Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống măng tây xanh và ảnh hưởng của phân bón đến giống jersey giant variety f1 tại gia bình bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.44 MB, 83 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN XUÂN DẪN

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG MĂNG TÂY XANH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
PHÂN BÓN ĐẾN GIỐNG JERSEY GIANT VARIETY F1
TẠI GIA BÌNH - BẮC NINH

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Vũ Quang Sáng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Xuân Dẫn

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS. TS. Vũ Quang Sáng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa Nông học - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm
Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả luận văn


Trần Xuân Dẫn

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu ................................................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................. 2
1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3


1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 3
1.4.

Những điểm mới của luận văn .............................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Đặc điểm thực vật học và điều kiện sinh thái cây măng tây ................................. 4

2.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây măng tây ............................................................. 4
2.1.2. Điều kiện sinh thái cây măng tây .......................................................................... 4
2.2.

Giá trị dinh dưỡng của cây măng tây .................................................................. 10

2.3.

Tình hình sản xuất măng tây ............................................................................... 11

2.3.1. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới .......................................................... 11
2.3.2. Tình hình sản xuất măng tây ở Việt Nam ........................................................... 11
2.3.3. Tình hình sản xuất măng tây ở Gia Bình – Bắc Ninh ......................................... 12
2.4.

Nghiên cứu về giống măng tây ........................................................................... 13

2.4.1. Nghiên cứu về giống măng tây trên thế giới ....................................................... 13

2.4.2. Nghiên cứu về giống măng tây ở Việt Nam ....................................................... 14
2.5.

Nghiên cứu về phân bón ..................................................................................... 14

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................... 22
3.1.

Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 22

3.1.1. Giống .................................................................................................................. 22
3.1.2. Phân bón sử dụng trong các cơng thức thí nghiệm: ............................................ 22
3.2.

Thời gian, địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 22

3.3.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 23

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 23

3.4.1. Thu thập thơng tin thứ cấp về ............................................................................. 23

3.4.2. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 23
3.5.

Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm...................................................... 27

3.5.1. Thời vụ và mật độ ............................................................................................... 27
3.5.2. Gieo ươm cây giống............................................................................................ 27
3.5.3. Chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh: ....................................................................... 27
3.6.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................................. 30

3.6.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng phát triển ................................................... 30
3.6.2. Các yếu tố cấu thành năng suất ........................................................................... 31
3.6.3. Các chỉ tiêu về mức độ nhiễm sâu bệnh hại........................................................ 31
3.7.

Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 33
4.1.

Điều tra môi trường tự nhiên và thực trạng sản xuất măng tây trên đất bãi
gia bình, bắc ninh ................................................................................................ 33

4.1.1. Đặc điểm khí hậu ................................................................................................ 33
4.1.2. Đặc điểm đất bãi ven sơng địa hình cao ở Gia Bình........................................... 34
4.1.3. Kết quả trồng măng tây xanh ở Gia Bình trong một số năm gần đây................. 36
4.2.


Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống măng tây
xanh trồng trên vùng đất bãi tại gia bình – bắc ninh........................................... 38

4.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của các giống măng tây nghiên cứu ................................ 38
4.2.2. Năng suất của các giống măng tây xanh trồng tại Gia Bình - Bắc Ninh ............ 44
4.3.

Ảnh hương của phân bón đầu trâu NPK (17-12-7+Te) đến sinh trưởng
phát triển và năng suất của giổng măng tây Variety F1 trồng trên đất bãi
TẠI Gia Bình – BẮC NINH ............................................................................... 47

4.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây măng tây xanh F1 ....................... 47

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.3.2. Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu đa năng đến đường kính thân cây
măng tây xanh F1 ................................................................................................ 48
4.3.3. Ảnh hưởng phân bón Đầu trâu đa năng NPK đến năng suất cây măng tây
xanh F1 ............................................................................................................... 50
4.3.4. Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu đa năng NPK đến phẩm cấp măng tây
giống F1 .............................................................................................................. 51
4.3.5. Hiệu quả kinh tế cây măng tây xanh F1 khi bón phân Đầu trâu đa năng
NPK 16-16-8+Te ................................................................................................ 53
4.3.6. Hiệu suất sử dụng phân bón Đầu trâu đa năng NPK (17-12-7+Te) của cây
măng tây xanh ..................................................................................................... 53
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 55
5.1.


Kết luận ............................................................................................................... 55

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................. 55

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 56
Phụ lục ............................................................................................................................ 58

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

HTCTr:

Hệ thống cây trồng

HTTT:

Hệ thống trồng trọt

vi


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Tổng hợp các yếu tố khí hậu ở Gia Bình .................................................. 34

Bảng 4.2.

Đặc điểm đất bãi địa hình cao ở Gia Bình ................................................ 35

Bảng 4.3.

Hiệu quả kinh tế của trồng măng tây xanh ở đất bãi cao huyện
Gia Bình .................................................................................................... 36

Bảng 4.4.

Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên vùng đất bãi
địa hình cao ở Gia Bình ............................................................................ 37

Bảng 4.5.

Khả năng nảy mầm của hạt giống măng tây nghiên cứu .......................... 38

Bảng 4.6.

Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống măng tây xanh được

trồng tại Gia Bình – Bắc Ninh................................................................... 40

Bảng 4.7.

Tăng trưởng đường kính thân của các giống măng tây nghiên cứu .......... 42

Bảng 4.8.

Khả năng ra chồi của các giống măng tây nghiên cứu .............................. 42

Bảng 4.9.

Tình hình sâu bệnh hại của các giống măng tây nghiên cứu .................... 43

Bảng 4.10.

Năng suất của các giống măng tây xanh tại năm thứ nhất ........................ 44

Bảng 4.11.

Phân loại phẩm cấp măng tây xanh trồng tại Gia Bình, Bắc Ninh............ 46

Bảng 4.12.

Ảnh hưởng của phân bón đầu trâu NPK (17-12-7+Te) đến chiều
cao cây ở các đợt thu hoạch ...................................................................... 47

Bảng 4.13.

Ảnh hưởng của sử dụng phân NPK (17-12-7+Te) bón thúc đến

đường kính thân cây ở thời kỳ thu hoạch. ................................................. 48

Bảng 4.14.

Tình hình sâu bệnh hại trên măng tây khi sử dụng phân bón thúc ở
kỳ ra măng ................................................................................................. 49

Bảng 4.15.

Năng suất của măng tây giống Varity F1 được bón thúc ở thời kỳ ra
măng bằng NPK (17-12-7+Te) ................................................................. 50

Bảng 4.16.

Ảnh hưởng của phân Đầu trâu đa năng NPK bón thúc đến phẩm
cấp măng tây giống Variety F1 ................................................................. 51

Bảng 4.17.

So sánh hiệu quả kinh tế của các mức bón khác nhau. ............................. 53

Bảng 4.18.

Hiệu suất sử dụng phân NPK (17-12-7+Te) của măng tây ....................... 54

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Giống măng tây xanh trên đất bãi huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh .......... 24

Hình 3.2.

Khu Thí nghiệm phân bón......................................................................... 26

Hình 3.3.

Măng tây giống ......................................................................................... 26

Hình 4.1.

Biểu diễn khả năng nẩy mầm và thời gian nẩy mầm của hạt giống
măng tây xanh trồng tại Gia Bình – Bắc Ninh .......................................... 39

Hình 4.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống măng tây xanh được
trồng tại Gia Bình – Bắc Ninh................................................................... 41

Hình 4.3.

Động thái tăng trưởng đường kính thân của các giống măng
tây xanh ..................................................................................................... 42

Hình 4.4.


Năng suất của các giống măng tây xanh nghiên cứu tại năm thứ
nhất ở Gia Bình – Bắc Ninh ...................................................................... 45

Hình 4.5.

Phẩm cấp măng tây xanh được trồng trên vùng đất bãi tại
Gia Bình, Bắc Ninh ................................................................................... 46

Hình 4.6.

Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu đa năng đến chiều cao cây măng
tây xanh trồng tại Gia Bình, Bắc Ninh ...................................................... 48

Hình 4.7.

Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu đa năng NPK bón thúc đến
đường kính thân cây măng tây trồng ở Gia Bình, Bắc Ninh ..................... 49

Hình 4.8.

Năng suất măng tây xanh giống Varity F1 được bón thúc ở thời kỳ
ra măng bằng NPK .................................................................................... 50

Hình 4.9.

Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu đa năng NPK đến phẩm cấp
măng tây xanh giống F1 ............................................................................ 52

Hình 4.10.


Hiệu quả kinh tế của các mức bón phân Đầu trâu đa năng NPK đối
với giống măng tây xanh F1 trồng tại Gia Bình ........................................ 53

Hình 4.11.

Hiệu suất sử dụng phân bón Đầu trâu đa năng NPK của cây măng
tây xanh giống F1 trồng tại Gia Bình, Bắc Ninh ...................................... 54

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Xuân Dẫn
Tên Luận văn: Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống măng tây xanh
và ảnh hưởng của phân bón đến giống Jersey Giant variety F1 tại Gia Bình – Bắc Ninh.
Ngành: Khoa học Cây trông

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm xác định được khả năng phát triển và lựa chọn được
giống măng tây xanh có năng suất cao kết hợp kỹ thuật bón phân phù hợp trên đất bãi
để góp vào việc xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất và chất lượng trồng trên
đất bãi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài đã thực hiện 3 nội dung chính:
- Điều tra mơi trường tự nhiện và thực trạng sản xuất măng tây trên vùng đất bãi

huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
- Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống măng tây xanh
trồng trên vùng đất bãi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu đa năng NPK đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống măng tây xanh Jersey Giant variety trên vùng đất bãi tại huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Cũng như sử dụng các vật liệu nghiên cứu như: 3 giống măng tây xanh mới nhập
nội có nguồn gốc từ Mỹ là Jersey Giant variety F1, UC800, UC157. Phân bón trùn quế,
Đầu trâu đa năng dạng viên NPK16-16-8 +TE, phân NPK 17-12-7 +TE, phân NPK 1515-15 +TE và vôi bột.
Đã sử dụng phương pháp điều tra về thời tiết, đất đai, hệ thống cây trồng đặc biệt
cây măng tây (kỹ thuật trồng, năng suất và hiệu quả kinh tế) thông qua việc thu thập
thông tin thứ cấp và điều tra trực tiếp người dân.
Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized Compete
Block Design – RCB), 3 lần nhắc lại. Một lần nhắc lại là 1 ơ, diện tích mỗi ơ 10m2. Các
chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, năng suất măng cũng như quy trình chăm sóc được áp
dụng theo phương pháp thơng dụng.

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Kết quả chính và kết luận
- Cây măng tây được trồng ở Gia Bình – Bắc Ninh có khả năng sinh trưởng, phát
triển tốt và năng suất đạt khá cao, đem lại thu nhập tốt cho người sản xuất.
- Tuyển chọn được giống măng tây xanh Variety F1 trồng tại Gia Bình - Bắc Ninh
sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh hại tốt và cho năng suất cao (đạt 92- 140 tạ/ha và tỷ lệ
măng loại 1 cao ở 3 đợt thu từ 80-90%.
- Lượng bón 450 kg/ha Đầu trâu đa năng NPK (17-12-7+TE) cho hiệu quả tốt
nhất đến sinh trưởng và năng suất, phẩm cấp măng: năng suất đạt 256 tạ/ha, tỷ lệ măng

loại 1 cao đạt từ 85-99% và cho lãi thuần 754,8 triệu đồng/ha.

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Xuan Dan
Thesis title: Growth, development characteristics and yield of some green asparagus
varieties, and effect of fertilizers on Jersey Giant variety F1 in Gia Binh district - Bac
Ninh province.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To define the growth capacity of green asparagus varieties and select the high yield
varieties combine with suitable techniques of fertilizer application in alluvial land area
which contribute to build of intensive farming process, increase yield and quality of green
asparagus in alluvial land area in Gia Binh district- Bac Ninh province.
Materials and Methods
Research contents:
- Survey the environmental conditions and production situation of green asparagus
in alluvial land in Gia Binh district- Bac Ninh province.
- Evaluate growth, development characteristics and yield of some green asparagus
varieties cultivated in alluvial land area in Gia Binh district- Bac Ninh province.
- Investigate effect of multipurpose NPK Dau Trau fertilizer on growth,
development and yield of Jersey Giant variety F1 cultivated in alluvial land in Gia Binh

district- Bac Ninh province.
Materials which were used in experiments: 3 imported varieties of green asparagus
which origin from United State, included Jersey Giant F1, UC800 and UC157;
Vermicompost, multipurpose Dau Trau fertilizers in granulated form: NPK16-16-8+TE,
NPK17-12-7+TE, NPK15-15-15+TE and lime.
Survey method to collect the data of weather, soil and crop system, especially green
asparagus (cultivated techniques, yield and economic efficiency): collected the secondary
information and interviewed the farmers.
The experiment was laid out in Randomized Complete Block Design (RCB) with 3
replications. Each replication corresponded to one plot with 10m2 in area. The parameters
of growth, development, yield as well as cultivation practices were applied as common
methods.

xi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Main findings and conclusions
- Green asparagus cultivated in Gia Binh district- Bac Ninh province had good
growth and development capacity, quite high yield and brought high profit for farmers.
- Green asparagus variety F1 cultivated in Gia Binh district- Bac Ninh province had
good growth, high pests and diseases resistance, high yield (92-140 quintals/ha and high
proportion of good quality (type 1) green asparagus in 3 times of harvesting (80-90%)).
- Fertilizer level in 450 kg/ha of the multipurpose NPK17-12-7+TE Dau Trau
fertilizer showed the best growth, highest yield and quality of green asparagus with 256
quintals/ ha in yield, 85-99% of type 1-green asparagus and 754,8 million dong/ha in
profit.

xii


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây măng tây (Asparagus), có tên khoa học là Asparagus Officinalis L.,
thuộc họ Măng tây Asparagaceae. Măng tây là loại sống lâu năm, mọc thành
khóm, có rất nhiều rễ nên có sức chống chịu cao nhất là chịu rét. Thân cây cứng,
mọc thẳng và cao khoảng 1,5 – 2m. Là loại cây phát sinh từ rễ, vào mùa xuân là
mùa măng tây mọc và cho thu hái khi cây cao khoảng từ 10 – 15cm. Măng tây
xanh là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được người tiêu
dùng sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày; cịn đóng hộp xuất
khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Thị trường xuất nhập khẩu sản phẩm măng tây
xanh trên thế giới hiện nay đã lên đến hàng triệu tấn/năm, và còn tăng cao từng
năm, chủ yếu là thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,
Singapore, Thái Lan,... (Mai Phương Anh, 1996).
Trong 100g măng tây bao gồm 83% nước 17% chất khô; trong đó có 2,2%
đạm protein, 1,2% đường glucid, 2,3% chất xơ celluloze, 0,6% tro, 21% các chất
khoáng như kali, magiê, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho,... Ngoài ra,
Măng tây xanh còn chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A,
Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như
Triptophan, Folate,... (Đỗ Ánh và Bùi Đình Dinh, 1992).
Ở các nước châu Á, tính đến năm 2007 ở Thái Lan đã trồng được khoảng
2.000 ha và ở Trung Quốc (các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Phúc Kiến, Giang
Tô,…) nông dân đã trồng được khoảng 90.000 ha cây măng tây với sản lượng
trên 1.000.000 tấn/năm (tăng 25% so với năm 2006). Nhật Bản: 7ha; Đài Loan:
1.500 ha; Philippin: 1.200 ha… (Nguyễn Văn Bộ, 1995).
- Măng tây xanh: Là một loại cây trồng với mục đích thu hoạch lấy chồi
măng non làm thực phẩm dinh dưỡng cao cấp.

Trước đây, các giống măng tây xanh chỉ thích hợp trồng ở các vùng cao
khoảng 600 - 900m so với mực nước biển, khí hậu trung bình từ 15 - 200C. Ngày
nay nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh học và lai tạo giống, các
nước tiên tiến đã tạo ra được những giống cây măng tây xanh có thể sinh trưởng
và phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình cao 20 300C như ở nước ta. Vì vậy, để phát huy tiềm năng năng suất của cây măng tây

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xanh cần chọn lọc ra bộ giống thích hợp với từng vùng, từng chân đất đồng thời
phải có biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp.
Bên cạnh vấn đề về giống, vấn đề phân bón đối với cây măng tây xanh chưa
được nông dân quan tâm nhiều đến cách sử dụng phân bón, cho hiệu quả mặc dù
đã được khuyến cáo (bón phân chưa cân đối, bón chưa đúng liều lượng, đúng
lúc) đó là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất cũng như hiệu quả
sản xuất măng tây xanh cịn hạn chế.
Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh vốn là vùng đất cổ phù sa màu mỡ bên sông
Đuống. Là một huyện thuần nơng, diện tích đất nơng nghiệp lớn hơn 5 nghìn ha.
Ngồi diện tích đất chun dùng để trồng lúa Gia Bình cịn diện tích đất bãi phù
sa trồng các loại rau màu ngắn ngày, ngô, đậu tương, lạc… tuy nhiên chưa có
nhiều loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao.
Để góp phần hỗ trợ phát triển sâu rộng sản xuất rau trong thời gian tới, tạo
ra sản lượng hàng hóa lớn có giá trị kinh tế cao, an tồn, góp phần giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông thôn trên địa bàn
tỉnh. Chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống măng tây
xanh và ảnh hưởng của phân bón đến giống Jersey Giant variety F1 tại Gia
Bình – Bắc Ninh”

1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu
Đề tài nghiên cứu lựa chọn được giống măng tây xanh có năng suất cao và
kỹ thuật bón phân phù hợp để góp phần xây dựng kỹ thuật thâm canh tăng năng
suất và chất lượng của măng tây trên đất phù sa huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra về điều kiện tự nhiên và xác định được lợi thế sản xuất măng tây
xanh ở đất bãi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và mức độ
nhiễm sâu bệnh hại của một số giống măng tây xanh trồng trên vùng đất bãi tại
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Xác định được liều lượng của phân bón đầu trâu đa năng đến sự sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống măng tây xanh Jersey Giant variety F1
trên vùng đất bãi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài cung cấp các dấu hiệu khoa học về khả năng sinh
trưởng, phát triển của những giống măng tây xanh cho năng suất cao và làm sáng
tỏ tác dụng của phân bón đầu trâu đa năng đối với cây măng tây xanh tại huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung những tài liệu tham khảo cho
cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và cán bộ kỹ thuật chỉ đạo sản xuất cây măng tây.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bổ sung một số giống măng tây xanh có năng suất cao phù hợp với điều

kiện sinh thái của địa phương nhằm phát triển diện tích rau an toàn, chất lượng
cao trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh khác.
- Góp phần hồn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu
quả kinh tế cho người dân tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
1.4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đã chứng minh được với điều kiện khí hậu đất đai phù sa sơng Thái Bình
địa hình cao ở Gia Bình trồng măng tây đem lại lợi nhuận cao hơn so với trồng
hoa màu và cây lương thực khác.
Đã chọn được giống măng tây Variety F1 có năng suất cao hơn một số
giống hiện có ở Gia Bình.
Đã xác định được chế độ phân bó phù hợp cho cho măng tây trên đất phù sa
địa hình cao ở Gia Bình.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CÂY
MĂNG TÂY
2.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây măng tây
Cây măng tây cỏ tuổi thọ 28 – 30 năm, trồng thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt
đới nhiệt độ trung bình 25 -300C. Thuộc lớp thực vật một lá mầm, mọc thành
khóm, có rất nhiều rễ nên có sức chống chịu cao nhất là chịu rét. Thân cây cứng,
mọc thẳng và cao khoảng 1,5-2m. Cành mảnh như sợi chỉ, có màu xanh lục. Là
loại cây phát sinh từ rễ, vào mùa xuân là mùa măng tây mọc và thu hái khi cây
cao khoảng 10-15cm.
Măng tây thuộc dạng cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo. Cây măng tây
có tuổi thọ kéo dài tới 30 năm, ươm giống 2-3 tháng, trồng sau 4-6 tháng sẽ cho

thu hoạch măng. Thời gian cho thu hoạch có hiệu quả kéo dài liên tục từ 6-8
năm, thậm chí có thể lên đến 10-15 năm nếu chăm sóc đúng kĩ thuật và đầy đủ
dinh dưỡng (Mai Phương Anh, 1996).
2.1.2. Điều kiện sinh thái cây măng tây
- Măng tây xanh là một loại cây trồng lâu năm nhằm mục đích thu hoạch
chồi non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp có nguồn gốc từ phía Tây Châu
Âu nên người Việt Nam gọi là măng tây. Trên thực tế, cây măng tây du nhập vào
nước ta từ thời Pháp thuộc theo chân những gia đình quan chức Pháp và vào
những năm 1970 ở miền nam dã được trồng ở nhiều nơi nhưng do vào thời điểm
đó người Việt Nam chưa có điều kiện hiểu biết về gái trị của cây măng tây xanh
nên thường chỉ dùng một ít để làm cây cảnh chứ chưa chú trọng vào việc phát triển
để làm thực phẩm cao cấp, nên người dân trồng nhỏ lẻ diện tích, trồng rất ít chưa
được tạo thành hàng hóa nên cây khơng có điều kiện để phát triển. Mơi trường nói
ở đây gồm mơi trường tự nhiên, mơi trường kinh tế và môi trường xã hội.
2.1.2.1. Môi trường tự nhiên
(1) Yếu tố khí hậu
Cây trồng có quan hệ qua lại và phức tạp với các điều kiện tự nhiên, trong
đó có yếu tố khí hậu. Diễn biến khí hậu thường được thể hiện bởi thời tiết, chúng
là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến cây trồng, được thể hiện qua năng suất
(cao hay thấp) và chất lượng nơng sản (tốt hay xấu). Những điều kiện khí hậu

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được xác định cho nông nghiệp là ánh sáng, nhiệt độ và nước. Đó là những yếu
tố khơng thể thiếu và thay thế được đối với sự sống của cây trồng. Ngồi ra, cũng
phải thấy “khí hậu nào, đất nào, cây đó”, cho nên khí hậu là u tố quyết định sự
phân bố động, thực vật trên trái đất, ngay cả mạng lưới sơng ngịi, độ màu mỡ

của đất cũng là hệ quả của khí hậu (Nguyễn Văn Viết, 2009). Đối với cây măng
tây thích hợp trồng ở vùng cao khoảng 600 – 900m so với mực nước biển (Lê
Hồng Triều, 2001).
*Ánh sáng
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ của cây.
Ánh sáng là yếu tố biến động, ảnh hưởng đến năng suất, cần xác định yêu cầu
của cây trồng về cường độ chiếu sáng và khả năng cũng cấp ánh sáng từng thời
kỳ trong năm để bố trí cây trồng hợp lý. Mỗi cây trồng có u cầu ánh sáng khác
nhau. Theo Hồng Minh Tấn và cs. (2006), các loại cây quang hợp theo C4 và
cây CAM là những cây ưa sáng, đồng thời cũng là cây ưa nóng. Các cây C3 yêu
cầu ánh sáng thấp hơn. Khi xem xét vai trò của ánh sáng (độ dài ngày ngắn hay
dài) đối với cây trồng phải xem xét độ dài ngày theo màu sinh trưởng của cây
trồng (Nguyễn Văn Viết, 2009). Để bố trí HTCTr (hệ thống cây trồng) phù hợp,
đạt năng suất cao và ổn định cần phải căn cứ vào nhu cầu của cây về nhiệt độ và
ánh sáng ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển cảu cây trồng (Vũ Quang Sáng
và cs., 2015). Măng tây là cây ưa sáng nên cần trồng vào thời vụ nơi có nhiều
ánh sáng để cây quang hợp tốt sẽ sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao.
* Nhiệt độ
Theo Nguyễn Văn Viết (2009), diễn biến của nhiệt độ có ý nghĩa quyết định
đến cơ cấu thời vụ gieo trồng khi các điều kiện khác được đảm bảo. Từng loại
cây, giống cây, các bộ phận của cây, các quá trình sinh lý của cây… phát triển
thích hợp và chỉ an tồn trong khoảng nhiệt độ nhất định. Theo Hoàng Minh Tấn
và cs. (2007) cây ưa nóng là những cây trong 2 tháng cuối yêu cầu nhiệt độ trên
20oC, cây ưa lạnh là những cây trong 2 tháng cuối yêu cầu nhiệt độ dưới 20oC.
Nếu khơng có nhiệt độ phù hợp với đặc tính ưa nhiệt của cây dẫn đến năng suất
giảm. Căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ của từng nhóm cây: ưa nóng, ưa lạnh hay
ngày ngắn, ngày dài để bố trí HTCTr trong năm. Đối với cây măng tây nghiên
cứu nhiệt độ trung bình từ 15-20 0C. Ngày nay, nhờ có công tác chọn tạo giống,
các nhà khoa học đã tạo ra các giống măng tây có khả năng sinh trưởng phát triển
tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình từ 20-300C.


5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


* Lượng mưa
Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây trồng. Cây trồng đòi hỏi một
lượng nước lớn gấp nhiều lần trọng lượng chất khô của chúng. Lượng nước mà
cây tiêu thụ để hình thành một đơn vị chất khô của một số cây trồng (hệ số tiêu
thụ nước) như ngô: 250-400 đơn vị nước cho 1 đơn vị chất khô, lúa: 500-800 đơn
vị nước cho 1 đơn vị chất khơ, tiếp đó bơng: 300-600, rau: 300-500, cây gỗ: 400500, …. (Vũ Quang Sáng và cs., 2015). Nhu cầu nước của cây măng tây tương
đối cao, bảo đảm độ ẩm đất từ 65 – 70% thì cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt (Lê
Hồng Triều, 2001).
(2) Đất đai
Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Bảo vệ, duy
trì và cải tiến nguồn tài nguyên này là tiêu chuẩn tiếp tục duy trì chất lượng cuộc
sống trên trái đất (Phạm Chí Thành, 1998). Điều kiện đất đai và khí hậu mang
tính chất quyết định để bố trí cây trồng hợp lý. Nó tùy thuộc vào điều kiện địa
hình, độ dốc, chế độ nước ngầm, thành phần cơ giới đất… để bố trí một hoặc một
số cây trồng phù hợp. Hiều được mối quan hệ giữa cây trồng với đất sẽ dễ dàng
xác định được HTCT hợp lý ở một vùng cụ thể.
Thành phần cơ giới đất quy định tính chất của đất như chế độ nước, chế độ
khơng khí, nhiệt độ và dinh dưỡng. Đất có thành phần cớ giới nhẹ thích hợp cho
các cây ưa nước. Các cây trồng cạn như ngô, lạc, đậu tương… thường sinh
trưởng tốt và cho năng suất cao trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ
(Nguyễn Văn Bộ 2003). Bón phân và canh tác hợp lý là biện pháp hữu hiệu điều
khiển dinh dưỡng đất. Nghiên cứu mối quan hệ giữ sinh trưởng, phát triển và
năng suất cây trồng ở vùng đất đồi núi nhờ nước trời ở Indonexia cho thấy hạn
chế chủ yếu để cây trồng tăng trưởng và cho năng suất tốt là độ màu mỡ của đất

thấp. Phân bón, đặc biệt phân đạm và phân lân là yếu tố chính để giải quyết vấn
đề này.
(3) Hệ sinh thái và cây trồng
Hệ sinh thái nơng nghiêp (HSTNN) hiện diện như là một hướng có tính
khoa học được sử dụng trong nghiên cứu, đối thoại và lựa chọn mục đích để quản
lý giảm chi phí đầu vào của hệ sinh thái.
Làm sáng tỏ những vấn đề tính bền vững trong nơng nghiệp là mục tiêu chủ
yếu của HSTNN. Vì vậy, việc xác định chủng loại và từng giống cây trồng phù

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hợp trong hệ thống ở từng nơi là rất quan trọng. Điều kiện để xác định, quyết
định tính phù hợp của chúng tại một địa phương cụ thể là các yếu tố sinh thái
(Phạm Chí Thành, 1998). Ngồi ra cịn có các thành phần sống khác như cỏ dại,
sâu, bệnh, vi sinh vật, các động vật, các côn trùng và những sinh vật có ích khác.
Các thành phần sống ấy cùng với cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật, chúng
chi phối lẫn nhau, tạo nên mối quan hệ rất phức tạp, tạo dựng và duy trì cân bằng
sinh học trong hệ sinh thái. Theo (Phùng Đặng Chinh và cs., 1987), việc bố trí
HTCTr cần chú ý đến các mối quan hệ giữa các thành phần sinh vật trong
HSTNN, theo các nguyên tắc: (i) Lợi dụng mối quan hệ tốt giữa các sinh vật với
cây trồng; (ii) khắc phục, phịng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống có hại đối với
cây trồng cũng như với lợi ích của con người. Các mối quan hệ giữa sinh vật với
cây trồng trong hệ sinh thái được biểu hiện qua các mối quan hệ cạnh tranh, cộng
sinh, ký sinh và ăn nhau theo nguyên tắc hình tháp số lượng trong dây chuyền
dinh dưỡng.
2.1.2.2. Những yếu tố kinh tế chi phối sự hình thành cơ cấu cây trồng
(1) Cơ sở hạ tầng phục vụ nơng nghiệp

Theo Phạm Chí Thành (1993) để cho cơ cấu cây trồng phát huy được tác
dụng; trước hết đồng ruộng phải có nước, vì vậy con người chọn loại cây trồng gì
phụ thuộc hồn tồn vào lượng nước tưới và hệ thống tưới tiêu nước được xây
dựng. Để đưa vật tư nông nghiệp tới đồng ruộng và đưa nông sản từ đồng ruộng
đến nơi tiêu thụ cần có đường giao thông.
(2) Thị trường
Thị trường và sự cải tiến cơ cấu cây trồng (CCCT) có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến CCCT. Song nó có mặt hạn
chế là nếu để cho phát triển một cách tự phát sẽ dẫn đến sự mất cân đối ở một
giai đoạn, một thời điểm nào đó. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách điều
tiết kinh tế vĩ mơ để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thị trường
(Phạm Chí Thành, 1993).
Kinh tế hàng hóa là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó người sản xuất ra
sản phẩm để mua bán, trao đổi trên thị trường, giá trị của sản phẩm hàng hóa phải
thơng qua thị trường và được thị trường chấp nhận (Nguyễn Văn Đức, 1995).
Thông qua sự vận động của giá cả, thị trường có tác dụng định hướng cho
người sản xuất nên trồng cây gì, với số lượng chi phí như thế nào để đáp ứng

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được nhu cầu của xã hội và thu được kết quả cao. Thông qua thị trường, người
sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, cải tiến cơ cấu cây trồng thay đổi giống cây
trồng, mùa vụ cho phù hợp với thị trường. Cải tiến CCCT chính là điều kiện và
yêu cầu để mở rộng thị trường.
(3) Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ

lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế. Đây là đòi hổi khách
quan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất cuộc sống của con người ngày
một tăng (Lê Minh Toàn, 1998). Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phải sản
xuất đa dạng, ngoài sản xuất cây trồng chủ yếu cần bố trí những cây trồng bổ
sung để tận dụng các nguồn lợi thiên nhiên của vùng sản xuất, nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế.
Theo Phạm Chí Thành (1998), CCCT cần thỏa mãn các điều kiện: (i) Đảm
bảo yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao; (ii) đảm bảo việc hỗ
trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận dụng các nguồn lợi tự
nhiên; (iii) đảm bảo thu hút lao động và vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế;(iv)
đảm bảo chất lượng và giá trị hàng hóa cao hơn CCCT cũ; (v) khi đánh giá hiệu
quả kinh tế của CCCT có thể dựa vào một số chỉ tiêu: năng suất, tổng sản lượng,
giá thành, thu nhập và mức lãi của các sản phẩm hàng hóa. Việc đánh giá này rất
phức tạp do giá cả sản phẩm luôn biến động theo thi trường.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng người ta thường sử dụng
tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên (Marginal Benefit Cost Ratio – MBCR).
Tiêu chí đánh giá: MBCR <1.5: lợi nhuận thấp, không nên áp dụng; MBCR
từ 1,5-2,0: lợi nhuận trung bình, có thể chấp nhận được; MBCR>2,0: lợi nhuận
cao, chấp nhận cho phát triển.
Hiện nay thị trường nông thôn đang phát triển với sự tham gia đắc lực của
tư thương, kể cả mặt hàng xuất khẩu. Các hộ nông dân ngày càng phụ thuộc vào
thị trường tự do, thiếu sự hoạt động của hợp tác xã chế biến và tiêu thụ nông sản.
Nếu các hợp tác xã nắm được khoảng 30% khối lượng hàng hóa tư thương sẽ mất
độc quyền trong bn bán.
* Nhóm yếu tố xã hội
(1) Nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây đã trải qua các thời kỳ từ

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



hợp tác xã chuyển sang khoán 10, khoán 100 ruộng đất đã về tay các hộ nông dân
sản xuất tự chủ.
Theo Đào Thế Tuấn (1998), ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, các chính
sách mới một lần nữa xác lập vị trí số một của kinh tế hộ nơng dân ở nơng thơn.
Theo Đào Thế Tuấn (1997), thì nơng hộ là đơn vị kinh tế tự chủ và đã góp phần
to lớn vào sự phát triển sản xuất nơng nghiệp của nước ta trong những năm qua.
Tất cả những hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yêu
được thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy, quá trình chuyển đổi CCCT thực
chất là sự cải tiến sản xuất nông nghiệp ở các hộ nông dân. Vì vậy, nơng hộ là
đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học NN & PTNT (nông nghiệp và phát
triển nông thôn).
Mục tiêu sản xuất của các hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh,
cơ cấu cây trồng quyết định mức đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và
sản phẩm của thị trường.
(2) Chính sách
Nhà kinh tế học người Anh Franks Ellis cho rằng khơng có một định nghĩa
“duy nhất” về thuật ngữ chính sách. Các nhà kinh tế thường nghĩ chính sách là
mục tiêu và phương pháp mà Chính phủ đưa ra nhằm tác động vào mức độ của
biến động kinh té như giá, thu thập, thu nhập quốc dân tỷ giá hối đối... chính
sách được xác định như là đường lối hành động mà Chính phủ tìm kiếm và sự lựa
chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó.
Muốn quá trình chuyển đổi CCCT có hiệu quả phải thúc đẩy tát cả các kiểu
hộ nông dân phát triển một cách đồng bộ chứ không thể chỉ thúc đẩy các hộ sản
xuất giỏi.
(3) Khoa học Công Nghệ
Tiến bộ kĩ thuật: Bao gồm các quy trình, cơng nghệ, biện pháp kỹ thuật cụ
thể và quản lý sử dụng đất, sản xuất, thu hoạch, chăm sóc, bảo vệ các loại sản
phẩm nơng nghiệp. Tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt là các kỹ thuật mang lại hiệu

quả cụ thể trong việc chọn tạo giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bón
phân, cải tạo và sử dụng đất, bảo vệ thực vật... (Phạm Chí Thành, 1998).
Các tiến bộ khoa học kĩ thuật - cơng nghệ: Nhờ có cơng nghệ mà các u tố
sản xuất như đất đai, sinh vật, khí hậu, máy móc, lao động và kinh tế kết hợp với
nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Trong thực tế sản xuất, những hộ tiếp cận

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


với tiến bộ khoa học, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường sẽ ảnh hưởng tới
CCCT. Vùng sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao có CCCT chun sản xuất sản
phẩm hàng hóa, sản xuất điều khiển theo thị hiếu của thị trường, kinh tế giảm dần
các tác động yếu tố tự nhiên.
2.2. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÂY MĂNG TÂY
Măng tây xanh là một loại cây cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng khá cao.
Trong 100g măng tây bao gồm 83% nước, 17% chất khơ; trong đó có 2,2% đạm
protein, 1,2% đường glucid, 2,3% chất xơ celluloze, 0,6% tro, 21% chất khoáng
như Kali, mangie, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho… Ngoại ra, măng
tây xanh còn chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A,
Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất như Tritophan,
Folate…
Ngoài ra Măng tây chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và
phịng trị tốt các chứng táo bón, chất Asparagine giúp lợi tiểu, tiểu đường, suy
gan và đau bàng quang. Măng tây còn là nguồn cung cấp chất đạm Homocystein
giúp người lao động trí óc giảm stess, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm
việc, chống béo phì và chống lão hóa da, ổn định kinh nguyệt, làm giầu sữa mẹ,
giúp điều trị bệnh goutte và bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol; có lượng
Magnesium và Potassium cao giúp ổn định huyết áp phòng ngừa xơ vỡ mạch

vành và bệnh đột quỵ tim mạc rất hữu hiệu, Măng tây xanh cịn có khả năng tăng
cường rất tốt sức khỏe tình dục vợ chồng. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ
(US National Cancer Institute), Măng tây cũng có nhiều Folate và Glutathione là
chất chống ung thư và chống lão hóa rất hữu hiệu.
Ở Hy Lạp và La mã trước công nguyên người cổ đã biết sử dụng măng tây
làm thuốc trị bệnh, người ta thường sử dụng măng tây cho người thận yếu, đau
bàng quang hay suy gan mật. Ngồi ra người ta cịn thấy tồn bộ cây măng đều
chứa chất xơ, nhờ vậy mà rất cần thiết cho tiêu hóa đặc biệt là chống táo bón.
Măng tây cịn là loại thực phẩm rất có lợi cho những người lao động trí óc vì có
khả năng làm tăng cường sức dẻo dai khi làm việc (Mai Phương Anh, 1996).
Cây măng tây xanh được du nhập vào nước ta từ những năm 1960. Ở nước
ta., cây măng tây xanh được trồng với mục đích:
+ Lấy chồi măng non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp;
+ Lấy cành lá làm kiểu trang trí hoa cắt cành;

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Lấy măng thân, rễ, lá làm dược liệu và nước giải khát;
+ Lấy phế liệu làm thức ăn gia súc…
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MĂNG TÂY
2.3.1. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới
Theo Mai Phương Anh (1996), măng tây xanh là một loại thực phẩm giàu
dinh dưỡng được người tiêu dùng sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn
hàng ngày; họ cịn đóng hộp xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Thì trường xuất
nhập khẩu sản phẩm Măng tây xanh trên thế giới hiện nay đã lên đến hàng triệu
tấn/năm, và còn tăng cao từng năm, chủ yếu là thị trường các nước Châu Âu,
Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan,.. Ở các nước láng giềng,

tính đến năm 2007 người Thái Lan đã trồng được khoảng 2000ha và ở Trung
Quốc (các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Phúc Kiến, Giang Tô,..) nông dân đã trồng
được khoảng 65.000 ha cây măng tây với sản lượng trên 500.000 tấn/năm (tăng
25% so với 2006).
Để tiếp tục duy trì, phát triển thêm sản lượng măng tây xanh đang cung cấp
cho thị trường quốc tế, hiện nay tại 65 quốc gia có trồng cây Măng tây xanh vẫn
cịn đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng mới mỗi năm để luân phiên trẻ
hóa, thay thế dần dần từng phần các diện tích đất cũ đã trơng cây măng tây từ 4-6
năm tuổi.
2.3.2. Tình hình sản xuất măng tây ở Việt Nam
Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, các nhà hàng và khách sạn
cũng đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thị sản phẩm măng tây xanh để phục vụ nhu cầu
ngày càng tăng nên rất nhiều.
Năm 2005 cây măng tây xanh được Trung tâm khuyến nơng thành phố Hồ
Chí Minh và cơng ty Cẩm Hon (chuyên cung cấp giống và thu mua, xuất khẩu
sản phẩm măng tây xanh) phối hợp tổ chức đưa về trồng thí điểm 4 ha tại xã
Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ và Nhuận Đức (huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh). Giống măng tây xanh đang trồng ở Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) là
giống UC-157 Bonanza (dịng F2) sản xuất tại Hịa Kỳ. Qúa trình thử nghiệm
cho thấy giống UC-157/F2 cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất, chất
lượng cao, bước đầu chuyển đổi cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rất khả
quan, có triển vọng mở ra thị trường tiêu thụ lớn ở trong và ngoài nước.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Năm 2008. TP. Bạc Liêu đã trồng thử 6 ha (gồm 49 hộ trồng) trên địa bàn 2
xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông. Bước đầu cho thấy, cây măng tây rất thích

hợp với vùng đất ở đây.
Ở miền Bắc măng tây xanh đã được trồng ở Đông Anh (Hà Nội) Kiến An
(Hải Phòng), Vĩnh Phúc, Bắc Giang… Tại Bắc Giang nhiều hộ nông dân ở huyện
Việt Yên đã trồng măng tây xanh sau 6 tháng chăm sóc măng tây xanh cho thu
hoạch 3-5kg/sào/ngày, với giá bán 40-60 nghìn đồng/kg bước đầu cây trồng này
đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây lên diện tích của huyện đã
mở rộng trên 10 ha.
2.3.3. Tình hình sản xuất măng tây ở Gia Bình – Bắc Ninh
Tháng 10 năm 2013 Trung tâm Khuyến nông – Khuyến Ngư - Tỉnh Bắc
Ninh đưa về trồng thử nghiệm cây măng tây xanh tại thơn Vạn Ty – Xã Thái Bảo
với diện tích là 2ha trên vùng đất bãi. Đến năm 2014 từ diện tích 2 ha đã mở rộng
ra ở các xa Vạn Ninh 2 ha, Xã Lãnh Ngâm , Cao Đức mỗi xã 1 ha … thấy được
hiệu quả của cây măng tây xanh so với trồng cây khác tại Gia Bình lên diện tích
ngày một mở rộng đến nay tổng diện tích trồng Măng tây xanh của huyện khoảng
10 ha.
1. Thời vụ trồng
Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 đến 300C, do đó có thể
trồng vào 2 thời vụ. Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2, tháng 3
và gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 6 dương lịch.
2. Gieo ươm cây trồng
Cần khoảng 500g hạt giống để gieo ươm đủ trồng cho 1 ha với mật độ
khoảng 18.000 – 20.000 cây/ha. Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 520C (2
sôi, 3 lạnh) trong 12 giờ, vớt ra đem ủ trong vải sạch, phân hữu cơ và 1 ít tro bếp.
Mỗi bầu nilon kích thước 12x7cm có chứa đất sạch, phân hữu cơ và 1 ít tro bếp.
Mỗi bầu gieo 1 hạt, hàng ngày tưới vừa đủ ấm, chăm sóc cho cây sinh trưởng và
phát triển tốt cho đến khi đủ tiêu chuẩn. Thông thường, sau gieo từ 3-3,5 tháng,
chiều cao cây đạt 25-30cm, thân có 1-2 nhánh, khỏe mạnh, khơng sâu bệnh gây
hại thì đem trồng
3. Đất trồng
Chọn các loại đất phù sa, đất đỏ, đất xám, thịt nhẹ có pha cát; đất có độ tơi


12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×