Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trần Quang Khải, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 152 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

ii

năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
1. TS. Dương Thị Kim Oanh – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt
q trình nghiên cứu luận văn.
2. Quý thầy cô giảng dạy lớp cao học giáo dục học 19B và quý thầy cô trường
ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, là những người đã tận tình giảng dạy
và truyền thụ những kinh nghiệm quý báu cho tơi trong suốt khóa đào tạo sau
đại học
3. Ban giám hiệu và quý thầy cô trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ
Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện việc nghiên cứu của
tơi và tích cực hỗ trợ tơi trong q trình khảo sát và thực nghiệm tại trường.
4. Gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn!



iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của
người dân được nâng lên nhưng bên cạnh đó những hạn chế của cơ chế thị trường đã
tác động đến đạo đức, lối sống của đại đa số thanh niên và học sinh. Các tệ nạn xã
hội đã tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của học sinh phổ thơng, một số học
sinh có biểu hiện khơng tơn trọng và không vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cơ và
những người lớn tuổi khác. Một số em cịn có lối sống hưởng thụ, thiếu ý thức học
tập và rèn luyện đạo đức. Đạo đức học sinh đang xuống cấp - đó là nỗi trăn trở của
khơng chỉ những nhà làm cơng tác giáo dục mà cịn là sự quan tâm của xã hội đối với
thế hệ tương lai. Do đó, giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh là nhu cầu cấp thiết
hiện nay, nhằm xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục đạo đức học sinh THPT hiện nay là vấn đề rất quan trọng vì lứa tuổi
này có nhiều sự biến đổi về tâm sinh lý, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách của con người.
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Trần Quang Khải, quận 11, tp.Hồ Chí Minh hiện nay, người nghiên cứu đã:
1. Tổng hợp cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức
2. Khảo sát thực trạng về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường
THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh
3. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh.
4. Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia về những biện pháp đó.
5. Thực nghiệm sư phạm biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong giáo
dục đạo đức cho học sinh.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa
trong giáo dục đạo đức cho học sinh là hoàn toàn khả thi và phù hợp với điều kiện

hiện nay của trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh.

iv


ABSTRACT
At present, the market economy has made the material and spiritual life of the
people was raised but besides the limitations of market mechanisms has impact on
morality, lifestyle of the vast numbers of youths and students. The vices society has a
negative impact on morality, lifestyle of school students, some students have
manifested disrespect and disobedience to parents, grandparents, teachers and other
elders. Some children are also lifestyle enjoyment, lacking the sense of learning and
work-ethic. Student Ethics declined-it is so aware of not only the work of education
but also the interest of society for future generations. Therefore, the ethical
consciousness education for the students is urgent need at present, in order to build the
Socialist man. Moral education students present issues are important because this age
group has many physical changes, influencing the formation and development of the
human personality.
In order to contribute the quality of moral education increasing, the researcher
has learn that:
1. Studies the theoretical foundation on moral education.
2. Surveys moral education situations for students in Tran Quang Khai High
School, District 11, Ho Chi Minh City.
3. Proposes solutions to increase moral education quality for students in Tran
Quang Khai High School, District 11, Ho Chi Minh City.
4. Asks experts’ advises to increase moral education quality for students in
Tran Quang Khai High School, District 11, Ho Chi Minh City.
5. Experiments the solution to hold outdoor activities in moral education for
students in Trang Quang Khai High School, district 11, Ho Chi Minh City
Experimental results show that the solution to hold outdoor activities in moral

education for students in Tran Quang Khai High School, District 11, Ho Chi
Minh City is feasible and consistent with of condition of Trang Quang Khai
High School, district 11, Ho Chi Minh City.

v


MỤC LỤC
Trang
Lý lịch khoa học ........................................................................................................ i
Lời cam đoan ............................................................................................................ ii
Loi cảm ơn .............................................................................................................. iii
Tóm tắt .................................................................................................................... iv
Mục lục ................................................................................................................... vi
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ....................................................................... ix
Danh mục các bảng ................................................................................................... x
Danh sách các sơ đồ, bảng và biểu đồ .................................................................... xiv
Danh mục phụ lục .................................................................................................... xv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................... 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ...................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức trên thế giới và tại Việt Nam ... 6
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 6

1.1.2. Tại Việt Nam .................................................................................................. 9
1.2. Các khái niệm cơ bản ..................................................................................... 11
1.2.1. Đạo đức ....................................................................................................... 11
1.2.2. Giáo dục ...................................................................................................... 11
vi


1.2.3. Giáo dục đạo đức ......................................................................................... 12
1.2.4. Phương pháp giáo dục đạo đức ..................................................................... 12
1.2.5. Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức ............................................................. 12
1.2.6. Hoạt động ngoại khóa ................................................................................... 13
1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức ..................................................... 13
1.3.1. Mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt
Nam ...................................................................................................................... 13
1.3.1.1. Cấp tiểu học .............................................................................................. 14
1.3.1.2. Cấp trung học cơ sở .................................................................................. 16
1.3.1.3. Cấp Trung học phổ thông ........................................................................... 17
1.3.1.4. Cấp cao đẳng, đại học ................................................................................ 17
1.3.2. Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức ................................................................... 18
1.3.3. Các phương pháp giáo dục đạo đức ............................................................. 19
1.3.4. Các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức ....................................................... 23
1.3.5. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa trong giáo dục đạo đức .................. 32
1.3.6. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh trung học phổ thông .... 35
1.3.7. Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thơng ................................... 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 38
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG
THPT TRẦN QUANG KHẢI, QUẬN 11, TP. HỒ CHÍ MINH ............................. 39
2.1. Vài nét khái quát về trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, TP. HCM ...... 39
2.2. Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa trong giáo dục đạo đức cho học sinh
trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. HCM năm học 2012-2013 ................ 41

2.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trần Quang
Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh .............................................................................. 46

vii


2.3.1. Thực trạng hoạt động rèn luyện đạo đức của học sinh trường THPT Trần
Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh ................................................................... 46
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Trần Quang Khải, quận 11,
tp. Hồ Chí Minh về hoạt động rèn luyện đạo đức .................................................... 46
2.3.1.2. Thực trạng thái độ đối với hoạt động rèn luyện đạo đức của học sinh trường
THP Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh .................................................. 48
2.3.1.3. Thực trạng tính tích cực tham gia hoạt động rèn luyện đạo đức của học sinh
của học sinh trường THP Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh .................. 51
2.3.1.4. Nguyên nhân học sinh thích và khơng thích tham gia hoạt động rèn luyện đạo
đức do trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh tổ chức ............ 52
2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trần
Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh 54
2.3.2.1. Thực trạng nhận thức mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh .......................................................... 54
2.3.2.2. Thực trạng phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trần
Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh ................................................................... 55
2.3.2.3. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh .......................................................... 57
2.3.2.4. Thực trạng phương pháp kiểm tra, đánh giá ............................................... 58
2.3.2.5. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường
THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh ................................................ 59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

...................................................................................... 62


Chương 3: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI, QUẬN 11,
TP. HỒ CHÍ MINH .............................................................................................. 63

viii


3.1. Cơ sở khoa học của việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh ..................................... 63
3.1.1. Cơ sở pháp lý

............................................................................................ 63

3.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 64
3.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trần Quang
Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh ............................................................................. 65
3.2.1. Hoạt động 1: Sinh hoạt câu lạc bộ kỹ năng sống .......................................... 65
3.2.2. Hoạt động 2: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tấm gương đạo đức HCM .......... 74
3.2.3. Hoạt động 3: Tham quan thực tế nhà mở, mái ấm, trại mồ côi ...................... 77
3.2.4. Hoạt động 4: Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, thăm hỏi
Mẹ VNAH, các gia đình liệt sỹ, các gia đình chính sách nhân ngày 27/7 ................ 80
3.2.5. Hoạt động 5: Tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, xây dựng trường học
cho các em học sinh ở huyện đảo Trường Sa ........................................................... 83
3.3. Khảo sát ý kiến chuyên gia về nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động
ngoại khóa trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường Thpt Trần Quang Khải, quận
11. tp. Hồ Chí Minh ................................................................................................ 86
3.4. Thực nghiệm sư phạm .................................................................................... 90
3.4.1. Mơ tả q trình thực nghiệm ....................................................................... 90
3.4.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 101

3.4.3. Kiểm chứng giả thuyết .............................................................................. 105
3.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................................... 109
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

.................................................................................... 111

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 112
1.

Kết luận

..................................................................................................... 112

2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 114

3.

Hướng phát triển đề tài .................................................................................. 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 115
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 118

ix


DANH MỤC CÁC KÍ KIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

STT


Kí hiệu, chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1

BCH

Ban chấp hành

2

BGH

Ban giám hiệu

3

HS

Học sinh

4

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

5


GDCD

Giáo dục công dân

6

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

7

GV-CNV

Giáo viên-Công nhân viên

8

THPT

Trung học phổ thông

9

TNCS HCM

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh


10

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

11

VNAH

Việt Nam anh hung

12

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

NỘI DUNG

TRANG

1


Bảng 2.1: Bàng thống kê kết quả học lực của học sinh

40

2

Bảng 2.2: Bảng thống kê kết quả hạnh kiềm của học sinh

41

Bảng 2.3: Kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh năm
3

4

45

học 2012-2013
Bảng 2.4: Mức độ quan trọng của các phẩm chất đạo đức

48

Bảng 2.5: Thái độ của học sinh trong khi tham gia các hoạt động rèn luyện
5

6

50

đạo đức

Bảng 2.6: Tính tích cực rèn luyện đạo đức của học sinh

51

Bảng 2.7: Nguyên nhân học sinh thích tham gia hoạt động rèn luyện đạo
7

52

đức
Bảng 2.8: Ngun nhân học sinh khơng thích tham gia hoạt động rèn luyện

8

53

đạo đức

9

Bảng 2.9: Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh

55

10

Bảng 2.10: Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

56


11

Bảng 2.11: Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh

57

12

Bảng 2.12: Mức độ sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá

59

xi


Bảng 2.13: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho
13

60

học sinh
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ kỹ năng sống cho

14

71

học sinh trang 71
Bảng 3.2: Bảng kế hoạch tổ chức hội thi tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ


15

75

Chí Minh
Bảng 3.3: Bảng kế hoạch tổ chức tham quan thực tế nhà mở, mái ấm, trại

16

78

mồ côi
Bảng 3.4: Bảng kế hoạch tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống

17

nước nhớ nguồn, thăm hỏi các gia đình liệt sỹ, gia đình chính sách nhân

81

ngày 27/7
18

19

Bảng 3.5: Bảng kế hoạch tổ chức quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt, xây
dựng trường học cho các em nhỏ ở huyện đảo Trường Sa
Bảng 3.6: Mức độ phù hợp của các hoạt động ngoại khóa với mục tiêu và
nội dung giáo dục đạo đức


84

86

Bảng 3.7: Mức độ phù hợp của các hoạt động ngoại khóa với điều kiện của
20

trường THPT Trần Quang Khải quận 11, tp Hồ Chí Minh

87

Bảng 3.8: Mức độ cần thiết của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa
21

trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trần Quang Khải quận

88

11, tp Hồ Chí Minh
Bảng 3.9: Mức độ khả thi của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong
22

giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trần Quang Khải quận 11, tp

89

Hồ Chí Minh
Bảng 3.10: Bảng tổ chức hoạt động tham quan thực tế nhà mở, mái ấm, trại
23


93

mồ côi

24

Bảng 3.11: Bảng tổ chức hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ kỹ năng sống

100

25

Bảng 3.12: Thái độ của học sinh nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm

101

xii


Bảng 3.13: Bảng đánh giá hành vi khi gặp căng thẳng của học sinh nhóm
26

27

102

đối chứng và nhóm thực nghiệm
Bảng 3.14: Bảng đánh giá hành vi phù hợp với học sinh

103


Bảng 3.15: Hành vi khi tiếp xúc với các em nhỏ có hồn cảnh khó khăn của
28

nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm

104

Bảng 3.16: Thái độ của học sinh khi tham gia giúp đỡ các em nhỏ có hồn
29

105

cảnh khó khăn

30

Bảng 3.17: Cách xử lý của học sinh khi gặp căng thẳng

107

31

Bảng 3.18: Hành vi học sinh cho là phù hợp với mình nhất

107

Bảng 3.19: Hành vi học sinh khi tiếp xúc với các em nhỏ có hồn cảnh khó
32


108

khăn
Bảng 3.20: Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm cuối năm học 2012-2013

33

của học sinh nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm

xiii

109


DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
STT

1

2

NỘI DUNG

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của học sinh về hoạt động rèn luyện đạo đức
Biểu đồ 2.2: Thái độ của học sinh trước khi tham gia các hoạt động rèn
luyện đạo đức

TRANG

47


49

3

Hình 2.1: Trường trung học phổ thông Trần Quang Khải quận 11

39

4

Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức các hoạt động trong giáo dục đạo đức

32

xiv


DANH MỤC PHỤ LỤC

Stt

Danh mục

Trang

1

Phiếu khảo sát dành cho Cán bộ quản lý


118

2

Phiếu khảo sát dành cho giáo viên

121

3

Phiếu khảo sát dành cho học sinh

124

4

Phiếu xin ý kiến chuyên gia

127

5

Phiếu kháo sát nhóm thực nghiệm

129

6

Phiếu khảo sát nhóm đối chứng


131

7

Các bảng xử lý SPSS

133

xv


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xa xưa, ông cha chúng ta đã đúc kết nên kinh nghiệm trong giáo dục “Tiên
học lễ, hậu học văn”. “Lễ” là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển các tri thức và kỹ
năng, là cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa giữa người với người theo một chuẩn mực
đạo đức đã được xã hội quy định. Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy
nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức. Trong buổi
nói chuyện với cán bộ, học sinh của trường đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21/10/1964,
Bác Hồ đã căn dặn: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức
cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ khơng phải là
con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình
thường, ổn định ...”. Đạo đức chính là kết quả của một quá trình giáo dục, là kết quả
của sự tu dưỡng, rèn luyện của bản thân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cũng như
sơng có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng
có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [19, 251].
Sau hơn hai mươi lăm năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
khích lệ về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nền kinh tế thị trường đã làm
cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên nhưng bên cạnh đó

những hạn chế của cơ chế thị trường đã tác động đến đạo đức, lối sống của đại đa số
thanh niên và học sinh. Đặc biệt là các hành vi lệch chuẩn về đạo đức học sinh ngày
càng gia tăng. Các tệ nạn xã hội đã tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của học
sinh phổ thông, một số học sinh có biểu hiện khơng tơn trọng và không vâng lời ông
bà, cha mẹ, thầy cô cũng như những người lớn tuổi khác. Một số em còn có lối sống
hưởng thụ, thiếu ý thức học tập và rèn luyện đạo đức. Các em có lối sống thờ ơ, vơ
cảm hay có những hành vi lệch lạc như giả đồng tính (lesbian, gay), hay thích ăn mặc
giống như các nhân vật ca sĩ, diễn viên,…. Những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy
theo thành tích cũng như trong việc dạy thêm, học thêm đã làm cho một số trường
nặng về dạy chữ hơn là dạy người, tình cảm thầy trị bị tổn thương, truyền thống tơn sư
trọng đạo bị mai một dần. Cùng với sự gia tăng của tệ nạn xã hội, sự du nhập văn hóa

1


phẩm có nội dung đồi trụy làm ảnh hưởng tới quan điểm về tình bạn, tình yêu trong
lứa tuổi học sinh. Trong nghị quyết Trung ương II khóa VIII, Đảng ta đã nhận định
“Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận sinh viên, học sinh có tình trạng suy thoái
về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập
nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” [21]. Vì vậy, trong những năm tới cần
phải “Tăng cường giáo dục cơng dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lịng yêu nước, chủ
nghĩa Mac – Lênin, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa thể
thao, phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện” [21]. Giáo dục đạo đức là
một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông, điều này đã được xác định rõ trong
văn bản "Luật giáo dục" có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006: "Mục
tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động
và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào
cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Sống và học tập ở một thành phố năng động vào bậc nhất trong cả nước, học sinh
THPT ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung và học sinh trường THPT Trần Quang
Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh nói riêng cũng khơng tránh khỏi những tác động của
môi trường sống đến đạo đức của các em. Do địa bàn trường THPT Trần Quang Khải
tọa lạc là thuộc khu vực có đơng kiều bào người Hoa sinh sống và làm việc. Vấn đề
học văn hóa, học lễ nghĩa ở trường của các em học sinh phụ huynh đều rất ít quan tâm
vì họ mãi lo cho cuộc sống mưu sinh và có một số người có quan niệm con cái họ
khơng cần phải học nhiều làm gì. Hiện nay, trong trường vẫn cịn những học trị thờ ơ
với chữ “Lễ”, gặp thầy cơ trong trường nhưng ngoảnh mặt làm ngơ như không quen
biết. Bạo lực học đường ở trường ngày càng gia tăng. Tình trạng các học sinh nam và
học sinh nữ đánh nhau ngoài cổng trường sau giờ tan học vẫn còn tồn tại và tình trạng
học sinh khơng tập trung vào học, gây mất trật tự, chửi thề, vô lễ với giáo viên vẫn còn
diễn ra hằng ngày ở trường. Các em còn vi phạm nội quy nhà trường như nghỉ học
không phép, đi trễ, bỏ tiết, tác phong không nghiêm túc. Phần lớn, ý thức tự giác của
các em chưa cao, hay đổ thừa cho người khác, thiếu trung thực như nói dối, ăn cắp đồ
của nhau rồi giải quyết bằng những trận đánh nhau, hay hiện tượng các em học sinh

2


quay bài trong những giờ kiểm tra, thi cử để mong có đươc điểm số cao mà khơng phải
học nhiều. Ngồi ra, cơng tác giáo dục đạo đức trong trường cũng chưa được quan tâm
đúng mức, nhiều giáo viên đến lớp chỉ chú trọng việc dạy kiến thức mà bỏ qua cách
giáo dục thái độ học tập, tác phong và ngôn phong của các em. Các buổi sinh hoạt
dưới cờ thì trường tổ chức qua loa, chiếu lệ vì thời gian sinh hoạt dưới cờ chỉ có từ 15
phút đến 20 phút dành cho học sinh khối 11 và 12 buổi sáng, cịn buổi chiều khối 10
thì cách 3 tuần mới tổ chức một lần.
Thực tế cho thấy khi một học sinh có tư tưởng, đạo đức lệch lạc, xuống cấp thì sẽ
có một kết quả học tập khơng tốt. Điều đó sẽ khiến các em càng dễ nảy sinh tâm lý
chán nản dẫn đến tình trạng quậy phá hơn, bất cần hơn thậm chí các em sẵn sàng bỏ

học, ăn chơi lêu lổng rồi trộm cắp, cướp giật. Đạo đức học sinh đang xuống cấp - đó là
nỗi trăn trở của không chỉ những nhà làm công tác giáo dục mà còn là sự quan tâm của
xã hội đối với thế hệ tương lai. Do đó, giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh là nhu cầu
cấp thiết hiện nay, nhằm xây dựng con người mới “vừa hồng vừa chuyên”, con người
xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn nội dung “Giáo dục đạo đức cho
học sinh trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh” làm đề tài luận
văn thạc sỹ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường
THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức.

-

Nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trần
Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh.

-

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong giáo dục đạo đức cho học sinh
trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục đạo đức.


3


4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trần Quang Khải, quận
11, tp. Hồ Chí Minh.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, vấn đề tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Trần Quang Khải, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh cịn nhiều hạn chế. Nếu áp dụng
các cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong giáo dục đạo đức cho học sinh như
người nghiên cứu đã đề xuất thì chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh sẽ được cải thiện.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung đề xuất việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong giáo dục
đạo đức cho học sinh trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh.
Đề tài chỉ tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với hai hoạt động:
-

Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ kỹ năng sống.

-

Tổ chức tham quan thực tế nhà mở, mái ấm, trại mồ côi.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và khái quát hóa những tài liệu liên quan đến đạo đức, giáo
dục đạo đức, giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông, nghiên cứu
các Nghị quyết, các chủ trương, chính sách và các văn kiện, các tài liệu của Đảng và

Chính phủ vể GD&ĐT; các văn bản của Bộ GD&ĐT, các ngành có liên quan đến đề
tài nghiên cứu… đã được xuất bản trong các ấn phẩm trong và ngoài nước để làm cơ
sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Sử dụng hệ thống các câu hỏi mở và các câu hỏi đóng để tìm hiểu các vấn đề liên
quan đến cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành khảo sát thực tế về thực trạng giáo dục đạo đức học sinh tại trường
THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh thơng qua trò chuyện, trao đổi,
phỏng vấn để thu thập các số liệu khách quan về thực trạng giáo dục đạo đức học sinh

4


trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh trường THPT Trần Quang Khải,
quận 11, tp. Hồ Chí Minh trong q trình thực hiện các hoạt động ngoại khóa.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia để thu thập những thông tin khoa học, những nhận định,
đánh giá của các chuyên gia giáo dục, các cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong
cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông về việc tổ chức các hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ
Chí Minh mà người nghiên cứu đã đề xuất.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm đối với giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học
sinh lớp 11A1, 11A13 (lớp đối chứng) và 11A5, 11A11 (lớp thực nghiệm).
7.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để xử lý thông tin, số liệu thu thập được từ việc

khảo sát bằng bảng hỏi, bằng phương pháp phỏng vấn và từ thực nghiệm sư phạm để
từ đó lập bảng, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và rút ra nhận xét.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần sau:
Mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức
Chương II: Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường
THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh
Chương III: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong giáo dục đạo đức cho
học sinh trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, tp. Hồ Chí Minh
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
Giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường phổ thông được xem là vấn đề
quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Tổng thống
Thevdove Roosevelt đã từng nói: “Giáo dục một người về trí não mà khơng giáo dục
về tâm hồn, đạo đức thì coi như giáo dục một kẻ gây họa cho xã hội”. Vì thế, đây là
vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
Khổng Tử (551 - 479 TCN) - nhà triết gia, nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Hoa cổ
đại cho rằng: thông qua giáo dục để tạo ra lớp người “trị quốc” muốn vậy học phải đi
đơi với hành, ơng đánh giá cao vai trị của cá nhân trong việc tu dưỡng, học thầy,

học bạn, học trong cuộc sống. Ông khẳng định: “Đọc thuộc ba trăm thước kinh thư
giỏi, giao cho việc hành chính khơng làm được, giao cho việc đi sứ khơng có khả
năng đối đáp học kiểu như vậy chẳn g có ích gì” [31, 8].
Pétxtalơzi (1746 - 1827) - một nhà giáo dục lớn của Thụy Sĩ và người đương
thời gọi ông là “ông thầy của các ông thầy”. Bằng con đường giáo dục thông qua
thực nghiệm ông muốn cứu vớt trẻ em mồ côi, con nhà nghèo. Nhân dân dựng
tượng ông và ghi dịng chữ: “tất cả cho người khác, khơng gì cho mình”. Ơng dựng
ra “trại mới” giúp trẻ vừa học văn hóa, vừa lao động ngồi lớp, ngồi trường học.
Ơng cho rằng hoạt động ngồi lớp khơng những tạo ra của cải vật chất mà còn là
con đường giáo dục tồn diện cho học sinh. Ơng quan niệm giáo dục gia đình đi
trước, giáo dục trường học là sự tiếp nối “giờ nào sinh ra trẻ em thì giờ đó bắt đầu sự
giáo dục” [15, 20].
C.Mác (1818 - 1883) và F.Anghen (1820 - 1895) đã có nhiều đóng góp lớn cho
nền giáo dục hiện đại: cung cấp cho khoa học giáo dục một phương pháp luận vững
chắc để xây dựng lý luận giáo dục, vạch ra qui luật tất yếu của xã hội tương lai là
đào đạo, giáo dục con người phát triển toàn diện muốn vậy phải kết hợp giữa giáo

6


dục đạo đức, thể dục, trí dục và lao động trong việc thực hiện giáo dục kỹ thuật
tổng hợp, trong hoạt động thực tiễn và hoạt động xã hội.
V.I.Lênin (1870 - 1924) là người tiếp tục sự nghiệp của C.Mác và F.Anghen.
Ơng đề cao vấn đề phát triển tồn diện con người. Việc hình thành con người phát
triển tồn diện không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường mà cịn là trách nhiệm
của tồn xã hội, của gia đình, đoàn thể, và sự tự rèn luyện của thế hệ trẻ. Trong bài
diễn văn tại Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Nga lần thứ III diễn ra tại Mát-cơ-va từ
ngày 2/10/1920 đến ngày 10/10/1920, Người đã nói “chỉ có thể trở thành người cộng
sản khi biết lao động và hoạt động xã hội cùng với công nhân, với nông dân”.
A.X Macarencô (1888 - 1939) là nhà lý luận và thực tiễn xuất sắc của nền

giáo dục XHCN, người đã có cơng làm một cuộc thực nghiệm giáo dục trong gần 20
năm ở “trại lao động Gooki và Dzezinxki” nhằm cải tạo trẻ em phạm pháp. Thành
công của cuộc thực nghiệm giáo dục của Macarencô đã chứng minh chân lý giáo
dục của học thuyết Mác - Lênin và khái quát thành giáo dục XHCN.
- Giáo dục trong hoạt động xã hội.
- Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.
- Giáo dục trong lao động.
- Giáo dục bằng tiền đồ viễn cảnh.
Vấn đề giáo dục đạo đức cũng được nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản,
Mỹ, Thái Lan, … đặc biệt quan tâm. Hiện nay, nếu như nhiều nước trên thế giới quan
niệm rằng nội dung giáo dục đạo đức cần tập trung đào luyện những phẩm chất cơ bản
của nhân cách như tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác,... thì Nhật
Bản hướng đến việc bảo tồn các giá trị xã hội của dân tộc. Triết lý giáo dục đạo đức
của Nhật Bản được nêu trong chương trình khung quốc gia nhằm đào luyện: Tinh thần
tơn trọng nhân phẩm và lịng u q cuộc sống; nhiệt tâm kế thừa và phát triển văn
hóa truyền thống; nhiệt tâm phát triển một đất nước và xã hội dân chủ; ý thức đóng
góp cho sự phát triển của một xã hội quốc tế thanh bình; khả năng tự quyết định; ý
thức đạo đức.
Đặc trưng giáo dục đạo đức ở Nhật Bản tập trung vào ba điểm: lòng tôn trọng
cuộc sống, quan hệ cá nhân và cộng đồng và ý thức về trật tự dọc. Trật tự dọc được
xem là một tôn ti xã hội nghiêm ngặt và là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền

7


vững về kinh tế, xã hội của quốc gia Nhật Bản. Nguyên nhân chủ yếu khiến nền giáo
dục Nhật Bản thành cơng chính là trật tự này đã được chuyển hóa vào các đơn vị cơ sở
của xã hội bao gồm cả trường học và được biến đổi tương thích với những mục tiêu
chuyên biệt của từng đơn vị. Trật tự này bắt nguồn từ Khổng giáo và ở đơn vị gia đình,
các thành viên thuộc nhiều thế hệ gắn kết với nhau bởi tình cảm tự nhiên hơn là bởi

khả năng và quyền lực. Nhà trường giúp học sinh nhận thức về bản thân trong mối
quan hệ với gia đình và các thành viên thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau của cộng đồng.
Trẻ em được dạy chăm sóc trẻ nhỏ tuổi hơn trong nhà trường hay ở nhà và thể hiện
lịng kính trọng đối với người lớn tuổi. Thái độ này được phát triển thành ý thức trách
nhiệm của mỗi cá nhân phù hợp với vị trí hay tuổi tác của cá nhân ấy trong gia đình
hoặc cộng đồng. Khác với nhiều nước thực hiện giáo dục đạo đức chủ yếu thông qua
một môn học (đạo đức hoặc giáo dục cơng dân) trong chương trình giáo dục phổ
thơng, Nhật Bản thực hiện giáo dục đạo đức qua toàn thể các môn học, qua các hoạt
động đặc biệt và qua sinh hoạt hằng ngày.
Tại Mỹ, mục tiêu giáo dục đạo đức của Mỹ là cung cấp cho học sinh những kiến
thức và cơ hội thực hành, vận dụng để xây dựng được một nền tảng tính cách bền
vững, hài hịa dựa trên ba mục tiêu lớn của cuộc đời; giáo dục học sinh trở thành
những cơng dân có trách nhiệm, hiểu biết và có thể tham gia hiệu quả vào đời sống
chính trị, xã hội của đất nước.
Nội dung giáo dục đạo đức của Mỹ gồm 6 trụ cột là sự tin cậy, tôn trọng, tinh
thần trách nhiệm, công bằng, quan tâm, bổn phận công dân.
Phương pháp giáo dục đạo đức được sử dụng chủ yếu ở Mỹ là nêu gương, giải
thích, cổ vũ, khích lệ, bảo đảm mơi trường đạo đức, trải nghiệm, kỳ vọng vào sự ưu tú.
Tại Thái Lan, mục tiêu giáo dục đạo đức của Thái Lan là giúp học sinh nhận thức
được những điều tốt, biết quan tâm đến điều tốt và làm điều tốt. Các nội dung cụ thể là
đáng tin cậy, trung thực và nói sự thật; tơn trọng, lịch sự và nhã nhặn; trách nhiệm,
tính cơng bằng; sự chu đáo, tốt bụng, lịng thương; ý thức cơng dân.
Phương pháp giáo dục đạo đức được sử dụng chủ yếu ở Thái Lan là phương pháp
học tập hợp tác, phương pháp giáo dục truyền thống, phương pháp thảo luận nhóm,
phương pháp sắm vai, phương pháp học tập qua kinh nghiệm.

8


Như vậy, đạo đức và giáo dục đạo đức là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu và

các quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
1.1.2. Tại Việt Nam
Ở nước ta, trong những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề
giáo dục đạo đức dưới các góc độ và phạm vi khác nhau. Tác phẩm Hồ Chí Minh
“Tồn tập” của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000 bao gồm 12 tập
đã đề cập đến vai trò của đạo đức, những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam
trong thời đại mới và những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
GS.TS. Phạm Tất Dong đã đi sâu nghiên cứu cơ sở tâm lý học của hoạt động
giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp, gắn kết các hoạt động này với giáo dục đạo
đức nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp và lý tưởng nghề nghiệp
cho thế hệ trẻ [9].
Tác giả Trần Quang viết bài “Dạy đạo đức trong trường học”. Trong bài viết này
bài viết đề cập tới vấn đề dạy chữ và dạy người trong trường học [25].
Tác giả Phạm Toàn với bài viết: “Giáo dục đạo đức ở trường phổ thông” - đã
đưa ra dẫn chứng về nghiên cứu tâm lý của trẻ với vấn đề đạo đức của nhà tâm lý học
vĩ đại Jean Piaget để từ đó muốn nhấn mạnh đến một chương trình giáo dục đạo đức
hợp lý để tạo nên sự đồng thuận [34].
Tác giả Trần Quang Đại lại đề cập tới vấn đề giáo dục đạo đức ở một khía cạnh
khác qua bài viết “Giáo dục đạo đức cho học sinh: Những ngộ nhận”. Ở bài viết này,
tác giả đã đề cập tới cái gánh nặng của môn Giáo dục công dân trong việc dạy chữ và
dạy người. Tác giả chỉ ra sự ngộ nhận đối với môn phụ, nặng về lý thuyết nhưng lại có
trọng trách giáo dục nhân cách một con người [10].
Tác giả Nguyễn Thị Yến Thu – hội viên của hội giáo chức thành phố đem tới hội
thảo khoa học “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông tại
thành phố Hồ Chí Minh” với bài viết “Góp ý về vấn đề giáo dục đạo đức cho học
sinh”. Tác giả đã đề cập tới sự tác động qua lại giữa gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
Bên cạnh đó, có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề giáo dục
đạo đức của nhiều tác giả như:


9


Đề tài của tác giả Lê Gia Thanh “Một số biện pháp chỉ đạo cơng tác giáo dục
học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường trung học phổ thơng Bình Sơn
- Vĩnh Phúc. Trong đề tài này tác giả đã chỉ ra những đặc điểm cụ thể đối với những
học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nhằm đưa ra một số biện pháp chỉ đạo
cơng tác giáo dục học sinh có khó khăn trong việc rèn luyện đạo đức bằng sự gắn kết
chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngồi giờ; có định hướng
thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngồi
nhà trường; tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển nhân cách và các phẩm
chất đạo đức của học sinh .... [30].
Luận án “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học phổ thông của huyện Long Thành” của tác giả Nguyễn Thị Đáp đưa ra
những đề xuất đối với ngành giáo dục địa phương, gia đình và xã hội để nâng cao hiệu
quả quản lý giáo dục đạo đức ở năm trường trung học phổ thông ở Long Thành [11].
Luận án tiến sỹ “Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại
thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay” của tác giả Đỗ Tuyết
Bảo đã tái hiện lại bức tranh đạo đức của học sinh sau 10 năm đổi mới. Bài viết đã
chỉ ra nhà trường phổ thông phải giáo dục và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp cho
trẻ em ngay từ khi còn nhỏ để khi trưởng thành, các em là những nhân cách trung thực,
sáng tạo, vị tha, bao dung, nhân ái, trở thành những cơng dân hữu ích cho đất nước
mình và để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, nhà giáo phải thấu hiểu
những đặc điểm và yêu cầu của giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông [2].
Nguyễn Văn Thiềm trong bài “Mấy biện pháp giáo dục học sinh theo địa bàn
dân cư” tác giả chỉ ra rằng: Do việc giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp bị buông
lỏng, sự phối hợp các lực lượng giáo dục bị coi nhẹ dẫn tới chất lượng giáo dục bị
giảm sút, bởi vậy cần có sự kết hợp giữa hoạt động của nhà trường với địa bàn dân cư
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục [32].
Luận án tiến sĩ “Phối hợp các phương pháp giáo dục nhằm khắc phục tình trạng

yếu kém về đạo đức của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay” của Nguyễn
Tùng Lâm, năm 2008. Tác giả đã chỉ ra tình trạng yếu kém về đạo đức của học sinh
trung học phổ thông Hà Nội, các phương pháp giáo dục và sự phối hợp các phương
pháp giáo dục cùng với sự kiểm chứng [16].

10


Như vậy, hướng nghiên cứu chủ yếu của các đề tài này là đưa ra các giải pháp về
giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu cách
thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Vì
vậy, trong đề tài này, người nghiên cứu sẽ nghiên cứu cách thức tổ chức các hoạt động
ngoại khóa trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Trần Quang Khải, quận
11, tp. Hồ Chí Minh.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Đạo đức
Lịch sử đã ghi nhận có rất nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức. Đạo đức bắt
nguồn từ tiếng Latinh là Mos – lề thói, cịn có nhiều định nghĩa khác nhau về khái
niệm này, tuy nhiên có thể “luân lý” được xem như đồng nghĩa với “Đạo đức” có gốc
từ tiếng Hi Lạp là ethicos – lề thói, tập tục.
Theo Từ điển Xã hội học, đạo đức là những chuẩn mực hành vi xã hội hướng con
người theo cái thiện, chống cái ác. Đạo đức là nền tảng của cuộc sống xã hội. Theo các
nhà xã hội học, đạo đức được điều tiết bằng hai yếu tố: yếu tố khách quan (dư luận xã
hội) và yếu tố chủ quan (lương tâm con người). Mỗi hành vi vơ đạo đức có thể khơng
bị luật pháp trừng trị, nhưng bị dư luận xã hội và lương tâm lên án [17].
Theo từ điển Tâm lý học, “Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của cá nhân hay nhóm,
biểu hiện ở hành vi phù hợp với các quy chuẩn, chuẩn mực xã hội. Đạo đức không
phải là các quy chuẩn hay chuẩn mực xã hội” [8].
Vậy “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người

trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá
nhân bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội [26, 6].
Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ
con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản
thân mình [7, 6].
1.2.2. Giáo dục
Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh
"Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức
làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục".

11


×