Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT dân sự và TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO độ gây RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.93 KB, 16 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN:
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN
NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

Người thực hiện: Trần Thị Minh Thư
MSSV: 2053801015130
Lớp: 122-AUF45

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


2

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.....................................................................................................
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................
PHẦN 2: NỘI DUNG..................................................................................................
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA..............

1.1 KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM


CAO ĐỘ GÂY RA............................................................................................................
1.1.1
KHÁI NIỆM NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ...................................
1.1.2
KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG DO NGUỒN NGUY HIỂM
RA............ ................... ................... ........ ................... ................... ................... .................

1.2 ĐẶC ĐIỂM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO
ĐỘ GÂY RA......................................................................................................................
1.2.1
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM
RA LÀ MỘT DẠNG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG NGOÀI HỢP ĐỒNG..............................
1.2.2
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM
RA PHÁT SINH KHÔNG CẦN ĐIỀU KIỆN LỖI...................................................................
CHƯƠNG 2: NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA..............

2.1 ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY
HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA....................................................................................................
2.1.1
CÓ THIỆT HẠI XẢY RA..............................................................
2.1.2
THIỆT HẠI DO CHÍNH NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA.....
2.1.3
CÓ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA HOẠT ĐỘNG CỦA NGUỒN NG
ĐỘ VÀ THIỆT HẠI............................................................................................................
2.1.3
YẾU TỐ LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI D
HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA....................................................................................................

2.2 XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG.........................................
2.2.1
CHỦ SỞ HỮU NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ................................


3

2.2.2

NGƯỜI ĐƯỢC GIAO CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG NGUỒN NGUY HIỂM C
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT...........................................................................................
2.2.3
NGƯỜI CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG TRÁI PHÁP LUẬT NGUỒN NGUY H
2.2.4
NGƯỜI ĐƯỢC GIAO CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG LẠI NGUỒN NGUY HIỂ
(NGƯỜI THỨ BA)...........................................................................................................
2.3 NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA.........................................................................
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA............................................................
3.1 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN...................................
3.2 NHỮNG NHẦM LẪN TRONG THỰC TIỄN................................................................
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định lớn trong pháp luật dân sự nói
chung và pháp luật dân sự Việt Nam nói riêng, một chế định được hình thành nhằm giải quyết
những vấn đề liên quan đến thiệt hại phát sinh không xuất phát từ thực hiện hợp đồng. Sự tồn tại
của chế định này là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi các quyền,
lợi ích hợp pháp này bị các chủ thể khác xâm phạm và gây thiệt hại.
Trong thời đại khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc chế tạo và sản xuất các loại phương

tiện, máy móc, thiết bị hiện đại ngày càng phổ biến. Điều này kéo theo sự gia tăng của các tai nạn
tiềm ẩn từ những thiết bị, máy móc này đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của các chủ thể
trong xã hội. Mặc dù đã được con người kiểm soát, vận hành an tồn nhưng những sự vật này vẫn
ln tiềm ẩn rủi ro khách quan nằm ngoài sự kiểm soả đó. Khoa học pháp lý gọi đây là “những
nguồn nguy hiểm cao độ”.
Theo những quy định của pháp luật dân sự cũ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
sẽ chỉ phát sinh khi đủ bốn yếu tố mà trong đó có sự xuất hiện của yếu tố người thiệt hại phải có
lỗi (lỗi có thể do lỗi vơ ý hoặc lỗi cố ý). Như vậy, theo quy định này, để có thể quy trách nhiệm
cho người gây thiệt hại và đòi bồi thường, người gây thiệt hại phải có lỗi.Tuy nhiên, trải qua q
trình áp dụng các quy định pháp luật này vào đời sống dân sự, thực tiễn xét xử đã cho thấy yếu tố
lỗi không phải là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi vì khi một thiệt hại xảy
ra, người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay vơ ý hay khơng có lỗi thì khi gây thiệt hại cho người
khác, người đó cũng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng cho hành vi của
mình gây ra.


4

Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại và để thích ứng với xã hội hiện công nghệkhoa học phát triển, các nhà làm luật đã đưa ra cơ chế khác về bồi thường thiệt hại là bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Qua những phân tích trên và cũng xuất phát từ thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm gây ra có xu hướng ngày càng tăng và có
tính chất phức tạp, dễ đưa đến các nhận thức khác nhau về việc xác định chủ thể sẽ chịu trách
nhiệm bồi thường khi có “nguồn nguy hiểm cao độ” gây ra thiệt hại, tác giả quyết định chọn đề
tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” này để nghiên cứu
trong bài tiểu luận kết thúc học phần môn pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Bằng kiến thức nhất định và khả năng tiếp thu trong quá trình học tập, phương pháp
đánh giá và tư duy, bài tiểu luận này sẽ đưa ra những phân tích cụ thể để giải quyết các vấn đề
trong nội dung của tiểu luận.
PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1.1.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
Theo khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự nguồn nguy hiểm cao độ là các phương tiện giao thông
vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất
cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác theo quy định của
pháp luật. 1 Từ đó ta xác định được nguồn nguy hiểm cao độ là những vật thể, chất thể tồn tại
trong xã hội, mà trong q trình tồn tại hoạt động của chúng có khả năng gây ra những thiệt hại
bất ngờ về tính mạng, sức khoẻ, tài sản cho những người xung quanh mặc dù đã được chủ sỡ hữu,
người được giao chiếm hữu sử dụng và áp dụng những biện pháp cần thiết để bản quản, trông
giữ, vận chuyển, sử dụng theo đúng mục đích của pháp luật.
1.1.2 Khái niệm trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một dạng của trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, theo đó chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, người được giao
quản lý, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức
khoẻ cũng như bù đắp về tinh thần cho những người bị thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra, ngay cả trong trường hợp khơng có lỗi của họ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại chỉ đặt ra đối với
trường hợp “tự thân” nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại, bản thân nguồn nguy hiểm cao độ
1 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam-2020, tr.419.


5

ln tiềm ẩn trong nó khả năng gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản cho những
người xung quanh. Đây là những thiệt hại do chính sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra, thiệt hại hoàn toàn do “tự thân” sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ, độc lập và
nằm ngoài sự quản lý kiểm sốt của con người.2

Cịn nếu thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật của con người tác động thông qua nguồn nguy
hiểm cao độ mà gây thiệt hại thì sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con
người. “Việc nhà làm luật tách riêng các quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra thành một điều luật nhằm khẳng định và ràng buộc nghĩa vụ, cũng như bảo vệ
quyền và lợi ích hợp của các chủ thể có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ trong quan hệ xã
hội thường ngày”. 3
Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là “loại trách nhiệm
phát sinh cho người sở hữu, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi hoạt động của nguồn nguy
hiểm cao độ gây thiệt hại cho môi trường và những người xung quanh”. 4
1.2 Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1.2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một dạng trách
nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh giữa các chủ thể
mà trước đó khơng có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng những hành vi của người
gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã ký kết. Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh trên cơ sở những điều kiện do pháp luật quy
định, đó là: có thiệt hại xảy ra, có việc gây thiệt hại trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa
sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra.
1.2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh không
cần điều kiện lỗi.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thiệt hại xảy ra khơng
phải do hành vi trái pháp luật, có lỗi của con người mà do “tự thân” sự hoạt động của nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra. Do đó, khi xem xét đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra, khơng địi hỏi phải xem xét tới yếu tố lỗi. Tính chất này được thể hiện rõ tại khoản
3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 theo đó: “Chủ sỡ hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi khơng có lỗi”
1.2.3 Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không bao gồm thiệt hại về danh dự,
nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư cá nhân.
2 Vũ Minh Tiến (2016). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra theo pháp luật Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội Hà Nội, Việt Nam.

3 Nguyễn Xuân Dũng (2008), Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tạp chí
Tồ án nhân dân, (18), tr.24-tr28, tr24.
4 Vũ Thị Hải Yến, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra,
/>

6

Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là những thiệt hại do “phương tiện giao thông, vận
tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy,
chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định” 5
gây ra.
Vì vậy, đối tượng xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ, tài sản mà không thể là những thiệt hại về
danh sự, nhân phẩm uy tín hay bí mật đời tư của cá nhân, một tổ chức cụ thể, chúng chỉ có thể bị
thiệt hại bởi con người nhằm xuyên tạc, bôi nhọ làm tổn thất về tinh thần của chủ thể bị thiệt hại.
Có quan điểm cho rằng “Trong trường hợp bị xâm phạm đến các giá trị kể trên thường được
thông qua hành vi của con người dưới dạng hành động (như thơng qua lời nói, chữ viết, hành vi
cụ thể) trong sự tác động của quá trình nhận thức cũng như ý thức tôn trọng các quyền tuyệt đối
này và ý thức chấp hành pháp luật của con người” 6.
CHƯƠNG 2: NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
2.1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.1.1 Có thiệt hại xảy ra
Để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điều kiện đầu tiên phải có thiệt hại. Cụ thể,
khoản 2 Điều 601 BLDS 2015 “chủ sỡ hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì
người này phải bồi thường”.
Tính chất nguy hiểm “cao độ” nên nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai, có
thể là chính người sở hữu, chiếm hữu, vận hành,.. nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “những người xung
quanh” là những người khi xảy ra thiệt hại khơng có quan hệ đến nguồn nguy hiểm đó nhằm để

bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này.7
2.1.2 Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Ngay tên của điều luật, Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 đã xác định “Bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Nên trong việc gây thiệt hại, phải có sự hiện diện của nguồn
nguy hiểm cao độ. Việc gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ được hiểu là việc nguồn nguy
hiểm cao độ “tự thân” hoạt động gây ra những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ cho cá
nhân, tổ chức, Nhà nước mà những lợi ích đó được pháp luật bảo vệ. Do đó cần xác định rõ: Thiệt
hại phải cho chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; Đối với phương tiện giao thông vận tải cơ
giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp thì chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi
5 Khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015
6 Trần Thị Huệ, Tổng quan về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại – vấn đề lý luận và thực tiễn. Đề
tài nghiên cứu khoá học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
7 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bài viết được
đăng tải trên Tạp chí Tồ án Nhân dân điện tử tháng 11/2019


7

“đang hoạt động”. Còn trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ đang trạng thái
“tĩnh” thì không được coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Tuy nhiên, trong nguồn nguy hiểm cao độ ln ln có những rủi ro nhất định có thể xảy ra nên
có những sự kiện bất ngờ mà con người khơng thể biết trước và phịng tránh được. Ví dụ: Do
mưa làm cho cột điện bị nhiễm điện, vơ tình là người đi ngang nhiễm điện mà chết. Trong trường
hợp này thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất ngờ, bất khả kháng chứ không phải do hành vi của con
người gây ra cũng không sao kiểm sốt và phịng ngừa hiệu quả được, nên khơng phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại.
2.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ
và thiệt hại
Giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại được coi là mối quan hệ nhân quả
giữa thiệt hại khi tự thân sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân trực tiếp gây

ra thiệt hại, hồn tồn khơng có yếu tố lỗi của con người. Trong thực tế, nếu có sự hiện diện của
con người thì vai trị của con người chỉ là thứ yếu, không phải yếu tố quyết định.8
Trường hợp người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà có lỗi trong việc sử dụng chúng đã gây ra
thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại khơng phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2.1.4 Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra phát sinh ngay cả khi chủ sở hữu
hay người sử dụng nguồn nguy hiểm khơng có lỗi. Theo khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015
thì “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại
ngay cả khi khơng có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: (i) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý
của người bị thiệt hại; (ii) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp
thiết, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác”.
Cần phải hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh do sự
tự thân hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, hồn tồn khơng có lỗi của bất kì chủ thể
nào. Điều này xuất phát từ những cơ sở:
(i)
Về phương diện pháp lý
Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra”. Đồng nghĩa với việc, điều luật này quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do “tự thân”
sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chứ không phải bồi thường những thiệt hại chỉ
liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại có liên quan đến
nguồn nguy hiểm cao độ, thiệt hại xảy ra là hậu quả từ hành vi của con người tác động thông qua

8 Đô Van Đai (2018), Luạt bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Viẹt Nam, Ban an va binh luạn ban an (tai ban
lần 4), Nxb, Hông Đưc - Họi luạt gia Viẹt Nam, Ha Nọi, tạp 2, tr.278.


8

nguồn nguy hiểm cao độ mà gây ra thiệt hại như: Mắc đường dây tải điện cẩu thả không tuân thủ

quy trình mắc nối; ni thú dữ trong nhà… vì vậy cần phân biệt rất rõ về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến
nguồn nguy hiểm cao độ.
(ii) Về mặt lý luận
Lỗi luôn gắn liền với một con người cụ thể. Một con người bị coi là có lỗi khi họ có đầy đủ năng
lực pháp luật và năng lực hành vi, bằng lý trí và ý chí đơn phương của mình, họ nhận thức được
hành vi mình đang thực hiện là vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn thực hiện hành vi đó. 9 Nói cách
khác, chỉ coi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nếu thiệt hại
xảy ra hoàn toàn do sự tác động, sự “tự thân” hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ, hồn tồn
khơng có yếu tố lỗi của con người. Nếu thiệt hại xảy ra do lỗi của con người thì đó là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung, khơng phải trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2.2 Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
2.2.1 Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
Theo Nghị quyết số 03/2006 của Hội đồng thẩm phán quy định “chủ sỡ hữu nguồn nguy hiểm
cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra”.
Tuy nhiên, nếu họ không chiếm giữ, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì họ vẫn phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại khi đã có đủ các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại và khi khơng có ai khác chịu trách nhiệm bồi thường.
Như vậy, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra trong hai trường hợp:
Thứ nhất, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Thứ hai, trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở
hữu phải bồi thường.
2.2.2 Người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đúng
quy định của pháp luật
Theo khoản 2 Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015“nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm

hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường”. Giao nguồn nguy hiểm cao độ được hiểu theo
nghĩa rộng bao gồm giao nguồn nguy hiểm cao độ thông qua giao dịch dân sự, giao theo quan hệ
lao động, quan hệ hành chính. Có quan điểm cho rằng: “giao nguồn nguy hiểm cao độ là thơng
9 Hồng Đạo và Vũ Thị Lan Hương, Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13/2013.


9

qua giao dịch dân sự như hợp đồng thuê tài sản, mượn tài sản chứ không phải giao tài sản thơng
qua giao việc trong quan hệ hành chính hay quan hệ lao động”10
Ở đây, theo tinh thần của khoản 2 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 thì người được giao tài sản chỉ phải
bồi thường khi được chủ sở hữu “giao chiếm hữu, sử dụng”. Nhưng chưa có sự rõ ràng trong khái
niệm “giao chiếm hữu, sử dụng”. Một chủ thể có quyền chiếm hữu nhưng bị hạn chế quyền sử dụng
(theo phạm vi uỷ quyền hoặc giao dịch) hay chỉ có quyền sử dụng mà khơng có quyền chiếm hữu
(trong quan hệ hành chính, lao động)11. Vì có nhiều cách hiểu khác nhau nên Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn tại điểm đ, mục 2 phần III Nghị Quyết 03/2006 như sau: Nếu
chủ sở hữu giao tài sản để người này thực hiện những nhiệm vụ, những công việc dưới sự điều hành,
quản lý của chủ sở hữu và vì lợi ích của chủ sở hữu thì người được giao nguồn nguy hiểm cao độ
không phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà chủ sở hữu vẫn đang chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Do vậy, chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Còn nếu chủ sở
hữu nguồn nguy hiểm cao độ thông qua giao dịch dân sự như hợp đồng thuê, mượn… thì người được
giao mới là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.

Như vậy, việc giao nguồn nguy hiểm cao độ có thể được phân biệt theo các trường hợp sau đây,
bao gồm cả trường hợp việc giao nguồn nguy hiểm cao độ thông qua giao dịch lao động:
Trường hợp thứ nhất: chủ sở hữu đã giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho
người khác theo quan hệ lao động để người này thực hiện những nhiệm vụ, những công việc theo
yêu cầu của chủ sở hữu, và vì lợi ích của chủ sở hữu.
(i)

Nếu thiệt hại xảy ra trong lúc người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
đang thực hiện những công việc, nhiệm vụ theo yêu cầu của chủ sở hữu và vì lợi ích của chủ sở
hữu thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây
thiệt hại cho người khác.
Ví dụ: Cơng ty T điều động anh M là lái xa của công ty đi công tác, trên đường đi, xe mất thắng
gây tai nạn cho chị A làm thiệt hại tài sản và sức khoẻ của chị thì cơng ty T phải bồi thường thiệt
hại cho chị A. Trong trường hợp này không được xem là công ty T giao xe cho anh M theo khoản
2 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 mà đây là hành vi giao việc giữa công ty và nhân viên của cơng
ty trong hoạt động của mình. Hành vi của M lúc này được xem là hành vi của công ty và xe mất
thắng gây thiệt hại thì cơng ty phải chịu trách nhiệm do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
(ii) Nếu thiệt hại xảy ra trong lúc người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
đang thực hiện những công việc không liên quan đến nhiệm vụ được giao, khơng vì lợi ích của
chủ sở hữu thì người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho người khác.
10
Nguyễn Xuân Quang, Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra, Tạp chí khoa học pháp lý 03(64)/2011, Tr. 34-48
11
Phạm Thị Thu Thuỷ (2013) Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra – Lý luận,
thực trạng và kiến nghị hồn thiện pháp luật. Khố luật tốt nghiệp cử nhân Luật. Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh.


10

Trường hợp thứ hai: chủ sở hữu đã giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho
người khác thông qua một giao dịch dân sự.
(i)
Nếu trong trường hợp cho thuê, cho mượn,… có thoả thuận xác định cụ thể chủ thể phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại sẽ căn cứ vào

thoả thuận đó để xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường.
Ví dụ: Anh A cho anh B th xe ơ tơ, trong q trình sử dụng, xe ô tô tự nhiên bị cháy gây thiệt
hại cho anh C về sức khoẻ thì anh B phải bồi thường thiệt hại cho anh C chứ không phải cho anh
A. Vì trường hợp này nguồn nguy hiểm cao độ đã được chuyển giao cho anh B chiếm hữu thông
qua giao dịch dân sự.
(ii) Nếu trong hợp đồng cho th, mượn,… khơng có thoả thuận, thì phải xem xét: nếu người
đang trực tiếp điều khiển, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ lúc nguồn nguy hiểm cao độ gây
thiệt hại là người bên thuê, bên mượn (hoặc bên thuê, bên mượn đang trực tiếp điểu khiển, vận
hành) thì bên thuê, mượn có trách nhiệm bồi thường.
Trường hợp thứ ba: Chủ sở hữu buộc phải giao quyền chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ theo quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì khi nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra thiệt hại thì cơ quan đã ra quyết định là người chịu trách nhiệm bồi thường.
2.2.3 Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ
Nguồn nguy hiểm cao độ có thể bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật và gây thiệt hại. Theo khốn
4 Điều 601 có nội dung “Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường
thiệt hại”.
Như vậy, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước tiên là người chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ. Khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, họ phải chịu trách
nhiệm bồi thường và cơ sở xác định trách nhiệm của họ luôn xuất phát từ sự vi phạm. Ngay cả khi
nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại mà họ quản lý nghiêm ngặt thì họ vẫn bị coi là vi phạm, bởi vì
sự vi phạm này xảy ra ngay cả khi họ chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ của
người khác. Chính việc chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật của họ sẽ làm tăng thêm khả năng nguồn
nguy hiểm cao dộ có thể gây thiệt hại cho con người và môi trường xung quanh, bởi bản thân họ có
thể khơng nắm được tình trạng của tài sản và cũng không được sự chỉ dẫn của chủ sở hữu nên khó có
thể đề phịng khả năng gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ.

12

Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp khơng có lỗi trong việc

để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
12

Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra, bài viết được đăng tải trên Tạp chí Tồ án Nhân dân điện tử tháng 11/2019


11

gây ra. Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong
việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới cùng người
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2.2.4 Người được giao chiếm hữu, sử dụng lại nguồn nguy hiểm cao độ
(người thứ ba)
Trường hợp thứ nhất: Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ và người này (được sự đồng ý của chủ sở hữu) lại giao lại nguồn nguy hiểm cao độ
cho người thứ ba, thì người thứ ba được coi là “người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp” nguồn nguy
hiểm cao độ. Khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì trách nhiệm của người thứ ba sẽ được
xem xét tương tự như trách nhiệm của “người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật”
Trường hợp thứ hai: Nếu khơng có sự đồng ý của chủ sở hữu nhưng người được giao chiếm hữu,
sử dụng nguồn nguy hiểm vẫn giao lại nguồn nguy hiểm cao độ cho người thứ ba chính là “người
được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định pháp luật”. Vì vậy,
khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được giải
quyết như trường hợp “Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra” được quy định tại điểm b, mục 2, phần III Nghị quyết số 03/2006.
2.3 Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra

Loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được hiểu là có
những trường hợp có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhưng không làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu sử dụng nguy hiểm cao độ.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại khoản 3 Điều 601 thì “chủ sở hữu, người được chủ
sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi
khơng có lỗi trừ các trường hợp (i) thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
(ii) thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác”.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sẽ được loại trừ trong trường
hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. Lỗi cố ý của người bị thiệt hại
nhận thức rõ hành vi của mình gây thiệt hại cho mình nhưng vẫn mong muốn thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra. Bởi vì trong trường hợp này người bị thiệt hại hồn tồn có khả năng về
hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho chính bản thân mình trong khi họ có đủ điều kiện khác để
thực hiện hành vi khác không gây thiệt hại. Nghị quyết 03/2006 có đưa ra ví dụ về trường hợp
này: Xe ơ tô đang tham gia giao thông đúng quy định của pháp luật bất ngờ có người lao vào xe
với mục đích tự vẫn và dẫn đến hậu quả là người đó bị thiệt mạng.


12

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng ví dụ từ Nghị quyết không phân định rõ trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi và do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trường hợp này, thiệt hại bắt nguồn từ
nguyên nhân là việc điều khiển của người gây thiệt hại (và hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại),
nhưng cũng không xuất phát từ sự thân của nguồn nguy hiểm cao độ dẫn đến thiệt hại.
13

Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết. Theo quy định tại khoản
2 Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015: “sự kiện bất khả kháng là sự khiện xảy ra một cách khách quan
không thể lường trước được và không khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cầầ̀n
thiết và khả năng cho phép”.

Như vậy, có thể hiểu sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra ngồi ý chí chủ quan của các chủ thể
lường trước được, hoặc biết trước nhưng không thể khắc phục được mặc dù dùng mọi biện pháp
cho phép để khắc phục hậu quả. Ví dụ: mưa bão, động đất gây cháy nổ, hỏng hóc…
Tình thế cấp thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 171 Bộ luật Dân sự năm 2015 “là tình thế của
người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ trực tiếp lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích
hợp pháp của mình hoặc của người hoặc người khác mà khơng cịn cách nào khác là phải có một
hành động gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cầầ̀n ngăn chặn”.Và theo quy định tại Điều 595 Bộ luật
Dân sự 2015 thì chủ thể gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết được loại trừ trách nhiệm bồi
thường. Như vậy, để được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải đáp ứng được đủ các
điều kiện sau:
Thứ nhất, phải có nguy cơ đang thực tế đe doạ cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền và lợi ích hợp pháp của ngừoi khác. Nguồn gốc gây nên sự nguy hiểm đối với lợi ích hợp
pháp được pháp luật bảo vệ có thể là do: hành vi nguy hiểm của con người, tác động của thiên
nhiên (lũ lụt, cháy, sét đánh…) Ở đây, nguy cơ đe doạ gây thiệt hại nhưng thiệt hại chưa xảy ra.
Nếu sự đe doạ này chỉ theo suy đoán chủ quan của người gây thiệt hại thực tế có xảy ra hoặc
khơng mà người đã có hành vi gây thiệt hại thì cũng khơng thể coi là gây thiệt hại trong tình thế
cấp thiết.
Thứ hai, sự đe doạ trong tình thế cấp thiết phải có thật, đang xảy ra và chưa kết thúc. Điều kiện
này cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa sự nguy hiểm với lợi ích cần được bảo vệ. Sự nguy hiểm
này tuy mới đang đe doạ ngay tức khắc đến các lợi ích cần bảo vệ, nhưng phải là sự nguy hiểm
thực tế. Có thể nói nguồn nguy hiểm đang xảy ra có quan hệ nhân quả với những thiệt hại cho lợi
ích hợp pháp có nguy cơ thực tế xảy ra.
Thứ ba, thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Khi gây
thiệt hại trong tình thế cấp thiết bản thân người gây thiệt hại cần cân nhắc giữa thiệt hại mà mình
13
Vũ Minh Tiến (2016). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra theo pháp luật Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội Hà Nội, Việt Nam.


13


sắp gây ra và hậu quả có thể xảy ra cho đối tượng mà mình sắp bảo vệ khi có nguy cơ đe doạ gây
thiệt hại.
Thứ tư, việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là biện pháp duy nhất để khắc phục nguy cơ đó.
Để được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì việc gây thiệt hại phải là biện pháp duy
nhất để khắc phục nguy cơ đó.
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN
NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
3.1 Thực tiễn giải quyết của cơ quan có thẩm quyền
Vụ án địi bồi thường thiệt hại tính mạng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Toà án nhân dân
huyện Cái Bè, tình Tiền Giang:
Theo đơn kiện thì nguyên đơn là anh Nguyễn Hữu Công và bị đơn là Chi nhánh điện Cái Bè
Huyện Cai Lậy do ông Nguyễn Văn Bạch làm Trưởng chi nhánh, người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên qua là anh Nguyễn Văn Sua và anh Trần Văn Ri. Vào “Ngày 17-01-2003, Công ty điện lực 2,
do ông Bạch (Trưởng Chi nhánh điện Cái Bè) làm đại diện có hợp đồng mua bán điện sinh hoạt
với bên mua điện do ông Xua (Sua) đại diện (ông Sua đứng tên trên hợp đồng mua điện nhưng
người ký tên là ông Ri. Hợp đồng mua bán điện quy định trách nhiệm của bên bán điện là đảm
bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho bên mua điện; bên mua điện có nghĩa vụ sử dụng điện an
toàn, chịu trách nhiệm quản lý từ đầầ̀u dây ra của công tơ vào nhà (đối với công tơ đặt bên ngoài
nhà). Ngày 10-5-2003, đường dây hạ thế sau điện kế bị rò rỉ nguồn điện, làm chết cháu Lợi (sinh
năm 1997) là con của anh Công” 14. Như vậy, nguyên nhân cháu Lợi bị chết là do đường dây hạ
thế (sau công tơ tổng) bị hở mạch điện.
Theo hướng xử lý của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao, Toà đã áp dụng Điều 623 Bộ luật Dân
sự 2005 (nay là Điều 601 Bộ luật dân sự 2015) để xác định chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
và truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là Công ty
điện lực 2 và ban quản lý nó, đã sử dụng đường dây điện là Tổ điện 4 thuộc ấp 3, xã Tân Hưng
huyện Cái Bè do ông Trần Văn Ri làm tổ trưởng tổ điện, điều đó thể hiện việc sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ thông qua hợp đồng mua bán. Toà án dân sự đã ghi nhận sự tự nguyện bồi
thường một khoản tiền vì nhận thấy cháu Lợi đã bị xâm phạm tới tính mạng.
Nhận xét: Trong vụ án địi bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng về tính mạng nêu trên, cụ thể đó

là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thiệt hại của
chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là Công ty điện lực 2 và bên quản lý, sử dụng đường dây
điện là Tổ điện 4 thuộc ấp 3, xã Tân Hưng huyện Cái Bè do ông Trần Văn Ri làm tổ trưởng tổ
điện sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm thiệt hại cho gia đình nạn nhân đó là: (i) có thiệt hại xảy ra, cụ
thể là cháu Lợi chết do đường dây hạ thế bị hở mạch điện (ii) Có nguồn nguy hiểm cao độ là
đường dây hạ thế sau cơng tơ tổng bị hở mạch điện (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và
14

Quyết định số 30/2010/DS – GĐT ngày 22-01-2010 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao


14

nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân cháu Lợi chết là do do đường dây hạ thế. Như vậy, điều
kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã thoả mãn
đầy đủ.
3.2 Những nhầm lẫn trong thực tiễn
Trên thực tế, đã có sự nhầm lần trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra khi người áp dụng pháp luật không phân biệt được thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra và thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ. Sau đây sẽ là một vụ
việc điển hình cụ thể:
N ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ TC (công ty TC) về việc thuê xe ô tô
tự lái (loại xe 4 chỗ ngồi). Theo hợp đồng, Công ty TC cho N thuê xe ô tô 03 ngày (từ ngày 05/4
đến ngày 07/4/2018), giá mỗi ngày 100.000 đồng. Khoảng 12 giờ ngày 06/04.2018, N điều khiển
xe ô tô lưu thông trên Quốc lộ 1A theo hướng Bắc – Nam, đến địa phận xã H, huyện Đ, Tình Q,
do chạy q tốc độ, đi khơng đúng phần đường nên đã tông vào xe đạp do chị V điều khiển đi
ngược chiều gây tai nạn. Chị V tử vong tại chỗ. Với hành vi trên, TAND huyện Đ đã áp dụng
Điều 601 Bộ luật Dân sự buộc Công ty TC (do anh B làm đại điện) bồi thường cho gia đình nạn
nhân V số tiền 70.000.000 đồng (TAND xác định công ty TC là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao
độ, phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại).15

Nhận xét: Về trách nhiệm dân sự trong vụ án này, việc Toà án áp dụng Điều 601 Bộ luật Dân sự
2015 để buộc công ty TC bồi thường cho nhân thân gia đình chị V là không hợp lý. Đối với vụ án
trên, thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật của N (điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ và đi
không đúng phần đường) là nguyên nhân trực tiếp. Xe ô tô do N thuê của Công ty TC là nguồn
nguy hiểm cao độ, nhưng trong vụ án này xe ô tô là phương tiện liên quan đến việc gây thiệt hại
chứ bản thân sự hoạt động tự nhân của xe ô tô không gây thiệt hại. Mặt khác N là người được chủ
sở hữu chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa cơng ty
TC khơng cịn chiếm hữu, sử dụng xe ơ tơ đó mà N là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do
đó, N là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Từ những phân tích và nhận định trên, thì chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra tuy chỉ là một trong những trường hợp của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do tài sản gây ra và là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng nhưng với tính chất phức tạp, nhiều hạn chế và vướng mắc bất cập ngay cả trong quy
định của pháp luật hiện hành, những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cịn rất nhiều vấn đề tranh luận.
15

Đồn Thị Ngọc Hải (2019), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra, bài viết được đăng tải trên Tạp chí Tồ án Nhân dân điện tử tháng 11/2019


15

Thơng qua bài tiểu luận tác giả đã phân tích cụ thể các chủ thể có trách nhiệm bồi thường khi
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại và các đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra qua đó thấy được tính chất đặc biệt của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra so với trách nhiệm bồi thường hợp đồng nói chung.
Ngồi ra bài tiểu luận cũng đã phân tích được những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để phân biệt được điều kiện làm phát sinh

trách nhiệm bồi thường thiệt hại do “tự thân” nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với những thiệt hại
do hành vi trái pháp luật có lỗi của con người gây ra (có “liên quan” đến nguồn nguy hiểm cao
độ).
Những phân tích trên cũng một phần nào phản ảnh được sự hoàn thiện của Bộ luật Dân sự năm
2015, đã một phần nào đáp ứng được yêu cầu của xã hội Việt Nam với thời buổi khoa học công
nghệ phát triển nhanh như hiện nay. Tuy nhiên thực tế áp dụng chắc cũng không thể tránh khỏi
những bất cập, khó khăn trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng
như việc có áp dụng chế định về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay
không? Đặc biệt trong có vụ án giao thơng, việc áp dụng “nhầm” các quy định của trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho thiệt hại do hành vi trái pháp luật của
con người có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ vẫn còn tồn tại.
Với lý do là sự hạn chế trong năng lực và trình độ chun mơn về pháp luật cũng như kinh
nghiệm thực tiễn, tác giả chưa thể đưa ra được các kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập trong
các quy định của pháp luật cũng như khắc phục những quan điểm khơng thống nhất của các Tồ
án. Tác giả chỉ có thể chỉ ra những bất cập và nhận xét những điểm chưa hợp lý trong thực tiễn
xét xử qua quá trình tham khảo các nghiên cứu, các đề tài trong nước của các tác giả khác có
trình độ chun mơn cao hơn. Ngồi ra, những nội dung và bố cục của bài tiểu luận cũng hình
thành dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả qua quá trình tư duy và tham khảo các tài liệu
chuyên khảo khác nên khơng thể tránh những sai sót và những điểm phân tích chưa rõ ràng, bố
cục chưa hợp lý. Tuy nhiên, tác giả mong rằng tiểu luận sẽ góp phần khái quát những vấn đề cơ
bản nhất của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ luật Dân sự năm 2005
2. Bộ luật Dân sự năm 2015
3. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP
CÁC TÀI LIỆU KHÁC
4. Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, Bản án
và bình luận bản án (Tái bản lầầ̀n 4), Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hà
Nội, tập 2



16

5. Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy

hiểm cao độ gây ra, bài viết được đăng tải trên Tạp chí Tồ án Nhân dân điện tử
tháng 11/2019.
6. Vũ Minh Tiến (2016). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa
học xã hội Hà Nội, Việt Nam.
7. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam-2020
8. Nguyễn Xuân Dũng (2008), Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
9.

10.

11.
12.

13.

14.

hiểm cao độ gây ra. Tạp chí Tồ án nhân dân, (18), tr.24-tr28, tr24.
Trần Thị Huệ, Tổng quan về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại – vấn đề
lý luận và thực tiễn. Đề tài nghiên cứu khoá học cấp trường. Trường Đại học Luật
Hà Nội.
Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy

hiểm cao độ gây ra, bài viết được đăng tải trên Tạp chí Toà án Nhân dân điện tử
tháng 11/2019
Hoàng Đạo và Vũ Thị Lan Hương, Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13/2013.
Phạm Thị Thu Thuỷ (2013) Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
– Lý luận, thực trạng và kiến nghị hồn thiện pháp luật. Khố luật tốt nghiệp cử
nhân Luật. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Hồng Đạo (2011), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Dân sự. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Xuân Quang, Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Tạp chí khoa học pháp lý 03(64)/2011, Tr. 34-48

15. Lê Văn Quang, Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bài viết

được đăng tải trên Tạp chí Tồ án Nhân dân điện tử tháng 10/2021.



×