Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA nghiên cứu ứng dụng phản ứng trung hòa đánh giá khả năng miễn dịch chéo giữa chủng porcine epidemic diarrhea virus vắc xin và chủng thực địa lưu hành tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ BÍCH

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG TRUNG HÒA
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CHÉO GIỮA
CHỦNG PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA VIRUS VẮC
XIN VÀ CHỦNG THỰC ĐỊA LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

Ngành:

Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Thú Y

8.64.01.01

TS. Chu Thị Thanh Hương

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn, tơi xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới các tổ chức, cá nhân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình
thực hiện luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn q Thầy, Cơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt
kiến thức và những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt q trình học tập tại trường.
Bộ mơn Vi sinh vật – Truyền nhiễm – Khoa Thú y –Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn đến TS. Chu Thị Thanh Hương, người đã hướng dẫn tôi trong thời gian
thực hiện đề tài và chỉnh sửa trong q trình hồn thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Công ty Hanvet đã tạo điều kiện môi trường, vật tư, trang
thiết bị để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ths. Trần Văn
Khánh (Phó tổng giám đốc), phòng kiểm nghiệm cùng các anh chị em bạn bè đồng
nghiệp Công ty TNHH Dược Hanvet đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn này.
Cũng nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Gia đình; cảm ơn bạn bè,
các anh, chị em những người luôn động viên, giúp đỡ tơi để tơi hồn thành tốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. ix
THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ......................................................................................... 2

1.3.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2


1.4.

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
2.1.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA PEDV.............................................................. 4

2.1.1.

Đặc tính gây bệnh ............................................................................................. 4

2.1.2.

Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................. 5

2.1.3.

Chẩn đốn, xét nghiệm PEDV ......................................................................... 7

2.1.4.

Sự thích nghi virus trên tế bào.......................................................................... 8

2.2.

DỊCH TỄ HỌC PHÂN TỬ CỦA PEDV ....................................................... 10


2.2.1.

Cấu trúc di truyền liên quan đến dịch tễ học phân tử của PEDV ................... 13

2.3.

ĐẶC ĐIỂM MIỄN DỊCH CỦA PEDV ......................................................... 15

2.3.1.

Tìm hiểu cấu trúc PEDV liên quan đặc tính miễn dịch của virus PED.......... 15

2.3.2.

Phản ứng của vật chủ với sự nhiễm PEDV .................................................... 16

2.3.3.

Vắc xin phòng bệnh PED ............................................................................... 17

2.3.4.

Phản ứng chéo huyết thanh học ...................................................................... 18

2.4.

TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN KHÁNG THỂ ............ 20

2.4.1.


Phản ứng trung hòa virus ............................................................................... 21

2.4.2.

Phát hiện kháng thể bằng phản ứng ELISA ................................................... 24

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 3. NGUYÊN LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................... 25
3.1.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................ 25

3.2.

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ......................................................................... 25

3.3.

NGUYÊN LIỆU ............................................................................................. 25

3.3.1.

Virus PED dùng trong nghiên cứu ................................................................. 25

3.3.2.


Hóa chất, sinh phẩm trong nghiên cứu ........................................................... 25

3.3.3.

Vật tư và thiết bị ............................................................................................. 26

3.4.

NỘI DUNG .................................................................................................... 27

3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 28

3.5.1.

Phương pháp RT-PCR.................................................................................... 28

3.5.2.

Phương pháp giám định genogroup của PEDV ............................................. 29

3.5.3.

Phương pháp thử độc lực của PEDV trên lợn con theo mẹ ........................... 30

3.5.4.

Phương pháp xác định hiệu giá PEDV trên tế bào Vero ................................ 30


3.5.5.

Phương pháp ELISA phát hiện kháng thể kháng PEDV ................................ 31

3.5.6.

Phương pháp miễn dịch mỗi chủng PEDV trên thỏ ....................................... 31

3.5.7.

Phương pháp thiết lập phản ứng trung hòa PEDV ......................................... 32

3.5.8.

Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của phản ứng trung hòa virus ....................... 33

3.5.9.

Phương pháp phản ứng trung hòa chéo giữa các chủng virus ........................ 33

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 35
4.1.

LỰA CHỌN CHỦNG PEDV DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU ................... 35

4.1.1.

Xác định đặc tính sinh học và hiệu giá virus.................................................. 35

4.1.2.


Giám định tính thuần khiết của chủng PEDV ................................................ 37

4.1.3.

Xác định độc lực của chủng PEDV thực địa .................................................. 39

4.2.

KẾT QUẢ THIẾT LẬP PHẢN ỨNG TRUNG HÒA PEDV ........................ 41

4.2.1.

Kết quả tối ưu môi trường dùng trong phản ứng trung hòa ........................... 41

4.2.2.

Tối ưu cách đánh giá kết quả của phản ứng trung hòa ................................... 43

4.3.

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHẢN ỨNG TRUNG HÒA .......... 44

4.3.1.

Kết quả xác định độ nhạy và độ đặc hiệu trên nền mẫu thực địa ................... 44

4.3.2.

Độ nhạy, độ đặc hiệu của phản ứng trung hòa trên nền mẫu chuẩn QC ........ 46


4.3.3.

Phản ứng trung hòa xác định kháng thể ở huyết thanh và sữa đầu ................ 48

4.4.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CHÉO GIỮA CÁC CHỦNG ........ 49

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.4.1.

Chế huyết thanh thỏ kháng các chủng PEDV thực địa .................................. 49

4.4.2.

Đánh giá khả năng trung hòa chéo giữa các chủng PEDV ............................ 50

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 55
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 55

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 55


v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADN
AEC
ARN

Deoxyribonucleic acid
3-Amino-9-ethylcarbazole
Ribonucleic acid

bELISA

Blocking Enzym – linked Imnuno Sorbent Assay

CFU

Colony Forming Units

CPE
DAB
DMEM


Cytopathogenic effect- bệnh tích tế bào
3,3'-Diaminobenzidine
Dulbecco's Modified Eagle Medium

ELISA

Enzym – linked Imnuno Sorbent Assay

FBS
GLP
HT
iELISA
IFA

Fetal bovine serum

IgA

Immunoglobulin A

IgD

Immunoglobulin D

IgE

Immunoglobulin E

IgM


Immunoglobulin M

IHC

Immunohistochemistry

IPMA

Immunoperoxidase monolayer assay

OIE
P
pAPN
PBS
PEDV

The World Organisation for Animal Health

PEG 6000
QC
RT- PCR
TBP
TCID 50

Polyethylene glycol 6000
Quanlity control
Reverse transcription polymerase chain reaction
Tryptose phosphate broth
50% Tissue culture infective dose


TGEV

Transmissible gastro enteritis virus

VNT

Virus Neutralization Test

YE

Yeast extract

Good Laboratory Practice

Huyết thanh
Indirect Enzym – linked Imnuno Sorbent Assay

Immunofluorescence assay

Passage
Porcine aminopeptidase N
Phosphate Buffered Saline
Porcine epidemic diarrhea virus

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Phản ứng trung hòa chéo giữa các chủng PEDV và 2 chủng TGEV ............. 19
Bảng 3.1. Trình tự mồi của virus PEDV, TGEV, Rotavirus ......................................... 28
Bảng 3.2. Cách tính độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp như sau ........................ 33
Bảng 4.1. Hiệu giá 4 chủng PEDV phân lập thực địa..................................................... 36
Bảng 4.2. Tối ưu mơi trường trong phản ứng trung hịa ................................................. 41
Bảng 4.3. Độ nhạy, độ đặc hiệu của phản ứng trung hòa ............................................... 45
Bảng 4.4. Tương quan giữa ELISA và VNT trên nền mẫu chuẩn QC ........................... 47
Bảng 4.5. Hiệu giá kháng thể trung hòa chéo giữa các chủng PEDV ............................ 52

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm PEDV ở Hàn Quốc năm 2015 ................... 4
Hình 2.2. Bệnh tích đại thể và vi thể tại ruột của lợn nhiễm PEDV ................................. 5
Hình 2.3. Virus truyền lây thơng qua khí dung ................................................................ 6
Hình 2.4. PEDV xuất hiện trong tế bào biểu mơ mũi ....................................................... 6
Hình 2.5. Cơ chế xâm nhập và tăng sinh của PEDV trong tế bào vật chủ ....................... 7
Hình 2.6. Cây phả hệ của họ Coronavirus ...................................................................... 11
Hình 2.7. Sự xuất hiện các nhóm gen PEDV trên thế giới. ............................................ 12
Hình 2.8. Giản đồ đại diện bộ gen gốc và cấu trúc virion của PEDV ............................ 13
Hình 2.9. Cây phát sinh lồi của PEDV ......................................................................... 14
Hình 2.10. Phản ứng miễn dịch của vật chủ sau khi nhiễm PEDV ................................ 17
Hình 2.11. Cơ chế trung hịa virus của kháng thể trung hịa .......................................... 21
Hình 2.12. Kháng thể VNT trong huyết thanh, sữa đầu và sữa thường.......................... 23
Hình 3.1. Hóa chất, sinh phẩm nghiên cứu ..................................................................... 27

Hình 3.2. Thiết bị và phịng thí nghiệm đạt chuẩn GLP ................................................. 27
Hình 4.1. Bệnh tích tế bào của các chủng PEDV ........................................................... 35
Hình 4.2. Điện di sản phẩm RT- PCR phát hiện PEDV ................................................. 37
Hình 4.3. Điện di sản phẩm RT- PCR phát hiện Rotavirus và TGEV............................ 38
Hình 4.4. Điện di sản phẩm RT- PCR phát hiện genogroup các chủng PEDV .............. 38
Hình 4.5. Lợn trước và sau khi nhiễm PEDV ................................................................. 39
Hình 4.6. Bệnh tích ruột sau nhiễm PEDV 32 giờ.......................................................... 40
Hình 4.7. Kết quả đọc phản ứng trung hịa PEDV.......................................................... 43
Hình 4.8. Tương quan giữa hiệu giá trung hịa và giá trị OD ......................................... 44
Hình 4.9. Kết quả phản ứng ELISA ở các độ pha loãng huyết thanh ............................. 46
Hình 4.10. Biến động hiệu giá kháng thể trung hịa ở các nhóm mẫu ............................ 48
Hình 4.11. Hiệu giá kháng thể trung hịa kháng virus đồng chủng ................................ 49
Hình 4.12. Huyết thanh kháng PEDV 0118 phản ứng với các chủng PEDV ................. 51
Hình 4.13. Giá trị r1 biểu diễn khả năng trung hòa chéo giữa các chủng PEDV ............... 53

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Bích
Tên Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng phản ứng trung hòa đánh giá khả năng miễn dịch
chéo giữa chủng porcine epidemic diarrhea virus vắc xin và chủng thực địa lưu hành tại
Việt Nam.
Ngành: Thú Y

Mã số: 8.64.01.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá khả năng miễn dịch của các chủng PEDV và khả năng trung hịa
chéo giữa các chủng, từ đó là cơ sở cho việc chọn vắc xin và chọn chủng virus trong
nghiên cứu và sản xuất vắc xin.
Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp giám định chủng PEDV;
- Phương pháp trung hòa virus trên tế bào Vero;
- Phương pháp đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng trung hòa virus
- Phương pháp thực hiện phản ứng trung hòa chéo giữa các chủng PEDV;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu bằng phần mềm Minitab 16.
Kết quả chính
- Giám định được các chủng PEDV thực địa thuộc nhóm genogroup 2, PEDV từ
vắc xin nhược độc thuộc genogroup 1;
- Thiết lập được phản ứng trung hòa PEDV trên tế bào Vero;
- Các chủng PEDV đều có khả năng sinh kháng thể trung hòa trên thỏ sau 14 ngày
miễn dịch kháng nguyên PEDV;
- Chủng PEDV từ vắc xin (gennogroup G1) trung hòa chéo với các chủng thực địa
(genogroup 2) cho giá trị r1 cao nhất 0,5;
- Một trong số 4 chủng PEDV thực địa có khả năng trung hịa chéo với 3 chủng
PEDV thực địa còn lại 100% (r1= 1).
Kết luận
- Các chủng PEDV đều có khả năng sinh miễn dịch đồng chủng;
- Kháng thể trung hòa của vắc xin PED nhược độc chỉ trung hòa chéo một phần với các
chủng virus PED thực địa;
- Nghiên cứu lựa chọn được một chủng PEDV thực địa có tiềm năng trong việc
chọn giống virus nghiên cứu sản xuất vắc xin.

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Bich
Thesis title: Applied research on virus neutralization test to evaluate cross-immunity
between vaccine porcine epidemic diarrhea virus and field PEDV strains circulating in
Vietnam
Major: Veterinary

Code: 8.64.01.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The purpose of assessing the immunity of the PEDV strains and cross-neutralize
ability between strains, this is the basis for the vaccine selection and select virus strains
in research and vaccine production.
Materials and Methods
- Methods for identification of PEDV strains;
- Method of virus neutralization test on Vero cells;
- Method of valuation the sensitivity, specificity of the virus neutralizing test;
- Method of cross-neutralizing test between PEDV strains;
- Methods of synthesis and data analysis using Minitab 16 software.
Main findings and conclusions
1. Main finding
- Identify field PEDV strains belong to genogroup 2, PEDV from attenuated
vaccine belong to genogroup 1;
- Establish virus neutralization test on Vero cells;
- All PEDV strains are capable to neutralize antibody production after 14 days of
immunization against PEDV antigens;
- Strains of PEDV from vaccine (genogroup G1) cross-neutralized field strains

(genogroup 2) is the highest r1 value of 0.5;
- Among 4 field PEDV strains (genogroup G2), we selected one cross-neutralizing
antibody strain with 3 field PEDV strains, the value of r1 is 1.
2. Conclude
- Among 5 virus strains studied, the study concluded;
- All PEDV strains are capable of homologous immunity;
- The study selected a field PEDV strain as a potential strain in selecting virus seed
for research and vaccine production.

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Porcine epidemic diarrhea virus (PEDV) thuộc họ Coronaviridae, giống
Alphacoronavirus là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp và mất nước trầm trọng ở
lợn (Debouck & Pensaert, 1980; Stevenson & cs., 2013). Virus được phát hiện
lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1971 tại một ổ dịch tiêu chảy cấp ở Anh. Tuy
nhiên, đến năm 1977 sau vụ dịch nổ ra nghiêm trọng tại Bỉ thì virus được đặt tên
Porcine epidemic diarrhea virus, chủng virus lưu hành ở Bỉ tại thời điểm đó
được đặt tên PEDV- CV777 (Pensaert & De Bouck, 1978). Là một virus khó
phân lập và thích nghi, nên đến năm 1988 virus mới được phân lập và ni cấy
thích nghi thành công trên tế bào Vero với sự hỗ trợ của trypsin. Dịch tiêu chảy
do PEDV xảy ra rộng khắp ở châu Âu trong những năm 1970 đến năm 1980. Từ
năm 1980 đến năm 1990 số ổ dịch giảm dần ở châu lục này. Năm 2013, một vụ
dịch lớn xảy ra ở Mỹ (Wang & cs., 2014), sau đó dịch lan nhanh các nước có
biên giới với Mỹ. Cũng từ năm 2013 phân tích di truyền cho thấy hầu hết virus
phân lập ở châu Á và châu Mỹ thuộc nhóm virus mới nổi G2b, nằm ở nhánh khác

hoàn toàn với chủng virus thuộc nhóm G1 thường dùng chế vắc xin trước đó
(Lee, 2015). Trong khi một số Quốc gia đã thành công trong nghiên cứu vắc xin
PEDV vô hoạt từ PEDV chủng thực địa thuộc nhóm G2 (Collin & cs., 2015;
Baek & cs., 2016).
Bệnh PED được xác định lần đầu tiên tại Việt Nam năm 2008. Virus được
phân lập và được xác định có quan hệ gần với các chủng PEDV phân lập Trung
Quốc (Toan & cs., 2011). Có 2 nhóm di truyền của PEDV ở miền Bắc và Bắc
Trung Bộ, trong đó nhóm mới nổi G2 chiếm ưu thế (Van T. Than & cs., 2020;
Nguyễn Văn Giáp & cs., 2020). PEDV là một virus dễ biến đổi, kể từ năm 2010,
đã có sự biến đổi của PEDV tại thực địa so với các chủng vắc xin (Sun & cs.,
2012; Stevenson & cs., 2013; Park & Song, 2016). Do đó, dù chương trình dùng
vắc xin PED đầy đủ trên lợn ở các cơ sở chăn nuôi, nhưng dịch tiêu chảy do PEDV
vẫn xảy ra. Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, vắc xin thương mại chủ yếu là
vắc xin vô hoạt hoặc nhược độc dựa vào các chủng thuộc nhóm cổ điển như:
CV777, DR13, SM98.
Protein S của PEDV có vai trị kích thích cơ thể vật chủ sinh kháng thể

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trung hòa, đồng thời giúp virus tiếp cận và xâm nhập vào tế vào vật chủ (Bosch
& cs., 2003; Song & Park, 2012). Do đó, phản ứng trung hịa là phương pháp
gián tiếp đánh giá tình trạng miễn dịch chống lại PEDV (Oh & cs., 2005), với
ngưỡng kháng thể trung hịa 5 log2 có khả năng bảo hộ chống lại virus cơng
cường độc (Clement & cs., 2016). So với nhóm cổ điển, các chủng PEDV thuộc
nhóm mới nổi được chứng minh đề kháng cao với interferon và virus không bị
trung hịa hồn tồn bởi kháng thể tạo ra bởi chủng PEDV cổ điển (Shin & Park,
2019). Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy đáp ứng miễn dịch tạo ra chỉ có khả

năng bảo hộ đồng chủng. Do đó lựa chọn virus dùng nghiên cứu sản xuất vắc xin
cần dựa trên chủng virus hiện lưu hành ở thực địa của mỗi quốc gia. Nhằm góp
phần nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của vắc xin và lựa chọn chủng virus trong
công việc nghiên cứu sản xuất vắc xin để kiểm sốt bệnh PED, chúng tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phản ứng trung hòa đánh giá
khả năng miễn dịch chéo giữa chủng porcine epidemic diarrhea virus vắc xin
và chủng thực địa lưu hành tại Việt Nam”.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Nhằm xây dựng được phản ứng trung hịa virus PED thực địa để có cơng
cụ đánh giá khả năng miễn dịch của các chủng PED
- Nhằm đánh giá khả năng miễn dịch chéo của các chủng PEDV vắc xin và
thực địa, từ đó khuyến cáo việc dùng vắc xin hiện tại và lưu ý trong sự chọn
chủng virus để nghiên cứu vắc xin phù hợp thực địa.
1.3. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học
Là công cụ trong đánh giá lựa giống virus dùng trong nghiên cứu sản xuất
vắc xin phòng bệnh PED.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Xây dựng được phương pháp chẩn đoán huyết thanh học như VNT,
ELISA dựa trên chủng lưu hành thực địa là công cụ đắc lực trong nghiên cứu
miễn dịch của virus PED lưu hành thực địa;
+ Xác định đặc điểm của các chủng PEDV từ đó cung cấp nguồn thơng tin
hữu ích trong lựa chọn vắc xin phịng bệnh PEDV.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

- Đề tài nghiên cứu các chủng PEDV thực địa tại một số tỉnh miền Bắc,
nhưng chưa có nguồn mẫu đại diện các vùng miền khác của Việt Nam.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA PEDV
2.1.1. Đặc tính gây bệnh
Bệnh PED thường xảy ra cấp tính và nghiêm trọng, lây nhiễm nhanh, nhiễm
trên mọi lứa tuổi với triệu chứng tiêu chảy, nôn nhiều, phân chứa sữa không tiêu
lợn cợn, lợn nằm trên bụng mẹ, chồng lên nhau, da khơ, nằm bệt (Hình 2.1a và
Hình 2.1b). Tỉ lệ chết ở lợn con bú mẹ 80-90%, lợn 4 tuần tuổi tỉ lệ chết tới 40%
(Sun & cs., 2012).
Quan sát lâm sàng không thể phân biệt được bệnh do PEDV hay TGEV, chỉ
phân biệt được khi kết hợp lâm sàng và chẩn đốn phịng thí nghiệm (RT-PCR và
hóa miễn dịch). Mổ khám bệnh tích đại thể khi lợn mắc bệnh PED: phân màu
vàng dính bết lơng, da, con vật chết trong trạng thái mất nước, mắt hốc hác, da
không đàn hồi, dịch dạ dầy chứa sữa đông, ruột non chứa sữa không tiêu màu
trắng đến vàng, thành ruột non mỏng (Hình 2.2a). Bằng cách làm tiêu bản vi thể,
quan sát bệnh lý tế bào biểu mơ có hiện tượng thối hóa đầu lơng nhung, villi bị
co ngắn, virus khu trú ở tế bào biểu mô niêm mạc ruột (Hình 2.2b). Đặc điểm
bệnh lý của dịch PED được miêu tả tương tự ở các nước thuộc châu Á như Thái
Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam (Huang & cs., 2013).

Nguồn: Song & cs. (2015)
Ghi chú: Hình 2.1a. Lợn dưới 1 tuần tuổi bị mất nước nghiêm trọng. Hình 2.1b. Lợn nằm chồng lên nhau


Hình 2.1. Biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm PEDV ở Hàn Quốc năm 2015

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nguồn: Stevenson & cs. (2013)
Ghi chú: Hình 2.2a. Lợn 4 ngày tuổi của nông trang ở Mỹ năm 2013 nhiễm PEDV cấp tính. Thành ruột
mỏng, trong suốt, giãn. Hình 2.2b. Tiêu bản ruột non nhuộm hóa miễn dịch, PEDV nhuộm màu nâu trong
nguyên sinh, virus ở hầu hết tế bào biểu mơ lơng nhung ruột

Hình 2.2. Bệnh tích đại thể và vi thể tại ruột của lợn nhiễm PEDV
2.1.2. Cơ chế sinh bệnh
Virus thuộc họ Coronaviridae có tính hướng tế bào biểu bì của đường ruột
và tế bào đại thực bào. Đường lây nhiễm chính qua đường tiêu hóa. Nguồn virus
chủ yếu từ phân, dịch nôn, thức ăn từ lợn trưởng thành mang trùng truyền PEDV
vào lợn mẫn cảm (Dee & cs., 2014).
Một con đường lây nhiễm khác, là con đường lây nhiễm qua khí dung, đích
đến vẫn là tế bào biểu mơ ruột. Khí dung đưa PEDV nhiễm vào tế bào biểu mơ
mũi (NEC), sau đó gắn kết tế bào T - CD3+, T- CD3+ mang virus theo hệ thống
tuần hồn tới các tế bào đích ở niêm mạc ruột (Hình 2.3). Men porcine
aminopeptidase N của lợn (pAPN) có sẵn trên bề mặt tế bào biểu mô ruột non, nó
được xác định như là thụ thể tế bào, protein S vùng S1 của PEDV tiếp cận thụ thể
pAPN giúp PEDV xâm nhập vào tế bào vật chủ (Li & cs., 2018). Hình 2.3 và
Hình 2.4 mơ phỏng sự xâm nhập của virus qua khí dung.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Nguồn: Li & cs. (2018)
Ghi chú: Cơ chế PEDV truyền qua đường khơng khí xâm nhập vào lợn, PEDV xâm nhập vào đường mũi,
tế bào DCs có vai trị quan trọng giúp virus xâm nhập vào niêm mạc mũi và được vận chuyển bởi tế bào
T- CD3+ truyền virus vào tế bào biểu mơ ruột nhờ hệ thống tuần hồn

Hình 2.3. Virus truyền lây thơng qua khí dung

Nguồn: Li & cs. (2018)
Ghi chú: Kháng nguyên PEDV được nhuộm màu nâu (mũi tên) trong tế bào niêm mạc mũi

Hình 2.4. PEDV xuất hiện trong tế bào biểu mô mũi

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Cơ chế PEDV xâm nhập, nhân lên của virus trong tế bào vật chủ, thực hiện
vòng đời của PEDV trong tế bào, biểu diễn trong Hình 2.5

Nguồn: Changhee (2015)
Ghi chú: Virus tiếp cận pAPN như thụ thể trên bề mặt biểu mơ ruột non, thực hiện quy trình nhân bản
trong nguyên sinh chất, tạo virus thế hệ sau hoàn chỉnh trong thể Golgi, rồi phóng thích ra khỏi tế bào.

Hình 2.5. Cơ chế xâm nhập và tăng sinh của PEDV trong tế bào vật chủ
Hình 2.5. Mơ tả chu kỳ nhân lên của PEDV, PEDV bám pAPN-một thụ thể
bề mặt của tế bào vật chủ thông qua Protein S. Protein S giúp cho virus tháo gỡ
vỏ, bộ gen virus chui vào nguyên sinh chất của tế bào vật chủ. Mỗi mARN được

phiên mã đầy đủ để cho protein đã được mã hóa ở ORF của đoạn mARN, các
protein S, E và M được lồng vào trong thể Golgi của tế bào vật chủ. Protein N
tương tác ARN tạo phức hợp ARN xoắn. Virus con được tạo thành trong thể
Golgi, rồi phóng thích ra khỏi tế bào vật chủ qua màng, phát tán sang tế bào
khác, tiếp tục chu kỳ mới (Changhee, 2015).
2.1.3. Chẩn đoán, xét nghiệm PEDV
Chẩn đoán bệnh do PEDV không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng bởi vì
biểu hiện tiêu chảy giống các nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở lợn. Chẩn đoán
phân biệt là cần thiết để xác định PEDV trong phịng thí nghiệm. Nhiều kỹ
thuật được phát triển và sử dụng để xác định PEDV trong bệnh phẩm, bao gồm
miễn dịch huỳnh quang (IF), kỹ thuật hóa miễn dịch, kính hiển vi điện tử quan
sát trực tiếp, in situ Hybridization, RT-PCR, phản ứng ELISA. Tuy nhiên, mỗi
kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau, thời gian xét nghiệm cũng khác

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhau (Kim & cs., 2001). RT-PCR phát hiện PEDV thường nhanh hơn các
phương pháp khác và phân biệt được TGEV và PEDV. Phát triển kỹ thuật RTPCR và multiplex RT-PCR xác định PEDV: độ nhạy và độ đặc hiệu và hiệu quả
cao khi sự xuất hiện ngày càng đa dạng các virus gây bệnh ở dạ dày ruột cấp
tính ở lợn (Song & cs., 2006).
2.1.4. Sự thích nghi virus trên tế bào
Mặc dù PEDV được phát hiện năm 1971, đến năm 1977 mới được đặt tên
PEDV, tuy nhiên đến năm 1988 virus mới được phân lập, ni cấy thích nghi bởi
tác giả Hofmann. Sự thích nghi virus trên tế bào và ni cấy trong phịng thí
nghiệm đã được thử trên các loại tế bào tiên phát (primary cells) và tế bào dòng
(cell lines). Một số tế bào dòng nhạy cảm với Coronavirus cũng được thử
nghiệm với PEDV như tế bào Vero (African green monkey kidney cells), tế bào

Marck - 45, tế bào PD5 (tế bào tuyến giáp lợn-porcine thyreoidea cells), PK15 (tế
bào thận lợn-porcine kidney cells), và tế bào HRT18 (tế bào ung thư trực tràng
người- human rectal tumor cells) (Hofmann & Wyler, 1988).
Mọi nỗ lực nuôi cấy virus trên tế bào tiên phát có nguồn gốc từ lợn dù có
hay khơng có trypsin đều thất bại khi phân lập PEDV cho đến năm 1988. Lần
đầu tiên, PEDV được phân lập và thích nghi thành cơng trên tế bào Vero dùng
mơi trường duy trì có bổ sung trypsin (Hofmann & Wyler, 1988). Tuy nhiên, tế
bào dễ bị tổn thương bởi trypsin (tế bào co lại và có thể bong), làm PEDV không
thể xâm nhập và nhân lên (Hofmann & Wyler, 1988). Ở Nhật Bản, PEDV lần
đầu tiên được phân lập trên tế bào Vero (Kusanagi, 1992). Sau đó PEDV được
phân lập thành công không chỉ trên tế bào Vero mà cịn thành cơng trên tế bào
tiên phát (primery cells) như tế bào bóng đái (SB1) và tế bào thận (SK) của thai
lợn với mơi trường duy trì bổ sung trypsin (Shio, 1999). Tế bào tiên phát, nhóm
tác giả đã dùng collagen gắn đĩa nuôi cấy trước khi thêm tế bào. Tuy nhiên, với
tế bào tiên phát từ thai lợn không ổn định bằng tế bào Vero, bởi lợn có nguồn gốc
khác nhau thì có độ nhạy khác nhau và một số bất lợi của tế bào tiên phát. Tế bào
Vero đã và đang là sự lựa chọn phù hợp để phân lập PEDV cho các nghiên cứu
PEDV với hàm lượng trypsin 5-10µg/ml mơi trường duy trì (Chung & cs., 2015;
Hoa & cs., 2018).
2.1.5. Cách xác định sự có mặt virus trong tế bào
Xác định sự có mặt của PEDV trong tế bào phân lập bằng phản ứng miễn

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dịch huỳnh quang (immunofluorescence), tiêu bản được nhuộm miễn dịch sau 24
giờ gây nhiễm. Ở các đời phân lập PEDV đầu tiên, xuất hiện các tế bào đơn lẻ
nhiễm virus hoặc cụm đa nhân (10 nhân) có nguyên sinh chất phát quang. Sau 3

đời cấy chuyển thể hợp bào được xác định chỉ sau 12 giờ, tại pha muộn thể hợp
bào chứa hàng 100 nhân phát quang, nếu tế bào khơng phát quang hoặc khơng có
thể hợp bào coi tế bào không nhiễm virus. Thông qua phản ứng miễn dịch huỳnh
quang tế bào Vero chỉ ra điểm phát quang đặc hiệu chứa protein của PEDV
(Hofmann & Wyler, 1988). Sau một số đời cấy chuyển virus có CPE điển hình là
các thể hợp bào nhiều nhân.
2.1.6. Vai trò trypsin trong sự nhân nhiễm của virus PED
Trong tự nhiên PEDV xâm nhập vào niêm mạc ruột non, một môi trường
rất giàu enzym peptidase, thuận lợi cho PEDV nhân lên. Trypsin là trung gian
cho sự hoạt động của virus khi tương tác tế bào vật chủ (Park & cs., 2011).
Trong phịng thí nghiệm (in vitro), trypsin đóng vai trị quan trọng để PEDV
xâm nhập vào tế vật chủ. Trypsin đóng góp quyết định để nhân nhiễm virus
hiệu quả và lan truyền virus sang tế bào kế bên thành công. Bổ sung trypsin
trong môi trường duy trì là cần thiết để đảm bảo PEDV được nhân lên khi phân
lập và cấy chuyển 25 đời đầu tiên trên tế bào Vero (Hofmann & Wyler, 1988).
Tìm hiểu giai đoạn nào khi gây nhiễm PEDV trên tế bào Vero cần bổ sung
trypsin, nhóm tác giả (Park & cs., 2011) sau khi thí nghiệm đã minh chứng
rằng bổ sung trypsin ngay sau khi virus kết hợp tế bào vật chủ trong điều kiện
phịng thí nghiệm (in vitro) làm tăng hiệu quả xâm nhập của virus. Trong khi
với các virus thuộc nhóm 1 của Coronavirus khác, trypsin có tác dụng hoạt hóa
virus ngay trước khi nhiễm virus vào tế bào. Trypsin phân tách Protein S thành
tiểu phần S1 và S2, tiểu phần S2 làm tăng sự xâm nhiễm của virus (Bosch &
cs., 2003). Protein S của PED phân tách thành 2 tiểu phần chỉ xảy ra khi PEDV
có sự gắn kết với thụ thể của tế bào vật chủ dưới tác dụng của trypsin. Sự phân
tách protein S thành 2 tiểu phần S1, S2 làm tăng sự lây nhiễm của virus và hình
thành thể hợp bào rõ hơn. Hoạt động trypsin liên kết protein S với thụ thể tế
bào vật chủ có thể làm thay đổi cấu trúc tại vị trí trypin tác động, kết quả có thể
làm phơi nhiễm hoặc hoạt hóa hoạt động xâm nhiễm PEDV từ đó gây bệnh lý tế
bào (Park, 2011).
Trypsin có vai trị dung hợp màng PEDV với thụ thể của tế vật chủ


9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


(Hofmann & Wyler, 1988). Hoạt động phân tách protein S của virus PED hoang
dã chỉ xảy ra sau khi gắn kết với thụ thể. Trong phịng thí nghiệm PEDV phụ
thuộc duy nhất vào trypsin bổ sung. Trypsin hỗ trợ quá trình dung hợp màng và
có thể sử dụng như một ngòi nổ cho việc dung hợp virus - tế bào và tế bào với tế
bào, tổng hợp các chi tiết cấu trúc PEDV (Wicht & cs., 2014).
2.2. DỊCH TỄ HỌC PHÂN TỬ CỦA PEDV
Bệnh PED được phát hiện đầu tiên ở Anh năm 1971 (Oldham, 1972;
Pensaert & De Bouck, 1978) lúc đó gọi là virus gây tiêu chảy thành dịch
(Epidemic viral diarrhea- EVD). Bệnh nhanh chóng lan ra các nước khác ở châu
Âu. Năm 1976, ở Bỉ một ổ dịch tiêu chảy xảy ra tương tự như ở Anh năm 1971,
người ta xác định được chủng virus gây bệnh thuộc dòng họ Cornavirus với dòng
xác định CV777 (Pensaert & Bouck, 1978). Sau đó tên của virus được đặt theo
quốc tế là Porcine epidemic diarrhea virus (PEDV) và được phân loại vào chi
Alphacoronavirus, họ Coronaviridae.
Năm 2012 tổ chức phân loại virus học Quốc tế (Internationaal committee
Taxonomy of Viruses - ICTV) đã ghi nhận có 4 chi trong họ coronavirinae,
gồm
Alphacoronavirus,
Betacoronavirus,
Gammacoronavirus,

Deltacoronavirus. Cùng chi Alphacoronavirus gây bệnh đường ruột cho lợn
gồm có PEDV, Transmissible gastroenteritis virus (TGEV). PEDV được phân
chia bởi nhóm cổ điển (classical PEDV) và nhóm mới nổi (emering PEDV),

Hình 2.6 chỉ ra điều đó.
Ở châu Âu, từ thập niên 1970s đến 1980s virus lan rộng khắc các nước.
Nhưng đến thập niên 1980s đến 1990s bệnh PED giảm ở các vùng này, bởi chỉ
ghi nhận một vài ổ dịch xảy ra. Một vụ dịch nổ ra giữa năm 2005 đến năm 2006
ở phía Bắc nước Ý, triệu chứng nhẹ xuất hiện ở các lứa tuổi lợn, tỉ lệ chết cao chỉ
xảy ra ở lợn con theo mẹ. Tuy nhiên, bệnh gần như không xuất hiện từ năm 2007
đến năm 2014 (Sozzi, 2014).
Tháng 4 năm 2013, ở Mỹ một vụ dịch PED nổ ra nhanh, mạnh ở 32 bang.
Chỉ trong 1 năm, bệnh lây sang Canada, Mexico và các nước có biên giới với
Mỹ. Phân tích di truyền dịng PEDV xuất hiện ở Mỹ năm 2013 cho thấy chúng là
một dòng PEDV mới nổi, khác với dòng PEDV dòng cổ điển (CV777) phân lập
năm 1976, và có liên quan di truyền với dịng Trung Quốc (China/2012/AH2012)
(Huang & cs., 2013; Chen & cs., 2014).

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nguồn: Lin & cs. (2016)
Ghi chú: Bốn chi thuộc họ Coronavirus, trong đó virus thuộc chi Alphacoronavirus gây bệnh tiêu chảy lợn
TGEV và PEDV. PEDV gồm dòng cổ điển (đại diện DR13/1999, CV777/1977) và các dịng virus mới nổi

Hình 2.6. Cây phả hệ họ Coronavirus
Ở châu Á, bệnh PED xảy ra cấp tính và nghiêm trọng hơn. Bệnh nổ ra lần
đầu tiên năm 1982 ở Nhật Bản, gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi
lợn công nghiệp (Oldham, 1972; Cruz & cs., 2006; Meng & cs., 2013). PEDV
được báo cáo nổ ra ở nhiều quốc gia châu Á khác, như Thái Lan (Ayudhya &
cs., 2012; Temeeyasen & cs., 2014), Đài Loan (Pensaert & Yeo, 2006),
Phillippines (Park & cs., 2011), Hàn Quốc (Lee & cs., 2010; Toan & cs., 2011),

miền nam Việt Nam (Toan & cs., 2011).
Ở Trung Quốc, tháng 10 năm 2012 bệnh nổ ra ở 29 tỉnh, phân tích di
truyền dịng China/2012/có mối liên quan với dòng PEDV xảy ra ở Mỹ năm
2013 (Huang & cs., 2013; Chen & cs., 2014).
Tháng 10 năm 2013, Nhật Bản đã nổ ra dịch PED, sau 7 năm không xảy ra
dịch và phân tích di truyền cho thấy có mối liên quan với dòng PEDV nổ ra ở
Trung Quốc và ở Mỹ năm 2013.
Ở Hàn Quốc, bệnh được phát hiện đầu tiên năm 1992, và dịch xảy ra luân

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phiên với sự đa dạng kiểu gen xảy ra trong các ổ dịch. Năm 2013 các ổ dịch bùng
phát ở phía Nam Hàn Quốc (Chung & cs., 2015). Phân tích di truyền thấy rằng,
PEDV không phải các biến thể giống các chủng xuất hiện trước đó và cũng
khơng giống với các chủng virus dùng chế vắc xin PED ở Hàn Quốc.
Ở Thái Lan, bệnh được phát hiện lần đầu năm 1995, các ổ dịch xảy ra liên
miên cho đến nay. Trong năm 2007 đến năm 2008, dịch PED cũng được báo cáo
nổ ra nghiêm trọng ở Thái Lan. Phân tích di truyền cho thấy dòng mới xuất hiện
ở Thái Lan giống dòng JS- 2004-2 ở Trung Quốc (Puranaveja & cs., 2009).
Ở Việt Nam, bệnh PED lần đầu tiên được phát hiện năm 2008 ở một trang
trại tại miền Đông Nam Bộ và 7 tỉnh khác ở đồng bằng và cao ngun (Tồn & cs.,
2011). Nghiên cứu đã phân tích 20 chủng PEDV ở Việt Nam cho thấy chúng đa
dạng. Phân tích trình tự gen S, có 3 nhánh khác nhau (clade). Nhánh 1 là các chủng
thuộc năm 2009 đến 2010. Nhánh 2 thuộc chủng năm 2011 đến 2013, nhánh 3 là
các chủng phân lập từ lợn rừng. Đặc biệt xuất hiện PEDV chủng 2b ở miền Bắc
Việt Nam khác với các chủng trước đó (Van T. Than & cs., 2020). Các chủng
PEDV ở Việt Nam có mối quan hệ gần với PEDV ở các ổ dịch của Trung Quốc

năm 2009 đến 2012 và tương đồng cao với PEDV ở Thái Lan và Hàn Quốc (Toan
& cs., 2011; Nguyễn Tất Toàn & cs., 2012; Van T. Than & cs., 2020). Hình 2.7
dưới đây đánh dấu các nhóm gen PEDV xuất hiện và lan truyền trên thế giới.

Nguồn: Changhee (2015)
Ghi chú: Các subtype của PEDV (G1a, G1b, G2a,G2b) được đánh dấu bởi các màu khác nhau. Đường
liền chỉ PEDV lây lan giữa các nước. Đường chấm chấm chỉ PEDV đã có khả năng lây lan. Đường tròn
vạch ngắt quãng biểu hiện PEDV đột biến, các subtype mới nổi.

Hình 2.7. Sự xuất hiện các nhóm gen PEDV trên thế giới.

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2.1. Cấu trúc di truyền liên quan đến dịch tễ học phân tử của PEDV
Bộ gen của PEDV là ARN sợi đơn, có kích thước khoảng 28Kb. ARN của
PEDV có 7 khung đọc mở mã hóa protein, gồm 4 protein cấu trúc protein S
(Spike), protein E (Envelope), Protein M (Mitrix), Protien N (Nucleocapsid) và 3
protein phi cấu trúc (ORF 1a và ORF 1b mã hóa polymerase, ORF3). Phân tích
sự khác nhau gen ORF3 của các PEDV thích nghi cao trên tế bào và PEDV thực
địa có thể đánh dấu sự thích nghi và sự nhược độc hóa của virus, cũng là công cụ
trong nghiên cứu dịch tễ học phân tử của PEDV (Morales & cs., 2007;
Puranaveja & cs., 2009; Choi & cs., 2014). Các ORF3 có tên theo vùng mà
protein đó được mã hóa.

Nguồn: Changhee (2015)
Ghi chú: Phân tích cấu trúc protein S có vai trị quan trọng tương tác với vật chủ. Dựa vào trình tự
nucleotide của gen S PEDV người ta phân chia subtype


Hình 2.8. Giản đồ đại diện bộ gen gốc và cấu trúc virion của PEDV

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phân tích cấu trúc protein S có vai trị quan trọng trong vai trị tương tác
với vật chủ. Dựa trình tự nucleotide của gene S người ta chia PEDV thành 3
kiểu di truyền (genotype) gồm nhóm 1 (Group 1- ký hiệu G1), nhóm G2 và
nhóm G3. Trong đó nhóm G1 có 2 subtype là G1a và G1b, nhóm G2 có 2
subtype là G2a và G2b (Changhee, 2015). Các vụ dịch nổ ra nghiêm trọng ở
châu Á và Mỹ từ năm 2013 đến nay hầu hết thuộc nhóm G2b (Yang & cs.,
2018), Hình 2.9 là một minh chứng.

Nguồn: Yang & cs. (2018)
Ghi chú: Từ năm 2011, PEDV được phát hiện phổ biến thuộc nhóm G2b, trong khi các chủng vắc xin
đang lưu hành thuộc genogroup G1 (DR13/2003 KOR, SM98/1998 KOR, CV777/1978/BEL)

Hình 2.9. Cây phát sinh lồi của PEDV
Ở Mỹ, dịng virus phân lập ở Ohio vào tháng 12 năm 2013 cũng được xác
định sự xóa amino acid trong protein S (Oka & cs., 2014), kiểu xóa đoạn amino
acid của dịng này lại khác kiểu mất đoạn của dòng phân lập tại Hàn Quốc. Dịng
PEDV ở Mỹ đột biến xóa 1 đoạn dài 197 amino acid (từ aa 34 đến aa 230) trong
vùng gen S1 (Oka & cs., 2014). Từ năm 2013, phân tích di truyền của PEDV
phân lập ở châu Á và nước Mỹ, các tác giả (Saif, 1993; Sun & cs., 2012;
Stevenson & cs., 2013; Park & Song, 2016) cho thấy chủng thuộc nhóm 2b là
phổ biến, chúng đã có sự biến đổi so với các chủng vắc xin đang lưu hành.


14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×