Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và 1 số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ san rphaamr tại công ty TNHH TM và dược phẩm hà an.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.73 KB, 68 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đang tồn tại, phát
triển rất tốt song cũng có không ít doanh nghiệp đã và đang trên đà phá sản, giải
thể. Để tồn tại và phát triển điều kiện cần thiết là sản phẩm của họ tìm được vị trí
trên thị trường và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Kết quả tiêu thụ sản
phẩm phản ánh tính đúng đắn mục tiêu chiến lược kinh doanh, chất lượng công tác
của cả bộ máy quản lý doanh nghiệp nói chung và bộ phận tiêu thụ nói riêng. Do
đó hoạt động tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trong
đó có doanh nghiệp dược phẩm.
Đặc biệt trong những năm gần đây thị trường thuốc trên thế giới cũng như
Việt Nam phát triển rất sôi động. Ở Việt Nam với đường lối mở cửa và khuyến
khích các thành phần kinh doanh dược phẩm trong nước đã tạo nên một thị trường
thuốc phong phú và đa dạng. Vậy nên nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm là
một công cụ sắc bén giúp các doanh nghiệp dược phẩm tìm được chỗ đứng trên thị
trường, có giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu tình hình tiêu
thụ, để cũng cố kiến thức đã học, áp dụng lý luận vào thực tiễn trong thời gian
thực tập tại công ty TNHH TM và Dược phẩm Hà An tôi đã tiến hành nghiên cứu
đề tài : “Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH TM và Dược phẩm Hà
An”.
* Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh tại công ty qua 3 năm (2005 -
2007).
- Đánh giá hiện trạng và hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt
động tiêu thụ sản phẩm tại công ty.
1
* Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại công ty TNHH TM


và Dược phẩm Hà An.
* Phạm vi nghiên cứu
- Thu thập số liệu trong thời gian 3 năm từ 2005 đến 2007
- Khoá luận chỉ tập trung vào một số sản phẩm chủ yếu, chiếm tỷ trọng
lớn của công ty trong thời gian gần đây.
* Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hoá kiến thức lý luận về tiêu thụ sản phẩm trong doanh
nghiệp.
- Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phân tích tình hình và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty.
- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu
thụ tại Công ty.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Kế thừa tài liệu và kết quả nghiên cứu đã có: Tham khảo tài liệu có liên
qua đến tiêu thụ sản phẩm, kết quả nghiên cứu thị trường và số liệu về kết quả sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Thu thập số liệu qua sổ sách tại Công ty: Số liệu từ các phòng ban về
tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng của công
ty như phòng kế toán, phòng kinh doanh,…
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi tham khảo ý kiến của các cán bộ
quản lý công ty, trao đổi với nhân viên bán hàng, với các nhân viên phòng ban của
công ty,…
2
- Tìm hiểu thông qua phỏng vấn, qua internet,… về tình hình liên quan
đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
* Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê: Dựa vào các số liệu thu
thập ở trên tiến hành phân tích mặt tích cực và mặt tồn tại của Công ty qua số liệu.
- Lập bảng biểu: Từ các số liệu thụ thập được ta tiến hành thiết kế bảng

biểu phù hợp, phản ánh được một cách sát thực tình hình của công ty trong thời
gian nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối, tính toán những chỉ số
cần thiết nhằm phản ánh so sánh tình hình tiêu thụ của công ty theo chiều sâu và
chiều rộng.
* Kết cấu khoá luận bao gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp.
Chương 2: Kết quả nghiên cứu.
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả hoạt động tiêu thụ tại Công ty.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. Những vấn đề lý luận về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp.
1.1.1. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp.
a. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
- Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển sang hình thái giá
trị của sản phẩm. Theo quan điểm nay, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách
hàng chấp nhận thanh toán, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa hàng vào lưu thông
và kết thúc khi đã bán xong hàng.
- Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu,
từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán hàng và
thực hiện các dịch vụ trước và sau bán hàng. Như vậy theo quan điểm này, tiêu thụ
sản phẩm là một quá trình xuất hiện trước khi tổ chức các hoạt động sản xuất và
kết thúc khi đã bán được sản phẩm.
- Về bản chất, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm,
là giai đoạn đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Qua quá trình
này, người sản xuất có thể thu hồi vốn đầu tư của mình để trang trải các chi phí
sản xuất và tiếp tục quá trình tái sản xuất.

b. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm
- Trong xã hội, việc tổ chức tốt các hoạt động tiêu thụ sẽ thúc đẩy nhanh
quá trình phân phối lưu thông, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, trên cơ sở
đó thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế.
- Trong doanh nghiệp, kết quả hoạt động của khâu tiêu thụ sản phẩm có tác
động rất lớn, nhiều khi đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính nhờ khâu tiêu thụ mà doanh nghiệp có
4
thể thu hồi được các chi phí đã bỏ ra, thực hiện được mục tiêu lợi nhuận và các
mục tiêu khác trong sản xuất kinh doanh của mình.
- Kết quả quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ phản ánh tính đúng đắn của mục
tiêu và chiến lược kinh doanh, chất lượng sản công tác của cả bộ máy quản lý
doanh nghiệp nói chung và của bộ máy tiêu thụ sản phẩm nói riêng.
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh chịu tác động của rất nhiều nhân
tố và tuân theo những quy luật rất khắt khe của thị trường, bên cạnh đó còn chứa
đựng rất nhiều rủi ro, vì thế các hoạt động tiêu thụ cần được các nhà quản trị
doanh nghiệp quan tâm chú ý.
c. Nội dung của hoạt động tiêu thụ
Trong doanh nghiệp công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm gồm những nội
dung được thể hiện cơ bản qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 01: Nội dung hoạt động tiêu thụ trong Doanh nghiệp
* Nghiên cứu thị trường.
Thị trường hiểu theo nghĩa khái quát nhất, đó là nơi gặp nhau giữa cung và
cầu, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại hàng hoá, dịch vụ.
Trong quản lý doanh nghiệp, thị trường có thể hiểu là tập hợp những khách
hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả
năng tham gia trao đổi để thảo mãn nhu cầu và mong muốn đó.
5
Nghiên cứu thị trường
Xây dựng chiến lược tiêu thụ

sản phẩm
Đánh giá hiệu quả của
hoạt động tiêu thụ sản
phẩm
Tổ chức công tác tiêu thụ sản
phẩm
Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một thị trường mục tiêu
thích hợp để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
Vậy thị trường mục tiêu là thị trường mà doanh nghiệp có thể bán được
hàng hoá, dịch vụ của mình trên cơ sở có thể có ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh
khác.
Nội dung nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp bao gồm các khâu sau:
+ Phân loại khách hàng
+ Xác định và đánh giá loại khách hàng
+ Tìm hiểu hoạt động cung ứng trên thị trường
+ Xác định thị trường mục tiêu
* Xây dựng chiến lược sản phẩm
Sản phẩm là một khái niệm tương đối phức tạp, là tổng hợp mọi sự thoả
mãn vật chất, tâm lý, đạo đức xã hội mà người tiêu dùng nhận được khi mua sản
phẩm. Sản phẩm bao gồm bản thân những thành phần hữu hình chính của chúng
cùng các loại phụ tùng, bao gói, nhãn hiệu và dịch vụ kèm theo.
Nội dung của chiến lược sản phẩm trong doanh nghiệp
Để kinh doanh thành công trên thị trường, các doanh nghiệp phải xây dựng
cho mình một chiến lược sản phẩm hợp lý, linh hoạt. Chiến lược sản phẩm của
doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
+ Xác định vị trí của sản phẩm: Vị trí của sản phẩm là mối tương quan của
sản phẩm đó với các sản phẩm khác được đưa ra thị trường của một doanh nghiệp.
+ Đổi mới sản phẩm: Đổi mới sản phẩm là vấn đề cần được đặt ra một cách
thường xuyên đối với các doanh nghiệp, là việc thay đổi một hay một vài đặc
trưng của sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua.

+ Phát triển sản phẩm mới: Trong nhiều trường hợp đòi hỏi doanh nghiệp
phải đưa ra thị trường những sản phẩm hoàn toàn mới.
* Chiến lược giá cả của doanh nghiệp
6
Giá cả là một phạm trù rất phức tạp của kinh tế hàng hoá. Giá cả là một
trong những đặc trưng cơ bản của hàng hoá mà người tiêu dùng nhận thấy một
cách trực tiếp nhất.
Khi đưa ra chiến lược giá phải xác định giá cả sao cho phù hợp với sản
phẩm của mình. Việc định giá linh hoạt mềm dẻo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được
mục tiêu kinh doanh của mình.
Một số phương pháp định giá trong doanh nghiệp:
- Định giá theo chi phí sản xuất kinh doanh
- Định giá theo quan hệ cung cầu
- Định giá theo giá thị trường
- Định giá theo hệ số
- Định giá theo vùng giá chấp nhận được
- Định giá nhằm đạt được mức lợi nhuận mục tiêu định trước
- Định giá phân biệt
Trong một số trường hợp cụ thể khác, các doanh nghiệp có thể áp dụng các
phương pháp khác như: Định giá theo kinh nghiệm, định giá theo khuyến mại,
định giá theo tâm lý, định giá theo tình trạng hàng tồn kho, định giá theo tỷ giá
ngoại tệ…
* Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Phân phối sản phẩm là gì?
Phân phối sản phẩm là toàn bộ các công việc để đưa sản phẩm dịch vụ từ
nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng có nhu cầu, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của
người tiêu dùng về số lượng, chủng loại, chất lượng, thời gian, kiểu dáng, màu sắc
đối với sản phẩm.
Phân phối sản phẩm có vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế nói
chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa, qua quá trình phân phối người

7
tiêu dùng mới có cơ hội để tiếp cận và mua hàng hoá, dịch vụ của các doanh
nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm phải thực hiện bằng
nhiều kênh khác nhau.
Kênh phân phối hàng hoá là tập hợp các tổ chức, cá nhân, tham gia vào việc
bảo đảm đưa hàng từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng.
Do phân công lao động ngày càng phát triển cao nên xuất hiện nhiều thành
phần trung gian tham gia vào kênh phân phối sản phẩm.
Đối với hàng hoá tiêu dùng, các kênh phân phối có thể được mô tả trên sơ
đồ sau đây:
Sơ đồ 02: Các kiểu kênh phân phối hàng hoá
- Tổ chức hoạt động bán hàng
Trong thực tế có rất nhiều hình thức bán hàng khác nhau, mỗi hình thức có
một ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng nhất định. Tuỳ theo điều kiện và yêu cầu
mà doanh nghiệp có thể lựa chọn, áp dụng một hay một số hình thức bán hàng
khác nhau.
8
Người sản xuất
Người sản xuất
người sản xuất
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Người bán buôn
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Người bán buôn

Đại lý
Người sản xuất
+ Giao dịch đàm phán và ký hợp đồng
Các doanh nghiệp mua và bán có thể sử dụng các thông tin đại chúng hoặc
các đội ngũ nhân viên chào hàng để tìm đến với nhau ký kết hợp đồng. Tuy nhiên
trước khi ký kết hợp đồng hai bên phải gặp để đàm phán về các kiều kiện khác
như: Giá cả, số lượng, thời gian và phương thức giao hàng…
Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm là những văn bản ký kết giữa bên mua và bên
bán. Đối tượng ký kết bao gồm các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân và có nhu cầu.
+ Thiết lập mạng lưới bán hàng thích hợp
Doanh số bán của doanh nghiệp có tăng hay không một phần là nhờ vào
việc thiết lập mạng lưới bán hàng thích hợp. Một mạng lưới bán hàng thích hợp
còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, sức cạnh tranh trên thị trường. Việc thiết
lập mạng lưới bán hàng nhìn chung đều dựa trên các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc hiệu quả
Nguyên tắc thuận lợi cho khách hàng
Nguyên tắc đổi mới và phát triển
Nguyên tắc ưu tiên
+ Tổ chức nghiệp vụ bán hàng: Nghiệp vụ bán hàng bao gồm các công việc
sau.
Nhập hàng vào kho: nhập đúng số lượng, chất lượng hàng hoá theo phiếu
giao hàng, hoá đơn. Tất cả hàng hoá nhập kho đều phải được kiểm nhận, nếu có sự
không hợp lệ cần phải làm các thủ tục rõ ràng để quy trách nhiệm cho các bên hữu
quan.
Bảo quản và chuẩn bị hàng hoá: hàng hoá sau khi nhập kho phải được bảo
quản tốt về cả số lượng và chất lượng. Phải có sự chuẩn bị tốt hàng hoá trước khi
đem ra bán.
Bao gói và sắp xếp hàng hoá: bao gói sao cho đẹp mắt, hấp dẫn được khách
hàng kích thích nhu cầu của họ.
9

Tổ chức nơi bán hàng: nơi bán hàng phải thuận tiện, nhân viên bán hàng
hoà nhã, làm việc có khoa học. Cửa hàng, quầy hàng phải đẹp mắt, gọn gàng.
Bán hàng cho khách và thực hiện các hoạt động trước và sau bán hàng.
- Tổ chức các dịch vụ sau bán hàng
Đây là vấn đề hết sức quan trọng để duy trì, củng cố, và mở rộng thị trường,
đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Các hoạt động dịch vụ sau bán
hàng bao gồm:
Cung cấp cho khách hàng các tài liệu hướng dẫn sử dụng cụ thể rõ ràng
Thực hiện lắp đặt và vận hành theo yêu cầu của khách hàng
Thực hiện tốt và chu đáo các hoạt động bảo hành sản phẩm theo đúng thời
gian và nội dung ghi trên phiếu bán hàng…
- Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Có thể phân làm hai nhóm nhân tố sau:
+ Nhóm nhân tố chủ quan: là những nhân tố thuộc về doanh nghiệp, doanh
nghiệp có thể nắm bắt và điều khiển được, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
tiêu thụ, bao gồm:
Tiềm lực của doanh nghiệp: Tình hình tài chính, công nghệ, đội ngũ nhân
viên…
Quan điểm định hướng và hệ thống tổ chức: Các quan điểm định hướng của
bộ máy lãnh đạo tác động đến chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Định hướng sản xuất
đưa ra vấn đề sản xuất hàng hóa gì, vào thời điểm nào, giá cả và khối lượng bao
nhiêu.
Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ thông
qua năng lực quản lý, năng lực chuyên môn.
+ Nhóm nhân tố khách quan: Các nhân tố này ảnh hưởng đến hoạt động
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp không thể kiểm soát
10
được chỉ có thể thích nghi thông qua việc phân tích và nghiên cứu nó. Bao gồm
các nhân tố sau:
Thị trường cung ứng của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng

Các đối thủ cạnh tranh
Các yếu tố môi trường vĩ mô: Yếu tố lạm phát thất nghiệp, yếu tố chính trị
luật pháp, cơ sở hạ tầng, môi trường văn hoá xã hội, dân số, thu nhập của dân cư
và sự phân bố dân cư… và các biến động khác của kinh tế xã hội
1.1.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động tiêu thụ
Hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm thể hiện thông qua các chỉ tiêu phản ánh
tình hình bán hàng của doanh nghiệp đó, có thể là chỉ tiêu định lượng như doanh
thu, lợi nhuận, chi phí…hay chỉ tiêu định tính như số tăng, giảm tuyệt đối, tương
đối kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch…Khi đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ,
người ta có thể sử dụng thước đo hiện vật hay thước đo giá trị.
a. Đánh giá kết quả tiêu thụ:
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Khối SP tiêu
thụ =
Khối lượng SP
tồn ĐK +
Khối lượng SP
nhập trong kỳ -
Khối lượng
SP tồn CK
- Doanh thu tiêu thụ của mỗi loại sản phẩm:
DT
i
= P
i
* Q
i
Trong đó:
Q
i

: Khối lượng sản phẩm loại i
P
i
: Giá bán sản phẩm loại i
* Doanh thu thuần mỗi loại sản phẩm
DT
th
= ΣQ
i
*P
i
- ΣTh
i
- ΣCK
i
- ΣGg
i
- ΣTL
i
Trong đó:
Th
i
: Thuế của sản phẩm i
CK
i
: Chiết khấu hàng bán của sản phẩm i
Gg
i
: Giảm giá hàng bán của sản phẩm i
11

TL
I
: Hàng bán bị trả lại của sản phẩm i
* Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm
LN
i
= DT
thi
- ΣCP
bhi
- ΣCP
QLDNi
Trong đó:
ΣCP
bhi
: Tổng chi phí bán hàng
ΣCP
QLDNi
: Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp
b. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
- Chi phí bán hàng trên 1000 đồng doanh thu tiêu thụ ( K
bhi
)
K
bhi
=
CP
bhi
DT
i

100
0
- Chỉ tiêu lợi nhuận so với doanh thu ( H
di
)
H
di
=
LN
i
DT
i
100(%)
- Chỉ tiêu lợi nhuận trên 1000 đồng chi phí bán hàng ( K
l
)
K
l
=
LN
i
ΣCP
bhi
1000
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Các tài liệu có liên quan vấn đề tiêu thụ
Trong quá trình học tập nghiên cứu làm khoá luận em đã nghiên cứu một số
tài liệu sau:
* Trong cuốn “ Quản lý doanh nghiệp” các tác giải Nguyễn Văn Tuấn và
Trần Hữu Dào đã đề cập tới vấn đề quản lý các hoạt động tiêu thụ trong doanh

nghiệp thông qua các nội dung cơ bản là nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến
lược sản phẩm, chiến lược giá, công tác tổ chức hoạt động tiêu thụ.
* Trong cuốn “ Phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp” của tác
giả Nguyễn Xuân Đệ đề cập về vấn đề tiêu thụ, phân tích kết quả tiêu thụ về khối
lượng bằng chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật.
12
* Trong cuốn “ Marketing” của tác giả Trần Minh Dạo đã đề cập vấn đề tiêu
thụ sản phẩm thông qua nội dung: Phân đoạn thị trường, lưạ chọn thị trường mục
tiêu, định vị hàng hoá của doanh nghiệp, chiến lược phân phối, chiến lược sản
phẩm hàng hoá.
* Trong cuốn “ Tiếp thị chìa khoá vàng trong kinh doanh” của tác giả Trần
Xuân Kiên đề nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm bằng phương thức tiếp thị sản
phẩm.
1.2.2. Những khoá luận liên quan đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm
Một số khoá luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà em đã tham khảo,
học hỏi và rút kinh nghiệm đó là:
* “ Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao h ệu quả hoạt động
tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Nghệ
An” của tác giả Nguyễn Thị Giang trường Đại học Lâm nghiệp. Khoá luận này đã
đưa ra được ý kiến đề xuất nhằm góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt
động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty.
* “ Một số ý kiến nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
Nông sản thực phẩm Hoà Bình” của tác giả Hoàng Thị Thơ. Khoá luận đã nhận
xét được mặt tồn tại của công ty cũng như những mặt đạt được để từ đó đưa ra
một số ý kiến nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ tại công ty này.
* “ Marketing hỗn hợp nhằm mở rộng thị trường tân dược của công ty
DLTWI” của tác giả Trần Mạnh Cường, trường Đại học KTQD. Khoá luận đã đề
cập tới vấn đề tiêu thụ sản phẩm bằng phương pháp marketing hỗn hợp.
Chương 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

13
2.1. Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Hà An
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
a. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Thương Mại và Dược phẩm Hà An được thành lập theo
quyết định số 1215/QĐ-UB ngày 22 tháng 12 năm 2003 của UBND thành phố Hà
Nội. Công ty được thành lập dựa trên yêu cầu khách quan của sự phát triển ngành
dược mong muốn của chủ doanh nghiệp cũng như nhằm phù hợp với điều kiện
nền kinh tế xã hội của đất nước.
Giám đốc công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Hà An là thương binh
nghỉ hưu năm 1993 và làm công ăn lương cho Công ty dược phẩm Sài Thành. Sau
11 năm với nhiệt huyết và lòng say mê với ngành dược, ông cùng một số đồng
nghiệp đứng ra thành lập công ty riêng với tên gọi là “Công ty TNHH Thương mại
và Dược phẩm Hải Âu” vào năm 2003. Đến năm 2005 chính thức đổi tên công ty
thành “ Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Hà An”.
Công ty có trụ sở chính tại: Tổ 16 Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố
Hà Nội
Điện thoại: 04.8552186
Fax: 04.8313397
Mã số thuế: 010433056
Công ty đã đăng ký kinh doanh các mặt hàng sau:
- Kinh doanh các sản phẩm tân dược phục vụ cho ngành y
- Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị y tế
- Liên kết với một số xí nghiệp khác để gia công một số sản phẩm tân
dược nhập khẩu
Với sự nổ lực của cán bộ công nhân viên, công ty TNHH Thương mại và
Dược phẩm Hà An đã có những bước tiến quan trọng trong kinh doanh và phục vụ
sự nghiệp ngành y tế của thành phố Hà Nội cũng như của cả nước.
14
b. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế, xã hội trong khu vực

Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Hà An nằm trong thành phố Hà
Nội nên chịu chung điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng của kinh tế xã hội trong toàn
khu vực. Nhìn chung, đây là vùng khí hậu tương đối ôn hoà, độ ẩm ở mức trung
bình và nhiệt độ phân theo bốn mùa rõ rệt
Dân cư trong vùng có đời sống tương đối cao khá, ổn định, đặc biệt đây là địa
bàn trung tâm văn hoá xã hội của cả nước nên rất thuận lợi cho việc phát triển của
Công ty. Song song ưu điểm đó, cũng tồn tại mặt khó khăn là Công ty còn non trẻ
nên phải nỗ lực trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
2.1.2. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Hà An đóng trụ sở chính tại 16
Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội và có văn phòng đại diện tại 94 Ngọc Khánh,
Đống Đa, Hà Nội.
Tình hình tài sản cố định của Công ty được thể hiện ở biểu 01:
Biểu 01: Tình hình tài sản cố định của Công ty
STT Tên tài sản Nguyên giá
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
còn lại
Tỷ lệ
(%)
1 TSCĐ thuê tài chính 386.762.728 75,29 296.518.093 76,67
2 Phương tiện vận tải 105.896.320 20,61 80.057.618 75,60
3 Thiết bị làm việc 14.483.200 2,82 9.655.468 66,67
4 Tài sản cố định khác 6.584.691 1,28 2.194.897 33,33
5 Tổng 513.726.939 100 388.426.076 75,61
Qua biểu 01 ta thấy tình hình tài sản cố định của công ty còn thiếu thốn, tổng
giá trị tài sản cố định của công ty bé, hầu như TSCĐ đi thuê tài chính chiếm phần
lớn (chiếm 75,29% ) trong tổng số tài sản hiện có của công ty. Trong khi đó thiết
bị làm việc chỉ có 2,82%, phương tiện vận tải chiếm 20,61%, còn 1,28% là tài sản

cố định khác. Sở dĩ có tình hình tài sản cố định trên là vì công ty hoạt động chủ
yếu trong khâu thương mại, không có hoạt động sản xuất nên tài sản cố định là
15
nhà cửa - vật kiến trúc là văn phòng công ty đi thuê tài chính. Hoạt động chủ yếu
của công ty là phân phối sản phẩm nên phương tiện vận tải chiếm giá trị lớn sau
tài sản thuê tài chính, phương tiện vận tải chủ yếu là xe chở hàng.
Giá trị còn lại TSCĐ của công ty bình quân là 75,61%, chứng tỏ TSCĐ của
công ty còn mới đặc biệt là TSCĐ đi thuê tài chính và phương tiện vận tải.
Nhìn chung đây là công ty mới thành lập nên vốn đầu tư vào TSCĐ còn hạn
chế do tình hình tài chính chưa vững nên giá trị TSCĐ thuộc sở hữu của công ty
nhỏ. Do đó công ty cần đầu tư thêm trang thiết bị và TSCĐ để đảm bảo cho quá
trình phát triển của công ty cũng như trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác
trong cùng lĩnh vực.
2.1.3. Tình hình tổ chức lao động sản xuất của Công ty
a. Tổ chức lao động của Công ty
Tình hình tổ chức lao động tại công ty thể hiện ở biểu 02 như sau:
Qua biểu 02 ta thấy nhìn chung tình hình tổ chức lao động của công ty ít.
Điều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty còn bé, tổng số lao
động trong công ty là 38 người trong đó chủ yếu là trình độ đại học và cao đẳng,
trung cấp, LĐPT chiếm tương đối ít. Sở dĩ cơ cấu như vậy vì công ty chủ yếu là
các nhân viên làm văn phòng và bán hàng tại các cửa hàng, một số nhân viên bốc
hàng và vận chuyển hàng. Do đặc thù kinh doanh của công ty nhẹ nên lao động
chiếm đa số là lao động nữ, còn số ít là lao động nam có trình độ phổ thông chủ
yếu làm nhiệm vụ bốc và vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ.
Còn lao động có trình độ đại học, cao đẳng chủ yếu là bộ phận quản lý làm
việc ở văn phòng. Là công ty chủ yếu thực hiện phân phối hàng hoá nên với cơ
cấu lao động như vậy là tương đối hợp lý, song số dược sỹ đại học còn ít và bố trí
chưa hợp lý.
16
Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty là hợp lý song kinh nghiệm và

trình độ của nhân viên chuyên ngành dược còn thấp, do đó để nâng cao uy tín và
chất lượng, công ty cần có các chương trình nâng cao trình độ cho nhân viên.
Biểu 02: Tình hình tổ chức lao động tại Công ty
STT Chỉ tiêu
Số
lượng
Chia theo trình độ
Đại học Cao đẳng Trung cấp LĐPT
1 Ban giám đốc 2 2 0 0 0
2 Phòng kinh doanh 4 1 3 0 0
3 Phòng kế toán 3 2 1 0 0
4 Bộ phận bán hàng 29 0 10 5 12
Tổng 38 5 14 5 12
Tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty
Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty được chia làm hai bộ phận chính
là bộ phận văn phòng và bộ phận bán hàng ở các cửa hàng, nhân viên vận chuyển
hàng hoá đến nơi tiêu thụ.
- Bộ phận văn phòng bao gồm các phòng ban sau:
+ Ban giám đốc
+ Phòng kế toán
+ Phòng kinh doanh
- Bộ phận bán hàng bao gồm hai cửa hàng sau:
+ Cửa hàng số 1: đóng tại Q24 - C9 Giảng Võ
+ Cửa hàng số 2: đóng tại 95 Láng Hạ
Bộ phận bán hàng hoạt động dưới sự chỉ đạo của phòng kinh doanh và hai
dược sỹ đại học. Bộ phận này gồm có 29 nhân viên trong đó có 2 dược sỹ đại học.
b. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thể hiện trên sơ đồ sau:
Công ty TNHH TM và Dược phẩm Hà An có bộ máy quản lý gồm
17

Về cơ bản, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu kết hợp trực
tuyến với chức năng.
Bộ phận quản lý của công ty gồm một giám đốc và phó giám đốc, các
phòng ban và cửa hàng tiêu thụ sản phẩm.
- Giám đốc: Là người lãnh đạo, điều hành chung mọi hoạt động của công ty.
Là người chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về mọi vấn đề liên quan đến công
ty.
Sơ đồ 03: Sơ đồ về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Chú thích: : Quan hệ chỉ huy trực tuyến
: Quan hệ tham mưu chức năng
: Quan hệ kiểm tra giám sát, phục vụ sản xuất
- Phó giám đốc: Là người hỗ trợ và giúp việc cho giám đốc về các mặt công
tác được giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả thực hiện công việc.
18
Giám đốc
P.Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng kinh
doanh
Cửa hàng trung
tâm số 1
Cửa hàng trung
tâm số 2
- Phòng kế toán: Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng
thực hiện chức năng tham mưu theo đúng điều lệ quy định của công ty, dưới sự
giám sát của giám đốc.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng tìm kiếm đối tác kinh doanh, lập kế
hoạch kinh doanh. Là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc và lãnh đạo công ty
về việc xây dựng kế hoạch thị trường chịu trách nhiệm giao dịch. Có nhiệm vụ
phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện các hợp đồng KD khi được giao

nhiệm vụ, tăng cường các mối quan hệ mở rộng thị trường tiêu thụ và xác định các
thị trường mục tiêu.
- Cửa hàng: Các dược tá trực tiếp giao hàng, xuất hàng và thu tiền của
khách hàng, cuối ngày kiểm kê và vào thẻ kho các hàng hoá tồn lại. Các dược tá
chịu sự chỉ đạo của các cửa hàng trưởng.
2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
a. Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty về mặt hiện vật của công ty về mặt
hiện vật được nêu trên biểu 03.
Qua biểu 03 ta thấy tình hình kinh doanh của công ty nhìn chung các mặt
hàng đều tăng lên một cách đáng kể. Các loại thuốc tân dược chủ yếu của công ty
là các loại thuốc viên và thuốc ống, dịch chuyền. Tình hình biến động về kết quả
kinh doanh bằng hiện vật của công ty được thể hiện cụ thể như sau:
* Về thuốc viên chủ yếu là các loại thuốc gan, dạ dày khớp như thuốc
glucosamin, borinik, eganin – đây là những loại thuốc chủ lực của công ty. Tuy
nhiên so sánh về số lượng mặt hàng này thấy rằng Loperamid là thuốc tiêu thụ với
số lượng nhiều nhất năm 2007 lên đến 45.770 hộp. Nhưng TĐPTBQ của mặt hàng
này không phải là cao nhất. Sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu ở vùng nông thôn
19
Biểu 03: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty bằng chỉ tiêu hiện vật
STT Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
S.lượng S.lượng θ(%) S.lượng θ(%)
T Đ
PTBQ(%)
I Thuốc viên
1 Glucosamin hộp 8.778 20.610 234,79 28.752 139,50 180,98
2 Eganin hộp 1.573 3.623 230,36 12.336 340,46 280,05
3 Panadol hộp 3.079 2.773 90,04 2.220 80,08 84,92
4 Borinik hộp 2.765 5.732 207,32 3.452 60,23 111,74

5 Antibio hộp 5.911 10.724 181,42 22.155 206,58 193,59
6 Vitamin 3B hộp 4.241 7.605 179,33 5.369 70,60 112,51
7 Mộc hoa trắng hộp 5.282 10.151 192,20 24.867 244,97 216,98
8 Cimetindin hộp 9.382 19.687 209,83 19.050 96,77 142,49
9 Loperamid lọ 24.115 24.604 102,03 45.770 186,02 137,77
10 Các thuốc khác vỉ 9.728 24.011 246,83 58.297 242,80 244,81
II Thuốc ống
1 Diclofenax ống 118.241 259.554 219,51 1.150.713 443,34 311,96
2 K-cort hộp 1.673 2.146 128,26 4.395 204,85 162,09
3 Nước cất 5ml ống 493.753 2.278.183 461,40 4.022.790 176,58 285,44
4 Bcomlex ống 13.436 364.105 2709,97 890.417 244,55 814,08
5 Novocain 3% ống 1.603.264 5.621.843 350,65 4.601.006 81,84 169,40
III Dịch truyền
1 Gingerlattat chai 14.482 38.668 267,00 44.159 114,20 174,62
2 Vitaflex chai 5.442 45.090 828,61 23.914 53,04 209,63
3 Alvesin chai 3.689 8.982 243,48 12.703 141,43 185,57
4 Glucose 5% chai 505.230 1.108.776 219,46 2.111.573 190,44 204,44
20
số lượng tiêu thụ lớn nhưng lợi nhuận không cao. Với những mặt hàng chủ lực của
công ty nhìn chung TĐPTBQ tăng và không đồng đều. Điểm giao thời của mặt
hàng chủ lực là năm 2005 so với năm 2006, các sản phẩm chủ lực đều có tốc độ
PTLH trên 200%. Nguyên nhân là do nắm bắt được tình hình và nhu cầu của thị
trường.
Còn các loại sản phẩm khác cũng tăng tương đối đều qua 3 năm như
vitamin 3B, mộc hoa trắng,…
Bên cánh các sản phẩm tăng cũng có sản phẩm giảm như paradol với TĐPTBQ là
84,92% giảm 15,05%. Nguyên nhân giảm là do sản phẩm này trong giai đoạn suy
thoái, đang được thay thế bởi các sản phẩm mới như deconzenl, panadol sủi,…
* Về chủng loại thuốc ống qua biểu 03 ta thấy có những loại thuốc số lượng
tiêu thụ rất lớn nhưng tốc độ tăng giảm không đều như novocain 3%. Năm 2006

tăng với TĐLH là 350,65% so với năm 2005, sang năm 2007 lại giảm với tốc độ
81,84% so với năm 2006. Như chúng ta đã biết thị trường tiêu thụ tân dược tuỳ
thuộc vào số lượng người mắc những bệnh khác nhau và có những nhu cầu dùng
các loại thuốc khác nhau nên trong giai đoạn khác nhau thì chủng loại thuốc tiêu
thụ khác nhau là điều tất yếu.
Qua biểu 03 nhìn chung các sản phẩm khác thuộc chủng loại thuốc ống vẫn
giữ được sự ổn định về số lượng tiêu thụ trên thị trường, tốc độ tăng tương đối ổn
định và đều. Cho thấy rằng công ty đã có sự nỗ lực trong các chiến lược tiêu thụ
sản phẩm kinh doanh của mình, sản phẩm của công ty đã tìm được chỗ đứng khá
ổn định trên thị trường. Song vấn đề ở đây là chủng loại sản phẩm thuốc ống còn
quá ít nên gây cản trở cho công ty về việc phân phối sản phẩm cho khách hàng.
* Về dịch truyền ta thấy TĐPTBQ của các sản phẩm tăng. Dịch truyền là
sản phẩm có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ chất cho con người. Nên nhu cầu
của thị trường về sản phẩm này tương đối cao. Bên cạnh đó vẫn có sản phẩm đang
có xu hướng giảm về số lượng như vitaflex. Nguyên nhân chính là do chủ quan
của công ty như nguồn cung cấp và vấn đề dịch vụ sau bán hàng đối với sản phẩm
21
này nên đã làm cho số lượng tiêu thụ năm 2007 giảm so với năm 2006 là 46,96%.
Điểm yếu của công ty là chưa thực sự quan tâm đến các dịch vụ sau bán hàng,
trong khi trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn với những chiến lược bán
hàng nhanh nhậy luôn thu hút khách hàng về phía mình.
Tóm lại qua biểu 03 cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty bằng
chỉ tiêu hiện vật là tương đối tốt. Trong đó chủng loại sản phẩm dịch truyền rất có
triển vọng trong tương lai vì thế công ty nên đầu tư vào những mặt hàng thế mạnh
của minh. Và công ty nên phát triển thêm về mặt hàng chủ lực của mình ra các
vùng tiêu thụ khác.
b. Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị
Là chỉ tiêu biểu hiện thông qua việc xem xét các báo cáo hoạt động tài
chính B02-DN của công ty trong 3 năm. Qua đó cho ta thấy cái nhìn tổng thể về
kết quả kinh doanh của Công ty. Cụ thể kết quả được biểu hiện trên biểu 04.

Qua biểu 04 ta thấy hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhung không đều.
Lợi nhuận của công ty tăng lên hàng năm với TĐPTBQ là 296% ( tăng 196%).
Đạt được như vậy là do các nhân tố chủ yếu sau:
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên với TĐBQ lớn 220% (tăng
120%). Trước hết yếu tố làm tăng doanh thu là số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng
lên so với những năm trước đó. Trong ba năm gần đây chiến lược của công ty là
mở rộng thị trường tới vùng nông thôn nên doanh số tiêu thụ cũng tăng cao. Một
nhân tố khách quan làm tăng doanh số tiêu thụ là giai đoạn này ở Việt Nam khí
hậu biến đổi khắc nghiệt làm xuất hiện nhiều dịch bệnh mới lạ như dịch cúm gà,
nạn dịch tiêu chảy…nên lượng thuốc tiêu thụ nhiều.
Giá vốn hàng hoá tăng lên với TĐPTBQ là 228 %( tăng 128 %). Yếu tố này
trực tiếp làm giảm tổng lợi nhuận của công ty. Sự tăng lên về giá vốn hàng bán
chủ yếu là do nhân tố khách quan tạo nên. Thứ nhất là do giá thành sản xuất của
sản phẩm sản xuất tại các xưởng cao, là một công ty thương mại nên phụ thuộc
22
vào giá thành nhập kho. Thứ hai là do trong thời kỳ gần đây nền kinh tế nước ta
đang trong tình trạng lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng nên kéo theo sự tăng giá
của hàng hoá nói chung và sản phẩm tân dược nói riêng.
Biểu 04: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị
ST
T Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
So sánh
2006/2005 2007/2006
±∆
θ(
%) ±∆
θ(
%)

PTB

Q
(%)
Tổng doanh thu
3.006.119.6
20
7.195.959.3
48
14.569.852.
146
4.189.839.7
28 239
7.373.892.7
98 202 220
1
Doanh thu bán hàng và
CCDV
3.006.119.6
20
7.195.959.3
48
14.569.852.
146
4.189.839.7
28 239
7.373.892.7
98 202 220
2
Các khoản giảm trừ doanh
thu 50.632.450 100.050.960 50.632.450 49.418.510 198
3 Doanh thu thuần

3.006.119.6
20
7.145.326.8
98
14.469.801.
186
4.139.207.2
78 238
7.324.474.2
88 203 219
4 Giá vốn hàng bán
2.600.540.7
00
6.448.396.2
62
13.465.897.
500
3.847.855.5
62 248
7.017.501.2
38 209 228
5 Lợi nhuận gộp
405.578.92
0
696.930.63
6
1.003.903.6
86
291.351.71
6 172

306.973.05
0 144 157
6
Doanh thu hoạt động tài
chính 516.500 845.050 540.500 328.550 164 (304.550) 64 102
7
Chi phí tài chính
trong đó: Lãi vay phải trả 30.440.061
190.909.92
2 250.080.430
160.469.86
1 627 59.170.508 131 287
8 Chi phí QLKD
359.845.10
0
495.879.60
0 610.080.530
136.034.50
0 138
114.200.93
0 123 130
9
Lợi nhuận từ hoạt động
SXKD 15.810.259 10.986.164 144.283.226 (4.824.095) 69
133.297.06
2
131
3 302
10 Thu nhập khác 12.560.400 11.589.500 12.560.400 (970.900) 92
11 Chi phí khác 10.569.800 8.975.500 10.569.800 (1.594.300) 85

12 Lợi nhuận khác 0 1.990.600 2.614.000 1.990.600 623.400 131
13 Tổng lợi nhuận trước thuế 15.810.259 12.976.764 144.283.226 (2.833.495) 82
131.306.46
2
111
2 302
14 Thuế phải nộp 4.426.873 3.633.494 40.399.303 (793.379) 82 36.765.809
111
2 302
15 Lợi nhuận sau thuế 11.383.386 9.343.270 103.883.923 (2.040.116) 82 94.540.653
111
2 302
23
Chi phí quản lý kinh doanh là một trong các nhân tố quan trọng gây ảnh
hưởng tới lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty với TĐPTBQ là 130 %
( tăng 30 %). Chi phí quản lý kinh doanh tăng lên hàng năm bởi công ty là doanh
nghiệp trẻ nên thường có sự thay đổi bộ máy quản lý, hàng năm công ty tuyển
thêm nhân viên và trang bị thêm máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên ban quản lý công ty cần có biện pháp hạn chế tăng nhân tố làm
giảm lợi nhuận của công ty đến mức tối đa có thể, như vậy công ty mới có đủ lực
để lớn mạnh và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Ngoài ra còn có các nhân tố khác như thu nhập từ hoạt động tài chính, một
số thu nhập khác góp phần làm tăng lợi nhuận hàng năm của công ty, tuy giá trị
của những nhân tố này không đáng kể. Hoạt động tài chính chủ yếu là hoạt động
gửi vào ngân hàng và thu nhập hoạt động tài chính là số tiền lãi gửi ngân hàng.
Yếu tố làm giảm lợi nhuận mà công ty cần quan tâm là chi phí hoạt động tài chính,
chi phí lãi vay. TĐPTBQ của nhân tố này tăng hàng năm là 187 %, chi phí lãi vay
lớn cho thấy vốn vay của công ty nhiều. Qua đó cho thấy tình hình tài chính của
công ty còn nhiều mặt hạn chế, phần nào còn phụ thuộc vào vốn vay, song huy
động được vốn vay phục vụ việc KD chứng tỏ rằng công ty làm ăn ngày càng có

hiệu quả, lượng vốn đầu tư nhiều nhằm mục đích mở rộng quy mô KD
Khoản chi phí không thể tránh được đó là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
thu nhập ngày càng tăng lên với TĐPTBQ là 320 % là do chính sách thuế của bộ
tài chính ban hành. Nhưng chi phí này cũng chứng tỏ rằng kết quả KD của công ty
ngày càng hiệu quả hơn.
Tóm lại qua biểu 04 cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đã có những
tiến triển đáng kể. Doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, các khoản chi phí cũng tăng lên
làm giảm tổng lợi nhuận của công ty như chi phí quản lý KD, chi phí lãi vay… Do
đó Ban giám đốc công ty cần có biện pháp để cải thiện, giảm chi phí giá vốn, có
như vậy thì công ty mới đạt được mục tiêu KD của mình.
24
2.1.5. Những thuận lợi, khó khăn, phương hướng kinh doanh của Công ty
a. Những thuận lợi
Công ty TNHH TM và Dược phẩm Hà An có trụ sở đóng tại thủ đô Hà Nội,
là trung tâm văn hoá, xã hội và chính trị của đất nước nên có những thuận lợi nhất
định trong kinh doanh.
Thứ nhất đây là đầu mối giao thông quốc gia nên tạo điều kiện cho công ty
mở rộng mạng lưới tiêu thụ của mình ra khắp các tỉnh thành khác. Là nơi thuận lợi
cho các cuộc giao dịch, đàm phán cũng như ký kết hợp đồng với khách hàng.
Thứ hai đây là một trong những thành phố đông dân nhất nước ta, hơn nữa
đời sống dân cư ở đây tương đối cao, người dân chú trọng đến sức khoẻ và thể
trạng của mình nên việc kinh doanh của Công ty cũng có nhiều tiến triển tốt. Hơn
nữa với địa điểm không những tạo điều kiện tiếp cận khách hàng nhiều hơn mà
còn giúp công ty tiếp cận với nhiều sản phẩm tân dược hơn bởi tại Hà Nội có
nhiều công ty dược phẩm sản xuất và bào chế thuốc, nên tiết kiệm cho công ty
trong khâu vận chuyển hàng.
Với điều kiện trên đã phần nào mang lại hiệu quả kinh doanh cũng như sự
phát triển của công ty trong tương lai.
b. Những khó khăn.
Cũng như bất kỳ công ty nào, công ty dược cũng đang chịu tính quy luật

chung của cơ chế thị trường, quy luật tự do cạnh tranh. Các doanh nghiệp nhà
nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng thuốc cho nhân dân. Nhiều công ty
dược, bác sĩ tư nhân mở các đại lý bán thuốc hay các dịch vụ phòng khám chữa
bệnh tại địa bàn Hà Nội tạo ra mạng lưới bán lẻ thuốc sâu rộng. Xu hướng đến các
bác sĩ tư và mua thuốc tại các cửa hàng thuốc tư nhân đang tăng lên mặc dù phải
trả thêm các chi phí khác song họ vẫn tin rằng dịch vụ tại đó tốt hơn. Vì thế để
chiếm lĩnh được thị phần trên thị trường là một vấn đề mà công ty cần nổ lực phấn
đấu.
25

×