Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp ở lợn (porcine epidemic diarhea ped) trên đàn lợn thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.83 MB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THANH PHONG

ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA DỊCH TIÊU CHẢY CẤP
Ở LỢN (PORCINE EPIDEMIC DIARHEA – PED)
TRÊN ĐÀN LỢN THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

Ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Thanh Phong

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Nội chẩn – Dược – Độc chất, Khoa Thú y - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Thanh Phong

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... ix
Thesis abstract ..............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.


Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .......................................................3

2.1.1.

Tình hình nghiên cứu về PED trên thế giới ....................................................3

2.1.2.

Tình hình nghiên cứu về PED tại Việt Nam .....................................................4

2.2.

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn ( ped) ...........................................................................5

2.2.1.

Phân loại..........................................................................................................5

2.2.2.

Hình thái, cấu trúc virus ...................................................................................6

2.2.3.

Đặc tính sinh học PEDV ..................................................................................7

2.2.4.

Tính chất ni cấy ...........................................................................................8


2.2.5.

Dịch tễ học ......................................................................................................8

2.2.6.

Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................9

2.2.7.

Phương thức truyền lây của virus PED.............................................................9

2.2.8.

Triệu chứng lâm sàng ....................................................................................10

2.2.9.

Bệnh tích ....................................................................................................... 11

2.2.10. Chẩn đốn ..................................................................................................... 11
2.2.11. Phòng và điều trị ............................................................................................ 12
2.3.

Máu – thành phần, chức năng ........................................................................ 15

2.3.1.

Khái niệm ......................................................................................................15


iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.3.2.

Chức năng sinh lý của máu ............................................................................ 16

2.3.3.

Thành phần của máu ......................................................................................16

Phần 3. Đối tượng, nội dung nguyên liệu, phương pháp nghiên cứu ...................... 20
3.1.

Đối tượng và nội dung nghiên cứu .................................................................20

3.2.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 20

3.2.1.

Theo dõi tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) trên
đàn lợn ở tỉnh Thái Nguyên ........................................................................... 20

3.2.2.


Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở lợn mắc dịch tiêu
chảy cấp (PED) trên đàn lợn ở tỉnh Thái Nguyên ..........................................20

3.2.3.

Nghiên cứu tổn thương bệnh lý đường ruột của lợn mắc dịch tiêu chảy
cấp (PED) trên đàn lợn ở tỉnh Thái Nguyên ................................................... 20

3.2.4.

Xây dựng phác đồ điều trị thử nghiệm ...........................................................20

3.3.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................20

3.4.

Nguyên liệu nghiên cứu .................................................................................20

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 20

3.5.1.

Lấy mẫu bệnh phẩm....................................................................................... 20

3.5.2.


Xác định lợn bệnh.......................................................................................... 21

3.5.3.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21

3.4.4.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................24

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 25
4.1.

Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp ( ped)
trên đàn lợn thuộc tỉnh thái nguyên ................................................................25

4.2.

Đặc điểm bệnh lý ........................................................................................... 28

4.2.1.

Những biểu hiện lâm sàng ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) trên đàn
lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên ........................................................................... 28

4.2.2.

Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở lợn mắc dịch
tiêu chảy cấp (PED) trên đàn lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên ..............................32


4.3.

Tổn thương bệnh lý đại thể và vi thể ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (ped)
trên đàn lợn thuộc tỉnh thái nguyên ................................................................53

4.3.1.

Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) .............. 53

4.3.2.

Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) trên
đàn lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên......................................................................... 55

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.4.

Kết quả điều trị thực nghiệm lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) trên đàn
lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên ........................................................................... 63

4.4.1.

Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của E.coli phân lập từ lợn mắc dịch tiêu
chảy cấp (PED) với một số loại kháng sinh ........................................................63

4.4.2.


Kết quả điều trị thử nghiệm ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) trên đàn
lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên ........................................................................... 64

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 67
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 69

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

EDV

Epidemic Viral Diarhea

PED

Porcine Epidemic Diarrhea

PEDV

Porcine Epidemic Diarrhea Virus

PCR


Polymerase chain reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp)

RT-PCR

Reverse Transcription Polymerase chain reaction

TGE

Transmissible Gastro Enteritis

TGEV

Transmissible Gastroenteritis Enteritis Virus

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết theo lứa tuổi ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp
(PED) trên đàn lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên .............................................. 26
Bảng 4.2. Triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) trên đàn
lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên ...................................................................... 28
Bảng 4.3. Số lượng hồng cầu, tỷ khối hồng cầu, thể tích bình qn của hồng cầu
ở lợn khoẻ và lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) trên đàn lợn thuộc
tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 34
Bảng 4.4. Hàm lượng huyết sắc tố, nồng độ huyết sắc tố trung bình, lượng huyết
sắc tố trung bình của hồng cầu ở lợn khoẻ và lợn mắc dịch tiêu chảy

cấp (PED) trên đàn lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên ....................................... 37
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra tỷ trọng máu của lợn khỏe và lợn mắc dịch tiêu chảy
cấp (PED) trên đàn lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên) ...................................... 39
Bảng 4.6. Tốc độ huyết trầm, sức kháng hồng cầu ở lợn khoẻ và lợn mắc dịch
tiêu chảy cấp (PED) trên đàn lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên ........................ 40
Bảng 4.7. Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu ở lợn khoẻ và lợn mắc dịch
tiêu chảy cấp (PED) trên đàn lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên ........................ 43
Bảng 4.9. Thăm dò chức năng trao đổi Protit của gan - phản ứng Gross, hàm
lượng đường huyết ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) trên đàn lợn
thuộc tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 49
Bảng 4.10. Độ dự trữ kiềm trong máu và hàm lượng Natri, Kali trong huyết thanh
lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) trên đàn lợn thuộc tỉnh Thái
Nguyên .................................................................................................... 52
Bảng 4.11. Bệnh tích đại thể của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) Một số hình
ảnh bệnh tích đại thể................................................................................. 54
Bảng 4.12. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở ruột của lợn mắc tiêu chảy do
virus (PED) trên đàn lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên ..................................... 56
Bảng 4.13. Bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của lợn con mắc dịch tiêu chảy cấp
(PED) trên đàn lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên .............................................. 59
Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của E.coli phân lập được ở lợn
mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) với một số loại kháng sinh ......................... 64
Bảng 4.15. Kết quả điều trị thử nghiệm ở lợn mắc PED trên đàn lợn thuộc tỉnh
Thái Nguyên ............................................................................................ 66

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Lợn sút cân gầy cịm ................................................................................. 41
Hình 4.2. Lợn con nằm dồn đống .............................................................................. 31
Hình 4.3. Lợn con nằm trên bụng mẹ ........................................................................ 31
Hình 4.4. Lợn con nơn mửa ...................................................................................... 31
Hình 4.5. Phân lỏng màu vàng .................................................................................. 31
Hình 4.6. Phân màu xi măng ..................................................................................... 31

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thanh Phong
Tên Luận văn: Đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine Epidemic Diarrhea PED) trên đàn lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị.
Ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu các đặc điểm bệnh lý của lợn mắc bệnh tiêu chảy thành dịch
(PED), hiểu rõ cơ chế gây bệnh phục vụ tốt cho cơng tác chẩn đốn và điều trị bệnh.
- Xác định được cụ thể các biểu hiện lâm sàng ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED).
- Xác định được các biến đổi về các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở lợn mắc
dịch tiêu chảy cấp (PED).
- Xác định được các biến đổi bệnh lý đường ruột (đại thể và vi thể ) ở lợn mắc
dịch tiêu chảy cấp (PED).
- Xác định được hiệu quả điều trị bệnh ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED).

Phương pháp nghiên cứu
Theo dõi tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết; lấy mẫu máu cho nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh
lý, sinh hóa máu đồng thời thu thập mẫu bệnh phẩm nghiên cứu một số tổn thương
bệnh lý đại thể và vi thể của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) bằng các phương pháp
và vật liệu nghiên cứu thường quy.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự thay đổi về một số chỉ tiêu sinh lý,
sinh hóa máu ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) cũng như các biến đổi bệnh tích đại
thể và vi thể ở lợn bệnh giúp cho quá trình chẩn đoán, hỗ trợ điều trị lợn mắc dịch tiêu
chảy cấp (PED).

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Thanh Phong
Thesis title: Study the pathological characteristics of pigs with Porcine Epidemic
Diarrhea (PED) in Thai Nguyen province and solution of treatment.
Major: Veterinary

Code: 60.64.01.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
- To study the pathological characteristics of porcine epidemic diarrhea (PED), to
understand the disease-causing mechanism in helping of disease diagnosis and
treatment.
- Identification of clinical signs of PED.

- Identification of changes in physiological and biochemical characteristics of PED.
- Identification of intestinal and metastatic pathological changes of PED.
- Determine the treatment effect of PED.
Materials and Methods
Incidence, mortality; blood sampling for some physiological and biochemical
parameters studying and specimens sampling for some pathology lesions studying of
PED by routine methods and materials.
Main findings and conclusions
Our results show that changes in some physiological and biochemical parameters
of blood as well as microscopic lesions in pigs with PED have contributed to the
diagnosis and treatment of PED.

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dịch tiêu chảy ở lợn (Porcine epidemic diarrhea – PED) do một loại virus
thuộc nhóm 1, giống Coronavirus gây ra. Đặc trưng của bệnh là gây tiêu chảy nhiều
nước ở lợn, tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%, đặc biệt là lợn con. PEDV
được xếp vào nhóm 1, giống coronavirus, họ coronavirus (Coronaviridae), cùng
với TGEV, coronavirus gây bệnh cho mèo (feline coronavirus), coronavirus gây
bệnh cho chó (canine coronavirus), và coronavirus gây bệnh cho người chủng 229E
(human coronavirus). Dựa vào kết quả giải trình tự gen cho thấy PEDV có quan hệ
gần gũi nhất với coronavirus gây bệnh cho người chủng 229E và TGEV.
Từ năm 1982 đến 1990, kháng thể kháng virus gây dịch tiêu chảy ở lợn
(Porcine epidemic diarrhea virus – PEDV) đã được phát hiện ở nhiều đàn lợn ở Bỉ,
Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Bulgaria, Hungaria, Đài Loan.

Ngoài ra, một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…
cũng ghi nhận đã phân lập được virus. Hiện nay, các ổ dịch tiêu chảy cấp ở lợn ít
được ghi nhận ở châu Âu và ngày càng có ít nghiên cứu về bệnh. Tuy nhiên, các
nước châu Á lại có nguy cơ cao xảy ra dịch.
Việt Nam là nước nông nghiệp, chăn nuôi lợn là một ngành chăn ni có
truyền thống từ lâu ở nước ta. Lợi nhuận từ chăn nuôi lợn mang lại khá cao nên
trong những năm gần đây số lượng, quy mô chăn nuôi càng ngày càng tăng. Phương
thức chăn nuôi những năm gần đây cũng chuyển dẫn từ chăn ni nơng hộ thành
hình thức trang trại. Tuy nhiên, các dịch bệnh xảy ra ở lợn vẫn không ngừng phát
triển và biến đổi.
Thực trạng chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay đã tạo môi trường hết sức thuận
lợi cho việc thường xuyên tồn tại nhiều mầm bệnh trong đàn. Đối với ngành công
nghiệp chăn nuôi lợn, bệnh do PEDV gây thiệt hại lớn về kinh tế, đặc biệt là chăn
nuôi theo quy mô công nghiệp với mật độ chăn nuôi dày, môi trường khơng được
kiểm sốt tốt cũng như là biện pháp quản lý phòng bệnh chưa hợp lý. Đặc biệt là
trong những năm gần đây, dịch tiêu chảy cấp ở lợn xảy ra rất mạnh gây thiệt hại rất
lớn về kinh tế cho người chăn nuôi lợn.
Do vậy, để hiểu rõ hơn về tình hình dịch tiêu chảy cấp ở lợn nhằm nâng cao
hiệu quả phịng trị bệnh, chúng tơi đã tiến hành đề tài:

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


“Đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine Epidemic Diarrhea PED) trên đàn lợn thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu các đặc điểm bệnh lý của lợn mắc bệnh tiêu chảy thành
dịch (PED), hiểu rõ cơ chế gây bệnh phục vụ tốt cho cơng tác chẩn đốn và

điều trị bệnh.
- Xác định được cụ thể các biểu hiện lâm sàng ở lợn mắc dịch tiêu chảy
cấp (PED).
- Xác định được các biến đổi về các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở lợn
mắc dịch tiêu chảy cấp (PED).
- Xác định được các biến đổi bệnh lý đường ruột (đại thể và vi thể ) ở lợn
mắc dịch tiêu chảy cấp (PED).
- Xác định được hiệu quả điều trị bệnh ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED).

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.1.1. Tình hình nghiên cứu về PED trên thế giới
Dịch tiêu chảy cấp ở lợn đã và đang gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với
ngành chăn nuôi lợn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dịch tiêu chảy cấp ở lợn lần đầu
tiên được phát hiện ở Anh vào năm 1971, sau đó các ổ dịch liên tục được phát hiện
và xảy ra phổ biến ở các quốc gia châu Âu khác như Bỉ, Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy
Sỹ và ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan (J. F. Chen et al.,
2008; J. Chen et al., 2013; Puranaveja et al., 2009; D. Song and Park, 2012). Bệnh
xảy ra trên lợn tăng trưởng và vỗ béo với các biểu hiện lâm sàng ở lợn ốm giống hệt
như bị nhiễm virus gây viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGEV), chỉ khác một đặc
điểm quan trọng đó là lợn con đang bú mẹ không mắc bệnh. TGEV và các tác nhân
gây bệnh đường tiêu hóa khác đã được xác định khơng phải là nguyên nhân ra bệnh
trên. Sau đó căn bệnh này đã lây lan sang các nước châu Âu và được gọi là bệnh
“tiêu chảy thành dịch do virus” (Epidemic viral diarrhea – EVD).
Năm 1976 căn bệnh tiêu chảy giống TGE lại xuất hiện nhưng xảy ra trên tất

cả lợn ở mọi lứa tuổi, gồm cả lợn con đang trong giai đoạn bú sữa mẹ (Wood,
1977), khả năng nguyên nhân gây bệnh là TGEV và các tác nhân gây bệnh đường
tiêu hóa khác cũng đã được loại trừ. Khi đó, tên EVD loại 2 được đưa ra để phân
biệt với EDV loại 1 là bệnh bùng phát năm 1971 với sự khác nhau đó là lợn con
đang bú mẹ chỉ mắc EDV loại 2 mà không mắc EDV loại 1.
Năm 1978, Coronavirus đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra các đợt
bùng phát EVD loại 2 (Chasey and Cartwright, 1978). Kết quả gây bệnh nghiệm
thực cho lợn bằng một chủng virus phân lập được (CV777) cho thấy bệnh tích
đường tiêu hố biểu hiện điển hình trên cả lợn con và lợn vỗ béo. Rõ ràng là
Coronavirus này liên quan tới sự bùng phát EVD loại 1 và loại 2, từ đó tên bệnh
đã được đổi thành “tiêu chảy thành dịch trên lợn” viết tắt theo tên tiếng anh là
PED (Porcine Epidemic Diarrhea) (Debouck and Pensaert, 1980).
Trong một thời gian dài, PED bùng phát ở thể cấp tính trở nên hiếm gặp ở
những nơi nó xuất hiện. Từ đầu những năm 2000 trở lại đây, ở châu Âu, PED chủ
yếu xảy ra trên lợn choai, lợn thịt, lợn hậu bị trong khi lợn con đang trong giai đoạn
bú mẹ rất hiếm gặp. Tuy nhiên, ở châu Á, dịch lại xảy ra nghiêm trọng với tỷ lệ tử

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vong cao trên lợn ở tất cả các lứa tuổi, và không thể phân biệt chúng về mặt lâm
sàng với bệnh TGE thể cấp tính.
Trong khoảng thời gian từ năm 1980 tới 1990, các ổ dịch liên tục được phát
hiện và xảy ra phổ biến ở các Quốc gia châu Âu, như Bỉ, Anh, Đức, Pháp, Hà
Lan, Thụy Sỹ. Hiện nay, PED ngày càng xuất hiện phổ biến ở các Quốc gia châu
Á, đặc biệt PED ngày càng trở nên cấp tính và nghiêm trọng hơn (D. Song &
Park, 2012). Ở Trung Quốc, trường hợp nhiễm PEDV đầu tiên được phát hiện
năm 1973, sau hơn hai thập kỷ sử dụng vaccine vô hoạt nhũ dầu, sự xuất hiện trở

lại của PEDV tương đối ít. Tuy nhiên đến năm 2010, bệnh đã xuất hiện trở lại và
bùng phát ngày càng trầm trọng ở các Tỉnh có sự phát triển ngành chăn nuôi lợn.
Từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011, tỷ lệ lợn chết từ 90 tới 100%
(tương ứng 50.000 con), chủ yếu là lợn dưới 7 ngày tuổi (X. Chen et al., 2012).
Ở Nhật, dịch tiêu chảy cấp ở lợn xuất hiện lần đầu tiên năm 1993, gây chết
14.000 lợn, tỉ lệ chết từ 30 tới 100% lợn con, dịch tiêu chảy cấp ở lợn năm 1996
gây chết 39.509 lợn. Ở Hàn Quốc, dịch tiêu chảy cấp ở lợn xuất hiện đầu tiên
năm 1992, sau đó đến năm 2007-2008, dịch liên tiếp xuất hiện ở các Quốc gia
Ðông Nam Á, như Thái Lan, Philippines và Việt Nam.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu về PED tại Việt Nam
Ở Việt Nam, dịch tiêu chảy cấp ở lợn lần đầu tiên được phát hiện vào năm
2008 và từ đó đến nay dịch bệnh thường xuyên xảy ra và gây ra ảnh hưởng
nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn cả nước.
Tại Việt Nam, hiện tại có rất ít nghiên cứu tiến hành về dịch tiêu chảy cấp ở
lợn . Dịch được phát hiện từ năm 2008 (Đỗ Tiến Duy, 2011). Sau đó, PED ngày
càng lan rộng và bùng phát ở nhiều khu vực. Nó gây thiệt hại nặng nề cho các
trang trại bởi tỉ lệ mắc toàn đàn rất cao (gần 100%), các triệu chứng lâm sàng chủ
yếu gồm: chán ăn, nôn, tiêu chảy, tỷ lệ chết cao ở lợn con theo mẹ. Theo thống kê
khơng chính thức của phịng xét nghiệm nhanh công ty C.P Việt Nam trong năm
tháng đầu năm 2010 cả nước có 31 trại bị nhiễm PED. Các trại bị nhiễm bệnh này
chủ yếu tập trung ở các tỉnh nam bộ như Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bà
Rịa – Vũng Tàu.
Theo Đỗ Tiến Duy và Nguyễn Tất Toàn (2011), ở Bà Rịa Vũng Tàu có 10/16
mẫu dương tính, Đồng Nai có 21/73 mẫu, thành phố Hồ Chí Minh là 48/54 mẫu và
Bình Dương là 21/29 mẫu dương tính với PED ( Đỗ Tiến Duy, 2011).

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



148 mẫu bệnh phẩm là các mẫu phân và ruột của lợn nghi mắc PED thu thập
được từ 3 tỉnh là Quảng Trị, Thái Nguyên và Thái Bình từ năm 2013 - 2014 đã
được chẩn đoán bằng phương pháp RT-PCR. Kết quả chẩn đoán cho thấy 57/148
(38,51%) mẫu bệnh phẩm dương tính với virus PED (Nguyễn Trung Tiến, 2013).
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch
trên heo ở một số tỉnh phía Bắc (Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh và
Hà Nội) khảo sát ở 31 trại lợn có biểu hiện tiêu chảy ở mọi lứa tuổi, điều trị bằng
kháng sinh không hiệu quả, tỷ lệ chết tập trung ở lợn con theo mẹ (N. T. L. Nguyễn
Văn Điệp, Nguyễn Thị Hoa, Yamaguchi, 2014). Đồng thời đã nghiên cứu ứng dụng
kỹ thuật RT-PCR chẩn đoán bệnh tiêu chảy do PEDV gây ra cho lợn con theo mẹ
tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu này đã được tiến hành trên đàn lợn
con theo mẹ dưới 10 ngày tuổi. Những lợn con bị mắc PED thường có biểu hiện
chán ăn, bỏ ăn, tiêu chảy, phân nhiều nước màu vàng, có sữa không tiêu, ruột non
căng phồng, thành ruột bị bào mỏng, chứa dịch màu vàng, hạch màng treo ruột sưng
to. Kết quả xét nghiệm bằng RT-PCR cho thấy tất cả lợn có biểu hiện triệu chứng
lâm sàng, bệnh tích trên đều dương tính với PEDV.
Dịch tiêu chảy do virus PED gây ra có tính lây lan nhanh tuy nhiên chưa có
loại vacxin nào phịng bệnh thì nguy cơ tái phát, nguy cơ biến chủng của virus cũng
là vấn đề rất đáng lo ngại. Trước tình hình đó, việc hiểu biết về đặc điểm căn bệnh
và chẩn đoán nhanh là hết sức cấp thiết trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức
khỏe vật nuôi và kinh tế cho người chăn nuôi.
2.2. DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở LỢN ( PED)
2.2.1. Phân loại
Dịch tiêu chảy cấp tính trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea- PED) là một
bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do một loại virus thuộc họ Coronaviridae
gây ra. Virus PED là virus thuộc nhóm 1, chi Alphacoronavirus, họ Coronaviridae.
Các chủng virus PED (PEDV) phân lập được từ Việt Nam được cho là có mối quan
hệ gần gũi với các chủng PEDV phân lập từ Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và
Philippines (Vui và cs., 2014).

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn lần đầu tiên được phát hiện ở Anh vào năm 1971 do
PEDV gây ra. Ban đầu PEDV được gọi là EVD (Epidemic viral diarrhea) gây bệnh
trên lợn con, đặc biệt là lợn mới sinh, có tỉ lệ gây chết lên tới 100%. Đến năm 1976,
một phân type mới của virus EVD được phát hiện trên lợn ở mọi lứa tuổi, được gọi

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


là virus EVD type 2 để phân biệt với virus EVD type 1 ban đầu (Wood, 1977). Năm
1978, Debouck và Pensaert đã phát hiện virus EVD type 2 là một dạng giống với
coronavirus (Debouck and Pensaert, 1980), cũng từ thời gian này, dịch EVD được
chuyển tên thành dịch tiêu chảy cấp ở lợn .
2.2.2. Hình thái, cấu trúc virus
Hệ gene virus là RNA sợi đơn dương với kích thước khoảng 28kb, bao gồm
đầu 5’ (Vũ Triệu An), đuôi 3’ poly A và có ít nhất 7 khung đọc mở (ORFs) mã
hoá cho 4 protetin cấu trúc là Spike (S), envelope (E), membrane (M),
nucleoprotein (N) và 3 protein không cấu trúc (replicase 1a, 1b và ORF3) được
sắp xếp theo tứ tự 5’-Rep-S-ORF3E-M-N-3’ (Duarte and Laude, 1994). Protein S
của virus PED là glycoprotein type I có kích thước 1.383 amino acids, bao gồm
một đoạn peptide tín hiệu (signal peptide: 1-18 aa), các vùng chứa nhóm quyết
định kháng nguyên sinh kháng thể trung hoà (neutralizing epitopes: 499-638, 748755, 764-711 và 13681374 aa), một vùng xuyên màng (transmembrane domain:
1334-1356 aa) và một vùng ngắn phía trong màng (cytoplasmic) (Duarte et al.,
1994; D. Song and Park, 2012).

Cấu trúc virus PED (Brandao, Lovato and Slhessarenko, 2012)
Tương tự như protein S của các coronavirus khác, protein S của virus PED là
kháng nguyên bề mặt virus, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự tương


6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tác với thụ thể glycoprotein của tế bào chủ khi xâm nhiễm, cũng như chứa các vùng
quyết định kháng nguyên kích thích tạo kháng thể trung hồ của vật chủ trong tự
nhiên. Do vậy, protein S có thể được lựa chọn để phát triển các loại vaccine chống
lại virus PED (Park, Song and Park, 2013). Gene S mã hóa cho protein S là gene
được sử dụng phổ biến để đánh giá mối quan hệ di truyền cũng như sự tiến hóa của
các chủng virus PED đang lưu hành.
Để xác định mối quan hệ giữa các chủng PEDV, các phân tích về cây phả hệ
(phylogenetic tree) và đặc điểm di truyền được tiến hành dựa trên các trình tự gen
S, M, và ORF3 (D. Song and Park, 2012) đôi khi cả gen E (Parkand et al., 2013).
Nghiên cứu trên một phần của gen S và toàn bộ gen M đã gợi ý chia PEDV thành 3
nhóm (G1, G2, và G3), mỗi nhóm cũng được chia thành các nhóm nhỏ hơn (G1-1,
G1-2, và G1-3) (Parkand et al., 2013). Phân tích cây phả hệ dựa trên trình tự gen S
và M đều chỉ ra rằng các chủng PEDV phân lập được ở Trung Quốc, Hàn Quốc,
Thái Lan và Việt Nam có độ tương đồng cao và khác biệt với các chủng PEDV
phân lập được từ các Quốc gia Châu Âu (Puranavejaand et al., 2009; Đỗ Tiến Duy,
2011; Parkand et al., 2013; Kim et al., 2015). ORF3 là gen mã hố cho protein
khơng cấu trúc và là protein phụ trợ, không cần thiết cho quá trình nhân lên của
PEDV. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra chức năng quan trọng của
protein này trong việc quyết định độc tính của PEDV. Sự biến đổi của gen ORF3
trong quá trình cấy chuyển nhiều lần trên tế bào có thể làm giảm độc tính của chủng
thực địa. Sự khác biệt của gen ORF3 cũng được thể hiện rõ rệt giữa các chủng thực
địa và các chủng ni cấy trong phịng thí nghiệm.
2.2.3. Đặc tính sinh học PEDV
Virus ổn định trong nhiệt đọ thấp song rất dễ bị phá hủy ở điều kiện nhiệt đọ
phòng. Ở nhiệt độ âm sâu sau 1 năm hiệu giá virus giảm không đáng kể, ở 370C sau

4 ngày virus mất hoàn toàn khả năng gây nhiễm.
Virus mẫn cảm với ether, chloroform và desoxycholat. Trong 0.5% phenol,
0.05% formandehyt virus chết trong 30 phút.
Virus kháng với trypsin, ổn định trong mật lợn và PH, do đặc tính đó lên virus
sống được trong dạ dày và ruột non. PEDV bền ở khoảng pH 5,0 – 9,0 ở 4˚C và pH
từ 6,5 – 7,5 ở 37˚C (Debouck and Pensaert, 1980). PEDV đã thích ứng với môi
trường nuôi cấy bị mất khả năng lấy nhiễm khi đun chúng tới 60˚C trong 30 phút,
nhưng chúng khá bền ở 50˚C.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PEDV có 1 serotype duy nhất. Có 2 chủng PEDV, PED 1 gây bệnh cho lợn
trên 5 tuần tuổi, PED 2 gây bệnh mọi lứa tuổi, khó phân biệt với TGE.
2.2.4. Tính chất ni cấy
PEDV có thể nhân lên khi gây bệnh thực nghiệm bằng cách cho lợn con
uống virus. PEDV có khả năng thích ứng kém trong điều kiện ni cấy phịng thí
nghiệm. Người ta đã thử nghiệm ni cấy trên nhiều loại tế bào nhưng ít thành
cơng. Đến nay tế bào Vero có thể cấy chuyển được PEDV, gây bệnh tích tế bào:
tuy nhiên sự phá triển của virus phụ thuộc vào sự có mặt của trypsin trong môi
trường nuôi cấy.
Hiệu giá virus đạt tối đa sau khi ni cấy 15h, ngồi ra một số loại tế bào có
thể ni cấy virus như tế bào túi mật lợn và tế bào thận lợn.
2.2.5. Dịch tễ học
Dịch tiêu chảy cấp ở lợn xảy ra quanh năm nhưng thường phổ biến hơn vào
mùa đông và ở mọi lứa tuổi đặc biệt là lợn dưới 5 ngày tuổi. Trong ổ dịch tỷ lệ
nhiễm bệnh có thể tới 100%, tỷ lệ chết 50 – 100%.
- Dịch xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa đông do nhiệt độ thấp virus

tồn tại lâu trong môi trường.
- Chất chứa mầm bệnh chủ yếu trong phân thải ra của lợn nhiễm bệnh, phân
có thể chứa virus gây bệnh đến 100 ngày. Sữa mẹ cũng có thể nhiễm virus và là
nguồn lây nhiễm virus sang lợn con. Thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi, vận
chuyển là vật trung gian truyền bệnh.
- Đường tiêu hóa là phương thức chủ yếu để virus truyền sang vật chủ khác
hoặc có thể do trực tiếp tiếp súc giữa lợn mang mầm bệnh và lợn khỏe, nhất là ở
những lợn đang hồi phục sau 1 – 2 tuần. PED thể cấp tính thường xảy ra ở thời
điểm 4 – 5 ngày sau khi mua về, virus có thể xâm nhập vào trại thông qua lợn
nhiễm virus được chuyển về hoặc các dụng cụ vận chuyển có mang virus.
- Khi dịch xảy ra ở trại lợn sinh sản, virus có thể được bài thải từ đàn mắc
bệnh hoặc trở thành dịch địa phương. Một chu kỳ dịch địa phương có thể được hình
thành nếu số lứa lợn được sinh ra và cai sữa trong trại đủ lớn để duy trì sự lưu hành
của virus thông qua việc lây nhiễm giữa các lứa kế tiếp nhau khi lợn con mất khả
năng miễn dịch lúc cai sữa. PEDV có thể gây ra tiêu chảy dai dẳng trên lợn con sau
cai sữa ở những trại như vậy (N. T. L. Nguyễn Văn Điệp, 2013).

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2.6. Cơ chế sinh bệnh
Cơ chế sinh bệnh của PED được nghiên cứu trên lợn con không được uống
sữa đầu. Cho lợn con 3 ngày tuổi uống virus PED chủng CV777 (Debouck and
Pensaert, 1980) sau khoảng 22 đến 36 giờ lợn bắt đầu nơn và tiêu chảy. Vị trí và sự
nhân lên của virus được xác định thông qua kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang và
kính hiển vi điện tử truyền qua. PEDV nhân lên trong bào tương của các tế bào lông
nhung, phá huỷ các tế bào biểu mô và làm ngắn lông nhung niêm mạc ruột, tỷ lệ
chiều cao giữa lơng nhung và tuyến ruột có thể giảm từ 7:1 xuống cịn 3:1. Các tế

bào biểu mơ hấp thu ở lông nhung rất mẫn cảm với PEDV, những tế bào biểu mơ
nhiễm virus có thể được quan sát sau 12-18 giờ gây nhiễm, rõ nhất sau khoảng 24
đến 36 giờ, tuy nhiên khơng quan sát thấy có sự phá hủy tế bào biểu mô ở kết tràng.
Đặc điểm sinh bệnh của PEDV ở ruột non của lợn con rất giống với TGEV. So với
TGEV, sự nhân lên và lây lan trong ruột non của virus PED diễn ra chậm hơn và
thời gian nung bệnh lâu hơn.
Cơ chế sinh bệnh của PEDV ở lợn giai đoạn lớn hơn vẫn chưa được nghiên
cứu chi tiết, nhưng bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang có thể quan sát thấy virus
có mặt trong tế bào biểu mô kết tràng của lợn mắc bệnh tự nhiên hoặc được gây
nhiễm. Ý nghĩa của việc virus xâm nhiễm ở kết tràng có làm cho bệnh nặng hơn hay
không vẫn chưa được rõ. Hiện vẫn chưa có cơ chế thích hợp nào được đưa ra để lý
giải hiện tượng lợn chết đột ngột kèm theo việc hoại tử cơ lưng cấp tính quan sát
thấy ở lợn vỗ béo và lợn trưởng thành (N. T. L. Nguyễn Văn Điệp, 2013).
2.2.7. Phương thức truyền lây của virus PED
Bệnh thường xảy ra vào mùa đơng do virus có khả năng chịu với nhiệt độ
lạnh, không bền với nhiệt độ và ánh sáng mặt trời.
Về phương thức truyền lây, đường tiêu hóa có thể là phương thức chủ yếu để
virus truyền sang vật chủ khác. PED thể cấp tính thường xảy ra ở thời điểm 4-5
ngày sau khi lợn được bán hoặc mua về. Virus có thể xâm nhập vào trại thông qua
lợn nhiễm virus được chuyển về hoặc các dụng cụ có mang virus như xe tải, ủng...
PEDV khơng khác nhiều với TGEV về đường truyền lây, nhưng virus này có vẻ tồn
tại lâu hơn trong các trang trại sau khi dịch tiêu chảy cấp ở lợn cấp tính đã qua đi.
Khi dịch xảy ra ở trại lợn sinh sản, virus có thể được bài thải từ đàn mắc bệnh hoặc
trở thành dịch địa phương. Một chu kỳ dịch địa phương có thể được hình thành nếu
số lứa lợn được sinh ra và cai sữa trong trại đủ lớn để duy trì sự lưu hành của virus

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



thông qua việc lây nhiễm giữa các lứa kế tiếp nhau khi lợn con mất khả năng miễn
dịch lúc cai sữa.
2.2.8. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian nung bệnh ngắn từ 18 – 72 giờ, thời gian ủ bệnh và tỷ lệ chết tỷ lệ
nghịch với lứa tuổi.
Lợn con theo mẹ lười bú, tiêu chảy phân lỏng, tanh, màu vàng, có sữa không
tiêu, nôn mửa, uống nhiều nước, lợn con sụt cân nhanh do mất nước, lợn gầy còm.
Triệu chứng điển hình lợn con nằm chồng đống lên nhau hoặc thích nằm trên bụng
mẹ (do bị lạnh), điều trị bằng kháng sinh đặc trị tiêu chảy khơng có hiệu quả. Tỷ
lệ nhiễm bệnh cao có thể lên tới 100%. Tỷ lệ tử vong rất cao lợn dưới 1 tuần tuổi
chết sau 2 – 7 ngày, lợn trên 1 tuần tuổi chết sau 3 – 4 ngày do mất nước, lợn trên
3 tuần tuổi tỷ lệ chết thấp sau khi qua khỏi con vật còi cọc, lợn sau cai sữa 2 – 3
tuần bị tiêu chảy và lây lan cho lợn mới nhập đàn. Lợn nái triệu chứng không rõ
rệt, ủ rũ, sốt, nôn mửa, mất sữa, gầy sút. Ở giai đoạn lớn hơn, lợn thường tự hồi
phục sau khi quá trình tiêu chảy kéo dài được 1 tuần. Khi PED cấp tính ở một trại
qua đi, lợn con giai đoạn 2-3 tuần sau cai sữa vẫn có thể có biểu hiện tiêu chảy và
lợn mới nhập về thường phát bệnh.
Một báo cáo khác cho thấy, tại một trại nuôi lợn thịt mới nhập lợn về từ
nhiều nguồn khác nhau hoặc trong giai đoạn nuôi vỗ béo, nếu PED bùng phát ở
thể cấp tính, trong vịng một tuần, tất cả lợn sẽ có biểu hiện tiêu chảy. Lợn có biểu
hiện chán ăn, mệt mỏi, phân rất loãng, chứa nhiều nước. Giai đoạn vỗ béo lợn
thường có biểu hiện đau vùng bụng nhiều hơn, sau khoảng 7-10 ngày, lợn sẽ hồi
phục. Tỷ lệ tử vong ở lợn trong giai đoạn vỗ béo thường từ 1-3%, lợn chết nhanh,
thường ở giai đoạn mới bắt đầu tiêu chảy hoặc trước khi có biểu hiện tiêu chảy.
Bệnh tích đại thể thơng thường ở những lợn này là hoại tử cấp tính ở cơ lưng. Tỷ
lệ chết cao nhất được thấy ở những trại có lợn giống mẫn cảm và chịu nhiều stress
(N. T. L. Nguyễn Văn Điệp, 2013).
Thơng thường khi xảy ra dịch, PED có triệu chứng giống với viêm dạ dày
ruột truyền nhiễm - TGE (Transmissible Gastroenteritis). Thời gian nung bệnh

ngắn, dịch xảy ra nhanh, lợn con mắc bệnh cịi cọc, nơn mửa nhiều, tiêu chảy phân
nhiều nước, phân thường có sữa khơng tiêu, phân màu vàng, lợn con sụt cân
nhanh chóng, mất nước, tiêu chảy phân thường lẫn sữa không tiêu, tỷ lệ ốm và
chết cao đặc biệt là lợn dưới 2 tuần tuổi. Tuy nhiên tốc độ lây lan của PED thấp
hơn TGE, tỷ lệ chết ở lợn sơ sinh của PED thấp hơn TGE.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2.9. Bệnh tích
Bệnh tích đại thể và vi thể của lợn mắc PED tương tự như ở bệnh TGE. Dạ
dày trống rỗng do lợn nôn, và ống dưỡng chấp không chứa nhiều dịch dưỡng do
sự kém hấp thu ở ruột. Các đoạn ruột non chứa đầy dịch, căng phồng, thành ruột
mỏng tới mức có thể nhìn thấy do sự teo lại của tầng niêm mạc. Chất chứa trong
ruột non lợn cợn. Ngồi các bệnh tích tương tự như TGE, sự hoại tử cấp ở cơ lưng
cũng được báo cáo.
Lợn con đang theo mẹ chết do PED, xác gầy, khô do tiêu chảy nặng, phần
mơng dính nhiều phân vàng. Ruột căng phồng, đầy dịch, màu vàng, chứa những cục
sữa chưa tiêu. Thành ruột mỏng và trong. Hạch lâm ba màng treo ruột xuất huyết
nhẹ. Lát cắt ngang ruột non của lợn bị nhiễm virus PED. Lông nhung ruột non của
lợn bị ngắn lại.
Về mặt vi thể, sự hình thành khơng bào to, rõ trong bào tương tế bào biểu
mô và sự bong tróc của các tế bào này làm cho lơng nhung ngắn và dồn lại, hoà
lẫn vào nhau rõ rệt, tuy rằng các biểu hiện này không trầm trọng bằng TGE. Ở
kết tràng, chưa có bệnh tích vi thể nào được báo cáo. Điều thú vị là các nghiên
cứu siêu vi thể đã cho thấy có sự hiện diện rõ rệt của các hạt virus bên trong bào
tương tế bào và sự thay đổi tế bào ở các tế bào biểu mô ruột non và kết tràng.
Những sự thay đổi cấu trúc siêu vi thể được khởi đầu đặc trưng bằng sự mất đi

của các bào quan, vi nhung, lưới tận và phần nhô ra của bào tương tế bào hấp thu
vào trong xoang ruột (Pospischil, Hess, Bachmann, 1981). Sau đó, các tế bào trở
nên dẹt hơn, liên kết vịng bịt giữa các tế bào biểu mô mất đi và tế bào được giải
phóng vào bên trong lịng ống ruột.
2.2.10. Chẩn đốn
Do các virus gây ra tiêu chảy có các đặc điểm lâm sàng tương đối giống nhau
nên không thể dựa vào các đặc điểm này để chẩn đoán PEDV, do đó việc chỉ ra sự
có mặt của PEDV được thực hiện trong các phịng thí nghiệm (Kusanagi et al.,
1992; Ren and Li, 2011). Nhiều kỹ thuật được sử dụng trong việc phát hiện PEDV
như miễn dịch huỳnh quang, sử dụng kính hiển vi điện tử hoặc phản ứng ELISA
(Enzyme-linked immunosorbent assay), tuy nhiên các kỹ thuật này tiêu tốn nhiều
thời gian và độ nhạy cũng như tính đặc hiệu thấp. Kỹ thuật chẩn đoán dựa trên
phương pháp RT-PCR (Reverse transcription polymerase chain reaction) được phát
triển để phát hiện virus cả trong phịng thí nghiệm và từ thực địa (Tobler and

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ackermann, 1995, 1996). Để khẳng định sự có mặt của PEDV trong mẫu bệnh
phẩm, mồi đặc hiệu được thiết kết dựa trên trình tự gen M (Kweon, Lee, Han,
Kang, 1997). Trong những năm gần đây, dựa trên kỹ thuật RT-PCR cơ bản, đã có
rất nhiều những cải tiến để cho những ứng dụng hiệu quả hơn, như việc sử dụng
multiplex-RT-PCR để phát hiện PEDV trong sự có mặt của nhiều virus khác nhau,
là một kỹ thuật thường được sử dụng cho chẩn đoán nhanh, độ nhạy và hiệu quả
kinh tế cao trên các đối tượng với các virus gây ra viêm ruột dạ dày cấp tính ở lợn
(D. S. Song et al., 2006). RT loop-mediated isothermal amplification (RT-LAMP)
cũng là một kỹ thuật hữu dụng được phát triển dựa trên kỹ thuật RT-PCR cơ bản.
Trong kỹ thuật này, 4-6 mồi được sử dụng để nhận biết 6-8 vùng DNA đích, điều

này tạo ra tính đặc hiệu cao hơn so với kỹ thuật gel-based RT-PCR hay ELISA bởi
vì nó tạo ra số lượng lớn hơn các đoạn DNA (Ren & Li, 2011). Các kit phân tích
Immunochromatography cũng được sử dụng phổ biến ở các trại chăn nuôi để phát
hiện PEDV trên cơ sở protein S với độ nhạy 92% và độ đặc hiệu 98%. Kỹ thuật này
có độ chính xác kém hơn RT-PCR tuy nhiên cho phép chẩn đốn nhanh trong vịng
10 phút (D. Song and Park, 2012). Hiện nay ở Việt Nam, Nguyen Dinh Quat et al.,
đã sử dụng phương pháp nested-RT-PCR để phát hiện PEDV (Nguyen Dinh Quat,
2011) và Đỗ Tiến Duy và cs. (2011) đã nghiên cứu đặc tính di truyền của PEDV
phân lập được từ các Tỉnh Miền Nam Việt Nam (Đỗ Tiến Duy, 2011). Ngồi ra
chưa có nghiên cứu nào về mức độ quy mô và chuyên sâu để đánh giá về đăc điểm
phân tử, nguồn gốc tiến hóa và sự phân bố dịch tế học của các chủng PEDV đang
lưu hành ở Việt Nam hiện nay. Do tính phức tạp của các đợt dịch tiêu chảy cấp ở
lợn trong thời gian gần đây, việc tạo ra kit chẩn đốn nhanh, chính xác và đặc hiệu
các type PEDV đang lưu hành tại Việt Nam và các nghiên cứu về đặc tính di truyền,
sự biến đổi các type, phân type virus PED là công việc hết sức quan trọng.
2.2.11. Phòng và điều trị
Dịch bệnh tiêu chảy cấp do PEDV gây ra đã và đang diễn ra hết sức nghiêm
trọng và gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn ni lợn ở Việt Nam. Việc
phịng chống bệnh tiêu chảy do PEDV gây ra chủ yếu dựa vào sử dụng vaccine.
Trong khi các chủng virus thực địa thường xuyên có những biến đổi phức tạp về
mặt di truyền, do đó việc nắm bắt và cập nhật được các đặc tính phân tử của các
chủng PEDV đóng vai trị quan trọng, giúp cho việc lựa chọn được vaccine thích
hợp và hiệu quả phục vụ cho cơng tác tiêm phịng. Trong khi đó, việc đánh giá

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


và phân tích đặc điểm di truyền của các chủng PEDV lưu hành ở Việt Nam còn

rất hạn chế, điều này gây khó khăn trong việc định hướng sử dụng vaccine trong
cơng tác phịng chống dịch bệnh.
2.2.11.1 Phịng bệnh
* Vệ sinh phịng bệnh
Ni dưỡng, chăm sóc tốt, cho ăn no và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường
kiểm soát người và các phương tiện ra vào trại đặc biệt là các xe và người vào bắt
lợn, mua lợn vì đây là ngun nhân chính làm lây lan dịch bệnh. Có hàng rào ngăn
cách giữa trong và ngoài trại, xe vào bắt lợn không được vào trong trại mà phải đỗ ở
ngoài trại đúng nơi qui định. Xe vận chuyển trong trại sau khi vận chuyển lợn phải
được rửa, sát trùng, để khơ mới được vận chuyển lợn tiếp.
Có chuồng bán lợn nằm sát vịng ngồi của trại. Cấm đưa lợn từ khu vực bán
trở về trại. Không cho nước thải của chuồng bán chảy trở về trại. Người lao động
không nên tiếp xúc với lợn khác ngoài khu vực làm việc của mình. Hạn chế khách
tham quan nếu khơng thật sự cần thiết. Làm vệ sinh lối đi thường xuyên, có hố sát
trùng ở cửa ra vào chuồng.
 Sử dụng vacxin để phòng bệnh
Tại châu Âu do thiệt hại của PEDV gây ra không quan trọng về mặt kinh tế đủ
để người ta tiến hành sản xuất vacxin. Chính vì vậy, thử nghiệm hoàn thiện vacxin
chủ yếu được tiến hành ở các nước châu Á, nơi PED bùng phát trầm trọng với tỉ lệ
tử vong gia tăng ở lợn con sơ sinh. Hiện nay vacxin phòng dịch tiêu chảy cấp ở lợn
- PED đã được sản xuất từ một số nước như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tại Nhật Bản, từ năm 1997 đã có vaccine nhược độc chủng P5V thích ứng
trên mơi trường tế bào được thương mại hóa giúp phịng bệnh. Tuy vaccine được
coi là có hiệu quả nhưng không phải tất cả lợn nái sinh sản đều đáp ứng miễn dịch
qua sữa.
Ở nước ta, hiện tại những thông tin và hiểu biết của người quản lý và người
chăn ni cịn rất hạn chế, hầu như chưa có cơng bố chính thức nào về tình hình
nhiễm PED tại Việt Nam. Trong khi dịch bệnh ngày càng lan rộng và phức tạp thì
việc tiếp cận và sử dụng vacxin phịng bệnh cịn gặp nhiều khó khăn. Tính đến giữa
năm 2012, hầu như cả nước mới có 1-2 cơng ty bước đầu nhập khẩu và phân phối

vacxin PED (do Hàn Quốc sản xuất). Sự lựa chọn cho loại vacxin để sử dụng chưa

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhiều, thơng tin về tính tương đồng và khả năng bảo hộ của vacxin với các chủng
virus PED ở Việt nam còn chưa được khuyến cáo. Hiện nay, một số trại chăn nuôi
lợn sử dụng auto vacxin để tạo miễn dịch cho lợn con bằng cách cho lợn mẹ ăn ruột
của lợn con mắc bệnh trước khi đẻ.
Phương pháp tiến hành: Lấy ruột 2- 3 lợn con có triệu chứng tiêu chảy do
PED đang cịn sống, có độ tuổi nhỏ hơn 5 ngày tuổi, cho vào máy xay sinh tố, xay
nhỏ. Trộn hỗn hợp thu được với 1.000ml nước cất, lọc qua vải gạc lấy phần nước
trong cho vào 100g Colistin để diệt tạp khuẩn. Đem dung dịch trên trộn với thức ăn
trong toàn trại cho lợn nái, lợn hậu bị ăn (mỗi con 10ml). Sau khi ăn nếu lợn xuất
hiện triệu chứng tiêu chảy hoặc ủ rủ, bỏ ăn là đạt yêu cầu; nếu không phải làm
lại. Sau 2 tuần kháng thể mới xuất hiện, vì vậy đối với nái mang thai tuần 15 – 16,
lợn con sinh ra vẫn chết vì PED. Nếu phát hiện, xử lý nhanh có thể sau 3 tuần dập
tắt được dịch bệnh trong toàn trại (theo Butaphan Thái Lan).
Do nguyên nhân gây bệnh là một loại virus nên hiện tại chưa có phương pháp
điều trị đặc hiệu nào cho PED, do đó sử dụng vacxin hợp lý và vệ sinh phòng bệnh
vẫn là những giải pháp tối ưu nhất, đặc biệt là ở những quốc gia tồn tại các trại chăn
nuôi nhỏ lẻ như nước ta.
2.2.11.2. Phương pháp xử lý PED khi dịch bệnh xảy ra
* Nái mang thai
Tạo miễn dịch tự nhiên bằng Auto Vacxin cho đàn nái, từ bộ ruột heo con bị
nhiễm PED của trại.
Dùng kháng sinh Dynamutilin 20% hoặc Ampisur.… điều trị các vi khuẩn
(Clostridium, E.coli, Salmonella…) có thể kế phát.

* Lợn con
Dùng kháng sinh điều trị các vi khuẩn có thể kế phát (Clostridium, E.coli,
Salmonella…).
Lợn con dưới 7 ngày tuổi:
Truyền (Glucose 5% + B.coplex + Atropin) vào xoang bụng lợn con tiêu chảy
nặng tránh mất nước.
Cho uống (nhỏ trực tiếp vào miệng) Amox-Colistin 25mg/kg. Cho uống thêm
Oresol hoặc Electrolyte trong máng uống lợn con.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×