Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đối phó với trẻ ương bướng, khó bảo như thế nào? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.22 KB, 3 trang )

Đối phó với trẻ ương bướng, khó bảo như
thế nào?
1. Hít thở thật sâu

Sau đó từ từ thở ra, làm một vài lần cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn
nhiều. Điều này sẽ ngăn cản bạn nói năng thô lỗ, cao giọng với con hay thậm
chí đánh đập con cái. Thực hiện bước này xong, não bộ của bạn sẽ mách bảo
bạn hành động đúng đắn hơn. Khi bạn trở đã nên điềm tĩnh, đó là lúc bạn có
thể kiểm soát bản thân để giải quyết những hành vi ngỗ nghịch của con cái.

2. Hãy suy nghĩ tích cực

Khi giận dữ lên đến đỉnh điểm, hãy nhớ rằng bạn đang đối mặt với chính con
của bạn. Hãy cố gắng giữ suy nghĩ tích cực bằng cách nhớ lại một lần thời
thơ ấu của mình, bạn cũng từng ngỗ nghịch như thế hay ngược lại?

Dù gì chăng nữa, bạn cũng phải cố gắng suy nghĩ tích cực bằng cách nhớ lại
thời nhỏ tuổi của mình, lúc đó bạn có thể dễ thương, có thể ngộ nghĩnh, có
thể bướng bỉnh… tất cả những điều đó đều là sự đáng yêu của trẻ. Hãy mỉm
cười với những suy nghĩ như vậy.

Với bản tính ngây thơ và vô tội, trẻ không hẳn ý thức hết được những gì
chúng gây ra, và bạn cũng từng như thế. Suy nghĩ này sẽ giúp bạn hành động
một cách khôn ngoan hơn và kiểm soát bản thân để bạn không phải tung ra
những cơn giận dữ.

3. Nói chuyện thân tình từ trái tim đến trái tim

Sau khi cơn giận đã lắng xuống, đó là lúc bạn nói chuyện với con như từ trái
tim đến trái tim. Hãy nhớ rằng, đừng hành động như lẽ ra bạn phải làm tức là
trút bực tức, quát mắng lên những lỗi của trẻ. Hãy ngồi với chiều cao ngang


với tầm cao của con, mặt đối mặt, nói chuyện thật nhẹ nhàng, đảm bảo, con
bạn sẽ rất nhớ những lời dạy của bạn lúc này. Hãy hỏi lý do tại sao khiến
con trẻ làm điều gì đó và khiến bạn giận dữ.

4. Nhạy cảm với cảm xúc của đứa trẻ

Đừng cảm thấy bạn có nhiều quyền lực nên bạn cần điều chỉnh con tuân theo
mệnh lệnh của bạn, bạn hãy cởi mở, chân thành nói với con, con nên như thế
này, như thế kia… Hãy tìm hiểu mong muốn của con, những gì con lo sợ,
hay sự hấp dẫn của một việc gì, điều gì đối với con. Bằng cách hiểu con, bạn
có thể có thái độ đúng đắn đối với bất kỳ hành vi khó nào của con.

5. Nếu thực sự bạn không thể kìm nén cơn tức giận

Hãy để con trẻ ở trong một căn phòng, cho bản thân một thời gian để cơn
giận dịu đi, mọi suy nghĩ trở nên sáng suốt hơn. Sau khi đã tĩnh tâm lại, hãy
vào phòng trở lại và thực hiện một cuộc trò chuyện với con để hiểu con và
đưa ra hành động phù hợp hơn.


×