Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Những kiêng kỵ khi ăn thịt gà docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.04 KB, 4 trang )

Những kiêng kỵ khi ăn thịt gà
Bởi EVA.VN | EVA – 00:00 ICT Thứ sáu, ngày 02 tháng ba năm 2012
Từ lâu thịt gà là món ăn thường nhật và khoái khẩu của người dân. Thế nhưng, để dùng
theo góc độ khoa học và quan điểm của Đông y thì không phải ai cũng biết.
Nhiều khi chỉ sơ ý phối hợp các thực phẩm, gia vị không đúng thì ngoài làm mất giá trị dinh
dưỡng có thể gây hậu quả đáng tiếc.
Sau đây xin giới thiệu một số thực phẩm gia vị không nên phối hợp với thịt gà để bạn đọc tham
khảo.
Kiêng tỏi, rau cải và hành sống: Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại
nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn
nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
Khi ăn phải mà phát sinh chứng bệnh nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.
Cần phối hợp các thực phẩm, gia vị đúng với thịt gà để không làm mất
giá trị dinh dưỡng. (ảnh minh họa)
Kiêng muối vừng và kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác
dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho
phong khí tụ) hạ ứ huyết.
Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc
run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não. Khi này nấu nước cam thảo sống uống sẽ khỏi.
Kiêng ăn thịt chó và gan chó: Thịt chó và gan chó tính đại nhiệt khi kết hợp với thịt gà dễ "úng
khí" sinh chứng kiết lỵ. Khi này dùng nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Kiêng ăn với cơm nếp: Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết
hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta
cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.
Nếu không may mắc chứng bạch thốn trùng lấy một nắm cơm nếp đốt cháy cho ăn sẽ trừ được.
Không ăn với cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt
hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.
Không ăn với tôm: Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng
ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.
Không ăn với mận: Mận tính ôn sáp, nếu ăn với thịt gà sẽ sinh chứng hoắc loạn (thổ tả) ngược tật
(sốt nóng sốt rét). Khi này nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.


Theo Đông y, thịt gà vị cam, tính ấm có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh
tủy. Là món ăn dễ kiếm giàu dinh dưỡng dùng để bồi bổ, an thai và chữa
các chứng bệnh khác nhau như tiêu chảy, lỵ, viêm nhiễm sinh dục, tiết niệu,
phù nề
Giải cảm mạo
Thanh Niên Online – 07:11 ICT Thứ năm, ngày 15 tháng ba năm 2012
Với người bị cảm mạo, có thể dùng các món ăn giải cảm sẽ cho hiệu quả điều trị tốt.
>> 6 sự thật về bệnh phụ nữ thường gặp
>> Khỏe mạnh nhờ nghe nhạc
Theo y học cổ truyền, khi các yếu tố môi trường là phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp
(ẩm), táo (khô), hỏa (nóng) vượt quá khả năng thích ứng của cơ thể chúng ta, thì những yếu tố đó
trở thành tà khí, và khi xâm nhập vào cơ thể con người qua bì phu (da), hoặc mũi, nếu sức đề
kháng yếu thì sẽ sinh ra bệnh, gọi là bệnh thời khí (cảm mạo).
Người bị ngoại cảm phong hàn thường có biểu hiện sợ lạnh phát sốt, hắt hơi, ngứa họng, ho, ngạt
mũi, chảy nước mũi, miệng không khát, không ra mồ hôi hoặc ra rất ít, rêu lưỡi mỏng trắng,
mạch phù khẩn. Người bị ngoại cảm phong thấp thường ngạt mũi, đầu đau, sợ lạnh, hơi sốt hoặc
không sốt, ra mồ hôi không thuận, rêu lưỡi bẩn, mỏng.
Ăn uống, bài thuốc
- Lá tía tô tươi 15 gr, gạo tẻ 50 gr. Lá tía tô rửa thật sạch, thái nhỏ như sợi thuốc, gạo tẻ vo sạch.
Cho gạo vào nồi với lượng nước vừa dùng, nấu với lửa nhỏ, khi cháo chín nhừ thì cho tía tô vào,
nấu đến khi sôi, nêm nếm gia vị vừa dùng. Lượng dùng tùy người.
Tía tô - Ảnh: Thái Nguyên
- Trong các trường hợp bị cảm do phong hàn kèm khí trệ, thể hiện các triệu chứng phát nhiệt, sợ
lạnh, nhức đầu, không đổ mồ hôi, ho, tức ngực, buồn nôn, chướng bụng, ăn uống kém. Tía tô có
vị cay, tính ấm là vị thuốc giải biểu, tía tô được xem là vị thuốc có hai công năng hiệu nghiệm trị
cảm phong hàn và trị khí trệ.
Trứng gà - Ảnh: K.Vy
- Trứng gà 3 quả, gừng tươi 30 gr, đầu trắng của hành lá 4 tép. Gừng tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch
ép lấy nước gừng. Đầu trắng hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Đập trứng gà cho vào tô, trộn đều với
nước gừng, hành, thêm ít muối ăn. Bắc chảo dầu, cho tất cả vật liệu vào xào vừa chín thì lấy ra

đĩa dùng. Món ăn này dùng để chữa các chứng cảm do phong hàn xuất hiện các triệu chứng như
nhức đầu, hơi sợ gió, ho, nghẹt mũi, khan tiếng, kém ăn. Gừng tươi có vị cay, tính ấm, vừa là
thức ăn vừa là vị thuốc có công năng phát tán phong hàn, ôn trung kiện vị, tuyên phế giảm ho.
Chất cay của gừng giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, bài tiết mồ hôi, vừa có tác dụng khử hàn
phát hãn vừa đẩy mạnh sự bài tiết của dịch vị để tĩnh vị kiện vị, tăng sức ăn.
Hành lá - Ảnh: Minh Khôi
- Rượu nho đỏ 30 ml, cho một quả trứng gà vào đánh tan cùng rượu, cho vào nồi đun sôi cho
chín, dùng khi món này còn nóng ấm.
Cần phân biệt cảm mạo do thời khí như nói trên với cảm cúm do vi rút cúm gây ra với các triệu
chứng: sợ lạnh, sốt cao, đau đầu, chóng mặt, toàn thân đau nhức, mệt mỏi, có thể kèm theo đau
họng. Với cảm cúm là bệnh phát tác nhanh và lây truyền rộng. Khi phát hiện cần cách ly người
bệnh.

×