Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

KHẢO sát TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN của SINH VIÊN k48 TRƯỜNG đại học y dược cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.58 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC
BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỨC KHỎE

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN CỦA SINH VIÊN K48 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Người thực hiện
Lớp: KTHA K47 - Nhóm: 1
ST

Họ và tên

MSSV

T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Đặng Ngân Anh
Trần Ngọc Thuỳ Dương
Huỳnh Thị Phượng Mai


Huỳnh Xuân Mai
Lưu Trương Minh Ngọc
Nguyễn Ngọc Như
La Đặng Mỹ Nhung
Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Nguyễn Hồng Phương Thảo
Phan Dương Hoàng Yến

2153100003
2153100007
2153100018
2153100019
2153100022
2153100025
2153100027
2153100028
2153100037
2153100039

I. CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU


Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên
mới nhập học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022 - 2023.
II. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Sinh viên khối ngành khoa học sức khoẻ đặc biệt là khối ngành Y Dược
là một trong các đối tượng cần được chú trọng quan tâm. Đây chính là nguồn
lực chủ chốt trong chăm sóc sức khoẻ toàn dân trong tương lai. Đồng thời, lứa
tuổi 18 - 24 lại là lúc cơ thể tiếp tục hoàn thiện và phát triển; độ tuổi này có
thể vẫn có hiện tượng lớn bù do ở những năm trước đó cơ thể chưa tăng

trưởng hết tiềm năng vốn có của nó. Chính vì vậy, mọi vấn đề về thể chất đều
có thể dẫn tới những ảnh hưởng khơng nhỏ và có thể để lại những hậu quả lâu
dài cho sức khỏe, thể lực và làm giảm sút khả năng học tập của sinh viên, từ
đó dẫn tới giảm sút khả năng làm việc, lao động sau này.
Hiện tại đã có một số các nghiên cứu về thể chất, thể lực, hình thái, dinh
dưỡng và các kích thước cơ thể trên đối tượng sinh viên như gần đây là Trịnh
Xuân Đàn (2007) nghiên cứu một số kích thước cơ thể và chỉ số thể lực của
sinh viên mới nhập học vào Trường Đại học Thái Nguyên; Đỗ Hồng Cường
(2010) nghiên cứu khảo sát một số chỉ số sinh học ở sinh viên giáo dục thể
chất Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Một số cơng trình nghiên cứu nước
ngồi về béo phì như: Tác giả Vương Xương Xương, Trần Văn Hạc (2009)
ảnh hưởng hình thái, sinh hóa máu và nhịp tim của vận động giảm cân đối với
thanh thiếu niên béo phì; Tác giả Trần Văn Hạc (2013) với chủ đề tác dụng
tăng cường sức khỏe của vận động giảm cân đối với người mắc bệnh béo
phì... Tuy vậy, số lượng các nghiên cứu vẫn còn khiêm tốn, đặc biệt còn rất ít
các nghiên cứu về chủ đề này ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ - trường đào
tạo sinh viên khối ngành Y Dược lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Hiểu


được tầm quan trọng của phòng chống thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng
thơng qua chỉ số BMI, chúng tơi thực hiện đề tài “Khảo sát tình trạng dinh
dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên K48 Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ”
Khảo sát này thực hiện bằng hình thức điền thơng tin dưới dạng online
là google biểu mẫu, khơng cơng khai danh tính của đối tượng khảo sát, xóa đi
rào cản tâm lý mà những khảo sát trước mắc phải do các đối tượng vì ngại
ngùng mà cung cấp sai thông tin. Hơn thế, khảo sát này khơng địi hỏi những
phương pháp cận lâm sàng phức tạp và đắt tiền cũng như thời gian tiến hành
lâu dài. Ngoài ra, đối tượng tham gia khảo sát là các bạn sinh viên nên rất dễ
lấy mẫu. Vì thế, chủ đề của chúng tôi khả thi về phương pháp, kỹ thuật, cỡ

mẫu, thu thập dữ kiện, thời gian tiến hành và kinh phí.
III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên K48 Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022 như thế nào?
IV. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát:
Xác định tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên K48
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của sinh viên K48 Trường Đại học Y Dược
Cần Thơ năm 2022.
- Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng (giới tính, tuổi,
các hoạt động thể lực…) của sinh viên K48 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
năm 2022.


- Đánh giá tầm quan trọng của việc phòng chống thừa cân, béo phì và suy dinh
dưỡng thơng qua chỉ số BMI.
V. LỰA CHỌN BIẾN SỐ THEO MỤC TIÊU
Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng khảo sát.
Phương pháp thu thập: Google biểu mẫu.
ST

BIẾN SỐ

KHÁI NIỆM BIẾN SỐ / GIÁ TRỊ

T
1


Tên

2
3

Năm sinh
Giới tính

Tên theo giấy khai sinh.
Nếu đối tượng khảo sát từ chối cung cấp thì để trống.
Năm sinh theo giấy khai sinh.
Giới tính theo giấy khai sinh.
- Y đa khoa.
- Y học cổ truyền.
- Răng hàm mặt.
- Dược học.

4

Ngành học

- Y học dự phịng.
- Y tế cơng cộng.
- Điều dưỡng.
- Hộ sinh.
- Xét nghiệm.

- Kỹ thuật hình ảnh y học.
Bảng 2. Khảo sát chỉ số nhân trắc.
Phương pháp thu thập: Google biểu mẫu.

ST
T
1
2

BIẾN SỐ
Chiều cao
Cân nặng

KHÁI NIỆM BIẾN SỐ / GIÁ TRỊ
= m.
= kg.


3

= kg/m2. (Cân nặng/ chiều cao × chiều cao)
- < 18.5: cân nặng thấp (gầy).

BMI

- 18.5 – 24.9: bình thường.
4

Phân loại

- 25 – 29.9: thừa cân.
- 30 – 34.9: béo phì độ I.
- 35 – 39.9: béo phì độ II.


- ≥ 40: béo phì độ III.
Bảng 3. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng.
Phương pháp thu thập: Google biểu mẫu.
(Câu trả lời được tính trong vịng 1 tháng).
ST

BIẾN SỐ

KHÁI NIỆM BIẾN SỐ / GIÁ TRỊ

T
1

2

Số bữa ăn chính (sáng,

… bữa/ngày.

chiều, tối) trong một ngày?
Số bữa ăn phụ (ăn xế, ăn

… bữa/ngày.

khuya, ăn hàng…) trong
một ngày?
- Không bao giờ (0 ngày).

3


Số lần ăn đủ bữa chính
trong tuần?

- Hiếm khi (1 - 2 ngày).
- Thỉnh thoảng (3 - 4 ngày).
- Thường xuyên (5 - 6 ngày).
- Luôn luôn (7 ngày).
- Không bao giờ (0 ngày).
- Hiếm khi (1 - 2 ngày).

4

Số lần ăn sáng trong tuần?

- Thỉnh thoảng (3 - 4 ngày).
- Thường xuyên (5 - 6 ngày).
- Luôn luôn (7 ngày).


5

6

Thời điểm bữa ăn chính

- ≥ 4 giờ trước khi ngủ.

cuối ngày?

- < 4 giờ trước khi ngủ.

- Ở nhà.

Anh (chị) thường ăn thức
ăn được chế biến ở đâu?

- Ở ngoài hàng quán.
- Ở nhà và ngoài hàng quán.
- Chiên.
- Xào.

Anh (chị) thường ăn thức
7

- Hấp.

ăn được chế biến bằng cách - Luộc.
nào? (có thể chọn nhiều

- Kho.

đáp án)

- Nướng.
- Đồ tươi sống.
- Khác:… (ghi rõ).
- Không bao giờ (0 ngày).

8

Anh (chị) có thường ăn các


- Hiếm khi (1 - 2 ngày).

loại mỡ động vật (mỡ lợn,

- Thỉnh thoảng (3 - 4 ngày).

mỡ bị…) khơng?

- Thường xun (5 - 6 ngày).
- Luôn luôn (7 ngày).
- Không bao giờ (0 ngày).

9

10

Anh (chị) có thường ăn các
loại rau củ quả khơng?

- Hiếm khi (1 - 2 ngày).
- Thỉnh thoảng (3 - 4 ngày).
- Thường xuyên (5 - 6 ngày).

Anh (chị) có thường ăn các

- Luôn luôn (7 ngày).
- Không bao giờ (0 ngày).

loại bánh ngọt và kẹo


- Hiếm khi (1 - 2 ngày).

không?

- Thỉnh thoảng (3 - 4 ngày).
- Thường xuyên (5 - 6 ngày).


- Luôn luôn (7 ngày).
- < 500 ml/ngày.
11

Anh (chị) uống khoảng bao
nhiêu nước mỗi ngày?

- 500 – 1000 ml/ngày.
- 1000 – 1500 ml/ngày.
- 1500 – 2000 ml/ngày.

- > 2000 ml/ngày.
Bảng 4. Khảo sát mức độ hoạt động thể lực.
Phương pháp thu thập: Google biểu mẫu.
(Câu trả lời được tính trong vòng 1 tháng).
ST

BIẾN SỐ

KHÁI NIỆM BIẾN SỐ / GIÁ TRỊ


T
- Đi bộ nhanh.
- Chạy bộ.
- Đạp xe.
- Đá bóng.
Anh (chị) có thực hiện bất kì
1

hoạt động thể lực nào khơng?
(có thể chọn nhiều đáp án)

- Cầu lơng.
- Bóng chuyền.
- Bóng rổ.
- Bơi lội.
- Nhảy dây.
- Yoga.
- Khác: … (ghi rõ).

2

Anh (chị) dành bao nhiêu

- Không chơi thể thao.
- Không bao giờ (0 ngày).

ngày trong tuần để thực hiện

- Hiếm khi (1 - 2 ngày).


các hoạt động thể lực?

- Thỉnh thoảng (3 - 4 ngày).


- Thường xuyên (5 - 6 ngày).
- Luôn luôn (7 ngày).
- < 30 phút.
Trong những ngày trên, anh
3

(chị) dành bao nhiêu thời gian
để thực hiện các hoạt động thể
lực?

- 30 – 60 phút.
- 1 – 1,5 giờ.
- 1,5 – 2 giờ.
- 2 – 2,5 giờ.
- 2,5 – 3 giờ.
- > 3 giờ.

II-TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Một số khái niệm
1.1 Khái niệm tình trạng dinh dưỡng
Các nhà khoa học cho hay có sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng sức
khỏe và dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng được khái niệm là tổ hợp các chỉ
số tiêu hóa sinh học, các đặc điểm cấu trúc và chức năng của các bộ phận cơ
thể nhầm phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [4].
Khi mới được phát hiện, các nghiên cứu về dinh dưỡng chỉ đơn giản là

đánh giá tình trạng béo, gầy, các nhân trắc như: Brock, Pignet, Quetelet. Nhờ
vào sự phát triển của khoa học đã tìm được các vai trị vơ cùng quan trọng của
chất dinh dưỡng. Nhờ các kỹ thuật hiện đại, phương pháp đánh giá Tình Trạng
Dinh Dưỡng càng ngày càng phát triển và trở thành một ngành khoa học
chuyên về dinh dưỡng.


Tình trạng dinh dưỡng ở mỗi cá thể là kết quả của quá trình ăn uống và
việc sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Đáp ứng của các chất dinh
dưỡng ở mỗi cơ thể tùy thuộc vào: số lượng chất dinh dưỡng, tuổi, giới, tình
trạng cơ thể (mang thai, bệnh mãn tính,….), cũng như hoạt động hàng
ngày(thể lực và trí não). Mức độ hấp thu dinh dưỡng phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố: tiêu hóa, hấp thu, các chất trung gian, các phản ứng của cơ thể, nó cịn
phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của cá thể. Tình trạng dinh dưỡng giúp
phản ánh mức độ tương quan giữa thực phẩm hay dinh dưỡng với sức khỏe.
1.2 Khái niệm về chỉ số BMI (Body Mass Index)
Chỉ số BMI (Body Mass Index) là một chỉ số đánh giá tình trạng cơ thể
(béo phì hoặc suy dinh dưỡng). Các chỉ số được đo, và được sử dụng trong các
nghiên cứu lớn về dịch tễ học nhầm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mức độ
thừa cân béo phì ở người lớn và trẻ nhỏ. Các chỉ số thường được đo, đó là
chiều cao và cân nặng vì các trị số này có thể lấy được dễ dàng và chính xác.
BMI (kg/m2) =(Cân nặng(kg)/ (chiều cao(m) × chiều cao(m)).
Chỉ số này có liên quan chặt chẽ với tỉ lệ mỡ của cơ thể, nên có thể đánh
giá mức độ béo, gầy (do Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) khuyên dùng) [8].
2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng
2.1 Khái niệm gầy


Gầy là tình trạng cân nặng của cơ thể thấp hơn nhiều so với chiều cao mà

cơ thể hiện có thường do các nguyên nhân như cơ địa, cơ thể kém hấp thu, ăn
uống thiếu chất, v.v
2.2 Khái niệm thừa cân
Thừa cân là tình trạng cân nặng nên có của cơ thể vượt quá so với chiều
cao thường do các nguyên nhân như lười vận động, ăn uống nhiều hơn năng
lượng tiêu hao, có thể do di truyền, v.v
2.3 Khái niệm béo phì
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ q mức và khơng bình thường một
cách cục bộ hay toàn cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
Tỉ lệ thừa cân, béo phì vẫn tiếp tục tăng không những ở trẻ em mà cả
người lớn, ở cả các nước đang phát triển lẫn nước phát triển và đã trở thành
“đại dịch toàn cầu”, tăng gần gấp ba lần trên toàn thế giới kể từ năm 1975 (ở
người lớn có khoảng 1,9 tỉ người bị thừa cân, 650 triệu người bị béo phì, ở trẻ
5 – 19 tuổi có hơn 340 triệu bị thừa cân, béo phì) [11].
2.4 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đều khuyến nghị dùng Chỉ số khối cơ thể (Body
Mass Index = BMI) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành
[8].
Chỉ số khối cơ thế (BMI) là một chỉ số đơn giản thể hiện cân nặng theo
chiều cao thường được sử dụng để phân loại tình trạng suy dinh dưỡng (SDD),
thừa cân (TC) và béo phì (BP) ở người trưởng thành.


Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới
Phân loại
Gầy

Khoảng BMI
Độ I


17 – 18,49

Độ II

16 – 16,99

Độ III

<16

Bình thường

18,5 – 24,99

Thừa cân
Béo phì

25 – 25,99
Độ I

30 – 34,99

Độ II

35 – 39,99

Độ III

≥40


3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng
3.1 Yếu tố xã hội
Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng bao gồm: tình trạng kinh tế
nghèo nàn khơng đủ khả năng để mua thực phẩm. Sinh viên sống cô đơn một
mình, khơng có sự hỗ trợ từ người thân và gia đình. Năng lượng, protein, chất
xơ và rất nhiều vi chất dinh dưỡng thấp hơn trong khẩu phần ăn cũng những
sinh viên có điều kiện kinh tế thấp.
3.2 Khẩu phần ăn, thói quen bỏ bữa ăn sáng
3.2.1 Khẩu phần ăn
Cơ thể duy trì cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng năng lượng do
thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác
của cơ thể. Cân nặng cơ thể tăng lên khi có nhiều năng lượng (như lượng calo
từ tiêu thụ thực phẩm và đồ uống) tăng cao hơn so với năng lượng tiêu tốn của
các hoạt động sống hằng ngày, bao gồm các quá trình sinh lý bình thường và


tập thể dục. Các nghiên cứu cho thấy rằng khẩu phần ăn giàu năng lượng,
năng lượng do lipid chiếm tỷ lệ cao là yếu tố nguy cơ của thừa cân béo phì.
Ngược lại, chế độ ăn khơng cung cấp đủ năng lượng có nguy cơ bị thiếu
dinh dưỡng. Năng lượng ăn vào trung bình là 1637,2 kcal/người/ngày, mới đạt
74% so với nhu cầu khuyến nghị, được xác minh là yếu tố nguy cơ bị thiếu
dinh dưỡng nhẹ cân.
Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy sự thay đổi khẩu phần ăn có
liên quan trực tiếp đến tình trạng dinh dưỡng [1].
3.2.2 Thói quen bỏ bữa ăn sáng
Bữa ăn sáng hay cịn gọi bữa lót dạ là bữa ăn đầu tiên trong ngày ,thường
vào buổi sáng sau khi thức dậy với thực đơn thường gồm thức ăn nhanh, nhẹ
kèm các món tráng miệng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bữa ăn sáng
rất quan trọng trong ngày chiếm 30-40% năng lượng trong ngày. Nếu một sinh

viên ăn đủ bữa sáng sẽ cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động, tăng cường trí
não, giảm cân,..
Ngồi ra, những bạn sinh viên thường có thói quen bỏ bữa sáng rất dễ rơi
vào tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp, đau dạ dày , ảnh
hưởng đến hiệu quả học tập.
Hiện nay tình trạng sinh viên bỏ bữa sáng trở nên rất phổ biến, ngun
nhân chính dẫn đến tình trạng đó là khơng có thời gian, do thói quen ngủ dậy
muộn, lười ăn sáng.


3.3 Hoạt động thể lực
Khơng chỉ có chế độ dinh dưỡng mà những hoạt động thể chất cũng góp
một phần khơng nhỏ trong sự phát triển tồn diện của sinh viên. Việc rèn
luyện sẽ giúp sinh viên có thể trạng tốt và khỏe mạnh hơn vì những hoạt động
này giúp họ cảm thấy thoải mái tinh thần và ăn ngon miệng hơn rất nhiều.
Thông qua rèn luyện, chơi thể thao, sinh viên được đốt cháy năng lượng, tăng
cường sự trao đổi chất, giảm nguy cơ béo phì ảnh hưởng đến dinh dưỡng [3].
Ngược lại, không tập luyện thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể lực
làm cho sinh viên không tiêu thụ hết năng lượng cũng như khiến cơ thể trở
nên thụ động dễ dẫn đến ảnh hưởng tình trạng dinh dưỡng, thừa cân ,béo phì
[3].
4. Ảnh hưởng của thừa cân béo phì đối với cơ thể
Béo phì thừa cân gây ảnh hưởng trực tiếp đến hình thể khiến cơ thể mất
cân đối, giảm sự linh hoạt vận động, khó vận chuyển hơn, kèm theo các hệ lụy
khác như giảm năng suất lao động, sức khoẻ kém, khó ngủ, khó thở,…người
thừa cân béo phì cịn có tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm cao hơn thơng
thường [2]. Ngồi ra béo phì thừa cân cịn gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tỉ lệ
mắc các bệnh mạn tính khơng lây nhiễm (tim mạch, Đái tháo đường tuýp 2,
tâm thần, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan nhiễm mỡ...) , dẫn đến tăng tỉ lệ tử
vong [6],[9],[10].

Thiếu ăn hay thừa ăn (thừa về số lượng, thiếu về chất lượng) đều có thể
gây bệnh, một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý là cần thiết để con người
sống khỏe mạnh


5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước
5.1 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Đức, Dương Thị Hương và Phạm Huy
Quyền ( 2019 – 2020) cho thấy tỷ lệ học sinh thừa cân béo phì là 29,9%, tỷ lệ
thừa cân béo phì ở học sinh nam cao hơn học sinh nữ (37,3% và 22,2%). Bên
cạnh đó, tỷ lệ học sinh thiếu dinh dưỡng chung là 4,8%. Một số yếu tố liên
quan đến tình trạng thừa cân béo phì của học sinh là: Giới tính nam; Ăn 4 bữa
chính trở lên trong ngày; Có thói quen ăn đêm; Ăn thức ăn ngọt ≥ 1 lần/ngày;
Uống nước ngọt có ga. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu dinh
dưỡng của học sinh là: Bỏ bữa; Không ăn sáng mỗi ngày.
Nghiên cứu của Phan Hướng Dương và cộng sự (2020) cho thấy tỷ lệ thừa
cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam lần lượt là 17,4% và 8,6% theo tiêu chí Zscore của WHO, và 17,1% và 5,4%, theo tài liệu tham khảo của IOTF. Sử
dụng Z-score của WHO cho thấy tỷ lệ béo phì cao hơn so với tiêu chí IOTF và
CDC ở mọi lứa tuổi và cả hai giới. Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em trai cao
hơn đáng kể so với trẻ em gái ở các độ tuổi. BMI của cha mẹ được chứng
minh là một yếu tố quan trọng liên quan đến tình trạng thừa cân / béo phì ở cả
trẻ em gái và trẻ em trai. Đối với bé trai, tuổi (PR = 0,83, 95% Cl 0,76-0,90)
và thuộc nhóm dân tộc thiểu số (PR = 0,43, 95% Cl 0,24-0,76) là các yếu tố
nguy cơ đáng kể của thừa cân / béo phì.
5.2 Các nghiên cứu nước ngồi
Nghiên cứu của đại học bang Michigan và đại học Drexel (2019) cho
thấy thừa cân (BMI ≥ 25 kg / m2) hoặc béo bụng (vòng eo ≥ 35 inch [88 cm] ở
phụ nữ hoặc ≥ 40 inch [102 cm] ] ở nam giới) có nguy cơ đi kèm các bệnh liên
quan đến béo phì và tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Hầu hết các trường hợp
béo phì chỉ đơn giản là liên quan đến các hành vi có thể điều chỉnh được như

lối sống ít vận động và lượng calo tăng lên. Ngồi ra, thuốc kê đơn có thể là
ngun nhân phổ biến gây tăng cân, cụ thể là glucocorticoid, thuốc chống loạn
thần, insulin và sulfonylureas.
6. Tổng quan về địa bàn và đối tượng nghiên cứu


6.1 Tổng quan về địa bàn
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tọa lạc tại Số 179, đường Nguyễn
Văn Cừ nối dài, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Với tổng
diện tích trường là 32 Ha. Trong đó, diện tích xây dựng để trực tiếp phục vụ
đào tạo là 42.264m2. Đây là một trường đại học chuyên ngành Khoa học sức
khỏe tại Việt Nam và là trường đại học Công lập trực thuộc Bộ Y Tế duy nhất
tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đại học Y Dược Cần Thơ cũng là một trong
những trường đào tạo Y – Dược tốt nhất Việt Nam nói chung và khu vực Đồng
bằng Sơng Cửu Long nói riêng. Có sứ mạng đào tạo bác sĩ, dược sĩ có trình độ
đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược,
hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Được xếp vào nhóm
trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế.
6.2 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các sinh viên năm 1 (K48) tại Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ ở tất cả các chuyên ngành (hiện nay chương trình
đào tạo có 10 chun ngành). Các bạn sinh viên hiện đang học học kì 1, năm
nhất theo chương trình tính chỉ. Tất cả đối tượng nghiên cứu đều đồng ý tham
gia nghiên cứu sau khi có sự hỏi ý và giới thiệu nghiên cứu từ người thực
hiện.
III-TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT



1. Bùi Thị Thuý(2019), Luận văn thạc sĩ, Tình trạng dinh dưỡng và khẩu
phần thực tế của khách hàng 15-25 tuổi tại phòng khám tư vấn dinh
dưỡng, viện dinh dưỡng, năm 2019.
2. Hệ thống phịng khám dinh dưỡng nutrihome(2019).
3. Ngơ Thị Xuân (2020), Luận án tiến sĩ y học, Thực trạng thừa cân , béo
phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh tại Thành
phố Bắc Ninh.
4. Viện dinh dưỡng(2015),”Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và theo dõi
tăng trưởng”,Viện dinh dưỡng quốc gia.
5. Viện Dinh dưỡng(2019), Dinh dưỡng lâm sàng Dinh dưỡng, Sức khỏe
và bệnh tật, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 18-39.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
6.

Garver W. S., Newman S. B., Gonzales-Pacheco D. M. et
al(2013),”The genetics of childhood obesity and interaction with
dietary macronutrients”,”Genes & nutrition”,(3), 271-287.

7.

Singh A. S., Mulder C., Twisk J. W. et al (2018)“Tracking of childhood
overweight into adulthood”,”A systematic review of the literature”,(5),
474-488.

8.

WHO(1995), Body Mass Index – BMI.

9.


WHO(2012),”Population-based approaches to childhood obesity
prevention”.


10. WHO(2016),”Population-based prevention strategies for childhood
obesity”,”The WHO forum and technical meeting”.
11. WHO(2018), Obesity and overweight.



×