Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 145 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MINH TRANG

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS.Trần Hữu Cường

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Trang

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS.Trần Hữu Cường đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản trị Kinh doanh, Khoa Kế toán và Quản trị Kinh doanh - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Thanh tra tỉnh Hưng
Yên và các cơ quan ban ngành tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Trang


ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................... x
THESIS ABSTRACT ...................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3

1.4.


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN .............................................. 4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ........ 5
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh ............................................. 5

2.1.2.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ............................................................... 10

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 35

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số địa phương về cải thiện chỉ số PCI ........................ 35

2.2.2.

Một số cơng trình nghiên cứu liên quan ......................................................... 38

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 49
3.1.


ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................... 49

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hưng Yên ........................................................... 49

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế- xã hội ................................................................................ 52

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 64

3.2.1.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ........................................................... 64

3.2.2.

Phương pháp phân tích ................................................................................... 64

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 65

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 66
4.1.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH

HƯNG YÊN ................................................................................................... 66

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.1.1.

Phân tích biến động của chỉ số PCI Hưng Yên giai đoạn 2011-2016 ............ 66

4.1.2.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh
Hưng Yên ....................................................................................................... 71

4.2.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH
HƯNG YÊN ................................................................................................... 85

4.2.1.

Những kết quả đạt được ................................................................................. 85

4.2.2.

Những hạn chế tồn tại .................................................................................... 86

4.3.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
TỈNH CỦA TỈNH HƯNG YÊN .................................................................... 87

4.3.1.

Quan điểm, định hướng và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh của tỉnh Hưng Yên .................................................................................. 87

4.3.2.

Các giải pháp chủ yếu .................................................................................... 89

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 103
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................. 103

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 104

5.2.1.

Đối với chính quyền tỉnh Hưng Yên ............................................................ 104

5.2.2.

Đối với các doanh nghiệp ............................................................................. 106


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 108
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 111

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
PCI
PAPI
HĐND
UBND
NLCT
DN
DNNN
DN FDI
GCNQSDĐ
CCHC
TTHC
DCI
KCN
GPMB
CBCC
WEF
ĐTKD
QTKD
KT&TC
GCI

TATC
THCS
VCCI
TNHH
WTO
DNTN
IEF
CIEM
WB
OECD
IFC
IMD
ACI

Nghĩa tiếng Việt
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh ở
Việt Nam
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Năng lực cạnh tranh
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cải cách hành chính
Thủ tục hành chính
Chỉ số cạnh tranh cấp huyện
Khu cơng nghiệp
Giải phóng mặt bằng

Cán bộ công chức
Diễn đàn Kinh tế thế giới
Đối tác kinh doanh
Quản trị kinh doanh
Kế tốn và tài chính
Báo cáo năng lực cạnh tranh tồn cầu
Tịa án tài chính
Trung học cơ sở
Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Tổ chức thương mại thế giới
Doanh nghiệp tư nhân
Báo cáo chỉ số tự do kinh tế
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
Ngân hàng thế giới
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Tập đồn tài chính quốc tế
Viện phát triển quản lý
Học viện năng lực cạnh tranh châu Á

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PERC
CECODES
UNDP
VNCI
MTTQ

GRDP
BOT
BT
BTO
PPP

Tổ chức tư vấn rủi ro kinh tế chính trị
Trung tâm nghiên cứu phát triển-hỗ trợ cộng đồng
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Dự án sáng kiến năng lực cạnh tranh Việt Nam
Mặt trận tổ quốc
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao- kinh doanh
Đối tác công-tư

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Trọng số của các chỉ số thành phần cấu thành nên chỉ số PCI .................... 29
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ năm 2007
đến năm 2014 theo giá trị tổng sản phẩm và cơ cấu phần trăm ................... 54
Bảng 3.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2015 phân theo huyện/thành
phố của tỉnh Hưng Yên ................................................................................ 60
Bảng 3.3. Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các khu vực
kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ năm 210 đến năm 2014 ................... 60

Bảng 3.4. Số cơ sở y tế, giường bệnh và số cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên từ năm 2011 đến năm 2015 .................................................................. 61
Bảng 3.5. Tỷ lệ xã/ phường/ thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế phân theo
huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ năm 2011 đến năm
2015.............................................................................................................. 61
Bảng 3.6. Số trường học và lớp học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ
năm học 2011 – 2012 đến năm học 2015 - 2016 ......................................... 62
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp số lượng và tài liệu trong các thư việc trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên từ năm 2011 đến năm 2015 ........................................................ 63
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp số lượng nhà bảo tàng và di tích lịch sử trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên từ năm 2011 đến năm 2015 ................................................. 64
Bảng 4.1. Xếp hạng PCI Hưng Yên so với cả nước và khu vực .................................. 67
Bảng 4.2. Vị trí PCI của tỉnh Hưng Yên so với cả nước và các tỉnh trong khu vực .... 68
Bảng 4.3. So sánh chỉ số thành phần PCI năm 2016 giữa các tỉnh thành trong
khu vực......................................................................................................... 69
Bảng 4.4. Các chỉ số thành phần PCI của Hưng Yên qua các năm từ 2011 - 2016 ..... 70
Bảng 4.5. Bảng xếp hạng các chỉ số thành phần PCI của tỉnh Hưng Yên trên toàn
quốc qua các năm 2011 - 2016 .................................................................... 71
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát chỉ số chi phí gia nhập thị trường Hưng Yên năm
2016 ............................................................................................................. 72
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng
đất năm 2016 ................................................................................................ 73
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin năm
2016.............................................................................................................. 75
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà
nước năm 2016............................................................................................. 77

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Bảng 4.10. Kết quả khảo sát chỉ số chi phí khơng chính thức năm 2016....................... 78
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo
tỉnh năm 2016 .............................................................................................. 79
Bảng 4. 12. Kết quả khảo sát chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp năm 2016 ................ 80
Bảng 4.13. Kết quả kháo sát chỉ số Đào tạo lao động năm 2016 ................................... 82
Bảng 4.14. Kết quả khảo sát chỉ số thiết chế pháp lý năm 2016 .................................... 83
Bảng 4.15. Kết quả khảo sát chỉ số Cạnh tranh bình đẳng năm 2016 ............................ 84

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Biểu đồ hình sao thể hiện kết quả điều hành của từng tỉnh theo chỉ số
thành phần năm 2014 ................................................................................... 28
Hình 2.2. Mơ hình phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ......... 30
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hưng n............................................................... 50
Hình 3.2. Biểu đồ tăng trưởng kinh tế theo chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên từ năm 2010 đến 2015 ............................................ 53
Hình 3.3. Biểu đồ tổng sản phẩm phân theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
từ năm 2012 đến sơ bộ năm 2015 ................................................................ 54
Hình 4.1. Biểu đồ chỉ số PCI của tỉnh Hưng Yên từ năm 2011 đến năm 2016 ........... 66

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Minh Trang
Tên Luận văn: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2015-2020
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh
tranh (PCI) tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2009 - 2016.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh
(PCI) tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương án tiếp cận và phân tích hệ thống: Sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu vai
trị của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, các chỉ số, tiêu chí cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh: các phương pháp này sử dụng chủ yếu
trong việc nghiên cứu bài học, kinh nghiệm, phân tích đánh giá thực trạng chỉ số năng lực
cạnh tranh của tỉnh Hưng Yên, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị liên quan đến
nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hưng Yên.
Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chỉ số PCI từ phương pháp đến các
chỉ tiêu đánh giá của mỗi chỉ số thành phần. Từ đó phân tích đánh giá đúng thực trạng
về chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hưng Yên trong các năm qua trên cơ sở tổng hợp
số liệu qua các năm của VCCI. Nghiên cứu cũng đã phân tích chỉ số PCI Hưng Yên đặt

trong mối quan hệ so sánh với các địa phương trong cả nước cũng như các tỉnh, thành
trong khu vực để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân cơ bản của những chỉ số thành phần
có điểm số thấp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tham vấn ý kiến chuyên gia, học hỏi
kinh nghiệm thành công của một số địa phương góp phần quan trọng trong việc đề xuất
hệ thống các giải pháp căn bản, khả thi cho Hưng Yên cũng đã được sử dụng nhằm
nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến 2020.

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Minh Trang
Thesis title: Research to enhance provincial competitiveness index (PCI) of Hung Yen
in 2015-2020
Major: Business Administration

Code: 60 34 01 02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- Judge real situation, define the reasons affected to Hung Yen’s PCI Index from
2009 – 2016.
- Propose basic possibility solutions aiming to enhance Hung Yen’s PCI Index
toward 2020.
Material and Methods
- Approaching and System Analysis Plan: Mainly using in research of Hung Yen
government’s role among market economy oriented to Socialist in Vietnam as well as
index, criteria and factors which affected PCI Index.

- Summary, statistic, comparison method: These method are used mainly in
researching on experiment and analyze the real situation of Hung Yen’s PCI index, then
propose solutions and recommendation aiming to enhance Hung Yen’s PCI index.
Main findings and Conclusion
This research systematized the based theory about PCI Index from method to
evaluated criteria of each sub-index. Through this, analyze and evaluate accurately the
real situation of Hung Yen’s PCI Index through the reviewed period based on annual
statistic data of VCCI. This research also analyzed Hung Yen’s PCI index among
comparison with other provinces in nationwide as well as in the same region to find out
problems and main reasons of the sub-index which have low score value. Besides, this
research also consulted and referred to expert’s opinion, success story of other
provinces which much contributed to the proposal of basic possibility solutions for
Hung Yen to enhance PCI index toward 2020.

xi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, dưới sự tác động của quá trình cải cách sang nền kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trị và vị trí của chính quyền địa phương
các cấp (gồm HĐND, UBND, và các cơ quan chun mơn) ngày càng được phân
cấp mở rộng. Họ có quyền chủ động hơn trong việc lập và thực thi các chiến lược
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mở rộng khả năng thực
hiện các quan hệ trực tiếp với các đối tác nước ngồi để thu hút vốn, cơng nghệ
cũng như hợp tác sản xuất nhằm khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có.
Xuất phát từ tình hình trên, các địa phương phải tự thân vận động như một doanh
nghiệp theo định hướng thị trường. Các nhà lãnh đạo cần biết xây dựng địa

phương mình thành một sản phẩm hấp dẫn, đồng thời cần biết cách quảng bá các
nét đặc thù của “sản phẩm” này một cách hiệu quả đến các thị trường mục tiêu
của mình.
Sự phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng cho thấy
chính quyền cấp tỉnh có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội của địa phương. Chính quyền đã và đang cải thiện mơi trường kinh doanh,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư ở địa phương. Nhiều
địa phương đã thành công trong việc thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và
cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Những thành cơng đó đã
khiến các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm hơn đến vai
trò cấp tỉnh mà cụ thể hơn là cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam.
Năng lực cạnh tranh (NLCT) được tạo nên từ tập hợp nhiều yếu tố khác
nhau, tác động đa chiều, đan xen và ảnh hưởng qua lại rất phức tạp. Câu hỏi đặt
ra là những yếu tố nào tạo nên sự thành công ở một số địa phương, trong khi một
số địa phương khác lại thất bại trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư
nhân. Các nhà nghiên cứu kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều quan
tâm đến sự khác nhau về hiệu quả điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh ở
Việt Nam. Từ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI – Provincial
Competitiveness Index) được xây dựng để đánh giá năng lực điều hành kinh tế
của chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi cả
nước.
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


điểm phía bắc. Vì có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà
Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên

Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Hưng
Yên là một trong các tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền
Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu cơng nghiệp lớn như phố nối
A, phố nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng long II
(Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh
Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ..... Sản phẩm
công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, điện tử, công nghiệp thực phẩm... Cơ
cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo.
Nhưng phân hố kinh tế khơng đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang
gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho
những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh. Tình hình đó sẽ
được cải thiện khi quốc lộ 5B (Con đường rộng 8 làn hiện đại bậc nhất Việt Nam,
xuất phát từ cầu Thanh Trì đến thành phố cảng Hải Phịng. Nó chạy qua các
huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi với tổng chiều dài 29 km); tỉnh lộ 200 (chạy
song song với quốc lộ 39A chạy qua Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ); quốc lộ 38B
(nối từ chợ Gạo đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ sang Hải Dương); đường chạy theo đê
sông Hồng bắt đầu từ thành phố Hưng Yên tới Văn Giang và đường nối cao tốc
Hà Nội Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình sẽ làm cân bằng kinh tế giữa
các vùng trong tỉnh.
Trong thời gian qua, chính quyền tỉnh Hưng Yên đã có nhiều cố gắng trong
việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng hạng chỉ số PCI. Nhiều
chương trình, đề án đã được thực hiện với mục tiêu tạo mọi điều kiện thuận lợi
để thu hút các nhà đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh, sức hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được vẫn chưa được như
mong muốn. Trong bảng xếp hạng chỉ số PCI năm 2014, Hưng Yên vẫn đứng ở
vị trí thấp, xếp thứ 51/63. Tuy xét về điểm số, Hưng Yên tăng được 1,23 điểm so
với năm 2013 , nhưng nếu so sánh các tỉnh khu vực Đồng bằng Sơng Hồng đều
có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với Hưng Yên nhưng Hưng Yên lại đứng
cuối cùng trong bảng xếp hạng PCI của khu vực. Đây thực sự là những kết quả
rất cần được xem xét. Vì sao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hưng Yên lại thấp

và thua xa những tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng, thậm chí cả những
tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhiều? Kết quả đó thực sự đã ảnh
hưởng khơng nhỏ đến mơi trường đầu tư kinh doanh, khả năng cạnh tranh trong

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vấn đề thu hút đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh Hưng Yên so với các địa
phương khác. Do đó cần đi vào nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh của một
tỉnh bao gồm bởi các yếu tố ra sao và được xác định thế nào? Môi trường thu hút
đầu tư tại Hưng Yên hiện nay đang diễn ra như thế nào? Các yếu tố cấu thành chỉ
số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hưng Yên những năm qua ra sao? Giải pháp để
nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Hưng Yên nhằm tăng cường thu hút đầu
tư trong thời gian tới là vấn đề cần được nghiên cứu và tháo gỡ thế nào?
Là một cán bộ của ngành Thanh tra tỉnh Hưng Yên, thường xuyên làm việc
và tiếp xúc với các doanh nghiệp đầu tư và đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,
lắng nghe các ý kiến và nguyện vọng của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài
“Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh
Hưng Yên ” với mong muốn tỉnh Hưng Yên sẽ cải thiện được chỉ số năng lực
cạnh tranh,thu hút đầu tư trong và ngoài nước cũng như duy trì một mơi trường
kinh doanh lành mạnh nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của tỉnh Hưng
Yên, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tăng nguồn thu
ngân sách địa phương, góp phần vào cơng cuộc đổi mới của tỉnh cũng như của
Việt Nam.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh, nâng
cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư để đẩy nhanh quá trình phát triển
kinh tế- xã hội ở cấp tỉnh hiện nay.

- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực
cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư tại tỉnh Hưng Yên những năm gần đây.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản, khả thi để nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh của tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến năng lực cạnh tranh trong quan hệ ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của
một địa phương cấp tỉnh. Nghiên cứu các đơn vị hành chính, thành phần doanh
nghiệp, các ngành sản xuất, hệ thống tổ chức quản lý chính quyền và đội ngũ cán
bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện, thể chế các liên kết, hợp tác. Nghiên cứu
chính sách có liên quan như văn bản pháp lý và thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, thị trường, nguồn nhân lực, yếu tố văn
hóa, xã hội…

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Về không gian: nội dung nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra thu nhận thông
tin đại diện các loại hình doanh nghiệp thuộc 10 huyện, thành phố, các cơ quan
quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Về thời gian: nội dung nghiên cứu sẽ tiến hành với các dữ liệu trong
khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Đóng góp về mặt lý luận: Các đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh có
nhiều, song ít đề tài đề cập nghiên cứu năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư cho
một địa phương cấp tỉnh. Chính vì vậy, luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa các
vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và vấn đề thu hút đầu
tư. Từ đó, luận văn phân tích đầy đủ hệ thống các yếu tố cấu thành năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh, đồng thời chỉ rõ về sự phụ thuộc, tác động qua lại lẫn nhau giữa
các yếu tố.
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm cải
thiện các yếu tố, tác nhân tham gia cấu thành năng lực cạnh tranh, cải thiện môi
trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư ở địa bàn tỉnh Hưng Yên. Luận
văn sẽ là kênh cung cấp thông tin để các nhà lãnh đạo tỉnh, thành phố, các cơ
quan tham mưu, các tổ chức kinh tế và các cá nhân tham khảo. Các giải pháp mà
luận văn đưa ra khơng chỉ có ý nghĩa áp dụng thực tiễn đối với tỉnh Hưng n,
mà cịn có thể là kinh nghiệm tham khảo cho các địa phương khác ứng dụng, cải
thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư tại địa phương mình.
1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Nội dung của luận văn bao gồm 5 phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Phần 3: Đặc điểm địa bàn và Phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Kết luận và kiến nghị

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh
2.1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Từ nhiều thập kỷ trước đây, thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” đã trở nên khá
phổ biến đối với các nhà kinh tế và hoạch định chính sách trên thế giới với nhiều

quan điểm và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Có rất nhiều thuật ngữ khác
nhau liên quan đến quá trình cạnh tranh giữa các chủ thể được sử dụng song hành
cùng với thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” (Competitiveness) như: “Sức cạnh
tranh” (Competitive Edge), “Khả năng cạnh tranh” (Competitive Capacity), “Lợi
thế cạnh tranh” (Competitive Advantage) và “Tính cạnh tranh” (Competitivity).
Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng những thuật ngữ này.
Theo quan điểm của K.Marx, “cạnh tranh” là “sự ganh đua đấu tranh gay
gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất
và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Theo từ điển kinh
doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được
định nghĩa là “sự ganh đua, kinh địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường
nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một nhóm khách
hàng về phía mình”. Khái qt lại hệ thống lý thuyết về cạnh tranh cho thấy,
cạnh tranh là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau, là một phạm trù rất
rộng và mang tính lâu dài. Khái niệm cạnh tranh được sử dụng cho cả phạm vi
doanh nghiệp, ngành, địa phương hoặc quốc gia…, và chỉ khác nhau ở mục tiêu
được đặt ra là ở quy mô doanh nghiệp, địa phương hay quốc gia. Trong khi đối
với một doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận cao thì
đối với địa phương hay quốc gia, mục tiêu là tạo việc làm, nâng cao mức sống và
phúc lợi cho nhân dân. Tóm lại cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể
cạnh tranh ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt
mục tiêu của mình.
Liên quan đến quá trình cạnh tranh, làm thế nào để hình thành được năng
lực cạnh tranh thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, chính phủ
quốc gia, các doanh nhân và cả các nhà nghiên cứu. Từ khái niệm cạnh tranh có
thể hiểu rộng ra năng lực cạnh tranh là tập hợp những điều kiện vốn có hoặc khả

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



năng đủ để giành thắng lợi, tạo lập được những thuận lợi hay lợi thế của chủ thể
cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp, địa phương hay quốc gia) trong
việc thực hiện cùng mục tiêu nào đó.
Có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc
gia, địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm. Hiện nay vẫn chưa có một lý thuyết
nào hồn toàn thuyết phục và “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Dù vậy, hai hệ
thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế
kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất là: (i) phương pháp do Diễn đàn kinh tế thế
giới (WEF) thiết lập trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, và (ii) phương pháp do
Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề xuất trong cuốn niên giám cạnh
tranh thế giới. Cả hai phương pháp này đều do một số Giáo sư đại học Havard
như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius,
Mache Levison tham gia xây dựng .
2.1.1.2. Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh
quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững
về mức sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng cao mang lại sự thay đổi tổng
sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian”.
Theo tác giả Lương Gia Cường (2003), năng lực cạnh tranh quốc gia được
định nghĩa như sau: “Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh
tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định được
kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân” .
Theo đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF) thì năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng
trưởng cao, là tăng năng lực sản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng các công nghệ
cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường .

2.1.1.3. Năng lực cạnh tranh ngành
Theo M.E.Porter (1980), một ngành (sản phẩm hay dịch vụ) là một nhóm
doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm hay dịch vụ mà những sản phẩm hay
dịch vụ này cạnh tranh trực tiếp với nhau. Ngành cịn được định nghĩa là một
nhóm các cơng ty chào bán một sản phẩm hay một danh mục sản phẩm có thể
hồn tồn thay thế được.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Năng lực cạnh tranh của một ngành là khả năng đạt năng suất cao, sử dụng
đầu vào thấp nhất để tạo được nhiều đầu ra nhất.Trong cạnh tranh ngành, chủ thể
cạnh tranh là ngành. Cũng có thể hiểu năng lực cạnh tranh của một ngành là khả
năng ngành đó tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn các ngành khác trong điều
kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Có rất nhiều cách để phân tích năng lực cạnh tranh của ngành, tác giả
M.E.Porter (1980) đưa ra cách phân tích năng lực cạnh tranh dựa vào phân tích
cấu trúc trong quản trị chiến lược. Theo đó năng lực cạnh tranh ngành bị ảnh
hưởng bởi các nhóm nhân tố: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; trình
độ phát triển khoa học - công nghệ; nguồn nhân lực; kết cấu hạ tầng; trình độ tổ
chức quản lý ngành; thể chế kinh tế - xã hội .
2.1.1.4. Năng lực cạnh tranh địa phương
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia,
mọi địa phương. Để thực hiện mục tiêu ấy, mỗi quốc gia, địa phương sẽ có
những chính sách và bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Bất kỳ địa
phương nào cũng phải tìm lời giải đáp cho vấn đề là nguồn lực cho đầu tư phát
triển ở đâu và cách thức huy động các nguồn lực ấy như thế nào. Tạo môi trường
thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển DN là lời giải đáp cho mỗi chính quyền

địa phương. “Khả năng một địa phương cấp tỉnh thu hút các DN, các tổ chức và
cá nhân đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu đã định chính là
năng lực cạnh tranh của tỉnh đó” [7,16-17]. Do vậy, một tỉnh có NLCT cao thể
hiện ở sự hấp dẫn về đầu tư và kinh doanh đối với các DN, nhà đầu tư hay là đã
tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh đó.
Cạnh tranh giữa các quốc gia nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
là cấp độ cạnh tranh có tính gay gắt, đa dạng hơn trong phạm vi một quốc gia.
Cạnh tranh giữa các tỉnh trong một quốc gia có mức độ mềm dẻo và linh hoạt
hơn. Đó là sự ganh đua giữa các tỉnh (vùng) nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội trên cơ sở lợi thế của địa phương (vùng) đó sẵn có hoặc tự tạo ra như
vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú hoặc chất lượng con người, cơ sở
hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư, ... đan xen với sự ganh đua có tính chất hợp
tác, liên kết cùng phát triển dựa trên lợi thế có sẵn của nhau. Vì thế, việc liên kết
hợp tác giữa các địa phương nhằm xoá bỏ giới hạn địa giới hành chính và phân
chia các nguồn lực nhằm bổ sung và hỗ trợ cho nhau để tăng cường năng lực
cạnh tranh của các tỉnh trở nên rất quan trọng.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Như vậy, thực chất NLCT cấp tỉnh là khả năng các tỉnh ganh đua nhằm thu
hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở lợi thế của địa phương trong mối
quan hệ liên kết với những địa phương khác trong phạm vi quốc gia. Như vậy,
vai trị của chính quyền địa phương là tạo mơi trường thúc đẩy thu hút đầu tư
nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Vai trò ấy được xác định trên
các mặt sau:
(1) Định hướng phát triển thơng qua các quy hoạch, kế hoạch, chương

trình, đề án, chính sách phát triển kinh tế;
(2) Tạo mơi trường pháp lý và kinh tế cho các DN hoạt động và cạnh tranh
lành mạnh;
(3) Điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích một cách cơng bằng thơng qua
việc sử dụng các cơng cụ tài chính cơng;
(4) Kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế theo pháp luật, chính sách đã đề
ra.
Để nâng cao NLCT cấp tỉnh, cả nguồn lực vật chất và nguồn lực phi vật
chất (hay nguồn lực mềm) đều rất quan trọng. Trong khi các nguồn lực vật chất
dễ nhận biết, lượng hố thì nguồn lực phi vật chất khơng phải lúc nào và ai cũng
nhìn nhận ra được, và nhìn nhận như nhau. Vì thế, khi nói đến NLCT và tạo dựng
NLCT cho địa phương mình, mỗi tỉnh sẽ nhìn nhận và có cách làm khác nhau.
2.1.1.5. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp trong
việc tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần, tạo thu nhập cao và
phát triển bền vững.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp.
Đây là yếu tố nội lực của mỗi doanh nghiệp, khơng chỉ được tính một cách riêng
biệt bằng các tiêu chí về cơng nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh
nghiệp…mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một lĩnh
vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên
trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương
ứng với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở so sánh đó, muốn tạo nên năng lực
cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ của
mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các địi hỏi của
khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh .

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Thực tế cho thấy, khơng có một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn
đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế
về mặt này và hạn chế về mặt khác. Nhưng khơng phải vì thế mà các doanh
nghiệp khơng thể tạo dựng được lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Doanh nghiệp
có thể thơng qua việc tạo ra sự khác biệt sản phẩm và dịch vụ, thỏa mãn được thị
hiếu khách hàng bằng những cách thức mà đối thủ cạnh tranh khơng thể thực
hiện hoặc bằng cách đi trước đón đầu, tạo ra nhu cầu mới cho khách hàng, tận
dụng những nguồn lực có sẵn để tăng giá trị cho khách hàng đồng thời hạ thấp
chi phí và giảm giá cả.
Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chưa đủ, bởi trong
điều kiện tồn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngồi đơi khi là yếu tố quyết định.
Thực tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, khơng có lợi thế nội tại, thực
lực bên trong còn yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh
tranh khốc liệt như hiện nay.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng
thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm - dịch vụ
hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng
cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định
được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác
nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định lượng và định tính. Các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở các ngành, lĩnh vực khác nhau có các
yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp
được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm:
giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênh phân phối sản
phẩm và dịch vụ bán hàng, thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên
cứu và phát triển, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; thị
phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần, vị thế tài chính;

năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp .
Một doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh một hay nhiều sản phẩm dịch
vụ nên người ta còn phân biệt NLCT của DN với NLCT của sản phẩm dịch vụ.
2.1.1.6. Năng lực cạnh tranh sản phẩm
Trong thực tế việc đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nhiều khi
chúng ta hay chỉ xem xét trên phương diện định tính. Điều này không tránh khỏi

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


những cảm tính trong đánh giá, do vậy khơng đảm bảo tính chính xác. Kết quả
của việc đánh giá khơng chính xác có thể ảnh hưởng khơng tốt đến các quyết
định quản lý liên quan đến sản phẩm của công ty. Bởi vậy, việc sử dụng các chỉ
tiêu định lượng vào việc phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
là hết sức cần thiết. Để đo lường sức cạnh tranh cho một sản phẩm, người ta
thường sử dụng các chỉ tiêu sau: giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và bao
gói, doanh thu và sản phẩm, thị phần của sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm,
khả năng cung ứng của sản phẩm.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được tạo ra từ năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Sẽ khơng có NLCT của sản phẩm cao trong khi NLCT của bản
thân doanh nghiệp thấp. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa NLCT DN ảnh
hưởng cơ bản và lâu dài đến NLCT sản phẩm .
2.1.1.7. Mối quan hệ năng lực cạnh tranh giữa các cấp độ
Khi nói đến năng lực cạnh tranh, các nhà nghiên cứu thường xem xét dưới
các cấp độ như: năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của địa
phương, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành, năng lực cạnh tranh của
sản phẩm/dịch vụ. Giữa các cấp độ này đều có mối quan hệ hai chiều tác động
lẫn nhau rất mật thiết, tạo điều kiện cho nhau hay chế định nhau, phụ thuộc lẫn

nhau.
Năng lực cạnh tranh quốc gia hay của địa phương có thể tạo cơ hội thuận
lợi mở đường cho DN khai thác điểm mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngược lại, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN sẽ góp phần quan trọng
vào việc bảo đảm tính bền vững của năng lực cạnh tranh quốc gia và địa phương.
Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia hay địa phương cao địi
hỏi phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao. Tương tự, quan hệ
giữa năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp cũng vậy. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực
cạnh tranh của các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của PCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay gọi tắt là PCI (Provinvial
Competitiveness Index) là chỉ số dùng để đo lường và xếp hạng công tác điều
hành kinh tế của các tỉnh đối với môi trường kinh doanh để thúc đẩy phát triển

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khu vực kinh tế tư nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh. PCI được Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) cơng bố
chính thức từ năm 2005. Tuy nhiên, việc đánh giá và xếp hạng về PCI cho tất cả
64 tỉnh, thành phố trong cả nước chỉ được tiến hành hàng năm từ năm 2006 .
Ý tưởng xây dựng chỉ số PCI bắt nguồn từ một nghiên cứu trước đây của
Quỹ châu Á và VCCI. Đó là nghiên cứu “Những thực tiễn tốt trong điều hành
kinh tế cấp tỉnh ở Việt Nam”, được thực hiện vào năm 2003 - 2004 tại 14 tỉnh
của Việt Nam . Nghiên cứu này tập trung vào quan hệ tương tác giữa các yếu tố
điều hành kinh tế và sự phát triển của tỉnh, thành đó. Kết quả của dự án nghiên

cứu này đã trở thành cơ sở khởi động một dự án nghiên cứu khác có quy mô lớn
hơn, nghiên cứu về sự khác biệt giữa các tỉnh, thành. Dự án nghiên cứu thứ hai
do VNCI đảm nhận là dự án phát triển kinh tế do Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa
Kỳ (USAID) tài trợ.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh tại Việt Nam
(PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa VNCI và VCCI. Chỉ số PCI được xây
dựng nhằm mục đích lý giải nguyên nhân tại sao trong cùng một nước, một số
tỉnh, thành có sự phát triển năng động của khu vực tư nhân, tạo ra việc làm và
tăng trưởng kinh tế…tốt hơn các tỉnh, thành khác. PCI được tính tốn dựa vào dữ
liệu điều tra DN để tìm hiểu đánh giá của các DN đối với môi trường kinh doanh
ở tỉnh, thành; và các dữ liệu khác thu thập được từ các nguồn chính thức về các
địa phương .
Năm 2005, chỉ số PCI được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền
thông và thu hút được sự quan tâm từ cộng đồng các DN, các nhà tài trợ cũng
như chính quyền địa phương, đồng thời cũng ghi nhận nhiều đóng góp ý kiến từ
các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Theo Báo cáo chi tiết chỉ số PCI năm
2005 do VCCI công bố, chỉ số PCI được cấu thành từ 9 chỉ số thành phần, bao
gồm: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch và tiếp cận
thơng tin; Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; Chi phí
khơng chính thức; Thực hiện chính sách của Nhà nước; Ưu đãi đối với DNNN;
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Chính sách phát triển khu vực
kinh tế tư nhân .
Đến năm 2006, đã có sự thay đổi trong các chỉ số cấu thành nên chỉ số tổng
hợp PCI. Chỉ số thực hiện chính sách của Nhà nước được thay thế bằng hai chỉ số
mới là: Đào tạo lao động và Thiết chế pháp lý, hình thành nên 10 chỉ số thành
phần . Nguyên nhân của sự thay đổi này:

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Đào tạo lao động: trong nhiều năm qua, các DN liên tục phàn nàn về năng
lực yếu kém của lực lượng lao động. Các DN gặp khó khăn trong việc tìm kiếm
và tuyển dụng lao động đã qua đào tạo chun nghiệp hoặc bán chun nghiệp.
Chính vì vậy, việc chính quyền địa phương tập trung vào việc nâng cao chất
lượng lực lượng lao động địa phương sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với
môi trường kinh doanh trên địa bàn.
- Thiết chế pháp lý: việc phát triển pháp luật và giải quyết các tranh chấp
một cách chính quy ln là một mắt xích quan trọng trong q trình cải cách,
chuyển đổi ở Việt Nam. Tăng cường thể chế cho các cơ quan tư pháp và tòa án
địa phương trở nên cấp thiết hơn khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO. Ngồi
ra, có rất ít DN thực sự hiểu biết một cách thấu đáo về các trình tự, thủ tục pháp
lý để có thể phân biệt rạch ròi, chi tiết các thiết chế pháp lý khác nhau.
Đến năm 2009, khi q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) diễn ra một cách mạnh mẽ, ảnh hưởng của các DNNN khơng cịn tác
động mạnh đến khu vực kinh tế tư nhân, nhóm nghiên cứu của VCCI đã bỏ chỉ
số Ưu đãi đối với DNNN và đổi tên chỉ số Chính sách phát triển khu vực kinh tế
tư nhân thành Dịch vụ hỗ trợ DN . Thông qua việc đối thoại với các lãnh đạo
tỉnh, doanh nghiệp, đại diện các hiệp hội và các chuyên gia nghiên cứu cho thấy
nên bổ sung chỉ số này vào các chỉ số thành phần. Tất cả các chuyên gia đều
đồng tình với quan điểm là các dịch vụ hỗ trợ DN có vai trị then chốt để các DN
thành cơng trong hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm này, những đơn vị cung
cấp dịch vụ hỗ trợ tư nhân như: các cơng ty tư vấn, cơng ty kế tốn, tư vấn chiến
lược, và các luật sư vẫn còn “xa lạ” đối với số đông các DN Việt Nam và cũng
chỉ tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong
khi đó, các DN có nhu cầu sử dụng các dịch vụ hỗ trợ này nhưng lại thiếu đi
những nhà cung cấp dịch vụ mang tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Đến năm 2013, có thêm chỉ số thành phần cạnh tranh bình đẳng, thực chất
là phục hồi với cách tiếp cận mới chỉ số thành phần ưu đãi doanh nghiệp nhà

nước (DNNN) đã thể hiện trong các đợt nghiên cứu đầu tiên và loại bỏ từ năm
2009. Chỉ số cạnh tranh bình đẳng cũng xuất phát từ tồn tại trong thực tế sự cạnh
tranh khơng bình đẳng các các doanh nghiệp trong mơi trường kinh doanh chung.
Như có sự ưu ái cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp lớn trong
tỉnh, doanh nghiệp của ngành, doanh nghiệp có mối quan hệ với các quan chức,
lãnh đạo... thường được ưu ái trong tiếp cận nguồn lực, đấu thầu, mua sắm
công....tất cả điều này tạo nên sự cạnh tranh khơng bình đẳng giữa các doanh

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nghiệp. Chỉ số thành phần mới được bổ sung nhằm phản ánh sát hơn tình hình
mơi trường kinh doanh thực tế tại Việt Nam. Các chuyên gia đã bày tỏ lo ngại
trong mấy năm gần đây về sự ưu đãi của chính quyền tỉnh đối với DN FDI và
DNNN lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực tư nhân. Việc mở rộng
phạm vi PCI dự kiến sẽ giúp thúc đẩy mơi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho
doanh nghiệp tư nhân trong nước – đối tượng đang trở thành đầu tàu kinh tế Việt
Nam. Cạnh tranh bình đẳng là một trong mười chỉ số thành phần cấu thành chỉ số
PCI, phản ánh đánh giá và yêu cầu của cộng đồng DN tư nhân trong nước về môi
trường kinh doanh bình đẳng. Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau nhưng đây có
thể là tham khảo cần thiết khi điều hành kinh tế tại địa phương. Hiến pháp (sửa
đổi) năm 2013, Ðiều 51, điểm 2 ghi: "Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần
kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật".
Cho đến nay, VCCI đã công bố thường niên Báo cáo chi tiết chỉ số PCI (từ
năm 2005 - 2016). Các Báo cáo này đã đóng góp một phần rất lớn trong việc cải
thiện môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành trên cả nước; giúp cho các chính
quyền địa phương nhận biết được đâu là điểm mạnh và điểm yếu của địa phương

mình, từ đó đề ra hướng giải quyết nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm
yếu, đưa kinh tế địa phương phát triển . Chỉ số PCI đã trở thành tiếng nói đại diện
cho nhu cầu, hy vọng và mong mỏi của hàng chục ngàn nhà đầu tư tại Việt Nam,
truyền tải trực tiếp và mạnh mẽ tiếng nói này đến các nhà hoạch định chính sách
ở cả cấp trung ương và địa phương. Sứ mệnh này giờ đây càng trở nên quan
trọng hơn khi Việt Nam bắt đầu bước sang giai đoạn phát triển mới, trở thành
quốc gia có thu nhập trung bình. Những thách thức doanh nghiệp đối mặt nay lại
càng khó khăn hơn, nhất là khi họ phải tìm cách thành cơng trong một nền kinh
tế tồn cầu kết nối tồn diện và đang thay đổi nhanh chóng.
2.1.2.2. Vai trị của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
Kể từ khi công bố, PCI ngày càng được sử dụng như một công cụ quan
trọng để đo lường và đánh giá cơng tác quản lý, điều hành kinh tế của chính
quyền 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam dựa trên cảm nhận của khu vực kinh tế tư
nhân. Những tỉnh có cơng tác điều hành tốt hơn thì sử dụng hiệu quả hơn các
nguồn lực sẵn có và đạt được mức phúc lợi từ kinh tế cao hơn.
Trên thực tế, kết quả điều tra PCI đã được nhiều tổ chức và cá nhân đón
nhận, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và đời sống:

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×