Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TIỂU LUẬN: Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu - Chi nhánh Hà Nội pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.57 KB, 19 trang )













TIỂU LUẬN:

Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp
Ngân hàng thương mại cổ phần á
Châu - Chi nhánh Hà Nội






Lời nói đầu

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động và cho vay, trong đó cho vay
chiểm tới hơn 80% hoạt động của ngân hàng.Trên thực tế, hoạt động sản xuất kinh
doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào dù là các doanh nghiệp sản xuất hay các doanh
nghiệp dịch vụ thì việc cung ứng đủ nguồn vốn là vô cùng quan trọng.
Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế
thị trường và đang có những bước phát triển nhanh chóng, từng bước tham gia vào thị


trường khu vực và thế giới. Chính vì vây, để tồn tại và phát triển trong môi cạnh tranh
đầy khốc liệt đó thì các doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng quy mô và phát
triển.Mục đích nghiên cứu của báo cáo tổng hợp là khái quát một số hoạt động quản trị
tại ngân hàng á Châu, đặc biệt là hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tín dụng ngân hàng được coi là nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh
nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay.Vì vậy,
trong xu thế hội nhập này thì việc tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng là vô
cùng quan trọng nó quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp.Chính vì vậy, mở
rộng cho vay đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là cần
thiết.
Trong giai đoạn I của quá trình thực tập đầy bổ ích này, em xin chân thành cảm
ơn các bác, các cô, các chú và anh chị trong chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phấn á
Châu Hà Nội, đặc biệt là phòng tín dụng khách hàng doanh nghiệp, những người đã tận
tình hướng dẫn chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt giai đoạn thực tập đợt I này.










I. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần á Châu(
ACB)
Tháng 5.1990 với sự ra đời các pháp lệnh về ngân hàng nhà nước, pháp lệnh về
ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, đã tạo dựng một khung pháp lý cho
hoạt động ngân hàng.
Hưởng ứng chủ trương đổi mới trên ngân hàng thương mại cổ phần á Châu (

ACB ) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH – GP do ngân hàng nhà nước cấp
ngày 24/04/1993, quyết định số 533/QĐ - UB do UBND Thành Phố Hồ Chí Minh cấp
ngày 13/05/1993 và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 04/06/1993 vvới thời
gian hoạt động là 50 năm.
Khi mới thành lập vốn điều lệ ban đầu của ACB là 20 tỷ đồng và số cổ đông 27 thành
viên.Đến năm 1994, ACB tăng vốn điều lệ lên là 70 tỷ đồng.
Năm 1998 tăng lên 341,428 tỷ đồng và số cổ đông từ 27 thành viên tăng hơn 780 thành
viên.tính đến thời điểm 11/ 2002, ACB có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống ngân
hàng thưuơng mại cổ phần ở Việt Nam.
Đến 28/02/2003, ngân hàng nhà nước cho phép ACB tăng vốn điều lệ từ 341,428 tỷ
đồng lên 423,911 tỷ đồng việt nam.
Hiện nay, ngoài các cổ đông trong nước ACB còn có 3 cổ đông nước ngoài
là :
Connaught Investors Ltd (thuộc tập đoàn Jardine Matheson )
LG Investment &Sercurities Co. Ltd
Dragon Financial Holdings Ltd.
ACB không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Tính cho đén nay ngoài hội
sở chính tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TPHCM, ACB đã có 40 chi nhánh từ
Bắc đến Nam, sở giao dịch , phòng giao dịch,các công ty, trung tâm trực thuộc : công ty
chứng khoán ACB, công ty địa ốc ACB, trung tâm thẻ ACB, trung tâm chuyển tiền
nhanh Western Union và hệ thống các kiosbank, trung tâm dịch vụ khách hàng.


Hiện nay, ACB đã có 4 trung tâm giao dịch ACB – Western Union và 788 điểm
chi trả tại 61 tỉnh, thành phố và có hơn 3875 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng
trên cả nước.
Trung tâm thẻ của ngân hàng á Châu ACB được thành lập từ năm 1995 như một
bộ phận chuyên kinh doanh về thẻ trực thuộc hội sở của ngân hàng á Châu ACB. ACB
là ngân hàng thứ hai sau gnân hàng ngoại thương Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc
tế Visa và Master Card, và là một trong các ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ tín dụng

nội địa. Trung tâm thẻ đã phối hợp với các tổ chức kinh tế lứon như Tổng công ty du
lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximart, Citimart, Miền đông, công ty Mai
Linh phát hành các loại thẻ tín dụng chung cho khách hàng sử dụng trong nước. Đi đôi
voíư việc phát hành các loại thẻ quốc tế và nội địa, trung tâm thẻ còn tích cực xây dựng
hệ thống các đại lý chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc cho các hoạt động thương
mại, giải trí và rút tiền mặt. ACB cũng là ngân hàng đầu tiên tung ra các sản phẩm mới
như : Tiết kiệm ngoại tệ có thưởng, dịch vụ trung gian thanh toán tiền hàng, tín dụng
tiêu dùng kim khí điện máy, xe gắn máy, xe ôtô, tín dụng sinh hoạt, dịch vụ bảo hiểm
nhân thọ tại ngân hàng, dịch vụ cho vay du học trọn gói…
Ngoài ra, ACB còn cung cấp thêm một số tiện ích hiện đại như :
Thông tin tài khoản trên mạng Internet, qua điện thoại, dịch vụ home- banking, mobile-
banking.
Một số thành tựu và sự công nhận xã hội
Hơn mười năm qua, ngân hàng á Châu ACB đac đạt được một số thành tựu rất đáng
tự hào, nhận được nhiều bằng khen của nhà nước và được xã hội công nhận.
Chúng ta có thể nhận thấy rõ những gì mà ACB đạt được dưới đây :



Năm Hình thức
Nội dung Tổ chức bình chọn
1997 Chứng nhận Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Tạp chí
Euromoney
Magazine



1998 Chứng nhận
N

ổi bật là ngân hàng mạnh tại
Việt Nam
T
ờ báo The Asian Wall
Street Joumal
1997

1998
Chứng nhận
Đ
ại lý chuyển tiền tốt nhất trong
khu vực
Cụng ty Western Union

1999 Bài viết Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
Tạp chí Global
Finance
Magazine (USA )
2000 Giấp khen
Thực hiện tốt các quy đ
ịnh của
bộ luật lao động trong n
ăm
(1995- 2000)
Uỷ ban nhân dân Q3,
TPHCM
2001 Danh sách
Là m
ột trong 500 ngân hàng
hàng đầu châu á

Tạp chí Asianweek
2001 Giấy khen
Có nhi
ều thành tích thực h
i
ện
chính sách BHXH năm 2000
B
ảo hiểm xã hội
TPHCM
2001 Bằng khen
Có thành tích hoàn thành t
ốt
nghĩa vụ nộp ngân sách n
ăm
2000
U
ỷ ban nhân dân
TPHCM
2001 Bằng khen
Th
ực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế
năm 2000
C
ục tr
ư
ởng cục thuế Tp
HCM
2001
2002

Trang t
ổng
quan
Là ngân hàng c
ổ phần duy nhất
được đánh giá về độ tín nhiệm
Cơ quan đ
ịnh mức tín
nhiệm Quốc tế Fitch
2002 Giải thưởng
Giải thưởng chất lư
ợng Việt
Nam năm 2002
Hội đ
ồng xét duyệt
quốc gia
2002 Bằng khen

Thành tích kinh doanh
ổn
đ
ịnh,
nâng cao chất lượng hoạt đ
ộng,
chất lư
ợng sản phẩm dịch vụ
trong nhiều năm, đ
ạt giải
thưởng chất lư
ợng Việt Nam

năm 2002
Thủ tướng Chính phủ


2002 Chứng nhận
Hệ thống quản lý chất lư
ợng
phù h
ợp ISO 9001: 2000 trong
các lĩnh vực: huy đ
ộng vốn, cho
vay ngắn hạn và trung dài h
ạn,
thanh toán qu
ốc tế và cung ứng
nguồn lực tại hội sở
SGS
UKAS
ANSI- RAB ( ANH )
( MĨ )

2003 Giải thưởng
Đạt chất lượng quốc tế Châ
u á
Thái Bình D
ương dành cho
doanh nghiệp lớn,hạng xuất sắc
Tổ chức chất lư
ợng
châu á Thái Bình

Dương
( APQO )

2003 Bằng khen


Đã có nhi
ều thành tích trong
công tác từ thiện từ năm 2000-

2002, góp ph
ần vào sự nghiệp
xây d
ựng Chủ Nghĩa Xã Hội và
bảo vệ Tổ Quốc
Thủ Tướng Chính Phủ




II. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần á Châu –
Chi nhánh Hà Nội
Bộ máy tổ chức và công tác nhân sự tại Chi nhánh ACB - Hà Nội
Ngân hàng á Châu có đầy đủ số lượng thành viên theo quy định của Nhà nước bao
gồm : 10 thành viên hội đồng quản trị, 4 thành viên ban kiểm soát. Ngân hàng ban hành
và thực hiện đầy đủ các qui chế và qui định nội bộ của một ngân hàng thương mại cổ
phần.
Chi nhánh ACB Hà Nội là một chi nhánh lớn của ngân hàng á Châu tại khu vực phía
Bắc. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh được thể hiện ở sơ đồ sau :


































































Ban Giám
Đ
ốc

Phòng
hành
chính
Phòng
giao
dịch-
ngân
quỹ
Phòng
kế
toán
Phòng
tín
dụng

thanh
Trung
tâm
giao
dịch
đ
ịa ốc

Bộ

phận
thẻ
Phòng
Wester
n
Union
Phòng
giao
dịch
Kim
Liên
phòng
giao
dịch
Ngọc
Lâm

















Chức năng của bộ máy tổ chức :
 Ban giám đốc có chức năng điều hành, giám sát các hoạt động của chi nhánh và ra
các quyết định nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời phải tuân thủ nghiêm
luật pháp.
 Phòng hành chính : làm nhiệm vụ quán lý hành chính, tổ chức.
 Phòng kế toán : hạch toán kế toán nội bộ, bù trừ liên ngân hàng, đầu tư trung gian
trên thị trường tiền tệ.
 Phòng giao dịch ngân quỹ : nhận tièn gửi tiết kiệm, thanh toán và thực hiện thanh
toán.
 Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế : cho vay và các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
 Phòng Western Union : chi trả tiền chuyển tùe nước ngoài về và chi trả kiều hối.
 Bộ phận thẻ : phát hành thẻ tín dụng và quản lý đại lý.
 Trung tâm giao dịch địa ốc : đăng ký giao bán, thực hiện thanh toán mua bán nhà
qua ngân hàng.
 Các phòng giao dịch : có chức năng huy động tiền gửi, thanh toán và cho vay sổ tiết
kiệm.
Phòng
giao
dịch
Chùa

Phòng
giao
d
ịch
Phòng
giao
dịch

Nội
Bài



Đội ngũ nhân viên phòng khách hàng doanh nghiệp tại ACB Hà Nội được đào tạo
nghiệp vụ tốt trước khi đưa vào làm việc. Đồng thời ngân hàng chú trọng nâng cao trình
độ nghiệp vụ trong quá
trình làm việc.

III.Đánh giá khái quát kết qủa hoạt động kinh doanh trong thời gian qua.
1. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của ACB.
Báo cáo tài chính của ngân hàng á Châu ACB năm 2003


Báo cáo tài chính của ngân hàng á Châu bao gồm 4 báo cáo sau đây :
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo hoạt động kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Tuy nhiên hai báo cáo mà chúng ta quan tâm nhất chính là bảng cân đối kế toán
và báo cáo kết quả kinh doanh.chính vì vậy báo cáo tập trung phân tích hai báo cáo này.
Bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm 2003
Đơn vị : triệu đồng


STT
Chỉ tiêu



Ghi
chú
Năm

2003
Năm

2002

Tài s
ản




1 Tiền,kim loại quý và đá quý 3 486.722 206.486
2

Ti
ền gửi tại ngân hàng nhà n
ư
ớc

4

418.202

408.654

3 Tiền gửi tại các ngân hàng nước ngoài 5 140.299 1.624.565

4

Ti
ền gửi tại các tổ chức tín dụng trong
nước
6 2.211.484 2.405.910



5 Cho vay các tổ chức tín dụng trong nước

7 43.638 -
6

Cho vay khách hàng

8

5.330.490

3.894.784

7 Đầu tư vào chứng khoán 9 1.794.883 456.237
8 Đầu tư vào các đơn vị khác 10 78.432 82.703
9 Tài sản cố định hữu hìnhTài sản cố đ
ịnh
hữu hỡnh
11 115.889 74.462
10 Tài sản cố định vô hình 12 17.535 20.608
11 Xây dựng cơ b

ản dở dang và mua sắm tài
sản cố định
13 99.009 60.764
12 Tài sản khác 14 118.218 114.487

T
ổng cộng tài sản


10.854.801

9.349.660

Nguồn vốn

13

Ti
ền vay ngân hàng nhà n
ư
ớc Việt Nam

15

19.983

19.983

14 Ti
ền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín

dụng trong nước
16 644.769 10.724
15 V
ốn nhận từ chính phủ,các tổ chức quốc
tế và các tổ chức khác
17 162.252 98.718
16 Tiền gửi của khách hàng 18 8.969.542 8.297.194
17
N
ợ khác 19 485.484 419.648
18 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 31 10.380 13.941
Tổng nợ
10.292.410

8.860.208

V
ốn và các quỹ


19 Vốn cổ phần 20 423.911 341,428
20

Các qu
ỹ dự trữ

21

114.756


78.090

21 Lợi nhuận chưa phân phối 22 23.724 69.934
22

T
ổng vốn và các quỹ


562.391

489.452

23 Tổng cộng nguồn vốn
10.854.801

9.363.532
24

Các cam k
ết và nợ tiềm tàng

33

386.015

256.492






Chúng ta thấy rằng, tài sản của ngân hàng tăng 1515141 triệu đồng trong đó
khách hàng vay tăng 1435706 triệu đồng, chiếm hơn 95% tiền gửi của khách hàng vào
ngân hàng, so với năm 2002 tiền gửi của khách hàng tăng lên 672348 triệu đồng trong
năm 2003. Nếu xét về tỷ lệ tiền gửi khách hàng / tổng nợ thì năm 2002 là 94% còn năm
2003 là 87%. Điều này cho thấy các khoản nợ của ngân hàng tăng lên chủ yếu là các
khoản khách hàng gửi vào ngân hàng tăng, vì vậy các khoản nợ là lành mạnh, phản ánh
hiệu quả hoạt động của ngân hàng á Châu.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm
2003
Đơn vị : Triệu đồng


STT

Chỉ tiêu Ghi chú

Năm
2003
Năm
2002
1 Thu nhập lãi

23 668.568 509.284
2
Chi phí lãi 24
( 408.995
)
( 277.942)

Thu nhập lãi ròng
259.573 231.342
3

Thu nh
ập từ các khoản phí và dịch vụ

25

68.760

57.911

4 Chi trả phí và dịch vụ 26 (12.854) (12.371)
5 Lỗ ròng từ hoạt đ
ộng kinh doanh ngoại
hối
(1.839) ( 2.306)
6 Thu nhập từ tham gia thị trường tiền tệ 31.247 270
7 Thu nhập từ hoạt động khác 27 6.728 12.731
Thu nhập ngoài lãi
92.042 56.235
8

Ti
ền l
ương và chi phí có lên quan

28


(44.457)

(31.232)

9 chi phí khấu hao (15.508) (12.024)
10


chi phí ho
ạt
đ
ộng khác

29

(83.508)

(79.511)




Chi phí ngoài lãi
(143.473)

(122.767)
11

chi phí d
ự phòng rủi ro tín dụng


8(g)

(30.793)

(5.571)

12 Thu nhập bất thư
ờng do thu hồi các
khoản nợ khó đòi
11.053 5.412
(19.740) (159)
13 Thu nhập trước thué
188.402 164.651
14 Thuế thu nhập doanh nghiệp
31 (56.274) (41.629)
15 Lợi nhuận ròng trong năm
132.128 123.022

So sánh giữa hai năm 2003 và 2002 thì lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng
23751 triệu đồng, kết quả này có được là hiệu quả từ hoạt động cho vay của ngân hàng.
Chỉ tiêu cuối cùng và quan trọng nhất đối với ngân hàng đó là lợi nhuận. Kể từ
khi thành lập đến nay ngân hàng á châu luôn hoạt động có lãi và lợi nhuận năm sau luôn
cao hơn lợi nhuận năm trước, điều này chúng ta có thể thấy được qua bảng sau :

1999 2000 2001 2002 2003
L
ợi nhuận tr
ư
ớc thuế.


74,09

82,59

107,68

1
64,65

188,40

Tốc độ tăng lợi nhuận (%) 100,37 111,47 130,38 152,91 114,43
Tỷ lệ lãi trước thuế /
Vốn điều lệ (%)

21,70

24,10

31,50

48,20

44,44

Tổng vốn huy động của ngân hàng
Tiền gửi khách hàng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cũng
như sự tín nhiệm của khách hàng dành cho ngân hàng á Châu. Tổng tiền gửi khách hàng
tại ngân hàng không ngừng tăng lên, đặc biệt từ năm 1999 đến năm 2003

Trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các ngân hàng Việt Nam những gần đây trở nên khốc
liệt hơn thì kết quả này lại càng có ý nghĩa hơn. Không những thế, chỉ tiêu tổng tiền gửi
khách hàng còn làm cơ sở cho nhiều hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, do đó


việc thu hút khách hàng tham gia gửi tiền tại ngân hàng là mục tiêu quan trọng hàng đầu
mà ngân hàng không ngừng quan tâm.

2. Khái quát hoạt động Marketing tại chi nhánh ACB Hà Nội.
Trong quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, các ngân hàng
đã có những bước tiến quan trọng, trong đó lĩnh vực Marketing đã được nhiều ngân
hàng quan tâm hơn, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Không nằm ngoài xu thế đó
đồng thời nhằm đối phó với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng
với nhau, ngân hàng á Châu ACB đã hình thành bộ phận Marketing của mình. Hơn thế
nữa, các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp không chỉ bó hẹp là các sản phẩm
tín dụng truyền thống, mà ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều, do đó
không thể thiếu đi hoạt động Marketing. Bộ phận Mareting với nhiệm vụ thu hút khách
hàng thông qua các hoạt động như : đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng; thực thi chính
sách lãi suất và phí dịch vụ linh hoạt, cạnh tranh; phát triển mạng lưới cung ứng dịch
vụ; cải tiến quá trình cung ứng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Tuy nhiên, đây lại chính là lĩnh vực mà nhiều ngân hàng Việt Nam còn lúng túng
không chỉ với riêng ngân hàng á Châu, từ việc tiếp cận thị trường đến thiết kế ra các sản
phẩm tín dụng, các chương trình tiếp thị. Nguyên nhân chính là quan điểm sai lầm của
chúng ta về hoạt động ngân hàng, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp và hoạt động
Marketing là vô cùng cần thiết, đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, lúc đó không chỉ có các ngân hàng Việt Nam cạnh tranh với nhau mà
còn có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài. Chúng ta có thể đoán trước điều gì
sẽ xảy ra nếu như ngân hàng không quan tâm đúng mức đến hoạt động Marketing.
3. Trang thiết bị nơi làm việc và ứng dụng công nghệ tại chi nhánh ACB Hà Nội

Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động yêu cầu những trang thiết bị và công
nghệ tiên tiến và hiện đại, có như vậy thì chất lượng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp
cũng như công tác quản trị mới đảm bảo tính hiệu quả. Nhận thức được vấn đề trên,



trong những năm quan ngân hàng á Châu ACB đã không ngừng chú trọng vào việc
trang bị và ứng dụng công nghệ mới vào trong hoạt động của mình.
Hầu hết tất cả bàn làm việc tại Chi nhánh ACB - Hà Nội đều được trang bị máy tính
cá nhân nằm trong mạng diện rộng dùng riêng (private WAN) và được nối mạng
Internet. Điều này giúp cho các nhân viên trong Chi nhánh có thể trao đổi dữ liệu một
cách nhanh chóng với nhau, với mọi Chi nhánh khác và với Hội sở của ngân hàng. Như
vậy, ngân hàng ACB chuyển từ một hệ thống các đơn vị phân tán ( các Chi nhánh hoạt
động tương đối độc lập) sang một hệ thống tập trung thống nhất, thống nhất về thông
tin, thống nhất về dữ liệu và điều quan trọng nhất là thống nhất trong phương thức phục
vụ khách hàng.
Ngân hàng ACB đã tập trung hóa cơ sở dữ liệu hoạt động ngân hàng, toàn bộ dữ liệu
hoạt động của ngân hàng được tập trung tại cơ sở dữ liệu trung tâm, mọi thay đổi đều
được cập nhật trực tuyến và tức thời. Với cơ sở dữ liệu tập trung này không chỉ giúp cho
hoạt động quản trị tại ngân hàng, phòng ngừa được rủi ro mà còn cho phép nắm được
chính xác số dư của mọi tài khoản, cũng như cho phép giao dịch tài khoản được thực
hiện tại bất cứ đâu.
Nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đồng thời quảng bá hình ảnh của mình, ngân
hàng á Châu đã xây dựng website để cung cấp thông tin cho từng chủ tài khoản. Chăm
sóc khách hàng làm phương châm hành động của doanh nghiệp, nó là điều kiện sống
còn của ngân hàng, chính vì vậy, ngân hàng á Châu đã đưa vào sử dụng hệ thống
Phone- Banking; Internet-Banking và Mobile-Banking. Đây là những hệ thống cho phép
khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản, các giao dịch của mình thông qua mạng
điện thoại cố định, mạng Internet và tin nhắn.
Ngân hàng á Châu đang cố gắng chuẩn bị những tiền đề quan trọng để ngân hàng có

thể thực hiện cac giao dịch qua mạng, là cơ sở cho việc triển khai ngân hàng điện tử. Có
thể khẳng định rằng, những năm vừa qua đánh dấu một bước tiến mới trong việc “điện
tử hóa” hoạt động của ngân hàng á Châu, đồng thời mang lại cho khách hàng nhiều sản
phẩm và dịch vụ mới với những tiện ích và chất lượng ngày càng cao.
4. Hệ thống quản trị chất lượng tại ngân hàng á Châu


Thực hiện Nghị quyết của Đại hội cổ đông ngày 30/01/2002, ban điều hành ngân
hàng á Châu đã triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
phiên bản năm 2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay, thanh toán quốc tế và
cung ứng nguồn lực tại Hội sở của ACB.
Sau thời gian xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO,
ngày 16/12/2002, ngân hàng á Châu đã được Công ty SGS Việt Nam xem xét, đánh giá
và đã chứng nhận hệ thống quản trị chất lượng áp dụng tại ACB là phù hợp với tiêu
chuẩn ISO. Theo đó, ngân hàng á Châu được hai tổ chức công nhận ISO quốc tế là
UKAS ( Anh Quốc) và ANSI-RAB ( Mỹ ) cấp chứng chỉ ISO 9001 : 2000.
Những năm tới đây, ngân hàng á Châu tiếp tục tmở rộng phạm vi áp dụng Hệ thống
quản trị chất lượng ISO 9001:2000 tới các Chi nhánh của ngân hàng á Châu trên cả
nước.
5. Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB trong thời gian qua
Tình hình quản lý vốn, sử dụng vốn và an toàn vốn tại ngân hàng á Châu ACB.
Kể từ khi thành lập đến nay ngân hàng á Châu luôn duy trì được số vốn thực có
không thấp hơn số vốn pháp định mà nhà nước quy định.




1994 1997 2003 2004
V
ốn pháp

đ
ịnh

70

70

70

70

Vốn pháp điều lệ thực

70 341 424 557
Đơn vị: Tỷ đồng
Ngân hàng á Châu tuân thủ quy định của nhà nước là không dùng vốn điều lệ để mua cổ
phiếu, hùn vốn với cổ đông, mua sắm tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ
và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Là một ngân hàng thương mại cổ phần, ACB luôn
tuân thủ quy định về cổ đông, cổ phần và cổ phiếu.



Theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam mọi ngân hàng phải duy trì hệ số an
toàn vốn trên 8% thì ngân hàn á Châu luôn đảm bảo hệ số này.


1999

2000


2001

2002

2003

Hệ số an toàn(%) 22,64 11,20 15,74 8,08 8,12

Tình hình kinh doanh của ngân hàng ACB trong thời gian qua

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các
hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi ; tiếp nhận vốn đầu
tư và phát triển; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng khác.
Sau đó sẽ thực hiện hoạt động kinh doanh chính là cho vay ngắn, trung và dài hạn.
Ngoài ra, ngân hàng còn tham gia chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có
giá; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh
doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; huy động vốn từ nước ngoài; và cung
cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
Hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và của chi nhánh ACB Hà Nội nói
chung đem lại phần lớn lợi nhuận trước thuế cho ngân hàng. Cho vay tiếp tục tăng khá
nhanh trong năm 2003, dư nợ cho vay cuối năm tăng 37% so với cuối năm 2002, trong
đó dư nợ trung hạn tăng 26,72% và ngắn hạn tăng 51,28 %. Tỉ lệ nợ quá hạn đến cuối
năm là 0,66 %, giảm so với năm 2002 ( 0,78 %).
Mặc dù trong những năm gần đây chúng ta nhận thấy khả năng cho vay của ngân
hàng đối với khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp ngày càng gia
tăng.Nhưng trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển số lượng các doanh nghiệp
ngày càng gia tăng ,đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và để tồn tại và phát triển
thì họ cần có vốn.
Và nguồn vốn của ngân hàng là vô cùng cần thiết đối với họ nhưng nhiều khi họ
không thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.



Đứng trước vấn đề đó thì ngân hàng thương mại cổ phần á Châu đã đưa ra
phương hướng để mở rộng khả năng cho vay đối với doanh nghiệp,tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.


Kết luận.
Hoạt động ngân hàng chính là một trong những hoạt động chủ yếu nhất của nền
kinh tế, góp phần thúc đẩy nhiều hoạt động khác của nền kinh tế phát triển.
Tại Việt Nam,hoạt động ngân hàng đã và đang có những bước phát triển đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế thị trường, đồng thời tích cực tham gia
vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với xu hế hội nhập đó, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cũng ngày càng phát triển.Nhưng để cạnh tranh và đúng vững được
trên thương trường thì bản thân các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và mở
rộng sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tạo ra lợi nhuận lớn. Vì vậy
họ luôn coi ngân hàng là đối tác quan trọng bậc nhất của mình,mặt khác ngân hàng cũng
coi doanh nghiệp là khách hàng lớn nhất của mình và là nguồn thu mang lại lợi nhuận
chính cho ngân hàng.Do đó, sự tồn tại và thịnh vượng của doanh nghiệp cũng chính là
sự tồn tại và thịnh vượng của ngân hàng.
Nhưng sự hạn chế trong cho vay đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng đã
làm cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn về tài chính.
Vì vậy, bản thân ngân hàng ACB nói riêng họ nhận thấy là cần phải đẩy mạnh khả năng
cho vay đối với các doanh nghiệp.Do đó, việc tìm kiếm giải pháp để mở rộng khả năng
cho vay đối với các doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết








Tài Liệu Tham Khảo
1. Báo cáo thường niên năm 2002, 2003
2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB và chi nhánh Hà nội
3. Niên giám 10 năm thành lập ngân hàng ACB


×