Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng quốc tế tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
………o0o………

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHO
NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
TẠI VIỆT NAM

Ngành: Tài chính Ngân hàng

HOÀNG HUYỀN MY

Hà Nội - 2021


LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHO
NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
TẠI VIỆT NAM

Ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Hồng Huyền My
Người hướng dẫn: PGS, TS Đặng Thị Nhàn

Hà Nội - 2021



i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đề tài “Hồn thiện hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo
lãnh ngân hàng quốc tế tại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tơi,
được hồn thành dựa trên cơ sở tìm hiểu các lý luận, phân tích và đánh giá thực
trạng hệ thống pháp luật hiện hành về hoạt động bảo lãnh quốc tế tại Việt Nam. Các
số liệu cung cấp là trung thực và đồng thời kết quả nghiên cứu chưa được cơng bố
tại bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2021
Tác giả

Hoàng Huyền My


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc, lịng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương, Khoa Sau đại học của trường, những người đã trang bị kiến thức và tạo điều
kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS,
TS. Đặng Thị Nhàn, người đã nhiệt tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kinh
nghiệm quý báu trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy cơ giáo cùng các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ….. tháng …. năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Huyền My


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... v
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
VÀ BẢO LÃNH QUỐC TẾ........................................................................................... 8
1.1. Những lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng................................................. 8
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng...................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng............................................................... 10
1.1.3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng..................................................................... 12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng.....................15
1.1.5. Các rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng.........................................17
1.2. Những lý luận về hoạt động bảo lãnh quốc tế............................................. 20
1.2.1. Khái niệm bảo lãnh quốc tế.......................................................................... 20
1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh quốc tế.................................................................... 21
1.2.3. Chức năng của bảo lãnh quốc tế................................................................. 24
1.2.4. Vai trò của bảo lãnh quốc tế......................................................................... 25
1.2.5. Phân loại bảo lãnh quốc tế........................................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHO HOẠT ĐỘNG
BẢO LÃNH QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.................................................................................................................... 31
2.1.


Tình hình hoạt động bảo lãnh quốc tế tại các ngân hàng thương mại ở
Việt Nam Việt Nam................................................................................................31
2.1.1. Sự đa dạng hoá trong sản phẩm, dịch vụ.................................................... 31
2.1.2. Sự tăng trưởng trong doanh số và doanh thu từ phí..................................34
2.2. Thực trạng pháp luật cho hoạt động hoạt động bảo lãnh quốc tế tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.......................................................... 36
2.2.1. Hệ thống pháp luật hiện hành cho hoạt động bảo lãnh quốc tế.................36
2.2.2.Nội dung pháp luật về hoạt động bảo lãnh quốc tế tại Việt Nam hiện nay 40


2.3. Đánh giá về thực trạng pháp luật về hoạt động bảo lãnh quốc tế tại Việt
Nam hiện nay......................................................................................................... 55
2.3.1. Những kết quả đạt được.............................................................................. 55
2.3.2. Những bất cập trong hệ thống pháp luật về hoạt động bảo lãnh quốc tế tại
Việt Nam hiện nay
56
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT CHO HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM....................................................................... 63
3.1. Phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động bảo lãnh
quốc tế tại các NHTM ở Việt Nam...................................................................... 63
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật phải phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà nước .63
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng phải phù hợp với
xu hướng hội nhập quốc tế
65
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tế phải dựa trên
nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, khả thi và thống nhất của hệ thống pháp luật
..................................................................................................................................66
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh quốc tế cần phải giải quyết được những
bất cập của pháp luật hiện hành

67
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tế
tại các NHTM ở Việt Nam.................................................................................... 69
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về bảo lãnh quốc tế............69
3.2.2. Quy định một chuẩn mực chung về mẫu bảo lãnh...................................... 73
3.2.3. Nâng cao vai trò quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước....75
3.2.4. Nâng cao kiến thức pháp luật cho các chủ thể trong hoạt động bảo lãnh
quốc tế
78
KẾT LUẬN............................................................................................................ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 85


PHỤ LỤC............................................................................................................... 89


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLNH

Bảo lãnh ngân hàng


BLQT

Bảo lãnh quốc tế

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

VBHN

Văn bản hợp nhất

TCTD

Tổ chức tín dụng

TT

Thơng tư


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh


Nghĩa tiếng Việt

Vietnam Bank for Agriculture and

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Rural Development

triển Nông thôn Việt Nam

Bank for Investment and

Ngân hàng Thương mại cổ phần

Development of Vietnam

Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CCB

China Construction Bank

Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc

CHF

Swiss Franc

Đồng Franc Thuỵ Sĩ


Citibank

Citibank Vietnam

Ngân hàng Citibank Việt Nam

EUR

Euro Dollar

Đồng Euro

Vietnam Export Import Commercial

Ngân hàng thương mại cổ phần

Joint Stock Bank

Xuất Nhập khẩu Việt Nam

Agribank
BIDV

Eximbank
HSBC
ICBC
ICC

HSBC Private International Bank


Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn
một thành viên HSBC Việt Nam

Industrial and Commercial Bank of

Ngân hàng Công thương Trung

China Limited

Quốc

International Chamber of Commerce

Phòng Thương mại quốc tế

International Standard Banking
ISBP

Practice For The Examination Of
Documents Under Documentary
Credits

Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn
quôc tế về kiểm tra chứng từ theo
UCP 600

JPY

Japanese Yen


Yên Nhật

LC

Letter of credit

Thư tín dụng

Military Commercial Joint Stock

Ngân hàng Thương mại cổ phần

Bank

Quân đội

Vietnam Maritime Commercial Joint

Ngân hàng thương mại cổ phần

Stock Bank

Hàng hải Việt Nam

Sai Gon Joint Stock Commercial

Ngân hàng thương mại cổ phần

Bank


Sài Gịn Thương Tín

MB
MSB
Sacombank


Shinhan Bank Shinhan Vietnam Bank Limited

SWIFT

Techcombank
UCP
URDG
USD
Vietcombank
Vietinbank
VND
VPBank
Woori Bank

Society for Worldwide Interbank and
Financial Telecommunication

Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Shinhan Việt Nam
Hiệp hội Viễn thơng Tài chính
Liên ngân hàng và Tài chính quốc
tế


Vietnam Technological and

Ngân hàng Thương mại cổ phần

Commercial Joint Stock Bank

Kỹ Thương Việt Nam

The Uniform Custom and Practice

Quy tắc thực hành thống nhất về

for Documentary Credits

tín dụng chứng từ

Uniform Rules for Demand

Bộ Quy tắc Thống nhất về bảo

Guarantee

lãnh theo yêu cầu

United States Dollar

Đô la Mỹ

Joint Stock Commercial Bank for


Ngân hàng Thương mại cổ phần

Foreign Trade of Vietnam

Ngoại thương Việt Nam

Vietnam Joint Stock Commercial

Ngân hàng Thương mại cổ phần

Bank for Industry and Trade

Công thương Việt Nam

Vietnamese Dong

Việt Nam Đồng

Vietnam Prosperity Joint Stock

Ngân hàng Thương mại cổ phần

Commercial Bank

Việt Nam Thịnh Vượng

Woori Bank Vietnam Limited

Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Woori Việt Nam



DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng
Bảng 2.1. Tổng doanh số thực hiện bảo lãnh tại một số NHTM ở Việt Nam giai
đoạn 2015-2020.......................................................................................................34
Bảng 2 2. Doanh số bảo lãnh quốc tế tại một số NHTM ở Việt Nam giai đoạn 20152020

..........................................................................................................................35

Bảng 2.3. Thu nhập từ phí bảo lãnh quốc tế tại một số NHTM ở Việt Nam giai đoạn
2015-2020................................................................................................................ 36

Hình
Hình 2. 1. Màn hình tra cứu thơng tin bảo lãnh Vietcombank.................................32
Hình 2. 2. Màn hình tra cứu thơng tin thư bảo lãnh BIDV......................................33
Hình 2. 3 Sơ đồ quy trình phát hành bảo lãnh quốc tế.............................................45


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Bảo lãnh ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy giao dịch
thương mại hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước. Bảo
lãnh ngân hàng là một trong những hoạt động chủ chốt của các ngân hàng thương
mại, đem lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia và toàn bộ nền kinh tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói
chung và bảo lãnh quốc tế nói riêng, đang có những bước chuyển mình để đón nhận
những cơ hội phát triển mới và đảm bảo sự phù hợp với xu hướng quốc tế. Tại Việt
Nam, lần đầu tiên bảo lãnh ngân hàng được quy định trong Quyết định số 192/NHQĐ ngày 17/09/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về bảo lãnh,
tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài. Dưới sự kế thừa những quy định pháp luật hiện
hành và tiếp thu sự phát triển của hệ thống thông lệ, tập quán quốc tế, pháp luật cho

hoạt động bảo lãnh quốc tế đã dần được hoàn thiện và tạo thành khung pháp lý điều
chỉnh quan hệ giữa các chủ thể.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động bảo lãnh quốc tế hiện nay vẫn đang
gặp phải nhiều khó khăn bởi những quy định pháp luật liên quan còn chồng chéo,
tồn tại nhiều bất cập và chưa phát huy được hiệu quả trong áp dụng. Trong hoạt
động bảo lãnh quốc tế, pháp luật là cơ sở để các TCTD xây dựng phương hướng,
quy trình và chiến lược phát triển. Đồng thời, pháp luật là công cụ để quản lý, giữ
cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng luôn nằm trong khuôn khổ, đảm bảo tính an tồn
và lành mạnh cho tồn bộ hệ thống ngân hàng.
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ
thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng quốc tế ở Việt Nam” nhằm tìm
hiểu những quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng
có yếu tố nước ngồi và thực trạng áp dụng những quy định này trong hoạt động
của các NHTM ở Việt Nam. Bằng việc phân tích những kết quả đạt được và những
hạn chế còn tồn tại của pháp luật về bảo lãnh quốc tế, tác giả xây dựng phương
hướng và một số giải pháp đối với các cơ quan quản lý, các chủ thể tham gia để góp
phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh
quốc tế.


Luận văn được hoàn thành dựa trên nguồn tài liệu từ các văn bản pháp lý
trong nước và quốc tế, số liệu về tình hình thực hiện bảo lãnh từ báo cáo tài chính
và một số tài liệu nội bộ của các NHTM và các báo cáo của NHNN cùng các thông
tin được tổng hợp từ thực tiễn. Mục tiêu hàng đầu của luận văn là làm rõ được nội
dung của các quy định pháp luật về bảo lãnh quốc tế được áp dụng ở Việt Nam hiện
nay. Qua các phân tích, đánh giá những mặt thành cơng và hạn chế trong áp dụng
pháp luật, tác giả đưa ra những đề xuất và khuyến nghị cần thiết cho mỗi chủ thể để
hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo lãnh quốc tế trong thời gian tới.
Nội dung nghiên cứu chi tiết được tác giả trình bày ở các phần tiếp theo của
luận văn.



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hố, hoạt động ngân hàng ngày càng giữ
vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế tồn cầu. Để thích ứng với
sự phát triển nhanh chóng của mơi trường kinh doanh, các ngân hàng đang có xu
hướng đẩy mạnh đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Bão lãnh ngân hàng khắc phục rủi ro các bên trong quan hệ giao dịch không tin
tưởng lẫn nhau, có tác dụng làm cầu nối gắn kết các chủ thể trong các giao dịch
thương mại, đặc biệt là giao dịch thương mại quốc tế.
Bảo lãnh là một trong những hoạt động thiết yếu của mỗi ngân hàng, ra đời từ
những năm 70 của thế kỷ XX, được sử dụng như một giải pháp hiệu quả để bảo
đảm tính an toàn cho các mối quan hệ kinh tế đang dần trở nên phức tạp. Tại Việt
Nam, hoạt động bảo lãnh ngân hàng bắt đầu được thực hiện từ những năm 90 của
thế kỷ XX và chính thức được quy định trong Quyết định số 192/NH-QĐ ngày
17/09/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bên cạnh những cơ hội hợp tác, phát triển tiềm năng mà tồn cầu hố kinh tế
mang lại, những rủi ro tiềm ẩn cũng đang là một trong những nỗi lo khiến cho các
chủ thể kinh tế e ngại trong việc tiến hành giao thương với các đối tác nước ngồi.
Trong bối cảnh đó, bảo lãnh quốc tế ngày càng khẳng định ưu thế trong việc hạn
chế tối đa những rủi ro phát sinh, bảo đảm sự vận hành liên tục của các mối quan hệ
thương mại quốc tế.
Ở Việt Nam, pháp luật về hoạt động bảo lãnh quốc tế bao gồm cả pháp luật
quốc tế và pháp luật trong nước. Các tập quán, thông lệ quốc tế cũng như các quy
định trong nước đã trở thành khung điều chỉnh hoạt động bảo lãnh quốc tế, từng
bước đưa hoạt động bảo lãnh vào khuôn khổ, góp phần tạo niềm tin cho các chủ thể
trong giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài áp dụng, các quy định

trên đang dần khơng cịn đủ đáp ứng những yêu cầu khắt khe của môi trường pháp
lý và kinh doanh nhiều biến đổi. Chính vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo
lãnh quốc tế đang trở thành một nhu cầu hết sức cấp thiết hiện nay.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Bảo lãnh ngân hàng là một đề tài khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu.
Mặc dù các cơng trình nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng khá đa dạng và đem lại
nhiều giá trị tham khảo, song các tác giả hầu như đều tập trung vào việc phân tích
thực trạng một loại hình bảo lãnh cụ thể tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam,
từ đó đưa ra đánh giá về chất lượng hoạt động và đề xuất các giải pháp phát triển.
Các cơng trình nghiên cứu chun sâu về hệ thống pháp luật trong bảo lãnh ngân
hàng vẫn còn rất hạn chế. Sau đây là một vài nghiên cứu tiêu biểu:
Luận văn “Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam” của thạc sĩ Phạm Văn
Lợi (2008) nghiên cứu các quy định về bảo lãnh ở Việt Nam và một số quốc gia
khác trên thế giới, dự đoán phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh trong
nghĩa vụ dân sự và đưa ra kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật dân sự nói chung
và chế định bảo lãnh nói riêng. Từ năm 2008 đến nay, mơi trường pháp lý cho hoạt
động ngân hàng đã có nhiều thay đổi địi hỏi các cơng trình nghiên cứu phải đưa ra
được những đánh giá, giải pháp cập nhật hơn.
Với đề tài “Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Techcombank Việt Nam” (2011) tác giả Vũ Thị Khánh Phượng
đã trình bày những lý luận cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, nghiên cứu, đánh giá thực
trạng áp dụng pháp luật về bảo lãnh tại Ngân hàng Techcombank và đưa ra các giải
pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống pháp luật tại ngân
hàng. Luận văn đã cung cấp những thông tin cơ bản về bảo lãnh ngân hàng và hệ
thống pháp luật được áp dụng đối với hoạt động này nhưng những nội dung cốt lõi
còn chưa rõ ràng và khơng cịn phù hợp với thực tế hiện nay.
Bàn về “Giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Á Châu” (2013), luận văn thạc sĩ của Trương Thị Thu Hằng đã đánh giá

được kinh nghiệm, rủi ro trong quá trình thực hiện hoạt động bảo lãnh tại Ngân
hàng Á Châu và làm rõ được tầm quan trọng của việc hoàn thiện hoạt động bảo lãnh
ngân hàng. Điểm hạn chế của luận văn ở chỗ “hoàn thiện hệ thống pháp luật” là một


trong những giải pháp quan trọng để góp phần hồn thiện hoạt động bảo lãnh nhưng
chưa được tác giả đề cập.
Tác giả Hoàng Hà Anh trong luận văn thạc sĩ “Phát triển hoạt động bảo lãnh
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” (2015) nghiên cứu
những lý luận cơ bản về bảo lãnh và đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động bảo lãnh tại ngân hàng Vietcombank, gợi ý một số nhóm giải pháp phát triển
như cơ cấu bộ máy, nguồn nhân lực, hoạt động, cơng nghệ và marketing. Nội dung
của luận văn có nhiều điểm tương đồng với đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động
bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu” (2013) của tác giả Trịnh Thị
Thu Hằng được đề cập ở trên.
Năm 2015, tác giả Nguyễn Thành Nam với Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện pháp
luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam” đã đưa ra cái nhìn tổng quan về lịch sử
hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật điều chỉnh bảo lãnh ngân hàng ở
Việt Nam giai đoạn từ 1990-2015. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, các quy định
pháp luật về bảo lãnh quốc tế đã có nhiều thay đổi, một số phân tích của tác giả
khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế hiện tại.
Ngồi ra cịn có rất nhiều đề tài nghiên cứu khác về bảo lãnh ngân hàng như
luận văn “Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh Nam Sài Gòn” (Huỳnh Thị Mai, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2013),
luận văn thạc sĩ “Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh thanh toán của các ngân
hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc (2015), luận văn “Phát
triển hoạt động bảo lãnh chính phủ cho khoản vay thương mại nước ngồi tại Bộ
Tài chính Việt Nam” (Nguyễn Thị Linh Chi, Đại học Ngoại thương, 2015), luận
văn “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”

(Hoàng Sỹ Chung, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016),…
Các đề tài trên đã làm rõ những lý luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng, đánh
giá được thực trạng hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
với những mặt thành cơng và hạn chế, từ đó cho thấy tầm quan trọng của các giải


pháp góp phần thúc đẩy và hồn thiện hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên, do tiếp cận
tài liệu từ nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, một số đề tài chưa đưa ra được cái
nhìn hệ thống và tồn diện, đặc biệt hoạt động bảo lãnh quốc tế và hệ thống văn bản
pháp luật điều chỉnh hiện nay đang đóng vai trị hết sức quan trọng trong giao dịch
quốc tế nhưng chưa được đề cập nhiều trong các tài liệu, nghiên cứu. Với đề tài này,
tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề chưa được làm sáng tỏ ở
các nghiên cứu trước nhằm góp phần bổ sung, hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực
tiễn từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực trong nâng cao hiệu quả của pháp luật
cho hoạt động ngân hàng quốc tế.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh quốc tế là gì; các đặc điểm và phân loại bảo
lãnh ngân hàng; thực trạng cung cấp dịch vụ bảo lãnh quốc tế tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
- Hệ thống pháp luật quốc tế và trong nước điều chỉnh hoạt động bảo lãnh
quốc tế tại Việt Nam và thực trạng áp dụng những quy định này trong hoạt
động của các ngân hàng thuơng mại. Những mặt thành công và hạn chế của
hệ thống pháp luật hiện hành.
- Phương hướng và giải pháp góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo
lãnh quốc tế trong thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu những lý luận cơ bản về bảo lãnh ngân
hàng và bảo lãnh quốc tế, hệ thống pháp luật được áp dụng trong hoạt động bảo
lãnh quốc tế; phân tích và đánh giá tác động của hệ thống pháp luật đối với hoạt
động bảo lãnh quốc tế của các ngân hàng thương mại đồng thời làm rõ những điểm

hạn chế cần khắc phục của hệ thống pháp luật hiện hành, từ đó đưa ra những giải
pháp thiết thực nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật về bảo lãnh quốc
tế tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những lý luận về hoạt

động bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh quốc tế nói riêng tại các ngân hàng


thương mại ở Việt Nam, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài; nội dung của
hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế điều chỉnh hoạt động bảo lãnh quốc tế và
thực trạng áp dụng các quy định pháp luật này tại các ngân hàng ở Việt Nam hiện
nay; đánh giá những mặt thành công và hạn chế cịn tồn tại của hệ thống pháp luật
từ đó xây dựng những phương hướng và giải pháp để góp phần hoàn thiện hệ thống
pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tế tại các ngân hàng ở Việt Nam đối với mỗi
chủ thể tham gia cũng như các cơ quan quản lý. Xuyên suốt nội dung nghiên cứu
của luận văn, “nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng quốc tế” tương ứng với nghiệp vụ
bảo lãnh quốc tế tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
-

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm nghiệp vụ

bảo lãnh ngân hàng và tập trung nghiên cứu sâu hơn về nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế.
Đồng thời, tác giả cũng mở rộng phạm vi nghiên cứu tới toàn bộ hoạt động bảo lãnh
ngân hàng và bảo lãnh quốc tế, không chỉ giới hạn trong nghiệp vụ của các ngân
hàng để có cái nhìn tồn diện hơn về hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng như tầm
quan trọng của hoạt động này đối với tất cả các chủ thể. Đối với hệ thống pháp luật
cho nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế, phạm vi nghiên cứu bao gồm những quy định của

pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế và tình hình áp dụng các quy định này tại
các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. Các số liệu về tình hình hoạt động bảo lãnh
quốc tế như doanh số, phí bảo lãnh lấy dữ liệu tại một số ngân hàng thương mại lớn
ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2015-2020. Dựa trên cơ sở những định hướng phát
triển đất nước tại các văn kiện Đại hội của Đảng nói chung, định hướng phát triển
của ngành ngân hàng nói riêng và nhu cầu pháp luật của các NHTM hiện nay, tác
giả đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp
luật cho nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế tại các ngân hàng ở Việt Nam áp dụng cho giai
đoạn 2021-2030.
5. Nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu của luận văn bao gồm hệ
thống pháp luật hiện hành tại Việt Nam về bảo lãnh quốc tế; các tập quán, thông lệ
quốc tế và pháp luật của một số quốc gia khác. Thông tin phản ánh thực trạng hoạt
động bảo lãnh và áp dụng pháp luật về bảo lãnh được thu thập từ các tài liệu nghiên
cứu, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, tài liệu nội bộ của các ngân hàng
thương mại và Ngân hàng nhà nước, các ẩn phẩm, bài viết khoa học của các tác giả
trong nước và nước ngoài.


- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử: Thông qua
việc kế thừa nguồn tài liệu sẵn có từ các nghiên cứu trước, luận văn tập trung làm rõ
hệ thống pháp luật về bảo lãnh quốc tế hiện hành tại Việt Nam và một số quốc gia
khác trên thế giới, xây dựng các biện pháp cần thiết để hoàn thiện hệ thống pháp
luật về bảo lãnh quốc tế.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình
xây dựng nội dung của đề tài, sử dụng thơng tin từ các văn bản pháp luật, giáo trình
để chọn lọc, tổng hợp các khái niệm hoặc phân tích các số liệu từ nguồn thơng tin
sẵn có để đưa ra các đánh giá, kết luận.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để

so sánh các quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam với tập quán quốc tế cũng
như pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới; so sánh thực trạng áp dụng
pháp luật về bảo lãnh giữa các ngân hàng thương mại, đối chiếu dữ liệu để tìm ra
những điểm hạn chế giữa thực tế thực hiện và quy định của pháp luật.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những lý luận về bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh quốc tế, cụ
thể là làm rõ khái niệm, đặc điểm và bản chất của hoạt động bảo lãnh quốc tế cũng
như chức năng, vài trò của hoạt động này đối với các chủ thể và các nền kinh tế.
- Phân tích hệ thống pháp luật hiện hành về bảo lãnh quốc tế, quá trình phát
triển và cơ cở của hệ thống pháp luật về bảo lãnh quốc tế. Luận văn cũng phân tích,
đánh giá và làm sáng tỏ những mặt thành công và hạn chế của hệ thống pháp luật về
bảo lãnh quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
- Xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt
động bảo lãnh quốc tế trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm và giải quyết
những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng trong giai đoạn 2021-2030.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1 : Những lý luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh
quốc tế
Chương 2: Thực trạng hệ thống pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tế
tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay


Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật cho
hoạt động bảo lãnh quốc tế tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam


CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
VÀ BẢO LÃNH QUỐC TẾ

1.1. Những lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Từ thời Hy Lạp cổ, hoạt động bảo lãnh đã bắt đầu xuất hiện trong các giao
dịch nhỏ lẻ, sơ khai. Bảo lãnh lần đầu tiên xuất hiện tại Hoa Kỳ và Tây Âu vào
những năm 60 của thế kỷ XX trong những giao dịch nội địa và bắt đầu được sử
dụng trong thương mại quốc tế từ những năm 70. Trước nhu cầu tăng cường giao
lưu hợp tác quốc tế, số lượng các hợp đồng thương mại có giá trị lớn xuất hiện ngày
càng nhiều. Lúc này, nhu cầu về biện pháp bảo đảm là vô cùng cần thiết đối với các
chủ thể khi họ không tin tưởng lẫn nhau. Đáp ứng nhu cầu này, ngân hàng đã phát
hành các bảo lãnh độc lập, phổ biến trong các giao dịch kinh tế giữa khu vực Trung
Đông và các quốc gia Tây Âu.
Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
từ những năm 90, do đó sự hình thành của bảo lãnh ngân hàng là một tất yếu khách
quan. Từ những năm 1994-1995, hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam đã dần
trở nên hoàn thiện hơn nhờ việc ban hành những hướng dẫn, quy định của Nhà nước.
Với tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh tế, doanh số bảo lãnh tại các NHTM
cũng không ngừng tăng lên với các hình thức ngày càng đa dạng, chất lượng dịch
vụ được nâng cao. Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO, cơ hội hợp tác mở rộng thương mại ngày càng tăng tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của hoạt động bảo lãnh quốc tế.
Bảo lãnh ngân hàng là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong các văn bản
pháp luật, thông lệ quốc tế hay các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước. Tại
Việt Nam, các văn bản, tài liệu nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng hầu hết được xây
dựng dựa trên nền tảng của Bộ luật dân sự. Theo Điều 335, Bộ luật Dân sự 2015:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa
vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.



Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Văn bản hợp nhất 07/VBHNVPQH ngày 12/12/2017 cũng quy định: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín
dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín
dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận
nợ và hồn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận”.
Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng tiếp tục được hoàn thiện tại Điều 3, Thông
tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín
dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ được cam kết với bên nhận bảo lãnh;
bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh”.
Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-NHNN ngày 06/10/2017 cũng chỉ ra: “Bảo
lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên
nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh
khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã
cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho
bên bảo lãnh”. Như vậy, định nghĩa về bảo lãnh ngân hàng tại Văn bản hợp nhất số
09/VBHN-NHNN ngày 06/10/2017 khơng có sự thay đổi so với quy định cũ tại
Thông tư 07/2015/TT-NHNN.
Đối với pháp luật quốc tế, Điều 2, URDG 758 (ICC 2010) quy định: “Bảo
lãnh theo yêu cầu hoặc bảo lãnh là bất kỳ cam kết nào được ký, dù được gọi tên
hoặc mô tả thế nào, để chuẩn bị cho việc thanh tốn dựa trên việc xuất trình một
u cầu phù hợp”.
Từ các định nghĩa từ pháp luật quốc tế cũng như trong nước, ta có thể rút ra
kết luận bảo lãnh ngân hàng là cam kết của TCTD (bên thứ ba ngoài quan hệ hợp
đồng giữa hai bên) về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong
trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã
cam kết và được thể hiện bằng văn bản bảo lãnh của các TCTD.



1.1.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
1.1.2.1. Bảo lãnh ngân hàng là hoạt động mang tính chất thương mại đặc thù
Đầu tiên, về bản chất pháp lý, bảo lãnh ngân hàng là loại giao dịch thương
mại (hay hành vi thương mại) đặc thù. Tính chất thương mại trong hoạt động bảo
lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng được thể hiện ở chỗ hoạt động bảo lãnh này
vừa do chính các tổ chức tín dụng (với tư cách là một thương nhân) thực hiện trên
thị trường nhằm mục tiêu thu lợi nhuận, vừa có tính chất chun nghiệp như một
ngành nghề kinh doanh. Cũng do tính chất thương mại của hoạt động bảo lãnh ngân
hàng mà hoạt động này bắt buộc phải làm thủ tục đăng kí kinh doanh tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1.1.2.2. Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập
Tính độc lập của bảo lãnh ngân hàng được thể hiện qua hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, bảo lãnh ngân hàng độc lập so với giao dịch cơ sở. Trong hoạt
động bảo lãnh ngân hàng, giao dịch cơ sở là hợp đồng được ký kết giữa bên được
bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, có thể bao gồm hợp đồng mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ hay xây dựng,… Mặc dù bảo lãnh ngân hàng được thiết lập dựa trên
giao dịch cơ sở, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
trong giao dịch cơ sở nhưng việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chỉ phụ thuộc vào các
điều kiện và điều khoản được quy định trong cam kết bảo lãnh của ngân hàng. Khi
các điều khoản và điều kiện trên cam kết bảo lãnh được đáp ứng, bên bảo lãnh có
trách nhiệm thanh tốn đối với bên nhận bảo lãnh mà khơng cần xem xét đến tình
hình thực hiện giao dịch cơ sở. Tính độc lập của bảo lãnh ngân hàng đem đến sự
bảo đảm đối với bên nhận bảo lãnh cũng như thuận lợi cho ngân hàng trong việc
kiểm tra chứng từ xuất trình.
Thứ hai, tính độc lập của bảo lãnh ngân hàng cịn thể hiện ở trách nhiệm
thanh tốn của bên bảo lãnh. Trách nhiệm thanh toán của bên bảo lãnh hoàn toàn
độc lập với quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh. Bên bảo lãnh không
thể đưa ra những lý do thuộc về quan hệ giữa họ với người được bảo lãnh để từ chối
hoặc trì hỗn việc thanh toán nếu như chứng từ thanh toán do bên nhận bảo lãnh



xuất trình hồn tồn phù hợp với điều khoản và điều kiện quy định tại cam kết bảo
lãnh.
1.1.2.3. Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng
từ
Đặc điểm này của BLNH thể hiện ở chỗ việc phát hành cam kết bảo lãnh của
bên bảo lãnh, việc yêu cầu thanh toán của bên nhận bảo lãnh hoặc việc thực hiện
cam kết bảo lãnh đều phải được lập thành văn bản. Những văn bản này không chỉ là
bằng chứng chứng minh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch bảo lãnh
mà còn là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình đối
với bên kia. Chẳng hạn, khi bên nhận bảo lãnh yêu cầu thanh tốn, họ phải xuất
trình các chứng từ phù hợp với nội dung cam kết bảo lãnh; ngược lại, bên bảo lãnh
cũng phải dựa vào nội dung văn bản bảo lãnh và đối chiếu với chứng từ do người
nhận bảo lãnh xuất trình để xác định việc địi tiền của bên nhận bảo lãnh có hợp lệ
hay khơng và mình có phải trả tiền theo u cầu địi tiền đó hay không. Các chứng
từ quan trọng nhất trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng gồm có: hợp đồng/ thoả
thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tất cả
những nội dung thay đổi liên quan đến các chứng từ này đều phải được lập thành
văn bản và thông báo đến các bên liên quan.
1.1.2.4. Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch không thể đơn phương hủy ngang
Tính chất khơng thể hủy ngang của BLNH thể hiện ở chỗ sau khi cam kết
bảo lãnh đã được phát hành hợp lệ thì người bảo lãnh khơng có quyền tuyên bố đơn
phương hủy bỏ cam kết bảo lãnh trừ khi nó được sự đồng ý của người nhận bảo
lãnh. Đây là một đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng được thừa nhận rộng rãi theo
thông lệ quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.
1.1.2.5. Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng
Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ tín dụng của tổ chức cung ứng, tuy
nhiên nó lại được quản lý như một hoạt động ngoại bảng. Bản chất của bảo lãnh
ngân hàng là một hình thức tài trợ thơng qua uy tín. Khi phát hành một cam kết bảo
lãnh, bảng cân đối tài sản của ngân hàng không hề thay đổi. Do đó, bảo lãnh ngân

hàng được coi là một hoạt động ngoại bảng. Đồng thời, tổ chức phát hành cũng


khơng cần phải trích lập dự phịng rủi ro đối với dư nợ cấp bảo lãnh. Tuy nhiên,
trong trường hợp bên nhận bảo lãnh xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán theo các
điều khoản được quy định trên cam kết bảo lãnh, ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn
vốn của mình để thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Nếu bên được bảo
lãnh chưa hoàn trả ngay cho ngân hàng, ngân hàng sẽ yêu cầu bên được bảo lãnh
nhận nợ bắt buộc. Khi đó, nghiệp vụ bảo lãnh sẽ tác động đến bảng cân đối tài sản
của ngân hàng, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính cũng như tính thanh khoản của
ngân hàng. Do đó, mặc dù là một hoạt động ngoại bảng, bảo lãnh ngân hàng vẫn
phải được quản lý và giám sát chặt chẽ.
1.1.3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng
Tuỳ theo mỗi cách thức phân loại, bảo lãnh ngân hàng có thể bao gồm những
loại hình khác nhau:
1.1.3.1. Phân loại theo cách thức phát hành
- Bảo lãnh trực tiếp
Bảo lãnh trực tiếp là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa
trên mối quan hệ giữa 3 bên, trong đó bên bảo lãnh cam kết thanh toán trực tiếp với
bên nhận bảo lãnh không cần qua trung gian. Sau khi bên bảo lãnh thanh toán cho
người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng được phép truy đòi từ bên được bảo lãnh.
- Bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh trong đó bên được bảo lãnh sẽ yêu
cầu ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ 2 (ngân
hàng phát hành) phát hành cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Trong loại bảo
lãnh này, bên được bảo lãnh không trực tiếp bồi hồn cho ngân hàng phát hành bảo
lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát
hành, thông qua một cam kết do chính ngân hàng này đưa ra. Như vậy, trong bảo
lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia là: Ngân hàng phát hành bảo lãnh,
ngân hàng chỉ thị, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. So với bảo lãnh trực

tiếp, bảo lãnh gián tiếp có thêm một chủ thể, đó là bên chỉ thị.
Phương thức bảo lãnh gián tiếp thường được sử dụng trong trường hợp bên
nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh ở hai quốc gia khác nhau. Để bảo vệ chắc chắn


×