Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.9 KB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
––––––––––––––––––––

TRẦN HỒNG NHUNG

CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO DỤC VÀ BIỆN PHÁP
TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
––––––––––––––––––––

TRẦN HỒNG NHUNG

CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO DỤC VÀ BIỆN PHÁP
TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐỘ

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Hồng Nhung


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ÐẦU............................................................................................................ 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT,
GIÁO DỤC VÀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI
DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI .................................................................... 6

1.1.


Khái niệm, bản chất pháp lý biện pháp giám sát, giáo dục và
biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ................ 6

1.1.1.

Khái niệm, bản chất pháp lý của biện pháp giám sát, giáo dục .......... 7

1.1.2.

Khái niệm, bản chất pháp lý của biện pháp tư pháp ......................... 12

1.2.

Cơ sở của việc quy định và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục
và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ............ 17

1.2.1.

Cơ sở lý luận...................................................................................... 17

1.2.2.

Căn cứ pháp lý ................................................................................... 20

1.2.3.

Cơ sở thực tiễn................................................................................... 28

1.3.


Kinh nghiệm quốc tế về việc áp dụng các biện pháp giám sát,
giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội ............................................................................................ 28

1.3.1.

Ở Anh và xứ Wales ........................................................................... 28

1.3.2.

Ở Liên Bang Nga ............................................................................... 32

1.3.3.

Ở Kosovo ........................................................................................... 33


Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO DỤC VÀ BIỆN PHÁP

TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘIError! Bookmark not

2.1.

Quy định của pháp luật Việt Nam về việc áp dụng các biện
pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người
dưới 18 tuổi....................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1.


Các quy định trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015Error! Bookmark n

2.1.2.

Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015Error! Bookmark not defined.

2.2.

Thực tiễn áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục và biện
pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiError! Bookmark not defi

2.2.1.

Thực tiễn áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp
tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiError! Bookmark not defined.

2.2.2.

Những nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm và bất
cập, vướng mắc trong xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội.Error! Bookmark not

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC
BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO DỤC VÀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘIError! Bookmark not defined.

3.1.

Hoàn thiện pháp luật hình sự ......... Error! Bookmark not defined.


3.2.

Triển khai tổ chức và hoạt động của Tòa gia đình và người
dưới 18 tuổi ...................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.

Tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ tại cộng đồng đối với
người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luậtError! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN...................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 36


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ
Error!
thẩm có bị cáo là người dưới 18 tuổi
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.2. Hình phạt áp dụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
Error!
bị đưa ra xét xử

Bookmark
not
defined.
Bảng 2.3. Đặc điểm nhân thân số bị cáo là người dưới 18 tuổi đã
Error!
bị xét xử từ năm 2011 - 2015
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.4. Cơ cấu tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
Error!
trong các năm 2011 - 2015 trên toàn quốc
Bookmark
not
defined.


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1. Thể hiện biện pháp Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Error!
và biện pháp Cảnh cáo áp dụng đối với người dưới 18 Bookmark
tuổi phạm tội trong 5 năm từ 2011 đến 2015
not


defined.
Biểu đồ 2.2. Độ tuổi của các bị cáo là người dưới 18 tuổi bị đưa ra
Error!
xét xử
Bookmark

not
defined.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
Error!
trong năm 2015
Bookmark

not
defined.


MỞ ÐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, cùng với các chính sách phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và tăng cường các chính
sách bảo vệ, chăm sóc và thực hiện các quyền của trẻ em. Chính sách này
được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật về nhiều lĩnh vực khác nhau,
trong đó có lĩnh vực hình sự. Do đặc điểm về thể chất và tâm sinh lý lứa tuổi
mà người dưới 18 tuổi cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Chính sách
pháp luật hình sự đối với các em cần có những quy định riêng nhằm bảo đảm
sự phát triển tốt nhất cho các em.
Là đạo luật quan trọng quy định những vấn đề liên quan đến tư pháp
hình sự đối với người dưới 18 tuổi, Bộ luật hình sự năm 1999 và mới đây nhất
là Bộ luật hình sự năm 2015 của Việt Nam đã dành nhiều điều khoản quy

định về chính sách xử lý heo hướng vì lợi ích tốt nhất của họ.
Quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự đối với người dưới
18 tuổi những năm qua đã phát huy hiệu quả đáng kể trong việc bảo vệ người
dưới 18 tuổi trong tư pháp hình sự. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy một thực
tế là tình trạng người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia
tăng và diễn biến phức tạp; tình hình tội phạm xâm hại người dưới 18 tuổi
cũng đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm, các tội về hiếp dâm, mua bán
trẻ em diễn ra khá nghiêm trọng, trong khi đó, việc áp dụng quy định có liên
quan của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi vẫn còn gặp một số khó
khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển về mọi mặt của đời
sống xã hội và trước yêu cầu bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền lợi của người
dưới 18 tuổi theo tinh thần Công ước về quyền trẻ em, hệ thống tư pháp hình
sự hiện hành liên quan đến người dưới 18 tuổi, trong đó có các biện pháp
giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần có thêm những

1


sửa đổi, bổ sung. Những sửa đổi, bổ sung đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải
nghiên cứu, phân tích các quy định có liên quan của Bộ luật hình sự trong mối
tương quan, so sánh với một số chuẩn mực quốc tế cũng như pháp luật một số
nước để từ đó đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện nhất, bảo
đảm thực thi các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.
Với những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Biện pháp giám
sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” để
làm Luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, ở các mức độ khác nhau đã có những công trình
khoa học đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài này hoặc trong các giáo
trình, sách chuyên khảo, bình luận khi nghiên cứu vấn đề người dưới 18 tuổi

phạm tội. Tiêu biểu, có các công trình nghiên cứu sau đây:
- Thanh thiếu niên làm trái pháp luật, thực trạng và giải pháp, Trần
Đức Châm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002;
- Tư pháp hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, những khía
cạnh tội phạm học, PGS.TSKH. Lê Cảm - Ths. Đỗ Thị Phượng, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 22/2004;
- Vai trò của gia đình trong việc thi hành các hình phạt không tước tự
do và các biện pháp tư pháp, TS. Trần Quang Tiệp, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 2/2004;
- Thi hành các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt, Hồ Sỹ Sơn,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4/2004;
+ Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tư pháp hình sự đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội, Đề tài nghiên cứu cấp trường Đại học Quốc gia Hà Nội,
Đỗ Thị Phượng, Bùi Đức Lợi, Hà Nội, năm 2005;
+ Áp dụng chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội,
Trịnh Đình Thể, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006;

2


Tuy nhiên, các công trình nêu trên không đi sâu nghiên cứu các biện
pháp giám sát, giáo dục (do đây là các quy định mới của Bộ luật hình sự
năm 2015) và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư
pháp thay đổi trong quy định của pháp luật, trong sự tương quan với các chế
tài khác của pháp luật là một vấn đề mới mà luận văn mong muốn giải quyết.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như nội dung
cơ bản của hệ thống các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp

đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở
đánh giá thực tiễn áp dụng các biện pháp này để kiến nghị việc hoàn thiện các
quy định trong luật hình sự nước ta.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu để làm rõ khái niệm, bản chất pháp lý, vai trò cũng như các
quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng của các biện pháp giám sát, giáo
dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Đánh giá việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư
pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, những ưu điểm và hạn chế của từng
biện pháp.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tác giả đưa ra đề xuất việc
hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp giám sát, giáo dục và
biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn
của các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới
18 tuổi phạm tội.

3


3.4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của các biện pháp giám
sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo
Luật hình sự Việt Nam; so sánh với pháp luật của một số quốc gia.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp logic...

5. Những đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn của các
biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội.
Luận văn nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện các quy định của
pháp luật hình sự về các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: các khái niệm, bản chất pháp lý của các
biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội; vai trò trong giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội, vai trò trong
phòng ngừa tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện; cơ sở lý luận cũng như
cơ sở thực tiễn của việc quy định và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục
và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; kinh nghiệm quốc
tế về việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội; quy định của pháp luật Việt Nam về việc áp
dụng các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội; nghiên cứu, đưa ra các giải, pháp kiến nghị việc hoàn
thiện các quy định đối với việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội bằng các
biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp, từ đó tăng cường hiệu quả
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm do người
4


dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về các biện pháp giám sát, giáo dục và
biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Chương 2: Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các biện pháp
giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp
giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT,
GIÁO DỤC VÀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI
DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý biện pháp giám sát, giáo dục và
biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Theo cuốn Thuật ngữ tư pháp người dưới 18 tuổi của Bộ Tư pháp phối
hợp cùng tổ chức UNICEF thì không chính thức có khái niệm biện pháp giám
sát, giáo dục nhưng lại có thuật ngữ “biện pháp không chính thức”.
Theo đó, biện pháp không chính thức (Informal Measures) [48, tr.5] là
biện pháp xử lý vi phạm pháp luật không áp dụng các thủ tục tố tụng hình sự
hoặc thủ tục xử lý vi phạm hành chính mà dựa vào cộng đồng để giáo dục, răn
đe người có hành vi vi phạm.
Ở Việt Nam có những biện pháp xử lý không chính thức như hòa giải,
giám sát, phê bình, kiểm điểm, nhắc nhở, giáo dục tại dòng họ, kỷ luật tại nhà
trường v.v...
Ở nhiều nước trên thế giới, những biện pháp xử lý không chính thức
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thường được gọi là “biện pháp xử lý
chuyển hướng” vì người dưới 18 tuổi được đưa ra khỏi (chuyển hướng) hệ
thống tố tụng chính thức để xử lý tại cộng đồng [49].
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về điều kiện áp dụng biện pháp
giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự như sau:
Cơ quan điều tra , Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định
miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biê ̣n pháp khiển trách , hòa

giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn, nế u người dưới 18 tuổi pha ̣m tô ̣i hoặc người đa ̣i diê ̣n hơ ̣p
6


pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong c ác biê ̣n pháp này
[33, Điều 92].
Trong liñ h vực tư pháp hiǹ h sự

, Bộ luật hình sự đã ghi nhâ ̣n mô ̣t

nguyên tắ c quan tro ̣ng trong viê ̣c xử lý người dưới 18 tuổi pha ̣m tô ̣i, đó là:
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm
tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc
điểm về nhân thân của họ , tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm

; 4. Khi xét

xử, Tòa án chỉ áp du ̣ng hiǹ h pha ̣t đố i với người dưới 18 tuổi phạm
tô ̣i nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một
trong các biện pháp quy định tại Mu ̣c

2 hoặc việc áp dụng biện

pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục

3 Chương

này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa [33].

Xét về bản chấ t , có thể thấy rằng , quy đinh
̣ của khoản 3 và khoản 4
Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan
tiế n hành tố tu ̣ng xem xét đình chỉ điề u tra , đình chỉ vu ̣ án và giao người dưới
18 tuổi pha m
̣ tô ̣i cho gia đình , cơ quan, tổ chức ta ̣i cô ̣ng đồ ng tổ chức viê ̣c
giám sát, giáo dục mà không cần tiếp tục xử lý bằng hệ thống tư pháp hình sự.
1.1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của biện pháp giám sát, giáo dục
1.1.1.1. Khiển trách
Trong pháp luật của nhiều nước thì khiển trách là việc nhắc nhở của
cảnh sát đối với người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật thay cho khởi tố về
hình sự hoặc xử phạt hành chính đối với người đó [16, tr.35].
Nhắc nhở của cảnh sát có thể được thực hiện đối với người dưới 18 tuổi
ngay tại nơi xảy ra vi phạm hoặc chính thức hơn trước mặt cha mẹ của người
dưới 18 tuổi vi phạm.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, “Khiển trách” được quy định tại

7


Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
1. Khiể n trách đươ ̣c áp du ̣ng đố i với người dưới 18 tuổi pha ̣m
tô ̣i trong những trường hợp sau đây nhằ m giúp ho ̣ nhâ ̣n thức rõ
hành vi phạm tội và hâ ̣u quả gây ra đố i với cô ̣ng đồ ng

, xã hội và

nghĩa vụ của họ:
a) Người từ đủ 16 tuổ i đế n dưới 18 tuổ i lầ n đầ u phạm tộ i it́
nghiêm tro ̣ng;

b) Người dưới 18 tuổi là người đồ ng pha ̣m có vai trò không
đáng kể trong vụ án.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp
dụng biện pháp khiển trách. Viê ̣c khiể n trách đố i với người dưới 18
tuổi pha ̣m tô ̣i phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoă ̣c người đại diện
hợp pháp của người dưới 18 tuổi.
3. Người bị khiển trách phải thực hiê ̣n các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học
tập, làm việc;
b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
c) Tham gia các chương trình học tập

, dạy nghề do địa

phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
4. Tuỳ từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn
đinh
̣ thời gian thực hiê ̣n các nghiã v ụ quy định tại điểm b và điểm c
khoản 3 Điề u này từ 03 tháng đến 01 năm [33, Điều 93].
1.1.1.2. Hòa giải tại cộng đồng
Hòa giải tại cộng đồng (Mediation at Grass Root Levels) [16, tr.10], là
việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp để họ tự nguyện giải
quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng

8


đồng dân cư. Hòa giải ở cộng đồng (cơ sở) được thực hiện thông qua Tổ hòa
giải (hòa giải viên) hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, bản,
ấp, tổ dân phố, cụm dân cư, phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong

tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân.
Ngoài ra, “hòa giải” có thể được định nghĩa là “nỗ lực của một bên thứ
ba trung lập nhằm giúp đỡ các đương sự giải quyết mâu thuẫn thông qua việc
tổ chức các cuộc gặp mặt trực tiếp. Trong những cuộc gặp mặt đó, bên thứ ba
không có thẩm quyền áp đặt một phương án phân xử nào đối với các đương
sự mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ họ thiết lập một phương án giải quyết mâu thuẫn
phù hợp với tất cả các bên” [60]
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
1. Hòa giải ta ̣i cô ̣ng đồ ng đươ ̣c áp du ̣ng đố i với người dưới
18 tuổi pha ̣m tô ̣i trong những trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổ i đế n dưới 18 tuổ i pha ̣m tội it́ nghiêm
trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng;
b) Người từ đủ 14 tuổ i đế n dưới 16 tuổ i pha ̣m tô ̣i rấ t nghiêm
trọng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
2. Cơ quan điều tra , Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với
Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi
người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự
nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
3. Người đươ ̣c áp du ̣ng biê ̣n pháp hòa giải ta ̣i cô ̣ng đồ ng phải
thực hiê ̣n các nghĩa vụ sau đây:
a) Xin lỗi người bi ̣ha ̣i và bồi thường thiê ̣t ha ̣i;
b) Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này
[32, Điều 94].

9


Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 xác định rõ việc hòa giải chỉ được tiến
hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường
hợp: mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công

cộng; vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo
quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải, vi phạm pháp luật
mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm
hành chính; ;mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo
quy định pháp luật.
Điều đáng lưu ý là một trong những nguyên tắc hòa giải quan trọng
được quy định tại Điều 4 của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 là phải tôn trọng
sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ
sở; bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội,
phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết, tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng
đồng dân cư, quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người
khuyết tật và người cao tuổi. Việc hòa giải phải có lý, có tình; giữ bí mật
thông tin đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải cơ sở thì hòa giải
ở cơ sở được áp dụng để giải quyết đối với các vi phạm pháp luật và tranh
chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, kể cả vi phạm pháp luật của người dưới 18
tuổi, bao gồm:
- Mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình hoặc mâu
thuẫn, xích mích giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng như sử dụng lối
đi chung, sử dụng điện, nước, công trình phụ, gây mất vệ sinh chung...;
- Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự như quan hệ
tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
10


- Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn nhân, gia đình
như thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ

và con;
- Tranh chấp phát sinh từ những vi phạm pháp luật mà theo quy định
của pháp luật hành vi đó chưa đến mức bị xử lý hình sự hoặc hành chính như:
trộm cắp vặt, đánh chửi nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây
thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ.
1.1.1.3. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Một điểm mới trong Bộ luật hình sự năm 2015 là biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn được quy định là một trong các biện pháp giám sát, giáo
dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.
Biện pháp này không buộc người dưới 18 tuổi phạm tội phải cách ly
khỏi xã hội mà được giáo dục, cải tạo ngay trong môi trường xã hội bình
thường. Hay nói cách khác, người dưới 18 tuổi phạm tội khi được áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì họ tiếp tục được sinh hoạt, học
tập, lao động tại gia đình và nhà trường. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc giúp người dưới 18 tuổi tránh được những mặc cảm về tội lỗi của
mình, giúp họ nhanh chóng nhận ra lỗi lầm để tự giác rèn luyện sửa chữa.
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng với người
dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn được áp dụng trong những trường hợp người dưới 18
tuổi phạm tội chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về học tập

, lao động; chịu sự

giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn; không đi khỏi nơi cư trú
khi không được phép; các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ
luật hình sự năm 2015.
Trong thời gian áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn,
người dưới 18 tuổi không bị cách ly khỏi xã hội nhưng phải chấp hành một số
nghĩa vụ nhất định. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
11



trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là từ 1 năm đến 2 năm.
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn chỉ được áp dụng khi môi trường sống
của người chưa thành niên phạm tội có những điều kiện tốt cho việc giáo dục,
cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội thông qua các hoạt động học tập,
lao động, sinh hoạt của họ. Trong trường hợp môi trường xã hội của người
dưới 18 tuổi không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về giáo dục và cải tạo thì
phải áp dụng biện pháp tư pháp đưa tại trường giáo dưỡng [10, tr.324].
Trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội đã chấp hành được 1/2
thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc
tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục hoặc theo đơn đề nghị của người
dưới 18 tuổi phạm tội, Tòa án cấp huyện nơi người đó đang chấp hành biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp
hành biện pháp này.
1.1.2. Khái niệm, bản chất pháp lý của biện pháp tư pháp
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý xâm phạm tới các quan hệ xã hội do luật hình sự bảo vệ [10]. Do
vậy, chủ thể thực hiện tội phạm sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất
lợi do hành vi phạm tội của mình gây ra, đó chính là việc phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Hay nói một cách đơn giản
là người phạm tội sẽ phải chịu một trong các hình phạt hoặc biện pháp tư
pháp theo quy định của luật hình sự, nếu hành vi của họ cấu thành tội phạm.
Hình phạt được coi là chế tài nghiêm khắc nhất của Nhà nước dành cho
người phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
Hình phạt được Nhà nước sử dụng như là một công cụ hữu hiệu trong cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội
và các lợi ích hợp pháp của công dân [10, tr.227]. Nhưng với quan điểm của
12



Nhà nước ta trong việc xử lý tội phạm không chỉ nhằm mục đích trừng trị mà
còn giáo dục người phạm tội nhận thức được sai lầm của bản thân, trở thành
người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc
sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Đồng thời, xuất phát từ
chính sách nhân đạo trong pháp luật của nước ta nói chung, pháp luật hình sự
nói riêng, xuất phát từ tình hình, hoàn cảnh phạm tội, tính chất của tội phạm
nên bên cạnh hệ thống hình phạt, còn có các biện pháp tư pháp được quy định
trong Bộ luật hình sự [10, tr.227].
Biện pháp tư pháp được quy định tại Mục 3 Chương XII là biện pháp
giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một khái niệm chính thức nào định nghĩa
về biện pháp tư pháp nhưng các nhà luật học đều thống nhất rằng biện pháp tư
pháp thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước và mang tính hỗ trợ cho hình
phạt khi được áp dụng để tăng cường hiệu quả xử lý tội phạm, mang lại an
toàn, trật tự và công bằng cho xã hội; đồng thời, trong một số trường hợp thì
việc áp dụng biện pháp tư pháp lại có ý nghĩa thay thế hình phạt.
Theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà
Nội, biện pháp tư pháp được hiểu là “các biện pháp hình sự được Bộ luật
hình sự quy định, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi
nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt”
[10, tr.257].
Ngoài ra, còn một khái niệm khoa học khác về biện pháp tư pháp trong
khoa học luật hình sự. Theo người nghiên cứu, khái niệm này tương đối hoàn
chỉnh, thể hiện được tính chất, vị trí, vai trò của biện pháp tư pháp trong hệ
thống chế tài hình sự.
Theo GS.TSKH. Lê Cảm, biện pháp tư pháp được hiểu đầy đủ hơn,

13



đó là:
Biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm
khắc hơn hình phạt do pháp luật hình sự quy định và được cơ quan
tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự
tương ứng cụ thể áp dụng đối với người phạm tội nhằm hạn chế
quyền, tự do của người đó hoặc hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt [6].
Như vậy, qua khái niệm trên có thể hiểu một cách tương đối cụ thể về
biện pháp tư pháp với những dấu hiệu sau:
1. Trước hết, biện pháp tư pháp là biện pháp thể hiện trách nhiệm hình
sự của một cá nhân khi người đó có hành vi phạm tội.
2. Biện pháp tư pháp là một chế tài ít nghiêm khắc hơn so với hình
phạt, do pháp luật hình sự quy định; là kết quả của sự phân hoá trách nhiệm
hình sự nhìn từ góc độ hình phạt. Dấu hiệu này thể hiện vị trí pháp lý và khả
năng áp dụng của biện pháp tư pháp.
Biện pháp tư pháp là chế tài của pháp luật hình sự do vậy nó phải được
quy định trong Bộ luật hình sự (cụ thể đã được quy định tại các điều 41, 42,
43 và 70 của Bộ luật hình sự); đồng thời, việc áp dụng biện pháp tư pháp trên
thực tế chính là kết quả của quá trình cân nhắc, xem xét mức độ nguy hiểm
của hành vi cũng như các dấu hiệu khác như nhân thân của người phạm tội để
quyết định xem áp dụng hình phạt hay biện pháp tư pháp.
3. Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng trong những giai đoạn tố
tụng hình sự khác nhau. Khác với hình phạt chỉ được áp dụng thông qua bản
án của Tòa án, biện pháp tư pháp có thể được áp dụng ở những giai đoạn tố
tụng khác.
4. Biện pháp tư pháp là biện pháp mang tính thay thế hoặc hỗ trợ cho
hình phạt.

14



Khái niệm khoa học này có một ý nghĩa quan trọng, là cơ sở lý luận của
việc nghiên cứu chuyên sâu về biện pháp tư pháp nói chung và biện pháp tư
pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Từ khái niệm khoa học trên về biện pháp tư pháp, ta có thể hiểu một
cách đơn giản biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
“Biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là biện pháp
cưỡng chế về hình sự của Nhà nước áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội, ít nghiêm khắc hơn hình phạt, được cơ quan tư pháp hình sự có thẩm
quyền áp dụng nhằm hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt”.
Như vậy, biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước bổ sung cho hệ thống hình phạt với
mục đích là thay thế cho hình phạt. Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu
thấy không cần thiết áp dụng hình phạt thì Tòa án có thể áp dụng các biện
pháp tư pháp. Các biện pháp này vẫn có tính giáo dục, phòng ngừa cao đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng người được áp dụng lại không bị coi
là có án tích. Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định:
1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích,
nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm
ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm
trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại mục 3
Chương này.
2. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì
đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp
15



hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án
mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới [32, Điều 107]
Các biện pháp tư pháp đã tạo điều kiện cho Tòa án vận dụng linh hoạt
và đúng đắn chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi, giúp họ có điều
kiện sửa chữa những sai phạm, trở thành người có ích cho xã hội. Căn cứ vào
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân
người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và yêu
cầu của việc phòng ngừa tội phạm mà Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo
dục tại trường giáo dưỡng với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Giáo dục tại trường giáo dưỡng vừa là chế tài hình sự, vừa là chế tài
hành chính. Với tính chất là chế tài hình sự, giáo dục tại trường giáo dưỡng
được coi là biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội [28, tr.172].
Giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp buộc người bị áp
dụng phải cách ly khỏi môi trường xã hội mà họ đang sinh sống đưa vào cơ sở
đặc biệt do Nhà nước thành lập trong thời hạn từ 1 năm đến 2 năm.
Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có thể được Tòa án áp dụng
nếu thấy tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân và môi
trường sống của người dưới 18 tuổi cần đưa vào một tổ chức giáo dục có kỷ
luật chặt chẽ [28, tr.173].
Trường giáo dưỡng [16, tr.45] (Reform Schools) là cơ sở giáo dục tập
trung của Nhà nước có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, văn
hóa, hướng nghiệp và tổ chức lao động phù hợp với lứa tuổi cho người dưới
18 tuổi vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
nhằm giúp đỡ các em phục hồi, trở thành người có ích cho xã hội, có khả
năng tái hòa nhập cộng đồng sau khi ra khỏi trường.
Trường giáo dưỡng là một loại trường chuyên biệt thuộc hệ thống giáo


16


dục quốc dân. Học sinh trường giáo dưỡng được học văn hóa theo chương
trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học
nghề trong các trường giáo dưỡng có giá trị như văn bằng của các trường phổ
thông [10, tr.325].
Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thường được áp dụng với
người dưới 18 tuổi phạm tội có nhân thân tương đối xấu, môi trường trước khi
phạm tội không thuận lợi cho việc giáo dục cải tạo họ, như trong gia đình
thường xuyên có người vi phạm pháp luật, bạn bè là những người có nhân
thân không tốt, bản thân không có chỗ học tập, lao động, sinh hoạt ổn định.
Đối với những trường hợp này, nếu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn thì không đạt được mục đích giáo dục, cải tạo người dưới 18
tuổi phạm tội còn áp dụng hình phạt tù lại chưa cần thiết [18].
Ngoài ra, Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 quy định về
vấn đề này. Theo các văn bản đó, người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu do tính
chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của
người đó mà cần đưa họ vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ thì
Tòa án áp dụng biện pháp này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội với thời
hạn từ 1 năm đến 2 năm (còn biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng với tính
chất là chế tài hành chính được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi vi phạm
hành chính).
Tại các trường giáo dưỡng, người dưới 18 tuổi vi phạm được tiếp tục
học văn hóa, được giáo dục để nhận thức rõ hơn về pháp luật và trẻ ở lứa tuổi
15 đến 18 còn được học nghề để sau này khi ra trường có điều kiện tái hòa
nhập với xã hội.
1.2. Cơ sở của việc quy định và áp dụng biện pháp giám sát, giáo
dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
1.2.1. Cơ sở lý luận

- Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng
17


cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ
trẻ em trong tình hình mới, trong đó có yêu cầu:
Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình,
đề án chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em... Tổ chức thực hiện tốt
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các công ước, điều
ước quốc tế khác có liên quan mà Nhà nước Việt Nam ký kết hoặc
tham gia...;
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định:
Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế
bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo
dục nếp sống và hình thành nhân cách;... Chú trọng cải thiện điều
kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục
và bảo vệ trẻ em...;
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một
số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới đã đề ra
nhiệm vụ: “Nghiên cứu thành lập Tòa hôn nhân và gia đình” (điểm c mục 2
Phần B của Nghị quyết);
- Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra phương hướng:
Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp
hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương
tiện làm việc; trong đó xác định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử
là hoạt động trọng tâm...; Nghị quyết cũng xác định nhiệm vụ cải
cách là: Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn
thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng
và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân; Tổ chức

Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành

18


×