Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Những kiêng kỵ trong ẩm thực mùa đông pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.69 KB, 4 trang )

Những kiêng kỵ trong ẩm thực mùa đông
Bạn không nên uống nước trà nóng quá 47 °C

Mùa đông lạnh lẽo đã đến, các món ăn nóng hổi
và giàu năng lượng như lẩu, thịt chó trở nên hấp
dẫn. Nhưng chúng ta cần chú ý một vài điều kiêng
kỵ để đảm bảo ăn uống một cách khoa học.
Lưu ý khi ăn lẩu
Bạn không nên ăn lẩu bằng bếp cồn khô, trong thời
gian quá dài và trong phòng kín vì mùa đông nhiệt độ
trong phòng cao, ngoài trời thấp, ngồi lâu trong phòng
kín, không khí khó lưu thông, dẫn đến có thể bị ngộ
độc từ những chất bay ra từ cồn khô.
Khi ăn lẩu chúng ta thường ăn cùng với thịt bò nhúng
tái, vì thịt bò nhúng tái có mùi vị rất hấp dẫn. Nhưng
bạn hãy cận thận, vì thịt bò nhúng tái dễ khiến bạn bị
nhiễm giun kim.
Ngoài ra, không nên “tham” uống quá nhiều nước lẩu,
bởi vì thức ăn nhúng vào nước lẩu chủ yếu là các loại
thịt, hải sản và rau.
Những thức ăn này “nấu” cùng với nhau tạo thành
một thứ “canh đặc” hỗn hợp, chứa một chất có độ
đậm đặc rất cao.
Dung dịch này sẽ khiến gan khi tiến hành trao đổi
chất sẽ sinh ra acid uric, làm cho chức năng thận bị
suy thoái, hệ thống tiết niệu bị tắc nghẽn.
Lâu dài còn khiến acid uric tích tụ trong cơ thể, từ đó
gây ra bệnh tê thấp.
Không nên uống trà ngay sau khi ăn thịt chó
Chất tein trong trà kết hợp với protein trong thịt chó,
sẽ tạo thành một hợp chất có tên gọi Protein-tein.


Chất này làm cho dạ dày co bóp yếu đi, lượng nước
trong chất thải đi ngoài giảm thấp. Từ đó, những chất
độc hại và những chất gây ra ung thư có trong chất
thải sẽ “lưu lại” một thời gian lâu trong đường ruột và
dễ bị cơ thể hấp thụ trở lại. Vì vậy, sau khi ăn thịt chó
không nên lập tức uống trà.
Không nên thường xuyên nấu món ăn bằng nồi
đất
Những món ăn nấu bằng nồi đất, do thời gian nóng
quá lâu, chất protein từ thực phẩm sẽ bị phân hủy,
các chất khoáng trong thực phẩm và vitamin cũng bị
mất đi nhiều.
Ngoài ra, khả năng hòa tan và giải trừ chất độc của
nước cũng yếu đi, không có lợi cho việc hấp thụ và
tiêu hoá thức ăn trong cơ thể.
Hơn nữa, nồi đất có nắp đậy rất kín, những mùi vị
“khác lạ” trong thực phẩm khó lòng thoát ra ngoài.
Một phần acid pentanoic và chất béo còn tồn tại trong
thực phẩm và nước canh, dưới tác động của độ
nóng, sẽ chuyển thành chất có hại cho cơ thể.
Không nên uống những đồ uống quá nóng
Uống đồ uống quá nóng sẽ gây ra niêm mạc da tổn
thương. Ở nhiệt độ 43 độ C thì protein bắt đầu biến
chất. Trên 47 độ C thì tế bào máu, tế bào sinh
trưởngbị “tê liệt”. Vì vậy các bạn hãy chú ý, không
nên uống đồ quá nóng vào mùa đông.

×