CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
_____________
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền.
Năm sinh: 1978
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Ngữ văn.
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Tổ trưởng CM, Dạy lớp.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
a/ Thuận lợi:
- Ban giám hiệu sắp xếp, phân công giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy
bộ môn Ngữ văn lớp 7 đúng chuyên môn, đúng năng lực tạo điều kiện cho giáo
viên dạy tốt. Đồng thời còn giúp cho học sinh lớp 7 có được nền tảng vững chắc để
học tốt ở những năm học sau.
- Đa số học sinh lớp 7 đều ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô. Các em có
trình độ đồng đều, học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ cao còn lại học sinh trung bình. Các
em tích cực chuẩn bị bài ở nhà và lên lớp hăng say phát biểu ý kiến.
b/ Khó khăn:
- Đặc thù kiến thức văn nghị luận rất khó, khô khan đòi hỏi học sinh phải
có vốn hiểu biết rộng, sâu. Bên cạnh, học sinh cần phải có vốn sống thực tế.
- Học sinh bị hạn chế về vốn hiểu biết và cả vốn sống thực tế. Đây chính là
trở ngại lớn nhất đối với các em.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 7 ở
trường THCS Thạnh Lợi viết tốt bài văn nghị luận chứng minh”
2.2. Lĩnh vực áp dụng: “Học sinh lớp 7 ở trường THCS Thạnh Lợi viết tốt
bài văn nghị luận chứng minh”
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
3.1 Lời mở đầu:
Kiểu bài nghị luận chứng minh rất khó đối với học sinh lớp 7. Do các em
đang quen với kiểu văn miêu tả, tự sự, biểu cảm... và cũng có một lí do nữa là ở
cách dạy của giáo viên bắt học sinh học hàng đống khái niệm, ghi nhớ… làm cho
các em thấy kiểu bài này xa lạ và rắc rối. Thực tế nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ
văn ở khối 7 thông qua các bài viết của học sinh, tôi phát hiện ra nhiều vấn đề: một
số chưa biết cách làm bài văn chứng minh; một số thì biết cách làm nhưng không
xây dựng được luận điểm, luận cứ; đặc biệt là nhiều em, loay hoay không biết lập
luận ra sao?... Chính vì sự khó khăn đó nên các em thường viết tùy tiện, lan man,
thiếu thuyết phục,… Vậy làm thế nào để học sinh có thể viết được một bài văn
chứng minh đúng? Câu hỏi đó luôn làm tôi trăn trở mỗi khi giảng dạy. Vậy nguyên
nhân do đâu dẫn đến hiện trạng trên?
3.2 Một số nguyên nhân học sinh lớp 7 viết chưa tốt bài văn nghị luận
chứng minh:
- Do học sinh không nắm được đặc trưng kiểu bài, cách tìm ý, khai thác ý
và triển khai các ý.
- Biết quá ít các dẫn chứng, các sự việc, vấn đề về đời sống thực tế trong
và ngoài nước.
- Nguyên nhân cuối cùng là người giáo viên chưa có cách phát huy tối đa
năng lực học tập của học sinh; chưa chú trọng đến hình thành kỹ năng cho học sinh
thông qua các tiết hướng dẫn cách làm bài và thực hành các bài luyện tập sách giáo
khoa.
3.3 Một số giải pháp giúp học sinh viết tốt bài văn nghị luận chứng minh:
Nhằm giúp học sinh viết tốt bài văn nghị luận chứng minh tôi xin đưa ra
một số giải pháp như sau:
3.3.1 Nắm đặc trưng kiểu bài:
- Khái niệm: Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng
chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm là đáng tin cậy.
- Các yếu tố quan trọng trong văn nghị luận học sinh cần nắm rõ:
+ Luận điểm: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn.
+ Luận cứ: những lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
+ Lập luận: cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
3.3.2 Nắm vững cách làm bài văn nghị luận chứng minh:
Về cách làm bài văn nghị luận chứng minh, sách giáo khoa hướng dẫn kỹ
nhưng giáo viên cần gợi ý cụ thể hơn để học sinh cảm thấy dễ hiểu và có hứng thú
với kiến thức khó khăn này.
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh kỹ năng tìm hiểu đề
- Đọc kỹ đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng, nắm yêu cầu của đề ra.
- Xác định kiểu bài: Kiểu bài chứng minh đề ra thường có các lệnh như
hãy chứng minh, hãy làm sáng tỏ, bằng những dẫn chứng hãy chứng minh rằng, …
- Xác định vấn đề cần chứng minh:
+ Vấn đề cần chứng minh thường được chứa trong nội dung câu tục ngữ,
ca dao, ý kiến, nhận định (phần nằm trong dấu ngoặc kép)
+ Vấn đề cần chứng minh thường được thể hiện rõ trong nội dung ý kiến,
nhận định nhưng có khi ẩn trong nghĩa bóng, nghĩa rộng. Trường hợp này, học sinh
phải tìm ra nghĩa bóng, nghĩa rộng để rút ra vấn đề cần chứng minh .
- Phạm vi cần chứng minh: trong giới hạn nội dung, thực tế cuộc sống,
trong sách vỡ,…
*Bước 2: Hướng dẫn học sinh kỹ năng tìm ý
- Giải thích câu tục ngữ, ca dao, ý kiến, nhận định có nội dung như thế
nào?
- Tìm những biểu hiện của vấn đề nghị luận (chọn một số biểu hiện tiêu
biểu)
- Nêu suy nghĩ về vấn đề tốt hay xấu, đáng khen, đáng ca ngợi hay đáng
chê, đáng phê phán, có lợi hay có hại,…
* Bước 3: Hướng dẫn học sinh kỹ năng lập dàn bài
- Phần mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
- Phần thân bài: Nêu lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
- Phần kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
Ví dụ: Lập dàn ý cho đề bài sau: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí
tuệ con người”
- Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh (Sách là công cụ, là phương tiện
giúp con người mở mang trí tuệ)
- Thân bài:
+ Luận điểm 1: giải thích ý nghĩa của câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất
diệt của trí tuệ con người”
+ Luận điểm 2: chứng minh sách là nơi lưu giữ trí tuệ con người qua nhiều
thế hệ.
+ Luận điểm 3: chứng minh “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt” giúp con
người mở rộng kiến thức.
+ Luận điểm 4: Không phải tất cả sách đều là “ngọn đèn sáng bất diệt của
trí tuệ con người”?
+ Luận điểm 5: Phải làm gì để sách mãi là “ngọn đèn sáng bất diệt của trí
tuệ con người”?
- Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của nhận định.
*Bước 4: Hướng dẫn học sinh kỹ năng viết bài
- Kỹ năng viết đoạn mở bài: Giáo viên yêu cầu học sinh cần khắc sâu
+ Mở bài phải giới thiệu cho người đọc thấy rõ vấn đề chứng minh trong
bài.
+ Mở bài nên gọn, tự nhiên, phù hợp với bài viết, gây được tâm thế cho cả
người viết và người đọc.
Bài "Cách làm bài văn lập luận chứng minh" (Sách giáo khoa ngữ văn
7) có hướng dẫn ba cách mở bài sau đây: Đi thẳng vào vấn đề; Suy từ cái chung
đến cái riêng; Suy từ tâm lý con người. Sau khi các em làm quen với những cách
mở bài trên, tôi đưa ra các đoạn văn mở bài sai để học sinh nhận ra lỗi. Từ đó, học
sinh có thể hiểu được yêu cầu của đoạn văn mở bài và viết đúng.
Ví dụ: Có hai đoạn mở bài cho đề chứng minh sau:
“Ca dao là tiếng hát về tình cảm gia đình đằm thắm và ngọt ngào”.
Cách 1: Trong gia đình Việt Nam có những tình cảm ngọt ngào và đằm
thắm. Thứ tình cảm ngọt ngào, đằm thắm thiêng liêng ấy mà hầu như ai trong mỗi
con người chúng ta đều có là tình cảm gia đình. Chính vì vậy, ta có thể khẳng định
rằng: Ca dao là tiếng hát về tình cảm gia đình đằm thắm và ngọt ngào.
Cách 2: Ca dao là cây đàn muôn điệu, là tiếng nói đời sống tình cảm tâm
hồn đất Việt xưa. Những lời ca ấy diễn tả thật chân thành và xúc động về tình cảm
của con người. Và tiếng hát về tình cảm gia đình trong ca dao ngọt ngào và đằm
thắm biết bao.
Hãy nêu nhận xét của em về những cách mở bài đó.
→ Học sinh nhận xét cách mở bài 1: viết chưa đúng. Vì câu (1), (2) diễn
đạt luẩn quẩn, không thoát ý, lặp từ "ngọt ngào, đằm thắm". Câu (1), (2) chưa nói
gì đến ca dao, vậy mà câu (3) đã khẳng định: "Ca dao là tiếng hát về tình cảm gia
đình đằm thắm và ngọt ngào ".
→ Học sinh nhận xét cách mở bài 2: viết đúng
Từ chỗ đạt yêu cầu viết đúng, học sinh cần vươn tới cái đích là viết hay. Vì
vậy, giáo viên đưa ra các bài tập luyện diễn đạt - lựa chọn cách diễn đạt hay để làm
cho người đọc có được ấn tượng ban đầu về bài viết.
Ví dụ: Để mở bài cho đề: Chứng minh: "Hình tượng Bác hồ là hình
tượng đẹp trong thơ ca", có nhiều bạn đã viết.
Cách 1: Bác Hồ là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. Người là đề
tài lớn trong thơ ca. Và trong thơ, ta bắt gặp hình tượng của Người.
Cách 2: Nhà thơ Bảo Định Giang có câu:
"Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ"
Con người đẹp ấy đã đi vào trong thơ và là một hình tượng đẹp.
Theo em mở bài nào hay?
→ Học sinh dễ dàng nhận thấy cách mở bài 2 là hay. Cách mở bài 1 đúng,
không sai nhưng cách diễn đạt còn chung chung, chưa bắt được yêu cầu của đề bài.
- Kỹ năng viết đoạn thân bài:
+ Trước hết phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần mở bài: thật vậy…,
hoặc đúng như vậy…
+ Viết đoạn phân tích lí lẽ: Học sinh trả lời câu hỏi tại sao + vấn đề chứng
minh? Ví dụ: Tại sao “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ?
+ Viết đoạn dẫn chứng: Nêu các dẫn chứng tiêu biểu làm sáng tỏ vấn đề
chứng minh. Ví dụ: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt
có ngày nên kim” → Học sinh sẽ lựa chọn một số dẫn chứng về tấm gương kiên trì,
nhẫn nại mà em biết. Sau đó học sinh lựa chọn ra dẫn chứng tiêu biểu để đưa vào
bài. Chẳng hạn: Nguyễn Hiền, Cao Bá quát, Mạc Đỉnh Chi, hay Nguyễn Ngọc Kí,
…(trong nước); Oan Đi-xnây, Lu-i Pa-xtơ,…(nước ngoài)
- Kỹ năng viết đoạn kết bài:
+ Kết bài phải có từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại, nói tóm lại, hoặc “câu tục
ngữ (câu nói) đã cho ta bài học….”,…
+ Phần kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài.
+ Kết bài nêu ra ý kiến khái quát, tổng hợp, đánh giá vấn đề đã trình bày.
Cũng giống như mở bài, kết bài không chỉ đúng mà còn phải hay. Cho nên,
giáo viên ra bài tập để học sinh phát hiện, sau đó biết cách vận dụng vào bài văn của
mình.
Ví dụ: Nêu nhận xét của em về các đoạn kết bài của đề bài: Chứng minh
"Ca dao là tiếng hát về tình cảm gia đình đằm thắm và ngọt ngào".
Cách 1: Những tình cảm trên chứng tỏ một tình cảm gia đình đằm thắm và
ngọt ngào, thể hiện bằng những câu ca dao.
Cách 2: Những bài ca dao trên tuy chưa phải là nhiều so với kho tàng ca
dao Việt Nam, song cũng phần nào nói lên được tình cảm gia đình gắn bó, yêu
thương. Từ lâu, những tình cảm ấy đã in đậm trong tim mỗi người dân Việt Nam,
để rồi trở thành một truyền thống quý báu, tốt đẹp như lời của một bài hát nhẹ
nhàng, tha thiết mà thấm thía: "Gia đình, gia đình vương vấn bước chân ra đi, ấm
áp trái tim quay về…”
→ Học sinh nhận xét cách kết bài 2: là kết bài hay, phù hợp với yêu cầu
của đề bài, tạo được ấn tượng tốt cho người đọc. Cách kết bài 1 chưa đạt yêu cầu,
chưa gây được tình cảm ấn tượng, tạo dư âm cho người đọc về bài viết.
*Bước 5: Hướng dẫn học sinh đọc lại bài và sửa chữa
Đây là bước mà ít học sinh nào thực hiện, bởi phần lớn là thời gian làm bài
không đủ, một số em thì sợ sửa bài làm không sạch đẹp,… Vì vậy giáo viên cần
nhắc học sinh không nên bỏ qua bước này. Các em cần đọc lại, gạch nhẹ những lỗi
và sửa lỗi cẩn thận.
3.4 Kết luận:
Khi nói đến phân môn Tập làm văn thì học sinh vô cùng ngán ngại. Huống
chi, đây là văn nghị luận chứng minh. Vậy làm thế nào để học sinh có thể làm tốt
bài văn nghị luận chứng minh? Làm thế nào để học sinh diễn đạt mạch lạc, rõ ràng?
Điều đó có thể thực hiện được khi giáo viên dạy tốt cách làm bài, hướng dẫn các
em các bước rõ ràng, dễ hiểu cùng với việc đưa ra một số bài tập minh họa cho học
sinh nhận diện đúng/sai, hay/dở,… Cốt yếu làm sao cho học sinh cảm thấy văn
chứng minh cũng không có gì là khó, để các em có hứng thú học tập tốt hơn. Muốn
các em viết một bài văn nghị luận chứng minh tốt, hoàn chỉnh, ngoài giải pháp trên,
giáo viên phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể, nắm chắc khả năng trình độ của
học sinh mình thì kết quả đạt được còn đáng khích lệ hơn. Hiệu quả giảng dạy cũng
bắt đầu từ đó.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1. Khả năng áp dụng: Có thể áp dụng ở môn Ngữ văn lớp 7 các trường
THCS có học sinh viết chưa tốt kiểu bài văn nghị luận chứng minh.
4.2. Phạm vi áp dụng: Áp dụng ở môn Ngữ văn các lớp 7 trường THCS
Thạnh Lợi.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
5.1 Về phía học sinh:
- Trước hết là sự hào hứng vì học sinh không phải nghe và ghi nhớ quá
nhiều lý thuyết mà từ những bài tập cụ thể học sinh có thể rút ra phương pháp luyện
được kỹ năng bài văn chứng minh hoàn chỉnh đúng, hay.
- Học sinh có động cơ , mục tiêu học tập đúng đắn hơn. Thành tích học tập
tiến bộ rõ rệt. Một số em trước đây không viết được bài văn nghị luận chứng minh
thì nay đã viết được hoàn chỉnh tuy có phần diễn đạt chưa hay.
- Học sinh cảm thấy văn chứng minh cũng không có gì là khó.
5.2 Về phía giáo viên:
- Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Tỉ lệ học sinh làm bài
văn khá – giỏi cao, không có học sinh làm bài điểm yếu, kém.
- Là cơ hội để giáo viên lựa chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
“văn hay chữ tốt”, “học sinh giỏi ” đạt kết quả cao ở các hội thi.
5.3 Về phía nhà trường:
Nâng cao chất lượng giáo dục năm sau luôn cao hơn năm trước. Đặc biệt
là tỉ lệ học sinh giỏi của đơn vị tăng lên theo hàng năm.
* Đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng các giải pháp, cải tiến nêu
trên :
- Trước khi áp dụng các giải pháp, cải tiến nêu trên: (
Kết quả bài viết số 5 năm học 2014 -2015)
Lớp
Tổng
số
7A1
39
7A2
34
0 - < 3.5 3.5 - < 5.0
SL
TL SL
TL
20.5
23
8
9
%
%
20.5
47.2
7
16
%
%
5.0 - < 6.5
SL
TL
48.8
19
%
29.4
10
%
6.5 - < 8.0
SL
TL
8.0 - 10,0
SL
TL
3
7.7%
0
0%
1
3%
0
0%
- Sau khi áp dụng các giải pháp, cải tiến nêu trên: (Kết quả bài viết số 5
năm học 2015 -2016)
Lớp
Tổng
số
7A1
37
0 - < 3.5 3.5 - < 5.0 5.0 - < 6.5
SL TL SL
TL SL TL
2.7
43.3
0 0% 1
16
%
%
6.5 - < 8.0
SL
TL
8.0 - 10,0
SL
TL
10
10
27%
27%
7A2
37
0
0%
2
5.4
%
12
32.4
%
15
40.5
%
8
26.1
%
- Sau khi áp dụng các giải pháp, cải tiến nêu trên: (Kết quả bài viết số 5
năm học 2016 - 2017)
7A1
Tổng 0 - < 3.5
số
SL TL
42
0
0%
7A 2
42
Lớp
0
0%
3.5 - < 5.0 5.0 - < 6.5
6.5 - < 8.0
SL TL SL TL
SL
TL
0
0% 18 42.9% 11
26.2
%
0
0% 13 31%
15
35.7
%
8.0 - 10,0
SL TL
13
30.9
%
14
33.3
%
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới của bản
thân tôi trong năm 2017.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng
kiến cấp huyện./.
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 03 năm 2017
Người báo cáo
Nguyễn Thị Thanh Tuyền