LUẬN VĂN:
Hoạt động Kiểm tốn báo cáo tài
chính tại một số Cơng ty Kiểm tốn
độc lập Việt nam
Lời mở đầu
Cùng với Nghị định 70/CP (11/07/1994) đã đánh dấu sự xuất hiện của kiểm
toán ở Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế chuyển đổi. Sự xuất hiện của kiểm tốn là
một địi hỏi tất yếu của cơng cuộc phát triển kinh tế phù hợp với xu hướng chung của
kinh tế thế giới.
Kiểm toán là một lĩnh vực mới ở Việt Nam. Cho đến nay chưa có một cơng
trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc về một hệ thống kiểm tốn
hồn chỉnh. Mục đích của chuyên đề này chỉ nhằm làm rõ những vấn đề lý luận cơ
bản nhất. Từ đó áp dụng vào thực tiễn nước ta trên cơ sở kế thừa những ưu điểm và
có sự cân nhắc để phù hợp với những đặc điểm riêng.
Xuất phát từ ý nghĩa trên em đã chọn đề tài “Hoạt động Kiểm toán báo cáo
tài chính tại một số Cơng ty Kiểm tốn độc lập Việt nam”, để mong tìm kiếm những
giải pháp tích cực hỗ trợ phát triển của các Công ty Kiểm toán độc lập Việt nam.
Nội dung đề án bao gồm:
-
I. Tổng quan về Kiểm toán độc lập.
-
II. Thực trạng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt nam..
- III. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn báo cáo
tài chính của KTNN Việt nam.
I.Tổng quan về kiểm toán độc lập
1. Kiểm toán độc lập là gì ?
Kiểm tốn độc lập là một hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm
toán độc lập thuộc các Cơng ty, các văn phịng kiểm tốn chuyên nghiệp. Kiểm toán
độc lập là hoạt động tư vấn được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, được quản lý chặt
chẽ bởi các hiệp hội chuyên ngành kiểm toán. Theo định nghĩa của Liên Đồn Kế
tốn Quốc tế <IFAC> thì kiểm tốn độc lập là q trình kiểm tra các số liệu tài liệu
của doanh nghiệp do các kiểm tốn viên độc lập thực hiện xác nhận tính trung thực,
hợp lý của các báo cáo tài chính và cung cấp kết quả kiểm tốn cho những người trả
phí kiểm tốn. Để đảm bảo tính độc lập khách quan, kiểm tốn độc lập thường được
tổ chức thành các Cơng ty cổ phần, chi nhánh hoặc văn phịng kiểm tốn và các kiểm
toán viên độc lập. Các kiểm toán độc lập là đội ngũ hành nghề chuyên nghiệp có kỹ
năng nghề nghịêp và đạo đức, phải trải qua các cuộc thi tuyển quốc gia và phải đạt
được tiêu chuẩn nhất định về bằng cấp và kinh nghiệm.
ở Việt nam, quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân (Ban
hành theo nghị định số 07 - CP - 29/1/1994 của chính phủ) đã ghi rõ: "Kiểm tốn độc
lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức
kiểm toán độc lập về tình đúng đắn hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo
quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã
hội (gọi tắt là các đơn vị kiểm tốn) khi có u cầu của các đơn vị này".
2. Sự ra đời và phát triển của kiểm toán độc lập ở Việt nam
Kiểm toán độc lập ra đời xuất phát từ nhu cầu khách quan kiểm tra và xác
nhận độ tin cậy của báo cáo tài chính theo các chuẩn mực và nguyên tắc đã được xây
dựng. Kiểm toán độc lập ra đời và phát triển cùng với nền kiểm toán thị trường, tiền
thân của nó là dịch vụ kiểm tốn độc lập có từ hơn trăm năm nay, phát triển mạnh mẽ
thâm nhập vào mọi ngành, mọi lĩnh vực kiểm toán. Trước năm 1975 thành phố Sài
Gịn đã có văn phịng kiểm tốn của Cơng ty Price Waterhouse, cơng ty SGV. Sau
khi đất nước hồn tồn giải phóng cả nước đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây
dựng nền kinh tế kế hoạch hố tập trung thì văn phịng đại diện trên chấm dứt hoạt
động. Sau một thời gian thực thi nền kinh tế kế hoạch hố tập trung thì ít người biết
đến kiểm tốn độc lập là gì?
Sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường để đáp ứng nhu cầu quản lý,
những người quan tâm đến lĩnh vực thơng tin tài chính trong doanh nghiệp và thẩm
định các dự án sao cho có hiệu quả, giúp nhà nước giảm bớt cơng tác điều tiết vĩ mơ
có hiệu qủa, tính tất yếu, khách quan là phải tồn tại kiểm tốn. Đánh dấu một bước
ngoặt nổi bật: 5/1991 Chính phủ ra Quyết định 70/CP thành lập Cơng ty Kiểm tốn
Việt nam (VACO). Cơng ty Kiểm tốn Việt nam (VACO) là Công ty đầu tiên được
thành lập, cùng với nhu cầu của nền kinh tế và hệ thống các văn bản và quy chế về
kiểm tốn của Bộ Tài Chính được ban hành, các chuẩn mực kiểm tốn được áp dụng
thì các loại hình kiểm tốn độc lập dần dần ra đời dưới các hình thức khác nhau như
100% vốn nước ngồi, Cơng ty liên doanh, Cơng ty trong nước bao gồm:
- Cơng ty Kiểm tốn Việt nam Thuỷ Chung.
- Cơng ty Kiểm tốn Việt nam (VACO).
- Cơng ty dịch vụ tư vấn tài chính, kiểm tốn kế tốn (AASC).
- Cơng ty tư vấn kiểm tốn (AC).
- Cơng ty tư vấn và kiểm tốn Sài Gịn (AFC).
- Cơng ty kiểm tốn Đà Nẵng.
- Cơng ty kiểm tốn và dịch vụ tin học (AISC).
- Cơng ty kiểm tốn Hạ Long (HAACO).
Các Cơng ty liên doanh:
- Cơng ty kiểm tốn Việt nam - Deloitte Touch Touhmatsu (VACO - DTT).
- Công ty Cooper and Lybrand - AISC.
Cơng ty 100% vốn nước ngồi:
- Peat Marwick Việt nam (KPMG).
- Pice & Water house - Coopers Việt nam(PWC).
- arthur Andersen Việt nam (AA).
- earnst & Young Việt nam (E&Y).
Các tổ chức trong nước và ngoài nước.
- Văn phịng đại diện của các Cơng ty kiểm tốn quốc tế: Một số Công ty chưa
được phép thành lập Công ty liên doanh hoặc Cơng ty 100% vốn nước ngồi hoặc
đang tìm hiểu thị trường Việt nam thì có thể xin giấy phép đặt văn phòng đại diện.
Văn phòng đại diện của Cơng ty kiểm tốn, nếu có giấy uỷ quyền của Cơng ty mẹ thì
có thể phối hợp với Cơng ty kiểm tốn ở Việt nam để cùng ký hợp đồng kinh tế.
Tổ chức hiệp hội kế toán Việt nam (VAC): Là một tổ chức quần chúng, tự
nguyện của những cơng dân Việt nam làm nghề kế tốn và kiểm tốn. Mục đích của
Hội Kế tốn Việt nam là tập hợp, đồn kết và động viên cơng dân Việt nam làm nghề
kế toán và kiểm toán để phổ biến kiến thức, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, nâng
cao trình độ, giúp đỡ nhau trong công tác chuyên môn
Các tổ chức kiểm tốn quốc tế: Các tổ chức nước ngồi muốn hoạt động ở
Việt nam phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép. Nhà nước Việt nam
khuyến khích các tổ chức kiểm tốn quốc tế vào hoạt động ở Việt nam, đó là điều
kiện thúc đẩy các tổ chức kinh tế phát triển và là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu
tư vào Việt nam.
II. Thực trạng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt nam
1. Một vài nét tìm hiểu hoạt động của các cơng ty kiểm tốn tại Việt nam.
Cơng ty Kiểm tốn Việt nam được thành lập theo quyết định QĐ 165/
QQĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1991 với tê giao dịch VACO và Cơng ty Dịch vụ
Tư vấn Tài chính, Kế tốn, Kiểm toán theo quyết định QĐ164/QQD/TCCB với tên
giao dịch AASC. VACO và AASC không chỉ là người tiên phong trong ngành nghề
kiểm tốn ở Việt nam, mà cịn là người - bằng việc thực tế của mình đã truyền bá
kiến thức, chuẩn mực và các nguyên tắc kiểm toán quốc tế vào Việt nam, cũng như
qua nghiên cứu hoạt động thực tiễn đã xây dựng nền móng cho phát triển nguyên tắc
và chuẩn mực kiểm toán ở Việt nam.
2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập.
Xét về môi trường pháp lý cho dịch vụ kiểm tốn đến nay đã có 4 văn bản
pháp luật là Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ ban hành qui chế về
kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Thông tư số 22 TC/CĐKT ngày
19/3/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện qui chế kiểm tốn độc lập. Quyết
định số 237 TC/QĐ/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ Tài chính ban hành qui chế thi
tuyển và cấp chứng chỉ kiểm tốn viên và thơng tư số 04/1999/TC-BTC ngày
12/01/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm tốn.
Ngồi ra Ngân hàng nhà nước có Quyết định số 322/1999/QĐ-NHNN ngày
14/9/1999 ban hành qui chế tổ chức thực hiện kiểm tốn độc lập với các tổ chức tín
dụng, uỷ ban chứng khốn Nhà nước có Quyết định số 26/2000/QĐ-UBCK ngày
05/01/2000 ban hành qui định về lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập cho các tổ chức
phát hành và kinh doanh chứng khoán.
Chuẩn mực (CM) là những nguyên tắc có hiệu lực để đo lường chất lượng
cơng việc. Các chuẩn mực kiểm toán (CMKT) được ban hành để hướng dẫn KTV
làm việc với chất lượng cao, đồng thời để đánh giá cơng việc của KTV. Do đó,
CMKT đóng vai trị chủ yếu trong việc chuẩn hóa hoạt động kiểm toán và giải quyết
vấn đề trách nhiệm pháp lý cuả KTV. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế.
- Căn cứ vào Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Căn cứ vào Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính.
Căn cứ vào Nghị định số 07/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ ban hành quy
chế KTDL trong nền kinh tế quốc dân.
Bộ tài chính đã quyết định ban hành 10 CMKT:
CM số 200: Mục tiêu của nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo là
quy định và hướng dẫn áp dụng các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm
toán báo cáo tài chính.
CM số 210: "Hợp đồng kiểm tốn" mục tiêu của CM là quy định các nguyên
tắc và nội dung cơ bản của thoả thuận giữa Công ty kiểm toán với khách hàng về các
điều khoản và điều kiện:
+ Của hợp đồng kiểm toán.
+ Về trách nhiệm của Cơng ty kiểm tốn và khách hàng khi thực hiện hoặc
thay đổi các điều khoản của hợp đồng kiểm toán.
CM còn hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và nơi dung cơ bản các
hoạt động kiểm tốn về ký kết và thực hiện hợp đồng kiểm toán phải phù hợp với
quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và CM kiểm toán này.
CM số 230: "Hệ số kiểm toán" quy định các nguyên tắc thủ tục cơ bản và
hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến việc lập,
thu thâp, phân loại, sử dụng việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán BCTC.
CM số 700: " Báo cáo kiểm tốn về báo cáo tài chính quy định các ngun tắc
thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối
với nội dung và hình thức của báo cáo kiểm tốn, do KTV và Cơng ty kiểm tốn
cơng bố sau khi thực hiện Cơng ty kiểm tốn báo cáo tài chính của một đơn vị.
CM số 250: "Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán
báo cáo tài chính, quy định, các nguyên tắc thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp
dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản cho KTVvà Công ty kiểm tốn khi xem xét tính
tn thủ pháp luật và các quy định của đơn vị được kiểm toán khi kiểm tốn báo cáo
tài chính.
CM số 310: "Hiểu biết về tình hình kinh doanh" quy định, các nguyên tắc thủ
tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản để tìm hiểu
tình hình kinh doanh và hướng dẫn nội dung cần thiết về tình hình kinh doanh, tầm
quan trọng của sự hiểu biết đối với KTV thực hiện cơng việc kiểm tốn, mối quan hệ
giữa hiểu biết đến các giai đoạn trong quá trình kiểm tốn, cách thu thập và sử dụng
hiểu biết đó.
CM số 500: "Bằng chứng kiểm toán" quy định các nguyên tắc thủ tục cơ bản
về hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối với số lượng và
chất lượng các bằng chứng kiểm toán cần thu thập khi kiểm tốn báo cáo tài chính.
CM số 520: "Các thủ tục phân tích" CM này quy định các nguyên tắc thủ tục
cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan
đến thủ tục phân tích trong quá trình kiểm tốn
CM số 570: "Tính liên tục hoạt động kinh doanh", quy định các nguyên tắc
thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối
với trách nhiệm của KTV trong việc xem xét tính liên tục hoạt động kinh doanh mà
doanh nghiệp đã sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính
CM số 580: "Giải trình cuả quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản hướng
dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản trong việc thu thập và sử dụng
các giải trình của giản đối đơn vị được kiểm toán như nhiều báo cáo kiểm toán, các
thủ tục được áp dụng để đánh gía và lưu trữ các giải trình của giản đối, các biện pháp
xử lý giản đối từ chối cung cấp các giải trình.
3. Vai trị của kiểm tốn độc lập trong nền kinh tế
Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào thì kết quả kinh doanh hàng
năm của doanh nghiệp đều thể hiện trên báo cáo tài chính (bảng tổng kết tài sản, báo
cáo các kết quả kinh doanh, bản giải trình).
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ doanh nghiệp - người có trách
nhiệm lập báo cáo tài chính đều muốn che giấu những phần yếu kém hoặc khuyếch
trương kết quả kinh doanh của mình trên các báo cáo tài chính đó.
Trái lại những người quan tâm đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính
của doanh nghiệp lại địi hỏi sự trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Vì vậy
cần có sự kiểm tra và xác nhận của người thứ ba: kiểm toán viên độc lập - những
người hoạt động theo những nguyên tắc bắt buộc và có đủ năng lực, uy tín với chủ
doanh nghiệp và những người quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Do đó có thể phân tích vai trị của kiểm tốn nói chung và kiểm tốn độc lập
nói riêng trên những mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất: kiểm toán tạo niềm tin cho những "người quan tâm". Trong cơ chế
thị trường có nhiều người quan tâm đến tình hình tài chính và sự phát triển của nó
trong tài liệu kế tốn, có thể kể đến là:
Các cơ quan nhà nước cần có thơng tin trong thực tế điều tiết vĩ mô nền kinh
tế bằng hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế của mình với mọi thành phần, mọi
hoạt động xã hội.
Chỉ có hoạt động kiểm tốn phát triển trên cơ sở khoa học thực sự mới đáp
ứng được yêu cầu thông tin cho những quyết sách của nhà nước và kiểm toán mới
thực sự trở thành "cái nền" vững chắc cho cả sự can thiệp trực tiếp lẫn quản lý gián
tiếp của nhà nước.
Các nhà đầu tư cần có tài liệu tin cậy để trước hết cơ hướng đầu tư đúng đắn,
sau có điều hành, sử dụng vốn đầu tư và cuối cùng có tài liệu trung thực về ăn chia
phân phối kết quả đầu tư, chẳng hạn như:
Các cổ đơng góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của doanh nghiệp nhưng
cũng khơng dễ gì có thể kiểm tra kỹ lướng bản báo cáo tài chính (do khơng có nghiệp
vụ hoặc khơng phải ai cũng có thể kiểm tra) do đó kho báo cáo tài chính đã được
kiểm tốn viên xác nhậ là trung thực, hợp lý thì có thể yên tâm ăn chia lợi tức và
quyết định tiếp tục hoặc không tiếp tục tham gia kinh doanh.
Các ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn cũng phải nắm chắc tình hình tài
chính kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định cho vay, thu hồi
vốn vay hoặc khơng cho vay. Kiểm tốn viên sẽ giúp ngân hàng làm được việc đó.
Như vậy để thu hút của các nhà đầu tư và tạo cơ hội thuân lợi cho việc sử
dụng hợp lý mọi nguồn đầu tư, cần có những thơng tin trung thực và khách quan về
tình hình tài chính trước hết và chủ yếu thơng qua kiểm tốn tồn bộ các bảng khai
thác tài chính về tài sản, về thu nhập, về đồng tiền cùng các bảng thuyết minh kèm
theo.
Các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà quản lý khác cần thông tin trung
thực khơng chỉ trên các bảng khai tài chính mà cịn thơng tin cụ thể về tài chính, về
hiệu quả và hiệu năng của mỗi bộ phận để có những quyết định trong mọi giai đoạn
quản lý, thông qua những nhận xét của kiểm toán viên sẽ giúp cho các chủ doanh
nghiệp kịp thời phát hiện ra những sai sót, lãng phí hay vi phạm pháp luật do cố tính
hay cố ý, để xử lý kịp thời hoặc ngăn ngừa các tổn thất. Điều đó giúp doanh nghiệp
hạn chế được nhiều rủi ro hoặc phát hiện ra những thế mạnh, những tiềm năng tài
chính nội tại đang có trong doanh nghiệp mà chỉ có kiểm tốn viên với bề dầy kinh
nghiệm thực tế mới có thể phát hiện ra được.
Trong kinh tế thị trường người lao động có quyền lựa chọn nơi làm việc ổn
định và có mức thu nhập cao.
Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp làm ăn có lãi được kiểm tốn viên
xác nhận sẽ có sức hấp dẫn người lao động lành nghề, chất lượng.
Tất cả những người quan tâm này không cần hoặc không thể biết tất cả các
nghiệp vụ của "nghề" tài chính kế toán nhưng cần biết thực trạng của hoạt động này.
Chỉ có kiểm tốn mới đen lại cho họ niềm tin vào những xác minh độc lập và khách
quan. Có thể nói việc tạo ra niềm tin cho những người quan tâm là yếu tố quyết định
sự ra đời và phát triển của kiểm toán với tư cách là một hoạt động độc lập
Thứ hai: kiểm tốn góp phần hướng dẫn nghiệp vụ có nền nếp hoạt động tài
chính kế tốn nói riêng và hoạt động của đơn vị kiểm tốn nó chung. Hoạt động tài
chính bao gồm nhiều mối quan hệ về đầu tư, về kinh doanh, về phân phối, về thanh
tốn. Tính phức tạp của hoạt động này càng tăng lên bởi quan hệ chặt chẽ giữa các
quan hệ tài chính với lợi ích của con người. Trong khi đó thơng tin kế tốn là sự phản
ánh của hoạt động tài chính. Ngồi vật chứa đựng những phức tạp của quan hệ tài
chính, thơng tin kế tốn cịn là sản phẩm của q trình xử lý thơng tin bằng phương
pháp kỹ thuật rất đặc biệt. Do đó nhu cầu hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp
trong quản lý tài chính càng địi hỏi thường xun và cao hơn.
Thứ ba: là kiểm tốn góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Kiểm
tốn khơng chỉ có chức năng xác minmh mà cịn có chức năng tư vấn.
Trong điều kiện chuyển đổi của nền kinh tế xuất hiện nhiều quan hệ mới phức
tạp mà hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, kinh nghiệm và chuyên gia giỏi về quản
lý chưa có nhiều. Do đó duy trì ky cương và bảo đảm phát triển đúng hướng chỉ có
thể có được trên cơ sở xây dựng đồn bộ và tổ chức thực hiện tốt kiểm toán trên mọi
lĩnh vực để trên cơ sở tích luỹ kinh nghiệm từ xác minh đi đến tư vấn cho mọi lĩnh
vực hoạt động
4. Đội ngũ kiểm toán viên độc lập ở Việt nam:
Đội ngũ nhân viên hoạt động trong các công ty kiểm toán độclập ở Việt nam.
Do kiểm toán là một lĩnh vực còn mới mẻ đối với nước ta nên khi hoạt động
khơng tránh khỏi những bất cập và khó khăn. Tuy nhiên kiểm tốn nói riêng và kiểm
tốn độc lập nói chung đã có được những bước tiến đáng kể.
Để có thể tiếp nhận một cách đầy đủ và có hệ thống quy trình kiểm tốn tiên
tiến của quốc tế Nhà nước đã cho phép thành lập công ty liên doanh để tận dụng tối
đa những trợ giúp của các nước có nền kiểm tốn phát triển về chuyển giao cơng
nghệ kiểm tốn và đào tạo nhân viên về cả kĩ thuật kiểm toán và quản lý quốc tế.
Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức số lao động và cơ cấu lao động
trong các cơng ty kiểm tốn độc lập. Theo tạp chí kế tốn số 26 tháng 10/2000 số lao
động ước tính khoảng 1.500 lao động, trong đó có khoảng 300 kiểm tốn viên cấp
quốc tế. Nhìn chung, đội ngũ kiểm tốn viên độc lập ở Việt nam cịn nhiều hạn chế
do đó chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nhận thức được điều này các cơng ty
kiểm tốn đã bắt đầu coi trọng chiến lược đào tạo nhân viên. Thơng qua nhiều hình
thức đào tạo như trong nước, ngồi nước trong cơng ty, ngồi cơng ty, th giảng
viên, thảo luận theo nhóm...chất lượng nhân viên sẽ càng được nâng cao. Trong đó
phải kể đến chương trình “Quốc tế hoá đội ngũ nhân viên” mà biện pháp chủ yếu là
tăng cường các khố đào tạo nhân viên thơng qua các khoá đào tạo về kĩ thuật nghiệp
vụ và kĩ năng quản lý. Cùng với việc cử nhân viên ra nước ngoài để tiếp thu kiến
thức tiên tiến của quốc tế, các cơng ty kiểm tốn đã xây dựng và thực hiện các khoá
đào tạo nghiệp vụ quản lý ngang tại công ty.
Không chỉ đơn thuần là những đơn vị kinh doanh mà các cơng ty kiểm tốn
cịn tích cực tham gia đóng góp v sự phát triển chung của ngành kiểm tốn đó là
những ý kiến thiết thực tại các cuộc hội thảo, nghiên cứu và soạn thảo chế độ kế toán
doanh nghiệp, các chuẩn mực kế toán và kiểm tốn ở Việt nam, đóng góp ý kiến với
Bộ tài chính trong việc sửa đổi, bổ sung các thơng tư hướng dẫn về kế tốn tài chính,
đầu tư nước ngồi.
5. Nhu cầu về dịch vụ kiểm tốn.
Một khi báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm tốn viên độc lập
kiểm tra và xác nhận là "trung thực và hợp lý" sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò rất quan trọng của kiểm tốn
trong q trình kinh doanh phần lớn cảu doanh nghiệp đã tự nguyện kiểm toán khi:
- Doanh nghiệp muốn làm ăn chính đáng, ln địi hỏi sự chính xác. trung
thực, khách quan của số liệu.
- Khi sát nhập hoặc chia tách doanh nghiệp.
- Khi xảy ra các sự cố, rủi ro lớn về kinh tế.
- Khi có sự tranh chấp trong nội bộ hoặc giữa các doanh nghiệp.
- Khi thay đổi người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.
- Khi thành lập mới xi nghiệp liên doanh với cá nhân hoặc tổ chức trong ngoài
nước.
Bên cạnh sự tự nguyện của các doanh nghiệp cịn có sự bắt buộc phải kiểm
toán theo pháp luật.
ở Việt nam ngay sau khi có tổ chức kiểm tốn độc lập cũng quy định " báo
cáo tài chính của các Cơng ty nước ngồi và Cơng ty liên doanh có vốn đầu tư nước
ngồi phải được kiểm tốn độc lập" (Cơng văn số 1248 TC/CĐKT ngày 10/9/1991
của Bộ tài chính).
Luật đầu tư nước ngồi ở Việt nam và Nghị định 18/CP của Chính phủ cũng
đã quy định rằng. Báo cáo tài chính hàng năm của các xi nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi phải được một tổ chức kiểm toán độc lập hợp pháp ở Việt nam kiểm tra, xác
nhận trước khi nộp cho cơ quan thuế.
Theo yêu cầu của một tổ chức nào đó như: Hội đồng quản trị của thị trường
chứng khoán yêu cầu người tham gia phát hành cổ phiếu hoặc ngân hàng yêu cầu
người cho vay tiền phải được kiểm tốn báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá cũng phải kiểm toán báo
cáo tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp.
Phù hợp với sự phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập và yêu cầu quản
lý nhà nước sẽ từng bước mở rộng diện các đối tượng phải được kiểm tốn độc lập
ln làm cơ sở cho việc điều hành của nhà nước.
III. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn báo cáo tài
chính của KTNN Việt nam
Tóm lại trong một nền kinh tế đang chuyển đổi, tuy còn nhiều vấn đề là những
cản ngại cho q trình phát triển thị trường kiểm tốn nhưng đồng thời nó cũng mở
ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và cơng ty kiểm tốn độc
nói riêng. Đó là mảnh đất màu mỡ đang chờ đợi các cơng ty kiểm tốn độc lập lựa
chọn giống tốt để gặt hái thành công.
Trong phạm vi đề án này, tôi xin đưa ra một vài ý kiến nhận xét về tình hình
thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Cơng ty Kiểm toán
độc lập cùng một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính
tại Cơng ty.
1. Những vần đè tồn tại.
a. Khung pháp lý.
Mặc dù hiện nay, Việt nam đã có quy chế về Kiểm tốn độc lập, nó vẫn chưa
xây dựng xong các chuẩn mực kế toán - kiểm toán tiến gần đến chuẩn mực quốc tế vì
thế nhiều cơng ty kiểm tốn độc lập phải vận dụng các chuẩn mực kế toán và kiểm
toán quốc tế dù rằng biết rõ có nhiều điểm khơng phù hợp với khung cảnh nền kinh
tế Việt nam đang trong giai đoạn chuyển đổi. Từ đó dẫn đến những hệ quả khác nhau
chẳng hạn như:
Việc đánh giá chất lượng của một báo cáo kiểm tốn cịn thiếu căn cứ chung
để làm thước đo.
Hoạt động có tranh chấp nổ ra, chúng ta cũng chưa có đến cơ sở giải quyết
các vấn đề thuộc trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.
Cũng chính vì thiếu một hệ thống chuẩn mực này cho nên quan điểm của các
kiểm toán viên so với quan điểm của cơ quan thuế vụ vẫn còn nhiều khoảng cách.
Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngồi ngạc nhiên vì sao các báo
cáo kết quả kiểm tốn ít được cơ quan thuế thừa nhận dẫn đến sự nghi ngờ về chất
lượng kiểm tốn.
- Một khía cạnh khác cũng cần lưu ý đó là tư cách pháp lý của các cơng ty
kiểm tốn độc lập.
Có nhiều cơng ty kiểm tốn độc lập Việt nam thuộc loại hình doanh nghiệp,
có cơ quan chủ quản là bộ tài chính đã khiến cho rất nhiều người băn khoăn, nghi
ngờ về tính độc lập của những cơng ty này.
Đến nay, theo các đạo luật về loại hình doanh nghiệp Việt nam thì hầu hết
các cơng ty kiểm tốn độc lập ở Việt nam đều thuộc loại công ty trách nhiệm hữu
hạn. Kể cả các cơng ty kiểm tốn độc lập ở nước ngồi đang thuộc loại cơng ty hợp
danh, chịu trách nhiệm vô hạn nhưng khi vào Việt nam, theo luật đầu tư nước ngoài
lại được thành lập doanh nghiệp theo loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Điều
này nếu cứ tiếp tục sẽ khiến cho những người sử dụng báo cáo kết quả kiểm toán
nghi ngờ về khả năng bồi thường của cơng ty khi có sự cố xảy ra.
Việc cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi làm ăn tại Việt
nam đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên nói riêng trong lĩnh vực
kế tốn - Kiểm tốn cịn có nhiều bất cập nảy sinh:
Quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải thực hiện chế độ
kế tốn hiện hành của Việt nam, nếu có nhu cầu thực hiện chế độ kế tốn khác phải
được bộ tài chính chấp nhận bằng văn bản. Như vậy khó cho các doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài và các đơn vị hợp tác kinh doanh vì nếu áp dụng chế độ kế toán Việt
nam sẽ gặp bất cập so với chế độ kế tốn tại nước ngồi u cầu. Tính đặc thù ở các
tài khoản, các báo cáo định kỳ, chứng từ gốc trong khi pháp lệnh kế tốn thống kế
đang có hiệu lực, không cho phép tồn tại hai hệ thống kế tốn khó đánh giá hiệu quả
kinh doanh.
Từ đó đặt ra vấn đề là mức độ áp dụng pháp lí của các báo cáo tài chính đã
được kiểm tốn.
Hiện nay các tiêu chuẩn của kiểm toán đang thu hút được nhiều nhà quản lí. ở
Việt nam bên cạnh những cơng ty kiểm tốn độc lập trong nước bộ tài chính đã cho
phép một số cơng ty kiểm tốn nước ngồi hoạt động nhưng vì có những bất cập về
kế tốn và kiểm tốn nên báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp có vốn nước
ngồi và liên doanh được cơng ty kiểm tốn nước ngồi khơng được bộ tài chính
Việt nam thừa nhận đối phó với tình hình một số doanh nghiệp đã mời hai cơng ty
kiểm tốn một của Việt nam một của nước ngồi hai cơng ty này kiểm tốn và xác
nhận báo cáo tài chính, tuy nhiên đó khơng phải là một giải pháp tối ưu.
b. Về phía các tổ chức kiểm tốn độc lập trong nước.
Do thiếu hiểu biết về quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường thiếu
những chuyên gia có liên quan cho nên các tổ chức kiểm toán chưa mạnh dạn thực
hiển các dịch vụ tư vấn quản trị là điều mà các nhà quản lí quan tâm. ở các nước mà
hoạt động kiểm toán trở thành quen thuộc người ta coi nghề kiểm toán ngang hàng
với nghề luật sư và nghề thầy thuốc. Đối với kiểm tốn viên thơng qua hoạt động
kiểm toán họ phải chuẩn đoán được “sức khoẻ” của doanh nghiệp từ đó đề xuất các
dịch vụ tư vấn có giá trị giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
- Xét về khía cạnh con người.
Về số lượng đội ngũ cán bộ và chức danh kiểm tốn viên cịn thiếu trầm trọng
so với nhu cầu cơng việc.
Về chất lượng đội ngũ kiểm tốn viên phần lớn chưa được bồi dưỡng cơ bản
và bài bản về chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức liên quan. Mặc dù đã được đào
tạo chính quy chuyên ngành về kế tốn, tài chính và một số chun ngành kinh tế kỹ
thuật khác, họ có kinh nghiệm về cơng tác kế tốn, tài chính...Nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu kiến thức về kiểm tốn. Bởi vì kiểm tốn là một hoat động nghề
nghiệp địi hỏi phải có sự đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, phong cách, kỹ năng, kỹ
xảo thành thục trước khi thực thi nhiệm vụ.
Một điểm nữa cần lưu ý đó là những tri thức ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện
đại trong kiểm toán chưa được áp dụng. Hiện nay tại Việt nam cũng có rất nhiều
cơng ty đang áp dụng hình thức kế tốn máy nên đã giảm một khối lượng lớn công
việc ghi chép, giữ sổ và lập báo cáo như trước đây. Tuy nhiên đội ngũ kiểm toán
viên độc lập cũng chưa được đào tạo để thích ứng với u cầu kiểm tốn trong mơi
trường máy vi tính.
- Vì đạo đức nghề nghiệp các tổ chức kiểm tốn và kiểm tốn viên khơng
được tự quảng cáo cơng khai về mình dưới bất cứ hình thức nào nhưng khơng phải vì
thế mà kiểm tốn viên khơng được chủ động tiếp cận khách hàng tìm hiểu nhu cầu và
đề xuất các dịch vụ thiết thực mang lại hiệu quả cao cho khách hàng. Chính điều này
cũng đã làm cho nhiều khách hàng chưa đến với các tổ chức kiểm tốn Việt nam.
c. Vì hoạt động kiểm tốn ở nước ta cịn mới mẻ.
Kiến thức chun mơn cịn hạn hẹp nên nhận thức của cơng chúng và những
người quan tâm chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng cơng việc của kiểm tốn cũng
như vai trị của kiểm tốn. Điều đó đã làm hạn chế đến sự phát triển của kiểm toán.
Trừ những đơn vị kế tốn có sự tham gia quản lý của nước ngồi, hầu hết
những người quản lý ở các đơn vị chưa hiểu hết mục đích của hoạt động kiểm tốn,
chưa thấy được lợi ích thiết thực từ những tư vấn của kiểm toán viên.
Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp nhà nước, công ty tư
nhân, công ty cổ phần, chưa muốn tiết lộ những thông tin thực về hoạt động của
doanh nghiệp mình cho người khác, trừ khi bị bắt buộc hoặc khi doanh nghiệp có sự
cố.
Vì vậy mà khách hàng của các tổ chức kiểm toán Việt nam hiện nay chủ yếu
là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, liên doanh với nước ngoài, các tổ
chức viện trợ hoặc tiếp nhận việc trợ (là những tổ chức bị bắt buộc phải kiểm toán),
một số doanh nghiệp khác có sự cố tài chính...
2. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính.
Dù ở phương diện xu thế phát triển, phương diện môi trường kiểm toan, môi
trường quản lý hay là nhu cầu tự thân thì việc nâng cao chất lượng kiểm toán đã nỗi
nên như một nhu cầu bức xúc, nếu khơng nói là đã trở thành một địi hỏi khách quan,
một sự thách thức có tầm quan trọng lớn trên con đường tự đổi mới và hoàn thiện
hoạt động kiểm tốn.
Muốn có chất lượng kiểm tốn cần phải có những yếu tổ đảm bảo:
a. Yếu tố về công cụ pháp lý:
Tức là các luật và các văn bản pháp quy phải đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu khi điều
chỉnh các quan hệ kiểm toán và cả khi điều chỉnh các hoạt động của đối tượng kiểm
toán.
Song song với quá trình trên cần phải xây dựng chuẩn mực kiểm tốn được
nghiên cứu cơng phu làm chỗ dựa hành nghề cho kiểm toán. Theo một số chuyên gia
hàng đầu trong lĩnh vực kế toán kiểm toán cả trong và ngoài nước đến cho rằng Việt
nam nên áp dụng ngay hệ thống chuẩn mực quốc tế. Trong quá trình áp dụng nếu
thấy có những sửa đổi, bổ xung cần thiết thì thực hiện việc sửa đổi. Lý do của ý
tưởng này là hệ thống chuẩn mực quốc tế đã được xây dựng bởi các nước có hoạt
động kiểm tốn phát triển hàng trăm năm nay nên chất lượng của hệ thống chuẩn
mực sẽ được bảo đảm. Trên thực tế nó đã trở thành một thành tựu chung của nhân
loại. áp dụng hệ thống này thay vì tự xây dựng sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và
điều quan trọng là Việt nam sẽ có ngay một hệ thống chuẩn mực khá đẩy đủ, hoàn
thiện bởi lẽ việc xây dựng chuẩn mực kiểm tốn cịn địi hỏi phải có kinh nghiệm và
kiến thức chuyên môn rất cao.
b. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kiểm tốn viên.
Với sự địi hỏi của thực tế phải có một đội ngũ kiểm tốn viên. Có đủ tư cách
và trình độ chun mơn cao, phù hợp với u cầu kiểm tốn. Sự chính trực, lương
tâm nghề nghiệp và trình độ am hiểu về luật pháp về quản lý tài chính về nghiệp vụ
kế tốn và kiểm tốn có ý nghĩa quyết định chất lượng hoạt động của mỗ kiểm tốn
viên nói riêng cũng như của cả cuộc kiểm tốn nóid chung.
Thứ nhất: Thống nhất quan điểm về đào tạo đối tượng kiểm tốn
Có ý kiến cho răng trong các trường đại học tài chính kế tốn, các trường
kinh tế có thế hình thành chun ngành “đào tạo kiểm tốn” có ý kiến khác lại cho
rằng nghề kiểm tốn khơng thể đào tạo cùng một lúc, song song với các chuyên
ngành khác trong nhà trường, đối tượng đào tạo kiểm toán phải là giai đoạn nâng cao
tiếp theo đối với những sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc đã trải qua chuyên
ngành kế tốn. Cịn theo quan điểm của mình người viết nghiêng về ý kiến thứ hai sở
dĩ như vậy là vì đối với kiểm tốn viên là rất cao họ khơng chỉ có phẩm chất đạo đức
tốt mà họ cịn phải có vốn kiến thức kinh tế xã hội chuyên môn nghiệp vụ pháp luật
am hiểu các thông lệ quốc tế và đặc biệt phải có vốn thực tế từng trải mới có thể độc
lập xử lí được nhữgn tình huống phức tạp diễn ra trong hoạt động kiểm toán.
Thứ hai: Cần xây dựng mục tiêu trương trình đào tạo và bỗi dưỡng thống
nhất trong toàn quốc về bồi dưỡng và đào tạo kiểm toán viên. Để thực hiện được giải
pháp này bộ tài chính có thể chủ trì thành lập hội đồng gồm các thành viên có liên
quan.
Để biên soạn mục tiêu chương trình đào tạo và bồi dưỡng kiểm tốn viên
thống nhất tồn quốc.
Thứ ba: Sau khi có chương trình thống nhất chúng ta có thể cho phép “ tự do
hoá” việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kiểm tốn. Xung quanh vấn đề naỳ, có ý kiến
cho rằng nhà nước nên thống chế chỉ cho một số trường đại học được phép đào tạo
cán bộ kiểm toán nhưng chúng tổ cho rằng như vậy sẽ làm giảm mức độ cạnh tranh
mà nên để nhiều trường được phép đào tạo trong lĩnh vực này để tạo ra sự ganh đua
giữa các trường cũng như giữa các sinh viên học chun ngành kiểm tốn trong các
trường đó.
Thứ tư: Xây dựng hệ thống tài liệu phục vụ giảng dậy học tập bao gồm các
giáo trình lí thuyết các bài giảng thực tiễn các tình huống và quy trình kiểm toán các
văn bản pháp luật.. Đồng thời đổi mới phương pháp giảng dậy nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo một đội ngũ giáo viên. Hơn nữa, qua
đào tạo các chuyên gia giảng dạy có thể tác động tới những sinh viên giỏi tham gia
vào công tác kế tốn kiểm tốn.
Thứ năm: Đổi mới cơng tác tuyển chọn cán bộ đầu vào nhằm cả vào hai đối
tượng: Chỉ lựa chọn cán bộ cũ có đủ điều kiện và thi tuyển kiểm toán viên từ những
sinh viên ưu tú của các trường đại học để bỗi dưỡng thành một lớp kiểm toán viên
giỏi phù hợp với yêu cầu mới và có đủ khả năng đảm trách nhiệm vụ lâu dài.
Thứ sáu: Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo bồi dưỡng kiểm toán
viên giúp kiểm tốn viên có cơ hội và điều kiện hội nhập với quốc tế từ đó có thể học
hỏi kinh nghiệm từ các nước có nền kiểm tốn phát triển như: Đức, Malayxia, Nhật,
Anh...mối quan hệ quốc tế đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên
cứu khoa học phục vụ cho hoạt động kiểm toan.
Tóm lại, đào tạo và bỗi dưỡng đội ngũ kiểm toán viên là vấn đề quan trọng và
bức bách của hoạt động kiểm tốn độc lập nói riêng. Muốn đào tạo đội ngũ kiểm
tốn viên có năng lực trí tuệ hoạt động có hiệu quả thì phải có chiến lược và việc xây
dựng tiềm lực cho công tác đào tạo và bồi dưỡng. Điều đó sẽ đóng góp vào sự ơt của
đội ngũ kiểm toán viên trong tương lai.
c. Thời gian - giá phí - chất lượng kiểm tốn:
Chất lượng sản phẩm là một khái niệm tương đối, biến đổi theo thời gian,
không gian, theo sự phát triển của nhu cầu xã hội và sự biến đổi của khoa học kỹ
thuật. Vậy chất lượng dịch vụ kiểm toán được đánh giá như thế nào? “ Chất lượng
dịch vụ kiểm toán làm mức độ thoả mãn mong muốn có được ý kiến xác đáng và
đảm bảo bí mật về đối tượng kiểm tốn của các đối tượn sử dụng thơng tin được
kiểm tốn đồng thời thoả mãn ước muốn về những đóng góp của kiểm toán vẫn
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kế tốn tài chính theo chế độ chính sách Nhà nước
của chủ thể sử dụng dịch vụ kiểm toán với thời gian định trước và mức giá phù hợp
“(Theo định nghĩa của Ngơ Đức Long:” Về chất lượng kiểm tốn “tạp chí kế tốn số
14/98).
Chỉ tiêu 1: Mức độ xác đáng của ý kiến nhận xét về đối tượng kiểm toán và
đảm bảo tính bí mật thơng tin.
Chỉ tiêu 2: Mức độ thoả mãn mong muốn về sự đóng góp của KTV cho chủ
thể sử dụng dịch vụ kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quản quản lý kế tốn tài chính
theo đúng chế độ chính sách Nhà nước.
Chỉ tiêu 3: Đảm bảo đúng thời gian đã đề ra một cách hợp lí và giá phí phù
hợp.
Giá phí và thời gian kiểm toán là một chỉ tiêu trong ba chỉ tiêu đánh giá chất
lượng kiểm tốn. Nó gắn liền với 2 chỉ tiêu còn lại, thể hiện sự lựa chọn trong việc
sử dụng vốn về quản lý chi phí của doanh nghiệp thực hiện kiểm tốn.
Thời gian đủ cần thiết để đảm bảo thực hiện cuộc kiểm toán làn khoảng thời
gian khơng q dài, làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của tổ chức
kiểm tốn nhưng khơng thể q ngắn chỉ để thực hiện một số bước công việc cần
thiết nhằm đảm bảo cho ý kiến của mình, đồng thời phải kịp thời, phù hợp với yêu
cầu về thời gian sử dụng các thông tin được kiểm tồn. Thời gian tiến hành kiểm
tốn dài hay ngắn phụ thuộc giá phí mà khách hàng có thể trả và giá phí kiểm tốn là
yếu tố đầu tiên tác động đến đơn vị khách hàng lựa chọn mời cơng ty kiểm tốn nào?
Ngày nay sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ và sâu
rộng đến các mặt của hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kế tốn, kiểm tốn
nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tốn giúp kiểm
tốn viên có thể mở rộng quy mô kiểm tra và quy mô mẫu chọn, giảm thiểu các thao
tác cơng việc tính tốn lại số liệu, mặt khác cịn giúp kiểm tốn viên trong xử lý dữ
liệu, khảo sát tài liệu của khách hàng trên hệ thống máy tính của doanh nghiệp như
một phần cuả các khảo sát kiểm sốt
Thực tế kiểm tốn báo cáo tài chính trong thời gian qua cho thấy các doanh
nghiệp sử dụng máy vi tính để hoạch tốn, lưu trữ chứng từ, sổ kế tốn. Trước thực
tế này, địi hỏi cơng tác kiểm tốn báo cáo tài chính cũng phải đổi mới về phương
pháp kiểm toán cho phù hợp với hoạt động của các đơn vị được kiểm toán và đem
lại hiệu quả trong q trình kiểm tốn. Vì vậy, các kiểm toán viên cần được đào tạo
tin học cơ bản và từng bước nâng cao để kiểm tốn trong mơi trường máy vi tính.
Nắm chắc chun mơn nghiệp vụ có hiểu biết sâu rộng về các ngành quản lý vào sử
dụng thành thạo máy vi tính để kiểm tốn là điều kiện cần thiết nâng cao chất lượng
cơng tác kiểm tốn.
Để nâng cao chất lượng kiểm tốn thì KTV và cơng ty kiểm tốn phải đặt giá
phí kiểm tốn ở mức độ phù hợp với thu nhập của các doanh nghiệp Việt nam trong
một khoảng thời gian kiểm toán phù hợp.
d. Một số kinh nghiệm rút ra qua hoạt động kiểm tốn báo cáo tài chính ở
Việt nam (của một số cơng ty kiểm tốn) nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn báo
cáo tài chính:
Đối với các nước khác, kiểm tốn độc lập báo cáo tài chính là bắt buộc nhưng
ở Việt nam do hoạt động kiểm tốn cịn mới mẻ cho nên Nhà nước ta chưa bắt buộc
đối với mọi doanh nghiệp phải được kiểm toán và doanh nghiệp chưa hiểu kiểm tốn
là gì ?, mặt khác, họ khơng muốn người thứ ba can thiệp vào tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Trong thực tế có những doanh nghiệp biết về cơng việc kiểm tốn và
hoạt động của các cơng ty kiểm tốn qua các phương thức tiến hành kiểm tra hoạt
động tài chính phụ thuộc vào nội dung và yêu cầu của từng hợp đồng kiểm toán.
Sau đây xin trình bầy một số kinh nghiệm rút ra trong q trình thực hiện
kiểm tốn ở Việt nam.
+ Trong cơng việc “Tìm hiểu khách hàng”:
Đối với khách hàng thường xuyên sau mỗi cuộc kiểm tốn cơng ty phải đánh
giá và quan tâm đến những thay đổi trong kinh doanh của khách hàng và KTV phải
bổ sung thêm thông tin vào hồ sơ thường trực. Đối với khách hàng mới chấp nhận
mời kiểm tốn thì trong giai đoạn tiếp theo phải hoàn thiện hồ sở thường trực về
khách hàng. Khi thu thập thơng tin về khách hàng phải bố trí những KTV giàu kinh
nghiệm và am hiểu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.
+ Trong việc kiểm tra tính pháp lý của khách hàng, KTV cần phải kiểm tra
chi tiết một số vấn đề sau:
Giấy phép thành lập và điều lệ cơng ty khách hàng. Đối với cơng ty liên
doanh có vốn đầu tư nước ngoài cần xem xét: Nguồn vốn đầu tư, vốn pháp định, giấy
phép đầu tư, tổng số vốn đóng góp, dạng vốn góp và các chứng từ liên quan đến vốn
góp. Trong thực tế, có nhiều cơng ty liên doanh đã cố tình ghi trùng, ghi khống số tài
sản góp (bên nước ngồi) vốn, có nhiều loại ngoại tệ (kỳ này ngoại tệ này, kỳ sau
ngoại tệ khác) làm cho vốn góp tăng lên nhiều lần,...
Các biên bản họp, các hợp động kinh tế quan trọng,...Từ các tài liệu này có
thể giúp KTV phát hiện được lý do thực hiện kiểm toán (để vay vốn ngân hàng, để
ban giám đốc được ký hợp đồng tiếp với ban quản trị, thu hút đầu tư,...) và nắm vững
được một cách tổng qt về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Trong việc lập kế hoạch kiểm toán:
Người lập kế hoạch (KTV độc lập cao cấp) phải xác định rõ mục đích kiểm
tốn, đánh giá rủi ro, tính tốn mẫu và những cơng việc phải làm, ngồi ra phải giành
quỹ thời gian để hướng dẫn, nghiệp vụ kế toán nếu giúp đỡ đơn vị sửa lại sổ sách,
báo cáo và hướng dẫn nghiệp vụ kế toán nếu cần thiết, cần lựa chọn người tham gia
cuộc kiểm toán, ưu tiên những người có sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của
doanh nghiệp và những người đã tham gia kiểm toán đơn vị (nếu là khách hàng
thường xuyên). Kế hoạch kiểm toán phải được trao đổi trong tổ kiểm tốn.
Đối với các hợp đồng lớn kéo dài, khơi lượng công việc pahỉ thực hiện nhiều
cần lập kế hoạch chung cho cả đợt và kế hoạch chi tiết theo từng tháng, từng tuần và
có thể cho từng tổ.
+ Trong thực hiện kiểm tốn:
Hiện tại, các cơng ty kiểm tốn ở Việt nam vẫn sử dụng phương pháp kiểm
toán theo khoản mục, phương pháp này dễ thực hiện nhưng có nhiều hạn chế, mức
độ rủi rõ phát hiện cao. Do giữa từng khoản mục có mối quan hệ mật thiết. Theo
phương pháp hiện đại các cơng ty kiểm tốn quốc tế sử dụng là phương pháp kế tốn
theo chu trình, phương pháp này dựa vào quan hệ chặt chẽ giữa các khoản mục, các
quá trình cấu thành các yếu tố trong một chu trình của hoạt động tài chính. Để nâng
cao chất lượng kiểm tốn, các cơng ty kiểm tốn Việt nam nên sử dụng phương pháp
này để phát hiện bằng chứng kiểm tốn và phân tích nhằm đưa ra kết luận hợp lý về
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bằng chứng kiểm toán là cơ sở quan trọng bậc nhất cho việc đánh giá chất
lượng cuộc kiểm tốn, nó là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra những kết luận về báo
cáo tài chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Trong q trình kiểm tốn, KTV phải thu thập các bằng chứng thông qua các
phương pháp:
Phương pháp 1: Kiểm tra vật chất.
Phương pháp 2: Lấy xác nhận.
Phương pháp 3: Xác minh tài liệu.
Phương pháp 4: Quan sát.
Phương pháp 5: Điều tra.
Phương pháp 6: Tính tốn.
Phương pháp 7: Phân tích.
Cần lưu ý khi bằng chứng kiểm toán chưa thật đáng tin cậy thì khơng được sử
dụng vì nó dễ dẫn tới những kết luận sai lầm. Khi có nguồn thơng tin đối lập thì phải
mở rộng diện điều tra...Hết sức cẩn thận khi xét đốn những bằng chứng kiểm tốn
có tác dụng khẳng định kết luận này nhưng phải phủ định kết luận khác.
Trong việc phân tích và đánh giá cần phải phân bổ tính trọng yếu cho từng
khoản mục. Dựa vào các bằng chứng thu được để phân tích đánh giá, điều quan trọng
là sử dụng hệ thống các tỷ suất tài chính để phân tích, đánh giá tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Đối với những khoản mục khơng có đủ bằng chứng cần phải thu
thập thêm hoặc từ chối đưa ra kết luận đối với khoản mục đó.
+ Một vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn đó là
mối quan hệ giữa KTV và các đối tượng khác trong quá trình thực hiện kiểm tốn:
Quan hệ KTV với trợ lý: Trong q trình kiểm toán, KTV phải giám sát,
kiểm tra các phần việc của trợ lý được giao. Và tự thân thẩm định kết luận sử dụng
mà dẫn đến sai phạm trọng yếu thì KTV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Quan hệ KTV với chuyên gia: Trong trường hợp đặc biệt, KTV có thể phải
xin ý kiến chuyên gia. Nếu ý kiến của chuyên gia là thiếu khách quan, KTV có thể
thay chuyên gia khác và có thể trích dẫn ý kiến của chuyên gia nếu được sự đồng ý
của chuyên gia hoặc cấp trên.
Quan hệ KTV với khách hàng: Là quan hệ xuyên suốt cuộc kiểm toán. Khách
hàng là thượng đế nhưng lại bị kiểm tra, phỏng vấn những câu hỏi mà họ không
muốn trả lời, kể cả cấp cao nhất của doanh nghiệp. Song KTV khơng làm hết chức
năng của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Quan hệ của KTV với KTV nội bộ.
Quan hệ của KTV với các KTV khác.
Quan hệ KTV với người thứ ba: Trong nhiều trường hợp KTV phải gặp trực
tiếp hoặc xác nhận qua thư với người thứ ba để xác minh các thông tin về tài chính
của doanh nghiệp. Khi lấy ý kiến của người thứ ba, KTV phải có văn bản có chữ ký
xác nhận hoặc chứng từ gốc để khi cần thiết có thể truy cứu trách nhiệm.
Nguyên tắc cơ bản nhất đối với mọi KTV là tính độc lập, nó được thể hiện
qua tư thế, tác phong và bản lĩnh nghề nghiệp song nó khơng đồng nghĩa với việc
KTV chỉ thơng qua chứng từ sổ sách,…để có thể đưa ra ý kiến kết luận vì bất cứ
cuộc kiểm tốn nào cũng khơng đủ thời gian, chi phí cho KTV làm việc này. Mỗi
KTV phải tranh thủ và thu nhập thông tin, tài liệu của mọi người liên quan ở trên. Do
vậy, mối quan hệ giữa KTV với những người này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc
kiểm toán và kết hợp với tính độc lập của một người kiểm tốn viên sẽ nâng cao chất
lượng của cuộc kiểm toán.
Kết luận
Trong htời gian qua cùng với những chủ trương chính sách phát triển của nhà
nước, Kiểm tốn độc lập Việt nam đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển
của nghành Kiểm tốn nói riêng và của tồn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.
Mặc vậy dù sự phát triển của Cơng ty kiểm tốn độc lập đến nay vẫn còn
những hạn chế nhưng đã phần nào chứng tỏ tiềm năng, vai trị của nó trong nền kinh
tế.
Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí kiểm tốn số 6/1998 trang 5,6
2. Bùi Văn Mai - Tìm hiểu về kiểm toán độc lập ở Việt nam 3. Nhà xuất bản tài chính 1995
4. Giáo trình lý thuyết kiểm tốn ĐHKTQD
5. Tạp chí kiểm tốn số 2/1997
6. Tạp chí kiểm tốn số 6/2000 Tr54
7. Tạp chí kiểm tốn số 4/2000 Tr33,Tr26
8. Tạp chí kiểm tốn số 2/2000 Tr44-46
9. Tạp chí kế tốn tháng 6 năm 2000
10. Tạp chí kế tốn tháng 8 năm 2000
11. Tạp chí kế tốn tháng 10 năm 2000
12. Tạp chí kế tốn số 14/1998 Tr213
13. Tạp chí Tài chính số 4/1992 Tr27
14. Tạp chí Tài chính số 5/1992 Tr29
15. Tạp chí phát triển kinh tế số 49/1994 Tr10; Tr6
16. Tạp chí phát triển kinh tế số 77/1997 Tr21