Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm trang phục truyền thống Nhật Bản - Kimono

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.33 KB, 6 trang )

ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN- KIMONO
Nguyễn Như Tuyết, Trần Hồng Thu Thuỷ*
Viện Cơng Nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Lê Nguyễn Minh Thanh

TÓM TẮT
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu tượng đặc trưng gắn liền với tinh thần tổ quốc. Ngoài ẩm thực,
di tích thắng cảnh, hoa… thì trang phục cũng là một trong những biểu tượng văn hoá độc đáo không thể trộn
lẫn của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Nếu như người Việt Nam tự hào với chiếc áo dài tôn lên nét đẹp của đường
cong cơ thể, phụ nữ Trung Quốc trở nên mảnh mai hơn với sườn xám thì phụ nữ Nhật Bản lại dịu dàng e ấp
trong trang phục kimono vô cùng tinh tế và độc đáo. Cùng với thăng trầm của lịch sử thì trang phục truyền
thống của người Nhật – Kimono vẫn đứng vững cùng thời gian để trở thành quốc phục của Nhật Bản, thể hiện
văn hóa của cả một quốc gia. Kimono là đối tượng thể hiện sự thống nhất các nét đẹp văn hóa qua từng thời kì
lịch sử, là nhịp cầu duy hợp các sắc thái trong văn hóa Nhật Bản vì vậy kimono với người Nhật Bản mang ý
nghĩa đặc biệt.Với tinh thần người học tiếng Nhật phải biết văn hố nước Nhật, nhóm tác giả - những sinh viên
tại Viện Cơng nghệ Việt Nhật ln quan tâm tìm kiếm thơng tin về văn hố Nhật Bản. Bài viết này giúp các
bạn sinh viên đang tìm hiểu về đất nước, ngơn ngữ Nhật Bản có cái nhìn rõ nét hơn về văn hố Nhật Bản thơng
qua nét đẹp trang phục truyền thống của xứ sở Phù Tang.
Từ khóa: kimono, Nhật Bản, trang phục truyền thống, văn hoá.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu tượng đặc trưng gắn liền với tinh thần tổ quốc. Điều đó thể hiện
rõ qua ẩm thực đặc trưng, những kiến trúc riêng biệt,… ngồi ra khơng thể khơng kể đến đó là quốc phục. Quốc
phục, trang phục mang biểu tượng độc đáo riêng của mỗi nước như Việt Nam sẽ là áo dài, Hàn Quốc là hanbok,
Ấn Độ là sari,… và kimono chính là trang phục truyền thống của đất nước Nhật Bản, một nét văn hóa rất đặc
trưng của người dân xứ sở Phù Tang. Kimono là niềm tự hào, là biểu tượng không thể thiếu của đất nước mặt
trời mọc, nó mang một ý nghĩa đặc biệt bởi nó thể hiện phong cách sống cùng những phong tục đặc trưng của
người Nhật. Ngồi ra nó cịn mang đến giá trị kinh tế, chính trị - xã hội, giao lưu văn hóa, khoa học – kĩ thuật
và là nhận thức về con người. Với những lý do trên, một người học về Nhật Bản không thể bỏ qua việc tìm
hiểu về kimono. Bài viết này sẽ trình bày những nét đặc sắc, những nét đẹp thanh lịch ẩn trong trang phục
người dân xử sở mặt trời mọc.
2. SƠ LƯỢC VỀ KIMONO


1425


Theo “にほんごで文化体験”(Nihongo de bunka taiken) có viết:
“Kimono là trang phục truyền thống dân tộc của Nhật Bản. Hiện nay, hầu hết người Nhật mặc quần áo theo
kiểu phương Tây trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhưng vào những dịp đặc biệt như lễ tốt nghiệp, lễ
thành niên, lễ cưới,… thì họ mặc kimono. Tuy nhiên, vì cách mặc kimono rất khó nên có người thì được người
khác mặc giúp cho, cũng có những người đi đến lớp để học cách mặc kimono.
Ngồi ra, có một loại kimono đơn giản mặc vào mùa hè được gọi là yukata. Yukata thường được làm bằng sợi
bơng. So với kimono thì yukata rẻ hơn và có thể mua được ở nhiều nơi như các siêu thị lớn,… Vào những dịp
lễ hội mùa hè hay đại hội pháo hoa, có rất nhiều người mặc yukata tham dự và yukata cũng rất được giới trẻ
Nhật Bản u thích. Hay khi bạn đi suối nước nóng hoặc nhà trọ kiểu Nhật Bản có những nơi chuẩn bị bộ
yukata đơn giản làm quần áo ngủ.”

3. SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC KIMONO
Vào đầu thế kỉ thứ 7 dưới triều đại Heian, đường phố Nhật xuất hiện một bộ quần áo có thiết kế giống với
Kimono ngày nay. Người dân nơi đây truyền tai nhau về bộ trang phục được gia công tỉ mỉ, sử dụng chất vải
mềm mại thay vì cotton thời điểm đó. Tuy nhiên ít ai biết rằng, mẫu quần áo nổi tiếng này có xuất xứ từ Trung
Hoa. Vì thế, vị vua đương thời khơng chấp nhận trang phục xuất thân ngoại quốc trở thành quốc phục của Nhật
Bản.
Đến năm 984, các thợ dệt vải bắt đầu thiết kế một bộ trang phục tương đồng nhưng lại mang cốt cách của văn
hóa Nhật Bản. Từ một bộ quần áo cotton, người Nhật đã chắt lọc những tinh túy, thổi hồn vào trang phục và
sớm biến nó trở thành quốc phục của xứ sở Phù Tang.

4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIMONO
Thời kỳ Edo (1603-1868), bộ trang phục này được biết đến với tên gọi kosode (dịch theo nghĩa đen là "tay
dài") – bởi hai cánh tay của nó đã được thiết kế nhỏ hơn. Kosode giữ một vai trị vơ cùng quan trọng giai đoạn
này, bởi tất cả người dân Nhật Bản, không kể vị thế xã hội, tuổi tác, hay giới tính đều có thể mặc. Tuy vậỵ, một
số người cũng thay đổi trang phục theo sở thích cá nhân.
Đến giai đoạn Meiji (1868-1912), kosode đã trở thành kimono. Nhưng khác với giai đoạn trước, kimono được

sử dụng chủ yếu bởi phụ nữ. Dù vậy, chức năng chính của bộ trang phục truyền thống này vẫn không thay đổi.
Ngày nay, kimono được biến hóa vơ cùng đa dạng. Từ trang phục váy cưới tới trang phục được đan ghép từ
thủy tinh. Những sản phẩm và ý tưởng vô cùng độc đáo và sáng tạo này đã góp phần khẳng định giá trị truyền
thống và vẻ đẹp của kimono.

5. CẤU TẠO
Kimono không theo kích cỡ cụ thể vậy nên nó xóa bỏ mọi khác biệt về hình thể, về đẳng cấp để hướng tới sự
bình đẳng. Cấu tạo của kimono gồm 4 mảnh chính: hai mảnh làm nên thân áo, hai mảnh làm thành tay áo. Các
1426


mảnh nhỏ còn lại làm nên cổ áo và miếng lót hẹp. Một bộ kimono bình thường được thiết kế theo một phong
cách tự do, được nhuộm màu toàn bộ bề mặt hoặc dọc theo đường viền. Trước đây người ta mặc kimono nhiều
lớp với màu sắc khác nhau nhưng ngày nay người ta chỉ mặc đơn giản mặc một lớp áo kimono phủ bên ngồi

một lớp áo lót.
Hình 1. Cấu tạo Kimono
Kimono có những bộ phận chính như sau:
Miyatsukuchi – phần hở dưới tay áo

Tamoto – túi trong tay áo

Sodetsuke – ống tay áo

Eri – cố áo

Furi – phần tay áo phía sau ống tay

Doura – upper lining


Ushiromigoro – mặt sau của áo

Okumi – bề mặt phía trong

Fuki -đường viền gấu áo

Maemigoro – bề mặt chính

Yuki – chiều dài tay áo

Mặt sau
Sode-guchi – phần tay áo phía trước

Susomawashi – lower
Mặtlining
trước

Sode – tay áo

Uraeri – cổ áo phía trong

Tomoeri – cổ áo phía ngồi

6. CHẤT LIỆU
Chất liệu kimono được phân biệt theo thời tiết của 4 mùa. Thông thường, chất liệu làm nên kimono bao gồm
lụa, vải lanh, hoặc sợi gai. Ngày nay, người ta sử dụng cả sợi tơ nhân tạo, cotton, hoặc vải pôliexte - một loại
vải nhân tạo. Cịn với kimono mùa hè – yukata, thì được làm bằng cotton.

Từ tháng 1 đến tháng 5: vì trời lạnh nên sẽ sử dụng vải lót dày bên trong, màu sắc ấm cúng.
Từ tháng 6 đến tháng 9: vì trời nóng nên sẽ khơng có vải lót mà kimono được may bẳng lụa mát và

mỏng nhất.
7. HOA VĂN
1427


Cả màu sắc lẫn hoa văn trên nền vải may kimono đều mang tính truyền thống.

Hình 2.麻の葉
(Asanoha)

Hình 5.さめこもん
(Samekomon)

Hình 3.やらすり
(Yarasuri)

Hình 4.かごめ
(Kagome)

Hình 6.市松
(Ichimatsu)

Hình 7.きっこう
(Kikkou)

1428


Hình 8.七宝
(Shippou)


Hình 9.青海波
(Seigaiha)

Hình 10.まつばちらし
(Matsubachirashi)

Hình 11.千鳥
(Chidori)

Mỗi hoạ tiết đều được cách điệu một cách trừu tượng bằng các đường thẳng, gấp khúc, chấm điểm. Sự kết hợp
đường nét cách điệu ấy với nhau tạo nên những hoạ tiết độc đáo, lạ mắt. Mỗi một hoạ tiết đều có tên gọi riêng
và mang trong mình một ý nghĩa đặc biệt.

8. MÀU SẮC
Bên cạnh yếu tố họa tiết, màu sắc của kimono cũng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Ngồi ra, chất liệu
màu nhuộm cũng quan trọng không kém. Thuốc nhuộm sẽ truyền tải linh hồn của loại thực vật mà nó được
chiết xuất từ.
Màu sắc của trang phục Kimono Nhật Bản truyền thống thường để biểu thị cho các mùa trong năm, mỗi một
tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng. Áo kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết
hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Tùy theo tuổi
tác của người mặc mà màu sắc được chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được
dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng.
Đối với người dân thường, khi mặc kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con
dấu riêng của gia đình ở tay áo.
Kimono có màu được tạo ra dựa trên 2 cách:
-Vải dệt được nhuộm màu: Với nền vải dệt màu trắng, sau đó được vẽ hay thêu họa tiết lên đó tạo nên những
loại vải đầy màu sắc. Điển hình như Kyo-yuzen được làm ra tại thủ phủ cũ Kyoto và được nhận biết dựa vào
sự tỉ mỉ và màu sắc phóng khống.


1429


-Được dệt từ các sợi chỉ có màu sắc khác nhau: Điển hình là Oshima-tsumugi được dệt trên đảo Amami-Oshima
phía nam Kyushu. Đây là loại vải khỏe bóng. Ngồi ra cịn phải kể đến Yuki-tsumugi , nó bền đến mức có thể
tồn tại 300 năm.
9. TỔNG KẾT
Kimono theo tiếng Nhật nghĩa là trang phục để chỉ chung tất cả các loại quần áo nhưng trải qua những thăng
trầm, biến cố trong lịch sử với những lần thay đổi hình dáng, màu sắc nó đã trở thành quốc phục. Trang phục
truyền thống nói lên cốt cách của con người Nhật Bản. Đến nay, cái tên gọi Kimono đã trở thành cái tên quen
thuộc và nổi tiếng tồn thế giới khi nói về trang phục người Nhật. Kimono không phải người nào, lứa tuổi nào,
tầng lớp xã hội nào cũng mặc như nhau mà sẽ có sự phân biệt theo tuổi tác, tầng lớp xã hội. Kimono thường
được mặc trong các dịp đặc biệt, được sử dụng thường xuyên bởi những người từ độ tuổi trung niên hay các đô
vật sumo chuyên nghiệp bắt buộc phải mặc trang phục truyền thống khi xuất hiện trước cơng chúng. Tóm lại,
kimono là lịch sử, truyền thống và linh hồn của Nhật Bản. Và kimono có một nét văn hóa đặc trưng của Nhật
Bản, có mối liên hệ chặt chẽ với đất đai, truyền thống, nghề thủ và ngơn ngữ. Ngồi ra, khốc trên mình bộ
kimono, người mặc như được khẳng định bản sắc và niềm tự hào dân tộc mình. Trên thực tế, trơng mọi người
Nhật đều trông thật đẹp trong bộ trang phục đặc biệt này. Khi mặc kimono, họ ý thức và tự hào rằng mình là
người Nhật Bản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ ALC, 2021, Nihongo de bunka taiken
2/ The Japan Times, 2020, Japan up close
3/ 4/2022,
4/ 4/2022,

1430




×