gia đình trẻ.
* Đối với bản thân:
Để giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường lớp Mầm non, tơi rút
ra được một số bài học kinh nghệm như sau:
- Chuẩn bị tiết dạy có nhiều đồ dùng đồ chơi, vật thật hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ.
- Yêu nghề, mến trẻ thật lòng.
- Cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm thực tế cuộc sống.
- Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có tác động phù hợp.
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc CS – GD trẻ.

15


- Tập cho trẻ quen với nề nếp sinh hoạt của lớp bắt đầu từ những thói quen cũ của trẻ.
=> Nhìn thấy những nụ cười vui tươi, hồn nhiên của các bé khi đã thích nghi
được với trường lớp mầm non, niềm vui nho nhỏ của tôi đôi khi cũng là cả một
hạnh phúc lớn.
* Đối với nhà trường và đồng nghiệp:
Từ thực tế một số giải pháp mà tôi đã áp dụng trong việc giúp trẻ 24 - 36
tháng tuổi sớm thích nghi với trường lớp Mầm non đã đem lại kết quả khá tốt tại
lớp tôi phụ trách. Tạo được sự tin tưởng của phụ huynh trẻ, góp phần thu hút
ngày càng đơng phụ huynh đưa con tới trường. Các giáo viên khác trong trường
cũng tham khảo để đưa ra một số giải pháp phù hợp giúp cho trẻ lớp mình hịa
nhập nhanh với mơi trường mới. Nhà trường cũng có thêm tài liệu tham khảo để
có kết quả tốt nhất cho trẻ trong trường đối với việc thích nghi nhanh với trường
lớp Mầm non.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh đã quan tâm hơn đến việc chuẩn bị cả về tâm lý và sức khỏe cho
trẻ trước khi cho con tới trường lớp lần đầu tiên.
- Luôn phối kết hợp với giáo viên để thống nhất cách chăm sóc, ni dưỡng,
giáo dục trẻ được tốt hơn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
- Việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp Mầm non là vấn đề rất quan
trọng và cần thiết. Tuy nhiên mức độ thích nghi nhanh hay chậm của trẻ còn tuỳ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
- Tôi nhận thấy rằng việc giúp trẻ sớm thích nghi, hịa nhập với mơi trường
lớp học là cả q trình liên tục, lâu dài. Địi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ,
nhẫn nại khắc phục khó khăn. Do đó, giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ,
hiểu được tâm lý trẻ để có cách tác động tới trẻ một cách phù hợp.

3.2. Kiến nghị:
- Đề xuất với nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường có thể tổ chức những
cuộc họp cho giáo viên trong trường góp ý kiến bổ sung, rút kinh nghiệm để lĩnh
hội thêm kiến thức giúp trẻ trong trường nhanh thích nghi với lớp mình phụ trách.
- Đề xuất với phịng giáo dục: Kính mong các cấp lãnh đạo của phịng GD
và ĐT thị xã tổ chức thêm các lớp chuyên đề về việc giúp trẻ sớm thích nghi với
trường lớp Mầm non để giáo viên nâng cao kiến thức cũng như sự hiểu biết giúp
trẻ nhanh hịa nhập với mơi trường mới.
Trên đây là một số kinh nghiệm để trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường Mầm
non Bé Ngoan sớm thích nghi với trường lớp mầm non mà tơi đã áp dụng trong
năm học 2017 - 2018. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám
hiệu nhà trường cũng như của các giáo viên để tơi có thêm nhiều kinh nghiệm
hơn nữa trong cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

16


XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG

Hiệu trưởng:

Bỉm Sơn, ngày 30 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan SKKN này là của
tôi. Nếu sai tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm.
Người viết:

Vũ Thị Mai Anh

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

17



×