Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN tài CHÍNH TIỀN tệ TỔNG QUAN về CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP lần THỨ tư (CMCN 4 0) và ẢNH HƯỞNG của nó đến THỊ TRƯƠNG TIỀN tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.03 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



-------

-------

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TÊ
TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIÊP LẦN THỨ TƯ
(CMCN 4.0) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỊ TRƯƠNG TIỀN TÊ
Nhóm thực hiện: Nhóm 10
STT
1
2
3
Lớp tín chỉ: TCH 301(GD1-HK1-2021).3
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Lan

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, KHUNG PHÂN TÍCH VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIÊP
LẦN THỨ TƯ (CMCN 4.0) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỊ TRƯỜNG
TIỀN TÊ....................................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài.......................................... 8
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài............................................................ 8


1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước........................................................... 10
1.2. Khung phân tích.............................................................................................. 11
1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIÊP
LẦN THỨ TƯ (CMCN 4.0) VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TÊ.................................... 13
2.1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).................................13
2.1.1. Định nghĩa................................................................................................. 13
2.1.2. Nguyên lý hoạt động.................................................................................. 14
2.1.3. Các lĩnh vực chính.................................................................................... 15
2.2. Thị trường tiền tệ............................................................................................ 16
2.2.1. Khái niệm thị trường tiền tệ...................................................................... 16
2.2.2. Đặc điểm thị trường tiền tệ....................................................................... 17
2.2.3. Chức năng của thị trường tiền tệ.............................................................. 17
2.2.4. Cấu trúc thị trường tiền tệ......................................................................... 17


2.2.5. Chủ thể của thị trường tiền tệ................................................................... 20
2.2.6. Các công cụ trên thị trường tiền tệ........................................................... 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIÊP LẦN THỨ TƯ (CMCN 4.0) ĐẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN
TÊ............................................................................................................................... 26
3.1. Tổng quan về Fintech trên thế giới và Việt Nam hiện nay...........................26
3.2. Các ứng dụng của Fintech trong thị trường tiền tệ...................................... 28
3.2.1. Blockchain................................................................................................. 28
3.2.2. Big Data..................................................................................................... 39
3.2.3. Trí tuệ nhân tạo - AI.................................................................................. 47
3.3. Ngân hàng điện tử (E – banking)................................................................... 54
3.3.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử (E – banking).......................... 54
3.3.2. Các sản phẩm dịch vụ e – banking........................................................... 55
3.3.3. Mô hình SWOT......................................................................................... 57

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH............................................ 62
4.1. Kết luận........................................................................................................... 62
4.2. Giải pháp......................................................................................................... 63
4.2.1. Giải pháp chung........................................................................................ 63
4.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro công nghệ trong giao dịch ngân hàng điện tử . 66

TÀI LIÊU THAM KHẢO......................................................................................... 71


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
ANTT
CMCN 4.0
CNTT
GDP
ĐCTC
NHĐT
NHNN
NHTM
NHTW
TCTD
TGTC


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cấu trúc thị trường căn cứ vào phạm vi của đới tượng giao dịch............................... 18
Hình 2: Cấu trúc thị trường tiền tệ căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa (công cụ) giao dịch
trên thị trường...........................................................................................................................19
Hình 3: Ba chữ V trong Big Data............................................................................................. 39


DANH MỤC BIỂU ĐÔ

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện mức độ phổ biến của tiền điện tư.................................................33
Biểu đồ 2: Ước tính số lượng thiết bị kết nối internet trên thế giới......................................... 45

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số công ty Fintech tại Việt Nam.......................................................................... 27


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là cuộc CMCN 4.0. Mỗi cuộc
cách mạng công nghiệp đều mang những nét đặc trưng theo từng giai đoạn. Trong đó,
bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số
và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản
x́t với các cơng nghệ. Với lợi thế về công nghệ, cuộc CMCN 4.0 tác động sâu sắc
đối với nền kinh tế, xã hội của các nước trên thế giới.
Các nghiên cứu cho thấy, CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn theo
những cách thức mới, trong những nội dung mới của lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân
hàng và dịch vụ thanh toán. CMCN 4.0 sẽ làm thay đởi hồn tồn các kênh và phương
thức huy động, phân phối vốn, phương thức tiếp cận vốn, tiếp cận các sản phẩm dịch
vụ, dịch vụ tài chính. Dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích hành vi khách hàng sẽ là xu
hướng tương lai cho thời đại công nghệ số khi có thể thu thập dữ liệu bên trong và bên
ngồi thơng qua tở chức phân tích hành vi khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ, mang lại giá trị gia tăng, tiết giảm chi phí và hỗ trợ cho các quá trình ra quyết định
(Jan Smit, Stephan Kreutzer, Carolin Moeller & Malin Carlberg, 2016).
Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra những thách thức về bảo mật, do đó an ninh
mạng trở nên vô cùng quan trọng. Với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số
và xu hướng chuyển dần sang điện toán đám mây, những lỗ hổng bảo mật cũng vì thế

mà tăng theo, kéo theo những lo ngại ngày càng nghiêm trọng về rủi ro tấn công tin
tặc. Bên cạnh đó, thị trường trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, cũng sẽ có sự thay đổi, do
việc ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0. Nhận ra được tính cấp thiết của đề tài,
nhóm tác giả chính em đã lựa chọn chủ đề tiểu luận “Tổng quan về cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và ảnh hưởng của nó đến thị trường tiền tệ” để
phần nào làm rõ hơn những vấn đề tiềm ẩn bên trong đề tài này. Từ đó đưa ra những
khuyến nghị và giải pháp mang tính gợi ý để các bên, trong đó có cả cơ quan quản lý
có thể tham khảo nhằm có những hành động phù hợp.
6


Do sự hiểu biết về các vấn đề chưa sâu sắc nên chắc chắn bài viết còn có rất
nhiều thiếu sót. Bởi vậy em mong nhận được sự chỉ bảo, nhận xét của giảng viên PGS.
TS Nguyễn Thị Lan để có thể sưa chữa, khắc phục những mặt kiến thức của mình và
để bài viết hồn thiện hơn.
Em chân thành cảm ơn cô!
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào số liệu thực tế và từ kiến thức đã được học cũng như những hiểu biết
của bản thân, trong bài viết này, nhóm chúng em muốn đề cập đến sự tác động của
Cách mạng công nghiệp 4.0 cả ngày trước lẫn hiện tại để từ đó phân tích tác động của
cuộc CMCN 4.0 và cung cấp khái quát những ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 tới thị
trường tiền tệ. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng
tính hiệu quả cho thị trường đối với các nhà quản lý và các nhà đầu tư, giải pháp đúng
đắn để giúp thị trường tiền tệ đối mặt với những khó khăn mà CMCN 4.0 mang lại. Cụ
thể, nghiên cứu đi thực hiện: Đánh giá, dự báo tổng thể ảnh hưởng của cuộc CMCN
4.0 tới các chủ thể, các thành phần trong thị trường tiền tệ. Từ đó đưa ra gợi ý, giải
pháp cho thị trường tiền tệ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận sẽ tập trung nghiên cứu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(CMCN 4.0) và tập trung vào tác động của Fintech đến thị trường tiền tệ.
Đối tượng nghiên cứu: Bài sẽ tập chung nghiên cứu về CMCN 4.0 và
những ảnh hưởng của nó tới thị trường tiền tệ.
Phạm vi nghiên cứu của bài sẽ là thị trường tiền tệ nói chung

7


Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu
về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và ảnh hưởng của nó đến
thị trường tiền tệ.
1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra với tốc độ vô
cùng nhanh chóng và có tác động vô cùng lớn tới tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới trên mọi lĩnh vực mọi phương diện. Đặc biệt cuộc CMCN 4.0 vừa mở ra
những cơ hội đồng thời cũng tạo ra vô vàn thách thức đối với các quốc gia đặc biệt các
quốc gia đang phát triển nền công nghiệp có x́t phát điểm thấp và đang trong quá
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một lĩnh vực chịu tác động rất lớn bởi sự
phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là lĩnh vực tài
chính tiền tệ và cụ thể là thị trường tiền tệ. Điều này được chỉ ra khá rõ trong các
nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài.
Với đề tài nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
(CMCN 4.0) lên thị trường tiền tệ, chúng em tập trung vào nghiên cứu về các ứng
dụng công nghệ tài chính (Fintech) và các ảnh hưởng của các ứng dụng lên thị trường
tiền tệ trên cả 2 phương diện lý thuyết và thực tiễn.
Để phục vụ nghiên cứu của nhóm, chúng em đã tìm hiểu tởng quan các nghiên
cứu nước ngoài và các nhiên cứu trong nước để làm nền tảng, cơ sở phát triển bài
nghiên cứu của chúng em.
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Một bài báo nghiên cứu định lượng của Hyun-Sun Ryu (2018) đã tìm hiểu mức độ

ảnh hưởng của 3 ́u tớ lợi ích (lợi ích kinh kế – economic benefit, sự thuận tiện –
convenience và quá trình giao dịch – transaction process) và 4 yếu tố rủi ro (rủi ro tài
chính, rủi ro pháp luật, rủi ro bảo mật, rủi ro vận hành) ảnh hưởng đến sự quyết định sư
dụng Fintech và sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm người dùng phân theo
thời gian áp dụng Fintech – ảnh hưởng của các yếu tố lợi ích và rủi ro lên những người áp
dụng Fintech trước lớn hơn so với những người áp dụng muộn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng lợi ích là nhân tố ảnh hưởng nhiều hơn rủi ro lên quyết định
8


sư dụng Fintech. Điều đó cũng có nghĩa là khách hàng chủ yếu sẵn sàng sư dụng
Fintech nhưng một vài ́u tớ đã ngăn cản qút định của họ. Vì thế, kiểm soát rủi ro
trong Fintech cũng quan trọng như việc tăng cường các lợi ích. Nghiên cứu chỉ ra
những cơ hội và thách thức cơ bản của Fintech trên thị trường tài chính rút ra từ lợi ích
và rủi ro mà nó mang lại đứng trên góc nhìn của người dùng. Từ đó giúp các nhà quản
lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên nghiên cứu sư dụng bộ các biến độc lập từ những nghiên cứu đi trước,
vì thế các nghiên cứu sau này có thể phát triển thêm các biến khác hay nói cách khác là
những lợi ích và rủi ro chưa được đề cập đến, vì thế các biến độc lập chỉ giải thích
được một phần trong sự biến đổi của biến phụ thuộc. Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa
đưa ra cái nhìn tởng quan về thị trường tiền tệ với các dịch vụ khác như: internet
banking, bitcoin, các công cụ Fintech, …
Ở phạm vi nhỏ hơn, Bosko Mekinjic (2019) tìm hiểu về những ảnh hưởng tới
lĩnh vực ngân hàng trong tình hình cạnh tranh ngày một mạnh mẽ cùng những quy
định mới và những thay đổi quá trình sớ hóa mang lại. Mekinjic tập trung phân tích
ảnh hưởng của những lĩnh vực nổi trội của CMCN 4.0 đến hoạt động của ngân hàng
như AI, Blockchain, tiền điện tư cùng các vấn đề kéo theo như bảo mật, ưu nhược
điểm của quá trình sớ hóa ngân hàng. Mekinjic khẳng định dù muốn hay không, hiểu
hay không, khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, mang theo đó những khái niệm
hoàn toàn mới đòi hỏi con người phải cập nhật, đổi mới, phát triển liên tục. Với tốc độ

thay đổi nhanh chóng, chúng ta có thể nói rằng tương lai của tài chính ngân hàng chắc
chắn sẽ rất khác biệt trong vài năm tới, đặc trưng là sự thay thế con người bằng công
nghệ AI, tăng tốc độ trao đổi thông tin và dịch vụ ngân hàng chất lượng hơn.
Nghiên cứu của Mekinjic đã chỉ ra những vấn đề cốt lõi của CMCN 4.0 cùng ảnh
hưởng đặc trưng của nó đến lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung phân
tích số liệu các nước khi vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA) nên có
những giới hạn nhất định về vùng miền.
Một nghiên cứu tổng hợp gần đây của McKinsey&Company: Fintechnicolor: The
new picture in Finance (2020) đã vẽ ra một bức tranh tổng quát về xu hướng của nền tài
chính toàn cầu với những tiến bộ kĩ thuật đang được áp dụng và sẽ tiếp tục phát triển
9


và phủ rộng hơn trong tương lai. Bài viết cũng đào sâu hơn vào từng loại công nghệ
(Internet of Thing, Computing Cloud, Machine Learning – AI, Robotics, Blockchain)
đang được ứng dụng theo những nguyên lí nào, ứng dụng vào hoạt động gì, cách đánh
giá độ hiệu quả và những vấn đề, rủi ro cần lưu tâm khi ứng dụng công nghệ đó.
Tuy nhiên nghiên cứu của McKinsey&Company chưa tập trung làm rõ vào thị
trường tiền tệ.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Hoàng Hà (2017) tại Hội thảo Quốc gia Khoa học quản trị và
kinh doanh lần thứ VI khẳng định sự phát triển của Fintech đã mang lại nhiều thay đổi
mạnh mẽ trong thế giới tài chính. Dựa trên những ưu điểm vượt trội trong khả năng
đổi mới và tiếp cận công nghệ, Fintech và Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động
thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ trong ngành tài chính – tiền tệ. Với khả năng tự động hóa
và xư lý linh hoạt, các giao dịch tiền tệ thông qua Fintech trở nên nhanh chóng và đơn
giản, có khả năng giải ngân nhanh nhờ sư dụng các thuật toán cao cấp để tính lãi.
Fintech tại Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn đầu phát triển với phần lớn trong đó
tập trung vào mảng thanh toán thông qua các công cụ thanh toán trực tuyến như
MoMo, Payoo, VinaPay, OnePay…hoặc giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/MOS,

dịch vụ cho vay trực tuyến, quản lý dữ liệu tài chính cá nhân, ngân hàng kỹ thuật số
đầu tiên của Việt Nam với Timo. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, hợp tác
ngân hàng – Fintech sẽ trở thành xu hướng tất yếu.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Trương Thị Đức Giang và Nguyễn Hải Hà (2019) cho
rằng sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 có thể tạo ra
những cơ hội lớn đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng và dịch vụ thanh toán, đồng thời
đặt ra những thách thức khó lường cho thị trường tiền tệ. Cụ thể, Cách mạng cơng nghiệp
4.0 sẽ làm thay đởi hồn tồn kênh phân phới và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền
thống, ứng dụng nhiều hơn công nghệ thông tin, kỹ thuật số. Dữ liệu lớn (Big Data) và
phân tích hành vi khách hàng sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ và góp phần mang lại giá trị
gia tăng. Xu hướng “ngân hàng không giấy” phổ biến hơn, hiện đại hơn dựa trên nền tảng
công nghệ tự động hóa, thông minh quá và kết nối đa chiều. Đặc biệt, sự xuất hiện của các
loại tiền ảo, tiền điện tư như: Bitcoin, Libra, Etherum… không phải
10


do ngân hàng trung ương phát hành sẽ tạo nên những thay đổi khó lường trên thị
trường tiền tệ, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam, phải thay đổi
cách thức điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, Cách mạng công nghệ 4.0 cũng
đặt ra những thách thức về lỗ hổng bảo mật trong giao dịch và rủi ro về an ninh tiền tệ.
Nghiên cứu “Tác động của Fintech đối với tài chính toàn diện: Bằng chứng
thực nghiệm tại các quốc gia và một số khuyến nghị cho Việt Nam” (Nhung, et al.,
2020) đã làm rõ tác động của Fintech lên mức độ tài chính tồn diện tại 140 q́c gia
trong năm 2011 và 2014. Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường một cách toàn diện
hơn mức độ phát triển của Fintech bằng việc xây dựng hai chỉ tiêu bao gồm Cơ sở hạ
tầng cho Fintech (Fintech infrastructure) và Hệ sinh thái hỗ trợ Fintech (Fintech
ecosystem). Kết quả của mơ hình hồi quy chỉ ra rằng Hệ sinh thái hỗ trợ Fintech đóng
vai trò then chớt trong việc thúc đẩy tài chính tồn diện tại các quốc gia, đặc biệt là đối
với nhóm nước có thu nhập trung bình thấp (bao gồm Việt Nam).
Bài nghiên cứu của nhóm tác giả kế thừa những phân tích và kết quả của những

nghiên cứu đi trước, cụ thể là về những ứng dụng công nghệ 4.0 và những dịch vụ
Fintech đang được cung cấp trên thị trường tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam
nói riêng, cùng với đó là những tác động hai mặt của Fintech đến các mặt của thị
trường tài chính, điểm nhấn là mức độ ổn định và mức độ tài chính tồn diện.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, các cơng trình đi trước vẫn chưa có cái nhìn sâu hơn
vào một bộ phận của thị trường tài chính là thị trường tiền tệ và liệu rằng thị trường tiền tệ
có phát triển hơn khi có những đổi mới về khoa học cơng nghệ hay khơng. Chính vì lí do
đó, nhóm tác giả quyết định sẽ thực hiện nghiên cứu để đánh giá trình độ phát triển của thị
trường tiền tệ khi có sự xâm nhập và phát triển nhanh chóng của Fintech.

1.2. Khung phân tích
Dựa trên kết quả nghiên cứu đi trước của các học giả trong và ngoài nước, cùng
với quá trình học tập, tham khảo nhóm chúng em sẽ thực hiện nghiên cứu tổng quan về
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đồng thời làm rõ ảnh hưởng của
nó đến thị trường tiền tệ với khung phân tích tiến hành nghiên cứu như sau:

11


Đầu tiên chúng em thực hiện tìm hiểu tởng quan về cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư (CMCN 4.0) và tị trường tiền tề về phương diện lý thuyết.
Tiếp đến nhóm chúng em xác định những ứng dụng Fintech trong thị trương tiền tệ
hiện nay. Từ đó, xem xét và phân tích tác động của việc ứng dụng Fintech đối với việc
thực hiện các chức năng của thị trường tiền tệ bằng việc xây dựng mơ hình SWOT.

Ći cùng từ những phân tích ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 đến thị trường
nhóm chúng em đưa ra một số giải pháp, gợi ý chính sách.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi sư dụng các phương pháp nghiên cứu
định tính vì là tiểu luận phân tích kinh tế định tính trong lĩnh vực tài chính, nên cơ sở

lý thuyết chính được dùng là kinh tế học, trong đó dựa nhiều vào kinh tế vĩ mô, kinh tế
vi mô, tài chính học, lưu thông tiền tệ, quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn dùng
các thông tin, nhìn nhận, đánh giá về CMCN 4.0, về thị trường tài chính, về hội nhập
kinh tế cùng các diễn biến có thể của chúng của các cơ quan chuyên ngành, người
tham gia, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực trên, để phân tích và
minh chứng cho các kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính (Qualitative research) là phương pháp thu thập các thông
tin và dữ liệu dưới dạng “phi số” để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên
cứu, khảo sát hoặc điều tra (dưới đây gọi chung là ‘đối tượng nghiên cứu’) nhằm phục
vụ mục đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu. Các thông tin này thường được thu
thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung sư dụng câu
hỏi mở, và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập
trung. Khác với nghiên cứu định lượng, những kỹ thuật nghiên cứu này mặc dù không
giúp khái quát hoá các vấn đề nghiên cứu nhưng cho phép nhà nghiên cứu khám phá
một cách cụ thể hơn và chi tiết hơn những sắc thái khác nhau của hành vi xã hội.
Trong phương pháp nghiên cứu định tính chúng em sư dụng các phương pháp
nghiên cứu định tính cơ bản sau để áp dụng vào bài tiểu luận:

12


Phương pháp thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm): Thảo luận nhóm
được xem là một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và trong
nghiên cứu định tính nói chung. So với phương pháp phỏng vấn chuyên sâu lấy ý kiến
đánh giá từ cá nhân thì thảo luận nhóm lại có thể thu được kết quả mang tính đa chiều
dưới nhiều góc độ tập thể, nhóm.
Phương pháp nghiên cứu tình huống: Nghiên cứu tình h́ng là phương pháp cho
phép tìm hiểu, đánh giá một cách tồn diện và có chiều sâu về đới tượng nghiên cứu.
Các tình huống nghiên cứu thường là các vấn đề về tiểu luận mà nhóm đang nghiên
cứu cụ thể là “Tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) và

ảnh hưởng của nó đến thị trường tiền tệ”.
Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp từ đối
tượng quan sát, người quan sát kết hợp với phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp từ
đối tượng khảo sát để có được những kết quả cao.
Tóm lại, phương pháp nghiên cứu định tính cho phép người thực hiện nghiên cứu
linh hoạt thay đổi cấu trúc phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính giúp người thu thập thông tin đào sâu được vấn đề
và những ý kiến từ đối tượng nghiên cứu mà những câu hỏi định tính thông thường
không trả lời được.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN
4.0) và thị trường tiền tệ
2.1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)
2.1.1. Định nghĩa
Theo Gartner, Cách mạng 4.0 xuất phát từ khái niệm “Industry 4.0” trong, một báo
cáo của chính phủ Đức năm 2013. Industry 4.0 kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản
xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng
và quy trình bên trong. Nó dựa trên nền tảng của ba cuộc cách mạng từng có trong lịch sư.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ năm 1784, khi con người phát minh
ra động cơ hơi nước, đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên sản xuất cơ khí thay thế hệ
thống kỹ thuật cũ của nông nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 từ năm
13


1870 đến khi loài người phát minh ra động cơ điện, sư dụng năng lượng điện để tạo
nên nền sản xuất với các dây chuyền lắp ráp. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba từ
năm 1969 xuất hiện khi con người phát minh ra máy tính, internet nên cũng được gọi
là cuộc cách mạng số, đây là thời kỳ mà máy móc tự động hóa thay thế phần lớn chức
năng của con người. Cuộc CMCN 4.0 nảy nở từ cuộc CMCN 3.0, nếu như cuộc
CMCN 3.0 kết nối con người với con người thì 4.0 kết nới vạn vật. Theo Schwab tốc
độ đột phá của CMCN 4.0 không có tiền lệ lịch sư khi so sánh với các cuộc cách mạng

trước đây, cách mạng 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ, phá vỡ hầu hết ngành
công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đởi này báo
trước sự chủn đởi của tồn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
2.1.2. Nguyên lý hoạt đợng
Sự thay đởi mơ hình này trong cơng nghiệp 4.0 dựa trên các nguyên lý sau:
Khả năng tương tác: khả năng giao tiếp của tất cả các yếu tố của nhà máy, hệ
thống vật lý không gian mạng, robot, hệ thống thông tin doanh nghiệp, sản phẩm thông
minh và con người, cũng như hệ thống phần ba.
Phân cấp: năng lực thiết kế các quy trình phụ tự trị trong nhà máy với các yếu tố
vật lý không gian mạng với khả năng đưa ra quyết định một cách tự chủ.
Phân tích thời gian thực: khả năng thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu (dữ
liệu lớn) cho phép giám sát, kiểm soát và tối ưu hóa các quy trình, tạo điều kiện cho
mọi kết quả và quyết định xuất phát từ quy trình ngay lập tức và tại mọi thời điểm.
Ảo hóa: khả năng tạo ra một bản sao ảo bằng cách thu thập dữ liệu và mơ hình
hóa các quy trình cơng nghiệp (vật lý), thu được các mơ hình nhà máy ảo và mơ hình
mơ phỏng.
Định hướng dịch vụ: khả năng chuyển giá trị mới được tạo ra cho khách hàng
dưới dạng dịch vụ mới hoặc dịch vụ cải tiến với việc khai thác các mơ hình kinh doanh
đột phá mới.
Tính module và khả năng mở rộng: tính linh hoạt và độ co giãn để thích ứng với
nhu cầu của ngành công nghiệp và kinh doanh mọi lúc, với khả năng mở rộng năng lực
14


kỹ thuật của hệ thống theo yêu cầu kỹ thuật theo yêu cầu của sự phát triển của nhu cầu
kinh doanh trong từng trường hợp.
2.1.3. Các lĩnh vực chính
Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0 trong thời đại
này đã tạo ra những phát minh thay đởi hồn tồn cách các doanh nghiệp vận hành
thơng qua các công nghệ. CMCN 4.0 dựa trên 3 lĩnh vực chính: Kỹ thuật số, Công

nghệ sinh học và Vật lý học. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cách mạng 4.0
là trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence (hay được viết tắt là AI), vạn vật kết nối
internet-Internet of Things (vạn vật kết nối) và Big Data (dữ liệu lớn).
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực của khoa học máy tính, tạo ra những cỗ máy
thông minh hoạt động và phản ứng như con người, đặc biệt trong các lĩnh vực nhận
dạng giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Khi AI trở nên phổ biến
hơn, các ứng dụng sư dụng nó phải hoạt động liền mạch với các ứng dụng khác, vì vậy
các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng tạo điều kiện tích hợp sâu hơn với các ứng dụng và dự
án IoT hiện có và tương tác hệ sinh thái phong phú hơn. Đây là công nghệ lập trình
cho máy móc với các khả năng như: học tập (tim kiếm, thu thập, áp dụng các quy tắc
sư dụng thông tin), khả năng lập luận (đưa ra các phân tích, dự đoán chính xác hoặc
gần chính xác) và khả năng tự sưa lỗi.
Internet of Things (IoT) là sự kết hợp của internet, công nghệ vi cơ điện tư và
công nghệ không dây. Internet giúp kết nối các thiết bị hỗ trợ từ công việc tới cuộc
sống thường nhật (điện thoại, máy tính, tivi, lò vi sóng thông minh, xe ô tô tự lái, …)
với con người, thu thập và truyền dữ liệu trong thời gian thực qua một mạng internet
duy nhất. Internet vạn vật (IoT) mô tả các đối tượng vật lý hàng ngày được kết nối với
internet và có thể tự nhận dạng chúng với các thiết bị khác. Theo ước tính sẽ có hơn 24
tỷ thiết bị IoT trên Trái đất vào năm 2020 (khoảng bốn thiết bị cho mỗi con người trên
hành tinh này) và 6 tỷ đô la sẽ chảy vào các giải pháp IoT.
Big Data (Dữ liệu lớn) là tài sản thông tin mà những thông tin này có khối lượng
dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, cho phép con người có thể thu thập, chứa
đựng được một lượng dữ liệu khổng lồ. Big Data cũng đòi hỏi phải có công nghệ mới
15


để xư lý hiệu quả nhằm đưa ra những quyết định hiệu quả khám phá được các yếu tố
ẩn sâu trong dữ liệu và tới ưu hóa được quá trình xư lý dữ liệu.
Lĩnh vực thứ hai chịu tác động chính yếu từ cách mạng 4.0 là công nghệ sinh
học. Cuộc cách mạng tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược,

chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Nhiệm
vụ của ngành sinh học trong cách mạng 4.0 là nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng
dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi nhân giống, vi sinh, công nghệ
enzyme và protein, công nghệ di truyền,...để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới,
có đặc tính ưu việt, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đồng thời, nghiên cứu, phát
triển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học trong lĩnh vực y - dược để tạo ra các
sản phẩm y - dược mới, hiệu quả chữa bệnh cao, các dịch vụ y học công nghệ cao
nhằm phòng chống hữu hiệu các loại dịch bệnh nguy hiểm, đáp ứng ngày càng tốt nhu
cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe của con người.
Cuối cùng lĩnh vực thứ ba chịu tác động chính yếu từ cách mạng 4.0 là vật lý học
với sự ra đời của robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, vật liệu mới, công nghệ nano…

Tự động quy trình robotic (RPA) là quá trình tự động hóa các hoạt động kinh
doanh thông thường với các robot phần mềm được đào tạo bởi AI, có thể thực hiện các
nhiệm vụ một cách tự động. Những robot này có thể thay thế con người cho các nhiệm
vụ phổ biến như xư lý giao dịch, quản lý công nghệ thông tin và công việc trợ lý.
In 3D còn được gọi là sản xuất phụ gia, cho phép tạo ra các mơ hình 3D vật lý
của các đới tượng. Nó được sư dụng trong phát triển sản phẩm để giảm thời gian tung
ra thị trường, rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm và tạo ra các hệ thống sản xuất và
tồn kho linh hoạt hơn với chi phí thấp hơn.
2.2. Thị trường tiền tệ
2.2.1. Khái niệm thị trường tiền tệ
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sư dụng
các nguồn tài chính giữa các chủ thể kinh tế với nhau thông qua những phương thức
giao dịch và công cụ tài chính nhất định.
16


Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa
đối với các nguồn tài chính ngắn hạn. Thời gian đáo hạn thường dưới một năm.

2.2.2. Đặc điểm thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch các chứng khoán nợ và ngắn hạn có tính thanh
khoản cao và ít rủi ro.
Thị trường tiền tệ là thị trường bán buôn, có khối lượng giao dịch lớn.
Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ là ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư
có tính chuyên nghiệp cao và mục tiêu chủ yếu của họ tham gia thị trường tiền tệ là để
giải quyết nhu cầu thanh khoản.
2.2.3. Chức năng của thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ giúp huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đến người cần
sư dụng.
Chức năng quan trọng nhất của thị trường tiền tệ chính là tạo tính thanh khoản
cho nền kinh tế. Một khi nền kinh tế thiếu thanh khoản sẽ ngay lập tức tham gia vào
thị trường tiền tệ đêr giải quyết nhu cầu thanh khoản.
Chức năng quan trọng thứ hai của thị trường tiền tệ đó chính là tạo môi trường để
ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ. Khi ngân hàng trung ương thực hiện
chính sách tiền tệ tức là điều tiết lượng tiền trong lưu thông thông qua các công cụ của
chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở OMO – biện pháp thực thi chính sách tiền tệ
mà theo đó ngân hàng trung ương của một nước kiểm soát cung tiền của nước đó bằng
cách mua bán các chứng khoán do chính phủ phát hành hoặc các công cụ tài chính khác).

2.2.4. Cấu trúc thị trường tiền tệ
2.2.4.1. Căn cứ theo phạm vi của các đối tượng giao dịch

17


THỊ TRƯỜNG
TIỀN TÊ

Hình 1: Cấu trúc thị trường căn cứ vào phạm vi của đối tượng giao dịch


a, Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Thị trường liên ngân hàng là thị trường tiền tệ bán buôn, giao dịch nguồn vốn
ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng với nhau.
Những giao dịch trên thị trường liên ngân hàng phải lớn hơn 1 triệu USD. Hàng
hóa trên thị trường là các khoản tiền gưi dự trữ tạm thời dư thừa.
Thị trường liên ngân hàng là thị trường vay mượn với độ rủi ro cao: các giao dịch
trên thị trường thường không có tài sản đảm bảo, đồng thời các thủ tục pháp lí vô cùng
đơn giản.
Thị trường ngân hàng là thị trường thơng tin cực kì nhạy cảm: Các ngân hàng
thương mại giao dịch với nhau qua tài khoản thanh toand mở tại ngận hàng trung
ương. Nhờ vào hệ thống tài khoản này giúp cho thị trương liên ngân hàng hoạt động
hiệu quả, thuận lợi hơn.
Thị trường liên ngân hàng là thị trường vơ hình, liên kết tồn cầu: các ngân hàng,
các nhà kinh doanh phi ngân hàng, … có thể liên kết tồn cầu với nhua thơng qua hệ
thớng giao dịch hiện đại thực hiện các dịch vụ mua bán trên thị trường liên ngân hàng.
Giao dịch trên thị trường liên ngân hàng được thực hiện thông qua các công cụ hiện đại.

b, Thị trường tiền tệ mở rộng
Thị trường mở là thị trường mà ở đó ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ mua
bán các giấy tờ có giá ngắn hạn nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia thông qua

18


việc làm thay đổi cơ số tiền tệ mà đặc biệt là tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng, qua
đó tác động đến khối lượng tiền cung ứng.
Tùy thuộc mục tiêu hướng đến của chính sách tiền tệ là tác động nhằm làm tăng
hay giảm cung tiền trong lưu thông mà Ngân hàng trung ương sẽ tổ chức phiên chào
mua hay phiên chào bán giấy tờ có giá phù hợp với định hướng. Số lượng phiên thị

trường mở được tổ chức cũng tùy thuộc vào nhu cầu điều hòa lưu thông tiền tệ.
Tại Việt Nam, thị trường mở được điều hành bởi Ban điều hành nghiệp vụ thị
trường mở trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Ban điều hành có thẩm quyền quyết định các nội dung chủ yếu trong phiên giao
dịch thị trường mở, bao gồm các yếu tố như các loại giấy tờ có giá cần mua/bán, khối
lượng các loại giấy tờ có giá cần mua/bán, tỉ lệ giao dịch các loại giấy tờ có giá,
phương thức đấu thầu, phương thức xét thầu, thời hạn của các giao dịch mua/bán có kì
hạn, lãi suất mua/bán...
2.2.4.2. Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa (loại cơng cụ) giao dịch trên
thị trường

THỊ TRƯỜNG
TIỀN TÊ

Hình 2: Cấu trúc thị trường tiền tệ căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa (công
cụ) giao dịch trên thị trường

a, Thị trường giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn trực tiếp
Thị trường cho vay, tài trợ, bảo lãnh, mua bán các loại chứng từ có giá ngắn hạn.
b, Thị trường giao dịch mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn
19


Thị trường giao dịch mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn: trái phiếu, tín
phiếu, chấp phiếu, …
c, Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là một thị trường phi tập trung tồn cầu cho việc trao đởi
các loại tiền tệ. Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng
quốc tế lớn. Các trung tâm tài chính khắp thế giới giữ chức năng như các neo của trao
đổi giữa một loạt các loại người mua và người bán khác nhau suốt ngày đêm, ngoại trừ

những ngày cuối tuần.
Thị trường ngoại hối xác định giá trị tương đối của các tiền tệ khác nhau.
Thị trường ngoại hối hỗ trợ thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách cho phép
chuyển đổi tiền tệ. Nó cũng hỗ trợ đầu cơ trực tiếp trong giá trị của các tiền tệ.
Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính thanh khoản nhất trên thế giới.
2.2.5. Chủ thể của thị trường tiền tệ
Trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ, hình thức sơ khai của thị trường tiền
tệ là thị trường liên ngân hàng với mục tiêu cân đối, ddiefu hòa vốn giữa các NHTM với
các TCTD nhằm khai thơng khả năng thanh toán cho các TCTD. Vì vậy, xét theo chiều
ngang, thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ điều tiết vốn giữa các NHTM và TCTD. Nếu
xét theo chiều dọc, thị trường tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa NHTW và NHTM qua
con đường tái chiết khấu với lãi suất chiết khấu là một công cụ linh hoạt để NHTW điều
tiết vĩ mô nền kinh tế trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ.

Ngày nay, quy mô hoạt động của thị trường tiền tệ được mở rộng về phạm vi điều
tiết vốn, do đó dẫn tới sự đa dạng hơn của các chủ thể tham gia trên thị trường.
Các chủ thể tha gia thị trường tiền tệ bao gồm:
Các chủ thể cung ứng nguồn vốn: NHTW, NHTM, các TCTD khác, … Đầu tư
nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường này có độ rủi ro rất tháp, do thời gian ngắn giá cả
chứng khoán biến động khồn đáng kể.
20


Chủ thể có nhu cầu về vốn: NHTM, các đơn vị kinh tế khsc, kho bạc nhà nước,
… Thông qua thị trường tiền tệ, các chủ thể có thể thu hút được nguồn vốn ngắn hạn
dẽ dàng và chi phí thấp.
Chủ thể trung gin môi giới, vừa đi vay và vừa cho vay: NHTM, công ty chuyên
mô giới.
2.2.5.1. Chính phủ
Khi có thiếu hụt trong khối Chính phủ mang tính tạm thời hoặc bù đắp bội chi

ngân sách cũng như trả nợ nước ngồi, … NHTW sẽ huy động vớn thơng qua việc cho
phép Kho bạc Nhà nước phát hành tín phiếu.
Khi tín phiếu được phát hành nó thường nhận được sự quantaam rất lớn của các
tở chức tài chính vì tín phiếu là công cụ có đảm bảo của Chính Phủ cho nên hầu như
không có rủi ro, hơn nữa tính thanh khoản của nó cũng rất cao. Bên cạnh đó, các nhà
đầu tư chọn tín piếu còn nhằm mục đích cần bằng danh mục đầu tư cũng như một
khoản dự trữ khác và giảm thiểu rủi ro. Do đó, việc phát hành tín phiếu cũng được sư
dụng như một công cụ tiết chê lạm phát hoặc giảm phát ngắn hạn.
2.2.5.2. Ngân hàng trung ương
Ngân hàng Trung ương là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc
gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục
đích hoạt động của NHTW là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát
lãi suất, cứu các NHTM có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các NHTW thuộc sở hữu của Nhà
nước, nhưng vẫn có mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ.
2.2.5.3. Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính
Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là
cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gưi, cho vay
và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ
khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
NHTM có chức năng là trung gian tín dụng - NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa
người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai
21


trò nhận tiền gưi, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản
chênh lệch giữa lãi suất nhận gưi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả
các bên tham gia: người gưi tiền và người đi vay... Cho vay luôn là hoạt động quan
trọng nhất của NHTM, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho NHTM.
NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các
thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gưi của họ để

thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gưi của khách hàng tiền
thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như
séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo
nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp.
Tổ chức tài chính hay định chế tài chính là tổ chức có chức năng cung cấp các
dịch vụ tài chính cho các khách hàng hoặc các thành viên. Dịch vụ tài chính quan
trọng nhất mà các tổ chức tài chính cung cấp là hoạt động như các trung gian tài chính.
Phần lớn các tổ chức tài chính được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước.
2.2.5.4. Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tê
Phần lớn các chủ thể này đều tham gia thị trường tiền tệ với tư cách là người có
nhu cầu về vốn kinh doanh. Các nhu cầu này sẽ được đáp ứng thông qua hệ thống
NHTM và các tổ chức tài chính với những điều kiện khá chặt chẽ và khắt khe nhằm
ngăn ngừa rủi ro. Ngoài ra, nhu cầu thanh khoản và các giao dịch khác cũng sẽ được
đáp ứng theo những quy định kèm theo.
2.2.5.5. Các cá nhân, tổ chức đoàn thể
Các chủ thể trên hội đủ điều kiện pháp nhân và có thu nhập cũng tham gia thị
trường tiền tệ nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vốn, giao dịch tiền tệ, mua bán giấy tờ có
giá với các NHTM cùng những điều kiện nhất định.

22


2.2.6. Các công cụ trên thị trường tiền tệ
2.2.6.1. Tín phiêu kho bạc (Treasury Bills – TB)
Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành có kỳ hạn dưới một
năm để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước và là một trong những công
cụ quan trọng để NHTW điều hành chính sách tiền tệ.
Tín phiếu kho bạc là công cụ được nắm giữ chủ yếu bởi các NHTM, ngoài ra
cũng có một lượng nhỏ các hộ gia đình, các cơng ty và các TGTC khác nắm giữ tín

phiếu kho bạc.
Các NHTM nắm giữ tín phiếu kho bạc ngoài mục đích đầu tư nguồn vốn đang bị
đóng băng để hưởng lợi tức còn sư dụng tín phiếu kho bạc như là khoản tiền dự trữ cấp
hai.
Tín phiếu kho bạc là loại có tính lỏng và an tồn nhất trong tất cả các cơng cụ
trên thị trường tiền tệ, do vậy, chúng được ưa chuộng và mua bán nhiều nhất trên thị
trường. Sở dĩ tín phiếu kho bạc là loại cơng cụ an tồn nhất trong tất trong tất cả các
loại công cụ ở thị trường tiền tệ vì được sự bảo đảm chi trả của Chính phủ.
2.2.6.2. Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được (Negotiable Bank Certificate
– NCDs)
Chứng chỉ tiền gưi (Negotiable Bank Certificate of Deposit) là một loại giấy tờ
có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. Nói
cách khác nó là một loại giấy tờ có giá tương tự sổ tiết kiệm, do ngân hàng phát hành
để chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng đối với một khoản tiền gưi có kỳ hạn tại
ngân hàng.
Các nhà đầu tư bao gồm: Chủ yếu là các NHTM khác, các TGTC, các ĐCTC
(các quỹ đầu tư, các công ty tài chính, …). Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể là các cá
nhân, hộ gia đình.
Đặc điểm của các chứng chỉ tiền gưi: chúng có mện giá lớn, thời gian đáo hạn
ngắn có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 9 tháng. Giá phát hành của chứng chỉ tiền gưi theo
mệnh giá hoặc theo giá đã chiết khấu với lãi suất thường cao hơn tín phiếu kho bạc.
23


2.2.6.3. Thương phiêu
Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết
thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.
Thương phiếu là công cụ vay nợ ngắn hạn do các ngân hàng lớn và công ty phát
hành. Trước đây các công ty thường vay vốn ngắn hạn ở các NHTM, nhưng sau đó họ
dựa chủ yếu vào việc bán thương phiếu cho các TGTC và các công ty khác để vay vốn

tức thời.
Thương phiếu có 2 loại là hối phiếu và lệnh phiếu:
Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người kí phát lập, yêu cầu người bị kí phát
thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian
nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không
điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong
tương lai cho người thụ hưởng.
Đặc điểm của thương phiếu: Thương phiếu có tính trừu tượng – trên bề mặt
thương phiếu chỉ ghi khoản nợ bên mua nợ bên bán, thời hạn phải hoàn trả nợ và thông
tin người thụ hưởng khoản nợ đó. Thương phiếu có tính bắt buộc – khi đã nhận được
thương phiếu người nợ phải thanh toán vô điều kiện (Luật pháp bảo vệ cho người bán).
Ngoài ra, thương phiếu có thể chuyển nhượng được, và được mua bán trên thị trường.
Doanh nghiệp muốn phát hành thương phiếu cần đảm bảo các điều kiện: Khối
lượng phát hành không vượt quá 75% tổng tài sản ròng – tài sản sau khi đã trừ đi hết
các khoản nợ. Đồng thời, doanh nghiệp phải được NHTM (hoặc TGTC) bảo lãnh phát
hành. Trong trường hợp doanh nghiệp khơng có khả năng thanh toán cho nhà đầu tư
thì NHTM sẽ đứng ra thanh toán cho nhà đầu tư.
2.2.6.4. Chấp phiêu của ngân hàng (Banker’s Acceptances)
Chấp phiếu của ngân hàng (Banker’s Acceptances) là giấy cam kết của một ngân
hàng (gọi là ngân hàng chấp nhận) trả một khoản tiền nhất định cho người nắm giữ
chấp phiếu vào một ngày nhất định được ghi rõ trên chấp phiếu.

24


Nhà đầu tư chủ yếu vào chấp phiếu ngân hàng là các quỹ đầu tư thị trường tiền tệ
với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận những khoản đầu tư ngắn hạn. Các ngân hàng chấp
nhận cũng có thể giữ chấp phiếu ngân hàng trong danh mục cho vay của họ và có thể
sư dụng nó làm tài sản thế chấp cho một khoản vay chiết khấu từ FED (Cục dự trữ liên

bang Mỹ) nếu chấp phiếu ngân hàng đó đủ điều kiện.
Chấp phiếu ngân hàng thực chất là thương phiếu do doanh nghiệp phát hành
được ngân hàng cam kết thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhất định khi đến
hạn bằng cách đóng dấu đã chấp nhận (Accepted) lên thương phiếu.
Người nắm giữ chấp phiếu ngân hàng đương nhiên gánh chịu rủi ro tín dụng. Lãi
suất thị trường (lãi suất chiết khấu) mà chấp phiếu ngân hàng đưa ra cho nhà đầu tư phản
ánh rủi ro này. Song, lãi suất này thường là thấp vì nguy cơ vỡ nợ trong ngắn hạn của các
ngân hàng chấp nhận là rất thấp. Tuy nhiên, lãi suất của chấp phiếu ngân hàng vẫn cao
hơn tín phiếu kho bạc cùng thời kì, cơng cụ ln được xem là tài sản phi rủi ro.

2.2.6.5. Các hợp đồng mua lại (Repurchase agreement – Repo)
Hợp đồng mua lại là những khoản vay ngắn hạn mà các chứng khoán Chính phủ
được dùng làm vật đảm bảo một tài sản có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay
không thanh toán được nợ khi đến hạn. Repo là một công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp
hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước đến dự trữ của các ngân hàng.

Chi phí giao dịch cho một hợp đồng mua lại rẻ hơn so với các hợp đồng mua đứt
bán đoạn, thích hợp trong trường hợp các định hướng chính sách tiền tệ khơng hồn
hảo dẫn đến việc sư dụng các giải pháp khắc phục, làm bớt thời gian thông báo, do đó
mà giảm bớt biến động của thị trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW.
Có hai giao dịch hợp đồng mua lại: Bán chứng khoán kèm theo cam kết sẽ mua
lại cùng một giá trong thời điểm tương lại nhất định và người bán sẽ cam kết trả cho
người mua một lãi suất nhất định và ngược lại.
2.2.6.6. Tín phiêu ngân hàng trung ương (Central Bank Bill – CBB)
Tín phiếu ngân hàng Trung ương là giấy nhận nợ của NHTW đối với người mua
tín phiếu, có những đặc điểm tương tự như tín phiếu Kho bạc. Nhưng bên cạnh đó, vì
25



×