Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ KINH DOANH QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.95 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
NGHIỆP VỤ KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH
HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH CÀ PHÊ
VIỆT NAM

1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Cà phê nằm trong nhóm hàng nơng sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hiện
đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil), có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Bỉ,
Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Cà phê không chỉ được coi là một loại thức uống mà còn là nét văn hóa và lối sống
mang đậm phong cách, không thể thiếu ở nhiều khu vực. Quý I/2022 là sự bứt phá của
các mặt hàng nông sản. Nhiều mặt hàng không chỉ đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với
cùng kỳ mà cịn góp mặt vào nhóm hàng "tỷ đô". Kim ngạch xuất khẩu quý I đã vượt
mục tiêu tồn ngành nơng nghiệp đề ra hơn 2 tỷ USD và đạt 12,8 tỷ USD, tăng hơn
15% so với cùng kỳ năm ngối với sự đóng góp của nhóm mặt hàng chính như gạo,
gỗ, thủy sản... Đặc biệt, cà phê đã bứt tốc với mức tăng trưởng trên 60%, mang về giá
trị xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD. Việt Nam là nơi xuất khẩu và sản xuất mặt hàng lớn trên
thế giới nhưng chưa phát huy được hết tiềm năng.


Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho
trên 600.000 hộ nông dân. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê trong tháng 7/2022 đạt
125.000 tấn, trị giá 284 triệu USD, giảm 9% về lượng và giảm 9,9% về trị giá so với
tháng trước đó. Giá xuất khẩu bình qn cà phê tháng 7/2022 ước đạt mức 2.272
USD/tấn, giảm 1% so với tháng 6/2022.
Áp dụng những kiến thức đã được học ở môn học Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế,
nhóm 11 chúng em xin trình bày tiểu luận “Những yếu tố bên ngồi ảnh hưởng tới
hoạt động xuất nhập khẩu của mặt hàng cà phê tại Việt Nam”

3


PHẦN 1: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM
1.1 Tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam năm 2021
- Năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,56 triệu tấn, trị giá 3,07 tỷ
USD, giảm 0,2% về lượng nhưng tăng 12,1% về trị giá so với năm 2020.
- Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu là cà phê Robusta,
chiếm khoảng 87,5% lượng cà phê xuất khẩu. Trong đó, lượng cà phê Robusta xuất
khẩu sang nhiều thị trường chính giảm, như: Đức giảm 1,4%; Italia giảm 11,2%; Hoa
Kỳ giảm 0,6%, Tây Ban Nha giảm 37,8%; Algeria giảm 12,2%. Ngược lại, lượng cà
phê Robusta xuất khẩu sang Nga tăng 15,1%; Trung Quốc tăng 61,1%.
- Năm 2021, giá cà phê thế giới có biến động tăng cao đột biến, lên mức cao nhất
trong vòng 10 năm trở lại đây. Giá cà phê nội địa theo đó cũng tăng, mức cao nhất là
43.000 đồng/kg, nhưng doanh thu của các doanh nghiệp vẫn chịu tác động tiêu cực do
diễn biến dịch Covid-19 trong nước, giá cước vận chuyển tăng cao, thiếu nhân công
làm gia tăng chi phí. Giá cà phê xuất khẩu bình qn đạt 1.966 USD/tấn, tăng 12,3%
so với năm 2020. Thời điểm cao nhất, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 2.344
USD/tấn.
- Về thị trường xuất khẩu
+ Trong năm 2021, đối với các thị trường riêng lẻ, Đức là thị trường nhập khẩu

cà phê lớn nhất của Việt Nam với trị giá xuất khẩu đạt 418,6 triệu USD, tăng
19,5% so với năm 2020. Việc ngành hàng cà phê Việt Nam giữ được tốc độ
tăng trưởng sang thị trường Đức trong năm 2021 được coi là khá thành công.
Bởi Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, đồng thời Đức
cũng là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất ở EU. Đức còn là cửa ngõ trung
chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.
Trong khi đó, cà phê là một trong những hàng nông sản Đức phải phụ thuộc
vào nhập khẩu. Ngành công nghiệp rang cà phê của Đức rất lớn, phục vụ cả thị
trường nội địa - lớn nhất ở châu Âu, và thị trường xuất khẩu.
+ Các thị trường lớn tiếp theo lần lượt là: Hoa Kỳ với trị giá 273,4 triệu USD,
tăng 7,3%; Nhật Bản đạt 226,5 triệu USD, tăng 25,5%; Italy đạt 224,9 triệu
USD, tăng 0,3%; Liên bang Nga đạt 173,2 triệu USD, tăng 25,3%; Trung Quốc
đạt 128,5 triệu USD, tăng 34,3%.
+ Ngoài ra, một số thị trường tuy có thị phần nhỏ nhưng cũng có mức tăng
trưởng lớn trong kim ngạch nhập khẩu cà phê từ Việt Nam năm 2021 như:
Hungary tăng 585,3% so với năm 2020; Indonesia tăng 56,1%; Nam Phi tăng
49,9%; Ai Cập tăng 49,8%.

4


- Nhìn chung trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang các thị trường
châu Âu thuộc khối EU hầu hết đều giảm, ngoại trừ Đức, Hà Lan, Italia, Hi Lạp và
Hungary. Tỷ trọng xuất khẩu sang khu vực này trong tổng xuất khẩu cà phê của Việt
Nam giảm còn 33,4%(giảm so với mức 35,9% năm 2020 và 47% năm 2019). Ngược
lại, các thị trường châu Á có sự gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt với các thị
trường ngoài ASEAN như Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam năm 2022
- Tính chung sáu tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 1,02

triệu tấn, trị giá 2,3 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng và tăng 48,5% về trị giá so với cùng
kỳ năm 2021.
- Tháng 6/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.295 USD/tấn,
tăng 0,7% so với tháng 5/2022 và tăng 18,2% so với tháng 6/2021. Tính chung 6
tháng năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.257 USD/ tấn,
tăng 23,0% so với cùng kỳ năm 2021.
- Tuy nhiên, với những diễn biến trên thị trường thế giới, các nhà phân tích cho rằng
thương mại cà phê trong nửa cuối năm 2022 sẽ khó khăn, giá cà phê sẽ suy giảm trong
quý 3 và có thể kéo dài sang cả quý 4 nếu xung đột Nga – Ukraine chưa sớm chấm
dứt.
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
2.1 Quy mô, sức tăng trưởng của ngành hàng cà phê
-

-

-

Tính đến năm 2020, diện tích trồng cà phê của Việt Nam là khoảng 680.000 ha,
giảm khoảng 2% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, bộ NN và PTNT ước
tính diện tích cà phê sẽ cịn giảm xuống 675.000 ha.
Khu vực trồng và canh tác cà phê: Đắk Lắk, Tây Ngun, Bn Ma Thuột, Lâm
Đồng,...
Ơng Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam (VICOFA),
cho biết ngược với Brazil, niên vụ cà phê 2020 - 2021 của Việt Nam khá thành
công nhờ thời tiết thuận lợi, sản lượng cà phê vẫn duy trì ở mức 26 - 27 triệu bao.
Vào khoảng giữa năm 2021, dịch covid bùng trở lại, đúng vào thời điểm thu
hoạch cà phê của các vùng canh tác (đặc biệt là các tỉnh lân cận Tây Nguyên).
Điều này khiến việc thu hoạch khó khăn hơn, số lượng nhân công tham gia thu
hoạch cũng bị hạn chế (do phải áp dụng biện pháp phòng tránh dịch bệnh). Cụ thể,

Tỉnh Đắk Nơng có hơn 120.000 ha cà phê và cần khoảng 13 triệu công thu hoạch,
nhưng lực lượng lao động tại chỗ hiện chỉ đáp ứng được khoảng 50%. Tình trạng
thiếu hụt lao động đột ngột khiến cho một lượng lớn cà phê đứng trước nguy cơ bị
5


thất thốt do khơng kịp thu hoạch để xuất khẩu, chủ doanh nghiệp đứng trước
nguy cơ phá sản, thua lỗ.
2.2. Tiêu thụ thị trường trong nước
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong tháng 10 năm 2021
đạt hơn 99 nghìn tấn, tương đương 217 triệu USD giảm 1,1% về lượng nhưng
tăng 3,5% về giá trị.
Trong 10 tháng đầu của năm 2021, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,3 triệu tấn, trị giá
2,4 tỷ USD, giảm 4,2% về khối lượng nhưng giá trị vẫn tăng 5,4% so với cùng kỳ
năm trước. Quý III/2021 so với quý II/2021, xuất khẩu tất cả các chủng loại cà
phê đều giảm, mức giảm thấp nhất 3,3% đối với cà phê robusta. So với quý
III/2020, xuất khẩu cà phê robusta và arabica tăng lần lượt 27,9% và 26,6%.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cà phê tăng so với
cùng kỳ năm 2020, ngoại trừ cà phê arabica.

-

-

Biểu đồ 1: Chủng loại cà phê xuất khẩu tháng 9 và 9 tháng đầu năm
2021
-

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế
biến của Việt Nam tháng 9/2021 đạt 45,43 triệu USD, giảm 7,5% so với tháng

9/2020 và giảm 5,1% so với tháng 9/2019. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm
2021, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam tăng 0,6% so với 9
tháng đầu năm 2020 và tăng 2,7% so với 9 tháng đầu năm 2019, đạt 412,82 triệu
USD.

6


Biểu đồ 2. Kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam qua các
tháng giai đoạn 2019 – 2021
9 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến
sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Philippines, Nga, Hàn Quốc. Đáng
chú ý, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam sang thị trường Indonesia
tăng tới 104,1%, đạt 19,68 triệu USD..
2.3 Diễn biến giá
Giá cà phê tháng 10 nội địa tiếp tục xu hướng tăng kéo dài từ quý III trong bối
cảnh nhu cầu thế giới đang phục hồi trong khi nguồn cung hạn chế, đặc biệt là từ các
nước có nguồn cung lớn như Việt Nam và Brazil.
Ngày 29/10/2021, giá cà phê tại thị trường nội địa tăng theo xu hướng trên thị
trường thế giới, với mức tăng khoảng 3% so với ngày 30/9/2021, lên mức 40.300
đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng, 41.100 đồng/kg tại các tỉnh Gia Lai và Đắk Nông, 41.200
đồng/kg tại tỉnh Đắk Lắk.

7


Biểu đồ 3: Diễn biến giá cà phê trong tháng 10
Giá cà phê nội địa vượt mốc hơn 40 triệu đồng/tấn và kết thúc chu kỳ giảm giá
4 năm liên tiếp. Tuy nhiên, giá cà phê có thể trở về thời kỳ hồng kim 45 – 47
triệu đồng/tấn hay khơng phụ thuộc vào tình hình kiểm sốt COVID-19 và tốc

độ phục hồi kinh tế thế giới. Mà các yếu tố này đang thay đổi từng ngày. Ngoài
ra, giá cà phê còn phụ thuộc vào yếu tố mùa màng và thời tiết của các nước
trồng.
2.4 Dự báo
Theo dự báo, giá cà phê trong thời gian tới có thể điều chỉnh nhẹ do Việt Nam
đang trong thời gian thu hoạch, do đó, nguồn cung nhiều hơn trước. Đồng thời, giá cà
phê trong nước đạt được ngưỡng tâm lý quan trọng, do đó, giới đầu cơ cũng có thể
bán ra một ít để chốt lời. Điều này cũng sẽ góp phần khiến giá cà phê “rung lắc”
quanh mức 40.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, về trung và dài hạn, giá cà phê sẽ vẫn tiếp tục tăng nhờ nhu cầu thế giới
tăng cao do nguồn cung chưa ổn định (thị trường lo ngại hạn hán xảy ra tại Nam Mỹ
và lũ lụt tại Đông Nam Á), trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài và giá cước phí vận
chuyển cao.

8


Đồng thời, tình trạng thiếu lao động thu hái ở khu vực Tây Nguyên cũng sẽ khiến
năng suất và sản lượng cà phê ít nhiều bị ảnh hưởng, kéo theo nguồn có thể khơng
được dồi dào như dự kiến.
2.5 Dung lượng cà phê tại Trung Quốc và thị phần tại Việt Nam
Theo Cục Xuất nhập khẩu, trà vẫn là thức uống truyền thống của Trung Quốc,
nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc tiếp tục tăng, đặc biệt là ở các khu vực
thành thị và những người trẻ tuổi. Phân khúc cà phê hòa tan chiếm một lượng thị phần
đáng kể trên thị trường nhờ vào sự tiện lợi trong sử dụng. Chi tiêu hộ gia đình tăng, lối
sống thay đổi và sự chấp nhận các xu hướng văn hóa phương Tây của người tiêu dùng
trung lưu đã góp phần làm tăng nhu cầu về cà phê hịa tan trên cả nước.
Theo Hiệp hội Cà phê Trung Quốc (CCAB), tiêu thụ cà phê của nước này tăng
với tốc độ hàng năm là 15%. Còn theo Mordor Intelligence, thị trường cà phê Trung
Quốc dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,15% trong giai đoạn 2021 - 2026.

Đại dịch COVID-19 không làm giảm nhu cầu tiêu thụ cà phê, bởi người dân
chuyển sang tiêu thụ tại nhà nhiều hơn. Trong 6 tháng đầu niên vụ 2020-2021 (từ
tháng 10/2020 đến tháng 4/2021), tiêu thụ cà phê của Trung Quốc đạt khoảng 3,7 triệu
bao cà phê loại 60 kg.
Trong khi đó, sản lượng cà phê của Trung Quốc đạt khoảng 1,8 triệu bao. Do đó,
Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải
quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu cà phê (HS 0901) của nước này tháng 9/2021
đạt 53,84 triệu USD, tăng 62,4% so với tháng 9/2020. Tính chung 9 tháng đầu năm
2021, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đạt 387,76 triệu USD, tăng 75,3%
so với cùng kỳ năm 2020.

Biểu đồ 4: Trung Quốc nhập khẩu cà phê qua các tháng năm 2020-2021
Nguồn cung cà phê cho Trung Quốc đa dạng, với khoảng 80 thị trường cung cấp.
Trong đó, các thị trường cung cấp cà phê chính cho Trung Quốc gồm: Guatemala,
9


Ethiopia, Việt Nam, Malaysia, Brazil… Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan
Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu cà phê của nước này từ Guatemala và Ethiopia
trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 49,8 triệu USD, tăng lần lượt 170,3% và 203,6% so
với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cà phê của Guatemala và Ethiopia trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng lần lượt từ 8,33% và 7% trong 9 tháng đầu năm
2020 lên 13% và 12,3% trong 9 tháng đầu năm 2021. 9 tháng đầu năm 2021, kim
ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 46,3 triệu USD, tăng 69,5%
so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập
khẩu từ Trung Quốc giảm từ 12,3% trong 9 tháng đầu năm 2020 xuống 11,94% trong
9 tháng đầu năm 2021.

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG NGỒI NƯỚC
3.1 Văn hóa tiêu dùng cà phê tại Mỹ

- Ở Mỹ, cà phê được xuất hiện từ những năm 1600 tại New Amsterdam - thành phố
New York nổi tiếng ngày nay. Từ đó cà phê dần được sử dụng và gần gũi hơn. Tuy nhiên,
phong cách cà phê hiện đại của Mỹ như hiện nay được cho rằng bắt nguồn từ Ý và phát
triển mạnh mẽ trong khoảng 20 năm trở lại đây.
- Dù chịu ảnh hưởng bởi văn hóa cà phê du nhập từ Ý với lối pha dùng máy Barista
nhanh chóng phổ biến, tuy nhiên lại có sự khác biệt rõ rệt giữa hai nền văn hoá cà phê của
Ý và Mỹ. Đến với Ý bạn sẽ thấy sự chờ đợi một cách chậm rãi, nhẹ nhàng và sành điệu.
Cịn với người Mỹ thì ln trong tâm thái nhanh gọn, tranh thủ thời gian. Điều này hoàn
toàn dễ hiểu khi Mỹ là một quốc gia làm việc với cường độ cao, con người rất quý trọng
thời gian và yêu cầu sự gọn lẹ.
- Khác với cà phê Việt thì ln đậm đà, cịn cà phê của người Mỹ được cho là nhạt
từ màu sắc đến cả hương vị. Cà phê Mỹ là chất nước loãng màu nâu nhạt, có vị hơi khét.
Người Mỹ uống cà phê mọi lúc mọi nơi và nhiều lần trong ngày. Cà phê đối với họ là
thức uống giúp tập trung đầu óc, tỉnh táo, chống buồn ngủ. Món Americano, một thức
uống được biến tấu nhẹ nhàng từ món Espresso của người Ý được xem là thức uống
truyền thống của người Mỹ. Ngoài ra, ở đất nước này phổ biến với Iced Coffee – cà phê
đặc, nóng, thêm đường được rót vào một ly đựng đá.
3.2 Thủ tục xuất khẩu cà phê sang nước Mỹ
- Nghiên cứu đã chứng minh rằng tiêu thụ cà phê ngăn ngừa các loại ung thư, giảm
cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh thần kinh. Bên cạnh đó, sau
khi trải qua cuộc đại dịch và lạm phát, người tiêu dùng tại Mỹ có nhu cầu sử dụng cà phê
tại nhà tăng cao, tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ cà phê tại Mỹ.

10


- 4 tháng đầu năm 2022, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hoa Kỳ đạt mức 5.333
USD/ tấn, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó,k giá nhập khẩu bình quan cà
phê của Hoa Kỳ từ hầu hết các nguồn cung lớn tăng. Mức tăng cao nhất là 66,0% từ
Brazil; mức tăng thấp nhất là 10,3% tại Trung Quốc. Đáng chú ý giá nhập khẩu bình quân

cà phê của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 42,3% lên mức 3,451 USD/tấn
- Thủ tục xuất khẩu cà phê đi Mỹ cần có:
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch: Với mặt hàng cà phê xuất khẩu thì cần hai loại giấy
chứng nhận xuất xứ là C/O form B và C/O form ICO. C/O form B là một trong
những mẫu C/O được cấp bởi Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam VCCI
và thường được doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đi Mỹ xin cấp để chứng minh
xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam. C/O form ICO sử dụng cho hàng cà phê xuất xứ
Việt Nam xuất khẩu đi các nước bao gồm các loại hàng: cà phê chè nhân, cà phê
vối nhân, cà phê đã rang, cà phê hòa tan,... Chú ý, nếu một lô hàng cà phê gồm
nhiều loại hàng cà phê thì phải khai thành nhiều bộ C/O form ICO tương ứng cho
từng loại hàng cà phê

+

Kiểm dịch cà phê: Trước khi tiến hành việc xuất khẩu cà phê, doanh nghiệp nên
trao đổi với nhà nhập khẩu về yêu cầu kiểm dịch đối với cà phê để chuẩn bị.
Trường hợp hợp đồng mua bán không yêu cầu kiểm dịch, doanh nghiệp làm thủ
tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành và không cần làm kiểm dịch cho
lô hàng xuất khẩu

11


+

HS code: Mã HS code chung cho cà phê hạt là 0901. Một số mã HS code có thể
tham khảo cho mặt hàng cà phê như 09011210 ( Arabica WIB hoặc Robusta OIB),
090121 (cà phê chưa xay hoặc đã xay, chưa khử chất cafein)

+


Hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cà phê bao gồm
● Tờ khai hải quan điện tử: nộp 1 bản chính
● Commercial invoice
● Hợp đồng mua bán hàng hóa
● Phiếu đóng gói hàng hóa
● Giấy tờ đầu vào hàng hóa

3.3 Cạnh tranh thị trường cà phê trên thế giới:
Về sản xuất:
Trong báo cáo mới nhất về triển vọng cung – cầu cà phê thế giới của Bộ Nông
nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 20222023 sẽ phục hồi và tăng 7,8 triệu bao (4,7%) so với niên vụ trước lên mức 175 triệu
bao, chủ yếu là do vụ mùa arabica của Brazil bước vào năm cho sản lượng cao theo chu
kỳ “hai năm một
Tổng sản lượng thu hoạch arabica và robusta của Brazil trong vụ 2022-2023 là 64,3
triệu bao, tăng 6,2 triệu bao so với vụ trước
Về tiêu thụ:
Tổ chức Cà phê Quốc tế cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu (gồm cà phê nhân, cà
phê đã rang xay và cà phê hòa tan) trong tháng 5 đạt 10,8 triệu bao, tăng 10% so với
cùng kỳ. Qua đó đưa tổng xuất khẩu cà phê tồn cầu trong 8 tháng đầu niên vụ 20212022 lên gần 88 triệu bao, tăng khoảng 0,7% so với cùng kỳ niên vụ 2020-2021.
Nam Mỹ vẫn là khu vực dẫn đầu về xuất khẩu cà phê toàn cầu với 3,9 triệu bao trong
tháng 5, tăng mạnh 24,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, từ tháng 10/2021 đến tháng 5 xuất
khẩu của khu vực này ghi nhận mức giảm 9,9%, xuống còn 37,9 triệu bao. Vị trí sau
Nam Mỹ lần lượt là Châu Á và Châu Đại Dương, Trung Mỹ và Mexico, thứ tư là Châu
Phi

12


Biểu đồ 5: Sản lượng cà phê arabica và robusta của Brazil trong 2022-2023 ( nguồn

USDA)
Tại Việt Nam, sản lượng cà phê dự báo đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với
vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái. Diện tích canh tác được dự báo khơng thay đổi so
với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.
Tại Ấn Độ, sản lượng được dự báo sẽ tăng 200.000 bao lên 5,7 triệu bao do thời tiết
thuận lợi trong giai đoạn ra hoa và đậu trái, điều này dự kiến sẽ cải thiện đáng kể năng
suất cà phê arabica và robusta. Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ được dự báo sẽ tăng
100.000 bao lên 3,9 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, trong khi tồn kho vẫn ổn định.

Biểu đồ 6: Xuất khẩu cà phê của các khu vực trong 8 tháng đầu vụ 2021-2022
(tháng 10 đến tháng 5) (Nguồn: ICO)

13


3.4 Diễn biến giá:
Cuối tháng 6/2022, giá cà phê thế giới giảm so với cuối tháng 5. Áp lực từ chính
sách thắt chặt tiền tệ tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường tồn cầu nói chung. Bên
cạnh đó, nguồn cung dồi dào khiến giá cà phê tiếp tục giảm.

Biểu đồ 7: diễn biến giá cà phê trên thế giới ( nguồn ICO)

14


Tài liệu tham khảo
/> /> /> /> /> />fbclid=IwAR2UJdm9aWKmACT1UOy4Oi_aHx8Y1KiTx0Y_t6KmCLoMUyNVW1
X9ghbzdEc
/> />
15




×