Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Mẫu về việc tham gia ý kiến về cơ chế chính sách trong quá trình xây dựng, hoạt động quản lý các khu công nghiệp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.25 KB, 4 trang )

UBND TỈNH PHÚ THỌ
BAN QUẢN LÝ CÁC KCN
Số: /BQL-VP
Về việc tham gia ý kiến về cơ
chế chính sách trong quá trình
xây dựng, hoạt động quản lý các
KCN.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày tháng 02 năm 2013
Kính gửi: CLB Ban quản lý KCN, KKT các tỉnh, thành phố phía Bắc
Thực hiện văn bản số 02/CLB-BCN ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Ban
chủ nhiệm Câu lạc bộ Ban quản lý KCN, KKT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc
kiến nghị, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong quá
trình xây dựng, hoạt động và quản lý KCN, KKT, Ban quản lý các KCN Phú Thọ
nhận thấy hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với các KCN,
KKT còn chưa đầy đủ, rõ ràng và nhất quán, một số văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành ban hành sau Nghị định 29/2008/ NĐ-CP không thống nhất về chức
năng nhiệm vụ của Ban quản lý các KCN, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý về đầu
tư xây dựng, bảo vệ môi trường và thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, cụ thể
như sau:
1. Về quản lý đầu tư:
Ban quản lý các KCN cấp tỉnh có chức năng và thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào các KCN, kể cả dự án gắn với thành lập
Doanh nghiệp mới; tuy nhiên do không có hướng dẫn cụ thể, nên các Doanh nghiệp
thành lập trong trường hợp này chỉ được Ban quản lý KCN chứng nhận đăng ký kinh
doanh các ngành nghề gắn với dự án đầu tư, các ngành nghề doanh nghiệp muốn kinh
doanh khác phải đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, điều này vừa gây phiền hà cho
doanh nghiệp, không đảm bảo cơ chế một cửa, một đầu mối, vừa khó khăn cho công
tác quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động.
Đề nghị: Điều chỉnh Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của


Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp theo hướng mở rộng việc đăng ký ngành nghề
kinh doanh đối với các dự án đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp mới trong
KCN và giao cho Ban quản lý các KCN cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng
thời với chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tất cả các dự án đầu tư trong KCN.
2. Về cấp phép xây dựng:
Theo quy định tại khoản 2, điều 37 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008 của Chính phủ, Ban quản lý các KCN cấp tỉnh thực hiện việc cấp phép
xây dựng các công trình của dự án nhóm B, C đầu tư vào các KCN. Nhưng tại
Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 về cấp giấy phép xây dựng không quy
định thẩm quyền của Ban quản lý các KCN, KKT trong việc cấp phép xây dựng.
Trong khi Thông tư số 10/2012/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định số
1
64/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định, Ban quản lý các KCN phải được UBND
tỉnh uỷ quyền về cấp phép xây dựng đối với các dự án trong nước; Sở Xây dựng cấp
phép xây dựng đối với các dự án FDI. Như vậy các văn bản quy phạm pháp luật quy
định về cấp phép xây dựng trong KCN có sự không thống nhất, khó khăn trong việc
thực hiện việc cấp phép và quản lý xây dựng trong KCN.
Đề nghị: Sửa đổi Nghị định 64/2012/NĐ-CP và Thông tư số 10/2012/TT-
BXD thống nhất giao cho Ban quản lý các KCN cấp Giấy phép xây dựng các công
trình của dự án nhóm B, C (cả dự án trong nước và dự án FDI) đầu tư vào các KCN
theo quy định tại khoản 2, điều 37 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của
Chính phủ, đẩm bảo quản lý một đầu mối để thuận tiện cho công tác quản lý cũng
như hoạt động của doanh nghiệp.
3. Về chính sách ưu đãi đầu tư:
Theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và Nghị định số
108/2006/NĐ-CP, KCN là địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng
đối với địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, tuy vậy theo danh mục quy định tại Nghị
định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết hướng
dẫn thi hành một số điều về thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp KCN
không có tên trong danh mục địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn. Chính sách ưu đãi

đầu tư về thuế thu nhập không còn, trong khi các dự án đầu tư trong KCN phải đóng
phí hạ tầng và tiền sử dụng các dịch vụ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dẫn đến chi phí tăng cao hơn so với bên ngoài KCN, vì vậy giảm sức hấp
dẫn thu hút đầu tư vào KCN so với ngoài KCN.
Đề nghị: Áp dụng chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp KCN như đối
doanh nghiệp ở địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn để tăng sức hấp dẫn đầu tư vào
KCN.
4. Về quản lý lao động:
4.1. Về cấp sổ lao động cho lao động Việt Nam làm việc trong KCN, KKT:
Bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 không quy định về việc cấp sổ lao
động cho lao động Việt Nam làm việc trong KCN, KKT.
Đề nghị: Bỏ nội dung cấp sổ lao động cho lao động Việt Nam làm việc
trong KCN, KKT quy định tại điều 37, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008 của Chính phủ.
4.2. Về tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Hiện nay,
các doanh nghiệp khi muốn tuyển dụng lao động nước ngoài vào một vị trí làm việc
tại doanh nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu về đăng quảng cáo thông tin tuyển dụng
người Việt Nam vào vị trí đó, sau 30 ngày nếu không tuyển được lao động Việt
Nam phù hợp mới được phép tuyển lao động người nước ngoài. Việc này đã gây
khó khăn cho một số doanh nghiệp khi muốn tuyển lao động nước ngoài có trình độ
cao, cần gấp về tiến độ thời gian và ảnh hưởng đến chiến lược sử dụng nhân sự của
doanh nghiệp. Mặt khác nhiều doanh nghiệp chấp hành theo hướng chỉ đăng thông
tin tuyển dụng đối phó mà không có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam thực sự,
tạo ra những thông tin tuyển dụng việc làm ảo cho lao động Việt Nam có nhu cầu
xin việc.
2
Đề nghị: Bỏ quy định về nội dung này tại Khoản 3, điều 1 (Sửa đổi, bổ
sung điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008) của
Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ.
5. Về quản lý xuất nhập khẩu:

Hiện nay, Ban quản lý các KCN Phú Thọ đang được Bộ Công thương ủy
quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D cho các doanh nghiệp KCN.
Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động, các doanh nghiệp cần nhiều loại Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa khác nhau để hưởng ưu đãi khi xuất khẩu hàng hóa. Do Ban
quản lý các KCN chưa được ủy quyền cấp các loại giấy chứng nhận khác nên doanh
nghiệp phải xin cấp tại Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam. Việc nay gây
nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đi lại giao dịch xin cấp giấy chứng
nhận, đặc biệt là với những trường hợp doanh nghiệp cần xuất hàng gấp theo hợp
đồng.
Đề nghị: Điều chỉnh nội dung cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa quy định tại điều 37, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính
phủ theo hướng giao trực tiếp quyền cho Ban quản lý các Khu công nghiệp được
phép cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong KCN, không phải qua sự
ủy quyền của Bộ chuyên ngành.
6. Về lĩnh vực quản lý môi trường:
Theo Thông tư 08/2009/TT-BTNMT và Thông tư 48/2011/TT-BTNMT, Ban
quản lý các KCN là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công tác bảo vệ môi trường
KCN; có tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách môi trường. Tuy nhiên, các nhiệm
vụ được giao không tương xứng với thẩm quyền. Cụ thể là, hầu hết các nhiệm vụ
quản lý nhà nước về môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp
huyện thực hiện, Ban quản lý các KCN chỉ là đơn vị phối hợp ở một số nhiệm vụ
(quy định tại Điều 28, Thông tư 08 và Điều 1 mục 15 Thông tư 48). Việc này dẫn
đến một số bất cập đối với Ban quản lý các KCN như:
+ Không thực hiện nguyên tắc một cửa, tại chỗ;
+ Vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Ban quản lý các KCN bị
mờ nhạt, việc nắm bắt thông tin, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong
lĩnh vực môi trường khó khăn do nhiệm vụ được giao rất hạn chế;
+ Có nhiều cấp, nhiều tổ chức tham gia hoạt động quản lý môi trường trong
KCN. Việc phối hợp giữa các cơ quan thiếu chặt chẽ, gây hiện tượng chồng chéo
trong quản lý, không có cơ quan chịu trách nhiệm chính điều phối các hoạt động,

vừa làm giảm hiệu quả quản lý, vừa gây khó khăn cho các doanh nghiệp;
+ Quy định hiện nay bãi bỏ việc ủy quyền cho Ban quản lý các KCN thực
hiện việc thẩm định, phê duyệt ĐTM và xác nhận cam kết bảo vệ môi trường trong
các KCN. Việc này giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện.
Ban quản lý các KCN không đủ thẩm quyền kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp thực
hiện các cam kết của mình và các yêu cầu của quyết định phê duyệt ĐTM hoặc của
giấy xác nhận, dẫn đến tình trạng buông lỏng;
+ Đối với công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường
và tài nguyên, Ban quản lý các KCN chỉ là đơn vị phối hợp với Tổng cục môi
3
trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường, nhiều khi sự phối hợp này chưa đồng
bộ; đồng thời trách nhiệm đôn đốc các doanh nghiệp được thanh tra khắc phục các
lỗi vi phạm không rõ ràng.
Đề nghị: Tiếp tục uỷ quyền choBan quản lý các KCN cấp Tỉnh thẩm định và
phê duyệt ĐTM, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án trong KCN,
KKT.
7. Về chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý các KCN cấp tỉnh:
Hiện nay, Thanh tra Ban quản lý các KCN chưa được xác định trong hệ
thống Thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra và chưa được Thanh tra Chính
phủ, Bộ Nội vụ hướng dẫn về cơ cấu tổ chức hoạt động, thẩm quyền xử phạt vi
phạm pháp luật
Đề nghị thành lập Phòng thanh tra hoặc bộ phận thanh tra đối với tất cả Ban
quản lý KCN, KKT tỉnh, thành phố.
Ban quản lý các KCN Phú Thọ kính gửi quý cơ quan tổng hợp, báo cáo./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TB, các PTB;
- Các phòng, đơn vị thuộc Ban;
- Lưu: VT.
KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN
Nguyễn Văn Oanh
4

×