Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

Nghiên cứu tính đa hình gen MBL2, FCN2 và nồng độ protein MBL, ficolin 2 ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH GEN MBL2, FCN2
VÀ NỒNG ĐỘ PROTEIN MBL, FICOLIN-2 Ở BỆNH
NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH GEN MBL2, FCN2
VÀ NỒNG ĐỘ PROTEIN MBL, FICOLIN-2 Ở BỆNH
NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Chuyên ngành: Khoa học Y Sinh
Mã số: 9 72 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:


HÀ NỘI, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi với sự hướng
dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần
trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Đảng ủy Ban Giám đốc
Học viện Quân y đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong q trình thực hiện nghiên
cứu này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Sinh học-Di truyền Y học, Bộ môn
Sinh lý bệnh - Học viện Quân y đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Huyết học truyền máu, Bộ môn Khoa Truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Quân y 103 đã tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp
đỡ tôi trong quá trình thu thập sớ liệu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến GS.TS., PGS.TS., TS. là các cán
bộ hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện
nghiên cứu khoa học trong q trình học tập và thực hiện luận án này.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn các nhà Khoa học trong Bộ mơn và Hội
đồng các cấp đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bệnh nhân đã giúp tơi có được
sớ liệu trong luận án này.
Ći cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Bớ, Mẹ, Vợ, Con, Gia
đình và Bạn bè luôn ở bên cạnh yêu thương, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc

sống, trong học tập và công tác.
Nghiên cứu sinh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue

3

1.1.1. Tình hình sớt xuất huyết Dengue trên thế giới

3

1.1.2. Tình hình SXHD ở Việt Nam


4

1.2. Cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết Dengue

5

1.3. Hệ thống bổ thể

9

1.3.1. Hệ thống bổ thể

9

1.3.2. Con đường lectin hoạt hóa bổ thể

13

1.4. Protein MBL và gen MBL2

14

1.4.1. Protein MBL

14

1.4.2. Gen MBL2 và tính đa hình gen MBL2

20


1.5. Protein Ficolin-2 và gen FCN2

24

1.5.1. Protein Ficolin-2

24

1.5.2. Gen FCN2 và tính đa hình gen FCN2

27

1.6. Vai trị của MBL, Ficolin-2 và tính đa hình gen MBL2,
FCN2 trong sốt xuất huyết Dengue

29


1.6.1. Vai trị của MBL và đa hình gen MBL2 trong sớt xuất

29

huyết Dengue
1.6.2. Vai trị của Ficolin-2 và đa hình gen FCN2 trong sớt xuất

30

huyết Dengue
1.7. Tình hình nghiên cứu về vai trò của protein MBL và Ficolin-


31

2 và tính đa hình của các gen MBL2 và FCN2 trong bệnh sốt
xuất huyết Dengue
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

33
33

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

33

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

33

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

35

2.2. Phương pháp nghiên cứu

36

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

36


2.2.2. Cách chọn mẫu

37

2.2.3. Các phương tiện nghiên cứu

37

2.2.4. Các bước tiến hành

37

2.3. Nội dung nghiên cứu

39

2.3.1. Chỉ tiêu về dịch tễ

39

2.3.2. Chỉ tiêu về lâm sàng, cận lâm sàng

39

2.3.3. Xác định nồng độ Ficolins-2 và MBL trong huyết thanh

41

2.4. Phân tích kết quả


48

2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

49

2.6. Đạo đức nghiên cứu

49

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue
3.1.1. Đặc điểm tuổi và giới

50
50
50


3.1.2. Một số chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng

50

3.2. Tính đa hình gen MBL2, FCN2 và nồng độ protein MBL,

53

Ficolin-2 ở các nhóm đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Tính đa hình gen MBL2 ở các nhóm đới tượng nghiên cứu


53

3.2.2. Tính đa hình gen FCN2 ởcác nhóm đới tượng nghiên cứu

56

3.2.3. Đặc điểm nồng độ protein MBL, Ficolin-2 ở các nhóm đới

60

tượng nghiên cứu
3.3. Mối liên quan giữa tính đa hình gen MBL2, FCN2 và nồng

61

độ MBL, Ficolin-2 với mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm
sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue
3.3.1. Mối liên quan giữa tính đa hình gen MBL2 và mức độ

61

bệnh, một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sớt
xuất huyết Dengue
3.3.2. Mới liên quan giữa tính đa hình gen FCN2 với mức độ

72

bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt
xuất huyết Dengue
3.3.3. Mối liên quan giữa nồng độ protein MBL với mức độ


80

bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt
xuất huyết Dengue
3.3.4. Mối liên quan giữa nồng độ Ficolin-2 với mức độ bệnh và

84

một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất
huyết Dengue
3.3.5. Mới liên quan giữa tính đa hình gen MBL2 và nồng độ

87

MBL huyết thanh ở bệnh sốt xuất huyết Dengue
3.3.6. Mới liên quan giữa tính đa hình gen FCN2 và nồng độ

90

protein Ficolin-2 ở bệnh sốt xuất huyết Dengue
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue

95
95

4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới

96


4.1.2. Một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng

96

4.2. Về tính đa hình gen MBL2, FCN2 và nồng độ protein MBL,

100


Ficolin-2 ở các nhóm đối tượng nghiên cứu
4.2.1. Về tính đa hình gen MBL2 ở các nhóm đới tượng nghiên

100

cứu
4.2.2. Về tính đa hình gen FCN2 ở các nhóm đới tượng nghiên

102

cứu
4.2.3. Đặc điểm nồng độ protein MBL, Ficolin-2 ở các nhóm đới

104

tượng nghiên cứu
4.3. Về mối liên quan giữa tính đa hình gen MBL2, FCN2 và

105


nồng độ MBL, Ficolin-2 với mức độ bệnh và một số biểu hiện
lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue
4.3.1. Mối liên quan giữa tính đa hình gen MBL2 và mức độ

105

bệnh, một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sớt
xuất huyết Dengue
4.3.2. Mới liên quan giữa tính đa hình gen FCN2 với mức độ

110

bệnh và một sớ biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt
xuất huyết Dengue
4.3.3. Mối liên quan giữa nồng độ protein MBL với mức độ

114

bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt
xuất huyết Dengue
4.3.4. Về mối liên quan giữa nồng độ Ficolin-2 với mức độ bệnh

115

và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sớt xuất
huyết Dengue
4.3.5. Về mới liên quan giữa tính đa hình gen MBL2 và nồng độ

119


MBL huyết thanh ở bệnh sốt xuất huyết Dengue
4.3.6. Về mối liên quan giữa tính đa hình gen FCN2 và nồng độ

122

protein Ficolin-2 ở bệnh sớt xuất huyết Dengue
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Phần
Phần viết đầy đủ (tiếng Anh)
viết tắt

Phần viết đầy đủ (tiếng Việt)

1

GPT

Glutamate Pyruvate
transaminase


Enzym chuyển amin của
Glutamat và Pyruvat

2

APTT

Activated -partial
thromboplastin time

Thời gian hoạt hoá
thromboplastin từng phần

3

GOT

Glutamate Oxaloacetate
Transaminase

Enzym chuyển amin của
Glutamat và Oxaloacetat

4

CR

Complement receptor


Thụ thể nhận diện bổ thể

5

CRD

Carbohydrate Recognition
Domain

Vùng nhận diện Carbohydrat

6

CRP

C-reactive protein

Protein phản ứng C

7

DENV-1 Dengue virus type 1

Virus Dengue týp 1

8

DHF

Dengue hemorrhagic fever


Sốt xuất huyết Dengue

9

DNA

Deoxyribonucleic Acid

Acid Deoxyribonucleic


10

DSS

Dengue shock syndrome

Hội chứng sốc Dengue

11

DWS

Dengue with warning signs

Sốt Dengue có dấu hiệu cảnh
báo

12


ELISA

Enzym linked immuno sorbent
assay

Xét nghiệm miễn dịch gắn
enzym

13

HCT

Hematocrite

Dung tích hồng cầu

14

HI

Haemagglutination - inhibition

Phản ứng ức chế ngưng kết
hồng cầu

15

IgA


Immunoglobuline A

Kháng thể lớp A

16

IgM

Immunoglobuline M

Kháng thể lớp M

17

IgG

Immunoglobuline G

Kháng thể lớp G

18

IL

TT

Phần
Phần viết đầy đủ (tiếng Anh)
viết tắt


Phần viết đầy đủ (tiếng Việt)

19

KN-KT

Kháng nguyên - kháng thể

20

LTA

Lipoteichoic Acid

Acid lipoteichoic

21

MACELISA

IgM antibody capture Enzym
Linked Immunosorbent Assays

Xét nghiệm miễn dịch enzym
tìm kháng thể IgM

22

MASP


MBL Assosiated Serine
Protease

Serin Protease liên kết MBL

23

MBL

Mannose Binding Lectin

Lectin liên kết mannose

24

NS

Non structural protein

Protein không cấu trúc

25

OR

Odd ratio

Tỷ xuất chênh

26


PCR

Polymerase chain reaction

Phản ứng tổng hợp chuỗi

27

PLT

Platelet

Tiểu cầu

28

PT

Prothrombin time

Thời gian prothrombin

29

PRR

Pattern Recognition Receptor

Thụ thể nhận diện mầm bệnh


30

TLR

Toll-Like Receptor

Thụ thể Toll-Like

31

TNF

Tumor necrosis factor

Yếu tố hoại tử u

32

SD

Severe Dengue

Sốt Dengue nặng

Interleukin


33


SLE

Systemic lupus erythematous

Lupus ban đỏ hệ thớng

34

SNP

Single-Nucleotide
Polymorphism

Đa hình đơn Nucleotid

35

SXHD

36

RBC

Red Blood Cell

Hồng cầu

37

WBC


White Blood Cell

Bạch cầu

38

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

Sớt xuất huyết Dengue

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
2.1
3.1
3.2
3.3

Tên bảng
Trình tự các cặp mồi đặc hiệu
found
Đặc điểm tuổi, giới ở bệnh nhân nghiên cứu

Trang
Error: Reference 46
source not

Error:50
Reference

source not found
Một số chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nghiên

50

cứu
Đặc điểm kháng nguyên, kháng thể đặc hiệu virus Dengue

51

ở bệnh nhân nghiên cứu
Error: Reference source not found
Tần suất kiểu gen, alen các điểm đa hình vùng Promoter
53
3.4

gen MBL2 ở các nhóm nghiên cứu

Error: Reference source

not found
Tần suất kiểu gen, alen các điểm đa hình vùng exon 1 gen
3.5

MBL2 ở các nhóm nghiên cứu

54


Error: Reference source not

found
Tần suất kiểu gen đơn bội, lưỡng bội của đa hình (3.6

221)+exon 1 gen MBL2 ở các nhóm nghiên cứu

3.7

Reference source not found
Tần suất các kiểu gen đơn bội gen MBL2 ở các nhóm nghiên

55

56


Bảng

3.8

Tên bảng

Trang

cứu
Tần suất kiểu gen và alen các điểm đa hình vùng promoter

57


gen FCN2 ở các nhóm nghiên cứu

Error: Reference source

not found
Tần suất kiểu gen và alen các điểm đa hình vùng exon 7;
3.9

intron 7; exon 8 gen FCN2 ở các nhóm nghiên cứu
Reference source not found
Tần suất kiểu gen đơn

bội

tạo

bởi

3

SNP

3.10

(+6031/+6220/+6424) gen FCN2 ở các nhóm nghiên cứu

3.11

Error: Reference source not found

Tần suất các kiểu gen đơn bội tạo bởi 8 SNP gen FCN2 ở

3.12
3.13

3.14

3.17

60

Reference source not found
Đặc điểm nồng độ Ficolin-2 ở các nhóm nghiên cứu

61

Reference source not found
So sánh tần suất kiểu gen và kiểu alen các điểm đa hình

62

vùng Promoter gen MBL2 giữa các nhóm nghiên cứu.

gen MBL2giữa các nhóm nghiên cứu.

63

Error: Reference source

not found

So sánh tần suất kiểu gen đơn bội, lưỡng bội của đa hình (3.16

59

các nhóm nghiên cứu
Error: Reference source not found
Đặc điểm nồng độ MBL ở các nhóm nghiên cứu
60

Reference source not found
So sánh kiểu gen và kiểu alen các điểm đa hình vùng exon 1
3.15

58

67

221)+exon 1 gen MBL2giữa các nhóm nghiên cứu
Reference source not found
So sánh tần suất các kiểu gen đơn bội gen MBL2giữa các

70

nhóm nghiên cứu
Error: Reference source not found
So sánh tần suất kiểu gen và alen các điểm đa hình vùng
72
3.18

exon 7 ; intron 7; exon 8 gen FCN2 giữa các nhóm nghiên


3.19

cứu Error: Reference source not found
So sánh tần suất kiểu gen đơn bội tạo bởi 3 SNP

77


Bảng

Tên bảng

Trang

(+6031/+6220/+6424) gen FCN2 giữa nhóm bệnh và nhóm
chứng
So sánh tần suất kiểu gen đơn bội tạo bởi 8 SNP gen FCN2
3.20

3.21
3.22
3.23
3.24

giữa nhóm bệnh và nhóm chứng

78

Error: Reference source not


found
Tương quan giữa nồng độ MBL và các triệu chứng cận lâm

82

sàng
Giá trị phân biệt 2 nhóm bệnh DHF và DWS của protein

83

MBL Error: Reference source not found
Tương quan giữa nồng độ Ficolin-2 và các triệu chứng cận

86

lâm sàng
Giá trị phân biệt 2 nhóm bệnh DHF và DWS của protein
Ficolin-2

87

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

1.2

Phân bớ tình hình SXHD trên thế giới giai đoạn 2010- 2016
Số ca sốt xuất huyết Dengue nhập viện và tử vong theo tuần

3
4

1.3
1.4
1.5
1.6
1.7

năm 2018 và 2019
Cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết Dengue
Các con đường hoạt hóa bổ thể
Bước đầu khởi động con đường lectin
Cấu trúc phân tử protein MBL
Mơ hình kết quả phân tách hỗn hợp MBL bằng kỹ thuật

5
12
14
15
16

1.8
1.9


SDS-PAGE
Đa hình gen MBL2
Cây tiến hóa MBL2

21
24


Hình
1.10
1.11
2.1

Tên hình
Cấu trúc đa bậc của protein Ficolin và MBL

Trang

Máy Diagnostic Automation đo mật độ quang ở bước sóng

25
28
41

2.2

450 nm
Bộ kít định lượng Ficolin-2 trong huyết thanh bằng phương

42


2.3
2.4

pháp ELISA tiến hành trong nghiên cứu
Máy và phần mềm định lượng miễn dịch Luminex
Bộ kít định lượng MBL trong huyết thanh bằng máy

43
44

2.5
3.1

Luminex dùng trong nghiên cứu
Máy nhân gen Eppendorf
Hoạt độ enzym GOT và GPT ở hai nhóm bệnh nhân dương

47
52

Đa hình đơn Nucleotit trên gen FCN2

tính và âm tính với kháng thể IgG và IgM đặc hiệu virus
3.2

Dengue
Mối liên quan giữa đa hình -550C/G gen MBL2 và một sớ

64


3.3

biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD
Mối liên quan giữa đa hình -221C/G gen MBL2 và một sớ

65

3.4

biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD
Mối liên quan giữa đa hình +4G/A gen MBL2 và một sớ

65

3.5

biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân SXHD
Mới liên quan giữa các đa hình trên exon 1 gen MBL2 và

66

3.6

một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD
Mối liên quan giữa kiểu gen đơn bội tạo bởi điểm -221C/G

68

+ exon 1 gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở

3.7

bệnh nhân SXHD
Mối liên quan giữa kiểu gen lưỡng bội tạo bởi điểm

69

-221C/G + exon 1 gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm
3.8

sàng ở bệnh nhân SXHD
Mối liên quan giữa kiểu gen đơn bội tạo bởi 6 điểm đa hình

71

gen MBL2 và một sớ biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân
3.9

SXHD
Mới liên quan giữa đa hình +6031A/G gen FCN2 và một số
biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD

74


Hình

Tên hình

Trang


3.10

Mới liên quan giữa đa hình +6220T/G gen FCN2 và một số

75

3.11

biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD
Mới liên quan giữa đa hình +6424G/T gen FCN2 và một số

76

3.12

biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD
Mối liên quan giữa kiểu gen đơn bội tạo bởi 3 SNP

77

(+6031/+6220/+6424) gen FCN2 và một số biểu hiện cận
3.13

lâm sàng ở bệnh nhân SXHD
Mối liên quan giữa kiểu gen đơn bội tạo bởi 8 SNP gen

79

3.14

3.15

FCN2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD
So sánh nồng độ protein MBL ở các nhóm nghiên cứu
So sánh nồng độ protein MBL giữa các nhóm âm tính và

80
81

dương tính với kháng nguyên NS1 và kháng thể IgG, IgM
3.16

đặc hiệu với virus Dengue
So sánh nồng độ protein MBL ở nhóm có và khơng có đấu

81

3.17
3.18

hiệu xuất huyết
So sánh nồng độ protein MBL ở nhóm bệnh nhân nam và nữ
Biểu đồ đường cong ROC của protein MBL trong phân biệt

82
83

3.19

2 nhóm bệnh DHF và DWS

So sánh nồng độ protein Ficolin-2 giữa các nhóm nghiên

84

3.20

cứu
So sánh nồng độ protein Ficolin-2 giữa các nhóm âm tính và

85

dương tính với kháng ngun NS1 và kháng thể IgG, IgM
3.21

đặc hiệu với virus Dengue
So sánh nồng độ protein Ficolin-2 giữa có và khơng có dấu

85

3.22

hiệu suất huyết
So sánh nồng độ protein Ficolin-2 giữa hai nhóm bệnh nhân

86

3.23

nam và nữ
Biểu đồ đường cong ROC của protein Ficolin-2 trong phân


87

3.24

biệt 2 nhóm bệnh DHF và DWS
Nồng độ protein MBL ở các kiểu gen khác nhau ở nhóm

88

3.25

DHF
Nồng độ protein MBL trên các kiểu gen khác nhau ở nhóm

88


Hình

Tên hình

Trang

3.26

DWS
Nồng độ protein MBL trên các kiểu gen khác nhau ở nhóm

89


3.27

chứng
Nồng độ protein MBL trên các kiểu gen đơn bội khác nhau

90

3.28

ở nhóm chứng và nhóm bệnh
So sánh nồng độ protein Ficolin-2 giữa các kiểu gen của các

91

3.29

điểm đa hình gen FCN2 ở nhóm bệnh
So sánh nồng độ protein Ficolin-2 giữa các kiểu gen của các

92

3.30

điểm đa hình gen FCN2 ở nhóm chứng
So sánh nồng độ protein Ficolin-2 giữa các kiểu gen đơn bội

93

của 3 SNP (+6031/+6220/+6424) gen FCN2 ở nhóm chứng

3.31

và nhóm bệnh
So sánh nồng độ protein Ficolin-2 giữa các kiểu gen đơn bội
của 8 SNP gen FCN2 ở nhóm chứng và nhóm bệnh

93


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus
Dengue gây ra, bệnh lây truyền qua muỗi Aedes. Trong khoảng 50 năm trở lại
đây, tỉ lệ mắc SXHD tăng cao, đặc biệt ở các vùng địa lý mới. Theo thống kê
của Tổ chức Y tế Thế giới, xấp xỉ 3,9 tỷ người đang sống trong vùng dịch sớt
xuất huyết và có khoảng 390 triệu ca nhiễm virus Dengue với khoảng 96 triệu
ca có biểu hiện lâm sàng hàng năm .
Trong 10 năm trở lại đây, các nước khu vực Đơng Nam Á và Tây Thái
Bình Dương tiếp tục ghi nhận số bệnh nhân mắc SXHD tăng. Tại Việt Nam,
tình hình dịch SXHD đã và đang diễn ra hết sức phức tạp trên cả nước đặc
biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phớ Hồ Chí Minh. Năm 2018, cả
nước có 126.682 sớ ca mắc với 17 ca tử vong. Năm 2019, số ca mắc tăng 2,5
lần và số ca tử vong tăng 3 lần với 320.702 trường hợp mắc SXHD và 54
trường hợp tử vong . Trên thực tế, số ca mắc và tử vong có thể cịn cao hơn
nhiều. Trong thực hành lâm sàng, việc tiên lượng đúng các ca bệnh nặng sẽ
giúp các bác sĩ lựa chọn được phác đồ hiệu quả để điều trị bệnh nhân. Tuy
nhiên, việc tiên lượng này cịn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế do thiếu các
chỉ tiêu tiên lượng. Do đó, nghiên cứu sâu về cơ chế bệnh sinh của SXHD từ
đó có thể đưa ra các yếu tớ dùng làm chỉ tiêu tiên lượng các ca bệnh nặng là
rất cần thiết và hữu ích cho cơng tác điều trị bệnh.
Trong q trình virus Dengue xâm nhập vào cơ thể, hệ thớng miễn dịch

bẩm sinh phản ứng sớm nhất chống lại sự xâm nhập và nhân lên của virus. Hệ
thống bổ thể gồm một nhóm các protein trong huyết thanh là một thành phần
quan trọng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Thơng qua các cơ chế: làm tan
tế bào, opsonin hóa, tăng cường đáp ứng viêm, hệ thống bổ thể bảo vệ cơ thể
chống lại rất nhiều tác nhân gây bệnh . Để thực hiện được chức năng, các
protein bổ thể cần được hoạt hóa. Một trong những con đường hoạt hóa bổ thể


quan trọng, tham gia vào cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý là con đường
lectin với vai trò then chốt của 2 protein Mannose Binding Lectin (MBL) và
Ficolin-2 . Thông qua vùng nhận diện tác nhân trong cấu trúc phân tử, MBL
và Ficolin-2 có khả năng gắn đặc hiệu với các phân tử trên bề mặt các tác
nhân gây bệnh, từ đó hoạt hóa hệ thớng bổ thể theo con đường lectin bảo vệ
cơ thể chống lại các tác nhân đó .
Nồng độ MBL và tính đa hình gen MBL2 đã được chỉ ra có liên quan
đến nhiễm nhiều loại virus khác nhau như HIV, HBV, HCV và đặc biệt là một
số virus trong họ Flaviviridae như WNV , , , . Trong nghiên cứu này, MBL
được chỉ ra là có khả năng gắn vào đầu có chứa N-Linked glycan trên vỏ virus
từ đó trung hịa và thanh thải hiệu quả virus . Giống như MBL, Ficolin-2 cũng
đã được chỉ ra đóng một vai trị quan trọng trong nhiễm một số loại virus ở
người như HBV, HCV , . Là một loại trong họ Flaviviridae, vỏ của virus
Dengue có chứa N-Linked glycan là phối tử cho MBL và Ficolin-2 gắn vào,
từ đó trung hịa và thanh thải virus . Do đó, nồng độ và chất lượng MBL và
Ficolin-2 có thể đóng vai trị quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của SXHD.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về vai trò của hai protein MBL, Ficolin-2 và các
gen MBL2 và FCN2 mã hóa cho hai protein này ở bệnh nhân mắc SXHD còn
khá hạn chế và hoàn toàn mới trên quần thể người Việt. Từ những cơ sở lý
luận và thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tính đa hình gen
MBL2, FCN2 và nồng độ protein MBL, Ficolin-2 ở bệnh nhân sốt xuất huyết
Dengue” với hai mục tiêu:

1. Xác định tính đa hình các gen MBL2, FCN2 và định lượng nồng độ
protein MBL, Ficolin-2 ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue.
2. Phân tích mối liên quan giữa tính đa hình các gen MBL2, FCN2,
nồng độ protein MBL, Ficolin-2 với mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm
sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh do virus lây lan mạnh trên toàn
cầu do muỗi Aedes truyền bệnh. Dịch SXHD lần đầu tiên được khẳng định và
ghi lại ở Philippines vào năm 1953 - 1954 và ở Thái Lan năm 1958 . Từ đó,
SXHD ảnh hưởng đến hầu hết các nước ở khu vực Châu Á, Châu Mỹ La Tinh và
trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện, tử vong ở các khu vực này.
Trong 50 năm qua, tỷ lệ bị bệnh tăng gấp 30 lần, cùng với sự mở rộng về mặt địa
lý đến các nước mới, từ thành thị tới nơng thơn .

Hình 1.1: Phân bớ tình hình SXHD trên thế giới giai đoạn 2010- 2016
* Nguồn: theo Cucunawangsih và cs (2017)

Hiện nay, Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, xấp xỉ 3,9 tỷ người
đang sống trong vùng dịch sốt xuất huyết và có khoảng 390 triệu ca nhiễm
virus Dengue với khoảng 96 triệu ca có biểu hiện lâm sàng hàng năm. Có
khoảng 2,6 tỷ người (trên 70%) có nguy cơ nhiễm SXHD sống ở khu vực Đông
Nam Á và tây Thái Bình Dương, riêng khu vực này chiếm gần 70% gánh nặng
toàn cầu do SXHD gây ra .


1.1.2. Tình hình SXHD ở Việt Nam

Mùa hè 1958, lần đầu tiên xuất hiện một dịch nhỏ SXHD tại Hà Nội
trên một số bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai. Vào năm 1960, một vụ dịch
Dengue cổ điển rất lớn bùng ra ở miền Bắc, bắt đầu từ Hà Nội và lan ra 29
tỉnh thành miền Bắc. Những năm sau đó dịch phát tán ra nhiều vùng khác
nhau trong cả nước, xu hướng tăng dần từ năm 1977, 1979, 1980, 1983, 1987
với tổng số bệnh nhân lớn dần lần lượt là 40.544, 63.976, 95.146, 149.519 và
130.000, cùng với đó tỷ lệ mắc trên 10 vạn dân cũng tăng dần. Năm 1983 là
năm có sớ ca mắc cao nhất với 260 bệnh nhân trên 10 vạn dân. Từ 1988 1998, SXHD tiếp tục gây ra những vụ dịch lớn với số ca mắc/tử vong vào các
năm 1988 (72.600/710), năm 1991 (92.122/347), năm 1995 (80.447/222),
năm 1997 (107.188/226) và tăng đột biến vào năm 1998 (146,155/277) .
Năm 2018, cả nước có 126.682 sớ ca mắc với 17 ca tử vong. Năm
2019, số ca mắc tăng 2,5 lần và số ca tử vong tăng 3 lần với 320.702 trường
hợp mắc SXHD và 54 trường hợp tử vong. Trên thực tế, số ca mắc và tử vong
có thể cịn cao hơn nhiều .

Hình 1.2: Sớ ca sốt xuất huyết Dengue nhập viện và tử vong theo tuần năm 2018
và 2019
* Nguồn: theo WHO (2020)


Ở Việt Nam, SXHD phân bố không đều. Theo báo cáo của cục y tế dự
phịng, sớ ca mắc SXHD tích lũy tới tuần 37 năm 2020 tập trung chủ yếu ở
khu vực phía Nam với 57%, thấp hơn ở miền Trung với 33% và khá ít ở khu
vực Tây nguyên và miền Bắc chiếm lần lượt 6% và 5% .
1.2. Cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết Dengue
Cho đến nay, cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết Dengue còn nhiều
điểm chưa rõ ràng. Dựa vào hai học thuyết được được công nhận nhiều nhất
là thuyết độc lực virus và thuyết miễn dịch tăng cường và các nghiên cứu gần
đây, cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết Dengue có thể được tóm tắt thơng
qua vai trị của các yếu tớ tham gia như sau:


Hình 1.3: Cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết Dengue
*Nguồn: theo Pang X. và cs (2017)

Vai trò của NS1 và kháng thể kháng NS1
NS1 là protein không cấu trúc của virus Dengue, được biểu hiện ở
nhiều dạng oligomer khác nhau gắn ở nhiều vị trí của tế bào: trong màng tế


bào, bề mặt tế bào và hòa tan trong dịch ngoại bào . Trong quá trình nhiễm
virus Dengue, protein NS1 được tiết mạnh vào huyết thanh của bệnh nhân,
nồng độ NS1 tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh và góp phần vào
cơ chế bệnh sinh của SXHD ở vật chủ , . Thật vậy, DENV-NS1 có thể liên kết
trực tiếp với bề mặt của tế bào chủ để gây tổn thương mô . Một nghiên cứu
gần đây đã chứng minh DENV-NS1 kích thích sản xuất cytokine gây viêm
bằng cách kích hoạt các đại thực bào và tế bào đơn nhân trong máu ngoại vi
của con người (PBMCs) thông qua thụ thể Toll-like 4 (TLR4), do đó dẫn đến
sự phá vỡ tính toàn vẹn đơn lớp tế bào nội mơ mạch máu . Hơn nữa, DENVNS1 cũng kích hoạt hoạt hóa bổ thể, gây thốt huyết tương. Trong q trình
này, DENV-NS1 hịa tan được giải phóng từ các tế bào bị nhiễm và trực tiếp
hoạt hóa bổ thể trong máu. Một mới tương quan chặt chẽ đã được tìm thấy
giữa nồng độ DENV-NS1 và sự hình thành phức hợp C5b-C9. Phức hợp C5bC9 có thể kích thích sự biểu hiện mạnh mẽ của các cytokine gây viêm dẫn đến
tiến triển bệnh sốt xuất huyết Dengue . Gần đây, DENV-NS1 được chứng
minh có thể tạo ra chế độ tự chuyển hóa trong dịng tế bào nội mơ người
(HMEC-1) cũng như trên chuột từ đó làm rới loạn chức năng tế bào nội mô .
Ngoài protein NS1, các kháng thể kháng NS1 cũng góp phần quan
trọng vào cơ chế bệnh sinh của SXHD. Sự kết hợp giữa kháng thể kháng NS1
với protein GPI-NS1 trên màng tế bào có thể kích hoạt tín hiệu tế bào dẫn đến
phosphoryl hóa tyrosine làm tăng cường sao chép DENV trong tế bào bị
nhiễm . Quá trình phosphoryl hóa protein và kích hoạt NF-κB đã được quan
sát thấy sau khi kích thích các tế bào HMEC-1 bằng các kháng thể kháng

DENV-NS1. Hơn nữa,biểu hiện một số cytokine và chemokine, như IL-6, IL8, và MCP-1 tăng lên sau khi tế bào nội mơ được kích thích bởi kháng thể
kháng DENV-NS1 . Rới loạn giải phóng cytokine được coi là yếu tớ chính
trong cơ chế bệnh sinh của SXHD. Do đó, kích hoạt đáp ứng miễn dịch qua


trung gian kháng thể kháng NS1 có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự
tiến triển của giảm tiểu cầu và tăng tính thấm thành mạch. Sự khởi phát của
các rối loạn tự miễn dịch do kháng thể kháng NS1 cũng đã được mơ tả là một
yếu tớ góp phần vào cơ chế bệnh sinh SXHD. DENV-NS1có sự tương đồng
về trình tự với một sớ tự kháng ngun, như plasminogen, các protein trên các
tế bào nội mô và tiểu cầu, các tự kháng thể do NS1 kích thích tạo ra có thể
phản ứng chéo với các tự kháng nguyên này , . Những phản ứng này kích
thích tổng hợp oxit nitric (NO) và quá trình chết theo chu trình của các tế bào
nội mô mạch máu. Tổn thương tế bào nội mơ và tiểu cầu có thể góp phần gây
giảm tiểu cầu, rới loạn đơng máu và tăng tính thấm thành mạch trong SXHD .
Vai trò của bộ gen virus
Sự khác biệt về mặt di truyền giữa các chủng virus Dengue có liên quan
đến độc lực virus từ đó dẫn tới sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của
bệnh. Một sớ chủng virus Dengue có độc lực và khả năng gây dịch lớn hơn
những chủng khác. Bên cạnh sự khác biệt trong bộ gen giữa các chủng, các
đoạn ARN của virus (subgenomic flavivirus RNA-sfRNA) có thể đóng một
vai trị nhất định trong qua trình nhân lên của virus trong tế bào chủ, do đó
góp phần gây bệnh SXHD. Trong quá trình sao chép DENV, đoạn ARN 11 kb
của virus có thể bị thối hóa khơng hoàn toàn từ vùng 3’UTR bởi
exoribonuclease của vật chủ để tạo ra các ARN nhỏ 0,3 đến 0,5 kb được gọi là
sfRNA , . sfRNA có thể tích tụ trong các tế bào bị nhiễm để ngăn chặn các
phản ứng miễn dịch kháng virus của vật chủ, như tín hiệu interferon , . sfRNA
cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc sao chép virus thơng qua việc
thay đổi tính ổn định của mARN tế bào bị nhiễm, do đó sfRNA đóng vai trị
nhất định trong trớn tránh miễn dịch của virus Dengue và cơ chế bệnh sinh

SXHD , .
Vai trò của kháng thể


Bằng chứng dịch tễ học đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc SXHD tăng lên có
liên quan đến nhiễm trùng thứ phát một chủng virus khác với chủng gây
nhiễm nguyên phát . Nguy cơ phát triển SXHD trong lần nhiễm trùng thứ phát
cao hơn ít nhất 10 lần so với nguy cơ phát triển tình trạng này trong lần nhiễm
trùng nguyên phát . Tỷ lệ này là do các kháng thể gây ra từ lần nhiễm trùng
nguyên phát được gọi là hiện tượng tăng cường phụ thuộc kháng thể
(Antibody-dependent enhancement –ADE). Các kháng thể kháng virus
Dengue khơng những khơng có hoạt tính trung hịa virus để loại trừ virus mà
cịn tạo thành phức hợp virion-kháng thể. Mặt khác, các kháng thể có bản chất
là IgG có phần Fc gắn được vào thụ thể Fc gamma (FcγR) trên các tế bào
đích. FcγR là một phức hợp đa tiểu đơn vị được phân bố trên bề mặt của
nhiều loại tế bào miễn dịch, như tế bào đuôi gai, đại thực bào và tế bào
mGOT, và nhận biết vùng Fc của các globulin miễn dịch. Sự hấp thu phức
hợp virion-kháng thể qua trung gian của thụ thể Fcγ (FcγR) vào các tế bào
này có thể gây ra tăng lan tràn virus . Do đó, trong q trình nhiễm virus
Dengue, các phức hợp này có thể nhanh chóng xâm nhập vào các tế bào mang
FcγR thông qua tương tác với FcγR, dẫn đến số lượng tế bào bị nhiễm cao
hơn khi có mặt so với khi khơng có kháng thể từ lần nhiễm ngun phát . Hơn
nữa, các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng: nhiễm DENV qua trung
gian FcγR có thể tăng cường sự tái sinh của virus thông qua việc ức chế các
đáp ứng miễn dịch nội bào kháng virus, bao gồm các đáp ứng kháng virus qua
trung gian interferon và tăng cường sản xuất IL-10 trong các tế bào bị nhiễm
virus Dengue. Việc ngăn chặn các phản ứng miễn dịch của cơ thể có thể thúc
đẩy việc sản sinh ra số lượng lớn các virion lây nhiễm.
Ngoài việc tăng cường sự lan tràn virus Dengue, hiện tượng tăng cường
phụ thuộc kháng thể qua trung gian FcγR trực tiếp kích thích tiết các cytokine



từ các tế bào mast và các tế bào miễn dịch khác từ đó làm rới loạn chức năng
tế bào nội mơ mạch máu và tăng tính thấm thành mạch.
Vai trò của lympho T
Sự gia tăng sản xuất cytokine và hoạt hóa tế bào TCD8+ đã được quan
sát thấy ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng đã chỉ ra vai trò của các tế
bào T phản ứng chéo trong cơ chế bệnh sinh của SXHD . Tế bào T có trí nhớ
miễn dịch từ lần lây nhiễm ngun phát đã được kích hoạt bởi một chủng
virus Dengue khác trong lần lây nhiễm thứ hai. Tuy nhiên, đặc tính phản ứng
chéo cao và ái lực thấp dẫn đến việc tiêu diệt tế bào bị nhiễm bệnh và loại bỏ
kiểu huyết thanh vi rút mới nhiễm bệnh của các tế bào này không hiệu quả.
Ngược lại, tế bào T phản ứng chéo cịn góp phần tăng nguy cơ gây ra SXHD.
Các tế bào này sau khi bị kích hoạt bởi chủng Dengue nhiễm thứ phát sẽ tăng
cường sản xuất các cytokin và chemokine như IFN-γ, IL-2 và TNF-α từ đó
làm tăng mức độ trầm trọng SXHD , . Hơn nữa, quá trình tự chết của tế bào T
ở bệnh nhân SXHD gópphần vào tăng mức độ nghiêm trọng của SXHD , .
Nồng độ IL-10 tăng cao trong huyết thanh của bệnh nhân sốt xuất huyết nặng
làm tăng cường chết theo chu trình của các tế bào lympho T từ đó làm giảm
sự thanh thải virus và làm giảm đáp ứng kháng virus, dẫn đến các biểu hiện
nghiêm trọng trên lâm sàng.
1.3. Hệ thống bổ thể
1.3.1. Hệ thống bổ thể
Miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch bẩm sinh (natural immunity hay
innate immunity), cịn gọi là miễn dịch khơng đặc hiệu (non specific
immunity), là khả năng tự bảo vệ sẵn có và mang tính di truyền trong các cơ
thể cùng loài . Miễn dịch tự nhiên khơng để lại trí nhớ, khá ổn định, ít bị sai
sót. Điểm đặc biệt là hệ miễn dịch bẩm sinh có tính chất di truyền, khác nhau



×