Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm môn lý thuyết khung gầm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.31 KB, 32 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN LT KHUNG GẦM
CHƯƠNG I: BỐ TRÍ CHUNG TRÊN ÔTÔ
Câu1:Xe nào dưới đây thuộc xe chuyên dùng:
a) Xe khách, xe chở rác. b) Xe tải, xe cần cẩu.
c) Xe con, xe chữa cháy. d) Xe cứu thương, xe đua.
Đáp án: Câu d
Câu 2: Xe nào dưới đây thuộc xe vận tải:
a) Xe taxi. b) Xe chở rác.
c) Xe chữa cháy. d) Xe đua.
Đáp án: Câu a
Câu 3: Xe có 6 bánh chủ động có công thức bánh xe là:
a) 4 x 2. b) 6 x 4.
c) 6 x 6. d) 4 x 4.
Đáp án: Câu c
Câu 4: Công thức bánh xe 4 x 4, thể hiện xe có:
a) 4 bánh chủ động. b) 2 bánh chủ động.
c) 1 cầu chủ động. d) 6 bánh chủ động.
Đáp án: Câu a
Câu 5: Công thức bánh xe 4x2 thể hiện xe có:
a) 2 cầu chủ động. b) 4 bánh chủ động.
c) 2 bánh chủ động. d) 3 cầu chủ động.
Đáp án: Câu c
Câu 6: Cách bố trí động cơ dưới sàn có nhược điểm:
a) Tăng khoảng sáng gầm.
b) Khó chăm sóc bảo dưỡng động cơ.
c) Người lái nhìn thông thoáng.
d) Hệ số sử dụng chiều dài tăng.
Đáp án: Câu b
Câu 7: Vị trí thứ nhất trong mã VIN thể hiện:
a) Nước sản xuất. b) Hãng sản xuất.
c) Loại xe. d) Năm chế tạo.


Đáp án: Câu a
Câu 8: Vị trí thứ 2 trong mã VIN thể hiện:
a) Loại xe. b) Hãng sản xuất.
c) Nước sản xuất. d) Năm chế tạo.
Đáp án: Câu b
Câu 9: Số VIN chứa bao nhiêu ký tự:
a) 7. b) 13.
c) 17. d) 15.
Đáp án: Câu c
1
Câu 10: Xe có 6 bánh và 2 cầu chủ động có công thức bánh xe là:
a) 4x4. b) 6x4.
c) 6x6. d) 4x2.
Đáp án: Câu b
11. Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống truyền động trên ô tô:
a. Bánh xe. b. Bộ vi sai.
c. Bộ ly hợp. d. Hộp số.
Đáp án: Câu a.
12. Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống truyền động trên ô tô:
a. Trục cardan. b. Bán trục.
c. Động cơ. d. Hộp phân phối.
Đáp án: Câu c.
13. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống truyền động trên ô tô:
a. Hệ thống treo. b. Hệ thống phanh.
c. Bán trục. d. Dầm cầu.
Đáp án: Câu c.
14. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống điều khiển trên ô tô:
a. Bộ vi sai. b. Hệ thống phanh.
c. Hệ thống treo. d. Bánh xe.
Đáp án: Câu b.

15. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống điều khiển trên ô tô:
a. Khung xe. b. Hệ thống treo.
c. Hệ thống lái. d. Dầm cầu.
Đáp án: Câu c.
16. Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống chuyển động trên ô tô:
a. Dầm cầu. b. Hệ thống treo.
c. Hệ thống lái. d. Bánh xe.
Đáp án: Câu c.
17. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống chuyển động trên ô tô:
a. Trục cardan. b. Hệ thống lái.
c. Hệ thống phanh. d. Hệ thống treo.
Đáp án: Câu d.
18. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống chuyển động trên ô tô:
a. Bộ vi sai. b. Hệ thống lái.
c. Bán trục. d. Khung xe.
Đáp án: Câu d.
19. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống chuyển động trên ô tô:
a. Bánh xe. b. Hộp phân phối.
c. Hệ thống lái. d. Bộ vi sai.
Đáp án: Câu a.
2
20. Ô tô phải đảm bảo những yêu cầu về thiết kế, chế tạo như:
a. Xe phải có tính năng động lực cao.
b. Kiểu dáng phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ công nghiệp.
c. Mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn phù hợp tính năng kỹ thuật.
d. Kết cấu của xe phải đảm bảo cho công tác tháo lắp được dễ dàng.
Đáp án: Câu b.
21. Ô tô phải đảm bảo những yêu cầu về sử dụng như:
a. Xe phải có tính năng động lực cao.
b. Kiểu dáng phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ công nghiệp.

c. Mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn phù hợp tính năng kỹ thuật.
d. Kết cấu của xe phải đảm bảo cho công tác tháo lắp được dễ dàng.
Đáp án: Câu a.
22. Ô tô phải đảm bảo những yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa như:
a. Xe phải có tính năng động lực cao.
b. Kiểu dáng phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ công nghiệp.
c. Mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn phù hợp tính năng kỹ thuật.
d. Kết cấu của xe phải đảm bảo cho công tác tháo lắp được dễ dàng.
Đáp án: Câu d.
23. Ô tô phải đảm bảo những yêu cầu về thiết kế, chế tạo như:
a. Phải đảm bảo tính tiện nghi cho người điều khiển và hành khách.
b. Vật liệu chế tạo các chi tiết phải có độ bền, chống rỉ cao.
c. Số lượng các điểm bôi trơn phải ít để giảm giờ công bơm dầu.
d. Hoạt động êm,không ồn, giảm lượng độc hại trong khí thải.
Đáp án: Câu b.
24. Ô tô phải đảm bảo những yêu cầu về sử dụng như:
a. Phải đảm bảo tính tiện nghi cho người điều khiển và hành khách.
b. Vật liệu chế tạo các chi tiết phải có độ bền, chống rỉ cao.
c. Số lượng các điểm bôi trơn phải ít để giảm giờ công bơm dầu.
d. Ô tô phải mang tính hiện đại.
Đáp án: Câu a.
25. Ô tô phải đảm bảo những yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa như:
a. Phải đảm bảo tính tiện nghi cho người điều khiển và hành khách.
b. Vật liệu chế tạo các chi tiết phải có độ bền, chống rỉ cao.
c. Số lượng các điểm bôi trơn phải ít để giảm giờ công bơm dầu.
d. Hoạt động êm,không ồn, giảm lượng độc hại trong khí thải.
Đáp án: Câu c.
CHƯƠNG II: BỘ LY HỢP
Câu1: Phát biểu nào sau đây sai:
a) Vị trí ly hợp trên ôtô bố trí sau động cơ.

b) Vị trí ly hợp trên ôtô bố trí sau hộp số.
c) Vị trí ly hợp trên ôtô bố trí trước hộp số.
d) Vị trí ly hợp trên ôtô bố trí sau động cơ và trước hộp số.
3
Đáp án: Câu b
Câu 2: Bộ ly hợp có những công dụng, ngoại trừ:
a) Truyền moment xoắn từ động cơ đến hộp số.
b) Giúp hệ thống truyền lực an toàn khi quá tải.
c) Giúp sang số dễ dàng và êm dịu.
d) Giúp xe tăng tốc khi cần thiết.
Đáp án: Câu d
Câu 3: Đạp bàn đạp ly hợp nhằm mục đích:
a) Thắng xe. b) Tăng tốc.
c) Tăng moment động cơ. d) Ngắt ly hợp.
Đáp án: Câu d
Câu 4: Khi đạp bàn đạp ly hợp, bạc đạn chà ép các đầu đòn mở bộ ly hợp hoặc ép các đầu trong của
lò xo lá. Khi đó mâm ép tách rời khỏi:
a) Bạc đạn chà. b) Các lò xo ép.
c) Đĩa ma sát. d) Hộp số.
Đáp án: Câu c
Câu 5: Bộ phận phát động của ly hợp là :
a) Bánh đà, đĩa ép. b) Bánh đà, vỏ ly hợp.
c) Bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép. d) Bánh đà.
Đáp án: Câu d
Câu 6: Cấu tạo của bộ ly hợp có các chi tiết sau:
a) Đĩa ma sát, đĩa ép, ổ bi đỡ.
b) Bánh đà, đĩa ma sát, đĩa ép, trục sơ cấp hộp số, vỏ.
c) Bánh đà, đĩa ma sát, mâm ép, càng mở.
d) Bánh đà, đĩa ma sát, mâm ép, càng mở, bạc đạn đũa, vỏ.
Đáp án: Câu c

Câu 7: Trên đĩa ma sát các chấn động xoắn được hấp thụ do:
a) Lò xo giảm chấn.
b) Các rãnh xéo trên đĩa ma sát.
c) Mặt đĩa ma sát.
d) Các đinh tán trên đĩa ma sát.
Đáp án: Câu a
Câu 8: Lái xe nhận biết bộ ly hợp không ly hoàn toàn khi :
a) Xe chạy trên đường trường. b) Khi sang số.
c) Khi xe bắt đầu tăng tốc. d) Xe chạy ở vận tốc cao.
Đáp án: Câu b
Câu 9: Khi ly hợp ở trạng thái đóng thì các bộ phận nào liên kết với nhau thành một khối:
a) Đĩa ép và bánh đà.
b) Bánh đà và đĩa ma sát.
c) Bánh đà, đĩa ma sát và mâm ép.
d) Đĩa ép và đĩa ma sát.
Đáp án: Câu c
4
Câu 10: Khi ly hợp ở trạng thái mở (ly) thì các bộ nào liên kết thành một khối với nhau :
a) Bánh đà và đĩa ma sát. b) Đĩa ép và đĩa ma sát.
c) Bánh đà, đĩa ma sát và đĩa ép. d) Bánh đà và mâm ép.
Đáp án: Câu d
11. Bộ ly hợp ô tô có những yêu cầu, ngoại trừ:
a. Đóng ly hợp phải được êm dịu.
b. Đảm bảo cho hệ thống truyền lực khi quá tải.
c. Mở ly hợp dứt khoát và nhanh để việc gài số êm dịu.
d. Điều khiển dễ dàng, lực tác dụng lên pedal phải lớn.
Đáp án: Câu d.
12 . Bộ ly hợp sử dụng lò xo lá có ưu điểm:
a. Giúp xe dừng lại dễ dàng.
b. Lực tác dụng đều hơn ở mọi vận tốc động cơ.

c. Độ mòn của đĩa ma sát không ảnh hưởng đến lực bám của ly hợp.
d. Lực tác dụng lên pedal nhỏ.
Đáp án: Câu b.
13. Ly hợp 2 đĩa ma sát có những công dụng, ngoại trừ:
a. Lực bám của bộ ly hợp tăng gấp đôi so với ly hợp một đĩa ma sát.
b. Ngắt ly hợp dễ dàng hơn loại một đĩa ma sát.
c. Đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền lực khi quá tải.
d. Truyền moment từ động cơ đến hệ thống truyền lực.
Đáp án: Câu b.
14 .Nhược điểm của bộ ly hợp sử dụng lò xo lá là:
a. Khó điều chỉnh.
b. Cồng kềnh.
c. Không thể sửa chữa, hư phải thay mới.
d. Lực tác dụng không đều ở mọi vận tốc động cơ.
Đáp án: Câu c.
15. Cơ cấu điều khiển ly hợp dẫn động bằng thủy lực gồm các bộ phận chính như:
a. Xy lanh chính, xy lanh con, ống dầu.
b. Xy lanh chính, xy lanh con, ống dầu, bình dầu, dây cáp.
c. Xy lanh chính, xy lanh con, ống dầu,dây cáp, ốc xả gió.
d. Xy lanh chính, xy lanh con, dây cáp, ốc xả gió.
Đáp án: Câu a.
16. Trên xy lanh chính của bộ điều khiển ly hợp bằng thủy lực gồm các bộ phận, ngoại trừ:
a. Van một chiều. b. Piston.
c. Lò xo. d. Vít xả gió.
Đáp án: Câu d.
17. Trên xy lanh chính của bộ điều khiển ly hợp bằng thủy lực gồm các bộ phận, ngoại trừ:
a. Van một chiều. b. Piston.
c. Lò xo. d. Vít xả gió.
Đáp án: Câu a.
5

18. Khi buông chân bàn đạp ly hợp, piston trong xy lanh chính sẽ được:
a. Dầu đẩy trở về. b. Bàn đạp kéo về.
c. Lò xo đẩy về. d. Van 1 chiều đẩy về.
Đáp án: Câu c.
19. Ly hợp không ngắt hoàn toàn là do các nguyên nhân, ngoại trừ:
a. Đĩa ly hợp bị cong vênh.
b. Chiều cao 3 cần bẩy không thống nhất.
c. Moay ơ ly hợp bị kẹt trên trục sơ cấp hộp số.
d. Lò xo ép quá yếu.
Đáp án: Câu d.
20. Công tắc an toàn của bộ ly hợp có công dụng:
a. Cho phép động cơ phát hành khi bộ ly hợp đang ở vị trí kết.
b. Không cho động cơ phát hành khi còn số.
c. Để phát hành động cơ khi đã đạp bàn đạp li hợp.
d. Giúp hệ thống thủy lực được an toàn.
Đáp án: Câu c.
21 Đĩa ly hợp chóng mòn là do:
a. Lò xo giảm chấn quá yếu.
b. Bộ ly hợp ráp không đồng tâm.
c. Lò xo ép quá yếu.
d. Hệ thống thủy lực bị xì dầu.
Đáp án: Câu c.
22 Đĩa ly hợp chóng mòn là do:
a. Đinh tán lỏng.
b. Lái xe có thói quen gác chân lên bàn đạp ly hợp.
c. Lò xo hoàn lực yếu.
d. Đĩa ly hợp bị cong vênh.
Đáp án: Câu b.
23. Bộ ly hợp bị trượt trong lúc nối khớp do nhiều nguyên nhân gây ra, ngoại trừ:
a. Đĩa ly hợp bị mòn.

b. Đĩa ly hợp bị dính dầu.
c. Moay ơ đĩa ly hợp bị mòn.
d. Lò xo ép bị gãy.
Đáp án: Câu c.
24. Đĩa ma sat có thể trượt tới lui trên rãnh then hoa của trục:
a. Trục khuỷu.
b. Trục thứ cấp hộp số.
c. Trục trung gian.
d. Trục sơ cấp hộp số.
Đáp án: Câu d.
25. Bộ ly hợp ô tô có những yêu cầu, ngoại trừ:
a. Đóng ly hợp phải được êm dịu.
6
b. Các bề mặt ma sát phải cứng để tránh mòn trong quá trình làm việc.
c. Mở ly hợp dứt khoát và nhanh để việc gài số êm dịu.
d. Kết cấu đơn giản, dễ điều chỉnh, bảo dưỡng dễ dàng.
Đáp án: Câu b.
CHƯƠNG III: HỘP SỐ THƯỜNG
Câu 1: Trục sơ cấp được nối với trục thứ cấp hộp số thông qua:
a) Vòng đàn hồi. b) Vòng ren.
c) Ổ bi kim. d) Ổ bi côn.
Đáp án: Câu c
Câu 2: Bánh răng đồng hồ tốc độ liên kết với:
a) Bánh răng trên trục sơ cấp.
b) Bánh răng trên trục thứ cấp.
c) Bánh răng trên trục trung gian.
d) Bánh răng trên trục lùi.
Đáp án: Câu b
Câu 3: Hộp số phụ cho phép truyền lực đến:
a) 2 cầu. b) 3 cầu.

c) 4 cầu. d) 5 cầu.
Đáp án: Câu a
Câu 4: Hoạt động của bộ đồng tốc gồm mấy giai đoạn:
a) 1 giai đoạn. b) 2 giai đoạn.
c) 3 giai đoạn. d) 4 giai đoạn.
Đáp án: Câu b
Câu 5: Trong hộp số có 3 số tới, 1 số lùi thì tỷ số truyền nhỏ nhất ở vị trí:
a) Số 1. b) Số 2.
c) Số 3. d) Số lùi.
Đáp án: Câu c
Câu 6: Hộp số sử dụng dầu bôi trơn loại:
a) SAE 30. b) SAE 40.
c) SAE 90. d) SAE 140.
Đáp án: Câu c
Câu 7: Công dụng của hộp số phụ:
a) Làm tăng tốc độ để tăng ngẫu lực xoắn.
b) Làm giảm tốc độ để giảm ngẫu lực xoắn.
c) Làm giảm tốc độ để tăng ngẫu lực xoắn.
d) Làm tăng tốc độ để giảm ngẫu lực xoắn.
Đáp án: Câu c
Câu 8: Nếu đường kính bánh răng chủ động là 4, bánh răng bị động là 2 thì tỷ số truyền là:
a) 2. b) 0,5.
c) 1. d) 1,5.
Đáp án: Câu b
7
Câu 9: Trên trục sơ cấp của hộp số loại 3 trục có:
a) 1 bánh răng. b) 2 bánh răng.
c) 3 bánh răng. d) 4 bánh răng.
Đáp án: Câu a
Câu 10: Bánh răng của trục sơ cấp hộp số loại 3 trục luôn ăn khớp với bánh răng của:

a) Trục thứ cấp. b) Trục trung gian.
c) Trục lùi. d) Khi nào gài số mới ăn khớp.
Đáp án: Câu b
11. Hộp số ô tô có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
a. Thay đổi moment và số vòng quay.
b. Tăng lực kéo cho bánh xe bị động.
c. Có thể gài số lùi để xe di chuyển về phía sau.
d. Có tay số trung gian để phát hành động cơ.
Đáp án: Câu b.
12. Hộp số ô tô có những yêu cầu sau, ngoại trừ:
a. Tỷ số truyền đảm bảo tính năng động lực và tính kinh tế nhiên liệu.
b. Không sinh ra các lực va đập trên hệ thống truyền lực.
c. Tăng moment để tăng vận tốc.
d. Đơn giản, điều khiển dễ dàng, làm việc êm dịu, hiệu suất cao.
Đáp án: Câu c.
13. Hộp số ô tô loại 2 trục có những bộ phận nào sau đây, ngoại trừ:
a. Trục sơ cấp.
b. Trục thứ cấp.
c. Trục trung gian.
d. Trục trượt.
Đáp án: Câu c.
14. Hộp số ô tô loại 3 trục có những bộ phận nào sau đây, ngoại trừ:
a. Trục trượt.
b. Trục lùi.
c. Vòng đàn hồi.
d. Vòng đồng tốc.
Đáp án: Câu c.
15. Bộ đồng tốc của hộp số ô tô có những bộ phận nào sau đây, ngoại trừ:
a. Lò xo hãm.
b. Khóa chuyển.

c. Ống trượt.
d. Trục trượt.
Đáp án: Câu d.
16. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng:
a. Chiều dài của chốt hãm bằng khoảng cách hai trục trượt cộng với một rãnh khuyết của trục
trượt.
8
b. Chiều dài của chốt hãm bằng khoảng cách hai trục trượt cộng với hai rãnh khuyết của hai
trục trượt.
c. Giữa ba trục trượt phải có một chốt hãm.
d. Chốt hãm được chế tạo rỗng nhằm mục đích đàn hồi.
Đáp án: Câu a.
17. Cơ cấu sang số kiểu thanh trượt có các bộ phận sau, ngoại trừ:
a. Cần sang số, trục trượt. b.Khớp hình cầu và chốt giữ cần số.
c. Chốt hãm, bi và lò xo định vị. d.Đèn báo số lùi.
Đáp án: Câu d.
18. Ở loại hộp số 3 trục, khi gài số lùi thì bánh răng lùi sẽ ăn khớp với:
a. Bánh răng của trục trung gian.
b. Bánh răng của trục trung gian và bánh răng của trục thứ cấp.
c. Bánh răng của trục trung gian và bánh răng của trục sơ cấp.
d. Bánh răng của trục thứ cấp và bánh răng của trục sơ cấp.
Đáp án: Câu b.
19. Ở loại hộp số 2 trục, khi gài số lùi thì bánh răng lùi sẽ ăn khớp với:
a. Bánh răng của trục trung gian.
b. Bánh răng của trục trung gian và bánh răng của trục thứ cấp.
c. Bánh răng của trục trung gian và bánh răng của trục sơ cấp.
d. Bánh răng của trục thứ cấp và bánh răng của trục sơ cấp.
Đáp án: Câu d.
20. Hộp số bị kêu khi sang số là do các nguyên nhân, ngoại trừ:
a. Bộ ly hợp không ly hoàn toàn.

b. Đĩa ly hợp bị cong vênh.
c. Đĩa ly hợp bị kẹt trên trục thứ cấp hộp số.
d. Bộ đồng tốc bị hỏng.
Đáp án: Câu c.
21. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng:
a. Hộp số 4 cấp là hộp số có 3 số tiến và 1 số lùi.
b. Hộp số 4 cấp là hộp số có 4 số tiến và 1 số lùi.
c. Hộp số 5 cấp là hộp số có 1 số trung gian, 3 số tiến và 1 số lùi.
d. Hộp số 5 cấp là hộp số có 1 số trung gian, 4 số tiến và 1 số lùi.
Đáp án: Câu b.
22. Hộp số ô tô có những yêu cầu sau, ngoại trừ:
a. Tỷ số truyền đảm bảo tính năng động lực và tính kinh tế nhiên liệu.
b. Không sinh ra các lực va đập trên hệ thống chuyển động.
c. Có tay số trung gian để ngắt động cơ khỏi hệ thống truyền lực.
d. Đơn giản, điều khiển dễ dàng, làm việc êm dịu, hiệu suất cao.
Đáp án: Câu b.
23. Phát biểu nào là sai đối với hộp số ô tô:
a. Trục thứ cấp được dẫn động bởi bộ ly hợp.
b. Bánh răng truyền moent xoắn và cung cấp các tốc độ ra ngoài khác nhau.
c. Vòng đồng tốc đưa các bánh răng vào khớp hoặc ra khớp êm, nhẹ.
9
d. Càng sang số dùng dịch chuyển các bánh răng hoặc vòng đồng tốc trượt trên các trục để
gài số.
Đáp án: Câu a.
24. Phát biểu nào là sai đối với hộp số ô tô:
a. Bánh răng đồng hồ tốc độ liên kết với bánh răng của trục sơ cấp.
b. Bánh răng truyền moent xoắn và cung cấp các tốc độ ra ngoài khác nhau.
c. Vòng đồng tốc đưa các bánh răng vào khớp hoặc ra khớp êm, nhẹ.
d. Trục thứ cấp dùng truyền công suất từ hộp số đến trục cardan.
Đáp án: Câu a.

25. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng:
a. Mỗi gắp sang số đều có bi và lò xo định vị.
b. Chiều dài của chốt hãm bằng khoảng cách hai trục trượt cộng với hai rãnh khuyết của hai
trục trượt.
c. Mỗi trục trượt số đều có bi và lò xo định vị.
d. Chiều dài của chốt hãm bằng khoảng cách giữa hai trục trượt.
Đáp án: Câu c.
CHƯƠNG IV: HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
Câu 1: Công dụng của bộ biến mô là:
a) Truyền moment từ động cơ.
b) Truyền và khuyếch đại moment từ hộp số.
c) Truyền và khuyếch đại moment từ động cơ.
d) Tạo ra moment.
Đáp án: Câu c
Câu 2: Cấu tạo của bộ biến mô gồm:
a) Cánh bơm, roto tuabin, stato, vỏ biến mô, khớp một chiều.
b) Cánh bơm, roto tuabin, bơm dầu, vỏ biến mô, khớp một chiều.
c) Cánh bơm, roto tuabin, stato, vỏ biến mô, khớp xoay chiều.
d) Cánh bơm, roto tuabin, stato, lọc dầu, khớp một chiều.
Đáp án: Câu a
Câu 3: Khi cánh bơm được dẫn động bởi trục khuỷu của động cơ, dầu trong cánh bơm sẽ:
a) Không có hiện tượng gì.
b) Quay ngược chiều với cánh bơm.
c) Quay cùng chiều với cánh bơm.
d) Quay ngược chiều với động cơ.
Đáp án: Câu c
Câu 4: Khi xe đang đỗ, động cơ chạy không tải thì moment của bộ biến mô:
a) Lớn nhất. b) Bằng không.
c) Nhỏ nhất. d) Bằng một.
Đáp án: Câu a

Câu 5: Công dụng của bơm dầu là:
10
a) Cung cấp dầu cho bộ biến mô.
b) Tạo áp lực cho bộ biến mô.
c) Truyền dầu qua bộ tích năng.
d) Bôi trơn các bộ phận bộ tích năng.
Đáp án: Câu a
Câu 6: Dầu từ bơm dầu được chia ra đến các chi tiết trong hộp số tự động nhờ bộ phận nào sau đây:
a) Piston phanh dải số 2 b) Bộ tích năng
c) Thân van dưới d) Các van trong hệ thống thuỷ lực
Đáp án: Câu d
Câu 7: Piston phanh dải số 2 gồm:
a) Cần đẩy piston, nắp, lò xo.
b) Lò xo, nắp, bánh răng hành tinh.
c) Piston, phe, bánh răng chủ động.
d) Chốt, dĩa phanh, đĩa ma sát.
Đáp án: Câu a
Câu 8: Ở Piston phanh dải số 2, cần đẩy Piston được dẫn động nhờ bộ phận nào sau đây:
a) Lò xo ngoài. b) Nắp.
c) Piston phanh. d) Đĩa ép.
Đáp án: Câu c
Câu 9: Khi thay mới đĩa phanh trong quá trình đại tu ta phải làm gì:
a) Lau sạch và đem ráp.
b) Rữa qua bằng dầu DO.
c) Ngâm 15 phút trong dầu hộp số tự động.
d) Rửa qua bằng dầu hộp số tự động.
Đáp án: Câu c
Câu 10: Bộ tích năng có công dụng:
a) Hấp thụ phản lực.
b) Giảm chấn động khi chuyển số.

c) Cấp dầu cho hộp số.
d) Tạo áp lực cho phanh dải số 2.
Đáp án: Câu b
Câu 11: Ưu điểm của hộp số tự động, ngoại trừ:
a) Giúp xe lên dốc dễ dàng.
b) Chuyển số một cách tự động và êm dịu.
c) Tránh động cơ và dòng dẫn tải khỏi bị quá tải.
d) Ngắt dòng công suất từ bơm dầu đến biến mô.
Câu 12: Khi xe chạy với tốc độ thấp thì tỉ số truyền moment của bộ biến mô là:
a) Lớn nhất. b) Bằng không.
c) Nhỏ nhất. d) Bằng một.
Câu 13: Ly hợp C1 có chức năng:
a) Truyền moment từ trục sơ cấp đến bánh răng mặt trời.
b) Truyền công suất từ bánh răng mặt trời đến bánh răng hành tinh.
11
c) Nối trục sơ cấp và bánh răng bao bộ truyền trước.
d) Tách các bộ phận.
Câu 14: Chức năng của ly hợp truyền thẳng (C2) dùng để:
a) Truyền công suất gián đoạn từ trục sơ cấp đến trống ly hợp số tiến.
b) Truyền moment để tách các bộ phận trong hộp số.
c) Nối trục sơ cấp và bánh răng mặt trời trước, sau.
d) Truyền áp lực đến bơm dầu.
Câu 15: Trong quá trình ăn khớp của ly hợp số tiến thì các đĩa ép chủ động và đĩa ma sát bị động
quay với tốc độ như nhau vì:
a) Lực ma sát cao giữa đĩa ma sát và đĩa ép.
b) Lực tác động vào cả 2 như nhau.
c) Đĩa ma sát và đĩa ép cùng khối.
d) Lực tác động vào cả 2 khác nhau.
Câu 16: Trong quá trình nhả khớp của ly hợp truyền số tiến, viên bi 1 chiều tách khỏi đế van là do:
a) Lực lò xo tác động vào nó.

b) Piston dịch chuyển tác động vào.
c) Khóa cụm bánh răng mặt trời trước và sau.
d) Lực ly tâm tác dụng lên nó.
Câu 17: Chiều quay của khớp 1 chiều F1 và F2:
a) Quay ngược chiều kim đồng hồ. b) Quay cùng chiều kim đồng hồ.
c) Đứng yên. d) Quay cả hai chiều.
Câu 18: Bánh răng mặt trời trước và sau được lắp:
a) Trên trục hành tinh của cần dẫn trước. b) Trên trục sơ cấp.
c) Trên trục hành tinh của cần dẫn sau. d) Trên trống dầu vào.
Câu 19: Một bộ bánh răng hành tinh gồm mấy loại bánh răng:
a) 4 loại. b) 3 loại.
c) 2 loại. d) 1 loại.
Câu 20: Sự hoạt động của bộ bánh răng hành tinh trước và sau dựa trên bộ truyền hành tinh có mấy
tốc độ:
a) 2 tốc độ. b) 3 tốc độ.
c) 4 tốc độ. d) 5 tốc độ.
Câu 21: Công dụng của trục trung gian trong hộp số tự động là:
a) Nhận moment từ bộ hành tinh và truyền đến vi sai.
b) Nhận moment từ trục sơ cấp.
c) Nhận moment từ bộ bánh răng hành tinh.
d) Nhận moment từ bánh răng mặt trời.
Câu 22: Công dụng của bộ vi sai trong hộp số tự động là:
a) Phân phối momen xoắn đến hai bán trục bánh xe sau.
b) Phân phối momen xoắn đến hai bán trục bánh xe chủ động.
c) Đảm bảo cho các bánh xe chủ động quay tốc độ bằng nhau.
d) Đảm bảo cho tất cả các bánh xe quay tốc độ khác nhau.
12
Câu 23: Bộ vi sai trong hộp số tự động hoạt động theo nguyên lý:
a) Truyền công suất đến bán trục.
b) Truyền công suất từ trục truyền động đến trục sơ cấp.

c) Cung cấp moment xoắn đến trục trung gian.
d) Cung cấp moment xoắn đến bánh xe bị động.
Câu 24: Van bướm ga trong hộp số tự động có công dụng:
a) Điều chỉnh áp suất cho bộ biến mô.
b) Tạo áp suất cao cho hộp số tự động.
c) Làm giảm va đập lên bánh răng hành tinh.
d) Tạo áp suất thủy lực tương ứng với góc mở bướm ga.
Câu 25: Van cắt giảm áp trong hộp số tự động dùng để:
a) Điều chỉnh áp suất cắt tác động lên van bướm ga.
b) Làm giảm va đập lên bánh răng hành tinh.
c) Điều chỉnh áp suất cho biến mô.
d) Làm giảm va đập khi chuyển từ tay số N sang tay số D.
CHƯƠNG V: TRUYỀN ĐỘNG CARDAN
Câu 1: Vị trí trục cardan được bố trí trên xe:
a) Sau động cơ. c) Trước bộ ly hợp.
b) Sau bộ ly hợp. d) Giữa hộp số và cầu chủ động.
Đáp án: Câu d
Câu 2: Trục cardan có công dụng:
a) Giảm tốc.
b) Truyền chuyển động.
c) Chịu tải trọng của xe.
d) Truyền moment xoắn với góc độ và khoảng cách trục thay đổi.
Đáp án: Câu d
Câu 3: Số lượng trục cardan trên ôtô tối thiểu là:
a) 1 trục. c) 3 trục.
b) 2 trục. d) 4 trục.
Đáp án: Câu a
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai với cardan:
a) Liên kết giữa hộp số và cầu chủ động.
b) Trục cardan được chế tạo rỗng.

c) Đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền lực khi bị quá tải.
d) Truyền moment xoắn với khoảng cách trục và góc độ thay đổi.
Đáp án: Câu c
Câu 5: Cardan dược chế tạo bằng:
a) Sắt. c) Thép cacbon.
b) Hợp kim nhôm. d) Gang.
Đáp án: Câu c
13
Câu 6: Trục cardan khác tốc có 2 loại khớp được sử dụng là:
a) Khớp cầu rotuyn và khớp trượt. b) Khớp cầu rotuyn và khớp chữ thập.
c) Khớp chữ thập và khớp trượt. d) Khớp trượt và khớp rzeppa.
Đáp án: Câu c
Câu 7: Mỗi đầu trục cardan được lắp 1 khớp cardan để hấp thụ những thay đổi theo:
a) Phương thẳng đứng. b) Phương dọc trục.
c) Phương ngang. d) Phương nghiêng.
Đáp án: Câu b
Câu 8: Khớp nối cardan có mấy loại:
a) 1. b) 2.
c) 3. d) 4.
Đáp án: Câu b
Câu 9: Đường kính ngoài của khớp trượt của trục cardan được:
a) Vát rãnh then hoa. c) Lắp với bánh răng cone.
b) Làm nhẵn. d) Vát hình cone.
Đáp án: Câu b
Câu 10: Miếng kim loại dán trên trục Cardan có công dụng:
a) Tăng tốc độ quay của trục.
b) Giảm chấn động khi trục làm việc.
c) Cân bằng động khi trục quay tròn.
d) Cân bằng động khi thay đổi tốc độ xe.
Đáp án: Câu c

Câu 11: Khi hoạt động trục cardan chịu:
a) Moment uốn và moment xoắn. b) Lực dọc trục.
c) Moment kéo và moment nén. d) Lực ngang trục.
Câu 12: Số lượng tối thiểu khớp nối cardan khác tốc cần có trên một trục:
a) 1 khớp. b) 3 khớp.
c) 2 khớp. d) 4 khớp.
Câu 13: Số lượng khớp nối cardan khác tốc ít nhất trên một trục kép:
a) 1 khớp. b) 3 khớp.
c) 2 khớp. d) 4 khớp.
Câu 14: Khớp cardan đồng tốc kiểu tripod có:
a) Một trục chữ thập. b) Một vòng bi kim.
c) Một chạc ba. d) Khớp nối chữ C.
Câu 15: Khớp cardan đồng tốc kiểu Rzeppa có:
a) Bốn viên bi cầu. b) Năm viên bi cầu.
c) Sáu viên bi cầu. d) Bảy viên bi cầu.
Câu 16: Trong khớp cardan tripod thân bao hình trụ nối với phần trục chủ động bằng:
a) Bạc đạn chà. b) Rãnh then hoa.
c) Bulon. d) Bạc đạn đũa.
14
Câu 17: Trục cardan được chế tạo rỗng để:
a) Tiết kiệm vật liệu. b) Dễ chế tạo.
c) Chịu moment xoắn. d) Cân bằng động.
Câu 18: Trục cardan bị gãy là do:
a) Ly hợp bị trượt. b) Xe chạy quá tải.
c) Xe chạy quá tốc độ. d) Công suất động cơ quá lớn.
Câu 19: Trục cardan chưa được cân bằng sẽ làm cho, ngoại trừ:
a) Trục cardan mau bị võng. b) Trục cardan bị rung khi vận hành.
c) Mau hư các ổ bi đỡ. d) Trục cardan gãy.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai:
a) Trợ lực ở hệ thống lái.

b) Trợ lực ở trục cardan đối với xe tải nặng.
c) Trợ lực ở hệ thống phanh.
d) Trợ lực ở cơ cấu điều khiển ly hợp.
Câu 21: Loại trục cardan có khớp nối đỡ trung gian thuờng được bố trí trên xe:
a) Xe du lịch. b) Xe tải nặng.
c) Xe chuyên dùng. d) Xe đua.
Câu 22: Trục cardan bị hỏng làm cho:
a) Không sang số được.
b) Xe chỉ có thể chạy lùi.
c) Động cơ không khởi động được.
d) Không truyền moment đến các bánh xe chủ động.
Câu 23: Khớp nối trượt của trục cardan gồm có:
a) Một trục chữ thập. b) Các rãnh then hoa.
c) Bốn chén bi. d) Ba con lăn.
Câu 24: Khớp cardan khác tốc gồm có:
a) Trục chữ C. b) Một trục chữ thập và bốn vòng bi đũa.
c) Hai nạng chủ động và bị động. d) Một trục chữ thập và bốn chén bi kim.
Câu 25: Vận tốc dài của nạng khớp chữ thập phần trục bị động thay đổi mỗi khi quay được môt góc:
a) 45 độ.
b) 90 độ
c) 180 độ
d) 360 độ
CHƯƠNG VI: BỘ VI SAI
Câu 1: Bộ vi sai đảm bảo cho 2 bánh xe chủ động quay với vận tốc khác nhau khi:
a) Xe quay vòng. b) Xe lên dốc.
c) Xe xuống dốc. d) Xe chạy thẳng.
Đáp án: Câu a
15
Câu 2: Bánh răng bán trục liên kết với đầu trong bán trục bằng:
a) Đai ốc. b) Bulong.

c) Then hoa. d) Khớp chữ thập.
Đáp án: Câu c
Câu 3: Sự ăn khớp giữa bánh răng phát động và niềng răng có:
a) 2 trường hợp tiếp xúc. b) 3 trường hợp tiếp xúc.
c) 4 trường hợp tiếp xúc. d) 5 trường hợp tiếp xúc.
Đáp án: Câu d
Câu 4: Số bộ vi sai tối thiểu trên Ôtô là:
a) 1 bộ. b) 2 bộ.
c) 3 bộ. d) 4 bộ.
Đáp án: Câu a
Câu 5: Cầu chủ động trên xe tải thường sử dụng nhớt bôi trơn loại:
a) SAE 30. b) SAE 40.
c) SAE 140. d) SAE 240
Đáp án: Câu c
Câu 6: Cầu chủ động trên xe con thường sử dụng nhớt bôi trơn loại:
a) SAE 30. b) SAE 40.
c) SAE 90. d) SAE 190.
Đáp án: Câu c
Câu 7: Việc phân phối moment xoắn đối với vi sai phải:
a) Truyền hết công suất của động cơ.
b) Khuyếch đại công suất động cơ.
c) Truyền theo tỉ lệ cho trước.
d) Phụ thuộc vào tải trọng.
Đáp án: Câu c
Câu 8: Trong bộ vi sai đối xứng có ít nhất:
a) 2 bánh răng. b) 4 bánh răng.
c) 6 bánh răng. d) 8 bánh răng.
Đáp án: Câu c
Câu 9: Cơ cấu khóa hãm vi sai cưỡng bức buộc hai bánh xe chủ động của 1 cầu phải:
a) Quay chậm hơn. b) Quay nhanh hơn.

c) Quay cùng tốc độ. d) Quay khác tốc độ.
Đáp án: Câu c
Câu 10: Bộ phận dùng truyền momen xoắn từ truyền lực chính đến các bánh xe chủ động là:
a) Bộ vi sai. b) Hộp số phụ.
c) Bán trục. d) Bộ li hợp.
Đáp án: Câu c
Câu 11: Bộ vi sai bố trí trên xe du lịch thường có:
a) 2 bánh răng hành tinh. b) 3 bánh răng hành tinh.
c) 4 bánh răng hành tinh. d) 5 bánh răng hành tinh.
16
Câu 12: Bộ vi sai bố trí trên xe tải nặng thường có:
a) 2 bánh răng hành tinh. b) 3 bánh răng hành tinh.
c) 4 bánh răng hành tinh. d) 5 bánh răng hành tinh.
Câu 13: Khi xe quay vòng bên trái, bán trục bên phải sẽ quay:
a) Nhanh hơn bán trục bên trái.
b) Chậm hơn bán trục bên trái.
c) Bằng vận tốc của bán trục bên trái.
d) Nhanh hơn hoặc chậm hơn bán trục bên trái tùy theo bán kính quay vòng.
Câu 14: Ô tô tải có tỉ lệ giảm tốc 5:1 nếu bánh răng phát động quay 10 vòng thì niềng răng quay:
a) 1 vòng.
b) 2 vòng.
c) 2 vòng rưỡi.
d) 5 vòng.
Câu 15: Sự ăn khớp giữa bánh răng phát động và niềng răng có 5 trường hợp tiếp xúc, thì tiếp xúc
nào là tốt nhất:
a) Tiếp xúc ở phía ngoài.
b) Tiếp xúc ở chân răng.
c) Tiếp xúc ở đỉnh răng.
d) Tiếp xúc ở đường trung tâm của mặt răng.
Câu 16: Bán trục giảm tải hoàn toàn được sử dụng trên xe:

a) Du lịch. b) Tải nhẹ.
c) Tải nặng. d) Tất cả các loại xe.
Câu 17: Bán trục giảm tải 3/4 được dùng cho xe:
a) Tải nhẹ.
b) Du lịch.
c) Tải nặng.
d) Xe thể thao.
Câu 18: Bán trục giảm tải 1/2 được dùng chủ yếu ở loại xe:
a) Tải nặng.
b) Tải nhẹ.
c) Du lịch.
d) Xe khách.
Câu 19: Đối với xe có hộp số phụ thì số bộ vi sai cần thiết là:
a) 1 bộ.
b) 2 bộ.
c) 3 bộ.
d) 4 bộ.
Câu 20: Trong bộ vi sai đối xứng có ít nhất mấy bánh răng bán trục:
a) 2 bánh răng.
b) 4 bánh răng.
c) 5 bánh răng.
17
d) 6 bánh răng.
Câu 21: Khi xe quay vòng, nếu không có bộ vi sai thì sẽ xảy ra hiện tượng:
a) Gãy bán trục.
b) Vỡ hộp số.
c) Gãy trục cardan.
d) Vỡ động cơ.
Câu 22: Cơ cấu khoá hãm vi sai có mấy loại:
a) 2 loại.

b) 3 loại.
c) 4 loại.
d) 4 loại.
Câu 23: Cơ cấu dẫn động khóa vi sai của vi sai hãm cưỡng bức là, ngoại trừ:
a) Cơ khí, thuỷ lực.
b) Điện, cơ khí.
c) Khí nén, thuỷ lực.
d) Cụm van một chiều.
Câu 24: Trong bộ vi sai tăng ma sát, khi làm việc thì:
a) Đĩa ma sát quay với vỏ vi sai.
b) Đĩa thép quay với bánh răng bán trục.
c) Các đĩa thép được ép chặt liên kết thành một khối.
d) Các đĩa thép quay tự do.
Câu 25: Phân loại theo kết cấu thì dầm cầu được chia thành:
a) 2 loại.
b) 3 loại.
c) 4 loại.
d) 5 loại.
CHƯƠNG VII: HỆ THỐNG TREO
Câu 1: Bộ giảm chấn được dùng trên xe với mục đích, ngoại trừ:
a) Giảm và dập tắt các va đập.
b) Nâng cao độ cứng vững cho hệ thống treo.
c) Đỡ toàn bộ tải trọng của xe.
d) Tiêu hao cơ năng không cần thiết một cách nhanh chóng.
Đáp án: Câu c
Câu 2: Các gối đỡ bằng cao su của ống giảm chấn trong hệ thống treo có nhiệm vụ:
a) Tăng chiều cao của hệ thống treo.
b) Là một bộ phận đàn hồi phụ.
c) Điều chỉnh độ cứng của nhíp.
d) Giảm độ cứng của ống giảm chấn.

Đáp án: Câu b
Câu 3: Hệ thống treo đòn chéo gây ra một thay đổi nhỏ ở vết bánh xe và góc điểu khiển, điều này
được khắc phục bằng cách:
18
a) Dùng lốp xe có chiều rộng lớn.
b) Dùng lốp xe có chiều rộng nhỏ.
c) Kết hợp lốp xe có chiều rộng lớn và áp suất lớn.
d) Kết hợp lốp xe có chiều rộng lớn và áp suất nhỏ.
Đáp án: Câu d
Câu 4: Khi xe chở quá tải, lá nhíp thường bị gãy là:
a) Lá nhíp dài nhất. b) Lá nhíp ngắn nhất.
c) Lá nhíp dày nhất. d) Lá nhíp mỏng nhất.
Đáp án: Câu a
Câu 5: Cầu chủ động được gắn tại tâm bộ nhíp nhờ:
a) Các mối hàn. b) Hai bulong chữ U.
c) Các vấu cao su. d) Bulông trung tâm.
Đáp án: Câu b
Câu 6: Túi cao su bằng khí nén trong hệ thống treo có thể:
a) Mang đỡ sức nặng của xe. b) Dẫn hướng cho các bánh xe.
c) Giúp xe di chuyển được ổn định. d) Hấp thu dao động của ống giảm chấn.
Đáp án: Câu a
Câu 7: Để chống lại biến dạng uốn, giảm chấn thường được bố trí:
a) Lệch về 2 phía của cầu xe. b) Thẳng đứng vuông góc với mặt đất.
c) Đặt trên một tấm đệm bằng cao su. d) Đặt giữa lò xo xoắn.
Đáp án: Câu a
Câu 8: Hệ thống treo phụ thuộc có ưu điểm – ngoại trừ:
a) Hạn chế hiện tượng trượt bánh xe. b) Chế tạo đơn giản, giá thành thấp.
c) Dễ tháo ráp và sửa chữa. d) Giữ cho hai bánh xe luôn hướng thẳng.
Đáp án: Câu d
Câu 9: Hệ thống treo hai đòn ngang có:

a) Đòn dưới lớn hơn đòn trên. b) Đòn trên lớn hơn đòn dưới.
c) Hai đòn bằ̀ng nhau. d) Tùy vào loại xe.
Đáp án: Câu a
Câu 10: Hệ thống treo phía trước có công dụng – ngoại trừ:
a) Gánh chịu trọng lượng toàn bộ xe. b) Giúp các bánh xe trước thẳng hàng.
c) Duy trì sự điều khiển tay lái khi thắng gấp. d) Thu hút các chấn động.
Đáp án: Câu a
Câu 11: Hệ thống treo có công dụng, ngoại trừ:
a) Đỡ hệ thống truyền động. b) Tăng chiều cao của xe.
c) Dập tắt các va đập. d) Tạo ra sự êm dịu khi xe hoạt động.
Câu 12: Các lò xo trong hệ thống treo bị yếu sẽ gây nên, ngoại trừ:
a) Tạo ra sự êm dịu khi làm việc.
b) Dễ dàng dập tắt các dao động.
c) Làm hệ thống treo linh hoạt hơn.
d) Dập tắt các dao động tác dụng lên xe.
19
Câu 13: Các tấm đệm bằng chất dẻo giữa các lá nhíp có công dụng:
a) Tăng độ cứng cho bộ nhíp.
b) Giữ cho các lá nhíp thăng bằng.
c) Chống sự mài mòn các lá nhíp.
d) Không tạo ra tiếng ồn khi bộ nhíp làm việc.
Câu 14: Các lá nhíp trong một bộ nhíp có đặc điểm:
a) Có thể lắp lẫn được. b) Có độ dài khác nhau.
c) Có độ dài bằng nhau. d) Có độ dày khác nhau.
Câu 15: Hệ thống treo thủy khí có khả năng:
a) Cho phép điều chỉnh tăng chiều cao xe.
b) Cho phép điều chỉnh tăng độ cứng của lò xo.
c) Cho phép điều chỉnh chiều dài của lò xo.
d) Cho phép điều chỉnh giảm độ cứng của lò xo.
Câu 16: Khi làm việc ở tần số cao, ống giảm chấn có thể bị hư hỏng ở các trường hợp sau, ngoại

trừ:
a) Bể buồng dầu do áp suất lớn.
b) Giảm hiệu quả do không khí lọt vào dầu.
c) Cong piston và thanh đẩy.
d) Gãy lò xo ở van tiết lưu một chiều.
Câu 17: Bộ phận giảm chấn được bố trí trên xe thường có:
a) Một loại. b) Hai loại.
c) Ba loại. d) Bốn loại.
Câu 18: Theo bộ phận dẫn hướng, hệ thống treo chia ra:
a) Một loại. b) Hai loại.
c) Ba loại. d) Bốn loại.
Câu 19: Theo bộ phần tử đàn hồi, hệ thống treo chia ra:
a) Hai loại. b) Ba loại.
c) Bốn loại. d) Năm loại.
Câu 20: Trong trường hợp xe chở nặng, đối với xe sử dụng bộ nhíp đôi thì bộ nhíp nào làm việc:
a) Bộ nhíp chính. b)Bộ nhíp phụ.
c) Cả hai bộ nhíp cùng làm việc. d) Không bộ nhíp nào làm việc.
Câu 21: Hệ thống treo độc lập bố trí trên xe du lịch có:
a) Đòn dưới dài hơn đòn trên. b) Đòn dưới ngắn hơn đòn trên.
c) Hai đòn dài bằng nhau. d) Tùy vào từng hãng xe.
Câu 22: Hệ thống treo hai đòn ngang có đặc điểm, ngoại trừ:
a) Cồng kềnh, chiếm không gian lớn.
b) Kết cấu phức tạp.
c) Tay đòn dưới chịu tải lớn hơn đòn trên.
d) Hạn chế mòn bánh xe khi xe toàn tải.
20
Câu 23: Một lò xo lý tưởng trong bộ phận dàn hồi là:
a) Thật mềm, thật dẻo. c) Thật cứng.
c)Thu hút các va đập và hoàn lực êm dịu. d) Có áp lực nén cao.
Câu 24: Bộ giảm chấn bố trí trên xe du lịch thường là:

a) Lò xo cứng. b) Các đòn bẩy.
c) Ống thuỷ lực. d) Thanh ổn định.
Câu 25: Các thanh ổn định có công dụng, ngoại trừ:
a) Liên kết các bánh xe trên cùng một cầu.
b) Tăng khả năng ổn định ngang cho xe.
c) Tạo lực đàn hồi giảm lật ngang thùng xe.
d) Tăng độ cứng vững cho xe.
CHƯƠNG VIII: HỆ THỐNG LÁI
Câu 1: Tỷ số truyền động lái là góc độ vành lái phải quay để bánh xe hướng dẫn quay được:
a) Một độ. b) Hai độ.
c) Ba độ. d) Một đoạn.
Đáp án: Câu a
Câu 2: Góc nghiêng dọc caster âm có tác dụng giúp xe:
a) Chống lại lực ly tâm khi xe qua khúc quanh.
b) Chống lại lực quán tính của xe.
c) Giảm chấn động của mặt đường truyền lên xe.
d) Giảm lực tác dụng lên vành lái khi xe qua khúc quanh.
Đáp án: Câu a
Câu 3: Góc nghiêng dọc của trục xoay trong hệ thống lái có công dụng, ngoại trừ:
a) Duy trì tính ổn định hướng di chuyển của xe.
b) Làm tăng khả năng quay trở lại của 2 bánh xe dẫn hướng.
c) Làm tăng lực tác dụng lên bánh lái.
d) Làm giảm lực tác dụng lên bánh lái.
Đáp án: Câu c
Câu 4: Trong cơ cấu lái loại trục răng – thanh răng, thanh răng đóng vai trò như:
a) Trục bánh răng. b) Đòn kéo giữa.
c) Bánh răng. d) Đòn kéo giữa và bánh răng.
Đáp án: Câu b
Câu 5: Trụ lái có thể điều chỉnh cao thấp nhằm mục đích:
a) Làm giảm tỷ số truyền động lái.

b) Giúp cho tư thế ngồi của người lái được thoải mái.
c) Giảm lực tác dụng lên vành lái.
d) Làm tăng tỷ số truyền động lái.
Đáp án: Câu b
Câu 6: Vị trí để xác định góc toe trong hệ thống lái là:
a) Nhìn từ trên xuống. b) Nhìn từ trước xe.
c) Nhìn từ hông xe. d) Nhìn từ sau xe.
21
Đáp án: Câu a
Câu 7: Ưu điểm của cơ cấu lái trục vít con lăn là:
a) Tăng áp suất riêng và tăng độ chống mòn.
b) Giảm áp suất riêng và giảm độ chống mòn.
c) Tăng áp suất riêng và giảm độ chống mòn.
d) Giảm áp suất riêng và tăng độ chống mòn.
Đáp án: Câu d
Câu 8: Góc camber được xách định khi:
a) Nhìn từ trước xe. b) Nhìn từ hông xe.
c) Nhìn từ sau xe. d) Nhìn từ người tài xế xuống.
Đáp án: Câu a
Câu 9: Kết cấu bộ trợ lực (cường hóa) trong hệ thống lái gồm những loại sau, ngoại trừ:
a) Trợ lực bằng khí nén. b) Trợ lực bằng thủy lực.
c) Trợ lực bằng áp thấp. d) Loại liên hợp.
Đáp án: Câu c
Câu 10: Theo định nghĩa bán kính quay vòng khi quanh xe là:
a) Là độ khác nhau của hai góc tạo nên do hai bánh xe trước với khung xe trong quá trình xe
qua đoạn đường cong.
b) Là độ khác nhau của hai góc tạo nên do hai bánh xe sau với khung xe trong quá trình xe qua
đoạn đường cong.
c) Là độ khác nhau của hai góc tạo nên do hai bánh xe trước và sau với khung xe trong quá
trình xe qua đoạn đường cong.

d) Là độ khác nhau của hai góc tạo nên do vành lái với khung xe trong quá trình xe qua đoạn
đường cong.
Đáp án: Câu a
Câu 11: Công dụng của hệ thống lái dùng để, ngoại trừ:
a. Dẫn hướng.
b. Thay đổi hướng chuyển động.
c. Dẫn động.
d. Giữ cho ô tô chuyển động theo một hướng nhất định.
Câu 12: Vành lái trên ô tô ở nước Việt Nam được bố trí:
a. Bên trái.
b. Bên phải.
c. Ở giữa.
d. Ở hai bên cả trái và phải.
Câu 13: Hệ thống lái phân loại theo kết cấu và nguyên lý của cơ cấu lái gồm có, ngọai trừ :
a. Lọai trục vít – chốt quay.
b. Loại trục vít – cung răng.
c. Loại chốt quay – cung răng.
d. Loại trục vít – con lăn.
Câu 14: Yêu cầu của hệ thống lái, ngoại trừ :
a. Lái nhẹ và tiện lợi.
22
b. Giữ được chuyển động thẳng ổn định của ô tô.
c. Tháo ráp dễ dàng.
d. Quay vòng thật ngoặt trong một thời gian ngắn trên một diện tích bé.
Câu 15: Phân tích kết cấu hệ thống lái thì tỷ số truyền động lái thấp gọi là:
a. Tay lái nhanh.
b. Tay lái chậm.
c. Tay lái trung bình.
d. Tay lái trợ lực.
Câu 16: Phân tích kết cấu hệ thống lái thì tỷ số truyền động lái cao gọi là :

a. Tay lái nhanh.
b. Tay lái chậm.
c. Tay lái trung bình.
d. Tay lái trợ lực.
Câu 17: Cung răng trong cơ cấu lái không trợ lực là:
a. Cung răng thẳng.
b. Cung răng nghiêng.
c. Cung răng bên.
d. Bánh răng nghiêng.
Câu 18: Cơ cấu lái không trợ lực loại trục vít – cung răng thường được sử dụng thích hợp cho xe:
a. Xe con.
b. Xe tải lớn.
c. Xe du lịch.
d. Xe taxi.
Câu 19 : Ưu điểm của cơ cấu lái loại trục vít – chốt quay:
a. Đánh lái dễ dàng hơn.
b. Có tỷ số truyền thay đổi.
c. Giữ cho 2 bánh xe trước luôn hướng thẳng.
d. Làm cho bánh xe khỏi bị trượt lê khi quay vòng.
Câu 20 : Ô tô có cơ cấu lái trợ lực, để cải thiện tính êm dịu, phần lớn ô tô dùng lốp:
a. Bản rộng áp suất thấp.
b. Bản rộng áp suất cao.
c. Bản nhỏ áp suất thấp.
d. Bản nhỏ áp suất cao.
Câu 21 : Nhiệm vụ của van điều khiển lưu lượng trong bơm trợ lực lái dùng để:
a. Cung cấp dầu cho hệ thống lái.
b. Duy trì lưu lượng dầu cung cấp đến cơ cấu lái.
c. Điều khiển dầu cho hệ thống lái khi rẽ trái hay phải.
d. Giúp hai bánh xe hướng thẳng.
Câu 22 : Công dụng của góc Toe dùng để:

a. Bảo đảm cho hai bánh dẫn hướng song song với nhau khi lăn trên mặt đường.
b. Làm tăng khả năng quay trở lại của hai bánh xe dẫn hướng.
23
c. Làm tăng khả năng quay trở lại của hai bánh xe dẫn động.
d. Duy trì ổn định và kiểm soát hướng di chuyển của xe một cách an toàn.
Câu 23 : Công dụng của góc Kingpin:
a. Làm giảm lực tác động quay vành lái.
b. Làm giảm khả năng quay trở lại của hai bánh xe dẫn hướng.
c. Làm tăng khả năng quay trở lại của hai bánh xe dẫn động.
d. Làm tăng lực dùng để bẻ lái, đặc biệt lúc xe đứng yên.
Câu 24 : Công dụng của góc Caster, ngoại trừ:
a. Duy trì ổn định và kiểm soát hướng di chuyển của xe một cách an toàn.
b. Làm giảm lực tác động khi quay vành lái.
c. Làm tăng khả năng quay trở lại của hai bánh xe dẫn hướng.
d. Làm tăng khả năng quay trở lại của hai bánh xe dẫn động.
Câu 25 : Góc được xác định bởi đường tâm của trục xoay đứng với đường vuông góc mặt đường tại
nơi bánh xe tiếp xúc khi nhìn từ hông xe là:
a. Góc Camber.
b. Góc Caster.
c. Góc Kingpin.
d. Góc Toe.
CHƯƠNG IX: HỆ THỐNG PHANH THƯỜNG
Câu1: Trong xy lanh chính của hệ thống phanh, piston sơ cấp là piston:
a) Có đường kính nhỏ hơn.
b) Được vận hành bằng thủy lực do piston thứ cấp.
c) Được điều khiển trực tiếp do cây đẩy bàn đạp phanh.
d) Khi đạp phanh thật mạnh mới di chuyển.
Đáp án: Câu c
Câu 2: Khi đạp phanh có tiếng kêu trong trống phanh là do những nguyên nhân sau, ngoài trừ:
a) Đinh tán lồi lên bề mặt má phanh.

b) Lò xo hoàn lực guốc phanh bị gãy.
c) Khe hở giữa guốc phanh và trống phanh quá lớn.
d) Đầu bắt guốc phanh bị lỏng.
Đáp án: Câu c
Câu 3: Phanh đĩa tự đều chỉnh khi bố phanh đã mòn đến khoảng hở cho phép, lúc này piston trong
hàm kẹp sẽ:
a) Tiếp xúc với đĩa phanh.
b) Làm cho vòng làm kín bị biến dạng.
c) Trượt ra khởi vi trí ban đầu của vòng làm kín.
d) Trở về vị trí ban đầu.
Đáp án: Câu c
Câu 4: Khi xả gió trong hệ thống phanh dầu ta phải xả theo thứ tự:
a) Từ gần xi lanh chính đến xa xi lanh chính.
b) Bánh nào khó thì xả trước.
c) Từ xa xi lanh chính đến gần xi lanh chính.
24
d) Bánh nào dễ thì xả trước.
Đáp án: Câu c
Câu 5: Yêu cầu mức độ hãm của phanh thủy lực so với phanh thủy lực có trợ lực là:
a) Có mức độ như nhau.
b) Phanh thủy lực có mức độ yêu cầu cao hơn.
c) Phanh thủy lực có yêu cầu thấp hơn.
d) Có mức độ khác nhau.
Đáp án: Câu a
Câu 6:Trên loại xe phanh đĩa phía trước và phanh guốc phía sau, khi đạp phanh đột ngột xe bị chúi
đầu về phía trước thì nguyên nhân hư hỏng là do:
a) Van phân lượng.
b) Van cân bằng.
c) Van kiểm soát áp suất trong đường ống.
d) Van áp lực sai biệt.

Đáp án: Câu b
Câu 7: Loại guốc phanh tự động thêm sức là loại có:
a) Bố phanh của guốc phanh trước ngắn hơn guốc phanh sau.
b) Bố phanh của hai guốc phanh dài bằng nhau.
c) Bố phanh của guốc phanh trước dài hơn guốc phanh sau.
d) Bố phanh của guốc phanh trước dày hơn guốc phanh sau.
Đáp án: Câu a
Câu 8: Khi đạp thắng một bên thắng bị kẹt do:
a) Xi lanh chính bị hỏng. b) Xi lanh làm việc bị hỏng.
c) Có gió trong hệ thống. d) Bể ống dẫn dầu.
Đáp án: Câu b
Câu 9: Trường hợp cả 4 bánh xe đều bi kẹt cứng sau khi ta buông bàn đạp thắng là do các nguyên
nhân sau, ngoại trừ:
a) Bàn đạp phanh không có hành trình tự do.
b) Lỗ thông hơi nơi nắp bình chứa dầu phanh bị bịt kín.
c) Có gió trong hệ thống phanh.
d) Lò xo hồi vị của xi lanh chính bị yếu hoặc gãy.
Đáp án: Câu c
Câu 10: Phanh tay có thể được đặt ở các vị trí, ngoài trừ:
a) Sau Hộp số. b) Trước Bộ vi sai.
c) Ở bánh xe sau. d) Trước hộp số.
Đáp án: Câu d
Câu 11: Phân loại hệ thống phanh theo cách bố trí cơ cấu phanh ta có:
a. Phanh ở trục hệ thống truyền lực.
b. Phanh guốc.
c. Phanh thủy lực.
d. Phanh trợ lực bằng áp thấp.
Câu 12: Khuyết điểm của phanh khí là, ngoại trừ:
25

×