Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Nghiệp vụ Kinh doanh quốc tế PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA THƯƠNG HIỆU TRÀ COZY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.98 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-----------------------------------------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Môn: Nghiệp vụ Kinh doanh quốc tế

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN NGỒI TỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA THƯƠNG HIỆU TRÀ COZY

1


2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU TRÀ COZY...............................5
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÀ COZY.................................................................6
1. Đặc điểm ngành.....................................................................................................6
a) Đặc điểm.............................................................................................................6
b) Tác động của đặc điểm ngành tới hoạt động xuất khẩu của trà Cozy............11
2. Đặc điểm thị trường trong nước......................................................................... 12
a) Quy định về xuất khẩu...................................................................................... 12
b) Sự hỗ trợ đến từ Chính phủ............................................................................. 14
c) Mơi trường kinh tế thuận lợi............................................................................ 16
3. Đặc điểm thị trường nước ngoài......................................................................... 17
a) Thị trường Pakistan.......................................................................................... 17
b) Thị trường Đài Loan........................................................................................ 18


CHƯƠNG III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC........................................................... 21
1. Cơ hội................................................................................................................... 21
2. Thách thức........................................................................................................... 22
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 25

3


MỞ ĐẦU
Chè là loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nhiều nước Châu Á. Hiện nay, chè là
một trong những cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, do vậy khối lượng xuất khẩu
chè trên thế giới ngày càng cao kể cả những nước không trồng chè. Mức độ tăng mức cầu
chè trên thế giới ngày càng tăng nhanh hơn mức cung.
Chè cũng là một mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam,
mang lại nhiều nguồn lợi về sức khỏe cũng như kinh tế. Sản lượng chè xuất khẩu hàng
năm đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, tạo công việc cho hàng ngàn người.
Thấy được tầm quan trọng này, ngành chè Việt Nam đã không phát triển và đổi mới để
phù hợp với yêu cầu của thế giới.
Trà Cozy là một thành công kỳ diệu của ngành chè xuất khẩu tại Việt Nam trong
thời gian qua. Với bề dày 20 năm kinh nghiệm, chè Cozy đã có mặt tại mọi miền đất nước
và là doanh nghiệp xuất khẩu chè lớn nhất Việt Nam. Trung Nguyên đã thực hiện một
cuộc xâm nhập thị trường ngoạn mục nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu Việt Nam.
Không chỉ đạt chất lượng cao và đồng đều, Cozy còn là thương hiệu đi tiên phong trong
việc xây dựng chuỗi giá trị, từ những vùng nguyên liệu rộng lớn áp dụng tiêu chuẩn
VietGap đến việc cập nhật công nghệ sản xuất tiên tiến bậc nhất thế giới nhằm kiểm soát
được chất lượng sản phẩm theo từng khâu 1 cách chặt chẽ và khoa học. Cách đi của Cozy,
lựa chọn những sản phẩm kế thừa tinh túy nông nghiệp và đặc sắc ẩm thực của Việt Nam,
đồng thời áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới và nghiên cứu kỹ văn hoá tiêu
dùng quốc tế để đưa ra những sản phẩm phù hợp là một điển hình cho cách làm nơng

nghiệp hội nhập và giá trị cao.
Để có được một vị trí như thế, một hình ảnh như thế, nhiều người, nhiều doanh
nhân đã tự hỏi Cozy đã làm như thế nào, kế hoạch chiến lược ra sao?
Cũng với những câu hỏi như trên, những thắc mắc xoay quanh vấn đề thương hiệu
chè Cozy, Nhóm 14 đã chọn lựa mục tiêu nghiên cứu “Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng
tới hoạt động xuất khẩu chè của thương hiệu trà Cozy” làm đề tài tiểu luận của nhóm.
4


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU TRÀ COZY
Thương hiệu trà Cozy được thành lập bởi Công ty TNHH Thế Hệ Mới (FCG). Ra
đời vào năm 1996, Công ty đặt trọng tâm là sản xuất và kinh doanh chè. Nhờ sự lãnh đạo
và nỗ lực chung của toàn thể lực lượng lao động, cơng ty đã phát triển nhanh chóng thành
công ty chè lớn nhất Việt Nam.
Từ một công ty kinh doanh nhỏ năm 1996, đến nay Công ty đã có 15 nhà máy sản
xuất chè trên cả nước với tổng lượng chè xuất khẩu hàng năm đạt gần 20.000 tấn chè đến
hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Tất cả các khu vườn của FGC đều được kiểm soát chặt
chẽ từ khâu chuẩn bị trang trại, trồng trọt đến thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch. Các yếu
tố liên quan như: mơi trường, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì, điều kiện làm việc
và phúc lợi của người lao động trong trang trại có tầm quan trọng lớn đối với chúng tôi
tại FGC.
Công ty không ngừng áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong trồng, bảo quản,
chế biến và đóng gói các sản phẩm chè. Tại nhà máy ở tỉnh Phú Thọ, FGC hiện có 21 ha
trồng các giống lai mới (LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên) có hương vị thơm ngon hơn,
sản lượng lớn, phù hợp để sản xuất chè hảo hạng như Matcha, Oolong; tất cả đều sử dụng
phương pháp hữu cơ.
2003, FGC thành lập “Cozy” - thương hiệu trà lớn nhất Việt Nam
2005, FGC trở thành doanh nghiệp xuất khẩu trà lớn nhất Việt Nam. Cozy lọt top
500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
Sản phẩm trà Cozy được sản xuất và đóng gói theo cơng nghệ tiên tiến của Đức,

Italia và Nhật Bản. Trong các dòng trà túi nhúng của Cozy đưa ra thị trường, trà xanh
hương nhài vẫn là dòng trà chiếm ưu thế về doanh số. Hiện nay có nhiều dòng trà của
Cozy được bán trên sàn thương mại điện tử Alibaba như: trà hương nhài, trà thảo dược
hibiscus, trà hương đào, trà hương bạc hà… và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế
giới.

5


CHƯƠNG II.PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÀ COZY
1. Đặc điểm ngành
a) Đặc điểm


Sự ổn định ngành
Chè Việt Nam được xuất khẩu tới 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó chè đen

chiếm 51% về lượng xuất khẩu với giá xuất khẩu bình quân 1.450 USD/tấn, Chè xanh
(bao gồm cả chè Ô long và chè ướp hoa nhài) chiếm 48% về lượng, giá bình quân 1.870
USD/tấn. Về thị trường xuất khẩu: Top thị trường xuất khẩu đứng đầu chiếm gần 90%
sản lượng xuất khẩu bao gồm các thị trường: Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Hoa
Kỳ, Iraq,...
Về số liệu, năm 2021 chè là mặt hàng duy nhất trong nhóm nơng, thủy sản sụt
giảm đạt 127 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 214 triệu USD, giảm 1,8% về trị giá và
giảm 6% về lượng so với năm 2020.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu chè đạt 79,9 nghìn tấn, trị giá
133 triệu USD, giảm 5,6% về lượng và giảm 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 8/2021 đạt 1.685,9 USD/tấn, tăng 2,5% so với
tháng 8/2020. Tính đến thời điểm này kinh tế toàn cầu đã vượt qua giai đoạn khủng

hoảng nặng nề nhất và đang nỗ lực duy trì đà hồi phục nhờ việc đẩy mạnh tiến trình tiêm
chủng vắc xin. Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn
biến phức tạp khiến nhiều nhà máy chế biến chè phải tạm dừng sản xuất, tác động tiêu
cực đến hoạt động xuất khẩu. Do đó, lượng và trị giá xuất khẩu chè trong tháng 8/2021
giảm mạnh. Triển vọng xuất khẩu chè trong thời gian tới sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả
của việc kiểm sốt dịch bệnh cũng như tiến trình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19.
Tháng 12/2021, tăng 15,9% về lượng, tăng 14,9% kim ngạch nhưng giảm 0,8% về giá so
với tháng 11/2021, so với tháng 12/2020 cũng tăng 5,7% về lượng, tăng 13,3% về kim
ngạch và tăng 7,2% về giá.

6


Trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 66,2 nghìn tấn chè, đạt kim
ngạch 113,7 triệu USD, giảm 4,9% về lượng và giảm 1,6% về kim ngạch so với cùng kỳ
năm 2021. Pakistan, Đài Loan và Nga là 3 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt
Nam, chiếm 60,5% tổng lượng chè xuất khẩu. Trong tháng 8, Việt Nam xuất khẩu 12
nghìn tấn chè, đạt kim ngạch 21 triệu USD, giảm 4,0% về lượng và tăng 0,8% về kim
ngạch so với tháng 7 năm 2022. Xuất khẩu tăng 16,0% về lượng và tăng 22,6% về kim
ngạch so với Tháng 8 năm 2021.
Từ đó, kết luận rằng những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19
nên giá và sản lượng chè ln có sự biến động lớn so với các năm trước đó. Giá và lượng
xuất khẩu của chè có biên độ giao động khác nhau tùy thời điểm trong năm (trong khoảng
1-6% so với thời điểm này năm trước đó) và tùy thị trường nơi quốc gia nhập khẩu, ảnh
hưởng do biến động cung cầu, kinh tế, chính trị… tồn thế giới vào thời gian đó. Các thị
trường Pakistan, Đài Loan, Nga hiện ln là ba thị trường nhập khẩu chè lớn nhất tổng
kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam.


Dự đốn sự biến động ngành

Nhu cầu toàn cầu đang được cải thiện khi các nền kinh tế thế giới bước vào giai

đoạn phục hồi. Ngoài ra, các hiệp định FTA như Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ
xun Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam – EU (EVFTA) … tiếp tục tạo điều
kiện thuận lợi cho sản phẩm chè của Việt Nam tham gia vào các thị trường đối tác với ưu
đãi thuế quan. EVFTA đã giúp thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam sang EU. Ngay sau
khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các nước EU cam kết dỡ bỏ thuế quan đối với các sản
phẩm chè.
Các sản phẩm từ cây chè của Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú, đảm bảo
sản lượng, chất lượng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các
doanh nghiệp chè Việt Nam đang chuyển hướng sang xuất khẩu các sản phẩm chè chất
lượng cao. Đó sẽ là định hướng tăng kim ngạch xuất khẩu vào các quốc gia EU, bởi với
mức thu nhập khá cao, người tiêu dùng EU sẽ có nhu cầu cao hơn về chất lượng sản
phẩm hơn là giá cả của sản phẩm.
7


Do đó năm 2022 và trong nhiều năm tới, xuất khẩu chè của Việt Nam được dự báo
sẽ tiếp tục tăng trưởng.


Tốc độ thay đổi ngành
Ở Việt Nam cây chè, vốn là ngành nghề truyền thống, hiện đã trở thành cây công

nghiệp phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho
nhiều lao động. Theo đánh giá, những năm gần đây, năng suất và sản lượng chè của Việt
Nam liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản
xuất. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã được các cấp từ Trung ương đến địa
phương ban hành nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Đặc biệt đã có nhiều giải pháp
đồng bộ được áp dụng trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trên sản phẩm chè đã cho

những kết quả khả quan.
Mặc dù năng suất và sản lượng chè liên tục tăng trong những năm gần đây, nhưng
quá trình phát triển ngành chè ở nước ta vẫn cịn một số bất cập do chưa có hàm lượng
cơng nghệ cao trong quy trình, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn trên mỗi đơn vị sản
phẩm được sản xuất và một số vùng trồng chè còn hạn chế khả năng thâm canh, tăng
năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản
phẩm chè Việt Nam trên thị trường thế giới.


Sự biến động theo chu kỳ hay theo mùa
Chè là một loại cây trồng đặc biệt, nhạy cảm với thời gian, hương vị sẽ thay đổi

theo mùa. Sự khác biệt về thời tiết trong các mùa khác nhau là một trong những yếu tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của trà.
Ở nhiều vùng, chè được thu hoạch quanh năm, nhưng sự khác biệt giữa các mùa
thu hoạch có thể rất lớn để tạo ra một loại chè hoàn toàn khác. Mặt khác, các điều kiện
trồng trọt cần thiết đối với nhiều loại trà cao cấp giới hạn sản lượng chỉ một hoặc hai vụ
thu hoạch mỗi năm.
Mùa xuân (tháng 3 - tháng 5) là mùa hái chè nổi tiếng nhất, đặc biệt là ở những
vùng chè lâu đời nhất. Mặc dù trà thu hoạch vào mùa xuân thực sự chiếm một phần tương
8


đối nhỏ trong vụ thu hoạch của năm, nhưng thường được chú ý nhiều nhất. Ngoài ra, một
trong những loại trà phổ biến nhất được thu hoạch trong mùa này là trà Ô long.
Mùa hè (tháng 6 - tháng 8) Vào thời điểm nóng nhất trong năm, cây chè phát triển
tốt và đây là mùa mà hầu hết các loại chè sản xuất hàng loạt được hái, bằng tay hoặc bằng
máy. Lá trà đen được trồng vào mùa hè thường được đóng gói thành trà túi lọc hoặc hỗn
hợp lá lỏng, được thiết kế để uống với sữa và / hoặc đường. Trà xanh được hái trong
những tháng mùa hè thường được sử dụng làm cơ sở cho các loại trà hoa nhài hoặc trà có

hương vị khác. Mặc dù những loại trà mùa hè này có ít hương vị phức tạp vốn có hơn,
nhưng số lượng lớn hơn, giá thấp hơn và hương vị ngon khiến chúng trở thành cơ sở hoàn
hảo cho các hỗn hợp hoặc đồ uống có thêm hương vị như trà sữa hoặc kombucha.
Mùa thu (tháng 9 - tháng 11) Hầu hết các loại trà ô long, bao gồm các loại trà từ
Quảng Đông, Phúc Kiến và Đài Loan, có vụ thu hoạch thứ cấp vào mùa thu, do thời tiết
lạnh đi và tốc độ tăng trưởng chậm lại
Mùa đông (tháng 12 - tháng 2) Trong những tháng lạnh nhất trong năm, hầu hết
các cây chè bước vào thời kỳ ngủ đông và không ra lá mới.
Tóm lại, tháng 6 đến tháng 8 như đã nói ở trên, là khoảng thời gian chè phát triển
tốt nhất và được thu hoạch hàng loạt nên thuận tiện cho việc xuất khẩu với khối lượng
lớn. Và từ các biểu đồ thống kê số liệu kim ngạch chè qua các tháng của từng năm cho
thấy tháng 7 đến tháng 10 thường là khoảng thời gian kim ngạch chè đạt giá trị cao hơn
các thời gian khác trong năm. Do đó, khi so sánh kim ngạch xuất khẩu chè thường sử
dụng số liệu theo tháng, quý… năm nay so với tháng, quý… năm trước.


Mức độ rủi ro
Mặc dù là nước xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng đa phần chè Việt

Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường dễ tính, chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ... Chính vì vậy
đến nay, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với sức tiêu thụ của
thế giới.
9


Ngồi việc chưa có sản phẩm chè chất lượng thâm nhập vào các thị trường có yêu
cầu cao, xuất khẩu chè Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức về chi phí sản
xuất, cơng nghệ chế biến, tiêu chuẩn chất lượng, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Cách
thức trồng, chế biến chè vẫn còn một số khâu chưa tuân thủ tiêu chuẩn nên rất khó đảm

bảo chất lượng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh thuận lợi về giảm thuế
quan thì các doanh nghiệp phải chịu sức ép về hàng rào kỹ thuật, nhất là vấn đề an toàn
vệ sinh thực phẩm. Các rủi ro trong quy trình cũng khơng phải ngoại lệ, như thu hái đúng
cách để không dập chè, ảnh hưởng chất lượng chè.
Chè là sản phẩm mang tính thời vụ, tùy vào thời điểm trong năm mà lượng thu
hoạch sẽ khác nhau, thậm chí cịn bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan. Phải kể đến là
thay đổi khí hậu khiến chất lượng của là chè và nước trà cũng bị thay đổi hay ảnh hưởng
lớn đến số lượng chè được sản xuất. Hiện nay ngày càng có nhiều lo lắng về việc nó có
thể ảnh hưởng đến chất lượng chè như thế nào. Đặc biệt là cây chè vốn rất nhạy cảm với
khí hậu mà nó phát triển. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy mưa quá nhiều do biến đổi khí hậu
có thể làm lỗng hương vị của trà. Ngồi ra, nhiệt độ dao động nhanh chóng trong mùa
đơng có thể gây ra sương giá trên lá trà ở một số vùng, có thể dẫn đến thay đổi hương vị,
giảm chất lượng chè. Vì vậy, nếu những thay đổi khí hậu này khơng được quản lý và có
biện pháp xử lý đúng cách, hương vị của tách trà trong tương lai có thể thay đổi đáng kể.



Mức độ cạnh tranh ngành
Ở Việt Nam, hiện có tới 270 doanh nghiệp và cá nhân tham gia xuất khẩu ngành

chè, trong đó Asia Tea Company Limited, Phu Tho New Generation One Member Co.,
Ltd và Hoang Minh Tea Company Limited là 3 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu chè
cao nhất với tổng trên 15 triệu USD. Theo số liệu năm 2021, Việt Nam đứng thứ 7 về
lượng chè được xuất khẩu nhưng chỉ chiếm 1.8% kim ngạch ngành chè trên toàn thế giới.
Có thể thấy ngành chè có tính cạnh tranh cao, với Trung Quốc là nước xuất khẩu chè lớn
nhất (khối lượng chiếm 40% toàn thế giới) và giá thành của chè Việt Nam thường thấp
hơn mặt bằng chung so với chè của các quốc gia phát triển khác như Nhật, Đức, Anh, Ba
10



Lan… Chè là thức uống phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, do đó chè ln được chú
trọng đặc biệt ở các quốc gia phát triển trong quy trình sản xuất hiện đại với cơng nghệ
cao giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đảm bảo chè xuất khẩu được tốt nhất
và chinh phục được nhiều thị trường khó tính. Các thương hiệu chè nổi tiếng trên thế giới
phải kể đến như Lipton, Dilmah, Tetley…
b)Tác động của đặc điểm ngành tới hoạt động xuất khẩu của trà Cozy
Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sử dụng các sản phẩm tiện dụng
như trà túi lọc, thương hiệu nước ngoài xuất hiện liên tục và thống lĩnh thị trường, trong
đó nổi lên hai thương hiệu đa quốc gia là Lipton và Dilmah. Cozy xuất khẩu chè bằng
cách thu mua chè từ các nhà máy, rồi sơ chế, đóng gói xuất khẩu ra nước ngồi. Do đó,
phải đối đầu trực tiếp với những “người khổng lồ” – tập đồn xun quốc gia khi xuất
khẩu sản phẩm của mình. Để cạnh tranh với các tập đoàn xuyên quốc gia, chiến lược
ngay từ đầu của Cozy là “mạnh tay” đầu tư dây chuyền sản xuất trà túi lọc, máy móc hiện
đại, đắt tiền bậc nhất châu Âu. Nguyên liệu sử dụng sản xuất trà được lựa chọn kỹ càng,
từ canh tác, trồng trọt tới chăm bón sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nghiêm ngặt.
Cozy đã đầu tư nhiều vùng nguyên liệu chè sạch và hợp tác cùng nông dân ở các
vùng chè truyền thống, xây dựng chuỗi giá trị ngành chè. Q trình chăm sóc chè từ khi
trồng đến thu hái, sơ chế đều được doanh nghiệp đồng hành, hướng dẫn người nơng dân
cặn kẽ để đảm bảo có được những nguyên liệu tốt nhất. Giá nguyên liệu thu mua cao hơn
so với việc xuất chè thô, nhưng giá thành sản phẩm bán ra của Cozy vẫn phải rẻ hơn đối
thủ, tăng khả năng cạnh tranh về giá.
Đặc biệt, sản phẩm phải khác biệt khi cạnh tranh trong ngành là quá lớn. Ví dụ, để
ướp được sản phẩm chè hương nhài thơm ngon, chè phải được thu hái vào buổi sáng.. Đó
cũng là lúc búp chè có hương thơm dịu, vị ngọt sâu và có màu xanh đặc trưng. Với hoa
nhài cũng vậy, thời điểm hái hoa cũng được tính tốn kỹ để bảo đảm đúng thời điểm hoa
dậy hương nhất để ướp với chè. Cozy cũng đã tận dụng tối đa đặc điểm này để tăng vị thế
trên thị trường.

11



Do tính thời vụ của sản phẩm, nên việc nguồn cung chè dồi dào và ổn định là cần
thiết, để đảm bảo được chè cần được thu lượm kịp thời, đúng thời điểm để sơ chế, đóng
gói, sản xuất các sản phẩm từ chè… để đạt được chất lượng cao nhất và đáp ứng được
lượng cầu tại mỗi thời điểm.
Cozy đã phải đầu tư bao bì độc đáo, tạo dựng hương vị, hệ thống phân phối sản
phẩm riêng biệt. Khác lớn nhất của trà Cozy là bao bì đóng gói cầu kỳ. Nhận thấy với khí
hậu nóng ẩm, sản phẩm dễ bị hỏng, nên mỗi túi trà được đóng trong bao bì bằng thiếc
nhằm đảm bảo chất lượng được tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng.
Cuối cùng, việc hiểu biết sâu về trà, đưa ra thị trường sản phẩm trà chuẩn nhất về
hương vị, có lợi thế cạnh tranh cao và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng là yếu tố
quyết định lợi thế của doanh nghiệp xuất khẩu ngành chè.
2. Đặc điểm thị trường trong nước
a) Quy định về xuất khẩu
Khi doanh nghiệp có dự định xuất khẩu trà sang các thị trường khác thì họ cần tìm
hiểu kỹ những quy định của pháp luật về xuất khẩu nơng sản nói chung và xuất khẩu trà
nói riêng.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 09/VBHN-BCT của Bộ Cơng Thương quy định về thủ
tục xuất khẩu hàng hóa:


Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu,
nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.



Hàng hóa xuất khẩu, phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn
thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan
có thẩm quyền trước khi thơng quan.




Hàng hóa khơng thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu,
Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa khơng

12


thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất
khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Đầu tiên, trà là một mặt hàng không thuộc diện xuất khẩu theo giấy phép, vì vậy
doanh nghiệp khơng cần xin giấy phép xuất khẩu mà cần tìm hiểu và nghiên cứu về các
loại giấy phép cần thiết sau:


Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)



Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật



Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

Khi làm thủ tục hải quan, cần lưu ý tránh những lỗi như sau:


Thơng tin trên bộ chứng từ khơng chính xác




Lỗi C/O thường gặp: Giá trị trên C / O phải là trị giá FOB tính bằng USD, nhưng
trong một số trường hợp, giá trị khác (EXW, CFR, CIF, …) theo giá trị trên hợp
đồng và hóa đơn, mặt hàng có nhiều chi tiết nhưng C / O không thể hiện đầy đủ,
thiếu chi tiết. Nếu xảy ra sai sót và C / O bị từ chối, doanh nghiệp sẽ phải chịu
mức thuế suất không ưu đãi.



Sử dụng khơng chính xác hóa hàng mã (HS code)

Với những quy định về việc xuất khẩu nông sản, đặc biệt là xuất khẩu trà của Việt
Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ để hàng hóa doanh nghiệp mình được
thơng quan nhanh nhất và được hưởng nhiều ưu đãi. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng nên
cần tránh những vấn đề lỗi thường gặp khi làm thủ tục hải quan để tránh những tổn thất
về tiền bạc, thời gian.


Tác động

Thủ tục xuất khẩu trà khơng q phức tạp như những mặt hàng xuất khẩu khác và
việc doanh nghiệp xuất khẩu khơng chịu bất kì thuế xuất khẩu hay thuế VAT đã dẫn tạo
điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trà của công ty ngày càng sôi nổi hơn.
13


Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chủ động liên hệ trước với bên đối tác bên nhập khẩu để
nắm bắt về những yêu cầu nhập khẩu cũng như chính sách của nước bên đó trước khi làm
thủ tục xuất khẩu để có thể chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhất trước khi nộp cho Hải Quan, tránh

cho thời gian thông quan bị kéo dài.
Doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời những chính sách cải tiến của Tổng cục Hải
quan trong vấn đề xử lý thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu để có thể ứng dụng.
b) Sự hỗ trợ đến từ Chính phủ
Vào tháng 7/2022, Bộ Công Thương đã tổ chức chuỗi chương trình “Hội nghị giao
ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước”, được thực hiện định kỳ hàng
tháng từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2023. Ở đây, các doanh nghiệp chè Việt Nam nhận
được sự hỗ trợ mạnh mẽ đến từ hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài khi họ chủ
động nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp tình hình thị trường và các cơ chế chính sách mới về
kinh tế, thương mại, đầu tư của nước sở tại để kịp thời cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ
trợ các địa phương, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận
dụng tốt thời cơ, thuận lợi từ các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên
để mở rộng, phát triển, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng, đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng
thời, Hội nghị cũng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu chè trong việc tìm hiểu thị trường, kết
nối đối tác và ký kết hợp đồng, thúc đẩy mở rộng hệ thống phân phối hàng Việt tại thị
trường; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xác minh, tìm hiểu thơng tin về đối tác tại địa
bàn; giải quyết khó khăn, vướng mắc và tư vấn các vấn đề pháp lý giúp doanh nghiệp Việt
Nam. Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cũng chủ động tổ chức các hoạt động
quảng bá, truyền thơng hình ảnh hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nơng sản Việt Nam
theo mùa vụ, góp phần vào việc mở cửa thị trường cho hàng nông sản của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ ngoại giao cũng phối hợp với UBND các tỉnh trọng điểm trồng
chè để tổ chức các buổi Hội thảo với mục tiêu hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất
và xuất khẩu trà của các tỉnh với các đối tác khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á.
Hơn nữa, Hội thảo cịn ghi nhận sự góp mặt của các vị Đại sứ, Tham tán Thương mại, đại
14


diện Đại sứ quán các nước Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á tại Hà Nội và của Việt Nam
tại khu vực, Lãnh đạo các các Sở/ngành, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trà, các đối

tác nhập khẩu chè tiềm năng tại Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á. Hội thảo như là một cầu
nối giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý hai bên để tăng cường tiếp cận và thúc đẩy
hợp tác trong thời gian tới.
Vào tháng 4 năm 2022, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương vụ Việt
Nam tại Đài Bắc và Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông đồng tổ chức Phiên tư vấn xuất
khẩu sản phẩm trà và cà phê sang thị trường Đài Loan và Hồng Kông nhằm tư vấn, giải
đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm đến xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Đài
Loan và Hồng Kơng. Ngồi việc được giới thiệu thơng tin về thị trường trà Đài Loan, các
doanh nghiệp xuất khẩu trà còn được học hỏi kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh sản
phẩm chè và cà phê với thị trường Đài Loan của cơng ty Trà Queyue (Đài Loan) và Tập
đồn ELOM (Đài Loan).


Tác động đến hoạt động xuất khẩu
Với những sự hỗ trợ từ các Bộ và các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và nhờ

vào các buổi Hội Thảo, cơng ty Thế hệ mới cũng có thêm những thơng tin chính xác về
các thị trường tiềm năng như Đài Loan, Hong Kong, … về văn hóa, chính trị, pháp luật,
để cân nhắc chọn thị trường xuất khẩu phù hợp. Hơn nữa, qua các buổi Hội Thảo, cơng ty
cịn mở rộng được mạng lưới đối tác chất lượng bên thị trường nước ngồi, từ đó mở
rộng cơ hội phát triển xuất khẩu trà sang các nước đó. Đồng thời, khi công ty đang muốn
xuất khẩu sản phẩm trà Cozy sang hai thị trường Mỹ và Canada, nhờ vào sự trợ giúp
trong việc nghiên cứu thông tin thị trường cũng như đối tác một cách cụ thể và chính xác
của Thương vụ Việt Nam tại các thị trường đó, cơng ty cịn có thể chuẩn bị cho mình
những bước đi cẩn thận và tốt nhất để có thể đưa sản phẩm thành cơng lên kệ của hai thị
trường khó tính này.

15



c) Môi trường kinh tế thuận lợi
Trong phát triển kinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ mơ có ý nghĩa và vai trò
quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với tăng
trưởng kinh tế. Có ổn định kinh tế vĩ mơ mới tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và
thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong thời gian qua, nhờ vào các chính sách tài khóa được triển khai hiệu quả,
phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với
các chính sách kinh tế vĩ mơ chung, từ đó lạm phát được kiểm sốt khá tốt, duy trì ở mức
khoảng 3.14% , nằm trong nhóm 20 nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất thế giới năm 2022.



Tác động
Việc lạm phát thấp hơn các nước khác thể hiện đồng nội tệ của Việt Nam có giá trị

hơn các nước khác. Qua đó, tỷ giá hối đoái giữa hai nước sẽ tăng lên, dẫn đến việc xuất
16


khẩu đem lại nguồn doanh thu lớn hơn. Tuy nhiên, thương hiệu trà Cozy sẽ khó nâng cao
lợi thế cạnh giá rẻ của mình trên thị trường quốc tế. Từ đó, Cơng ty Thế hệ mới nên đưa
ra các lược cụ thể để vừa có nguồn doanh thu lớn lại vẫn có lợi thế cạnh tranh trên thị
trường các quốc gia.
3. Đặc điểm thị trường nước ngoài
Theo Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), xuất khẩu chè Việt Nam hiện vẫn chủ yếu là
ở các thị trường dễ tính, với 3 thị trường chính là: Pakistan, Đài Loan và Nga. Với những
thị trường lớn trên thế giới là EU, Mỹ… thì chè Việt Nam vẫn chưa tìm được chỗ đứng.
Sau đây là một số đặc điểm tại một số thị trường nước ngoài này gây tác động đến hoạt
động xuất khẩu của chè Việt Nam nói chung và doanh nghiệp TNHH Thế hệ mới (FGC)
nói riêng.

a) Thị trường Pakistan


Đặc điểm
- Sự hấp dẫn của thị trường
Pakistan có dân số trên 200 triệu người, cùng văn hóa uống trà truyền thống lâu

đời và mức tiêu thụ chè bình quân đầu người đứng thứ 7 thế giới (Aitzaz Hassan, 2018).
Nhu cầu này ngày càng tăng cao và mặc dù đã đẩy mạnh việc trồng chè tại các vùng trên
cả nước song Pakistan vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ chè nội địa. Vì thế
Pakistan đang là một trong những thị trường nhập khẩu chè lớn nhất thế giới và đồng thời
là quốc gia có lượng tiêu thụ chè của Việt Nam xuất khẩu lớn nhất, chiếm 35,2% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước nửa dầu năm 2021.
-

Rào cản thị trường:
Pakistan có 10 hiệp định thương mại ưu đãi có hiệu lực. Thuế suất bình qn gia

quyền thương mại là 9,6%, và 83 biện pháp phi thuế quan đang có hiệu lực.
Tuy Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam nhưng lại tồn tại
rất nhiều rào cản kìm hãm tiềm năng giao thương giữa hai bên. Trong đó đặc biệt là rào
17


cản về thiếu thông tin thị trường. Doanh nghiệp chè Việt Nam rất khó tiếp cận và có
những đơn hàng lớn với các doanh nghiệp Pakistan hoặc thiếu thông tin trong các khâu
tiến hành thương vụ với đối tác tại đây. Ví dụ, đầu năm 2021 một doanh nghiệp Việt Nam
đã giao 5 container chè đến cảng Karachi với tổng trị giá 138.289,5 USD tuy nhiên khơng
được thanh tốn do phía Việt Nam tin lời hứa hẹn của đối tác mà khơng u cầu mở L/C,
và sau đó dù được nhà nước hỗ trợ nhưng cũng không đủ nghiệp vụ đẻ giải quyết khiến

thương vụ đi vào bế tắc.


Tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam:
Thứ nhất, với thị trường có nhu cầu lớn và tiềm năng như Pakistan, cho đến nay,

theo các số liệu, xuất khẩu chè Việt Nam sang Pakistan hiện vẫn duy trì sự ổn định. Tuy
nhiên, ổn định thôi là chưa đủ, bởi kết quả trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của
chè Việt Nam có thể khai thác từ thị trường này bởi Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ
trên tổng số chè tiêu thụ tại Pakistan khoảng 2,98% năm (trendeconomy, 2020). Nếu
doanh nghiệp vẫn duy trì chủ yếu là chè đen, chè xanh và chè nguyên liệu với mẫu mà
chưa hấp dẫn thì dù có cố gắng tăng lượng xuất khẩu thì giá trị thu lại vẫn rất khiêm tốn.
Thứ hai, do khơng tìm hiểu kỹ thơng tin mà có nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi
vào tình cảnh hàng đã cập cảng, nhưng tiền thì chưa thanh tốn được, dẫn đến thiệt hại
đơn, thiệt hại kép. Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã nhiều lần khuyến cáo
các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi giao dịch kinh doanh với đối tác cần tìm hiểu
kỹ, hoặc nếu có nghi ngờ về tính xác thực cần liên hệ ngay với Thương vụ Việt Nam tại
nước ngoài để được hỗ trợ và cung cấp thông tin cần thiết.
b) Thị trường Đài Loan


Đặc điểm
- Sự hấp dẫn của thị trường:
Đài Loan cũng là quốc gia có lượng cầu tiêu thụ trà rất lớn. Thống kê của Cơ quan

quản lý Ngoại thương Đài Loan (BOFT) cho thấy năm 2021 Đài Loan đã nhập hơn
33.000 tấn trà từ hơn 30 đối tác trên toàn thế giới. Tổng kim ngạch nhập khẩu trà của nền
18



kinh tế này đạt 87,8 triệu USD tăng 8,58% về lượng và tăng 13,39% về kim ngạch so với
năm 2020.
Theo chỉ số trên trang Heritage, điểm số tự do kinh tế của Đài Loan là 80,1, khiến
nền kinh tế của nước này trở thành nền kinh tế tự do thứ 6 vào năm 2022. Đài Loan là
một trong số ít quốc gia trên thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục trong 5 năm
qua. Tự do kinh tế cũng đã tăng lên đáng kể trong thời kỳ đó. Với điểm số cao trên diện
rộng được thúc đẩy bởi sự gia tăng hiệu quả tư pháp và tự do lao động cùng với những
cải tiến bổ sung về tự do kinh doanh và tự do tài chính sẽ thúc đẩy tự do kinh tế cao hơn
nữa.
-

Văn hóa tiêu dùng.
Theo khảo sát của người tiêu dùng Đài Loan khi mua chè, họ quan tâm đến bao bì,

thơng tin sản xuất, quy trình sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt họ chú ý đến dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật. Có 66,4% những người được hỏi, sẽ mua chè qua giới thiệu bạn bè,
người thân, 75% sẽ mua chè nếu có nhà sản xuất, bán hàng rõ ràng... Điều này cho thấy,
người tiêu dùng có nhu cầu về an tồn vệ sinh thực phẩm là xu hướng tất yếu.
-

Quy định về xuất khẩu:
Năm 2015, Đài Loan sửa Luật vệ sinh an tồn thực phẩm, trong đó nâng tiêu

chuẩn về chè, điều này làm giảm rất lớn lượng trà Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan
(chỉ cịn chiếm 56%, trước đó vào năm 2014 -2015, tỷ trọng chiếm gần 70% tổng lượng
nhập khẩu chè của Đài Loan. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không đạt được ngưỡng
tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật.
Theo quy định của Đài Loan, sản phẩm trà nhập khẩu vào thị trường này phải tuân
thủ “quy định về kiểm tra thực phẩm và sản phẩm liên quan nhập khẩu”. Nhà nhập khẩu
phải đăng ký kiểm tra với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (FDA),

trong đó, một số sản phẩm quy định cấm nhập khẩu các mặt 19ang có xuất xứ từ Trung
Quốc đại lục.

19


Theo biểu thuế nhập khẩu của Đài Loan, thuế quan nhập khẩu trà xuất xứ Việt
Nam có mức từ 17% đến 22% hoặc 25% tùy loại. Đặc biệt, dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật, dư lượng Fipronil cho phép còn 0,002ppm thay vì 0,005ppm (năm 2014).
-

Cạnh tranh thị trường
Hiện nay, đối thủ cạnh tranh chính mặt hàng trà của Việt Nam tại Đài Loan là Sri

Lanka (tỷ trọng chiếm 15,43% thị phần); Ấn Độ (10,28%); Indonesia (6,46%) và Trung
Quốc (4,79%)..
Có thể thấy chè Việt vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo tại thị trường này và nguyên nhân
quan trọng là bởi các chính sách “hướng Nam mới của Đài Loan”. Cụ thể từ 1993, Đài
Loan – Việt Nam chính thức thiết lập Văn phịng Kinh tế - Văn hóa đại diện ở mỗi bên,
lượng đầu tư của Đài Loan sang Việt Nam khá nhiều trong đó có lĩnh vực nơng nghiệp.
Hơn nữa, thị trường xuất khẩu chè lớn nhất thế giới là Trung Quốc lại bị Đài Loan đơn
phương cấm những mặt hàng chè xuất khẩu chủ yếu khể từ sau khi Đài Loan gia nhập
WTO. Đây là cơ hội để chè Việt Nam trong nhiều năm qua thống lĩnh được thị trường
Đài Loan.


Tác động:
Thứ nhất, ảnh hưởng của dịch bệnh 3 năm liên tiếp cùng với việc Đài Loan ngày

càng khắt khe hơn trong kiểm sốt hàng hóa và tiêu chuẩn về trà làm giảm lượng trà Việt

Nam xuất khẩu sang thị trường Đài Loan. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Việt đã không đạt
được ngưỡng tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật. Các chuyên gia liên tục đánh giá Việt
Nam phải nâng cao chất lượng trà để xuất khẩu có thể tăng mạnh. Vì thế doanh nghiệp
FCG chỉ sau 25 năm hoạt động đã đầu tư rất nhiều vào các vườn trà hữu cơ và cơng nghệ
máy móc hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đức, Pháp,...
Thứ hai, Việt Nam có nhiều sản phẩm chè đặc sản như Trà Tân Cương (Thái
Nguyên); Trà đen; Trà Shan tuyết; Trà ướp hoa sen; Trà Ơ Long…trong đó, dịng chè
Shan tuyết khá được ưa chuộng và có giá bán cao trong thị trường tiêu thụ. Vì thế các

20


công ty tư nhân như FGC đang nắm bắt thời cơ này để cho ra đời những dòng sản phẩm
chè đặc sản này.
Thứ ba, xu hướng tiêu dùng hàng ngày cần sự tiện lợi hay hoạt động tặng trà làm
quà tặng ở Đài Loan hay các quốc gia khác đòi hỏi các sản phẩm trà đầu tư hơn trong
khâu đóng gói thay vì đóng bao lớn như hầu hết trà xuất khẩu Việt Nam. Doanh nghiệp
FGC với chuỗi sản phẩm Cozy bào gồm trà túi lọc, trà hòa tan và trà đóng hộp là một ví
dụ thành cơng điển hình trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm trà Việt Nam.
CHƯƠNG III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
1. Cơ hội
Thứ nhất, cơ hội mở rộng thị phần tại thị trường EU.
Hiện nay các thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam là Pakistan, Nga và
Nga. Với những thị trường lớn như EU, Mỹ thì các sản phẩm chè Việt Nam vẫn chưa có
chỗ đứng. Thị phần chè Việt Nam tại những thị trường này còn rất hạn chế, sản lượng
xuất khẩu chưa cao. Đây là những thị trường rất tiềm năng, đặc biệt là thị trường EU sau
khi Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam EVFTA được ký
kết. Đối với Hiệp định EVFTA, các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm
chè ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tận dụng ưu đãi từ EVFTA, trong 11 tháng năm
2021, kim ngạch xuất khẩu chè sang EU đạt khoảng 3 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng

kỳ năm 2020 dù giảm 16,4% về lượng xuất khẩu, cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang
chuyển trọng tâm sang xuất khẩu các sản phẩm chè chất lượng cao. Đây là định hướng
phù hợp với thị trường EU vì với mức thu nhập khá cao, người tiêu dùng tại đây cần
những sản phẩm thương hiệu gắn với chất lượng sản phẩm hơn là giá cả cạnh tranh.
Thứ hai, tiềm năng từ chè đặc sản
Việt Nam có nhiều sản phẩm chè đặc sản như Trà Tân Cương (Thái Nguyên); Trà
đen; Trà Shan tuyết; Trà ướp hoa sen; Trà Ơ Long…trong đó, dịng chè Shan tuyết khá
được ưa chuộng và có giá bán cao trong thị trường tiêu thụ… Để có thể cạnh tranh trên
thị trường quốc tế sản phẩm của Cozy phải có sự khác biệt. Cozy có thể hợp tác với các
21


địa phương sở hữu dòng chè đặc sản và tận dụng thế mạnh sở hữu công nghệ sản xuất
hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng và có giá bán cao trên thị trường.
2. Thách thức
Thứ nhất, nhu cầu và giá cả biến động do đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 đã bùng phát và lan rộng tại nhiều thị trường quan trọng của
ngành chè Việt Nam, làm gián đoạn các hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Các thị trường
lớn như Đài Loan, Trung Quốc và Nga gần như đóng băng. Các thị trường khác khơng ký
được các hợp đồng mới, trong khi các hợp đồng đã ký trước đây được yêu cầu giảm giá
sâu, hoãn thời gian giao nhận hàng hoặc hủy hợp đồng. Thương hiệu trà Cozy cũng bị
ảnh hưởng nặng nề khi nhiều nhà máy chế biến phải dừng hoạt động, làm ảnh hưởng đến
xuất khẩu.
Thứ hai, cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu chè lớn và các thương hiệu trà
lâu đời.
Chè là ngành cạnh tranh gay gắt. Chè Việt Nam phải cạnh tranh với chè Trung
Quốc, nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới (sản lượng xuất khẩu chiếm 40% thế giới) và
giá thành của chè Việt Nam thường rẻ hơn do với mặt bằng chung. Trà là thức uống phổ
biến và được yêu thích ở nhiều quốc gia và ở các nước phát triển, trà được chế biến với
công nghệ sản xuất hiện đại và tiêu chuẩn cao. Một số thương hiệu trà nổi tiếng và lâu

đời Cozy phải cạnh tranh khi bước ra thị trường quốc tế là Lipton, Dilmah, Tetly… Cozy
sẽ phải đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và nâng cao lợi cao lợi thế cạnh tranh để có
thể đối đầu với các ơng lớn ngành chè.
Thứ ba, yêu cầu gắt gao từ các thị trường khó tính
Bên cạnh những thị trường quen thuộc như Pakistan, Đài Loan, Nga… nhiều
doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè Việt Nam cũng nỗ lực để thâm nhập và mở rộng
thị phần ở các thị trường lớn như EU, Mỹ, Canada. Đây đều là những thị trường tiềm
năng và quan trọng của ngành chè Việt Nam với nhiều dư địa tăng trưởng. Tuy nhiên đây
cũng là thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn khắt khe về an tồn vệ sinh thực phẩm,
22


nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Ví dụ, ở thị trường châu Âu các sản phẩm như chè
truyền thống cũng như các loại chè túi lọc có chất lượng cao cần có chứng nhận hữu cơ
cũng như chứng nhận bền vững. Điều này đòi hỏi thương hiệu trà Cozy phải không
ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sản phẩm chất lượng cao để vượt qua các rào
cản kỹ thuật của thị trường.

23


KẾT LUẬN

Để trở thành thương hiệu trà lớn nhất Việt Nam, Cozy đã không ngừng học hỏi,
đổi mới và phát triển trong suốt 20 năm qua. Không những gặt hái được thành công to
lớn ở thị trường nội địa, Cozy cịn nỗ lực đánh dấu tên tuổi của mình trên thị trường trà
quốc tế.
Đưa một sản phẩm ra thị trường quốc tế và chinh phục được khách hang ở nhiều
quốc gia khác nhau chưa bao giờ là dễ dàng và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài
lẫn bên trong doanh nghiệp. Yếu tố bên ngồi là khơng thể kiểm soát và mang đến cả cơ

hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp. Bài tiểu luận của nhóm 14 đã phân tích tác động
của một số yếu tố bên ngồi tới hoạt động xuất khẩu của trà Cozy và những cơ hội và khó
khăn mà Cozy đang gặp phải.
Nhóm 14 xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Lý Nguyên Ngọc đã cung cấp những kiến
thức bổ ích giúp nhóm trong q trình hồn thành tiểu luận. Vì thời gian hạn hẹp và kiến
thức hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm cịn nhiều thiếu sót. Nhóm chúng em kính mong
nhận được những đánh giá, góp ý và các bạn để đề tài của nhóm có thể hồn thiện hơn
nữa.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thu Phương (2021). Không tuân thủ tập quán buôn bán quốc tế, một doanh
nghiệp xuất khẩu chè thiệt hại nặng. Báo Công Thương [online] Available at
< > (Accessed 24 Sep. 2022)
2. Chương Phượng (2021). Vì sao xuất khẩu chè vẫn "luẩn quẩn" với những thị
trường dễ tính?. Vneconomy [online] Available at < > (Truy cập ngày
24/09/2022)
3. Thu Phương (2022). Chè Việt Nam "thống lĩnh" thị trường Đài Loan. Báo Công
Thương [online] Available at < (Truy cập ngày 24/09/2022)
4. VietnamCredit. DANH SÁCH 50 DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CHÈ VIỆT
NAM THEO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU [online] Available at
< (Truy cập ngày 23/092022)
5. Aitzaz Hassan (2018). Its Tea Time: Pakistan Listed on 7th for Highest per Capita
Tea

Consumption.


ProPakistani

[online]

Available

at

< (Truy cập ngày 24/09/2022)
6. Heritage [online] Available at < (Truy cập ngày
24/092022)
7. Introduction COZY - Future Generation Co. Ltd. (vietnam-tea.com) (Truy cập
ngày 24/09/2022)
8. Vnbusiness (2019), CEO Trà Cozy Đoàn Anh Tuân: Nhiều người bảo tôi 'châu
chấu đá voi', (Truy cập ngày 23/09/2022)
25


×