Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài kết hôn sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.05 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: Kết hôn sớm

Giáo viên hướng dẫn : Đỗ Thị Huyền Thanh

Thành viên: ( NNA AK10 )
Nguyễn Thị Vân Dung – 1204030032
Nguyễn Thế Tân - 1204030165
Đặng Thị Bích Phượng - 1204030153
Ngơ Thị Phương Trinh - 1204030225
Lê Sơn Tùng - 1204030171


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận............................................................................................................ 2
1.1 Định nghĩa về kết hôn sớm và tảo hôn....................................................................... 2
1.2 Nguồn gốc của kết hôn sớm............................................................................................ 2
1.3 Đặc điểm của kết hôn sớm............................................................................................... 2
1.3.1 Kết hôn hợp pháp......................................................................................................... 2
1.3.2 Kết hơn sớm bất hợp pháp....................................................................................... 3

1.3.2.1 Các hình thức kết hôn trẻ em tại Việt Nam.

3



1.4 Ưu và nhược điểm của kết hôn sớm............................................................................ 3
1.4.1 Ưu điểm......................................................................................................................... 3
1.4.2 Nhược điểm................................................................................................................. 3

1.4.2.1 Đối với cặp vợ chồng.............................................................................. 3
1.4.2.2 Đối với xã hội............................................................................................. 4
1.5 Pháp luật đã làm gì đối với hành vi tảo hôn?........................................................... 4

Chương 2: Thực trạng và cơ sở kiến nghị..................................................... 5
2.1 Thực trạng của việc kết hôn sớm và tảo hôn.............................................................. 5
2.1.1

Thực trạng trên thế giới....................................................................................... 5
2.1.1.1 Kết hôn sớm....................................................................................................... 5


2.1.1.2 Tảo hôn................................................................................................................. 5
2.1.2 Thực trạng ở Việt Nam................................................................................................. 5

2.1.2.1 Kết hôn sớm....................................................................................................... 5
2.1.2.2 Tảo hôn................................................................................................................. 6
2.2 Các nguyên nhân của kết hôn sớm................................................................................... 6
2.3 Hậu quả của kết hôn sớm ở thanh thiếu niên.............................................................. 7
2.4 Các biện pháp ngăn chặn việc kết hôn sớm (tảo hôn) .......................................8
2.5 Ý kiến cá nhân.......................................................................................................... 9

Chương 3: Nhận xét, kết quả, kết luận......................................................................... 10
3.1 Nhận xét.................................................................................................................................... 10
3.1.1 Các yếu tố chủ quan................................................................................................... 10

3.1.2 Các yếu tố khách quan.............................................................................................. 10
3.2 Kết quả.....................................................................................................................10
3.3 Kết luận....................................................................................................................11

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 12


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

MỞ ĐẦU
Theo Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, hơn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng
sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau
và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Do đó, kết hôn đã
trở thành một chế định được quy định độc lập trong hệ thống pháp luật về Hôn nhân và
gia đình, tại đó quy định cụ thể về độ tuổi và những điều kiện kết hôn. Ngày nay, cùng
với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ cũng như những vấn đề về tâm sinh lý
của con người ngày càng trở nên phức tạp. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến quan hệ
hơn nhân, gia đình, trong đó có việc kết hơn giữa hai bên.
1. THỰC TRẠNG CHUNG

Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp kết hơn khi tuổi đời cịn q trẻ gây ra
khơng ít những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình,
đến lối sống và đạo đức xã hội. Trong khi đó, hệ thống pháp luật lại chưa thể dự liệu
cũng như điều chỉnh một cách toàn diện. Kết hôn sớm vẫn tồn tại như một hiện tượng xã
hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể mà
cịn ảnh hưởng đến đạo đức và trật tự xã hội.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Nhằm tìm hiểu về hiện tượng kết hôn sớm ở giới trẻ Việt Nam ngày nay cũng như
thực trạng tảo hôn ở nhiều nơi trên địa phương. Qua đó là những biện pháp của chính

quyền để giải quyết vấn đề này, và những ý kiến đóng góp, kiến nghị để đưa ra những
giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa và hạn chế vấn nạn này, mà quan trọng hơn đó là
hồn thiện hơn nữa các giải pháp khắc phục, giảm thiểu các trường hợp kết hôn sớm tại
cộng đồng.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI

Đề tài có 3 nhiệm vụ
Đưa ra cơ sở lí luận
Thực trạng và cơ sở kiến nghị
Nhận xét, kết quả, kết luận vấn đề kết hôn sớm
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tiểu luận sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu như kết hợp phân
tích và tổng hợp, hệ thống hóa, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

1


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ KẾT HƠN SỚM VÀ TẢO HƠN
Ủy ban quyền trẻ em định nghĩa kết hơn sớm là tập tục kết hơn trong đó ít nhất một
bên chưa đủ 18 tuổi. Ủy ban này yêu cầu các quốc gia quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu của
nam giới và phụ nữ (không phụ thuộc vào sự đồng ý của cha mẹ) là 18 tuổi (Hồ sơ số
CEDAW/C/GC/31- CRC/C/GC/18, para. 20 and CRC/GC/2003/4, para. 20).
UNFPA và UNICEF định nghĩa kết hôn sớm là “hành vi kết hơn chính thức hoặc
sống chung như vợ chồng khi chưa đủ 18 tuổi”, và qua đó thừa nhận tầm quan trọng của
các tập tục kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng khơng chính thức trong khn khổ khái

niệm này. Sống chung như vợ chồng – khi hai người ‘sống chung’, như đã kết hôn cũng làm dấy lên những quan ngại về vấn đề nhân quyền tương tự như kết hơn sớm.
Kết hơn khi chưa đủ tuổi hay cịn gọi là tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một
bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hơn (theo khoản 8 Điều 3 Luật HN&GĐ). Do đó,
tảo hôn là khi một bên hoặc cả hai bên, nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên.
Trên cơ sở những định nghĩa trên đây và xét bối cảnh của Việt Nam, thuật ngữ
“kết hôn sớm và chung sống như vợ chồng từ nhỏ” được sử dụng để thể hiện tập tục kết
hơn chính thức và sống chung như vợ chồng khơng chính thức trước 18 tuổi.
1.2 NGUỒN GỐC CỦA KẾT HƠN SỚM

Hủ tục lạc hậu: hơn nhân theo ý nguyện gia đình, dịng tộc…
Hơn nhân của người Việt Nam truyền thống không đơn thuần là việc hai
người lấy nhau mà là việc của hai bên cha mẹ, hai dòng họ dựng vợ gả chồng cho
con. Từ đó kéo theo việc xác lập quan hệ qua lại giữa hai gia tộc. Bên cạnh đó trong
xã hội xưa, giáo dục gia đình thuần theo triết lý của Nho giáo nên hơn nhân ln đặt
trong tình huống Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy.
Việc đầu tiên của nạn tảo hôn không phải là lựa chọn cá nhân cụ thể cho cuộc
hơn nhân mà là lựa chọn một gia đình, một dịng họ, xem hai bên có tương xứng
khơng, có môn đăng hộ đối hay không.
1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA KẾT HƠN SỚM
1.3.1 Kết hơn sớm hợp pháp
2


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

Tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình; có quy định về kết hôn như sau:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật
này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Theo quy định kết hôn là việc nam nữ tiến
hành thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền khi đáp ứng đủ điều kiện kết
hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Và tại Khoản 1 Điều 8 Luật hơn nhân

và gia đình; quy định về điều kiện kết hơn; trong đó điểm a khoản này có nhắc đến điều
kiện về độ tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Như vậy, cho thấy được rằng kết hôn sớm là khi cả nam và nữ vừa đủ tuổi trưởng
thành và tiến tới việc xác lập mối quan hệ trong hôn nhân. Tất nhiên, những cặp vợ
chồng này sẽ còn rất trẻ để làm bố, mẹ nếu có dự định ni dạy con cái sau khi kết hôn.
1.3.2 Kết hôn sớm bất hợp pháp
Tảo hôn là việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi kết hôn tức là 2 bên
đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một hoặc hai bên vi phạm về độ tuổi
kết hôn.
Tảo hôn là việc hai bên chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định tức là việc
nam, nữ xác lập quan hệ chung sống như vợ chồng khi một bên hoặc cả hai bên nam nữ
chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật (thường là có tổ chức đám hỏi theo
phong tục địa phương.

1.3.2.1

Các hình thức kết hơn trẻ em tại Việt Nam

Kết hơn do gia đình sắp đặt: Kết hơn trẻ em được xem là một truyền thống. Đây là
tập tực liên quan đến lao động trẻ em. Các gia đình nghèo thường cho con kết hơn để tăng
lao động trong gia đình (như làm việc nhà, làm việc đồng áng). Gia đình nhà trai có thể trả
cho nhà gái một khoản “lễ nạp” nhằm đền bù cho việc nhà gái mất đi một lao động.
Yêu là cưới: Các cặp thanh niên bỏ học để kết hôn hoặc chuyển về sống chung
như vợ chồng không cần đăng ký để tránh bị phạt.
Kết hôn để “ Giải quyết hậu quả”: Mang thai sớm dẫn đến việc trẻ em phải kết
hôn sớm nhằm tránh sự rèm pha liên quan đến việc quan hệ tình dục trước hơn nhân.
Bắt cóc/bn bán cơ dâu: Bắt cóc trẻ em gái ngồi ý muốn của các em. Bn bán
trẻ em gái sang Trung Quốc để bán làm vợ.
1.4 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA KẾT HÔN SỚM
1.4.1 Ưu điểm

Cảm thấy hạnh phúc hơn. Đa số những người trong độ tuổi từ 20 đến 28 đã kết
hôn chia sẻ; họ cảm thấy “rất hài lòng” về cuộc sống vợ chồng, so với những ai còn độc
thân hay sống thử. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những ai kết hôn trong độ tuổi từ 22
– 25 có thể có cuộc sống vợ chồng bền vững hơn.
Ổn định cuộc sống sớm hơn do 4 đến 5 năm sau kết hơn, những khó khăn cũng dần
3


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

qua đi, so với những cô bạn, cậu bạn cùng trang lứa đang mải mê với công danh; sự nghiệp
hay đang độc thân, mải miết tìm kiếm “bến đỗ” cho mình thì bạn đã hơn họ bởi cuộc sống
của bạn đã đi vào nề nếp, bạn đã tạo dựng cho mình một gia đình riêng; có chồng, có con.
Việc có và sinh con sẽ dễ dàng, sn sẻ hơn. Khi cịn trẻ, việc có và sinh con dễ
dàng hơn và ít biến cố hơn; con cái sẽ khỏe mạnh hơn so với các bạn lớn tuổi hơn.
1.4.2 Nhược điểm
1.4.2.1 Đối với cặp vợ chồng
Sự ổn định của tình cảm. Một trong những lý do chính khơng nên bắt đầu một gia
đình khi bạn cịn quá trẻ là bạn có thể thiếu sự ổn định cần thiết về tình cảm. Hầu hết
chúng ta phải trải qua một vài mối tình trước khi gặp được đối tác phù hợp để tiến tới
hơn nhân. Bên cạnh đó; bản thân chúng ta thường chưa đủ sự trưởng thành và chín chắn
để làm cha, làm mẹ.
Tài chính eo hẹp. Trong khi đó cuộc sống gia đình có biết bao nhiêu khoản phải
chi tiêu; mọi thứ đều phải dựa vào chồng, vợ hay gia đình nội ngoại hai bên chu cấp.
Trên thực tế; vấn đề này khiến khơng ít cặp vợ chồng trẻ phải lao đao khi chưa chuẩn bị
điều kiện về kinh tế tốt mà vội kết hôn sớm.
Sự nghiệp có thể bị ảnh hưởng. Sự nghiệp ổn định là yếu tố rất quan trọng vì 2 lý
do chính. Nó sẽ cho phép bạn tạo lập tài chính ổn định để chăm sóc; ni dưỡng con cái.
Thứ hai, nó sẽ là nguồn sinh sống, dự phòng của bạn trong tương lai. Vậy nên; việc kết
hôn trước khi ổn định sự nghiệp sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong cơng việc

và cơ hội phát triển.
Hơn nhân có thể khơng bền vững. Chính vì những khó khăn về kinh tế; cơng việc
bị ảnh hưởng và cả do cịn “trẻ người non dạ”; thiếu kinh nghiệm ứng xử trong cuộc
sống gia đình, cho việc đối nhân xử thế, đối nội đối ngoại. Cho nên nhiều đôi bạn trẻ đã
không thể giữ được mái ấm gia đình mình sau khoảng thời gian ngắn kết hơn.

1.4.2.1 Đối với xã hội
Kìm hãm văn hóa phát triển nói riêng và đất nước nói chung
Ảnh hưởng đến mục đích của hơn nhân hướng tới là duy trì và phát triển giống nịi
Cản trở việc phát triển
Tảo hơn cịn vi phạm quy định trong Luật trẻ em về quyền được giáo dục, đến
trường học tập của chúng.
Vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội: kết hơn khi cịn q trẻ thì khi sinh con
sẽ dễ gây dị dạng bẩm sinh, ảnh hưởng đến việc duy trì nịi giống sau này của tồn dân
tộc.
Mục đích hướng tới của hơn nhân là xây dung gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc,
bền vững cũng khó có thể đạt được nếu như tình trạng tảo hơn vẫn cịn tiếp diễn.
4


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

1.5 PHÁP LUẬT ĐÃ LÀM GÌ ĐỐI VỚI HÀNH VI TẢO HƠN?
Tảo hơn là hành vi trái pháp luật. Theo Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy
chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ
vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hơn mặc dù đã có bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án.


5


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CƠ SỞ KIẾN NGHỊ
2.1 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KẾT HÔN SỚM VÀ TẢO HÔN
2.1.1 Thực trạng trên thế giới

2.1.1.1 Kết hôn sớm
Theo một khảo sát gần đây của Tổ chức dân số Hàn Quốc, một nửa số phụ nữ được
khảo sát cho rằng họ muốn kết hôn sau tuổi 30. Số phụ nữ đồng ý không nên kết hôn trước
tuổi 30 chiếm 28,2% và 25,5% nói có thể kết hơn ở tuổi 29. Có 95% phụ nữ trẻ chần chừ
trước hôn nhân và 50% trong số họ cho rằng muốn được tự do thoải mái và tận hưởng cuộc
sống độc thân trước khi bị trói buộc vào hơn nhân. Do đó, Hàn Quốc đang báo động vì vào
năm 2030, số lượng cơng chức sống độc thân chiếm khoảng 38,1%.
Cịn ở Mỹ, hiện chỉ khoảng 50% người trên 18 tuổi kết hôn, so với tỷ lệ 72% vào
10 năm trước. Tuổi kết hơn trung bình thời điểm này là 27 đối với nữ và 29 với nam,
trong khi cách đây vài chục năm lần lượt là 23 và 26.
2.1.1.2 Tảo hôn
UNICEF cho biết tỷ lệ tảo hôn đang giảm dần trên tồn cầu trong đó một số quốc
gia có tỉ lệ giảm đáng kể trong những năm gần đây. Nhìn chung, tỷ lệ phụ nữ kết hôn ở
độ tuổi khi còn là trẻ em đã giảm 15% trong thập kỷ qua, từ 1/4 xuống còn khoảng 1/5.
Nam Á là khu vực có tỉ lệ tảo hơn giảm nhiều nhất trên thế giới trong 10 năm qua, do
nguy cơ kết hôn của trẻ em gái trước ngày sinh lần thứ 18 đã giảm hơn 1/3, từ gần 50%
xuống còn 30%, phần lớn nhờ những tiến bộ ở Ấn Độ. Tăng tỷ lệ được đi học của trẻ em
gái, chủ động đầu tư của chính phủ cho trẻ em gái chưa thành niên và thông điệp mạnh
mẽ từ cộng đồng về vấn đề kết hôn trái phép với trẻ em và những hệ lụy của nó chính là
tác nhân thúc đẩy sự thay đổi này. Theo số liệu mới của UNICEF, tổng số trẻ em gái kết
hôn trong độ tuổi trẻ em hiện nay ước tính khoảng 12 triệu em một năm. Những con số

mới cho thấy trên toàn cầu đã giảm được 25 triệu cuộc tảo hơn so với dự đốn của thế
giới cách đây 10 năm.
2.1.2 Thực trạng ở Việt Nam
2.1.2.1 Kết hôn sớm
Ở Việt Nam, theo số liệu điều tra do Tổng cục Thống kê vừa công bố, tuổi kết hơn
trung bình lần đầu ở cả nam và nữ thanh niên đều tăng nhẹ, nghĩa là kết hôn muộn hơn so
với 10 năm qua. Tuổi kết hơn trung bình của nam hiện là 26,2 và 23 đối với nữ; so với
6


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

năm 2005, độ tuổi này là 25,4 và 22,8. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng đưa ra dự
báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ, trong khi nam giới trong
độ tuổi kết hôn sẽ “dư thừa”.
2.1.2.2 Tảo hơn
Tuy nhiên ở Việt Nam có rất ít hoặc khơng có tiến bộ nào trong việc giảm tỉ lệ kết
hôn sớm cũng như tảo hôn. Kết hôn sớm đang là một thực trạng nhức nhối và hết sức
phức tạp. Nạn kết hôn xuất hiện ở rất nhiều vùng miền trên cả nước, đặc biệt nạn kết hôn
sớm diễn ra phần lớn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo thống kê, 11% phụ nữ tuổi từ 20 đến 49 đã kết hôn hoặc đã sống chung như
vợ chồng trước tuổi 18. Trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh có tỷ lệ tảo hơn cao hơn
so với các vùng khác trong cả nước. Trong độ tuổi từ 10 – 17 tuổi, cứ 10 em trai thì có
01 em có vợ, cứ 05 em gái có 01 em có chồng. Sau Trung du miền núi phía Bắc thì Tây
Ngun có tỷ lệ tảo hơn cao thứ hai với tỉ lệ đạt 15,8 %; Đồng bằng sông Hồng 7,9% và
Đơng Nam bộ 8,1%. Các tỉnh có tỷ lệ kếthơn sớm cao nhất trong cả nước gồm: Lai
Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Kon Tum,
Gia Lai. Trong số 55 dân tộc an hem thì các dân tộc thiểu số có tỷ lệ kết hôn sớm cao
gấp 6 lần so với dân tộc Kinh và gấp gần 3,5 lần so với tỷ lệ chung của cả nước.
2.2 CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA KẾT HƠN SỚM

Kết hơn sớm xuất phát từ các tập tục và tập quán văn hóa. Phong tục tập quán và
quan niệm lạc hậu trong hôn nhân, những hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại như đã ăn sâu vào mỗi
người dân. Có thể kể đến các hủ tục lạc hậu như bắt vợ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
Trẻ em có ít lựa chọn hướng đi cho cuộc đời mình. Nhiều trẻ em Việt Nam phải
đối mặt với các thách thức trong việc tạo dựng tương lai mới cho bản thân. Sự thiếu các
lựa chọn hướng đi khác nhau khiến trẻ em buộc phải kết hôn và chung sống sớm như vợ
chồng. Trẻ em phải đối mặt với những hạn chế về cấu trúc như chuẩn mực xã hội quy
định trẻ cần phải làm gì hoặc tình trạng thiếu các dịch vụ giáo dục có chất lượng và các
lựa chọn làm trong khu vực phi nông nghiệp. Đặc biệt, trẻ em gái người dân tộc thiểu số
có rất ít cơ hội để phát triển và thực hành năng lực bản thân. Nhiều trẻ em ở Việt Nam
không đến trường và đây là nguyên nhân và hệ quả của kết hôn trẻ em và hạn chế các
lựa chọn hướng đi cuộc đời của trẻ.
Mang thai ở tuổi chưa thành niên là yếu tố góp phần dẫn đến kết hơn. Hạn chế tiếp cận
giáo dục giới tính tồn diện cùng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản làm
gia tăng nguy cơ mang thai sớm và ngoài ý muốn ở thanh thiếu niên do các em tiếp cận tới
sự du nhập của văn hóa ngoại lai, lối sống thử và đây là yếu tố góp phần quan trọng
7


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

dẫn đến kết hơn.
Kết hôn sớm liên quan đến sự thiếu nhận thức, thiếu sự quan tâm của cha mẹ và trẻ
về các nguy cơ của mạng Internet và truyền thông xã hội sự ra đời của điện thoại di động
và các công nghệ viễn thơng đã thay đổi thói quen hẹn hị, cho phép người chưa thành
niên “tìm vợ nhanh hơn” và làm gia tăng xu hướng quan hệ ở trẻ người chưa thành niên
và mang thai trước hôn nhân dẫn đến kết hôn trẻ em. Một nguy cơ khác của mạng
internet và các phương tiện truyền thông xã hội mới liên quan đến hoạt động mồi chài,
bn bán và bóc lột các trẻ em gái chưa thành niên.
Khung pháp lý chưa được thực thi đầy đủ hoặc không phát huy tác dụng đối với

một số hình thức kết hơn trẻ em nhất định. Chính phủ khơng thể kiểm sốt tập tục chung
sống như vợ chồng khi chưa đến tuổi và việc kết hơn vẫn diễn ra dù khơng có đăng ký
kết hơn hoặc kể cả khi đương sự phải nộp phạt. Mặc dù gia đình và cộng đồng có nhận
thức về độ tuổi kết hôn tối thiểu nhưng tập tục này tiếp tục tồn tại do các yếu tố phức
tạp. Mục tiêu xây dựng chương trình nhằm chấm dứt kết hơn trẻ em là chỉ thơng điệp
thơi chưa đủ - cần có chiến lược thay thế.
Ngồi ra, cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các vùng có nạn
tảo hơn cịn gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố: rào cản về ngơn ngữ vì nhiều người dân
khơng biết nói tiếng phổ thơng, trình độ dân trí thấp, nhiều người dân không biết chữ,
đối tượng tuyên truyền không tham gia vào các buổi tuyên truyền… Chính sách đầu tư
phát triển vùng miền núi, nơng thơn cịn khó khăn do hạ tầng kinh tế, xã hội của tỉnh còn
nhiều yếu kém, dân số ít và sống phân tán, trình độ dân trí khơng đồng đều… vì vậy đời
sống nhân dân cịn nhiều khó khăn.
2.3 HẬU QUẢ CỦA KẾT HƠN SỚM Ở THANH THIẾU NIÊN

Trong độ tuổi dưới 18 tuổi đối với nữ và dưới 20 tuổi đối với nam, cơ thể lúc này
xét về mặt khoa học thì vẫn cịn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Việc kết
hôn sớm, đi kèm với những gánh nặng về gia đình có thể khiến việc phát triển thể chất
và tinh thần khơng được bình thường. Chưa kể đến việc kết hôn sớm dễ ảnh hưởng đến
sức khỏe của phụ nữ do mang thai sớm. Việc kết hôn sớm khi suy nghĩ chưa được chín
chắn cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến rất nhiều trường hợp ly hôn.
Việc ly hôn không chỉ ảnh hưởng đến 2 vợ chồng mà nó cịn kéo theo nhiều hệ lụy đến
con cái và xã hội.
Hơn nữa khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ có thể ảnh hưởng đến rất nhiều về vấn
đề quan hệ tình dục. Đặc biệt đối với trẻ em gái khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ mà
mang thai có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Việc kết hơn khi cịn q nhỏ, chưa trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, tình
trạng sức khỏe, các tự bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh liên quan đến đường tình
dục có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh lây nhiễm như HIV, giang mai, lậu,…
Việc gián đoạn việc học ảnh hưởng rất lớn đến bản thân và xã hội: Hiện nay, Việt

Nam đang là nước thiếu nguồn nhân sự có chất lượng. Việc thiếu kiến thức, trình độ chun
mơn, kinh nghiệm sẽ khiến trẻ em khó tìm được những cơng việc có thu nhập cao và ổn
định và cũng chính điều này sẽ giới hạn trẻ em tiếp cận với xã hội, tiếp cận cái mới
8


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

và phát triển bản thân mình tốt nhất.
Việc kết hơn sớm đi kèm với rất nhiều trách nhiệm mà trẻ em cần làm cho gia đình
như chăm sóc gia đình, người thân, con cái. Việc mang trên mình q nhiều trách nhiệm có
thể khiến trẻ em gián đoạn việc học hành và cơ hội trải nghiệm và phát triển bản thân.
2.4 CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VIỆC KẾT HÔN SỚM (TẢO HÔN)
Thứ nhất là, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 02-4-2018 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trên
mọi địa bàn tỉ; nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đồn
thể đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước về hơn nhân và gia đình; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của
các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ đối với việc lãnh đạo triển
khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hơn
và HNCHT; xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọngtrong việc nâng cao chất
lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS.
Thứ hai là, chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương xây dựng chương trình,
kế hoạch và đề ra biện pháp cụ thể để tập trung thực hiện có hiệu quả Quyết định số
498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm thiểu tình
trạng tảo hôn và HNCHT vùng DTTS giai đoạn 2015-2025, và Kế hoạch thực hiện đề án
của UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 05/10/2015. Hàng
năm, bố trí một phần kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho các đơn vị (ngoài
nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ) để triển khai các hoạt động của đề án.
Thứ ba là, đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hơn nhân

và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung trọng tâm, biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu,
dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào DTTS, trong đó tập trung vào nhóm
đốitượng phụ nữ, thanh, thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tảo hơn. Chú trọng hình
thức tun truyền miệng thông qua đội ngũ báo cáo viên các cấp, cán bộ xã, thôn; lồng
ghép nội dung tuyên truyền trong các chương trình thơng tin lưu động, sân khấu hóa;
hoạt động ngoại khóa trong các trường học, các câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật; xây
dựng các phóng sự, tin, bài phản ánh về hậu quả của tảo hôn. Phát huy vai trò của đội
ngũ cán bộ người DTTS, già làng, trưởng thơn, người có uy tín, hịa giải viên, cộng tác
viên ở cơ sở trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thực hiện pháp luật về hơn
nhân và gia đình ngay từ trong khu dân cư.
Thứ tư là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và thực thi nghiêm minh
theo pháp luật trong cơng tác phịng, chống tảo hơn, HNCHT. Xử lý nghiêm các trường
9


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

hợp vi phạm pháp luật về hơn nhân và gia đình, nhất là đối tượng là cán bộ, đảng viên;
xử phạt hành chính kết hợp với xử phạt theo hương ước, quy ước. Kết hợp và nâng cao
hiệu quả giữa công tác chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra, đánh giá, xử lý vi phạm với thi đua
khen thưởng, nhân rộng các mơ hình hay trong tun truyền, vận động, thực hiện tốt
cơng tác phịng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
2.5Ý KIẾN CÁ NHÂN
Kết hôn sớm nên được cân nhắc kĩ càng bởi giới trẻ, có thể khi cả hai chưa có
cơng việc ổn định sẽ bị áp lực về kinh tế và sự nghiệp. Ngoài ra, đứa con được sinh ra sẽ
chịu nhiều thiếu thốn khi khơng có điều kiện đầy đủ cho việc đi học. Những áp lực vơ
hình sẽ nhanh chóng làm tăng tình trạng ly hơn. Thực chất đối với nữ sẽ chịu thiệt thòi
nhiều hơn nam khi kết hôn sớm bởi khi họ bắt đầu một công việc nào đó, những nhà
tuyển dụng sẽ hạn chế trong việc tuyển phụ nữ đã có gia đình, con cái.
Tuy nhiên, nó cịn tùy vào hồn cảnh mỗi người mà chọn thời điểm kết hơn. Có

người khi mới ra trường cảm thấy đủ điều kiện, gia đình 2 bên đồng ý và đã sẵn sàng
cho cuộc sống hơn nhân thì có thể kết hôn sau khi ra trường rồi lo cho sự nghiệp. Vì vậy
chúng ta cũng khơng thể khẳng định có nên kết hơn sớm hay khơng. Hơn nhân chỉ thực
sự bền vững, hạnh phúc khi cả hai có cái nhìn đúng đắn; đủ tự tin và trưởng thành để
bước vào cuộc sống hơn nhân; có thể cùng nhau xây dựng được cuộc sống hôn nhân
hạnh phúc và đúng nghĩa; đừng bắt chước văn hóa ngoại lai mà thử "lối sống thử" sau đó
kết hơn ngồi ý muốn cái mà cả hai chưa sẵn sàng làm vợ chồng.
Đối với việc tảo hôn ở trẻ em, chúng ta cần phải đẩy lùi và ngăn chặn. Trẻ em dễ
dàng bị điều khiển bởi người khác nếu chúng không đủ kiến thức cũng như nhận thức về
việc kết hơn sớm; do đó chính quyền địa phương và gia đình cần tuyên truyền đúng đối
với trẻ và có biện pháp phịng ngừa thích hợp.

10


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT, KẾT QUẢ, KẾT LUẬN
3.1 NHẬN XÉT
3.1.1 Các yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan từ các bạn trẻ: do chưa nhận thức được hậu quả khôn lường từ việc
kết hôn sớm, gây mất đi những cơ hội ở tương lai. Họ chưa có ý thức, trách nhiệm bảo vệ
chính mình và cộng đồng khi tiếp nhận những văn hóa ngoại lai cái mà ủng hộ việc yêu là
sẽ cưới và họ cho rằng họ là người trẻ nên có thể kiểm sốt được mọi tính huống.
3.1.2 Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan đến từ gia đình, mơi trường giáo dục cũng như các chính
sách từ chính phủ:
Thứ nhất, những phong tục truyền thống cổ hủ (số ít dân tộc thiểu số vẫn cịn duy
trì) đó là gả vợ, gả chồng sớm cho trẻ dưới vị thành niên, một phần cũng là do điều kiện

kinh tế nghèo nên họ cần thêm nhân lực để phụ giúp gia đình.
Ngồi ra, mơi trường giáo dục ở học đường cịn hạn chế trong việc tuyên truyền
trẻ em trong các vấn đề về tuổi mới lớn như “quan hệ tình dục” “mang thai”, “hơn nhân”
khiến nhiều trẻ em hiếu kì, tị mị và dẫn đến việc kết hôn sớm khi chẳng may có con.
Một số vùng cao ngun ít được đi học và giáo dục về vấn đề này nên các em cũng chưa
thể nhận thức được hậu quả.
Các chính sách đầu tư của Nhà nước chưa hiệu quả cho các vùng xa xơi khiến tỉ
lệ nghèo ở nơi đây chưa có dấu hiệu giảm. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của
việc kết hơn sớm là do các hộ gia đình cịn q nghèo và kém hiểu biết khi chưa có sự
tun truyền thích hợp. Ngồi ra, việc bn người chưa được chính phủ ngăn chặn kịp
thời bởi những đối tượng trẻ em luôn là “con mồi” cho những người thực hiện hành vi
trái pháp luật.
3.2 KẾT QUẢ
Kết hôn sớm được coi là hợp pháp nếu cả nam và nữ đều thực hiện theo đúng
điều kiện của pháp luật ở Việt Nam. Trái lại, tảo hôn là việc được cho rằng trái pháp luật
đó cũng là ngun nhân chính gây ra các hệ lụy. Tuy nhiên kết hôn sớm hay tảo hôn đều
11


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

được coi là vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn xã hội bởi vì những hậu quả được nêu trên cũng
như các vấn đề xã hội hiện nay như nạn buôn người, ý thức của của trẻ em, giáo dục của
nhà trường cho đến sự quan tâm từ phụ huynh và các chính sách chưa quyết đốn từ chính
phủ. Từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp hơn để hạn chế những hậu quả sau này.

3.3 KẾT LUẬN
Kết hôn là sự kiện pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành gia
đình và sự phát triển của xã hội. Do đó, mọi người dân đều phải có trách nhiệm đối với
mỗi cá nhân mình cũng như tồn xã hội về việc nhận thức vấn đề kết hôn sớm cũng như

tảo hôn. Với sự vận động và phát triển khơng ngừng của đất nước mang theo những yếu
tố tích cực cùng với đó là các vấn đề tiêu cực trong xã hội khiến giới trẻ ngày càng có
suy nghĩ thống hơn trong việc hơn nhân. Vì vậy, địi hỏi Nhà nước và gia đình cần quan
tâm, có trách nhiệm nhiều hơn đến trẻ em trong giải quyết nạn kết hơn sớm nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bạn trẻ.

12


Nguyễn Thị Vân Dung 1204030038 (nhóm trưởng)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Có nên kết hôn sớm hay không? (luatsu247.net)
Đề Tài Tiểu Luận Pháp Luật Về Hơn Nhân Và Gia Đình (dichvuvietluanvan.com)
Luận văn: Kết hơn theo Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY (slideshare.net)

Luật Hơn nhân và gia đình 2014 (thuvienphapluat.vn)
Phong tục hôn nhân xưa và nay - Báo Đồng Nai điện tử (baodongnai.com.vn)
Số phận của những “cô dâu trẻ em” - Báo Nhân Dân (nhandan.vn)
Tác hại và ảnh hưởng của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (yenbai.gov.vn)
Tảo hôn, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (luathoangphi.vn)
To gap 14.pdf (moj.gov.vn)
Tóm tắt thực trạng kết hôn trẻ em.pdf (unicef.org)

13



×