Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

bo de thi hoc ki 1 mon lich su 10 canh dieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.81 KB, 17 trang )

Đề thi cuối kì 1 Sử 10 năm 2022
PHỊNG GD&ĐT…

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2022-2023

TRƯỜNG THPT…

Môn: Lịch sử 10 - Bộ sách: CD
Thời gian làm bài: …….phút

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Văn hóa là gì?
A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
lịch sử.
B. Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
C. Toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong q trình lịch
sử.
D. Tồn bộ những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch
sử.
Câu 2. Thông thường, con người tiến vào thời đại văn minh khi xuất hiện
A. những mầm mống của tôn giáo nguyên thủy.
B. phương thức kinh tế: săn bắt - hái lượm.
C. nhà nước và chữ viết.
D. công cụ lao động bằng đá.
Câu 3. Cư dân Ai Cập cổ đại là chủ nhân của thành tựu văn minh nào dưới
đây?
A. Hệ thống 10 chữ số tự nhiên.
B. Kim tự tháp Kê-ốp.
C. Hệ chữ cái La-tinh.
D. La bàn và kĩ thuật làm giấy.


Câu 4. Nhà toán học nào của Trung Quốc thời phong kiến đã tính được số Pi
chính xác đến 7 chữ số thập phân?
A. Tô Đông Pha.
B. Lý Thời Trân.


C. Tổ Xung Chi.
D. Tào Tuyết Cần.
Câu 5. Các thành tựu về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của cư dân Ai Cập
cổ đại không thể hiện ý nghĩa nào sau đây?
A. Đóng góp lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.
B. Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập.
C. Là phương tiện chủ yếu để lưu giữ thông tin, tri thức.
D. Là biểu hiện của tính chun chế, quan niệm tơn giáo.
Câu 6. Phát minh kĩ thuật nào của Trung Quốc được ứng dụng nhiều trong lĩnh
vực hàng hải?
A. Thuốc súng.
B. La bàn.
C. Địa động nghi.
D. Kĩ thuật in.
Câu 7. Biểu tượng trên quốc huy của nước Cộng hòa Ấn Độ hiện nay lấy cảm
hứng từ thành tựu nào của người Ấn Độ cổ đại?
A. Đỉnh trụ cột đá A-sô-ca.
B. Đại bảo tháp San-chi.
C. Lăng mộ Ta-giơ Ma-han.
D. Chim bồ câu và cành ô-liu.
Câu 8. Đại hội thể thao nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại là
A. Ôlimpic.
B. World cup.
C. Asian Games.

D. Copa America.
Câu 9. Một trong những thành tựu tôn giáo nổi bật của văn minh La Mã là sự
ra đời của
A. Phật giáo.
B. Hin-đu giáo.
C. Hồi giáo.
D. Thiên Chúa giáo.


Câu 10. W. Sếch-xpia là tác giả của vở kịch nào dưới đây?
A. Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
B. Trưởng giả học làm sang.
C. Ơ-đíp làm vua.
D. Sơ-kun-tơ-la.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây khơng phản ánh đúng cơ sở hình thành của
nền văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại?
A. Hoạt động thương mại rất phát đạt.
B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao.
C. Thể chế dân chủ tiến bộ.
D. Nghề nông trồng lúa nước rất phát triển.
Câu 12. Văn minh thời Phục hưng không đem lại ý nghĩa nào dưới đây?
A. Đóng góp vào kho tàng văn minh nhân loại những giá trị to lớn.
B. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu trong những thế kỉ tiếp
theo.
C. Châm ngịi cho chiến tranh nơng dân ở Đức (1524) chống lại chế độ phong
kiến.
D. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp
phong kiến.
Câu 13. Phong trào văn hóa Phục hưng không diễn ra trong bối cảnh nào dưới
đây?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.
B. Giai cấp tư sản muốn có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng.
C. Sự xuất hiện và ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng.
D. Giáo lí của Thiên Chúa giáo kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Câu 14. Thành tựu tiêu biểu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
A. động cơ hơi nước.
B. Internet vạn vật kết nối.
C. động cơ đốt trong.
D. năng lượng nguyên tử.


Câu 15. Phát minh nào trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã đánh
dấu sự ra đời của ngành hàng không?
A. Vệ tinh nhân tạo.
B. Máy bay.
C. Tàu vũ trụ.
D. Khinh khí cầu.
Câu 16. Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, con người đã bắt đầu sử
dụng
A. động cơ hơi nước.
B. năng lượng Mặt Trời.
C. năng lượng điện.
D. máy tính điện tử.
Câu 17. Đặc điểm nổi vật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì?
A. Ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền quy mô lớn.
B. Ứng dụng điện tử, cơng nghệ thơng tin vào tự động hóa sản xuất.
C. Ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất, tăng năng suất lao động.
D. Vạn vật kết nối dựa trên nền tảng kĩ thuật số, công nghệ sinh học,…
Câu 18. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã có tác động như thế
nào đến đời sống kinh tế?

A. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ điện khí hóa sang tự động hóa.
B. Thúc đẩy sự chuyển biến trong nông nghiệp và giao thông vận tải.
C. Thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia.
D. Khiến năng suất lao động của con người ngày càng giảm sút.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của các cuộc
cách mạng cơng nghiệp thời cận đại đến đời sống văn hóa?
A. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh trí tuệ.
B. Hình thành lối sống, tác phong cơng nghiệp.
C. Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian.
D. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Câu 20. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ ba?


A. Máy tính điện tử.
B. Phương pháp sinh sản vơ tính.
C. Internet kết nối vạn vật.
D. Năng lượng Mặt Trời.
Câu 21. Một trong những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư?
A. Động cơ đốt trong.
B. Trí tuệ nhân tạo (AI).
C. Động cơ hơi nước.
D. Năng lượng nguyên tử.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
B. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật.
C. Khoa học tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
D. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 23. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không diễn ra trong bối cảnh
nào dưới đây?
A. Khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế,… đặt ra những yêu cầu mới.
B. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
C. Các cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở châu Âu và nhanh chóng thắng lợi.
D. Tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại cơ hội và thách thức với các nước.
Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động tiêu cực của
các cuộc cách mạng cơng nghiệp thời kì hiện đại?
A. Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo ở các nước.
B. Làm xói mịn bản sắc văn hóa của các cộng đồng.
C. Hạn chế sự giao lưu, tiếp xúc giữa các dân tộc.
D. Tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy cho biết những điểm tương đồng trong cơ sở hình thành
của nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ thời kì cổ - trung đại.


Câu 2 (2,0 điểm): Hãy phân tích tác động của các cuộc cách mạng cơng
nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội, văn hóa. Việt Nam đã và đang thích nghi
với cuộc cách mạng đó như thế nào?


Đáp án đề thi Học kì mơn Lịch sử 10 Cánh diều
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A

2-C

3-B


4-C

5-C

6-B

7-A

8-A

9-D

10-A

11-D

12-C

13-C

14-A

15-B

16-C

17-C

18-B


19-A

20-C

21-B

22-D

23-C

24-C

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Những điểm tương đồng về cơ sở hình thành của văn minh
Trung Hoa và Ấn Độ thời kì cổ - trung đại:
- Điều kiện tự nhiên: các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ đều được hình
thành ở lưu vực các dịng sơng lớn (Hồng Hà, Trường Giang; sơng Ấn, sơng
Hằng) - nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
- Cơ sở kinh tế:
+ Nền tảng kinh tế căn bản là sản xuất nông nghiệp
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp được coi trọng, giữ vai trò là ngành kinh
tế bổ trợ cho nơng nghiệp.
- Cơ sở chính trị: nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền, đứng đầu là vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.
- Cơ sở xã hội: dân cư trong xã hội phân chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp
khác nhau.
- Cơ sở dân cư: nhiều tộc người cùng tồn tại, phát triển và xây dựng nền văn
minh.
Câu 2 (2,0 điểm):

a/ Tác động đối với xã hội, văn hóa
- Tác động tích cực:
+ Mở rộng giao lưu và quan hệ giữa con người với con người
+ Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn
+ Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất
+ Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân


- Tác động tiêu cực:
+ Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào cơng nghệ, như: máy tính, điện
thoại thơng minh, hệ thống Internet…
+ Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”
+ Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống
+ Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.
b/ Sự thích nghi của Việt Nam
- Việt Nam hiện đang là quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ về viễn thông
và công nghệ thông tin.
- Công nghệ thông tin đang được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng
trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội.


Đề 2
Đề thi cuối kì 1 Sử 10 năm 2022
PHỊNG GD&ĐT…

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2022-2023

TRƯỜNG THPT…

Môn: Lịch sử 10 - Bộ sách: CD

Thời gian làm bài: …….phút

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Tổng thể những những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử được gọi là
A. văn minh.
B. văn hiến.
C. văn hóa.
D. văn vật.
Câu 2. Trái với văn minh là trạng thái nào?
A. Văn hóa.
B. Dã man.
C. Văn hiến.
D. Văn vật.
Câu 3. Cơng trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đơng được đánh
giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
A. Thành thị cổ Ha-rap-pa.
B. Kim tự tháp Kê-ốp.
C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon
D. Lăng mộ Tần Thủy Hồng.
Câu 4. Hai cơng trình nào của cư dân Trung Quốc thời cổ - trung đại được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1987?


A. Ngọ Mơn Quan và Vạn Lí Trường Thành.
B. Di Hòa Viên và Cung A Phòng.
C. Vạn Lý Trường Thành và Lăng Ly Sơn.
D. Viên Minh Viên và Thập Tam lăng.
Câu 5. Sự ra đời của chữ viết ở Ai Cập cổ đại, không mang lại ý nghĩa nào sau

đây?
A. Là phương tiện chủ yếu để lưu giữ thông tin.
B. Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập.
C. Là phương thức để thống nhất các công xã nông thôn.
D. Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa cổ đại.
Câu 6. Các thành tựu nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc của Ấn Độ thời cổ trung đại phản ánh điều gì?
A. Quyền lực và tính chun chế của các Pha-ra-ơng.
B. Ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo tới đời sống của con người.
C. Trình độ phát triển cao của con người và ảnh hưởng của tôn giáo.
D. Sự giao lưu, tiếp biến giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Trung Quốc.
Câu 7. Nhận xét nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung
Quốc?
A. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.
D. Là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến.
Câu 8. Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ cơng trình kiến trúc
nổi tiếng nào?
A. Đền Pác-tê-nông.
B. Kim tự tháp Ai Cập.
C. Vườn treo Ba-bi-lon.
D. Tượng nữ thần tự do.


Câu 9. Về lịch pháp và thiên văn học, cư dân Hy Lạp và La mã cổ đại đã biết
làm lịch dựa theo sự chuyển động của
A. Trái đất quanh Mặt Trăng.
B. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.
C. Mặt Trời quanh Trái Đất.
D. Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 10. Danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi là tác giả của bức tranh nào dưới đây?
A. Bữa tiệc cuối cùng.
B. Sự sáng tạo A-đam.
C. Sự ra đời của thần Vệ nữ.
D. Đức mẹ Sít-tin.
Câu 11. Vì sao chế độ dân chủ cổ đại là cơ sở tác động đến sự hình thành và
phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại?
A. Chế độ dân chủ là điều kiện tiên quyết để sáng tạo nên những thành tựu văn
minh.
B. Tạo điều kiện cho tầng lớp nơ lệ có quyền dân chủ, tham gia vào bộ máy
nhà nước.
C. Chế độ quân chủ chuyên chế không phù hợp để sáng tạo nên thành tựu văn
minh.
D. Tạo điều kiện cho nhiều giai cấp, tầng lớp cùng tham gia xây dựng nền văn
minh.
Câu 12. Sự ra đời của giai cấp tư sản là bối cảnh dẫn đến sự phát triển của văn
minh thời Phục hưng vì họ mong muốn
A. có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng phục vụ cho đời sống tinh thần của
mình.
B. thành lập các lãnh địa phong kiến, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền.
C. hợp tác với giai cấp phong kiến để cải cách Giáo hội Thiên Chúa giáo.
D. tiến hành các cuộc phát kiến địa lí, mở rộng thị trường buôn bán.


Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh
thời phục hưng?
A. Là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây u.
B. Có nhiều đóng góp lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại.
C. Mở đường cho văn minh phương Tây phát triển trong các thế kỉ tiếp theo.
D. Là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của giai cấp tư sản chống chế độ phong

kiến.
Câu 14. Quốc gia nào sau đây đi tiên phong trong cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 15. Bóng đèn điện là phát minh của nhà bác học nào sau đây?
A. Mai-cơn Pha-ra-đây.
B. Thơ-mát Ê-đi-xơn.
C. Giêm Pre-xcốt Giun.
D. Ghê-nóc Xi-mơn Ôm.
Câu 16. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, con người đã bắt đầu
sử dụng nguồn năng lượng nào dưới đây?
A. Than đá.
B. Hơi nước.
C. Điện.
D. Nguyên tử.
Câu 17. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Các nước u - Mỹ đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đặt ra nhu cầu phát minh các loại vũ khí.


C. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.
D. Tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại nhiều thời cơ cho các nước.
Câu 18. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai không diễn ra trong bối cảnh
nào dưới đây?
A. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
B. Tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đưa tới nhiều thách thức mới.
C. Các nước u - Mỹ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản.

D. Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao.
Câu 19. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã có tác động như thế
nào đến đời sống văn hóa?
A. Hình thành lối sống, tác phong cơng nghiệp.
B. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh trí tuệ.
C. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới.
D. Nâng cao năng suất lao động của con người.
Câu 20. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba được khởi đầu tại quốc gia
nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mỹ.
D. Liên Xô.
Câu 21. Thành tựu nào dưới đây không phải là yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số
trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
A. Internet kết nối vạn vật (IoT).
B. Năng lượng hơi nước.
C. Trí tuệ nhân tạo (AI).
D. Dữ liệu lớn (Big Data).


Câu 22. Thành tựu nào của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba có ý nghĩa
nâng cao sức mạnh trí óc cũng như cơng nghệ?
A. Internet kết nối vạn vật.
B. Trí tuệ nhân tạo.
C. Dữ liệu lớn.
D. Máy tính điện tử.
Câu 23. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đều bắt nguồn từ
A. tác động của q trình tồn cầu hố.
B. tác động của khủng hoảng tài chính.

C. những địi hỏi của cuộc sống của sản xuất.
D. yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản.
Câu 24. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại ý nghĩa nào
dưới đây?
A. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh công nghiệp.
B. Khởi đầu cho q trình cơng nghiệp hố.
C. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh thông tin.
D. Chuyển nền sản xuất thủ cơng sang cơ khí hố.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy cho biết những điểm tương đồng trong cơ sở hình thành
của nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ thời kì cổ - trung đại.
Câu 2 (2,0 điểm): Hãy phân tích tác động của các cuộc cách mạng cơng
nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội, văn hóa. Việt Nam đã và đang thích nghi
với cuộc cách mạng đó như thế nào.


Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử 10
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-C

2-B

3-B

4-C

5-C

6-C


7-B

8-A

9-D

10-A

11-D

12-A

13-D

14-A

15-B

16-C

17-C

18-B

19-A

20-C

21-B


22-D

23-C

24-C

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Những điểm tương đồng về cơ sở hình thành của văn minh
Trung Hoa và Ấn Độ thời kì cổ - trung đại:
- Điều kiện tự nhiên: các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ đều được hình
thành ở lưu vực các dịng sơng lớn (Hồng Hà, Trường Giang; sơng Ấn, sơng
Hằng) - nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
- Cơ sở kinh tế:
+ Nền tảng kinh tế căn bản là sản xuất nông nghiệp
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp được coi trọng, giữ vai trò là ngành kinh
tế bổ trợ cho nơng nghiệp.
- Cơ sở chính trị: nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền, đứng đầu là vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.
- Cơ sở xã hội: dân cư trong xã hội phân chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp
khác nhau.
- Cơ sở dân cư: nhiều tộc người cùng tồn tại, phát triển và xây dựng nền văn
minh.
Câu 2 (2,0 điểm):
a/ Tác động đối với xã hội, văn hóa


- Tác động tích cực:
+ Mở rộng giao lưu và quan hệ giữa con người với con người
+ Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn

+ Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất
+ Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân
- Tác động tiêu cực:
+ Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào cơng nghệ, như: máy tính, điện thoại
thơng minh, hệ thống Internet…
+ Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”
+ Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống
+ Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.
b/ Sự thích nghi của Việt Nam
- Việt Nam hiện đang là quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ về viễn thông
và công nghệ thông tin.
- Công nghệ thông tin đang được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng
trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội.


Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử 10



×