Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro và xây dựng chiến lược quản lí rủi ro các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.92 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHÂN HIỆU VĨNH LONG



BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: Quản trị rủi ro
ĐỀ TÀI: Rủi ro và xây dựng chiến lược quản lí rủi ro các doanh
nghiệp hoạt động trong ngành du lịch
Giảng viên hướng dẫn

: Nguyễn Kim Nam

Lớp học phần

: Kế tốn doanh nghiệp

Khóa/Hệ

: K46, Đại học chính quy

Niên khóa

: 2022

Người thực hiện

: Nhóm 4
Nguyễn Thị Kim Tuyền
Lý Kim Ngân
Tạ Võ Trúc Linh


Nguyễn Anh Dũng
Trần Nguyễn Minh Hiếu


MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................... 1
B.NỘI DUNG................................................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.……………………………………………..2
I.Các khái niệm liên quan.................................................................................................................... 2
1.Khái niệm rủi ro.......................................................................................................................... 2
2.Quản trị rủi ro.............................................................................................................................. 2
2.1 Khái niệm......................................................................................................................... 2
2.2 Mục tiêu............................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH…………….……………………………….3
I. Phân loại rủi ro trong kinh doanh du lịch............................................................................. 3
1.Nguồn gốc của rủi ro................................................................................................................ 3
2.Theo môi trường tác động..................................................................................................... 5
3.Theo đối tượng rủi ro............................................................................................................... 6
4.Một số phân loại rủi ro khác................................................................................................ 8
II. Rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài kinh doanh du lịch........................................ 8
1.Rủi ro bên trong ngành du lịch............................................................................................ 8
2.Rủi ro bên ngoài doanh nghiệp kinh doanh du lịch................................................. 10
III. Kế hoạch quản trị rủi ro ở kinh doanh ngành du
lịch…................................11
IV. Ngành du lịch ở Việt Nam..........................……………………………….....15

1.Thực trạng...……………….........................…………………...…………15
2.Phương án khắc phục..……………….……………………………….…..16
C. KẾT LUẬN..………………………………………………………………..…18

Tài liệu tham khảo..………………………………………………………….......19
2


A.MỞ ĐẦU:
Du lịch – một ngành kinh tế tổng hợp, đóng vai trị quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Ngành du lịch không chỉ mang
lại nguồn thu nhập khổng lồ cho một đất nước mà còn tạo ra nhiều việc làm cho xã
hội, là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Phát triển ngành
du lịch là phát triển sự tiến bộ của xã hội, đem lại một thị trường tiêu thụ hàng hóa
rộng lớn, nâng cao dân trí, mở rộng tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau về truyền
thống, lịch sử giữa các quốc gia trên thế giới , tạo nên sự hịa bình trên tồn nhân
loại.
Tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, tác động của đại dịch Covid-19 đã gây hệ
lụy ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngành du lịch Việt Nam nói riêng và tồn
cầu nói chung. Ảnh hưởng này đã làm cho doanh thu, lợi nhuận từ ngành du lịch
của quốc gia bị chững lại, thậm chí là giảm, gây khủng hoảng thiếu việc làm cho
người lao động, làm nền kinh tế bị trì trệ, suy thối trầm trọng.
Chính vì thế, để ứng phó với những rủi ro bất ngờ như đại dịch Covid-19
thì việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro cho ngành du lịch là rất cần thiết.
Điều này khơng những giúp doanh nghiệp du lịch ứng phó được biến động xấu do
rủi ro mang lại mà còn chủ động nắm bắt được những cơ hội tiềm tàng do rủi ro
mang lại, góp phần đẩy nhanh tiến độ phục hồi sau đại dịch cho ngành du lịch nói
riêng và kinh tế tồn cầu nói chung.

3


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH
I.Các khái niệm liên quan
1.Khái niệm rủi ro
Rủi ro được biết đến là mối nguy hại khiến chúng ta không muốn nó
xuất hiện dù cho có là rủi ro lớn hay nhỏ. Khơng riêng gì những người kinh doanh
rủi ro là điều mà họ ln gặp phải trong q trình làm việc hay kinh doanh. Nó
xuất hiện một cách bất ngờ hoặc xảy ra tiếp khi chúng ta khơng đề phịng hoặc lên
một kế hoạch thật kỹ lưỡng. Ví dụ như những rủi ro mà chúng ta hay mọi người
đều mắc phải trong việc thường ngày là đang đi xe trên đường thì vơ tình cán trúng
đinh nhưng nếu khơng có chỗ vá xe thì chúng ta phải dắt bộ về đến nhà, hoặc đơn
thuần là những sự xui rủi khi đang đi trên đường và vơ tình bị người điều khiển xe
bất cẩn khiến chúng ta bị thương,....Vì vậy chúng ta phịng rủi ro cịn hơn để nó
xảy ra.
Có rất nhiều những nội dung phân tích về rủi ro, có những nội dung
nói sâu về rủi ro và có những nội dung chỉ đơn thuần là kêu chúng ta nên phịng
tránh một cách an tồn. Sau khi học mơn quản trị rủi ro thì nhóm em có khái niệm
4


riêng về rủi ro là như vầy “Rủi ro là một sự vật sự việc xảy ra không mong muốn
khiến, nó đem đến cho chúng ta thiệt hại về vật chất, tinh thần, tác động khiến
chúng ta lo âu về nó”. Và sự thiệt hại này đem đến cho đối tượng khi gặp phải rủi
ro.
2.Quản trị rủi ro
2.1 Khái niệm
Quản trị rủi ro là một q trình mà trong đó chúng ta thành lập những cách
thức, đưa ra những ý kiến quan điểm, và đề xuất ra cách xử lý khi gặp một sự cố
nào đó nó có thể đang xảy ra trong tương lai hoặc hiện tại cũng có thể đến bất ngờ
mà chúng ta không lường trước được. Quản trị rủi ro là những biện pháp nên được
xuất hiện trong các doanh nghiệp nhỏ hoặc lớn, nó sẽ giúp cho chúng ta cải thiện

được một phần nào đó, cách ứng phó kịp thời.
Rủi ro trong doanh nghiệp được biết đến khi một tình huống xảy ra một
cách gián tiếp hoặc trực tiếp khiến cho doanh nghiệp ảnh hưởng đến q trình làm
việc của cơng ty theo một kế hoạch, mục tiêu mà doanh nghiệp đó đang hướng tới.
Những rủi ro này xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nó tập trung lại và xảy ra rủi
ro như sự không chắc chắn về bộ phận quản lý, về mặt doanh thu của cơng ty hay
cịn gọi là tài chính, sự thiếu hiểu biết của nhà quản lý, không quyết đốn khi xử lý
rủi ro,....
Bên cạnh đó rủi ro có thể xuất phát từ bản thân doanh nghiệp có thể là vấn
đề về mặt đạo đức, văn hóa, cách ứng xử, chế độ đãi ngộ đối với nhân viên. Trong
thời đại hiện tại chúng ta nên bắt kịp những xu hướng, phong cách hoặc những lí
tưởng mà con người đang sống.
2.2 Mục tiêu
Xác định rủi ro nào có thể xảy ra. Làm giảm tổn thất từ các rủi ro đột ngột.
Bao gồm đo lường, xác định các rủi ro thông qua kiểm tra, rà soát các lỗ hổng, lập

5


kế hoạch để đối phó rủi ro, giảm tần suất, giảm mức độ nghiêm trọng của rủi ro,
đảm bảo giải quyết rủi ro một cách tốt nhất và nhanh nhất.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH

I.Phân loại rủi ro trong kinh doanh du lịch
Gồm 3 loại rủi ro, xác định các loại rủi ro chúng ta căn cứ vào:
1.Nguồn gốc của rủi ro

Bao gồm:

+ Rủi ro môi trường thiên nhiên
Do Việt Nam có khí hậu cận nhiệt đới nên khí hậu quanh năm đều phù hợp
để đón khách du lịch.
Tuy nhiên việc đa dạng về khí hậu cũng mang đến rủi ro cho ngành du lịch
nước ta như: thiên tai (bão, lũ, hạn hán),… dẫn tới thiệt hại về người và tài sản.
VD: “Các bãi biển dọc miền Trung được biết là đẹp nhất của Việt Nam từ
trước đến nay các công ty du lịch kinh doanh rất tốt. Nhưng hiện nay, các điểm đến
du lịch bị thu hẹp do bị bão và lũ lụt. Trong khi đó vùng biển phía bắc như Hạ
Long sắp bước vào mùa lạnh nên không thích hợp cho du lịch. Nói chung, ngành
du lịch năm nay coi như khơng thể nào có cơ hội phục hồi được, tình trạng chết
lâm sàng sẽ tiếp tục và chuyển sang chết hẳn”
+ Rủi ro mơi trường văn hóa
Là những rủi ro do không tương đồng về nền văn hóa, thiếu hiểu biết về văn
hóa các vùng, miền như phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng… dẫn đến các
cách ứng xử không phù hợp, mất niềm tin, thiện cảm ở du khách. Ngoài ra đối với

6


khách du lịch nước ngồi cịn có bất đồng ngơn ngữ dẫn đến những thiếu sót, hiểu
lầm. Từ đó việc kinh doanh tốn nhiều chi phí nhưng khơng đạt được hiệu quả.
VD: Trong đợt cách ly covid 19, việc một nhóm du khách đã bày tỏ thái độ
khơng tốt khi được cấp phát bánh mì. Họ khơng hiểu rõ về món bánh mì truyền
thống ở Việt Nam.
+ Rủi ro mơi trường xã hội
Những rủi ro xuất hiện từ việc thay đổi các chuẩn mực của xã hội, các hành vi
con người, các cấu trúc xã hội, các định chế…
VD: Những năm qua, du lịch Khánh Hịa đã có bước phát triển vượt bậc,
lượng khách quốc tế tăng nhanh. Bên cạnh những mặt tích cực, ngành du lịch tỉnh
vẫn tồn tại một số hạn chế cần nhanh chóng khắc phục như: tình trạng “chặt chém”

vào những ngày cao điểm, ứng xử với du khách chưa đúng mực, du khách ăn mặc
phản cảm khi đến các cơ sở tôn giáo. Dẫn đến mất cái nhìn tốt về các khu du lịch ở
Việt Nam.
+ Rủi ro về pháp luật
Tất cả hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy
định của pháp luật về hoạt động tổ chức du lịch, cơ sở lưu trú, xuất nhập cảnh,
phương tiện vận chuyển…Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nếu gian lận, hay sơ xuất
các yếu tố trên.
VD: Năm 2016 vụ việc 59 khách du lịch bỏ trốn ở Jeju (Hàn Quốc) có nhiều
cơng ty lữ hành uy tín của Việt Nam “dính phốt”. Sau vụ việc, các doanh nghiệp
đưa khách cho biết đã duyệt đi duyệt lại hồ sơ của khách nhưng vẫn có một vài
khách trốn. Nhưng chỉ cần một vài trường hợp thôi cũng đủ để doanh nghiệp làm
ăn chân chính điêu đứng, thậm chí bị đình chỉ quyền làm visa đồn (vụ 8 cơng ty bị
đình chỉ hoặc hủy bỏ quyền làm visa đoàn đi Nhật Bản vừa qua).
+ Rủi ro do mơi trường kinh tế
Trong q trình hội nhập kinh tế thế giới. Mọi sự biến đổi dù nhỏ vẫn gây ra
những ảnh hưởng với xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng

7


hạn như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, khủng hoảng nền kinh tế, biến động giá cả
thị trường.
VD: Lương tăng dẫn đến nhu cầu du lịch nhiều hơn, lương giảm nhu cầu du
lịch giảm.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm ảnh hưởng nặng đến du lịch ở nước ta.
Theo thống kê của bộ văn hóa và du lịch Việt Nam, năm 2009 cả nước chỉ đón 3,77
triệu lượt khách, giảm so với năm 2008 (10,9%)
2.Theo môi trường tác động
Bao gồm:

+ Rủi ro môi trường bên trong
Đây là những rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp đến mơi trường bên trong của
doanh nghiệp. Một số rủi ro nội bộ như: rủi ro quản trị (hoạch định, tăng trưởng,
giám sát…), Marketing (quảng bá, giá, khu vực, trào lưu của du khách …).
Những yếu tố gây nên rủi ro nội bộ là do năng lực quản lý của các nhà quản
trị cấp cao như giám đốc, các ban quản lý…
+ Rủi ro mơi trường bên ngồi
Các hoạt động kinh doanh của công ty cơ bản phụ thuộc vào các yếu tố từ
bên ngoài. Rủi ro bên ngoài là rủi ro do các yếu tố từ bên ngoài doanh nghiệp ảnh
hưởng. Thường là các rủi ro bất khả kháng, rủi ro thị trường, rủi ro pháp lý…
3.Theo đối tượng rủi ro.
Bao gồm:
+ Rủi ro tài chính
Đây là rủi ro phổ biến, thường xuyên gặp phải trong quá trình hoạt động kinh
doanh của các công ty du lịch.

8


Rủi ro này thường liên quan đến tài sản doanh nghiệp bao gồm cả tài sản hữu
hình và vơ hình như: rủi ro lợi nhuận, rủi ro vốn đầu tư, rủi ro tiền lương…
VD: Công ty cổ phần Vinpearl tổng kết nửa đầu năm 2020 với mức lỗ ròng
5.096 tỷ lợi nhuận sau thuế, cao gấp 3 lần so với mức lỗ năm trước. Doanh nghiệp
phải ghi nhận lỗ dù doanh thu cao, nguyên nhân được đưa ra do không còn bàn
giao nhiều condotel và biệt thự biển.
+ Rủi ro nhân lực
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, hội đồng quản
trị, ban quản lý doanh nghiệp, nhân viên….
Rủi ro nhân lực bắt nguồn từ những mâu thuẫn, bất đồng giữa các nguồn nhân
lực với nhau và nội bộ của nhân lực đó hay gọi là mâu thuẫn nội bộ.

Việc xảy ra rủi ro đó đem đến hậu quả cho việc quản lý nội bộ doanh nghiệp,
quản lý điều hành nhất là ở các vị trí quản lý cấp cao.
+ Rủi ro năng suất
Năng suất ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp hoạt động du
lịch. Không thể tăng năng suất sẽ làm hạn chế khả năng phát triển của doanh
nghiệp. Sẽ làm doanh nghiệp đi chậm lại so với nền kinh tế thị trường.
VD: Theo như báo cáo của Tổng cục thuế , cuối năm 2020, việc đóng cửa
biên giới để ngăn chặn dịch bệnh covid 19, lượng khách quốc tế đến Việt Nam du
lịch chỉ khoảng 3.7 triệu lượt, giảm so với năm 2019 79.5%. Khách trong nước đạt
56 triệu lượt đi, giảm 34.1%. Có khoảng 95% các cơng ty du lịch quốc tế dừng hoạt
động. Tháng 5/2020, chỉ một số hoạt động du lịch trong nước được phục hồi, tuy
vậy vào tháng 8/2020, các cơng ty du lịch lại phải đóng cửa. Từ đó các khách sạn
liên kết với du lịch cũng buộc phải đóng cửa.
+ Rủi ro thương hiệu

9


Thương hiệu là bộ mặt của doanh nghiệp, là phần khơng thể thiếu để phát
triển của doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
nói riêng. Nó là nét đặc trưng để mang du khách đến và giữ uy tín để họ có thể đến
nhiều lần sau đó.
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng là vấn đề quan trọng.
+ Rủi ro trách nhiệm pháp lý
Là những rủi ro liên quan đến vấn đề trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.
4.Một số phân loại rủi ro khác
Ngồi những ý trên, rủi ro cịn được phân loại theo:
Tính chất rủi ro. Bao gồm:
+


Rủi ro suy đốn, còn được gọi là rủi ro đầu cơ, rủi ro suy tính. Rủi ro này

mang đến cả cơ hội phát triển sinh lời và nguy cơ lỗ. Loại rủi ro này gắn với các
khoản đầu tư… Chẳng hạn như mua cổ phiếu, đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất
phục vụ du khách, đầu tư phát triển phương tiện di chuyển….
+

Rủi ro thuần túy, là rủi ro chỉ mang lại tổn thất, nguy hiểm cho doanh nghiệp

mà không tiềm tàng khả năng sinh lời như: bão, lũ, quyết định đầu tư sai lầm…
Phạm vi ảnh hưởng rủi ro. Bao gồm:
+

Rủi ro cơ bản: Là rủi ro xảy ra bởi ngun nhân nằm ngồi tầm kiểm sốt.

Hậu quả của nó gây ra thường rất nặng nề, khơng thể đốn được, mang tầm ảnh
hưởng lớn đến cộng đồng và xã hội. Chẳng hạn như động đất, khủng hoảng kinh
tế…..
+

Rủi ro riêng biệt: Là rủi ro xảy ra bởi các nguyên nhân chủ quan và khách

quan của từ người, từng tổ chức xã hội. Nó xảy ra chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của
chính cá nhân, tổ chức dẫn đến rủi ro đó. Nếu một doanh nghiệp gặp phải rủi ro
này sẽ là một hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp đó. Tuy vậy,
10


nó khơng ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế xã hội. Ví dụ như hỏa hoạn, rủi ro thanh
tốn, tai nạn làm việc……

III.Rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài kinh doanh du lịch
1.Rủi ro bên trong ngành du lịch


Nguồn nhân lực

Rủi ro xuất hiện trong kinh doanh du lịch do nhiều nguyên nhân như: nhân viên
gian lận, thiếu trung thực trong kinh doanh; thiếu trình độ chun mơn; thiếu kinh
nghiệm; nội bộ khơng đồn kết; những thiệt hại do nhân viên gây ra cần phải đền
bù,…
VD: Công ty lữ hành Saigontourist, người lãnh đạo phải thường xuyên giải
quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trực tuyến và các bộ phận chức năng. Những
người lãnh đạo chức năng lại có nhiều ý kiến khác nhau, người lãnh đạo phải họp
bàn, tranh luận căng thẳng, ra quyết định không kịp thời, hiệu quả quyết định thấp.



Nhà cung cấp dịch vụ

Kinh doanh du lịch là ngành cần nhiều nhà cung ứng các dịch vụ nhỏ lẻ để và kết
nối chúng lại để bán cho khách hàng nhưng việc doanh nghiệp có thể kiểm sốt các
nhà cung ứng hay khơng vẫn còn là một vấn đề nan giải, một thách thức lớn cho
các nhà quản trị cũng như doanh nghiệp đó. Việc kiểm sốt nhà cung ứng giúp cho
doanh nghiệp có được những nguồn sản phẩm chất lượng tránh tình trạng gặp phải
sản phẩm kém chất lượng làm giảm uy tín của doanh nghiệp và một số những vấn
đề khác như: điểm đến đó bị quá tải do có nhiều khách hàng đặt, không đáp ứng
được yêu cầu của khách hàng,…


Khách hàng


Xảy ra một số vấn đề như: do lý do nào đó từ nhân viên hay từ doanh nghiệp làm
cho khách hàng khơng hài lịng dẫn đến việc khách hàng đưa ra các khiếu nại với

11


doanh nghiệp, sự thay đổi của khách hàng về địa điểm du lịch, những hoạt động
liên quan khác, do khách hàng hủy hoặc hồi các chuyến du lịch,…


Cạnh tranh với các đối thủ

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải đối mặt không chỉ là cạnh tranh với các
doanh nghiệp chung ngành trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp
ngoài nước và các nước láng giềng về các mặt như: giá cả, chất lượng, sự độc lạ từ
các dịch vụ của đối thủ,…


Nguồn lực về tài chính của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể thiếu vốn để đầu tư vào các loại hình du lịch mới, thiếu tiền
cọc cho các nhà cung cấp dịch vụ, nguồn tiền dự trữ không đủ cho những mùa ít
khách du lịch, khơng có đủ khả năng đầu tư vào việc đào tạo nhân viên mới,…


Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

Uy tín là một mắt xích quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng hình tượng cũng
như là thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó những ảnh hưởng của uy tín tác động

rất mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh du lịch như: nhân viên
không làm tốt nhiệm vụ của mình làm ảnh hưởng đến khách hàng khiến cho khách
hàng khơng hài lịng, một số thủ đoạn từ các đối thủ cạnh tranh gây tác động đến sự
tín nhiệm của các khách hàng đối với doanh nghiệp,…


Chiến lược kinh doanh du lịch

Để doanh nghiệp ngày càng phát triển và lớn mạnh cần có một kế hoạch, chiến
lược đầy đủ, hồn hảo về mọi mặt cũng như có thể ứng phó được các tình huống
xấu xảy ra một cách bất chợt. Nhưng dù có hồn hảo đến đâu thì cũng sẽ có lúc vấp
phải một số vấn đề như: các nhà cung cấp tăng giá cho các dịch vụ cung ứng cho
doanh nghiệp, đầu tư cho thiết bị cần thiết cho hoạt động tăng,…
2.Rủi ro bên ngoài doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Ngồi những rủi ro bên trong thì doanh nghiệp cịn phải đối phó với cả các rủi
ro xảy ra bên ngoài doanh nghiệp như:

12




Mơi trường tự nhiên và dịch bệnh

Ở Việt Nam khí hậu khơng có khắc nghiệt lắm, có thể phục vụ khách du lịch quanh
năm. Tuy nhiên địa hình Việt Nam chiếm ¾ là đồi núi và thời tiết khí hậu mỗi vùng
miền rất khác nhau và vì ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như bão, lũ lụt,… càng
ngày xuất hiện càng nhiều do hiện tượng nóng lên tồn cầu làm cho có thảm họa
thiên nhiên xuất hiện ngày càng nhiều và cũng khắc nghiệt hơn ngoài ra dạo gần
đây còn chịu ảnh hưởng tự đại dịch Covid-19 và một số loại dịch bệnh khác đã làm

ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến doanh nghiệp kinh doanh du lịch.


Văn hóa- xã hội

Du lịch là ngành chịu ảnh hưởng từ các tài nguyên thiên nhiên ( địa hình, con
người, thiên nhên, khí hậu,…) do đó đây được coi là một ngành đặc thù vì nếu
khơng tìm ra được các địa điểm có thiên nhiên đẹp, mộng mơ, hữu tình, người dân
thân thiện,… hay khơng mang màu sắc riêng thì khơng thể thu hút được khách đến
du lịch. Hoặc các điểm đến đã bị thay đổi do thời gian khơng cịn giữ được nét đẹp
văn hóa cũng như hoang sơ như lúc đầu, tình hình tệ nạn xã hội ngày một tăng,…


Chính trị

Để có thể phát triển bền vững thì các doanh nghiệp đề cần có sự ổn định của chính
trị để kinh doanh. Ngồi ra thì sự thay đổi của chính sách cũng như chính trị đem
đến những ảnh hưởng rất lớn và làm xáo trộn các hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Ví dụ, hiện nay chiến sự giữa Nga và Ukraine làm cho tình hình
chính trị bất ổn khơng chỉ hai nước đang giao tranh mà cịn ảnh hưởng đến toàn thế
giới, như Nga là cường quốc về cung cấp xăng dầu nên kh xảy ra chiến sự nguồn
xăng dầu không được cung cấp dẫn đến việc giá xăng tăng cao, vì thế giá dịch vụ
của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tăng theo kèm theo những chi phí khác
cũng tăng dẫn đến việc giảm nguồn khách du lịch,…


Pháp luật

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng phải tuân theo pháp luật quy định về hoạt
động du lịch, xuất cảnh hay nhập cảnh,…Vì du lịch là ngành kinh doanh mang tính

theo mùa nên sẽ có lúc rất đông khách du lịch nhưng công ty lại không có đủ
13


nguồn nhân lực để đáp ứng số lượng khách đó sẽ đi th thêm người bên ngồi
khơng kinh nghiệm, khơng đủ tuổi lao động hoặc tài xế khơng có bằng lái,… các
hành vi trên đều vi phạm pháp luật do đó nếu bị phát cơ quan chức năng phát hiện
sẽ bị xử phạt và các hoạt động khác cũng sẽ bị hỗn lại và điều này dẫn đến thiệt
hại khơng hề nhỏ.


Nền kinh tế

Nền kinh tế là thành phần phụ thuộc vào chủ trương, chính sách cũng như là định
hướng của Đảng và nhà nước,… Do đó khi có sự biến chuyển từ một trong các yếu
tố trên cũng gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh du lịch của doanh
nghiệp. Thế nên điều doanh nghiệp quan tâm nhất là những nhu cầu đi du lịch của
khách hàng sẽ bị cắt giảm do các tác động trên như: nguồn thu nhập bị sụt giảm,
lạm phát tăng dẫn đến tình trạng vật giá leo than, sự thay đổi lãi suất của ngân
hàng,…


Du lịch mang tính thời vụ

Do ngành du lịch mang tính thời vụ nên các hoạt động kinh doanh không được đều,
vào một khoản thời gian nhất định sẽ có một lượng lớn khách hàng đến mua dịch
vụ, mang đến lợi nhuận cao, song những thời điểm còn lại trong năm chỉ hoạt động
nhằm duy trì doanh nghiệp. Tuy mang đến lợi nhuận cao nhưng lại xảy ra các vấn
đề như: do lượng khách hàng khi đó tăng cao đột biến nên không đáp ứng được đủ
nhu cầu của khách hàng về phòng trọ, đồ ăn, nước uống,… làm ảnh hưởng đến

khách hàng, nhân viên và khoản thu của doanh nghiệp.

IV.Kế hoạch quản trị rủi ro ở kinh doanh ngành du lịch
Bất cứ trong trường hợp nào, ngành kinh doanh du lịch ít hay nhiều đều
vướng phải những rủi ro bất ngờ. Dù cho vô ý hay là cố ý, các rủi ro này đều gây
ảnh hưởng, khó khăn đối với hoạt động du lịch, khách du lịch cũng như làm mất đi
14


lòng tin của khách hàng đối với một doanh nghiệp. Trong trường hợp này, nếu
doanh nghiệp không đề ra được kế hoạch phòng tránh hoặc quản trị rủi ro, những
rủi ro nhỏ có thể biến thành khủng hoảng với những hậu quả không thể lường trước
được cho một doanh nghiệp. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp cần lập ra những kế
hoạch quản lý rủi ro cụ thể để góp phần ứng phó những rủi ro bất ngờ xảy ra ở hiện
tại và tương lai. Doanh nghiệp cần xem xét mọi rủi ro dù là rủi ro nhỏ nhất bởi nó
có thể trở thành khủng hoảng nếu chúng ta chủ quan, đặc biệt là rủi ro có thể gây ra
tổn thất do nguyên nhân của con người, do quá trình và hệ thống vận hành không
đầy đủ hoặc các sự kiện khách quan bên ngồi.
Trước hết, phải nhận thấy vai trị quan trọng của việc hoạch định kế hoạch
quản lý rủi ro đối với công ty du lịch.
Từ quản lý cấp cao đến nhân viên, tất cả mọi người cần nhận thức được tầm
quan trọng của quản lý rủi ro. Đây là cách rủi ro có thể được xây dựng và hồn
thiện. chiến lược của cơng ty.
Chiến lược quản trị rủi ro có thể bao gồm các yếu tố:
Nhận dạng rủi ro và xác định nguyên nhân gây ra bởi rủi ro
đó Mơ tả được rủi ro đó
Mơ tả các trách nhiệm quản lý rủi ro áp dụng cho việc quản lý rủi ro tổng thể
của tổ chức
Tất cả nhân viên của công ty phải được đào tạo kỹ càng về khả năng nhận biết và
xác định được rủi ro, nguyên nhân gốc rễ tạo nên rủi ro và đánh giá được mức độ

rủi ro có trong hoạt động, các sản phẩm, quy trình cũng như hệ thống kinh doanh.
Các doanh nghiệp du lịch phải xác định và đánh giá được rủi ro đối với các rủi ro
đang hiện diện trong sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của họ.
Thứ hai, doanh nghiệp du lịch cần đề ra kế hoạch, phương pháp để phòng
ngừa rủi ro.

15


Trang thiết bị, cơ sở vật chất:
Đối với vấn đề được quan tâm khi kinh doanh dịch vụ du lịch thì khách hàng
cũng như người trải nghiệm đều muốn có được một trang thiết bị, những cơ sở vật
chất tốt nhất vì vậy nên kiểm tra định kỳ những cơ sở vật chất này. Tạo ra một mức
độ tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng. Vì nhu cầu khách hàng luôn đứng đầu nên bộ
phận trong công ty cũng như bộ phận quản lý với ban lãnh đạo cấp cao cùng phối
hợp để nghiên cứu cách giúp khách hàng cảm thấy trải nghiệm một cách hồn thiện
nhất. Từ đó xây dựng một hệ thống hiện đại để đáp ứng những nhu cầu của khách
hàng và lập ra những chỉ tiêu hàng tháng để nhân viên có sự cố gắng và khắc phục
những vấn đề sai sót
Về nhân lực:
Giữ đúng số lượng có trình độ chun mơn đạt tiêu chuẩn, phải duy trì đội
ngũ lao động thường xuyên và theo hợp đồng thời vụ. Các hợp đồng lao động cần
đảm bảo khơng bị gián đoạn, hợp đồng mang tính thời vụ nhưng được ký kết
thường xuyên trong nhiều năm. Liên kết với các đơn vị kinh doanh khác để cung
cấp nguồn nhân lực khi doanh nghiệp bị quá tải số lượng lao động và ngược lại
nguồn nhân lực của mình có thể được phân phối đến những vị trí khác trong thời
gian trái trái vụ nhằm mục đích giữ chân người lao động cũng như tạo ra thu nhập
ổn định cho họ. Ngồi ra, trong khoảng thời gian trái vụ đó, ban quản lý của các
doanh nghiệp có thể rà sốt lại quy trình hoạt động của nhân viên trong thời gian
qua, từ đó đánh giá lại chất lượng cơng việc để đào tạo từng nhân viên, nâng cao

khả năng làm việc của nhân viên để tăng chất lượng lịch vụ doanh nghiệp. Qua đó,
chủ động trong việc kiểm sốt được nguyên nhân sâu xa của rủi ro trong nguồn
nhân lực.
Về chiến lược kinh doanh:
Điều chỉnh các hoạt động marketing cho phù hợp với thị trường mới. Trong
thời đại công nghệ 4.0 thì việc quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp trên mạng xã
hội là việc không thể thiếu. Doanh nghiệp nên thay các phương pháp quảng bá
16


truyền thống trước đó bằng những thơng tin sinh động, toàn diện nhất trên các diễn
đàn website, trang mạng thực tế ảo giúp khách hàng có những trải nghiệm phong
phú. Trong nhiều năm trở lại đây, các trang mạng xã hội như tik tok, facebook,
instagram,... trở thành những kênh truyền thông để quảng bá vô cùng hiệu quả và
đạt được hiệu quả rất cao trong việc thu hút khách hàng, tăng phạm vi tiếp cận và
để thu hút một lượng khách hàng tiềm năng đáng kể. Quá trình quản lý rủi ro địi
hỏi phải sử dụng cơng nghệ hiện đại và sử dụng các công cụ quản lý hiệu quả, đồng
thời cũng đòi hỏi những thay đổi trong quản lý dữ liệu và quản lý thông tin thông
qua các công cụ trực tuyến và kỹ thuật số để gia tăng cơ hội tiếp xúc với các nguồn
thông tin và dữ liệu lớn, từ đó có thể dễ dàng phân tích xu hướng và thói quen du
lịch của khách hàng.
Tăng cường liên kết với các đơn vị, cơ sở, ban ngành trong quản lý rủi ro,
đảm bảo hệ thống thông tin được đồng bộ, hỗ trợ việc xây dựng quy trình quản lý
rủi ro một cách có hiệu quả. Bên cạnh việc tăng cường phối hợp và ứng dụng công
nghệ mới, các công ty du lịch phải cũng phải chú trọng vào các biện pháp để tối đa
rủi ro trong kinh doanh.
Thêm vào đó, cần kéo dài mùa cao điểm bằng phương pháp nâng cao chất
lượng phục vụ, tạo ra nhiều mới lạ, thú vị, hấp dẫn để thu hút du khách. Đề ra
nhiều ưu đãi, các chương trình khuyến mãi đặc biệt dành cho khách hàng khi sử
dụng dịch vụ. Ngồi ra, trong mùa trái vụ các cơng ty cũng cần có biện pháp để tối

đa hóa chi phí, nhưng cũng phải đảm bảo được mức lương ổn định để giữ được
nguồn nhân lực.
Thứ ba, doanh nghiệp cần lập ra những quy trình, cách phịng chống, báo
cáo rủi ro để tìm cách giải quyết vấn đề
Doanh nghiệp cần phải đề ra 1 quy trình về sự hiệu quả sau khi lập kế
hoạch phòng chống rủi ro và mức độ giám sát thực hiện cần phải được quan tâm
hơn. Các doanh nghiệp cần nên lập ra mục tiêu giảm thiểu rủi ro để có thể hiểu một
cách chi tiết và nên đề ra những chính sách cụ thể, quy trình, thủ tục khi thực hiện
việc kiểm soát và lập ra chương trình với mục tiêu giảm thiểu rủi ro. Song song đó
17


theo định kỳ thì các chiến lược giảm thiểu rủi ro cần phải thay đổi mới mẻ để phù
hợp với thực trạng hiện nay. Nhân viên hoặc bộ phận công ty cần báo cáo về rủi ro
một cách thường xuyên để gửi về cho người lãnh đạo để trực tiếp xem xét và hỗ
trợ.
Thứ tư, tạo ra một một cách quản lý có kế hoạch và nhận thức được vấn
đề nghiêm trọng.
Doanh nghiệp cần phải quản lý rủi ro một cách có hợp lý theo định kỳ
hoặc sau khi xem xét thấy nó có vấn đề, từ bên trong nội bộ đến bên ngồi doanh
nghiệp. Khơng được chủ quan, khơng xem nhẹ vấn đề xảy ra, phải thật quyết liệt
xử lý một cách triệt để để đảm bảo khả năng hoạt động của cơng ty một cách hồn
hảo nhất, hạn chế những chi phí hoặc thiệt hại trong trường hợp không lường trước
được rủi ro xảy ra.
V. Du lịch Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch Covid 19
1.

Thực trạng

Năm 2020, năm đỉnh điểm của đại dịch Covid, nó diễn ra đúng vào thời

gian cao điểm du lịch của du khách, cũng là mùa lễ hội và tết ngun đán. Chính vì
thế, du lịch là ngành chịu tác động đầu tiên và nặng nề nhất trong đợt dịch này.
Khi bùng phát dịch, lệnh cấm và hạn chế đi lại đã áp dụng đối với tất cả các
điểm du lịch. Các khách sạn, nhà hàng, giao thông đều bị đóng cửa, các hãng hàng
khơng đều bị hủy các chuyến bay từ nước ngoài về Việt Nam và cả nội địa. Lượng
du khách quốc tế trong ba tháng 1,2,3 hầu như khơng có, khách du lịch nội địa
cững giảm mạnh do diễn biến của dịch, nước ta phải giản cách xã hội. Cơng ty du
lịch gặp khó khăn, nhiều nhân viên ngành du lịch mất việc làm.
Theo Tổng cục thống kê, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 3 năm 2020
chỉ đạt 450.000 lượt, giảm 68.1% so với cùng kỳ 2019. Doanh thu dịch vụ lưu trú,
ăn uống đạt 126.200 tỷ giảm 9.6% so với quý 1 năm 2019. Doanh thu du lịch lữ
hành quý 1 năm 2020 đạt 7.800 tỷ chiếm 0.6% tổng mức và giảm 27.8%.
Sau đó, tháng 7, công ty du lịch Việt Nam tiếp tục đối mặt khó khăn khi
dịch tiếp tục bùng phát trong cộng đồng và đặc biệt nghiêm trọng ở một số địa
18


phương. Các công ty du lịch chưa kịp phục hồi sau đợt dịch đầu tiên thì phải tiếp
tục chịu ảnh hưởng thì khó khăn càng thêm khó khăn
Các gói du lịch gần như tê liệt do số lượng du khách hủy tour tăng, số lượng
du khách ngày càng giảm.
Rủi ro mà covid mang lại cho các công ty du lịch là rất nặng nề. Tuy nhiên,
trong rủi ro đó cũng gợi mở nhiều cơ hội để doanh nghiệp vượt qua thách thức.
Trải qua hai đợt dịch đã dẫn đến nhiều thay đổi về nhu cầu của du khách. Khách du
lịch có xu hướng chú trọng hơn về vấn đề sức khỏe, vệ sinh, bảo hiểm du lịch…
Thay vì ưu tiên về giá thì hiện nay khách sẽ ưu tiên về an tồn và lựa chọn sản
phẩm du lịch có chất lượng cao.
2. Phương án khắc phục
Để phục hồi ngành du lịch, các doanh nghiệp đã thực hiện chương trình kích
cầu du lịch nội địa lần 2 theo hướng đề cao an toàn và hấp dẫn. Tổng cục Du lịch

đã ban hành Bộ tiêu chí an tồn du lịch và cho ra mắt ứng dụng Du lịch Việt Nam
an toàn. Các doanh nghiệp cũng trở lại hoạt động để điều chỉnh chiến lược kinh
doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực để sẵn sàng bước
vào xu hướng du lịch mới. Đồng thời liên kết với các địa phương để rà sốt lại tình
hình du lịch thời gian qua để thay đổi phương án tổ chức du lịch cho phù hợp với
xu thế mới. Sự chuyển hướng này đã mang đến những tín hiệu lạc quan cho ngành
du lịch nước ta.
Theo các chuyên gia, du lịch chịu ảnh hưởng nặng nhất nhưng cũng là một
trong các ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất. Nắm bắt được xu hướng du lịch
mới, Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá và phát triển mạnh hơn. Vì thế, yêu cầu các
công ty du lịch phải chuẩn bị sẵn sằng và đầy đủ để sau khi đại dịch đi qua, cơng ty
phải nhanh chóng bước vào hoạt động với hiệu suất tối ưu, có những sản phẩm phù
hợp với nhu cầu của du khách. Thị trường du lịch sẽ khởi sắc.
Nhà nước cần có những chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp kinh doanh
du lịch như thuế giá trị gia tăng, chi phí mơi trường, áp dụng mức giá điện theo đơn
giá điện sản xuất…
19


Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch. Đa dạng hóa thị
trường tránh việc phụ thuộc vào một số thị trường du lịch nhất định. Từ đó các
doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro trước những biến cố khơng lường trước trong
nước và nước ngồi.
Các doanh hoạt động nghiên cứu lại nhu cầu thị trường, tăng cường sự liên
kết để tăng sức cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, liên kết với hàng không, vận tải
… để xây dựng gói du lịch tồn diện.
Tăng cường xúc tiến, quảng bá, phát triển mạnh du lịch ở tất cả các vùng
miền đất nước.
Bên cạnh việc thực hiện các chương trình phát triển, phục hồi du lịch thì cần
phải tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid.


C.KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro là một điều không thể thiếu đối với các doanh nghiệp
kinh doanh về ngành du lịch vì nó phát hiện được mối nguy hiểm chưa được phát
hiện nó có thể khiến cho nền kinh tế suy thoái, giảm sút một cách trầm trọng vì vậy
20


chúng ta cần có những biện pháp để phịng tránh kịp thời. Khi nói đến ý chính của
bài tiểu luận là quản trị rủi ro về ngành kinh doanh du lịch có các quan điểm như
sau: thứ nhất là sự hiểu biết về rủi ro mối nguy hại khi rủi ro xuất hiện, thứ hai là
phân tích sâu về rủi ro để có thể nhận định được cách giải quyết từ đó đưa ra một
biện pháp thích ứng để phịng ngừa và giải quyết. Vì tất cả rủi ro đều gây ra thiệt
hại chúng giống nhau về mặt là đều khiến làm giảm nền kinh tế nhưng khác nhau
mối hiểm họa từ thấp đến cao để từ đó quản trị rủi ro giúp cho chúng ta có thể
chuẩn bị một kế hoạch cụ thể, an tồn, nhanh chóng để có thể ứng phó một cách
kịp thời giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển, ngày càng đổi mới và có nhiều
người biết đến du lịch là một phần khơng thể thiếu trong cuộc sống. Sau bài tiểu
luận này thì nhóm em có những đóng góp và ý kiến riêng hy vọng có thể giúp các
doanh nghiệp kinh doanh về ngành du lịch dù lớn hay nhỏ có những bước đề phịng
một cách tốt hơn hồn thiện hơn và ln khiến cho người sử dụng dịch vụ cảm thấy
an toàn khi sử dụng và khi kết thúc chuyến đi.
Cuối cùng em xin cám ơn thầy và các bạn đã lắng nghe và theo dõi bài
tiểu luận của nhóm em và những kiến thức bổ ít thầy truyền đạt trên lớp cũng như
những bài học bổ ít mà thầy đã ví dụ cho nhóm chúng em để có thể hồn thiện
được bài tiểu luận này.

Tài liệu tham khảo:
/> />
21



/> /> />o/lam-the-nao-de-quan-tri-rui-ro-trong-kinh-doanhdu-lich/

22



×